Anne Tóc Đỏ Làng Avonlea
Chương 10: Davy tìm kiếm sự giật gân
Một chiều tháng Mười một nọ, trên đường từ trường về nhà qua lối Bạch Dương, một lần nữa Anne lại cảm thấy chắc chắn rằng cuộc đời thật tươi đẹp. Ngày hôm đấy là một ngày tốt lành, mọi chuyện đều suôn sẻ trong vương quốc nhỏ của cô. St. Clair Donnell không gây gổ với bất cứ đứa con trai nào vì chuyện tên tuổi; khuôn mặt của Prillie Rogerson sưng vù vì đau răng đến mức cô nàng không hề liếc mắt đưa tình với đám con trai chung quanh lấy một lần. Barbara Shaw chỉ gặp tai nạn mỗi một lần... đánh đổ một chén nước rửa bút xuống sàn... và Anthony Pye không đi học.
“Tháng Mười một năm nay thật là tuyệt quá!” Anne thốt lên, cô vẫn chưa thoát khỏi thói quen trẻ con là hay nói chuyện một mình. “Tháng Mười một thường là một tháng khó chịu... như thể năm đột nhiên phát hiện mình đã về già và chỉ biết khóc than buồn bã vì điều đó. Năm nay đã già đi một cách duyên dáng... giống như một bà lão oai nghiêm biết mình có thể xinh đẹp ngay cả với mái tóc bạc và những nếp nhăn. Ngày thật đáng yêu và lúc chạng vạng thì tuyệt vời. Hai tuần vừa qua khá yên bình, đến cả Davy cũng cư xử gần như đâu vào đó. Mình thực sự nghĩ rằng thằng bé đã ngoan hơn nhiều. Hôm nay rừng cây thật im lặng quá... chẳng có tiếng thì thầm nào ngoại trừ tiếng gió vi vút nơi ngọn cây. Chẳng khác gì tiếng sóng vỗ bờ xa. Rừng cây thật thân thương quá! Những hàng cây xinh đẹp ơi, mình yêu tất cả các cậu như bạn bè vậy.”
Anne dừng lại choàng tay qua một cây bạch dương non và hôn thân cây màu trắng sữa. Diana vừa rẽ vào con đường, nhìn thấy cô và phá lên cười.
“Anne Shirley, cậu chỉ giả vờ trưởng thành thôi. Tớ tin rằng khi có mỗi một mình, cậu lại hiện nguyên hình một cô bé.”
“Ồ, không thể thoát khỏi thói quen là một cô bé ngay lập tức được,” Anne vui vẻ đáp.
“Cậu thấy đấy, tớ bé bỏng suốt mười bốn năm trời, và tớ chỉ mới là người lớn được có mỗi ba năm thôi. Tớ chắc rằng mình luôn cảm thấy như một đứa trẻ khi ở trong rừng. Những chuyến đi từ trường về nhà này hầu như là khoảng thời gian duy nhất để tớ mơ mộng... à, còn khoảng nửa tiếng trước khi tớ chìm vào giấc ngủ nữa chứ. Tớ quá bận rộn với việc dạy học, tự học và giúp bác Marilla trông coi hai đứa trẻ song sinh đến mức chẳng có thời gian tưởng tượng nữa. Cậu không biết tớ đã trải qua những cuộc phiêu lưu tuyệt vời thế nào sau khi tớ leo lên giường ở chái Đông mỗi tối đâu. Tớ luôn tưởng tượng rằng mình là một ai đó hết sức lộng lẫy, thông minh và thành đạt... một nữ ca sĩ opera, một y tá chữ thập đỏ hay một nữ hoàng. Tối qua tớ là một nữ hoàng. Thật tuyệt diệu khi tưởng tượng cậu là một nữ hoàng. Cậu sẽ được hưởng mọi niềm vui mà chẳng phải chịu bất kỳ sự phiền phức nào của việc làm một bà hoàng, và cậu có thể không làm nữ hoàng nữa bất cứ khi nào cậu muốn, điều mà cậu không thể thực hiện được trên thực tế. Nhưng ở giữa rừng thế này, tớ nghĩ là nên tưởng tượng ra những điều hoàn toàn khác... Tớ là nữ thần rừng sống trong một cây thông già, hay một yêu cây màu nâu bé nhỏ ẩn mình sau một chiếc lá nhăn nheo. Cây bạch dương trắng mà cậu bắt gặp tớ hôn là em gái của tớ. Điểm khác biệt duy nhất là cô ấy là một cái cây, còn tớ là một cô gái, nhưng điều đó chẳng có gì quan trọng. Cậu đang đi đâu vậy, Diana?”
“Xuống nhà Dickson. Tớ hứa sẽ giúp Alberta cắt bộ váy mới. Chiều tối nay cậu có thể xuống đó rồi cùng về nhà với tớ không?”
“Có thể... vì Fred Wright đã ra tỉnh rồi,” Anne đáp với một khuôn mặt khá ngây thơ cụ.
Diana đỏ mặt, hất đầu bỏ đi. Tuy nhiên cô không có vẻ giận.
Anne định sẽ đi xuống nhà Dickson lúc chiều tối, nhưng cô không thể. Khi về đến Chái Nhà Xanh, cô gặp một chuyện khiến cô quên sạch mọi suy nghĩ khác. Bà Marilla chạy ra sân đón cô... vẻ mặt hốt hoảng.
“Anne, Dora mất tích rồi!”
“Dora! Mất tích!” Anne nhìn sang Davy đang đu mình lên cổng sân và thấy vẻ vui sướng trong mắt nó. “Davy, cháu có biết em ở đâu không?”
“Không, cháu không biết,” Davy quả quyết. “Từ lúc ăn chiều cháu chẳng thấy nó đâu, thề đấy.”
“Ta đi vắng từ một giờ,” bà Marilla nói. “Thomas Lynde đột nhiên ngã bệnh và Rachel nhắn ta ghé qua liền. Khi ta rời nhà thì Dora đang chơi búp bê trong bếp còn Davy thì làm bánh bùn đằng sau kho. Ta vừa về nhà nửa tiếng trước... và không thấy Dora đâu. Davy tuyên bố nó không nhìn thấy con bé từ khi ta đi.”
“Cháu không thấy thật mà,” Davy thề thốt.
“Chắc con bé ở quanh đây thôi,” Anne nói. “Con bé không đi đâu xa một mình đâu... bác biết nó nhút nhát thế nào mà. Có lẽ nó đang ngủ gục trong một phòng nào đó chăng.”
Bà Marilla lắc đầu.
“Ta đã tìm hết cả nhà chính rồi. Nhưng cũng có thể nó đang ở trong một công trình phụ nào đó.”
Sau đó là một cuộc tìm kiếm kỹ càng. Mỗi góc nhà, vườn và nhà phụ đều bị lục tung lên bởi hai người đang phát điên vì lo lắng. Anne chạy khắp vườn cây ăn quả và rừng Ma Ám, cất tiếng gọi Dora. Bà Marilla cầm nến kiểm tra tầng hầm. Davy hết đi theo người này rồi lại chạy đến người kia, khá sáng tạo khi nghĩ ra những nơi Dora có thể chui vào.
Cuối cùng họ gặp lại nhau ở sân.
“Đúng là kỳ quái đến cực điểm,” bà Marilla rên rỉ.
“Nó có thể ở đâu chứ?” Anne tuyệt vọng.
“Nó có thể rơi xuống giếng,” Davy vui vẻ gợi ý.
Anne và bà Marilla nhìn nhau vẻ sợ hãi. Trong khi tìm kiếm, hai người đã từng nghĩ đến khả năng này, nhưng chẳng ai dám nói ra miệng.
“Nó... nó có thể lắm,” bà Marilla thì thầm.
Anne cảm thấy chao đảo muốn ngất xỉu, chạy đến thành giếng và nhìn xuống. Thùng nước nằm trên cái giá bên trong. Sâu hơn phía dưới là một chút ánh lấp lánh của mặt nước phẳng lặng. Giếng nhà Cuthbert sâu nhất cả vùng Avonlea. Nếu Dora có mệnh hệ gì... nhưng Anne không thể nghĩ tiếp được. Cô rùng mình quay đi.
“Chạy qua bên ông Harrison đi,” bà Marilla nói, tay vặn vẹo.
“Ông Harrison và John Henry không có nhà... hôm nay họ ra tỉnh rồi. Cháu sẽ chạy qua nhờ ông Barry.”
Ông Barry cùng quay lại với Anne, cầm theo một cuộn dây ở một đầu có gắn cái vuốt vốn là phần đuôi của chiếc đinh ba cũ. Bà Marilla và Anne đứng bên cạnh, lạnh cóng, run rẩy vì sợ hãi và khủng hoảng, trong lúc ông Barry dò dò dưới giếng, Davy đứng dạng chân bên cổng nhìn cả nhóm với vẻ sung sướng không tả nổi.
Cuối cùng ông Barry lắc đầu vẻ nhẹ nhõm.
“Cô bé không thể ở bên dưới đâu. Nhưng hiện giờ cô bé ở đâu thì vẫn là một câu hỏi lớn. Này, cậu trai trẻ, cậu có chắc là không biết em gái ở đâu không?”
“Cháu đã nói hàng chục lần là cháu không biết rồi mà,” Davy đáp vẻ bị xúc phạm. “Chắc là một kẻ lang thang tới bắt cóc nó rồi.”
“Nhảm nhí,” bà Marilla quát cộc lốc, giờ bà đã thoát khỏi nỗi sợ hãi cái giếng. “Anne, cháu có nghĩ nó đi lạc qua bên nhà ông Harrison không? Nó lúc nào cũng nói về con vẹt từ khi cháu dẫn nó qua chơi.”
“Cháu không tin Dora sẽ đi xa như vậy, nhưng cháu sẽ kiểm tra,” Anne đáp.
Lúc ấy không ai nhìn Davy, nếu không sẽ phát hiện ra vẻ mặt nó thay đổi rồ rệt. Nó lặng lẽ tuột khỏi cổng rồi co giò chạy hết tốc lực đến kho thóc.
Anne tất tả băng qua cánh đồng đến nhà ông Harrison, cô cũng chẳng mấy hy vọng Dora có ở đó. Căn nhà khóa cửa, màn cửa sổ hạ xuống và chẳng có dấu hiệu sự sống nào ở đó. Cô đứng ở hàng hiên cất cao giọng gọi Dora.
Gừng ở trong bếp phía sau ré lên và chửi rủa một cách hung hãn bất ngờ, nhưng giữa những tràng chửi rủa của nó, Anne nghe thấy một tiếng kêu cầu cứu từ gian nhà nhỏ trong sân nơi ông Harrison cất dụng cụ. Anne phi như bay tới mở cửa và nhìn thấy một bóng dáng nhỏ bé, mặt đẫm lệ đang ngồi cô độc trên một thùng đinh úp ngược.
“Ôi, Dora, Dora, cháu làm cả nhà sợ chết khiếp! Sao cháu lại ở đây?”
“Davy và cháu sang đây thăm Gừng,” Dora nức nở, “nhưng bọn cháu không nhìn thấy nó, Davy chỉ đá vào cửa để chọc cho nó chửi rủa thôi. Rồi sau đó Davy dẫn cháu đến đây, rồi chạy ra đóng cửa, cháu không sao ra ngoài được. Cháu khóc, khóc mãi, cháu sợ, và ôi chao, cháu vừa đói vừa lạnh, cháu sợ cô sẽ không bao giờ tới, cô Anne ơi.”
“Davy ư?” Nhưng Anne không nói thêm được gì nữa. Cô ẵm Dora về nhà với trái tim nặng trĩu. Niềm vui khi tìm được đứa trẻ vẫn bình an vô sự đã bị nỗi đau đớn vì hành vi của Davy nhấn chìm. Cái tội nhốt Dora lại có thể được tha thứ dễ dàng. Nhưng Davy đã nói dối... nói dối thẳng thừng trắng trợn. Đó là sự thật xấu xa mà Anne không thể nhắm mắt bỏ qua được. Cô chỉ muốn ngồi sụp xuống mà òa khóc tuyệt vọng. Cô đã dần yêu Davy hết sức... cho đến tận phút này cô mới biết mình thương nó đến chừng nào... và cô đau đớn không chịu nổi khi khám phá ra nó đã cố ý nói dối.
Bà Marilla lắng nghe câu chuyện của Anne trong sự im lặng đáng sợ báo trước điềm gở cho nhóc con Davy, ông Barry phá lên cười và khuyên rằng phải xử lý Davy cho rốt ráo. Khi ông Barry về nhà, Anne an ủi và sưởi ấm cô bé Dora đang lạnh run sướt mướt, cho cô bé ăn tối rồi đi ngủ. Sau đó cô quay lại nhà bếp ngay lúc bà Marilla nghiêm nghị bước vào, dẫn theo, hay đúng hơn là kéo theo tên tội phạm Davy miễn cưỡng đầy mạng nhện. Bà đã tìm thấy nó trốn trong góc tối nhất của chuồng ngựa.
Bà đẩy nó đến tấm thảm chùi chân đặt giữa sàn nhà rồi đi đến ngồi cạnh cửa sổ phía Đống. Anne thì ngồi thờ thẫn nơi cửa sổ phía Tây. Ở giữa bọn họ là tên đầu sỏ. Nó quay lưng lại bà Marilla, cái lưng yếu ớt, cam chịu và sợ hãi; nhưng mặt nó nhìn về phía Anne, và dẫu có chút xấu hố, mắt Davy vẫn lộ vẻ tinh nghịch thân thiết, cứ như nó biết nó làm sai và sẽ bị phạt, nhưng lát nữa vẫn có thể cười thỏa thích với Anne về chuyện đó.
Nhưng chẳng có đến nửa nụ cười kín đáo đáp lại nó trong đôi mắt xám của Anne như lẽ ra vốn có, nếu đây chỉ là một trò tinh nghịch bình thường. Nhưng có những thứ khác... xấu xí đáng kinh tởm.
“Sao cháu có thể cư xử như vậy hả Davy?” cô buồn bã hỏi.
Davy lúng túng như gà mắc tóc.
“Cháu chỉ làm vậy cho vui thôi. Đã lâu rồi mọi thứ ở đây cứ yên tĩnh khủng khiếp, nên cháu nghĩ sẽ rất vui nếu dọa người lớn được một trận. Và quả là như vậy.”
Dẫu sợ hãi và có đôi chút hối hận, Davy vẫn nhăn răng cười khi nhớ lại thành tích của mình.
“Nhưng cháu đã bịa đặt, Davy ạ,” Anne nói, buồn bã như chưa từng được buồn bã.
Davy lộ vẻ không hiểu.
“Bịa đặt gì cơ? Cô muốn nói là nói xạo hả?”
“Ý cô là nói một chuyện không có thật.”
“Đương nhiên rồi,” Davy thẳng thắn. “Nếu cháu không nói vậy thì mọi người đâu có sợ. Cháu phải nói mà.”
Nãy giờ Anne đang phải chịu đựng phản ứng từ cơn sợ hãi và gắng sức. Thái độ hỗn xược của Davy là giọt nước làm tràn ly. Hai giọt nước mắt to lấp lánh trên mắt cô.
“Ôi, Davy, sao cháu lại làm vậy?” cô nói, giọng run rẩy. “Cháu không biết làm vậy là rất sai hay sao?”
Davy ngẩn người. Anne khóc... nó đã làm Anne khóc! Làn sóng hối hận thực sự dâng trào như thác lũ và nhấn chìm trái tim bé nhỏ của nó. Nó chạy lại gần Anne, chui vào lòng cô, choàng tay qua cổ cô rồi òa lên khóc.
“Cháu không biết nói xạo là sai,” nó nức nở. “Sao cô lại tưởng cháu biết đó là sai chứ? Đám con nhà Sprott nói xạo thường xuyên mỗi ngày, và còn thề thốt nữa. Chắc Paul Irving không bao giờ nói xạo và cháu đang cố gắng khủng khiếp để ngoan như nó, nhưng giờ cháu cho rằng cô sẽ chẳng bao giờ thương cháu nữa. Nhưng cháu nghĩ lẽ ra cô phải dạy cháu đó là sai. Cháu hối hận khủng khiếp vì đã làm cô khóc, Anne ạ, và cháu sẽ không bao giờ nói xạo nữa.”
Davy dúi đầu vào vai Anne và gào khóc thảm thiết. Anne vui sướng khi đột ngột hiểu Davy, ôm chặt lấy nó và liếc nhìn bà Marilla qua mái tóc quăn lùm xùm của nó.
“Nó không biết bịa chuyện là sai, bác Marilla ạ. Cháu nghĩ chúng ta nên tha thứ cho nó lần này nếu nó hứa không bao giờ bịa đặt nữa.”
“Cháu sẽ không bao giờ vậy nữa, giờ cháu đã biết làm vậy là xấu rồi,” Davy khẳng định giữa những tiếng nức nở. “Nếu cô bắt gặp cháu nói xạo lần nào nữa, cô có thể...” Davy vò đầu bứt tóc để tìm hình phạt thích hợp... “cô có thể lột da cháu, Anne ạ.”
“Đừng nói 'xạo', Davy... nói là 'bịa đặt,’” cô giáo trường làng chỉnh ngay.
“Vì sao vậy?” Davy ngồi xuống cho thoải mái rồi nhìn lên với khuôn mặt tò mò đầy vệt nước mắt. Vì sao nói xạo lại không được hay như bịa đặt? Cháu muốn biết. Số chữ cũng như nhau mà.”
“Đó là tiếng lóng, các cậu bé trai dùng tiếng lóng là sai.”
“Ôi, số chuyện sai thật là nhiều khủng khiếp,” Davy thở dài. “Cháu chưa bao giờ nghĩ là có nhiều như vậy. Thật tiếc vì nói xạo... bịa đặt là sai, vì bịa đặt tiện khủng khiếp, nhưng vì nó là sai nên cháu sẽ không bao giờ bịa đặt nữa. Cô sẽ phạt cháu thế nào vì đã bịa đặt lần này? Cháu muốn biết.” Anne nhìn bà Marilla vẻ khẩn cầu.
“Ta không muốn quá khắt khe với thằng nhóc,” bà Marilla nói. “Ta dám chắc chẳng ai dạy nó nói dối là sai, và đám con nhà Sprott không xứng là bạn của nó. Mary đáng thương quá bệnh không thể dạy nó đàng hoàng, và ta cho là chẳng thể mong đợi một đứa bé sáu tuổi biết thế nào là đúng sai nhờ vào bản năng. Có lẽ chúng ta cứ giả sử nó chẳng biết bất cứ thứ gì và dạy lại từ đầu. Nhưng nó phải bị phạt vì nhốt Dora lại, và ta chẳng nghĩ ra cách nào ngoại trừ nhốt nó nhịn đói trong phòng, mà cách này cũng được dùng quá nhiều rồi. Cháu có cách nào khác không Anne? Ta nghĩ cháu phải có chứ, ít nhất là nhờ vào trí tưởng tượng mà cháu hay khoe khoang ấy.”
“Nhưng hình phạt rất đáng sợ, mà cháu chỉ thích tưởng tượng những gì dễ thương thôi,” Anne nựng nịu Davy. “Có quá nhiều điều đáng sợ trên thế giới này rồi, chẳng cần thiết phải tưởng tượng thêm nữa.”
Cuối cùng như mọi khi, Davy bị nhốt vào phòng đến trưa hôm sau. Rõ ràng là nó đã chịu khó ngẫm nghĩ, vì lát sau khi Anne lên phòng, cô nghe nó khẽ gọi tên cô. Bước vào phòng nó, cô thấy nó ngồi trên giường, khuỷu tay chống lên đầu gối, tay chống cằm.
“Cô Anne,” nó nói vẻ nghiêm túc, “ai nói xạo... bịa đặt cũng là sai phải không? Cháu muốn biết?”
“Đúng vậy.”
“Người lớn cũng vậy sao?”
“Đúng.”
“Vậy thì,” Davy quả quyết, “bà Marilla rất hư, vì chính bà đã bịa đặt. Và bà còn tệ hơn cháu, vì cháu không biết đó là sai, còn bà thì biết.”
“Davy Keith, cả đời bác Marilla chưa từng nói dối,” Anne phẫn nộ.
“Có mà. Thứ Ba tuần trước, bà nói với cháu rằng nếu cháu không cầu nguyện mỗi đêm thì sẽ gặp một chuyện gì đó hết sức đáng sợ. Cháu không cầu nguyện hơn một tuần nay rồi để xem chuyện gì sẽ xảy ra... thế mà chẳng có gì xảy ra cả,” Davy kết luận bằng giọng tổn thương.
Anne cố nhịn mong muốn phá lên cười như điên bởi tin chắc rằng cười như vậy thì cô sẽ chết mất, rồi cô bắt đầu tích cực bảo tồn danh dự của bà Marilla.
“Này, Davy Keith,” cô nghiêm túc, “chuyện hết sức đáng sợ vừa xảy ra với cháu ngay hôm nay thôi mà.”
Davy lộ vẻ nghi ngờ.
“Chắc ý cô là đi ngủ nhịn đói,” nó nói vẻ khinh thường, “nhưng chỉ như thế thì đâu có đáng sợ. Đương nhiên cháu không thích, nhưng cháu bị nhốt trong phòng quá nhiều lần kể từ khi đến đây đến mức cháu quen rồi. Và cô chẳng để dành được chút gì khi cắt phân ăn tối của cháu, vì lúc nào cháu cũng ăn sáng gấp đôi cả.”
“Cô không muốn nói đến chuyện cháu bị nhốt trong phòng. Cô muốn nói hôm nay cháu đã bịa chuyện. Và Davy à,”... Anne chồm qua giường và lắc lắc ngón tay đầy vẻ biểu cảm với tên thủ phạm... “nói dối gần như là điều tệ hại nhất có thể xảy đến cho một cậu bé trai... gần như là điều tệ hại khủng khiếp nhất. Nên cháu thấy đấy, bà Marilla đã nói sự thực.”
“Nhưng cháu nghĩ điều gì xấu phải hay ho lắm chứ,” Davy phản đối với giọng tổn thương.
“Không thể trách bà Marilla về điều cháu nghĩ. Điều xấu không phải lúc nào cũng hay ho. Thường thì nó rất kinh tởm và ngu ngốc.”
“Dù sao thì nhìn cảnh cô và bà Marilla nhìn xuống giếng cũng tức cười khủng khiếp,” Davy ôm gối.
Anne cố giữ mặt nghiêm cho đến khi xuống dưới nhà, khi đó cô mới ngã xuống trường kỷ phòng khách mà cười đến đau cả bụng.
“Ước gì cháu kể cho ta nghe câu chuyện làm cháu cười,” bà Marilla nói có chút u ám.
“Hôm nay ta chẳng thấy có gì đáng cười cả.”
“Bảo đảm bác sẽ cười mà.” Anne trấn an. Và bà Marilla quả thật cũng phá lên cười, cho thấy khả năng chấp nhận của bà đã tiến bộ kể từ khi nhận nuối Anne. Nhưng ngay sau đó bà thở dài.
“Ta cho rằng lẽ ra ta không nên nói vậy với nó, dẫu ta từng nghe một mục sư nói vậy với một đứa bé. Nhưng nó cứ làm ta phát cáu lên. Đó là vào cái đêm cháu đi nghe nhạc ở Carmody và ta cho nó đi ngủ. Nó lý sự cầu nguyện chẳng ích gì cho tới khi nó đủ lớn để đủ quan trọng với Chúa. Anne à, ta chẳng biết mình phải làm gì với đứa bé đó nữa. Ta chưa từng thấy ai quậy hơn nó. Ta cảm thấy nản lòng quá.”
“Ồ, đừng nói vậy bác Marilla. Nhớ cháu đã hư thế nào khi mới tới đây không.”
“Anne, cháu chẳng bao giờ hư cả... Chẳng bao giờ. Bây giờ thì ta mới thấy vậy, khi hiểu được hư thực sự là thế nào. Ta phải công nhận là cháu luôn dính vào những vụ rắc rối khủng khiếp, nhưng động cơ của cháu là tốt. Còn Davy thì hư hỏng bởi vì nó quá yêu cái xấu.”
“Ồ không, cháu không nghĩ nó hư hỏng thật sự đâu,” Anne van vỉ. “Chỉ là tinh nghịch thôi mà. Với lại ở đây cũng quá bình lặng đối với nó, bác biết mà. Nó chẳng có ai để chơi nên phải tưởng tượng ra đủ thứ trò. Dora thì nghiêm trang và đúng mực quá, không thể là bạn chơi của một cậu con trai được. Cháu nghĩ ta nên cho bọn chúng đi học, bác Marilla ạ.”
“Không,” bà Marilla kiên quyết, “ba ta luôn nói rằng không nên nhốt trẻ em vào bốn bức tường trường học cho đến khi nó được bảy tuổi, và ông Allan cũng nói thế. Hai đứa song sinh có thể học vài bài vỡ lòng ở nhà, nhưng chúng sẽ không đi đến trường cho đến khi bảy tuổi.”
“Vậy thì chúng ta phải cố cải tạo Davy ở nhà thôi,” Anne hào hứng. “Dẫu có nhiều khuyết điểm, nó vẫn là một cậu bé dễ thương. Cháu không thể không thương nó. Bác Marilla, có lẽ nói ra thì thật không phải, nhưng thật sự thì cháu thương Davy hơn Dora, vì cô bé quá ngoan đi.”
“Ta chẳng biết tại sao nhưng ta cũng vậy đấy,” bà Marilla thú nhận, “Và thật không công bằng, vì Dora chẳng bao giờ gây chuyện cả. Không thể có một đứa trẻ ngoan hơn nó, thậm chí mình còn không biết nó đang ở trong nhà nữa.”
“Dora quá ngoan,” Anne nói. “Cô bé sẽ cư xử đúng mực dẫu không ai nói cho cô bé biết phải làm gì. Cô bé trưởng thành bẩm sinh, nên không cần chúng ta; và cháu nghĩ,” Anne kết luận, chỉ ra một sự thật cốt lõi, “chúng ta chỉ yêu nhất những người nào cần chúng ta thôi. Davy rất cần chúng ta.”
“Đúng là nó cần một thứ gì đó thật,” bà Marilla đồng ý. “Rachel Lynde sẽ nói là nó cần một trận đòn nhớ đời.”
“Tháng Mười một năm nay thật là tuyệt quá!” Anne thốt lên, cô vẫn chưa thoát khỏi thói quen trẻ con là hay nói chuyện một mình. “Tháng Mười một thường là một tháng khó chịu... như thể năm đột nhiên phát hiện mình đã về già và chỉ biết khóc than buồn bã vì điều đó. Năm nay đã già đi một cách duyên dáng... giống như một bà lão oai nghiêm biết mình có thể xinh đẹp ngay cả với mái tóc bạc và những nếp nhăn. Ngày thật đáng yêu và lúc chạng vạng thì tuyệt vời. Hai tuần vừa qua khá yên bình, đến cả Davy cũng cư xử gần như đâu vào đó. Mình thực sự nghĩ rằng thằng bé đã ngoan hơn nhiều. Hôm nay rừng cây thật im lặng quá... chẳng có tiếng thì thầm nào ngoại trừ tiếng gió vi vút nơi ngọn cây. Chẳng khác gì tiếng sóng vỗ bờ xa. Rừng cây thật thân thương quá! Những hàng cây xinh đẹp ơi, mình yêu tất cả các cậu như bạn bè vậy.”
Anne dừng lại choàng tay qua một cây bạch dương non và hôn thân cây màu trắng sữa. Diana vừa rẽ vào con đường, nhìn thấy cô và phá lên cười.
“Anne Shirley, cậu chỉ giả vờ trưởng thành thôi. Tớ tin rằng khi có mỗi một mình, cậu lại hiện nguyên hình một cô bé.”
“Ồ, không thể thoát khỏi thói quen là một cô bé ngay lập tức được,” Anne vui vẻ đáp.
“Cậu thấy đấy, tớ bé bỏng suốt mười bốn năm trời, và tớ chỉ mới là người lớn được có mỗi ba năm thôi. Tớ chắc rằng mình luôn cảm thấy như một đứa trẻ khi ở trong rừng. Những chuyến đi từ trường về nhà này hầu như là khoảng thời gian duy nhất để tớ mơ mộng... à, còn khoảng nửa tiếng trước khi tớ chìm vào giấc ngủ nữa chứ. Tớ quá bận rộn với việc dạy học, tự học và giúp bác Marilla trông coi hai đứa trẻ song sinh đến mức chẳng có thời gian tưởng tượng nữa. Cậu không biết tớ đã trải qua những cuộc phiêu lưu tuyệt vời thế nào sau khi tớ leo lên giường ở chái Đông mỗi tối đâu. Tớ luôn tưởng tượng rằng mình là một ai đó hết sức lộng lẫy, thông minh và thành đạt... một nữ ca sĩ opera, một y tá chữ thập đỏ hay một nữ hoàng. Tối qua tớ là một nữ hoàng. Thật tuyệt diệu khi tưởng tượng cậu là một nữ hoàng. Cậu sẽ được hưởng mọi niềm vui mà chẳng phải chịu bất kỳ sự phiền phức nào của việc làm một bà hoàng, và cậu có thể không làm nữ hoàng nữa bất cứ khi nào cậu muốn, điều mà cậu không thể thực hiện được trên thực tế. Nhưng ở giữa rừng thế này, tớ nghĩ là nên tưởng tượng ra những điều hoàn toàn khác... Tớ là nữ thần rừng sống trong một cây thông già, hay một yêu cây màu nâu bé nhỏ ẩn mình sau một chiếc lá nhăn nheo. Cây bạch dương trắng mà cậu bắt gặp tớ hôn là em gái của tớ. Điểm khác biệt duy nhất là cô ấy là một cái cây, còn tớ là một cô gái, nhưng điều đó chẳng có gì quan trọng. Cậu đang đi đâu vậy, Diana?”
“Xuống nhà Dickson. Tớ hứa sẽ giúp Alberta cắt bộ váy mới. Chiều tối nay cậu có thể xuống đó rồi cùng về nhà với tớ không?”
“Có thể... vì Fred Wright đã ra tỉnh rồi,” Anne đáp với một khuôn mặt khá ngây thơ cụ.
Diana đỏ mặt, hất đầu bỏ đi. Tuy nhiên cô không có vẻ giận.
Anne định sẽ đi xuống nhà Dickson lúc chiều tối, nhưng cô không thể. Khi về đến Chái Nhà Xanh, cô gặp một chuyện khiến cô quên sạch mọi suy nghĩ khác. Bà Marilla chạy ra sân đón cô... vẻ mặt hốt hoảng.
“Anne, Dora mất tích rồi!”
“Dora! Mất tích!” Anne nhìn sang Davy đang đu mình lên cổng sân và thấy vẻ vui sướng trong mắt nó. “Davy, cháu có biết em ở đâu không?”
“Không, cháu không biết,” Davy quả quyết. “Từ lúc ăn chiều cháu chẳng thấy nó đâu, thề đấy.”
“Ta đi vắng từ một giờ,” bà Marilla nói. “Thomas Lynde đột nhiên ngã bệnh và Rachel nhắn ta ghé qua liền. Khi ta rời nhà thì Dora đang chơi búp bê trong bếp còn Davy thì làm bánh bùn đằng sau kho. Ta vừa về nhà nửa tiếng trước... và không thấy Dora đâu. Davy tuyên bố nó không nhìn thấy con bé từ khi ta đi.”
“Cháu không thấy thật mà,” Davy thề thốt.
“Chắc con bé ở quanh đây thôi,” Anne nói. “Con bé không đi đâu xa một mình đâu... bác biết nó nhút nhát thế nào mà. Có lẽ nó đang ngủ gục trong một phòng nào đó chăng.”
Bà Marilla lắc đầu.
“Ta đã tìm hết cả nhà chính rồi. Nhưng cũng có thể nó đang ở trong một công trình phụ nào đó.”
Sau đó là một cuộc tìm kiếm kỹ càng. Mỗi góc nhà, vườn và nhà phụ đều bị lục tung lên bởi hai người đang phát điên vì lo lắng. Anne chạy khắp vườn cây ăn quả và rừng Ma Ám, cất tiếng gọi Dora. Bà Marilla cầm nến kiểm tra tầng hầm. Davy hết đi theo người này rồi lại chạy đến người kia, khá sáng tạo khi nghĩ ra những nơi Dora có thể chui vào.
Cuối cùng họ gặp lại nhau ở sân.
“Đúng là kỳ quái đến cực điểm,” bà Marilla rên rỉ.
“Nó có thể ở đâu chứ?” Anne tuyệt vọng.
“Nó có thể rơi xuống giếng,” Davy vui vẻ gợi ý.
Anne và bà Marilla nhìn nhau vẻ sợ hãi. Trong khi tìm kiếm, hai người đã từng nghĩ đến khả năng này, nhưng chẳng ai dám nói ra miệng.
“Nó... nó có thể lắm,” bà Marilla thì thầm.
Anne cảm thấy chao đảo muốn ngất xỉu, chạy đến thành giếng và nhìn xuống. Thùng nước nằm trên cái giá bên trong. Sâu hơn phía dưới là một chút ánh lấp lánh của mặt nước phẳng lặng. Giếng nhà Cuthbert sâu nhất cả vùng Avonlea. Nếu Dora có mệnh hệ gì... nhưng Anne không thể nghĩ tiếp được. Cô rùng mình quay đi.
“Chạy qua bên ông Harrison đi,” bà Marilla nói, tay vặn vẹo.
“Ông Harrison và John Henry không có nhà... hôm nay họ ra tỉnh rồi. Cháu sẽ chạy qua nhờ ông Barry.”
Ông Barry cùng quay lại với Anne, cầm theo một cuộn dây ở một đầu có gắn cái vuốt vốn là phần đuôi của chiếc đinh ba cũ. Bà Marilla và Anne đứng bên cạnh, lạnh cóng, run rẩy vì sợ hãi và khủng hoảng, trong lúc ông Barry dò dò dưới giếng, Davy đứng dạng chân bên cổng nhìn cả nhóm với vẻ sung sướng không tả nổi.
Cuối cùng ông Barry lắc đầu vẻ nhẹ nhõm.
“Cô bé không thể ở bên dưới đâu. Nhưng hiện giờ cô bé ở đâu thì vẫn là một câu hỏi lớn. Này, cậu trai trẻ, cậu có chắc là không biết em gái ở đâu không?”
“Cháu đã nói hàng chục lần là cháu không biết rồi mà,” Davy đáp vẻ bị xúc phạm. “Chắc là một kẻ lang thang tới bắt cóc nó rồi.”
“Nhảm nhí,” bà Marilla quát cộc lốc, giờ bà đã thoát khỏi nỗi sợ hãi cái giếng. “Anne, cháu có nghĩ nó đi lạc qua bên nhà ông Harrison không? Nó lúc nào cũng nói về con vẹt từ khi cháu dẫn nó qua chơi.”
“Cháu không tin Dora sẽ đi xa như vậy, nhưng cháu sẽ kiểm tra,” Anne đáp.
Lúc ấy không ai nhìn Davy, nếu không sẽ phát hiện ra vẻ mặt nó thay đổi rồ rệt. Nó lặng lẽ tuột khỏi cổng rồi co giò chạy hết tốc lực đến kho thóc.
Anne tất tả băng qua cánh đồng đến nhà ông Harrison, cô cũng chẳng mấy hy vọng Dora có ở đó. Căn nhà khóa cửa, màn cửa sổ hạ xuống và chẳng có dấu hiệu sự sống nào ở đó. Cô đứng ở hàng hiên cất cao giọng gọi Dora.
Gừng ở trong bếp phía sau ré lên và chửi rủa một cách hung hãn bất ngờ, nhưng giữa những tràng chửi rủa của nó, Anne nghe thấy một tiếng kêu cầu cứu từ gian nhà nhỏ trong sân nơi ông Harrison cất dụng cụ. Anne phi như bay tới mở cửa và nhìn thấy một bóng dáng nhỏ bé, mặt đẫm lệ đang ngồi cô độc trên một thùng đinh úp ngược.
“Ôi, Dora, Dora, cháu làm cả nhà sợ chết khiếp! Sao cháu lại ở đây?”
“Davy và cháu sang đây thăm Gừng,” Dora nức nở, “nhưng bọn cháu không nhìn thấy nó, Davy chỉ đá vào cửa để chọc cho nó chửi rủa thôi. Rồi sau đó Davy dẫn cháu đến đây, rồi chạy ra đóng cửa, cháu không sao ra ngoài được. Cháu khóc, khóc mãi, cháu sợ, và ôi chao, cháu vừa đói vừa lạnh, cháu sợ cô sẽ không bao giờ tới, cô Anne ơi.”
“Davy ư?” Nhưng Anne không nói thêm được gì nữa. Cô ẵm Dora về nhà với trái tim nặng trĩu. Niềm vui khi tìm được đứa trẻ vẫn bình an vô sự đã bị nỗi đau đớn vì hành vi của Davy nhấn chìm. Cái tội nhốt Dora lại có thể được tha thứ dễ dàng. Nhưng Davy đã nói dối... nói dối thẳng thừng trắng trợn. Đó là sự thật xấu xa mà Anne không thể nhắm mắt bỏ qua được. Cô chỉ muốn ngồi sụp xuống mà òa khóc tuyệt vọng. Cô đã dần yêu Davy hết sức... cho đến tận phút này cô mới biết mình thương nó đến chừng nào... và cô đau đớn không chịu nổi khi khám phá ra nó đã cố ý nói dối.
Bà Marilla lắng nghe câu chuyện của Anne trong sự im lặng đáng sợ báo trước điềm gở cho nhóc con Davy, ông Barry phá lên cười và khuyên rằng phải xử lý Davy cho rốt ráo. Khi ông Barry về nhà, Anne an ủi và sưởi ấm cô bé Dora đang lạnh run sướt mướt, cho cô bé ăn tối rồi đi ngủ. Sau đó cô quay lại nhà bếp ngay lúc bà Marilla nghiêm nghị bước vào, dẫn theo, hay đúng hơn là kéo theo tên tội phạm Davy miễn cưỡng đầy mạng nhện. Bà đã tìm thấy nó trốn trong góc tối nhất của chuồng ngựa.
Bà đẩy nó đến tấm thảm chùi chân đặt giữa sàn nhà rồi đi đến ngồi cạnh cửa sổ phía Đống. Anne thì ngồi thờ thẫn nơi cửa sổ phía Tây. Ở giữa bọn họ là tên đầu sỏ. Nó quay lưng lại bà Marilla, cái lưng yếu ớt, cam chịu và sợ hãi; nhưng mặt nó nhìn về phía Anne, và dẫu có chút xấu hố, mắt Davy vẫn lộ vẻ tinh nghịch thân thiết, cứ như nó biết nó làm sai và sẽ bị phạt, nhưng lát nữa vẫn có thể cười thỏa thích với Anne về chuyện đó.
Nhưng chẳng có đến nửa nụ cười kín đáo đáp lại nó trong đôi mắt xám của Anne như lẽ ra vốn có, nếu đây chỉ là một trò tinh nghịch bình thường. Nhưng có những thứ khác... xấu xí đáng kinh tởm.
“Sao cháu có thể cư xử như vậy hả Davy?” cô buồn bã hỏi.
Davy lúng túng như gà mắc tóc.
“Cháu chỉ làm vậy cho vui thôi. Đã lâu rồi mọi thứ ở đây cứ yên tĩnh khủng khiếp, nên cháu nghĩ sẽ rất vui nếu dọa người lớn được một trận. Và quả là như vậy.”
Dẫu sợ hãi và có đôi chút hối hận, Davy vẫn nhăn răng cười khi nhớ lại thành tích của mình.
“Nhưng cháu đã bịa đặt, Davy ạ,” Anne nói, buồn bã như chưa từng được buồn bã.
Davy lộ vẻ không hiểu.
“Bịa đặt gì cơ? Cô muốn nói là nói xạo hả?”
“Ý cô là nói một chuyện không có thật.”
“Đương nhiên rồi,” Davy thẳng thắn. “Nếu cháu không nói vậy thì mọi người đâu có sợ. Cháu phải nói mà.”
Nãy giờ Anne đang phải chịu đựng phản ứng từ cơn sợ hãi và gắng sức. Thái độ hỗn xược của Davy là giọt nước làm tràn ly. Hai giọt nước mắt to lấp lánh trên mắt cô.
“Ôi, Davy, sao cháu lại làm vậy?” cô nói, giọng run rẩy. “Cháu không biết làm vậy là rất sai hay sao?”
Davy ngẩn người. Anne khóc... nó đã làm Anne khóc! Làn sóng hối hận thực sự dâng trào như thác lũ và nhấn chìm trái tim bé nhỏ của nó. Nó chạy lại gần Anne, chui vào lòng cô, choàng tay qua cổ cô rồi òa lên khóc.
“Cháu không biết nói xạo là sai,” nó nức nở. “Sao cô lại tưởng cháu biết đó là sai chứ? Đám con nhà Sprott nói xạo thường xuyên mỗi ngày, và còn thề thốt nữa. Chắc Paul Irving không bao giờ nói xạo và cháu đang cố gắng khủng khiếp để ngoan như nó, nhưng giờ cháu cho rằng cô sẽ chẳng bao giờ thương cháu nữa. Nhưng cháu nghĩ lẽ ra cô phải dạy cháu đó là sai. Cháu hối hận khủng khiếp vì đã làm cô khóc, Anne ạ, và cháu sẽ không bao giờ nói xạo nữa.”
Davy dúi đầu vào vai Anne và gào khóc thảm thiết. Anne vui sướng khi đột ngột hiểu Davy, ôm chặt lấy nó và liếc nhìn bà Marilla qua mái tóc quăn lùm xùm của nó.
“Nó không biết bịa chuyện là sai, bác Marilla ạ. Cháu nghĩ chúng ta nên tha thứ cho nó lần này nếu nó hứa không bao giờ bịa đặt nữa.”
“Cháu sẽ không bao giờ vậy nữa, giờ cháu đã biết làm vậy là xấu rồi,” Davy khẳng định giữa những tiếng nức nở. “Nếu cô bắt gặp cháu nói xạo lần nào nữa, cô có thể...” Davy vò đầu bứt tóc để tìm hình phạt thích hợp... “cô có thể lột da cháu, Anne ạ.”
“Đừng nói 'xạo', Davy... nói là 'bịa đặt,’” cô giáo trường làng chỉnh ngay.
“Vì sao vậy?” Davy ngồi xuống cho thoải mái rồi nhìn lên với khuôn mặt tò mò đầy vệt nước mắt. Vì sao nói xạo lại không được hay như bịa đặt? Cháu muốn biết. Số chữ cũng như nhau mà.”
“Đó là tiếng lóng, các cậu bé trai dùng tiếng lóng là sai.”
“Ôi, số chuyện sai thật là nhiều khủng khiếp,” Davy thở dài. “Cháu chưa bao giờ nghĩ là có nhiều như vậy. Thật tiếc vì nói xạo... bịa đặt là sai, vì bịa đặt tiện khủng khiếp, nhưng vì nó là sai nên cháu sẽ không bao giờ bịa đặt nữa. Cô sẽ phạt cháu thế nào vì đã bịa đặt lần này? Cháu muốn biết.” Anne nhìn bà Marilla vẻ khẩn cầu.
“Ta không muốn quá khắt khe với thằng nhóc,” bà Marilla nói. “Ta dám chắc chẳng ai dạy nó nói dối là sai, và đám con nhà Sprott không xứng là bạn của nó. Mary đáng thương quá bệnh không thể dạy nó đàng hoàng, và ta cho là chẳng thể mong đợi một đứa bé sáu tuổi biết thế nào là đúng sai nhờ vào bản năng. Có lẽ chúng ta cứ giả sử nó chẳng biết bất cứ thứ gì và dạy lại từ đầu. Nhưng nó phải bị phạt vì nhốt Dora lại, và ta chẳng nghĩ ra cách nào ngoại trừ nhốt nó nhịn đói trong phòng, mà cách này cũng được dùng quá nhiều rồi. Cháu có cách nào khác không Anne? Ta nghĩ cháu phải có chứ, ít nhất là nhờ vào trí tưởng tượng mà cháu hay khoe khoang ấy.”
“Nhưng hình phạt rất đáng sợ, mà cháu chỉ thích tưởng tượng những gì dễ thương thôi,” Anne nựng nịu Davy. “Có quá nhiều điều đáng sợ trên thế giới này rồi, chẳng cần thiết phải tưởng tượng thêm nữa.”
Cuối cùng như mọi khi, Davy bị nhốt vào phòng đến trưa hôm sau. Rõ ràng là nó đã chịu khó ngẫm nghĩ, vì lát sau khi Anne lên phòng, cô nghe nó khẽ gọi tên cô. Bước vào phòng nó, cô thấy nó ngồi trên giường, khuỷu tay chống lên đầu gối, tay chống cằm.
“Cô Anne,” nó nói vẻ nghiêm túc, “ai nói xạo... bịa đặt cũng là sai phải không? Cháu muốn biết?”
“Đúng vậy.”
“Người lớn cũng vậy sao?”
“Đúng.”
“Vậy thì,” Davy quả quyết, “bà Marilla rất hư, vì chính bà đã bịa đặt. Và bà còn tệ hơn cháu, vì cháu không biết đó là sai, còn bà thì biết.”
“Davy Keith, cả đời bác Marilla chưa từng nói dối,” Anne phẫn nộ.
“Có mà. Thứ Ba tuần trước, bà nói với cháu rằng nếu cháu không cầu nguyện mỗi đêm thì sẽ gặp một chuyện gì đó hết sức đáng sợ. Cháu không cầu nguyện hơn một tuần nay rồi để xem chuyện gì sẽ xảy ra... thế mà chẳng có gì xảy ra cả,” Davy kết luận bằng giọng tổn thương.
Anne cố nhịn mong muốn phá lên cười như điên bởi tin chắc rằng cười như vậy thì cô sẽ chết mất, rồi cô bắt đầu tích cực bảo tồn danh dự của bà Marilla.
“Này, Davy Keith,” cô nghiêm túc, “chuyện hết sức đáng sợ vừa xảy ra với cháu ngay hôm nay thôi mà.”
Davy lộ vẻ nghi ngờ.
“Chắc ý cô là đi ngủ nhịn đói,” nó nói vẻ khinh thường, “nhưng chỉ như thế thì đâu có đáng sợ. Đương nhiên cháu không thích, nhưng cháu bị nhốt trong phòng quá nhiều lần kể từ khi đến đây đến mức cháu quen rồi. Và cô chẳng để dành được chút gì khi cắt phân ăn tối của cháu, vì lúc nào cháu cũng ăn sáng gấp đôi cả.”
“Cô không muốn nói đến chuyện cháu bị nhốt trong phòng. Cô muốn nói hôm nay cháu đã bịa chuyện. Và Davy à,”... Anne chồm qua giường và lắc lắc ngón tay đầy vẻ biểu cảm với tên thủ phạm... “nói dối gần như là điều tệ hại nhất có thể xảy đến cho một cậu bé trai... gần như là điều tệ hại khủng khiếp nhất. Nên cháu thấy đấy, bà Marilla đã nói sự thực.”
“Nhưng cháu nghĩ điều gì xấu phải hay ho lắm chứ,” Davy phản đối với giọng tổn thương.
“Không thể trách bà Marilla về điều cháu nghĩ. Điều xấu không phải lúc nào cũng hay ho. Thường thì nó rất kinh tởm và ngu ngốc.”
“Dù sao thì nhìn cảnh cô và bà Marilla nhìn xuống giếng cũng tức cười khủng khiếp,” Davy ôm gối.
Anne cố giữ mặt nghiêm cho đến khi xuống dưới nhà, khi đó cô mới ngã xuống trường kỷ phòng khách mà cười đến đau cả bụng.
“Ước gì cháu kể cho ta nghe câu chuyện làm cháu cười,” bà Marilla nói có chút u ám.
“Hôm nay ta chẳng thấy có gì đáng cười cả.”
“Bảo đảm bác sẽ cười mà.” Anne trấn an. Và bà Marilla quả thật cũng phá lên cười, cho thấy khả năng chấp nhận của bà đã tiến bộ kể từ khi nhận nuối Anne. Nhưng ngay sau đó bà thở dài.
“Ta cho rằng lẽ ra ta không nên nói vậy với nó, dẫu ta từng nghe một mục sư nói vậy với một đứa bé. Nhưng nó cứ làm ta phát cáu lên. Đó là vào cái đêm cháu đi nghe nhạc ở Carmody và ta cho nó đi ngủ. Nó lý sự cầu nguyện chẳng ích gì cho tới khi nó đủ lớn để đủ quan trọng với Chúa. Anne à, ta chẳng biết mình phải làm gì với đứa bé đó nữa. Ta chưa từng thấy ai quậy hơn nó. Ta cảm thấy nản lòng quá.”
“Ồ, đừng nói vậy bác Marilla. Nhớ cháu đã hư thế nào khi mới tới đây không.”
“Anne, cháu chẳng bao giờ hư cả... Chẳng bao giờ. Bây giờ thì ta mới thấy vậy, khi hiểu được hư thực sự là thế nào. Ta phải công nhận là cháu luôn dính vào những vụ rắc rối khủng khiếp, nhưng động cơ của cháu là tốt. Còn Davy thì hư hỏng bởi vì nó quá yêu cái xấu.”
“Ồ không, cháu không nghĩ nó hư hỏng thật sự đâu,” Anne van vỉ. “Chỉ là tinh nghịch thôi mà. Với lại ở đây cũng quá bình lặng đối với nó, bác biết mà. Nó chẳng có ai để chơi nên phải tưởng tượng ra đủ thứ trò. Dora thì nghiêm trang và đúng mực quá, không thể là bạn chơi của một cậu con trai được. Cháu nghĩ ta nên cho bọn chúng đi học, bác Marilla ạ.”
“Không,” bà Marilla kiên quyết, “ba ta luôn nói rằng không nên nhốt trẻ em vào bốn bức tường trường học cho đến khi nó được bảy tuổi, và ông Allan cũng nói thế. Hai đứa song sinh có thể học vài bài vỡ lòng ở nhà, nhưng chúng sẽ không đi đến trường cho đến khi bảy tuổi.”
“Vậy thì chúng ta phải cố cải tạo Davy ở nhà thôi,” Anne hào hứng. “Dẫu có nhiều khuyết điểm, nó vẫn là một cậu bé dễ thương. Cháu không thể không thương nó. Bác Marilla, có lẽ nói ra thì thật không phải, nhưng thật sự thì cháu thương Davy hơn Dora, vì cô bé quá ngoan đi.”
“Ta chẳng biết tại sao nhưng ta cũng vậy đấy,” bà Marilla thú nhận, “Và thật không công bằng, vì Dora chẳng bao giờ gây chuyện cả. Không thể có một đứa trẻ ngoan hơn nó, thậm chí mình còn không biết nó đang ở trong nhà nữa.”
“Dora quá ngoan,” Anne nói. “Cô bé sẽ cư xử đúng mực dẫu không ai nói cho cô bé biết phải làm gì. Cô bé trưởng thành bẩm sinh, nên không cần chúng ta; và cháu nghĩ,” Anne kết luận, chỉ ra một sự thật cốt lõi, “chúng ta chỉ yêu nhất những người nào cần chúng ta thôi. Davy rất cần chúng ta.”
“Đúng là nó cần một thứ gì đó thật,” bà Marilla đồng ý. “Rachel Lynde sẽ nói là nó cần một trận đòn nhớ đời.”
Tác giả :
Lucy Maud Montgomery