Anne Tóc Đỏ Dưới Mái Nhà Bạch Dương
Chương 20
Phải mất đến ba tuần sau Lewis mới có thời gian để rửa ảnh. Cậu mang chúng đến Bạch Dương Lộng Gió vào tối Chủ nhật đầu tiên được mời đến ăn tối. Cả ngôi nhà và Bạn Trẻ hiện ra rất tuyệt. Cậu Bạn Trẻ mỉm cười trong ảnh “sống động như thật”, theo cách nói của Rebecca Dew.
“Ôi, cậu bé trông rất giống em, Lewis ạ!” Anne kêu lên.
“Quả là vậy,” Rebecca Dew đồng ý, nheo mắt nhìn kỹ tấm ảnh. “Lúc vừa nhìn thấy, khuôn mặt cậu bé đã khiến em thấy quen quen nhưng em không thể nhớ ra là ai.”
“Ôi, đôi mắt… trán… nét biểu cảm khuôn mặt… giống hệt như em, Lewis ạ,” Anne khẳng định.
“Thật khó có thể tin em đã từng là một cậu bé bảnh trai như thế,” Kewis nhún vai. “Em có một bức ảnh ở đâu đó, chụp lúc em tám tuổi. Em phải lục tìm bằng được để so sánh mới được. Cô hẳn sẽ phá lên cười khi nhìn thấy nó, cô Shirley ạ. Lúc ấy em là một cậu bé có ánh mắt nghiêm túc nhất trần đời, với những lọn tóc dài và cổ áo thêu ren, nhìn cứng đờ như que nhồi thuốc súng vậy. Hình như lúc ấy đầu của em bị kẹp dính trong cái máy ảnh quái dị có ba càng mà người ta thường hay sử dụng ngày xưa. Nếu cậu bé trong ảnh trông giống em thực thì hẳn đó chỉ là tình cờ mà thôi. Bạn Trẻ không thể nào có họ hàng gì với em được. Em chẳng có thân nhân nào trên đảo… hiện giờ.”
“Thế cháu sinh ra ở đâu?” Dì Kate hỏi.
“Ở New Brunswick. Ba mẹ cháu mất năm cháu lên mười và cháu chuyển đến đây để sống với một người họ hàng bên ngoại… cháu gọi dì ấy là dì Ida. Dì ấy cũng qua đời rồi, như mọi người biết đấy… hồi ba năm trước.”
“Jim Armstrong cũng quê New Brunswick,” Rebecca Dew cho biết. “Anh ta không phải là dân đảo chính hiệu đâu… nếu thật thì anh ta không đến nỗi lập dị như thế. Chúng tôi có đặc thù của riêng mình nhưng chúng tôi đều là người văn minh.”
“Em không chắc rằng mình muốn có một người họ hàng tựa như quý ông Armstrong đáng mến,” Lewis cười nhăn răng rồi tấn công lát bánh mì quế nướng của dì Chatty. “Tuy nhiên, khi tráng ảnh đóng khung xong, em nghĩ em sẽ đích thân đem nó đến đường Glencove và điều tra một chút. Ông ta có thể là một người họ hàng xa hay đại loại thế. Em thực sự chẳng biết gì về họ hàng bên ngoại, nếu có ai đó còn sống. Em lúc nào cũng tưởng rằng mẹ chẳng còn họ hàng nào cả. Bên nội thì chắc chắn là không, em biết rõ.”
“Nếu em đích thân mang bức ảnh tới thì liệu Bạn Trẻ có chút thất vọng vì mất đi cảm giác hồi hộp khi nhận được quà gửi từ bưu điện không?” Anne hỏi.
“Em sẽ đền cho cậu bé… gửi một món gì khác cho cậu bé qua bưu điện vậy.”
Chiều thứ Bảy tuần sau đó, Lewis đánh một chiếc xe ngựa cổ lỗ sĩ cùng con ngựa cái già còn cổ xưa hơn thế đi dọc theo đường Ma.
“Em đi đến Glencove để mang bức ảnh cho bé Teddy Armstrong, cô Shirley ạ. Nếu cỗ xe ngựa bảnh bao của em không làm cô bị đứng tim thì em rất muốn mời cô đi cùng. Em cho rằng sẽ không có cái bánh xe nào bị rơi ra đâu.”
“Cậu lượm cái thứ cổ lỗ sĩ đó từ đâu vậy hở Lewis?” Rebecca Dew hỏi.
“Xin đừng trêu chọc con chiến mã hào hùng của cháu như thế, cô Dew ạ. Phải kính trọng tuổi tác của nó một chút chứ. Ông Bender cho cháu mượn con ngựa và cỗ xe nếu cháu nhân tiện giúp ông ấy chút việc trên đường Dawlish. Hôm nay cháu không có thời gian đi bộ đến Glencove rồi đi bộ về đâu.”
“Thời gian!” Rebecca Dew kêu lên. “Tôi có thể đi đến đó rồi quay trở lại nhanh hơn con vật ấy đấy.”
“Và vác thêm một túi khoai tây cho ông Bender sao? Cô đúng là một phụ nữ vạn năng!”
Má của Rebecca Dew càng đỏ ửng thêm.
“Chẳng hay hớm gì cái trò chòng ghẹo người lớn đâu,” chị trách móc. Và rồi lấy ân báo oán… “Thế cậu có muốn nếm vài ba cái bánh rán trước khi khởi hành không?”
Tuy nhiên, khi họ ra khỏi thị trấn, con ngựa trắng đã trổ tài kéo xe một cách đáng ngạc nhiên. Anne cười khúc khích khi họ chạy nước kiệu dọc theo con đường. Bà Gardiner hoặc thậm chí dì Jamesina sẽ nói gì nếu họ nhìn thấy cô bây giờ? Ôi dào, cô chẳng thèm để ý. Đó là một ngày tuyệt vời cho chuyến du ngoạn qua vùng đất đang diễn luyện những nghi thức truyền thống quyến rũ của mùa thu, và Lewis là một người bạn đồng hành dễ thương. Sau này Lewis nhất định sẽ thành công. Điểm lại số người quen của mình, cô nhận thấy không có ai dám nghĩ đến chuyện mời cô đi một chuyến trong cỗ xe ngựa nhà Bender đằng sau con ngựa cái Bender. Nhưng Lewis chẳng hề cảm thấy có điều gì không đúng ở đây cả. Cách thức di chuyển có gì quan trọng đâu, miễn là đi đến nơi về đến chốn? Đường viền yên bình của của những ngọn đồi vùng cao vẫn xanh lơ, con đường vẫn đỏ, những cây phong vẫn rực rỡ huy hoàng, dẫu ta đang đi trên bất kỳ loại xe gì. Lewis vốn tính điềm tĩnh và chẳng mấy quan tâm đến những lời bàn ra tán vào, cũng hệt như cách cư xử của cậu khi vài ba học sinh trung học gọi cậu là “đồ ẻo lả” chỉ bởi vì cậu đảm nhiệm công việc nội trợ cho nhà trọ. Cứ mặc bọn chúng nói gì thì nói! Ngày sau chưa biết ai sẽ cười ai đâu. Túi cậu có thể rỗng đấy, nhưng đầu của cậu thì chẳng rỗng chút nào. Trong khi đó buổi chiều trôi qua êm đềm thơ mộng, và họ sắp gặp lại Bạn Trẻ. Họ kể với em rể của ông Bender lý do của chuyến đi trong khi ông ta chất túi khoai tây lên đằng sau cỗ xe.
“Cậu nói rằng cậu có một bức ảnh của bé Teddy Armstrong ư?” ông Merrill kêu lên.
“Vâng, đó còn là một bức ảnh đẹp nữa.” Lewis tháo giấy gói và khoe một cách tự hào. “Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chưa chắc đã chụp đẹp bằng cháu đâu đấy.”
Ông Merrill vỗ đùi đánh đét.
“Ôi dào, thế thì còn gì bằng nữa! Ôi, thằng bé Teddy Armstrong đã mất rồi…”
“Mất ư!” Anne kêu lên khiếp hãi. “Ôi, ông Merrill… không… đừng bảo tôi rằng… rằng cậu bé đáng yêu ấy…”
“Xin lỗi cô nhưng đó là sự thật. Và cha của thằng bé gần như phát điên lên, tệ hơn hết là anh ta chẳng giữ bức ảnh nào của thằng bé cả. Và bây giờ hai người lại có một bức ảnh đẹp của thằng bé. Tốt quá, tốt quá!”
“Không… không thể nào,” Anne kêu lên, mắt rưng rưng lệ. Cô như nhìn thấy bóng hình nhỏ bé mảnh dẻ đang vẫy tay chào tạm biệt cô trên bờ kè.
“Xin lỗi phải nói rằng đó chính là sự thật đau lòng. Thằng bé mất cách đây gần ba tuần trước. Viêm phổi. Đau đớn khủng khiếp, nhưng thằng bé dũng cảm và kiên nhẫn hệt như người lớn vậy, người ta bảo thế. Tôi không biết giờ đây chuyện gì sẽ xảy ra với Jim Armstrong. Người ta bảo anh ta như điên cuồng – suốt ngày chỉ biết thẫn thờ và lẩm bẩm nói chuyện một mình. ‘Giá như tôi có một bức ảnh của Bạn Trẻ,’ anh ta cứ nói thế mãi.”
“Tôi rất tội nghiệp cho người đàn ông đó,” bà Merrill đột ngột xen vào. Nãy giờ bà chẳng nói tiếng nào, chỉ đứng yên bên cạnh người chồng, một phụ nữ to bè hốc hác tóc hoa râm mặc bộ váy in hoa lất phất trong gió và chiếc tạp dề kẻ ô. “Anh ta giàu có và tôi lúc nào cũng cảm thấy anh ta coi thường chúng tôi, vì chúng tôi nghèo. Nhưng chúng tôi vẫn còn thằng con trai… và có nghèo cách mấy cũng chẳng sao, chỉ cần có người để yêu thương là đủ rồi.”
Anne nhìn bà Merrill với cái nhìn mới đầy tôn trọng. Bà Merrill không xinh đẹp, nhưng khi đôi mắt xám trũng xuống của bà bắt gặp ánh mắt của Anne, có gì đó đồng điệu về tâm hồn đã được xác định giữa hai người họ. Anne chưa gặp bà Merrill lần nào trước đây và cũng không có cơ hội gặp bà thêm lần nào nữa, nhưng cô luôn nhớ đến bà như một phụ nữ đã thấu hiểu được nhiều điều bí ẩn lớn lao nhất của cuộc đời. Ta sẽ chẳng bao giờ nghèo khó, một khi ta có ai đó để yêu thương.
Ngày thu tuyệt vời của Anne đã bị phá hỏng hoàn toàn. Bằng cách nào đó, cậu bé Bạn Trẻ đã giành được trái tim cô sau cuộc gặp ngắn ngủi. Cô và Lewis im lặng đánh xe xuống đường Glencove rồi rẽ qua con đường cỏ mọc đầy. Carlo đang nằm dài trên bậc đá trước cánh cổng màu xanh. Khi họ vừa bước xuống xe ngựa, nó đứng dậy chạy về phía họ, liếm liếm tay Anne và ngước nhìn cô với đôi mắt to khẩn khoản như muốn hỏi thăm tình hình của người bạn bé bỏng của mình. Cửa đang mở rộng, và bên trong căn phòng lờ mờ, họ nhìn thấy một người đàn ông đang gục đầu lên bàn.
Nghe tiếng Anne gõ cửa, ông ta bừng tỉnh và đi ra ngoài. Cô hết sức bất ngờ khi thấy sự thay đổi của ông ta. Đôi má hõm vào phờ phạc, râu không cạo, đôi mắt sâu hoắm lóe lên ánh lửa không cam lòng.
Ban đầu cô cứ ngỡ sẽ gặp phải lời cự tuyệt, nhưng dường như ông ta đã nhận ra cô, nên lên tiếng hỏi với giọng mệt mỏi:
“Cô trở lại rồi à? Bạn Trẻ kể là cô đã nói chuyện và hôn nó. Nó mến cô. Tôi rất xin lỗi vì đã cư xử khiếm nhã với cô. Cô cần tôi giúp gì nào?”
“Chúng tôi muốn cho ông xem một thứ,” Anne nhẹ nhàng đáp.
“Cô vào nhà ngồi chơi một chút nhé?” ông ta buồn bã mời.
Không nói tiếng nào, Lewis lấy bức ảnh của Bạn Trẻ từ trong giấy gói ra đưa nó cho ông ta. Ông ta chộp lấy nó, ngắm nhìn một cách đầy ngỡ ngàng và khát khao, rồi ngồi phịch xuống ghế, òa lên khóc nức nở. Anne chưa bao giờ nhìn thấy một người đàn ông khóc như thế bao giờ. Cô và Lewis đứng lặng ở đó đầy cảm thông, cho đến khi ông ta lấy lại tự chủ.
“Ôi, hai người không biết điều này có ý nghĩa thế nào với tôi đâu,” cuối cùng ông ta cũng nghẹn ngào lên tiếng. “Tôi chẳng có một bức ảnh nào của thằng bé. Và tôi không được như những người khác… tôi không nhớ nổi khuôn mặt nào… tôi không thể hình dung ra khuôn mặt ai đó trong đầu như nhiều người khác. Thật là khủng khiếp kể từ khi Bạn Trẻ qua đời… tôi thậm chí không nhớ nổi nét mặt của thằng bé. Và bây giờ hai người lại đem bức ảnh này tặng tôi… sau khi bị tôi đối xử một cách thô lỗ như vậy. Mời ngồi… mời ngồi. Ước gì tôi có thể bày tỏ lòng biết ơn của mình bằng cách nào đó. Tôi nghĩ hai người đã giữ lại lẽ sống cho tôi… có lẽ cả cuộc đời tôi nữa. Ôi, thưa cô, bức ảnh trông thật giống thằng bé phải không? Cứ như là nó sắp mở miệng nói chuyện vậy. Bạn Trẻ thân yêu của ba! Làm thế nào mà tôi sống nổi khi không có thằng bé đây? Giờ thì tôi chẳng còn biết sống vì điều gì nữa. Đầu tiên là mẹ thằng bé… bây giờ đến lượt thằng bé.”
“Cậu bé là một cậu trai trẻ đáng yêu,” Anne dịu dàng nói.
“Quả vậy. Bé Teddy… Theodore, mẹ thằng bé đặt tên cho nó… bà ấy bảo nó là ‘món quà của Chúa’ dành cho mình. Và thằng bé thật nhẫn nại, chẳng bao giờ phàn nàn. Có lần nó ngước lên mỉm cười với tôi, và bảo, ‘Ba à, con nghĩ ba đã nhầm một chuyện… chỉ một mà thôi. Con nghĩ rằng thiên đường là có thật, phải không? Phải không ba?’ Tôi đã trả lời nó, ừ, có thật đấy… xin Chúa tha thứ vì tôi đã từng cố dạy nó khác đi. Nó bèn mỉm cười lần nữa, đầy mãn nguyện, và nói, ‘Ba ơi, con sẽ đi đến nơi đó, ở đó có cả mẹ và Chúa, cho nên con sẽ ổn mà thôi. Nhưng con rất lo lắng cho ba, ba à. Không có con hẳn ba sẽ cô đơn khủng khiếp. Nhưng ba hãy cố gắng hết sức nhé, và hãy cư xử lịch thiệp với người ngoài và khách ghé chơi.’ Nó bắt tôi hứa sẽ cố gắng, nhưng khi nó đi rồi, tôi không thể chịu đựng nỗi trống trải này. Tôi hẳn sẽ phát điên nếu hai người không mang bức ảnh này lại cho tôi. Giờ thì sẽ không đến nỗi quá sức chịu đựng nữa.”
Ông ta kể chuyện về Bạn Trẻ một lát, cứ như là cảm thấy an ủi và niềm vui từ việc đó. Sự lạnh nhạt và cộc cằn rời khỏi ông ta như chiếc áo bị dứt bỏ. Cuối cùng, Lewis lấy ra bức ảnh nhỏ phai màu của mình cho ông ta xem.
“Ông đã gặp ai giống như vậy chưa, ông Armstrong?” Anne hỏi.
Ông Armstrong ngỡ ngàng nhìn kỹ bức ảnh.
“Trông giống Bạn Trẻ khủng khiếp,” cuối cùng ông ta đáp. “Là ai thế nhỉ?”
“Là cháu,” Lewis đáp, “khi cháu mới bảy tuổi. Bởi vì sự giống nhau kỳ lạ với Teddy nên cô Shirley mới bảo cháu đem đến cho ông xem. Cháu nghĩ rất có thể cháu là họ hàng xa với ông hay Bạn Trẻ. Tên cháu là Lewis Allen và cha là George Allen. Cháu sinh ở New Brunswick.”
James Armstrong lắc đầu. Rồi ông hỏi thêm:
“Mẹ của cháu tên là gì?”
“Mary Gardiner.”
James Armstrong lặng thinh nhìn cậu một thoáng.
“Cô ấy là em cùng mẹ khác cha của tôi,” cuối cùng ông ta cũng lên tiếng. “Tôi gần như chẳng biết gì về cô ấy… chỉ mới gặp một lần thôi. Tôi lớn lên trong gia đình một người chú sau khi cha tôi qua đời. Mẹ tôi tái hôn rồi chuyển đi nơi khác. Bà quay lại thăm tôi một lần có dẫn theo cô con gái nhỏ. Bà qua đời ngay sau đó và tôi không có dịp gặp cô em gái này thêm lần nào nữa. Khi tôi chuyển đến sống ở đảo, tôi đã mất hết tin tức về cô ấy. Vậy cậu là cháu trai tôi, là anh họ của Bạn Trẻ.”
Đây đúng là tin tức đáng ngạc nhiên cho một chàng trai vốn cứ ngỡ chỉ đơn độc trên đời. Lewis và Anne ở chơi suốt buổi chiều với ông Armstrong và nhận thấy ông ta là người thông minh hiểu biết. Chẳng hiểu vì sao nhưng cả hai đều rất mến ông ta. Họ gần như quên đi thái độ đón khách thô lỗ trước đây của ông ta, mà chỉ thấy tính cách và tính khí đáng trọng bị che giấu dưới lớp vỏ xù xì góc cạnh trước giờ.
“Dĩ nhiên là Bạn Trẻ không thể yêu ba mình đến vậy nếu ông ấy không phải là người tốt,” Anne nhận xét khi cô và Lewis đánh xe quay trở lại Bạch Dương Lộng Gió trong ánh hoàng hôn.
Vào dịp cuối tuần tiếp đó, khi Lewis Allen ghé thăm ông bác, ông ta đã bảo cậu:
“Chàng trai, hãy đến sống với bác đi. Cháu là cháu ruột của bác, và bác có thể lo liệu đầy đủ được cho cháu… những gì bác sẽ dành cho Bạn Trẻ nếu nó còn sống. Cháu chỉ có một mình trên đời này, bác cũng vậy. Bác cần có cháu. Nếu phải sống một mình, bác sẽ trở lại khó tính và chua chát như xưa mất thôi. Bác muốn cháu giúp bác giữ lời hứa của mình với Bạn Trẻ. Chỗ của thằng bé đang bỏ trống. Cháu hãy đến lấp đầy nó.”
“Cảm ơn bác, cháu sẽ cố gắng,” Lewis đáp và nắm chặt lấy tay ông.
“Và thỉnh thoảng hãy mời cô giáo của cháu đến đây chơi. Tôi mến cô gái đó. Bạn Trẻ cũng mến cô ấy. ‘Ba à,’ nó tâm sự với tôi, ‘con cứ nghĩ con chẳng muốn ai ngoài ba hôn con, nhưng con lại thích nụ hôn của cô ấy. Có gì đó thật đặc biệt trong ánh mắt của cô ấy, ba à.’”
“Ôi, cậu bé trông rất giống em, Lewis ạ!” Anne kêu lên.
“Quả là vậy,” Rebecca Dew đồng ý, nheo mắt nhìn kỹ tấm ảnh. “Lúc vừa nhìn thấy, khuôn mặt cậu bé đã khiến em thấy quen quen nhưng em không thể nhớ ra là ai.”
“Ôi, đôi mắt… trán… nét biểu cảm khuôn mặt… giống hệt như em, Lewis ạ,” Anne khẳng định.
“Thật khó có thể tin em đã từng là một cậu bé bảnh trai như thế,” Kewis nhún vai. “Em có một bức ảnh ở đâu đó, chụp lúc em tám tuổi. Em phải lục tìm bằng được để so sánh mới được. Cô hẳn sẽ phá lên cười khi nhìn thấy nó, cô Shirley ạ. Lúc ấy em là một cậu bé có ánh mắt nghiêm túc nhất trần đời, với những lọn tóc dài và cổ áo thêu ren, nhìn cứng đờ như que nhồi thuốc súng vậy. Hình như lúc ấy đầu của em bị kẹp dính trong cái máy ảnh quái dị có ba càng mà người ta thường hay sử dụng ngày xưa. Nếu cậu bé trong ảnh trông giống em thực thì hẳn đó chỉ là tình cờ mà thôi. Bạn Trẻ không thể nào có họ hàng gì với em được. Em chẳng có thân nhân nào trên đảo… hiện giờ.”
“Thế cháu sinh ra ở đâu?” Dì Kate hỏi.
“Ở New Brunswick. Ba mẹ cháu mất năm cháu lên mười và cháu chuyển đến đây để sống với một người họ hàng bên ngoại… cháu gọi dì ấy là dì Ida. Dì ấy cũng qua đời rồi, như mọi người biết đấy… hồi ba năm trước.”
“Jim Armstrong cũng quê New Brunswick,” Rebecca Dew cho biết. “Anh ta không phải là dân đảo chính hiệu đâu… nếu thật thì anh ta không đến nỗi lập dị như thế. Chúng tôi có đặc thù của riêng mình nhưng chúng tôi đều là người văn minh.”
“Em không chắc rằng mình muốn có một người họ hàng tựa như quý ông Armstrong đáng mến,” Lewis cười nhăn răng rồi tấn công lát bánh mì quế nướng của dì Chatty. “Tuy nhiên, khi tráng ảnh đóng khung xong, em nghĩ em sẽ đích thân đem nó đến đường Glencove và điều tra một chút. Ông ta có thể là một người họ hàng xa hay đại loại thế. Em thực sự chẳng biết gì về họ hàng bên ngoại, nếu có ai đó còn sống. Em lúc nào cũng tưởng rằng mẹ chẳng còn họ hàng nào cả. Bên nội thì chắc chắn là không, em biết rõ.”
“Nếu em đích thân mang bức ảnh tới thì liệu Bạn Trẻ có chút thất vọng vì mất đi cảm giác hồi hộp khi nhận được quà gửi từ bưu điện không?” Anne hỏi.
“Em sẽ đền cho cậu bé… gửi một món gì khác cho cậu bé qua bưu điện vậy.”
Chiều thứ Bảy tuần sau đó, Lewis đánh một chiếc xe ngựa cổ lỗ sĩ cùng con ngựa cái già còn cổ xưa hơn thế đi dọc theo đường Ma.
“Em đi đến Glencove để mang bức ảnh cho bé Teddy Armstrong, cô Shirley ạ. Nếu cỗ xe ngựa bảnh bao của em không làm cô bị đứng tim thì em rất muốn mời cô đi cùng. Em cho rằng sẽ không có cái bánh xe nào bị rơi ra đâu.”
“Cậu lượm cái thứ cổ lỗ sĩ đó từ đâu vậy hở Lewis?” Rebecca Dew hỏi.
“Xin đừng trêu chọc con chiến mã hào hùng của cháu như thế, cô Dew ạ. Phải kính trọng tuổi tác của nó một chút chứ. Ông Bender cho cháu mượn con ngựa và cỗ xe nếu cháu nhân tiện giúp ông ấy chút việc trên đường Dawlish. Hôm nay cháu không có thời gian đi bộ đến Glencove rồi đi bộ về đâu.”
“Thời gian!” Rebecca Dew kêu lên. “Tôi có thể đi đến đó rồi quay trở lại nhanh hơn con vật ấy đấy.”
“Và vác thêm một túi khoai tây cho ông Bender sao? Cô đúng là một phụ nữ vạn năng!”
Má của Rebecca Dew càng đỏ ửng thêm.
“Chẳng hay hớm gì cái trò chòng ghẹo người lớn đâu,” chị trách móc. Và rồi lấy ân báo oán… “Thế cậu có muốn nếm vài ba cái bánh rán trước khi khởi hành không?”
Tuy nhiên, khi họ ra khỏi thị trấn, con ngựa trắng đã trổ tài kéo xe một cách đáng ngạc nhiên. Anne cười khúc khích khi họ chạy nước kiệu dọc theo con đường. Bà Gardiner hoặc thậm chí dì Jamesina sẽ nói gì nếu họ nhìn thấy cô bây giờ? Ôi dào, cô chẳng thèm để ý. Đó là một ngày tuyệt vời cho chuyến du ngoạn qua vùng đất đang diễn luyện những nghi thức truyền thống quyến rũ của mùa thu, và Lewis là một người bạn đồng hành dễ thương. Sau này Lewis nhất định sẽ thành công. Điểm lại số người quen của mình, cô nhận thấy không có ai dám nghĩ đến chuyện mời cô đi một chuyến trong cỗ xe ngựa nhà Bender đằng sau con ngựa cái Bender. Nhưng Lewis chẳng hề cảm thấy có điều gì không đúng ở đây cả. Cách thức di chuyển có gì quan trọng đâu, miễn là đi đến nơi về đến chốn? Đường viền yên bình của của những ngọn đồi vùng cao vẫn xanh lơ, con đường vẫn đỏ, những cây phong vẫn rực rỡ huy hoàng, dẫu ta đang đi trên bất kỳ loại xe gì. Lewis vốn tính điềm tĩnh và chẳng mấy quan tâm đến những lời bàn ra tán vào, cũng hệt như cách cư xử của cậu khi vài ba học sinh trung học gọi cậu là “đồ ẻo lả” chỉ bởi vì cậu đảm nhiệm công việc nội trợ cho nhà trọ. Cứ mặc bọn chúng nói gì thì nói! Ngày sau chưa biết ai sẽ cười ai đâu. Túi cậu có thể rỗng đấy, nhưng đầu của cậu thì chẳng rỗng chút nào. Trong khi đó buổi chiều trôi qua êm đềm thơ mộng, và họ sắp gặp lại Bạn Trẻ. Họ kể với em rể của ông Bender lý do của chuyến đi trong khi ông ta chất túi khoai tây lên đằng sau cỗ xe.
“Cậu nói rằng cậu có một bức ảnh của bé Teddy Armstrong ư?” ông Merrill kêu lên.
“Vâng, đó còn là một bức ảnh đẹp nữa.” Lewis tháo giấy gói và khoe một cách tự hào. “Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chưa chắc đã chụp đẹp bằng cháu đâu đấy.”
Ông Merrill vỗ đùi đánh đét.
“Ôi dào, thế thì còn gì bằng nữa! Ôi, thằng bé Teddy Armstrong đã mất rồi…”
“Mất ư!” Anne kêu lên khiếp hãi. “Ôi, ông Merrill… không… đừng bảo tôi rằng… rằng cậu bé đáng yêu ấy…”
“Xin lỗi cô nhưng đó là sự thật. Và cha của thằng bé gần như phát điên lên, tệ hơn hết là anh ta chẳng giữ bức ảnh nào của thằng bé cả. Và bây giờ hai người lại có một bức ảnh đẹp của thằng bé. Tốt quá, tốt quá!”
“Không… không thể nào,” Anne kêu lên, mắt rưng rưng lệ. Cô như nhìn thấy bóng hình nhỏ bé mảnh dẻ đang vẫy tay chào tạm biệt cô trên bờ kè.
“Xin lỗi phải nói rằng đó chính là sự thật đau lòng. Thằng bé mất cách đây gần ba tuần trước. Viêm phổi. Đau đớn khủng khiếp, nhưng thằng bé dũng cảm và kiên nhẫn hệt như người lớn vậy, người ta bảo thế. Tôi không biết giờ đây chuyện gì sẽ xảy ra với Jim Armstrong. Người ta bảo anh ta như điên cuồng – suốt ngày chỉ biết thẫn thờ và lẩm bẩm nói chuyện một mình. ‘Giá như tôi có một bức ảnh của Bạn Trẻ,’ anh ta cứ nói thế mãi.”
“Tôi rất tội nghiệp cho người đàn ông đó,” bà Merrill đột ngột xen vào. Nãy giờ bà chẳng nói tiếng nào, chỉ đứng yên bên cạnh người chồng, một phụ nữ to bè hốc hác tóc hoa râm mặc bộ váy in hoa lất phất trong gió và chiếc tạp dề kẻ ô. “Anh ta giàu có và tôi lúc nào cũng cảm thấy anh ta coi thường chúng tôi, vì chúng tôi nghèo. Nhưng chúng tôi vẫn còn thằng con trai… và có nghèo cách mấy cũng chẳng sao, chỉ cần có người để yêu thương là đủ rồi.”
Anne nhìn bà Merrill với cái nhìn mới đầy tôn trọng. Bà Merrill không xinh đẹp, nhưng khi đôi mắt xám trũng xuống của bà bắt gặp ánh mắt của Anne, có gì đó đồng điệu về tâm hồn đã được xác định giữa hai người họ. Anne chưa gặp bà Merrill lần nào trước đây và cũng không có cơ hội gặp bà thêm lần nào nữa, nhưng cô luôn nhớ đến bà như một phụ nữ đã thấu hiểu được nhiều điều bí ẩn lớn lao nhất của cuộc đời. Ta sẽ chẳng bao giờ nghèo khó, một khi ta có ai đó để yêu thương.
Ngày thu tuyệt vời của Anne đã bị phá hỏng hoàn toàn. Bằng cách nào đó, cậu bé Bạn Trẻ đã giành được trái tim cô sau cuộc gặp ngắn ngủi. Cô và Lewis im lặng đánh xe xuống đường Glencove rồi rẽ qua con đường cỏ mọc đầy. Carlo đang nằm dài trên bậc đá trước cánh cổng màu xanh. Khi họ vừa bước xuống xe ngựa, nó đứng dậy chạy về phía họ, liếm liếm tay Anne và ngước nhìn cô với đôi mắt to khẩn khoản như muốn hỏi thăm tình hình của người bạn bé bỏng của mình. Cửa đang mở rộng, và bên trong căn phòng lờ mờ, họ nhìn thấy một người đàn ông đang gục đầu lên bàn.
Nghe tiếng Anne gõ cửa, ông ta bừng tỉnh và đi ra ngoài. Cô hết sức bất ngờ khi thấy sự thay đổi của ông ta. Đôi má hõm vào phờ phạc, râu không cạo, đôi mắt sâu hoắm lóe lên ánh lửa không cam lòng.
Ban đầu cô cứ ngỡ sẽ gặp phải lời cự tuyệt, nhưng dường như ông ta đã nhận ra cô, nên lên tiếng hỏi với giọng mệt mỏi:
“Cô trở lại rồi à? Bạn Trẻ kể là cô đã nói chuyện và hôn nó. Nó mến cô. Tôi rất xin lỗi vì đã cư xử khiếm nhã với cô. Cô cần tôi giúp gì nào?”
“Chúng tôi muốn cho ông xem một thứ,” Anne nhẹ nhàng đáp.
“Cô vào nhà ngồi chơi một chút nhé?” ông ta buồn bã mời.
Không nói tiếng nào, Lewis lấy bức ảnh của Bạn Trẻ từ trong giấy gói ra đưa nó cho ông ta. Ông ta chộp lấy nó, ngắm nhìn một cách đầy ngỡ ngàng và khát khao, rồi ngồi phịch xuống ghế, òa lên khóc nức nở. Anne chưa bao giờ nhìn thấy một người đàn ông khóc như thế bao giờ. Cô và Lewis đứng lặng ở đó đầy cảm thông, cho đến khi ông ta lấy lại tự chủ.
“Ôi, hai người không biết điều này có ý nghĩa thế nào với tôi đâu,” cuối cùng ông ta cũng nghẹn ngào lên tiếng. “Tôi chẳng có một bức ảnh nào của thằng bé. Và tôi không được như những người khác… tôi không nhớ nổi khuôn mặt nào… tôi không thể hình dung ra khuôn mặt ai đó trong đầu như nhiều người khác. Thật là khủng khiếp kể từ khi Bạn Trẻ qua đời… tôi thậm chí không nhớ nổi nét mặt của thằng bé. Và bây giờ hai người lại đem bức ảnh này tặng tôi… sau khi bị tôi đối xử một cách thô lỗ như vậy. Mời ngồi… mời ngồi. Ước gì tôi có thể bày tỏ lòng biết ơn của mình bằng cách nào đó. Tôi nghĩ hai người đã giữ lại lẽ sống cho tôi… có lẽ cả cuộc đời tôi nữa. Ôi, thưa cô, bức ảnh trông thật giống thằng bé phải không? Cứ như là nó sắp mở miệng nói chuyện vậy. Bạn Trẻ thân yêu của ba! Làm thế nào mà tôi sống nổi khi không có thằng bé đây? Giờ thì tôi chẳng còn biết sống vì điều gì nữa. Đầu tiên là mẹ thằng bé… bây giờ đến lượt thằng bé.”
“Cậu bé là một cậu trai trẻ đáng yêu,” Anne dịu dàng nói.
“Quả vậy. Bé Teddy… Theodore, mẹ thằng bé đặt tên cho nó… bà ấy bảo nó là ‘món quà của Chúa’ dành cho mình. Và thằng bé thật nhẫn nại, chẳng bao giờ phàn nàn. Có lần nó ngước lên mỉm cười với tôi, và bảo, ‘Ba à, con nghĩ ba đã nhầm một chuyện… chỉ một mà thôi. Con nghĩ rằng thiên đường là có thật, phải không? Phải không ba?’ Tôi đã trả lời nó, ừ, có thật đấy… xin Chúa tha thứ vì tôi đã từng cố dạy nó khác đi. Nó bèn mỉm cười lần nữa, đầy mãn nguyện, và nói, ‘Ba ơi, con sẽ đi đến nơi đó, ở đó có cả mẹ và Chúa, cho nên con sẽ ổn mà thôi. Nhưng con rất lo lắng cho ba, ba à. Không có con hẳn ba sẽ cô đơn khủng khiếp. Nhưng ba hãy cố gắng hết sức nhé, và hãy cư xử lịch thiệp với người ngoài và khách ghé chơi.’ Nó bắt tôi hứa sẽ cố gắng, nhưng khi nó đi rồi, tôi không thể chịu đựng nỗi trống trải này. Tôi hẳn sẽ phát điên nếu hai người không mang bức ảnh này lại cho tôi. Giờ thì sẽ không đến nỗi quá sức chịu đựng nữa.”
Ông ta kể chuyện về Bạn Trẻ một lát, cứ như là cảm thấy an ủi và niềm vui từ việc đó. Sự lạnh nhạt và cộc cằn rời khỏi ông ta như chiếc áo bị dứt bỏ. Cuối cùng, Lewis lấy ra bức ảnh nhỏ phai màu của mình cho ông ta xem.
“Ông đã gặp ai giống như vậy chưa, ông Armstrong?” Anne hỏi.
Ông Armstrong ngỡ ngàng nhìn kỹ bức ảnh.
“Trông giống Bạn Trẻ khủng khiếp,” cuối cùng ông ta đáp. “Là ai thế nhỉ?”
“Là cháu,” Lewis đáp, “khi cháu mới bảy tuổi. Bởi vì sự giống nhau kỳ lạ với Teddy nên cô Shirley mới bảo cháu đem đến cho ông xem. Cháu nghĩ rất có thể cháu là họ hàng xa với ông hay Bạn Trẻ. Tên cháu là Lewis Allen và cha là George Allen. Cháu sinh ở New Brunswick.”
James Armstrong lắc đầu. Rồi ông hỏi thêm:
“Mẹ của cháu tên là gì?”
“Mary Gardiner.”
James Armstrong lặng thinh nhìn cậu một thoáng.
“Cô ấy là em cùng mẹ khác cha của tôi,” cuối cùng ông ta cũng lên tiếng. “Tôi gần như chẳng biết gì về cô ấy… chỉ mới gặp một lần thôi. Tôi lớn lên trong gia đình một người chú sau khi cha tôi qua đời. Mẹ tôi tái hôn rồi chuyển đi nơi khác. Bà quay lại thăm tôi một lần có dẫn theo cô con gái nhỏ. Bà qua đời ngay sau đó và tôi không có dịp gặp cô em gái này thêm lần nào nữa. Khi tôi chuyển đến sống ở đảo, tôi đã mất hết tin tức về cô ấy. Vậy cậu là cháu trai tôi, là anh họ của Bạn Trẻ.”
Đây đúng là tin tức đáng ngạc nhiên cho một chàng trai vốn cứ ngỡ chỉ đơn độc trên đời. Lewis và Anne ở chơi suốt buổi chiều với ông Armstrong và nhận thấy ông ta là người thông minh hiểu biết. Chẳng hiểu vì sao nhưng cả hai đều rất mến ông ta. Họ gần như quên đi thái độ đón khách thô lỗ trước đây của ông ta, mà chỉ thấy tính cách và tính khí đáng trọng bị che giấu dưới lớp vỏ xù xì góc cạnh trước giờ.
“Dĩ nhiên là Bạn Trẻ không thể yêu ba mình đến vậy nếu ông ấy không phải là người tốt,” Anne nhận xét khi cô và Lewis đánh xe quay trở lại Bạch Dương Lộng Gió trong ánh hoàng hôn.
Vào dịp cuối tuần tiếp đó, khi Lewis Allen ghé thăm ông bác, ông ta đã bảo cậu:
“Chàng trai, hãy đến sống với bác đi. Cháu là cháu ruột của bác, và bác có thể lo liệu đầy đủ được cho cháu… những gì bác sẽ dành cho Bạn Trẻ nếu nó còn sống. Cháu chỉ có một mình trên đời này, bác cũng vậy. Bác cần có cháu. Nếu phải sống một mình, bác sẽ trở lại khó tính và chua chát như xưa mất thôi. Bác muốn cháu giúp bác giữ lời hứa của mình với Bạn Trẻ. Chỗ của thằng bé đang bỏ trống. Cháu hãy đến lấp đầy nó.”
“Cảm ơn bác, cháu sẽ cố gắng,” Lewis đáp và nắm chặt lấy tay ông.
“Và thỉnh thoảng hãy mời cô giáo của cháu đến đây chơi. Tôi mến cô gái đó. Bạn Trẻ cũng mến cô ấy. ‘Ba à,’ nó tâm sự với tôi, ‘con cứ nghĩ con chẳng muốn ai ngoài ba hôn con, nhưng con lại thích nụ hôn của cô ấy. Có gì đó thật đặc biệt trong ánh mắt của cô ấy, ba à.’”
Tác giả :
Lucy Maud Montgomery