Ánh Trăng Vì Tôi Mà Đến
Chương 64
Kỳ thi cuối kỳ đến rất nhanh, thêm một lần ngồi trong phòng thi của trường Nhất Trung Văn Hoa, Đào Khê cảm thấy mình thi ổn hơn nhiều so với đợt giữa kỳ, tư tưởng vững vàng mà phát huy ổn định. Hôm đó thi xong, Dương Tranh mình tới đón cậu về nhà ông ngoại, bà ngoại đã đặc biệt làm cho cậu rất nhiều món ăn ngon, cả nhà quây quần chúc mừng cậu kết thúc kỳ thi, chào đón kỳ nghỉ đông.
Ngày thứ ba sau khi thi thì có kết quả. Đào Khê từ hạng số 42 trong đợt thi giữa kỳ đã tiến bộ vượt bậc lên tới hạng 21. Ngoại từ tượng đài Lâm Khâm Hòa luôn kiên trì bám trụ hạng nhất ra thì thành tích này của Đào Khê khiến học sinh lớp số 1 chịu một cú sốc nặng nề. Dù sao đây cũng chỉ là một học sinh mới chuyển từ huyện Thanh Thủy tới có nửa năm thôi thế mà suýt chút nữa đã lọt vào top 20, nếu cho thêm chút thời gian nữa thì chẳng phải là sẽ sánh vai cùng với Lâm Khâm Hòa sao?
Đào Khê cũng coi như là hài lòng với điểm số này, chỉ có điều cậu còn chưa kịp ăn mừng với Lâm Khâm Hòa thì đã bị Dương Tranh Minh đón về nhà ông ngoại. Lần này bà ngoại còn làm cho cậu một bàn thức ăn to hoành tráng hơn nữa, chúc mừng cậu đã có tiến bộ đáng khen trong kỳ thi cuối kỳ. Trong bữa ăn, ba người lớn còn tặng quà khích lệ cho cậu, Đào Khê cũng không khách sáo mà nhận lấy cả, còn ở lại nhà ông bà ngoại một đêm rồi mới về.
Cậu biết rằng người thân của mình đang cố gắng xây dựng một gia đình vì cậu. Có lẽ tình thân cũng giống như từng hạt cát bồi đắp lên một tòa tháp vậy, mỗi bát cơm mỗi đĩa rau, mỗi món mặn mỗi món chay, tất cả đều gắn kết thành một gia đình.
Ngày hôm sau, Đào Khê ôm một đống quà về nhà của cậu và Lâm Khâm Hòa. Đối với chuyện hai người sống chung, ông bà cụ cũng không nói gì, có lẽ Dương Tranh Minh đã đề cập với họ về chuyện này rồi, chỉ có điều không biết ông bà nói thế nào. Lúc cậu về nhà thì Lâm Khâm Hòa cũng vừa từ viện điều dưỡng thăm La Trưng Âm về.
“Cô La đỡ chưa anh?” Đào Khê khoanh chân ngồi trên thảm ôm lấy một hộp quà hỏi Lâm Khâm Hòa đang ngồi trên sopha.
Lâm Khâm Hòa đưa chiếc kéo trên bàn trà cho Đào Khê: “Cũng ổn hơn rồi, ngày mai có thể ra viện.”
Đào Khê nghe vậy thì thở phào một hơi, cậu cầm lấy kéo cắt dây ruy băng trên hộp quà, bỗng nghe thấy Lâm Khâm Hòa nói: “Ngày mai mẹ anh muốn gặp em.”
“Được ạ, em cũng định tới thăm mẹ anh.” Đào Khê buông kéo nhìn Lâm Khâm Hòa, sắc mặt anh bình tĩnh nhưng cậu nhìn ra được sự lưỡng lự trong mắt anh.
Đào Khê tiến đến cạnh bên Lâm Khâm Hòa, tựa cằm lên đầu gối anh, ngửa đầu hỏi: “Có phải anh đang lo lắng chuyện gì không?’
Lâm Khâm Hòa nhìn vào đôi mắt của Đào Khê, ngón tay cái khẽ vuốt ve hàng mi ở khóe mắt cậu, thấp giọng nói: “Không có gì đâu.”
Đào Khê cảm thấy đuôi mắt mình hơi ngưa ngứa thì chớp mắt mấy cái, lông mi cậu lướt qua ngón tay anh khiến nó mau chóng rụt lại. Thực ra cậu biết Lâm Khâm Hòa đang lo lắng điều gì, cậu muốn gặp La Trưng Âm cũng là vì muốn chứng minh một suy đoán của bản thân và cũng vì muốn nói với bà vài câu.
*
Ngày hôm sau, Đào Khê mua một vài món quà rồi cùng Lâm Khâm Hòa tới căn biệt thự mà La Trưng Âm đang sống. Đây cũng từng là nơi mà Lâm Khâm Hòa và Dương Đa Lạc từng ở.
Kiến trúc và trang hoàng bên trong căn biệt thự mang đậm hơi thở nghệ thuật nhưng cũng rất quạnh quẽ. Điều đầu tiên mà Đào Khê nhìn thấy là bức tranh sơn dầu treo trên vách tường ngoài phòng khách. Trong bức họa ấy là một cô gái trẻ mặc chiếc váy dài màu trắng. Cô ngồi giữa cánh đồng hoa màu tím biếc, đôi mắt cười vừa ngây thơ, vừa tràn đầy tình cảm. Đào Khê nhận ra đây là bức chân dung tự họa của mẹ mình, Phương Tuệ.
Người hộ lý chăm sóc cho La Trưng Âm bước xuống dưới nói với Đào Khê: “Phu nhân vừa tỉnh lại, mời cậu lên tầng.”
Lâm Khâm Hòa nói với Đào Khê: “Anh đợi em dưới phòng khách.” Anh biết La Trưng Âm có những lời muốn nói riêng với Đào Khê. Đào Khê gật đầu, vừa định quay người bước đi thì Lâm Khâm Hòa nắm lấy cổ tay cậu dặn dò, “Nếu tình trạng của bà ấy không tốt, em có thể gọi anh lên.”
Đào Khê đồng ý rồi cùng người hộ lý đi lên tầng hai. Trên đường đi cậu nhận ra rằng không chỉ có bức tranh trong phòng khách mà toàn bộ căn biệt thự này đều có rất nhiều dấu vết của Phương Tuệ, đó có thể là những bức ảnh chụp hoặc những bức tranh sơn dầu, thậm chí cả di vật khác của bà lúc còn sống.
Cánh cửa được mở ra, Đào Khê chưa bước vào đã ngửi thấy mùi thuốc thoang thoảng. Tấm rèm cửa sổ nặng nề che kín ánh sáng vẫn chưa được kéo ra, trong góc phòng chỉ có một ngọn đèn sát đất đang sáng. Trong ánh sáng u tối ấy, Đào Khê nhìn thấy La Trưng Âm đang nằm dựa lên đầu giường, suýt chút nữa chẳng nhận ra đây là một nữ nghệ sĩ dương cầm tao nhã. La Trưng Âm trông rất yếu ớt, sắc mặt tái nhợt trông vô cùng ốm yếu, đôi mắt ảm đạm cũng sáng lên đôi chút khi nhìn thấy cậu bước vào.
Bà gian nan nở một nụ cười: “Đào Khê à, tới đây ngồi đi.”
Đào Khê lễ phép chào một câu: “Cháu chào cô La.” rồi ngồi xuống chiếc ghế bên giường La Trưng Âm.
La Trưng Âm không nói gì thêm, bà chỉ lẳng lặng nhìn cậu thiếu niên trước mặt mình, đôi mắt tựa như trống rỗng lại như đang chứa đựng điều gì đó. Đào Khê bị La Trưng Âm nhìn mà cảm thấy không được tự nhiên, cậu muốn nói gì đó để phá vỡ sự im lặng nhưng lại thấy bà bỗng rơi nước mắt, khóc trong yên lặng mà lại đau đớn. Cậu bối rối đưa cho La Trưng Âm một tờ khăn giấy, nhưng bà không nhận mà lấy che mặt, lặng lẽ khóc, dường như nước mắt cứ chảy mãi không ngừng.
Một lúc lâu sau, bà nói với cậu: “Xin lỗi cháu, bệnh của cô vẫn chưa khỏi hẳn, có đôi lúc sẽ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình.”
Đào Khê nói không sao, cậu biết căn bệnh trầm cảm của La Trưng Âm rất nghiêm trọng, nhưng lại không biết nên làm thế nào để động viên bà.
Sau khi khóc xong, La Trưng Âm bình tĩnh hơn một chút, bà ngẩng đầu nhìn Đào Khê một lần nữa, chăm chú nhìn thật lâu rồi mỉm cười: “Cháu rất giống A Tuệ.”
Đào Khê cẩn thận thuận theo mà hỏi: “Mẹ cháu là người như thế nào ạ?”
Ánh mắt La Trưng Âm đang rơi trên gương mặt cậu như thể đang nhìn về một người từ rất lâu trước kia. Bà nói đứt quãng rất nhiều điều, phần lớn là những câu chuyện từ nhỏ đến lớn giữa bà và Phương Tuệ. Khoảng thời gian đó có lẽ rất vui vẻ, bởi vì lúc La Trưng Âm kể lại, gương mặt bà mang theo ý cười nhàn nhạt.
Đào Khê nghiêm túc lắng nghe. Cậu đã chứng minh được suy đoán của mình, đúng là La Trưng Âm thích Phương Tuệ, là kiểu tình cảm như cậu thích Lâm Khâm Hòa vậy. Chỉ có điều, lúc La Trưng Âm nói về chuyện Phương Tuệ mang thai thì cảm xúc bỗng chốc như sụp đổ. Bà lại ôm lấy mặt mà khóc, nước mắt chảy qua kẽ tay rơi xuống dưới tựa một kẻ sám hối đang quỳ phục xuống đất. Đào Khê bối rối an ủi. La Trưng Âm chột nắm lấy tay cậu giống như một người sắp chết đuối nắm chặt lấy tấm ván gỗ, luôn miệng nói xin lỗi.
“Cô La, cô không có lỗi với cháu.” Đào Khê nhíu mày, tay của cậu bị bà nắm hơi đau.
Thế nhưng La Trưng Âm lắc đầu liên tục, vẫn túm chặt lấy tay Đào Khê, vừa khóc vừa nói năng lộn xộn: “Không, là cô có lỗi với A Tuệ, có lỗi với đứa con của A Tuệ, là lỗi của cô, Đào Khê à, xin lỗi cháu, xin lỗi cháu,…”
Đào Khê nhìn La Trưng Âm đắm chìm trong đau khổ, trong lòng cảm thấy khó chịu vô cùng. Mãi lúc sau mới đợi được La Trưng Âm bình tĩnh trở lại, cậu tính nói về những chủ đề khác để rời đi sự chú ý của La Trưng Âm. Nhưng bà bỗng nhiên ngước nhìn cậu, cặp mắt đẫm nước mắt lóe lên một tia sáng giống như cuối cùng đã tìm ra cách để cứu rỗi bản thân.
Bà kích động nói: “Đào Khê, cô sẽ bù đắp cho cháu. Những gì cô nợ cháu mười mấy năm qua cô sẽ bù cho cháu. Cháu có thể coi cô như một người mẹ được không? Được không hả cháu?”
Bà gần như cầu xin Đào Khê như thể nếu cậu không đồng ý, bà sẽ sụp đổ mất thôi. Trong lòng Đào Khê chỉ còn tiếng thở dài nặng nề. Với La Trưng Âm, chỉ có đứa con của Phương Tuệ mới có thể cứu bản thân bà thoát khỏi tuyệt vọng và tội lỗi bủa vây. Trước kia là Dương Đa Lạc, bây giờ lại là cậu.
Cậu lắc đầu từ chối nhưng dùng giọng điệu dịu dàng hết sức có thể trả lời: “Cô La, cháu biết vì mẹ mà cô cảm thấy mắc nợ cháu.” Cậu dừng một chút rồi tiếp lời, “Nhưng người cô mắc nợ không phải cháu và cháu cũng đâu phải con cô.”
La Trưng Âm có vẻ không hiểu ý cậu, sốt sắng nói: “Không sao, cô sẽ coi cháu như con ruột, con của A Tuệ là con của cô.” Không biết bà đột nhiên nghĩ đến điều gì mà nắm tay Đào Khê chặt hơn, chua xót cưỡng cầu, “Đào Khê à, dọn về đây ở đi. Cháu và Khâm Hòa cùng nhau sống ở đây. Cháu có thể xem thằng bé là anh hai và chúng ta sẽ trở thành người thân của cháu. Thằng bé và cô sẽ cùng chăm sóc cháu được không?”
Đào Khê nhìn người phụ nữ ốm yếu xanh xao trước mặt, lòng chợt buồn bã, không trả lời mà chỉ nhẹ nhàng hỏi: “Cô La, đối với cô, Khâm Hòa là gì ạ?”
La Trưng Âm ngơ ngác nhìn Đào Khê trông như không hiểu cậu nói gì. Đào Khê hít một hơi thật sâu, do dự một lúc rồi nói những điều bản thân muốn thốt ra: “Khâm Hòa là con của cô, cũng giống cháu là con của mẹ vậy. Không phải là sợi dây tình cảm cô dành cho bà ấy, cũng chẳng phải là giấy bạc cô đền bù cho cháu. Người mười mấy năm nay cô cần bù đắp chưa bao giờ là cháu, mà là Lâm Khâm Hòa, cô có biết không?”
Cậu chăm chú nhìn La Trưng Âm nhưng bà lại lặng im trong ánh mắt âm trầm rồi bàn tay bà bỗng run lên và rụt lại tựa như chạm vào thứ gì đó sắc bén. Đào Khê biết La Trưng Âm đang trốn tránh vấn đề nên cậu nắm lấy bàn tay lạnh lẽo ấy và truyền nhiệt độ của mình sang cho bà, nhìn thẳng vào mắt La Trưng Âm và chậm rãi cất giọng.
“Cô là bạn thân của mẹ cháu nên bà ấy trên trời cao chắc chắn sẽ không muốn thấy cô áy náy cả đời vì bà đâu. Bà hy vọng cô có một gia đình hạnh phúc và sẽ sở hữu niềm vui cho riêng mình như lúc hai người còn ở bên nhau.”
Nghe được câu này, cuống họng La Trưng Âm nghẹn lại dữ dội. Bà cúi đầu, nước mắt rơi lã chã trên chăn bông. Bà nghẹn ngào đáp: “Nhưng cô không làm được…” Chẳng còn cách nào để thoát khỏi tuyệt vọng nên cứ mãi sống trong nuối tiếc hết ngày này qua ngày khác.
Đào Khê thầm thở dài: “Mẹ La ơi,” La Trưng Âm ngẩng đầu, chớp mạnh đôi mắt mờ mịt rồi nhìn chàng thiếu niên đang khe khẽ cười với cô, “Cảm ơn vì đã nguyện ý làm mẹ của con. Con chỉ mong rằng mẹ của con và Khâm Hòa sẽ luôn khỏe mạnh và tươi vui, được không ạ?”
Ánh sáng màu vàng nhạt nhòa mà ấm áp từ cây đèn sàn chiếu vào góc giường. La Trưng Âm khóc không thành tiếng một hồi mới cho Đào Khê một câu trả lời: “Được.”
Cậu cứ nắm tay La Trưng Âm đến tận khi bà ngủ thiếp đi mới ra khỏi phòng. Đào Khê đứng một mình ở hành lang, dựa lưng vào vách tường và ngắm bức ảnh chụp Phương Tuệ. Lâm Khâm Hòa lớn lên trong một nơi bất cứ chỗ nào cũng hoài niệm hình bóng Phương Tuệ và có một người mẹ trong tâm trí chỉ có con của người khác nên có hay chăng cũng căm ghét Phương Tuệ và con trai của bà? Thế mà trời xui đất khiến, lại cùng con ruột của Phương Tuệ ở bên nhau.
Cậu không thể diễn tả rõ được cảm xúc hiện tại của bản thân, chỉ nhớ những gì ông lão bán hoành thánh bộc bạch ngày đó.
*
Đêm nọ, trong quán hoành thánh, nhân lúc Lâm Khâm Hòa ra ngoài mua thịt nướng, Đào Khê đã hỏi lão Tôn về việc bé Lâm Khâm Hòa sáu tuổi bỏ nhà đi. Lão Tôn dường như rất tin tưởng Đào Khê nên liền kể chi tiết mọi chuyện cho cậu nghe.
Vào một hôm chạng vạng cách đây mười năm, có một cậu bé xinh trai lắc qua lắc lại trước gian hàng của lão Tôn. Thấy tội nghiệp, ông bảo đứa bé ngồi lên ghế đẩu và nấu một bát hoành thánh cho cậu. Rõ ràng là cực kỳ đói bụng nhưng cậu ăn rất chậm. Cậu vừa ăn, vừa hướng mắt ra ngã tư đối diện như thể đang mong ngóng ai đó.
Lão Tôn không có việc gì làm nên khoanh chân hỏi đứa nhỏ vì sao lại chạy ra ngoài một mình, có phải là cãi nhau với ba mẹ không. Cậu bé lắc đầu, vùi đầu uống nước canh không nói lời nào. Lão Tôn đã thấy nhiều trường hợp mấy đứa trẻ giận dỗi ba mẹ, tuyên bố bỏ nhà ra đi nhưng hầu hết không quá ba ki-lô-mét là khóc lóc chạy về.
Ông lão an ủi: “Ba mẹ thi thoảng có đánh mắng con cái nhưng cũng chỉ muốn tốt cho cháu thôi. Ông khẳng định là ba mẹ yêu cháu nhất.”
Cậu trầm mặc một lúc rồi dùng giọng điệu bình tĩnh đáp: “Mẹ cháu không yêu cháu.” Thằng bé trả lời bằng biểu cảm vừa nghiêm túc, vừa khổ tâm làm ông lão sững sờ.
Ông chép miệng nói: “Nào có chuyện ba mẹ nào lại không yêu con ruột của mình hả cháu. Đừng suy nghĩ như vậy, mẹ cháu đang không tìm thấy cháu chắc lo lắng lắm đấy.”
Cậu bé im lặng, lão Tôn băn khoăn tính báo cảnh sát. Lúc định gọi thì nhìn thấy cháu gái mình lo lắng chạy đến, thấy đứa trẻ đang ngồi ăn hoành thánh bên bàn gỗ thì thở phào nhẹ nhõm rồi lập tức ôm chầm lấy cậu, lau nước mắt. Thì ra cháu ông đang làm bảo mẫu ở tòa nhà cán bộ giảng viên của một trường đại học và đứa bé này là con của một hộ gia đình sống trong đó. Lão Tôn không khỏi thắc mắc chuyện gì đã xảy ra. Có lẽ bất bình đã lâu, bây giờ có cơ hội nói ra, cô cháu gái lảm nhảm kể gần hai mươi phút.
Nghe cô kể rằng, mẹ của cậu là một nghệ sĩ dương cầm sở hữu một căn biệt thự được chăm chút cẩn thận. Cô ta cùng đứa trẻ chuyển về tòa cán bộ giảng viên của trường đại học – nơi cô sống khi còn bé và thuê cô cháu gái sống gần đó làm bảo mẫu.
Tòa nhà cán bộ giảng viên đã xuống cấp. Chiều hôm ấy, đúng lúc cô cháu gái ra ngoài mua đồ thì một mạch điện ở tầng dưới bị bốc cháy, lửa cứ ngùn ngụt lan lên trên. Rất may đang là ban ngày nên số ít dân cư trong tòa nhà đã mau chóng sơ tán. Khi cô ấy trở về đã thấy xe cứu hỏa và xe cứu thương vừa đến không lâu. Cô nôn nóng tìm mẹ con bà chủ thì nghe hàng xóm bảo vị phu nhân đã ôm con xuống nhưng bởi quá căng thẳng nên ngất xỉu.
Cô cháu gái nhanh chóng tìm thấy vị phu nhân trên xe cấp cứu, trong tay cô ta còn ôm chặt một bức tranh, còn ngồi bên cạnh là một thằng nhóc đang gào khóc được y tá dỗ dành. Cô nhẹ nhõm thở phào nhưng chợt nhận ra thằng nhóc này không phải là con ruột của bà chủ mà là một đứa bé được gọi là Lạc Lạc thường xuyên đến đây chơi. Cô tức đến nỗi cổ họng thắt lại, không kịp hỏi han mà vội vàng chạy đến báo cho một lính cứu hỏa rằng ở tầng bốn có thể có một cậu bé chưa xuống dưới. Lính cứu hỏa mau chóng ôm một cậu nhóc mặt mày xám đen chạy xuống. Cô nhìn cậu vừa khóc vừa hô hoán cứu hỏa rằng, mẹ và em trai cháu vẫn ở trên đó, cứu mẹ cháu với. Cô quay mặt đi, không kìm được nước mắt tuôn rơi.
“Thằng bé ngủ trưa một mình trong phòng, bị sặc khói tỉnh dậy liền đi tìm mẹ. Nó cho là mẹ và em trai đều bị nhốt trong phòng nên liều mạng đập cửa gọi mẹ, nào biết được mẹ mình lại ôm con người khác xuống tầng, trên tay còn giữ khư khư một bức tranh vô dụng mà quên mất con đẻ.” Cô cháu gái không muốn cậu bé nghe được nên đưa đôi mắt phiếm hồng, nhỏ giọng oán trách với lão Tôn, “Cháu không hiểu mụ ấy nghĩ gì. Ngày thường thì vô tâm với con ruột, còn con của người khác thì nâng niu như báu vật. Nghe nói mụ mắc chứng trầm cảm, nhưng cho dù có bị tâm thần và dù con trai chỉ mới sống cùng chưa bao lâu thì mụ ta cũng không nên ngược đãi con mình như thế này!”
Lão Tôn nghe xong chỉ có thể bày ra vẻ mặt phức tạp, khe khẽ thở dài bởi ông chẳng thể đoán già đoán non chuyện gia đình của nhà người ta. Ông lão nhìn cậu bé sở hữu đôi mắt thông minh đang ôm bát hoành thánh kia, đi qua hỏi: “Có muốn ăn thêm không? Để ông làm cho cháu bát nữa nhé?”
Cậu lắc đầu, lễ phép nói: “Cảm ơn ông, cháu không ăn nữa ạ.”
Lão Tôn ngồi xổm đưa tay xoa đầu thằng nhỏ, suy nghĩ xong liền ân cần nói: “Người bị bệnh thường sẽ quên đi một số việc. Mẹ cháu mắc bệnh, có khả năng sẽ quên mất cháu nhưng không phải là không thương cháu.”
Đứa trẻ rũ đôi mi dài, không nói gì. Lão Tôn biết lý do này quá gượng ép vì chính mẹ thằng bé còn chưa quên con của người khác cơ mà. Ông nhìn cậu, cảm thấy trong lòng khó chịu vô cùng, ngẫm nghĩ nói tiếp: “Hơn nữa, ngoài mẹ ra, vẫn còn rất nhiều người khác thương cháu.”
Đến lúc này cậu bé mới giương mắt lên nhìn ông, nghiêm túc hỏi: “Sẽ giống như mẹ cháu đối với em trai, yêu cháu nhất ạ?”
Cậu nhấn mạnh từ “nhất”, hiển nhiên là cực kỳ khao khát từ này. Cậu cũng giống bao đứa trẻ khác, luôn thèm muốn những điều tốt nhất, to lớn nhất và nhiều nhất.
Lão Tôn sững sờ, nhận ra em trai chính là đứa bé được mẹ cậu nhóc bồng xuống nên không kìm được hỏi rằng: “Mẹ cháu yêu em trai, vậy cháu sẽ ghét em sao?”
Cô cháu gái ngồi bên cạnh liên tục đưa mắt ra hiệu, có vẻ không hài lòng với câu hỏi tàn nhẫn của lão Tôn.
Cậu trầm mặc một hồi rồi lắc đầu: “Em trai có thể làm mẹ vui nên mẹ yêu em nhất.”
Lòng lão Tôn ngũ vị tạp trần. Ông lão thầm thở dài, vươn tay bế cậu nhóc đang ngồi trên ghế đẩu lên ngang đầu và vừa cười vừa dùng giọng điệu khoa trương nói đùa: “Không sao cháu ạ, trên thế giới này, sẽ có người thương yêu cháu nhiều, thật nhiều và nhiều nhất.”
Đôi mắt hổ phách của cậu sáng rực, nhẹ giọng hỏi: “Người ấy khi nào mới xuất hiện ạ?”
“Chờ cháu lớn là có luôn.” Lão Tôn cười ha hả. Ông lão cũng có cháu, bình thường rất thích chơi với trẻ con.
Cô cháu gái không khỏi phàn nàn: “Bác, thằng bé còn nhỏ, đừng nói lung tung.”
Nhưng cậu rõ ràng đã vui lên một ít trước trò trêu ghẹo lão Tôn. Cuối cùng, lão Tôn cũng nhìn cô cháu gái dắt tay đứa bé đi xa. Sau đó, cậu chuyển nhà khỏi toà cán bộ giảng viên của trường đại học và cô cháu gái cũng không làm bảo mẫu cho gia đình đó nữa nhưng thi thoảng vẫn nhắc về cậu bé xinh trai năm nào và lo rằng ở nhà mới cậu sẽ chịu thiệt thòi. Điều khiến lão Tôn bất ngờ là mỗi khi đi ngang qua, cậu nhóc sẽ ghé vào ăn hoành thánh, bình thường chỉ đi một mình, còn thỉnh thoảng sẽ mang hai bát về.
Đào Khê nghe lão Tôn nói xong, khốc mắt đã ửng đỏ từ lúc nào.
*
Cậu vẫn luôn lờ mờ nhận thức được sự chú trọng quá mức của La Trưng Âm đối với Dương Đa Lạc, cũng như sự lễ phép và thờ ơ của anh với La Trưng Âm nhưng chưa từng nhận ra thuở ấu thơ của Lâm Khâm Hòa bên La Trưng Âm lại bị đối xử như vậy.
Cậu biết La Trưng Âm mắc bệnh nhưng vẫn không thấu hiểu nổi, cũng chẳng dám tưởng tượng, nếu từ nhỏ cậu đã sống cùng Lâm Khâm Hòa, phải chăng cũng sẽ hoàn toàn cướp lấy tình mẫu tử lẽ ra phải thuộc về anh? Phải chăng nếu được hưởng tất cả sự cưng chiều của người thân, cậu cũng sẽ trở thành Dương Đa Lạc hiện tại?
Đào Khê không dám nghĩ tiếp, vỗ nhẹ lên má, xóa sạch cảm xúc trên khuôn mặt rồi mang theo tâm trạng hỗn độn bước xuống lầu. Đứng trên cầu thang, cậu thấy Lâm Khâm đang đợi mình trong phòng khách. Nghe thấy tiếng bước chân, anh ngẩng đầu nhìn cậu và nở một nụ cười dịu dàng quá đỗi. Trong một khắc, Đào Khê như được nhìn thấy cậu bé năm nào ngồi ngóng mẹ ở tiệm hoành thánh, khốc mũi đột nhiên cay xè, bước nhanh đến chỗ Lâm Khâm Hòa, cầm lấy tay anh và nắm thật chặt.
Lâm Khâm Hòa để ý cảm xúc của Đào Khê, hơi cúi đầu nhìn thẳng vào mắt cậu, nhẹ giọng hỏi: “Làm sao? Mẹ anh nói gì với em à?”
Đào Khê không đáp, chỉ dựa trán lên vai Lâm Khâm Hòa, cọ qua cọ cần cổ anh. Bỗng cậu hỏi một câu: “Anh có biết em là ai không?”
Lâm Khâm Hòa ngơ ngác một chút, theo bản năng trả lời: “Em là Đào Khê.”
Đào Khê lắc đầu.
Lâm Khâm Hòa cho rằng Đào Khê đang làm nũng tán tỉnh mình nên mỉm cười: “Là bảo bối của anh.”
Đào Khê không khỏi vui vẻ. Cậu hơi nhón chân, ghé bên tai Lâm Khâm Hòa trịnh trọng thủ thỉ: “Bạn nhỏ Lâm Khâm Hòa, trên thế giới này, em là người thương yêu anh nhiều, thật nhiều và nhiều nhất.”
Sau khi Đào Khê dứt lời, Lâm Khâm Hòa lặng thinh, chỉ chăm chú ngắm nhìn cậu như thể hoàn toàn ngây dại. Đôi mắt hổ phách in dấu bóng hình người trước mắt tựa một hồ nước phản chiếu ánh trăng soi.
Cậu đưa tay chọc eo anh: “Anh có vinh hạnh…”
Chưa nói hết, Lâm Khâm Hòa bỗng nghiêng đầu hôn cậu. Môi lưỡi giao nhau, từ dịu dàng đến cuồng nhiệt như lửa. Nhưng người đang hôn cậu như một con chiên ngoan đạo lang thang giữa sa mạc cằn cỗi nhiều ngày chỉ để được hôn Hồ Bán Nguyệt và cầu xin người.
“Thật vinh hạnh cho anh.”
*
Bí: Hồ Bán Nguyệt, tên tiếng anh là Crescent, là một ốc đảo hình trăng lưỡi liềm hơn hai ngàn tuổi tọa lạc giữa sa mạc Gobi cách vùng ngoại ô thành phố Đôn Hoàn, Trung Quốc sáu ki-lô-mét. Các bạn có thể lên mạng tìm hiểu nhiều hơn về Hồ Bán Nguyệt nhé.
Ngày thứ ba sau khi thi thì có kết quả. Đào Khê từ hạng số 42 trong đợt thi giữa kỳ đã tiến bộ vượt bậc lên tới hạng 21. Ngoại từ tượng đài Lâm Khâm Hòa luôn kiên trì bám trụ hạng nhất ra thì thành tích này của Đào Khê khiến học sinh lớp số 1 chịu một cú sốc nặng nề. Dù sao đây cũng chỉ là một học sinh mới chuyển từ huyện Thanh Thủy tới có nửa năm thôi thế mà suýt chút nữa đã lọt vào top 20, nếu cho thêm chút thời gian nữa thì chẳng phải là sẽ sánh vai cùng với Lâm Khâm Hòa sao?
Đào Khê cũng coi như là hài lòng với điểm số này, chỉ có điều cậu còn chưa kịp ăn mừng với Lâm Khâm Hòa thì đã bị Dương Tranh Minh đón về nhà ông ngoại. Lần này bà ngoại còn làm cho cậu một bàn thức ăn to hoành tráng hơn nữa, chúc mừng cậu đã có tiến bộ đáng khen trong kỳ thi cuối kỳ. Trong bữa ăn, ba người lớn còn tặng quà khích lệ cho cậu, Đào Khê cũng không khách sáo mà nhận lấy cả, còn ở lại nhà ông bà ngoại một đêm rồi mới về.
Cậu biết rằng người thân của mình đang cố gắng xây dựng một gia đình vì cậu. Có lẽ tình thân cũng giống như từng hạt cát bồi đắp lên một tòa tháp vậy, mỗi bát cơm mỗi đĩa rau, mỗi món mặn mỗi món chay, tất cả đều gắn kết thành một gia đình.
Ngày hôm sau, Đào Khê ôm một đống quà về nhà của cậu và Lâm Khâm Hòa. Đối với chuyện hai người sống chung, ông bà cụ cũng không nói gì, có lẽ Dương Tranh Minh đã đề cập với họ về chuyện này rồi, chỉ có điều không biết ông bà nói thế nào. Lúc cậu về nhà thì Lâm Khâm Hòa cũng vừa từ viện điều dưỡng thăm La Trưng Âm về.
“Cô La đỡ chưa anh?” Đào Khê khoanh chân ngồi trên thảm ôm lấy một hộp quà hỏi Lâm Khâm Hòa đang ngồi trên sopha.
Lâm Khâm Hòa đưa chiếc kéo trên bàn trà cho Đào Khê: “Cũng ổn hơn rồi, ngày mai có thể ra viện.”
Đào Khê nghe vậy thì thở phào một hơi, cậu cầm lấy kéo cắt dây ruy băng trên hộp quà, bỗng nghe thấy Lâm Khâm Hòa nói: “Ngày mai mẹ anh muốn gặp em.”
“Được ạ, em cũng định tới thăm mẹ anh.” Đào Khê buông kéo nhìn Lâm Khâm Hòa, sắc mặt anh bình tĩnh nhưng cậu nhìn ra được sự lưỡng lự trong mắt anh.
Đào Khê tiến đến cạnh bên Lâm Khâm Hòa, tựa cằm lên đầu gối anh, ngửa đầu hỏi: “Có phải anh đang lo lắng chuyện gì không?’
Lâm Khâm Hòa nhìn vào đôi mắt của Đào Khê, ngón tay cái khẽ vuốt ve hàng mi ở khóe mắt cậu, thấp giọng nói: “Không có gì đâu.”
Đào Khê cảm thấy đuôi mắt mình hơi ngưa ngứa thì chớp mắt mấy cái, lông mi cậu lướt qua ngón tay anh khiến nó mau chóng rụt lại. Thực ra cậu biết Lâm Khâm Hòa đang lo lắng điều gì, cậu muốn gặp La Trưng Âm cũng là vì muốn chứng minh một suy đoán của bản thân và cũng vì muốn nói với bà vài câu.
*
Ngày hôm sau, Đào Khê mua một vài món quà rồi cùng Lâm Khâm Hòa tới căn biệt thự mà La Trưng Âm đang sống. Đây cũng từng là nơi mà Lâm Khâm Hòa và Dương Đa Lạc từng ở.
Kiến trúc và trang hoàng bên trong căn biệt thự mang đậm hơi thở nghệ thuật nhưng cũng rất quạnh quẽ. Điều đầu tiên mà Đào Khê nhìn thấy là bức tranh sơn dầu treo trên vách tường ngoài phòng khách. Trong bức họa ấy là một cô gái trẻ mặc chiếc váy dài màu trắng. Cô ngồi giữa cánh đồng hoa màu tím biếc, đôi mắt cười vừa ngây thơ, vừa tràn đầy tình cảm. Đào Khê nhận ra đây là bức chân dung tự họa của mẹ mình, Phương Tuệ.
Người hộ lý chăm sóc cho La Trưng Âm bước xuống dưới nói với Đào Khê: “Phu nhân vừa tỉnh lại, mời cậu lên tầng.”
Lâm Khâm Hòa nói với Đào Khê: “Anh đợi em dưới phòng khách.” Anh biết La Trưng Âm có những lời muốn nói riêng với Đào Khê. Đào Khê gật đầu, vừa định quay người bước đi thì Lâm Khâm Hòa nắm lấy cổ tay cậu dặn dò, “Nếu tình trạng của bà ấy không tốt, em có thể gọi anh lên.”
Đào Khê đồng ý rồi cùng người hộ lý đi lên tầng hai. Trên đường đi cậu nhận ra rằng không chỉ có bức tranh trong phòng khách mà toàn bộ căn biệt thự này đều có rất nhiều dấu vết của Phương Tuệ, đó có thể là những bức ảnh chụp hoặc những bức tranh sơn dầu, thậm chí cả di vật khác của bà lúc còn sống.
Cánh cửa được mở ra, Đào Khê chưa bước vào đã ngửi thấy mùi thuốc thoang thoảng. Tấm rèm cửa sổ nặng nề che kín ánh sáng vẫn chưa được kéo ra, trong góc phòng chỉ có một ngọn đèn sát đất đang sáng. Trong ánh sáng u tối ấy, Đào Khê nhìn thấy La Trưng Âm đang nằm dựa lên đầu giường, suýt chút nữa chẳng nhận ra đây là một nữ nghệ sĩ dương cầm tao nhã. La Trưng Âm trông rất yếu ớt, sắc mặt tái nhợt trông vô cùng ốm yếu, đôi mắt ảm đạm cũng sáng lên đôi chút khi nhìn thấy cậu bước vào.
Bà gian nan nở một nụ cười: “Đào Khê à, tới đây ngồi đi.”
Đào Khê lễ phép chào một câu: “Cháu chào cô La.” rồi ngồi xuống chiếc ghế bên giường La Trưng Âm.
La Trưng Âm không nói gì thêm, bà chỉ lẳng lặng nhìn cậu thiếu niên trước mặt mình, đôi mắt tựa như trống rỗng lại như đang chứa đựng điều gì đó. Đào Khê bị La Trưng Âm nhìn mà cảm thấy không được tự nhiên, cậu muốn nói gì đó để phá vỡ sự im lặng nhưng lại thấy bà bỗng rơi nước mắt, khóc trong yên lặng mà lại đau đớn. Cậu bối rối đưa cho La Trưng Âm một tờ khăn giấy, nhưng bà không nhận mà lấy che mặt, lặng lẽ khóc, dường như nước mắt cứ chảy mãi không ngừng.
Một lúc lâu sau, bà nói với cậu: “Xin lỗi cháu, bệnh của cô vẫn chưa khỏi hẳn, có đôi lúc sẽ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình.”
Đào Khê nói không sao, cậu biết căn bệnh trầm cảm của La Trưng Âm rất nghiêm trọng, nhưng lại không biết nên làm thế nào để động viên bà.
Sau khi khóc xong, La Trưng Âm bình tĩnh hơn một chút, bà ngẩng đầu nhìn Đào Khê một lần nữa, chăm chú nhìn thật lâu rồi mỉm cười: “Cháu rất giống A Tuệ.”
Đào Khê cẩn thận thuận theo mà hỏi: “Mẹ cháu là người như thế nào ạ?”
Ánh mắt La Trưng Âm đang rơi trên gương mặt cậu như thể đang nhìn về một người từ rất lâu trước kia. Bà nói đứt quãng rất nhiều điều, phần lớn là những câu chuyện từ nhỏ đến lớn giữa bà và Phương Tuệ. Khoảng thời gian đó có lẽ rất vui vẻ, bởi vì lúc La Trưng Âm kể lại, gương mặt bà mang theo ý cười nhàn nhạt.
Đào Khê nghiêm túc lắng nghe. Cậu đã chứng minh được suy đoán của mình, đúng là La Trưng Âm thích Phương Tuệ, là kiểu tình cảm như cậu thích Lâm Khâm Hòa vậy. Chỉ có điều, lúc La Trưng Âm nói về chuyện Phương Tuệ mang thai thì cảm xúc bỗng chốc như sụp đổ. Bà lại ôm lấy mặt mà khóc, nước mắt chảy qua kẽ tay rơi xuống dưới tựa một kẻ sám hối đang quỳ phục xuống đất. Đào Khê bối rối an ủi. La Trưng Âm chột nắm lấy tay cậu giống như một người sắp chết đuối nắm chặt lấy tấm ván gỗ, luôn miệng nói xin lỗi.
“Cô La, cô không có lỗi với cháu.” Đào Khê nhíu mày, tay của cậu bị bà nắm hơi đau.
Thế nhưng La Trưng Âm lắc đầu liên tục, vẫn túm chặt lấy tay Đào Khê, vừa khóc vừa nói năng lộn xộn: “Không, là cô có lỗi với A Tuệ, có lỗi với đứa con của A Tuệ, là lỗi của cô, Đào Khê à, xin lỗi cháu, xin lỗi cháu,…”
Đào Khê nhìn La Trưng Âm đắm chìm trong đau khổ, trong lòng cảm thấy khó chịu vô cùng. Mãi lúc sau mới đợi được La Trưng Âm bình tĩnh trở lại, cậu tính nói về những chủ đề khác để rời đi sự chú ý của La Trưng Âm. Nhưng bà bỗng nhiên ngước nhìn cậu, cặp mắt đẫm nước mắt lóe lên một tia sáng giống như cuối cùng đã tìm ra cách để cứu rỗi bản thân.
Bà kích động nói: “Đào Khê, cô sẽ bù đắp cho cháu. Những gì cô nợ cháu mười mấy năm qua cô sẽ bù cho cháu. Cháu có thể coi cô như một người mẹ được không? Được không hả cháu?”
Bà gần như cầu xin Đào Khê như thể nếu cậu không đồng ý, bà sẽ sụp đổ mất thôi. Trong lòng Đào Khê chỉ còn tiếng thở dài nặng nề. Với La Trưng Âm, chỉ có đứa con của Phương Tuệ mới có thể cứu bản thân bà thoát khỏi tuyệt vọng và tội lỗi bủa vây. Trước kia là Dương Đa Lạc, bây giờ lại là cậu.
Cậu lắc đầu từ chối nhưng dùng giọng điệu dịu dàng hết sức có thể trả lời: “Cô La, cháu biết vì mẹ mà cô cảm thấy mắc nợ cháu.” Cậu dừng một chút rồi tiếp lời, “Nhưng người cô mắc nợ không phải cháu và cháu cũng đâu phải con cô.”
La Trưng Âm có vẻ không hiểu ý cậu, sốt sắng nói: “Không sao, cô sẽ coi cháu như con ruột, con của A Tuệ là con của cô.” Không biết bà đột nhiên nghĩ đến điều gì mà nắm tay Đào Khê chặt hơn, chua xót cưỡng cầu, “Đào Khê à, dọn về đây ở đi. Cháu và Khâm Hòa cùng nhau sống ở đây. Cháu có thể xem thằng bé là anh hai và chúng ta sẽ trở thành người thân của cháu. Thằng bé và cô sẽ cùng chăm sóc cháu được không?”
Đào Khê nhìn người phụ nữ ốm yếu xanh xao trước mặt, lòng chợt buồn bã, không trả lời mà chỉ nhẹ nhàng hỏi: “Cô La, đối với cô, Khâm Hòa là gì ạ?”
La Trưng Âm ngơ ngác nhìn Đào Khê trông như không hiểu cậu nói gì. Đào Khê hít một hơi thật sâu, do dự một lúc rồi nói những điều bản thân muốn thốt ra: “Khâm Hòa là con của cô, cũng giống cháu là con của mẹ vậy. Không phải là sợi dây tình cảm cô dành cho bà ấy, cũng chẳng phải là giấy bạc cô đền bù cho cháu. Người mười mấy năm nay cô cần bù đắp chưa bao giờ là cháu, mà là Lâm Khâm Hòa, cô có biết không?”
Cậu chăm chú nhìn La Trưng Âm nhưng bà lại lặng im trong ánh mắt âm trầm rồi bàn tay bà bỗng run lên và rụt lại tựa như chạm vào thứ gì đó sắc bén. Đào Khê biết La Trưng Âm đang trốn tránh vấn đề nên cậu nắm lấy bàn tay lạnh lẽo ấy và truyền nhiệt độ của mình sang cho bà, nhìn thẳng vào mắt La Trưng Âm và chậm rãi cất giọng.
“Cô là bạn thân của mẹ cháu nên bà ấy trên trời cao chắc chắn sẽ không muốn thấy cô áy náy cả đời vì bà đâu. Bà hy vọng cô có một gia đình hạnh phúc và sẽ sở hữu niềm vui cho riêng mình như lúc hai người còn ở bên nhau.”
Nghe được câu này, cuống họng La Trưng Âm nghẹn lại dữ dội. Bà cúi đầu, nước mắt rơi lã chã trên chăn bông. Bà nghẹn ngào đáp: “Nhưng cô không làm được…” Chẳng còn cách nào để thoát khỏi tuyệt vọng nên cứ mãi sống trong nuối tiếc hết ngày này qua ngày khác.
Đào Khê thầm thở dài: “Mẹ La ơi,” La Trưng Âm ngẩng đầu, chớp mạnh đôi mắt mờ mịt rồi nhìn chàng thiếu niên đang khe khẽ cười với cô, “Cảm ơn vì đã nguyện ý làm mẹ của con. Con chỉ mong rằng mẹ của con và Khâm Hòa sẽ luôn khỏe mạnh và tươi vui, được không ạ?”
Ánh sáng màu vàng nhạt nhòa mà ấm áp từ cây đèn sàn chiếu vào góc giường. La Trưng Âm khóc không thành tiếng một hồi mới cho Đào Khê một câu trả lời: “Được.”
Cậu cứ nắm tay La Trưng Âm đến tận khi bà ngủ thiếp đi mới ra khỏi phòng. Đào Khê đứng một mình ở hành lang, dựa lưng vào vách tường và ngắm bức ảnh chụp Phương Tuệ. Lâm Khâm Hòa lớn lên trong một nơi bất cứ chỗ nào cũng hoài niệm hình bóng Phương Tuệ và có một người mẹ trong tâm trí chỉ có con của người khác nên có hay chăng cũng căm ghét Phương Tuệ và con trai của bà? Thế mà trời xui đất khiến, lại cùng con ruột của Phương Tuệ ở bên nhau.
Cậu không thể diễn tả rõ được cảm xúc hiện tại của bản thân, chỉ nhớ những gì ông lão bán hoành thánh bộc bạch ngày đó.
*
Đêm nọ, trong quán hoành thánh, nhân lúc Lâm Khâm Hòa ra ngoài mua thịt nướng, Đào Khê đã hỏi lão Tôn về việc bé Lâm Khâm Hòa sáu tuổi bỏ nhà đi. Lão Tôn dường như rất tin tưởng Đào Khê nên liền kể chi tiết mọi chuyện cho cậu nghe.
Vào một hôm chạng vạng cách đây mười năm, có một cậu bé xinh trai lắc qua lắc lại trước gian hàng của lão Tôn. Thấy tội nghiệp, ông bảo đứa bé ngồi lên ghế đẩu và nấu một bát hoành thánh cho cậu. Rõ ràng là cực kỳ đói bụng nhưng cậu ăn rất chậm. Cậu vừa ăn, vừa hướng mắt ra ngã tư đối diện như thể đang mong ngóng ai đó.
Lão Tôn không có việc gì làm nên khoanh chân hỏi đứa nhỏ vì sao lại chạy ra ngoài một mình, có phải là cãi nhau với ba mẹ không. Cậu bé lắc đầu, vùi đầu uống nước canh không nói lời nào. Lão Tôn đã thấy nhiều trường hợp mấy đứa trẻ giận dỗi ba mẹ, tuyên bố bỏ nhà ra đi nhưng hầu hết không quá ba ki-lô-mét là khóc lóc chạy về.
Ông lão an ủi: “Ba mẹ thi thoảng có đánh mắng con cái nhưng cũng chỉ muốn tốt cho cháu thôi. Ông khẳng định là ba mẹ yêu cháu nhất.”
Cậu trầm mặc một lúc rồi dùng giọng điệu bình tĩnh đáp: “Mẹ cháu không yêu cháu.” Thằng bé trả lời bằng biểu cảm vừa nghiêm túc, vừa khổ tâm làm ông lão sững sờ.
Ông chép miệng nói: “Nào có chuyện ba mẹ nào lại không yêu con ruột của mình hả cháu. Đừng suy nghĩ như vậy, mẹ cháu đang không tìm thấy cháu chắc lo lắng lắm đấy.”
Cậu bé im lặng, lão Tôn băn khoăn tính báo cảnh sát. Lúc định gọi thì nhìn thấy cháu gái mình lo lắng chạy đến, thấy đứa trẻ đang ngồi ăn hoành thánh bên bàn gỗ thì thở phào nhẹ nhõm rồi lập tức ôm chầm lấy cậu, lau nước mắt. Thì ra cháu ông đang làm bảo mẫu ở tòa nhà cán bộ giảng viên của một trường đại học và đứa bé này là con của một hộ gia đình sống trong đó. Lão Tôn không khỏi thắc mắc chuyện gì đã xảy ra. Có lẽ bất bình đã lâu, bây giờ có cơ hội nói ra, cô cháu gái lảm nhảm kể gần hai mươi phút.
Nghe cô kể rằng, mẹ của cậu là một nghệ sĩ dương cầm sở hữu một căn biệt thự được chăm chút cẩn thận. Cô ta cùng đứa trẻ chuyển về tòa cán bộ giảng viên của trường đại học – nơi cô sống khi còn bé và thuê cô cháu gái sống gần đó làm bảo mẫu.
Tòa nhà cán bộ giảng viên đã xuống cấp. Chiều hôm ấy, đúng lúc cô cháu gái ra ngoài mua đồ thì một mạch điện ở tầng dưới bị bốc cháy, lửa cứ ngùn ngụt lan lên trên. Rất may đang là ban ngày nên số ít dân cư trong tòa nhà đã mau chóng sơ tán. Khi cô ấy trở về đã thấy xe cứu hỏa và xe cứu thương vừa đến không lâu. Cô nôn nóng tìm mẹ con bà chủ thì nghe hàng xóm bảo vị phu nhân đã ôm con xuống nhưng bởi quá căng thẳng nên ngất xỉu.
Cô cháu gái nhanh chóng tìm thấy vị phu nhân trên xe cấp cứu, trong tay cô ta còn ôm chặt một bức tranh, còn ngồi bên cạnh là một thằng nhóc đang gào khóc được y tá dỗ dành. Cô nhẹ nhõm thở phào nhưng chợt nhận ra thằng nhóc này không phải là con ruột của bà chủ mà là một đứa bé được gọi là Lạc Lạc thường xuyên đến đây chơi. Cô tức đến nỗi cổ họng thắt lại, không kịp hỏi han mà vội vàng chạy đến báo cho một lính cứu hỏa rằng ở tầng bốn có thể có một cậu bé chưa xuống dưới. Lính cứu hỏa mau chóng ôm một cậu nhóc mặt mày xám đen chạy xuống. Cô nhìn cậu vừa khóc vừa hô hoán cứu hỏa rằng, mẹ và em trai cháu vẫn ở trên đó, cứu mẹ cháu với. Cô quay mặt đi, không kìm được nước mắt tuôn rơi.
“Thằng bé ngủ trưa một mình trong phòng, bị sặc khói tỉnh dậy liền đi tìm mẹ. Nó cho là mẹ và em trai đều bị nhốt trong phòng nên liều mạng đập cửa gọi mẹ, nào biết được mẹ mình lại ôm con người khác xuống tầng, trên tay còn giữ khư khư một bức tranh vô dụng mà quên mất con đẻ.” Cô cháu gái không muốn cậu bé nghe được nên đưa đôi mắt phiếm hồng, nhỏ giọng oán trách với lão Tôn, “Cháu không hiểu mụ ấy nghĩ gì. Ngày thường thì vô tâm với con ruột, còn con của người khác thì nâng niu như báu vật. Nghe nói mụ mắc chứng trầm cảm, nhưng cho dù có bị tâm thần và dù con trai chỉ mới sống cùng chưa bao lâu thì mụ ta cũng không nên ngược đãi con mình như thế này!”
Lão Tôn nghe xong chỉ có thể bày ra vẻ mặt phức tạp, khe khẽ thở dài bởi ông chẳng thể đoán già đoán non chuyện gia đình của nhà người ta. Ông lão nhìn cậu bé sở hữu đôi mắt thông minh đang ôm bát hoành thánh kia, đi qua hỏi: “Có muốn ăn thêm không? Để ông làm cho cháu bát nữa nhé?”
Cậu lắc đầu, lễ phép nói: “Cảm ơn ông, cháu không ăn nữa ạ.”
Lão Tôn ngồi xổm đưa tay xoa đầu thằng nhỏ, suy nghĩ xong liền ân cần nói: “Người bị bệnh thường sẽ quên đi một số việc. Mẹ cháu mắc bệnh, có khả năng sẽ quên mất cháu nhưng không phải là không thương cháu.”
Đứa trẻ rũ đôi mi dài, không nói gì. Lão Tôn biết lý do này quá gượng ép vì chính mẹ thằng bé còn chưa quên con của người khác cơ mà. Ông nhìn cậu, cảm thấy trong lòng khó chịu vô cùng, ngẫm nghĩ nói tiếp: “Hơn nữa, ngoài mẹ ra, vẫn còn rất nhiều người khác thương cháu.”
Đến lúc này cậu bé mới giương mắt lên nhìn ông, nghiêm túc hỏi: “Sẽ giống như mẹ cháu đối với em trai, yêu cháu nhất ạ?”
Cậu nhấn mạnh từ “nhất”, hiển nhiên là cực kỳ khao khát từ này. Cậu cũng giống bao đứa trẻ khác, luôn thèm muốn những điều tốt nhất, to lớn nhất và nhiều nhất.
Lão Tôn sững sờ, nhận ra em trai chính là đứa bé được mẹ cậu nhóc bồng xuống nên không kìm được hỏi rằng: “Mẹ cháu yêu em trai, vậy cháu sẽ ghét em sao?”
Cô cháu gái ngồi bên cạnh liên tục đưa mắt ra hiệu, có vẻ không hài lòng với câu hỏi tàn nhẫn của lão Tôn.
Cậu trầm mặc một hồi rồi lắc đầu: “Em trai có thể làm mẹ vui nên mẹ yêu em nhất.”
Lòng lão Tôn ngũ vị tạp trần. Ông lão thầm thở dài, vươn tay bế cậu nhóc đang ngồi trên ghế đẩu lên ngang đầu và vừa cười vừa dùng giọng điệu khoa trương nói đùa: “Không sao cháu ạ, trên thế giới này, sẽ có người thương yêu cháu nhiều, thật nhiều và nhiều nhất.”
Đôi mắt hổ phách của cậu sáng rực, nhẹ giọng hỏi: “Người ấy khi nào mới xuất hiện ạ?”
“Chờ cháu lớn là có luôn.” Lão Tôn cười ha hả. Ông lão cũng có cháu, bình thường rất thích chơi với trẻ con.
Cô cháu gái không khỏi phàn nàn: “Bác, thằng bé còn nhỏ, đừng nói lung tung.”
Nhưng cậu rõ ràng đã vui lên một ít trước trò trêu ghẹo lão Tôn. Cuối cùng, lão Tôn cũng nhìn cô cháu gái dắt tay đứa bé đi xa. Sau đó, cậu chuyển nhà khỏi toà cán bộ giảng viên của trường đại học và cô cháu gái cũng không làm bảo mẫu cho gia đình đó nữa nhưng thi thoảng vẫn nhắc về cậu bé xinh trai năm nào và lo rằng ở nhà mới cậu sẽ chịu thiệt thòi. Điều khiến lão Tôn bất ngờ là mỗi khi đi ngang qua, cậu nhóc sẽ ghé vào ăn hoành thánh, bình thường chỉ đi một mình, còn thỉnh thoảng sẽ mang hai bát về.
Đào Khê nghe lão Tôn nói xong, khốc mắt đã ửng đỏ từ lúc nào.
*
Cậu vẫn luôn lờ mờ nhận thức được sự chú trọng quá mức của La Trưng Âm đối với Dương Đa Lạc, cũng như sự lễ phép và thờ ơ của anh với La Trưng Âm nhưng chưa từng nhận ra thuở ấu thơ của Lâm Khâm Hòa bên La Trưng Âm lại bị đối xử như vậy.
Cậu biết La Trưng Âm mắc bệnh nhưng vẫn không thấu hiểu nổi, cũng chẳng dám tưởng tượng, nếu từ nhỏ cậu đã sống cùng Lâm Khâm Hòa, phải chăng cũng sẽ hoàn toàn cướp lấy tình mẫu tử lẽ ra phải thuộc về anh? Phải chăng nếu được hưởng tất cả sự cưng chiều của người thân, cậu cũng sẽ trở thành Dương Đa Lạc hiện tại?
Đào Khê không dám nghĩ tiếp, vỗ nhẹ lên má, xóa sạch cảm xúc trên khuôn mặt rồi mang theo tâm trạng hỗn độn bước xuống lầu. Đứng trên cầu thang, cậu thấy Lâm Khâm đang đợi mình trong phòng khách. Nghe thấy tiếng bước chân, anh ngẩng đầu nhìn cậu và nở một nụ cười dịu dàng quá đỗi. Trong một khắc, Đào Khê như được nhìn thấy cậu bé năm nào ngồi ngóng mẹ ở tiệm hoành thánh, khốc mũi đột nhiên cay xè, bước nhanh đến chỗ Lâm Khâm Hòa, cầm lấy tay anh và nắm thật chặt.
Lâm Khâm Hòa để ý cảm xúc của Đào Khê, hơi cúi đầu nhìn thẳng vào mắt cậu, nhẹ giọng hỏi: “Làm sao? Mẹ anh nói gì với em à?”
Đào Khê không đáp, chỉ dựa trán lên vai Lâm Khâm Hòa, cọ qua cọ cần cổ anh. Bỗng cậu hỏi một câu: “Anh có biết em là ai không?”
Lâm Khâm Hòa ngơ ngác một chút, theo bản năng trả lời: “Em là Đào Khê.”
Đào Khê lắc đầu.
Lâm Khâm Hòa cho rằng Đào Khê đang làm nũng tán tỉnh mình nên mỉm cười: “Là bảo bối của anh.”
Đào Khê không khỏi vui vẻ. Cậu hơi nhón chân, ghé bên tai Lâm Khâm Hòa trịnh trọng thủ thỉ: “Bạn nhỏ Lâm Khâm Hòa, trên thế giới này, em là người thương yêu anh nhiều, thật nhiều và nhiều nhất.”
Sau khi Đào Khê dứt lời, Lâm Khâm Hòa lặng thinh, chỉ chăm chú ngắm nhìn cậu như thể hoàn toàn ngây dại. Đôi mắt hổ phách in dấu bóng hình người trước mắt tựa một hồ nước phản chiếu ánh trăng soi.
Cậu đưa tay chọc eo anh: “Anh có vinh hạnh…”
Chưa nói hết, Lâm Khâm Hòa bỗng nghiêng đầu hôn cậu. Môi lưỡi giao nhau, từ dịu dàng đến cuồng nhiệt như lửa. Nhưng người đang hôn cậu như một con chiên ngoan đạo lang thang giữa sa mạc cằn cỗi nhiều ngày chỉ để được hôn Hồ Bán Nguyệt và cầu xin người.
“Thật vinh hạnh cho anh.”
*
Bí: Hồ Bán Nguyệt, tên tiếng anh là Crescent, là một ốc đảo hình trăng lưỡi liềm hơn hai ngàn tuổi tọa lạc giữa sa mạc Gobi cách vùng ngoại ô thành phố Đôn Hoàn, Trung Quốc sáu ki-lô-mét. Các bạn có thể lên mạng tìm hiểu nhiều hơn về Hồ Bán Nguyệt nhé.
Tác giả :
Bạc Ngạn Biên