Anna Karenina
Quyển 5 - Chương 20
Kể từ khi Alecxei Alecxandrovich, qua câu chuyện trao đổi với Betxy và Stepan Ackađich, suy luận ra rằng người ta chỉ yêu cầu ông để mặc cho vợ được yên thân, đừng làm phiền nàng bằng sự có mặt của mình, và chính nàng cũng muốn như vậy, ông hoang mang đến nỗi không thể quyết định được điều gì, tự mình cũng không hiểu giờ đây mình muốn gì, và trong khi phó thác số phận vào tay những người rất vui thích được can thiệp vào việc của ông, ông đã ưng thuận mọi sự. Mãi tới khi Anna bỏ nhà ra đi và cô gia sư người Anh cho đến hỏi là sẽ cùng ăn với ông hay ăn riêng, ông mới hiểu rõ ràng hoàn cảnh mình và hoảng sợ.
Điều khổ tâm nhất là ông hoàn toàn không thể dung hoà được dĩ vãng với hiện tại. Phải đâu là cái dĩ vãng, cái thời kì còn sống hạnh phúc với vợ, làm ông bối rối. Ông đã đau đớn cam chịu bước quá độ từ dĩ vãng đó đến lúc biết vợ bội bạc. Tình trạng đó thật nặng nề nhưng có thể hiểu được. Giá sau khi thú nhận đã bội bạc, vợ ông bỏ đi ngay thì có lẽ ông sẽ ô nhục, đau khổ, nhưng sẽ không lâm vào tình thế khó hiểu và hầu như không lối thoát hiện nay. Giờ đây, ông không thể vá víu cái dĩ vãng mới đây, tình âu yếm, thương yêu đối với người vợ ốm và đứa trẻ không phải con ông, vào với hiện tại, nói cách khác là với cái tình cảnh cô đơn, ô danh, lố bịch, vô tích sự và bị mọi người khinh bỉ mà ông đang lâm vào, coi như phần thưởng cho mọi tình cảm tốt đẹp nói trên. Hai ngày sau khi vợ bỏ đi, Alecxei Alecxandrovich tiếp những người đến cầu cạnh, đi họp và ăn trưa ở phòng ăn như thường lệ. Cũng không tự cắt nghĩa tại sao mình làm như vậy, trong hai hôm đó, ông dốc toàn tâm toàn ý vào mục tiêu duy nhất: tỏ vẻ bình tĩnh và thậm chí dửng dưng nữa. Khi sai thu dọn đồ đạc và phòng của Anna Arcadievna, ông đã cố gắng phi thường để tỏ vẻ coi những biến cố vừa xảy ra chẳng có gì là bất ngờ và cũng chẳng khác gì những sự việc bình thường. Ông đã đạt mục đích: không ai ngờ ông tuyệt vọng cả. Nhưng ngày thứ ba sau hôm Anna bỏ đi, khi Kornây đem tới hoá đơn của cửa hàng y phục nữ mà Anna quên không thanh toán và cho biết gã bán hàng đang đợi ở ngoài, Alecxei Alecxandrovich bèn cho gọi hắn vào.
- Thưa quan lớn, xin ngài thứ lỗi cho tôi đã mạo muội làm phiền ngài. Nếu phải gửi hoá đơn này cho bà lớn, thì xin quan lớn làm ơn cho biết địa chỉ bà nhà.
Alecxei Alecxandrovich ra vẻ suy nghĩ, rồi đột nhiên quay mặt đi và ngồi xuống trước bàn giấy. Hai tay ôm đầu, ông ngồi mãi như thế; ông định nói mấy lần, song lại thôi.
Hiểu rõ nỗi lòng chủ, Kornây bảo gã bán hàng hôm khác trở lại. Còn lại một mình, Alecxei Alecxandrovich cảm thấy không đủ sức đảm đương vai kịch nữa. Ông cho tháo ngựa khỏi xe đang chờ, đóng cửa không tiếp khách và cũng không ra khỏi phòng để ăn trưa nữa.
Ông thấy không còn chịu đựng nổi sự công kích tứ bề của vẻ khinh mạn và tàn nhẫn mà ông nhìn thấy rất rõ trên các bộ mặt của gã bán hàng, của Kornây, của tất cả mọi người ông gặp, trong hai ngày đó, không trừ một ai. Ông cảm thấy không thể tránh được sự ghét bỏ của mọi người vì nó trút xuống đầu ông không phải vì ông xấu xa (nếu vậy ông có thể cố gắng tốt hơn), mà vì ông khổ sở ghê gớm. Ông biết họ tàn nhẫn chính vì cõi lòng ông đang tan nát. Ông cảm thấy mọi người sẽ xâu xé ông như đàn chó cắn xé một con chó đầy mình thương tích và đang rống lên đau đớn. Ông biết phương pháp duy nhất để thoát khỏi bọn họ là giấu kín vết thương đi và chính ông đã theo bản năng thử làm như vậy trong hai ngày đầu, nhưng bay giờ, ông thẩy rõ mình không còn đủ sức.
Nỗi tuyệt vọng càng tăng vì ông biết rõ mình hoàn toàn cô độc trong đau buồn. Ông không có ai ở Petersburg hoặc bất cứ nơi nào để tâm sự mọi nỗi niềm và khiến họ thương xót, ông không phải với tư cách một quan chức cao cấp hoặc một thành viên xã hội, mà giản dị với tư cách một người đau khổ.
Alecxei Alecxandrovich mồ côi từ thuở nhỏ. Ông có hai anh em. Ông không nhớ bố ra sao. Còn mẹ thì chết hồi ông mới mười tuổi. Tài sản để lại cũng ít ỏi. Ông chú Karenin, một quan chức trọng yếu, ngày xưa là triều thần sủng ái của tiên đế, đã nhận nuôi nấng dạy dỗ hai anh em.
Sau khi tốt nghiệp trung học và Đại học vào loại ưu, Alecxei Alecxandrovich, dưới sự che chở của chú, đã hiển hách bước vào con đường công danh sự nghiệp và chuyên tâm hiến mình vào đó. Cả ở trung học và Đại học, cả sau này nữa, ông không hề kết bạn với ai. Người anh đối với ông là thân nhất, nhưng ông ta làm việc ở Bộ ngoại giao, phần lớn thời gian đều sống ở nước ngoài và chết ở đó ít lâu sau khi Alecxei Alecxandrovich lấy vợ.
Hồi ông còn làm tỉnh trưởng, bà cô của Anna, một mệnh phụ rất giàu, đã tạo cơ hội thuận lợi cho viên quan còn trẻ này (so với phẩm hàm) gặp gỡ chuyện trò với cháu gái và đặt ông vào tình thế chỉ còn cách cầu hôn hoặc bỏ thành phố mà đi.
Alecxei Alecxandrovich đã lưỡng lự khá lâu. Ông có đầy đủ lí lẽ để tán thành cũng như phản đối cuộc hôn nhân đó, mặt khác ông không đủ cương quyết làm trái với nguyên tắc của mình: "Khi còn nghi ngờ, hãy dè chừng". Nhưng bà cô Anna nhờ người đánh tiếng cho biết là ông đã làm tổn hại đến thanh danh cô gái và nhiệm vụ người đàn ông trọng danh dự buộc ông phải cầu hôn. Ông đànhưng thuận và trao tất cả yêu thương có thể có cho vị hôn thê, sau trở thành vợ.
Mối tình gắn bó ông với Anna loại trừ trong tâm hồn ông những nhu cầu cuối cùng về quan hệ thân ái với người xung quanh. Và giờ đây, trong tất cả những người thường đi lại, ông không có ai thân thiết. Ông có vô số chỗ "giao du", nhưng không có bạn tri âm.
Alecxei Alecxandrovich quen rất nhiều người có thể mời đến ăn uống, thăm dò ý kiến về công việc hoặc có thể giúp đỡ một người cầu cạnh, có thể cùng họ tự do chỉ trích hành động của các nhân vật khác hoặc chính phủ, nhưng quan hệ của ông với những người đó chỉ hạn chế trong một phạm vi chật hẹp, không vượt ra khỏi khuôn khổ lề thói cố định.
Ông có một người bạn cùng học ở Đại học, và sau đi lại thân thiết hơn, có thể thổ lộ nỗi buồn phiền được, nhưng ông này lại làm đốc học ở một học khu xa xôi. Những người thân thuộc duy nhất ở Petersburg là chánh văn phòng và thầy thuốc của ông.
Mikhain Vaxilievich Xliudin, chánh văn phòng của ông, là người đứng đắn, giản dị, thông minh và tốt bụng, Alecxei Alecxandrovich rất có cảm tình với ông ta, nhưng năm năm làm việc hành chính đã dựng lên giữa họ một hàng rào ngăn cách mọi thổ lộ tâm tình.
Sau khi kí xong công văn giấy tờ, Alecxei Alecxandrovich thường nín lặng hồi lâu, thỉnh thoảng lại nhìn Mikhain Vaxilievich và đã nhiều lần thử gợi chuyện mà không được. Ông đã sắp sẵn câu mào đầu "ông có nghe thấy người ta xì xào gì về nỗi bất hạnh của tôi không?", nhưng cuối cùng lại nói như thường lệ: "Thế nhé, ông chuẩn bị công việc này cho tôi", và cho ông ta lui.
Người kia là bác sĩ cũng có thiện cảm với ông, nhưng từ lâu, giữa họ đã có một thoả thuận ngầm, là cả hai đều rất bận và luôn luôn vội vã.
Còn những chỗ quen biết thuộc phái nữ, kể cả bà bạn thân nhất là nữ bá tước Lidia Ivanovna, Alecxei Alecxandrovich chả hơi đâu mà nghĩ tới. Ông thấy ghê tởm và khiếp sợ tất cả các bà, đơn giản chỉ vì họ là phụ nữ.
Điều khổ tâm nhất là ông hoàn toàn không thể dung hoà được dĩ vãng với hiện tại. Phải đâu là cái dĩ vãng, cái thời kì còn sống hạnh phúc với vợ, làm ông bối rối. Ông đã đau đớn cam chịu bước quá độ từ dĩ vãng đó đến lúc biết vợ bội bạc. Tình trạng đó thật nặng nề nhưng có thể hiểu được. Giá sau khi thú nhận đã bội bạc, vợ ông bỏ đi ngay thì có lẽ ông sẽ ô nhục, đau khổ, nhưng sẽ không lâm vào tình thế khó hiểu và hầu như không lối thoát hiện nay. Giờ đây, ông không thể vá víu cái dĩ vãng mới đây, tình âu yếm, thương yêu đối với người vợ ốm và đứa trẻ không phải con ông, vào với hiện tại, nói cách khác là với cái tình cảnh cô đơn, ô danh, lố bịch, vô tích sự và bị mọi người khinh bỉ mà ông đang lâm vào, coi như phần thưởng cho mọi tình cảm tốt đẹp nói trên. Hai ngày sau khi vợ bỏ đi, Alecxei Alecxandrovich tiếp những người đến cầu cạnh, đi họp và ăn trưa ở phòng ăn như thường lệ. Cũng không tự cắt nghĩa tại sao mình làm như vậy, trong hai hôm đó, ông dốc toàn tâm toàn ý vào mục tiêu duy nhất: tỏ vẻ bình tĩnh và thậm chí dửng dưng nữa. Khi sai thu dọn đồ đạc và phòng của Anna Arcadievna, ông đã cố gắng phi thường để tỏ vẻ coi những biến cố vừa xảy ra chẳng có gì là bất ngờ và cũng chẳng khác gì những sự việc bình thường. Ông đã đạt mục đích: không ai ngờ ông tuyệt vọng cả. Nhưng ngày thứ ba sau hôm Anna bỏ đi, khi Kornây đem tới hoá đơn của cửa hàng y phục nữ mà Anna quên không thanh toán và cho biết gã bán hàng đang đợi ở ngoài, Alecxei Alecxandrovich bèn cho gọi hắn vào.
- Thưa quan lớn, xin ngài thứ lỗi cho tôi đã mạo muội làm phiền ngài. Nếu phải gửi hoá đơn này cho bà lớn, thì xin quan lớn làm ơn cho biết địa chỉ bà nhà.
Alecxei Alecxandrovich ra vẻ suy nghĩ, rồi đột nhiên quay mặt đi và ngồi xuống trước bàn giấy. Hai tay ôm đầu, ông ngồi mãi như thế; ông định nói mấy lần, song lại thôi.
Hiểu rõ nỗi lòng chủ, Kornây bảo gã bán hàng hôm khác trở lại. Còn lại một mình, Alecxei Alecxandrovich cảm thấy không đủ sức đảm đương vai kịch nữa. Ông cho tháo ngựa khỏi xe đang chờ, đóng cửa không tiếp khách và cũng không ra khỏi phòng để ăn trưa nữa.
Ông thấy không còn chịu đựng nổi sự công kích tứ bề của vẻ khinh mạn và tàn nhẫn mà ông nhìn thấy rất rõ trên các bộ mặt của gã bán hàng, của Kornây, của tất cả mọi người ông gặp, trong hai ngày đó, không trừ một ai. Ông cảm thấy không thể tránh được sự ghét bỏ của mọi người vì nó trút xuống đầu ông không phải vì ông xấu xa (nếu vậy ông có thể cố gắng tốt hơn), mà vì ông khổ sở ghê gớm. Ông biết họ tàn nhẫn chính vì cõi lòng ông đang tan nát. Ông cảm thấy mọi người sẽ xâu xé ông như đàn chó cắn xé một con chó đầy mình thương tích và đang rống lên đau đớn. Ông biết phương pháp duy nhất để thoát khỏi bọn họ là giấu kín vết thương đi và chính ông đã theo bản năng thử làm như vậy trong hai ngày đầu, nhưng bay giờ, ông thẩy rõ mình không còn đủ sức.
Nỗi tuyệt vọng càng tăng vì ông biết rõ mình hoàn toàn cô độc trong đau buồn. Ông không có ai ở Petersburg hoặc bất cứ nơi nào để tâm sự mọi nỗi niềm và khiến họ thương xót, ông không phải với tư cách một quan chức cao cấp hoặc một thành viên xã hội, mà giản dị với tư cách một người đau khổ.
Alecxei Alecxandrovich mồ côi từ thuở nhỏ. Ông có hai anh em. Ông không nhớ bố ra sao. Còn mẹ thì chết hồi ông mới mười tuổi. Tài sản để lại cũng ít ỏi. Ông chú Karenin, một quan chức trọng yếu, ngày xưa là triều thần sủng ái của tiên đế, đã nhận nuôi nấng dạy dỗ hai anh em.
Sau khi tốt nghiệp trung học và Đại học vào loại ưu, Alecxei Alecxandrovich, dưới sự che chở của chú, đã hiển hách bước vào con đường công danh sự nghiệp và chuyên tâm hiến mình vào đó. Cả ở trung học và Đại học, cả sau này nữa, ông không hề kết bạn với ai. Người anh đối với ông là thân nhất, nhưng ông ta làm việc ở Bộ ngoại giao, phần lớn thời gian đều sống ở nước ngoài và chết ở đó ít lâu sau khi Alecxei Alecxandrovich lấy vợ.
Hồi ông còn làm tỉnh trưởng, bà cô của Anna, một mệnh phụ rất giàu, đã tạo cơ hội thuận lợi cho viên quan còn trẻ này (so với phẩm hàm) gặp gỡ chuyện trò với cháu gái và đặt ông vào tình thế chỉ còn cách cầu hôn hoặc bỏ thành phố mà đi.
Alecxei Alecxandrovich đã lưỡng lự khá lâu. Ông có đầy đủ lí lẽ để tán thành cũng như phản đối cuộc hôn nhân đó, mặt khác ông không đủ cương quyết làm trái với nguyên tắc của mình: "Khi còn nghi ngờ, hãy dè chừng". Nhưng bà cô Anna nhờ người đánh tiếng cho biết là ông đã làm tổn hại đến thanh danh cô gái và nhiệm vụ người đàn ông trọng danh dự buộc ông phải cầu hôn. Ông đànhưng thuận và trao tất cả yêu thương có thể có cho vị hôn thê, sau trở thành vợ.
Mối tình gắn bó ông với Anna loại trừ trong tâm hồn ông những nhu cầu cuối cùng về quan hệ thân ái với người xung quanh. Và giờ đây, trong tất cả những người thường đi lại, ông không có ai thân thiết. Ông có vô số chỗ "giao du", nhưng không có bạn tri âm.
Alecxei Alecxandrovich quen rất nhiều người có thể mời đến ăn uống, thăm dò ý kiến về công việc hoặc có thể giúp đỡ một người cầu cạnh, có thể cùng họ tự do chỉ trích hành động của các nhân vật khác hoặc chính phủ, nhưng quan hệ của ông với những người đó chỉ hạn chế trong một phạm vi chật hẹp, không vượt ra khỏi khuôn khổ lề thói cố định.
Ông có một người bạn cùng học ở Đại học, và sau đi lại thân thiết hơn, có thể thổ lộ nỗi buồn phiền được, nhưng ông này lại làm đốc học ở một học khu xa xôi. Những người thân thuộc duy nhất ở Petersburg là chánh văn phòng và thầy thuốc của ông.
Mikhain Vaxilievich Xliudin, chánh văn phòng của ông, là người đứng đắn, giản dị, thông minh và tốt bụng, Alecxei Alecxandrovich rất có cảm tình với ông ta, nhưng năm năm làm việc hành chính đã dựng lên giữa họ một hàng rào ngăn cách mọi thổ lộ tâm tình.
Sau khi kí xong công văn giấy tờ, Alecxei Alecxandrovich thường nín lặng hồi lâu, thỉnh thoảng lại nhìn Mikhain Vaxilievich và đã nhiều lần thử gợi chuyện mà không được. Ông đã sắp sẵn câu mào đầu "ông có nghe thấy người ta xì xào gì về nỗi bất hạnh của tôi không?", nhưng cuối cùng lại nói như thường lệ: "Thế nhé, ông chuẩn bị công việc này cho tôi", và cho ông ta lui.
Người kia là bác sĩ cũng có thiện cảm với ông, nhưng từ lâu, giữa họ đã có một thoả thuận ngầm, là cả hai đều rất bận và luôn luôn vội vã.
Còn những chỗ quen biết thuộc phái nữ, kể cả bà bạn thân nhất là nữ bá tước Lidia Ivanovna, Alecxei Alecxandrovich chả hơi đâu mà nghĩ tới. Ông thấy ghê tởm và khiếp sợ tất cả các bà, đơn giản chỉ vì họ là phụ nữ.
Tác giả :
Leo Tolstoy