Ánh Trăng Trong Lòng Hắn
Chương 18
Chớp mắt lại đến một cái Tết nữa. Dụ Thần và Thường Niệm có khúc mắc với cha mẹ, tuy bình thường chẳng mấy qua lại, nhưng tất niên thì vẫn về nhà ăn một bữa đoàn viên. Nhưng ở những lần tụ họp hàng năm này, họ luôn là người rời đi sớm nhất, hầu như chỉ ăn mấy miếng uống mấy hớp lấy lệ, rồi lấy lý do phải đi xã giao để rời đi. Cả hai đều là con út ở mỗi nhà, không ai nỡ quát mắng họ cả.
Nhưng năm nay thì khác — người chị lấy chồng xa của Dụ Thần – Dụ Tiêu – vừa sinh con nhỏ, liền nhân dịp Tết để về nhà thăm gia đình. Ngày 30 Tết, khắp Dụ gia đều là tiếng khóc của trẻ nhỏ. Hồi bé Dụ Thần rất thân với Dụ Tiêu, nên hiếm khi ở lại lâu hơn một chút, chơi đùa với bé con trắng trẻo mập mạp này.
Năm nay Dụ Tiêu đã 35 tuổi, hồi trước vẫn luôn ở trong bộ đội, là nữ quân nhân cực kỳ hiếm có trong Doanh trại trinh sát dã chiến. Khi Dụ Thần và Thường Niệm bị đưa đi “trị cho thẳng”, cô đang ở trong quân ngũ, hoàn toàn không biết gì về hành động của cha mẹ cả. Sau khi hắn xảy ra chuyện thì cô mới nhận được tin tức, liền tức tốc chạy về nhà, ôm đứa em trai đã gầy thành da bọc xương mà khóc nức nở.
Mấy năm nay, chỉ khi nào Dụ Tiêu về nhà thì Dụ Thần mới mỉm cười trước mặt cha mẹ. Lần này cô về có dẫn theo cả chồng và con trai, Dụ Thần ôm đứa cháu thích khóc đi qua đi lại, dỗ thế nào nó cũng không nín. Dụ Tiêu bật cười ha hả, làm bầu không khí trong nhà cũng thoải mái hơn.
Ăn xong, mẹ Dụ lấy ra một cái túi gấm màu đó. Dụ Tiêu lấy viên ngọc trong túi ra, giơ lên trước mặt con trai: “Cục cưng nhìn nè, cái gì đây con?”
Đứa bé còn nhỏ, chỉ biết ê ê a a, đương nhiên không biết viên ngọc màu trắng này tượng trưng cho cái gì. Dụ Thần nhìn qua – ngọc được khắc thành hình một con heo nhỏ mập mạp, trông rất đáng yêu, liền cười nói: “Sao lại cho Tiểu Tuấn đeo ngọc hình heo vậy?”
“Vì nó tuổi Heo mà, cầm tinh con Heo đó.” Dụ Tiêu xâu một sợi dây đỏ qua ngọc, bảo hắn giúp mình cởi áo con trai ra, chuẩn bị đeo lên.
Mẹ Dụ ngồi một bên nhìn, dịu dàng nói: “Con cháu nhà chúng ta đều có ngọc này, tuổi gì thì khắc hình con đó. Đây đều là ngọc thạch thượng đẳng, đeo vào để cầu nhiều may mắn, ít đi tai ương.”
Dụ Thần ngẩn ra — đoạn “cầu nhiều may mắn, ít đi tai ương” này nghe sao mà châm chọc quá. Nói rồi mẹ Dụ cũng nhận ra là mình lỡ miệng, thấy con trai lạnh mặt đi thì hơi lúng túng: “Mẹ đi gọt ít hoa quả nhé.”
Bà đi rồi, Dụ Tiêu mới thở dài. Có lẽ vì cô đã làm mẹ, nên cũng mềm lòng đi nhiều, khuyên nhủ hắn: “Mẹ đã rất hối hận về chuyện kia, giờ mẹ cũng có tuổi rồi, Tiểu Thần, em đừng…”
“Em hiểu mà.” Dụ Thần cười cười ngắt lời cô, nhưng ý cười lại không lan đến đáy mắt. Hắn nói lảng sang chuyện khác: “Trẻ con nhà mình đều được đeo ngọc từ khi còn bé sao?”
“Ừ. Em, chị, cả anh cả cũng có.”
Hắn hơi nhíu mày: “Sao em không nhớ nhỉ?”
“Em…” Dụ Tiêu đang định quở trách, chợt nhớ ra vì sao hắn lại quên nhiều chuyện như vậy, nhất thời lại đau lòng, nước mắt ứa ra.
Hắn không muốn chị mình phải buồn, liền mỉm cười: “Ngọc của em hẳn sẽ khắc hình rồng nhỉ?”
“Ừ.” Dụ Tiêu lau lau khóe mắt, kéo bàn tay đang quơ quơ của con trai sang: “Lớn chừng bằng bàn tay của trẻ con. Trước đây em thích nó lắm, đeo mãi trên cổ, tắm cũng không chịu cởi ra.”
“Thế ấy ạ? Viên ngọc lớn thế này, đeo lên cũng không đẹp, thế mà em lại không chịu tháo?”
“Dây đỏ rất dài, nên ngọc sẽ ở khoảng ngực em, mặc đồ vào thì người ngoài không nhìn thấy đâu.” Cô vỗ vỗ lên ngực hắn: “Hồi bé em nói đó là bùa hộ mệnh của em, không cho ai mượn hết. Lên cấp 2 em còn nói, ngọc này đã được để cạnh tim em hơn mười năm rồi, sau này em muốn tặng nó cho người em thích.”
Biểu cảm của hắn hơi thay đổi, nhìn sang Thường Niệm – người đang nghịch điện thoại trên xe lăn.
Cô nói tiếp: “Nhưng mà em ấy, lại dễ thay lòng quá. Lên lớp 10 thì em tháo nó ra, bảo là ngọc này trông quá quê mùa, cái đầu rồng bị khắc quá to!”
“Tháo rồi em để nó ở đâu?”
“Sao chị biết được?” Dụ Tiêu nhìn sang Thường Niệm, rồi hỏi nhỏ: “Em đưa Tiểu Niệm rồi phải không?”
Dụ Thần lắc đầu — một là vì hắn thực sự không nhớ mình đã làm vậy, hai là hắn cũng chưa thấy cậu có miếng ngọc nào na ná như thế.
Chuyện trò một chốc, Dụ Tiêu kết luận — nếu hắn không đưa nó cho Thường Niệm, thì hẳn đã bị lạc mất trong trận đánh nhau nào đó rồi.
“Tiếc thật đấy.” Cô vỗ vai hắn: “Em biết nó trị giá bao nhiêu không? Thứ đắt tiền như thế lại bị em quăng lúc nào không biết!”
Dụ Thần nhìn miếng ngọc của cháu trai, ước lượng giá trị viên ngọc của mình, cười nhạt đáp: “Đều là vật ngoài thân cả, mất thì mất thôi.”
Trên đường về nhà, hắn thuận miệng nhắc tới chuyện miếng ngọc. Thường Niệm nghe thế thì cứng đờ người, im lặng hồi lâu không nói gì. Hắn quay sang nhìn cậu, cho là cậu đang khó chịu, liền dừng xe lại bên đường rồi hỏi: “Em sao vậy?”
“Không…” Cậu cúi đầu, mười ngón tay túm chặt vào quần, giọng nói hơi run rẩy: “Không có gì đâu. Miếng ngọc đó… em lỡ làm mất rồi.”
Hắn thoáng im lặng: “…Nghĩa là, anh thực sự đã đưa nó cho em?”
Cậu nặng nề gật đầu.
Hắn vỗ vai cậu: “Không sao đâu, mất rồi thì thôi, em đừng buồn.” Rồi từ tốn khởi động xe, đồng thời bật nhạc lên. Âm nhạc thoải mái vang lên trong xe, nhất thời không ai muốn nói gì. Mãi đến lúc về gần đến nhà, cậu mới đột ngột mở miệng: “Anh Thần này.”
“Ừ?”
“Miếng ngọc đó… Năm ấy khi anh tỏ tình với em, anh đã đưa nó cho em.” Cậu tỏ vẻ áy náy: “Xin lỗi, vì sợ cha mẹ phát hiện nên em thường xuyên thay đổi nơi giấu nó, sau này thì lỡ quên mất, không thể tìm lại được.”
Hắn kiên nhẫn an ủi cậu, sau này không hề nhắc đến chuyện này nữa.
Nhưng không nhắc đến không có nghĩa là hắn không nghĩ về nó. Chính hắn cũng không hiểu sao mình lại vậy, nhưng từ khi biết mình có một viên ngọc khắc tuổi đến giờ, trong đầu hắn vẫn luôn canh cánh về nó. Hắn cứ thấy viên ngọc này là mấu chốt của một cái gì đó, nhưng là cái gì thì hắn không nhớ ra.
So với khung cảnh hòa thuận hiếm có ở nhà họ Dụ, thì mùa xuân này của Hạ Hứa lại rất đỗi mệt mỏi.
Ông nội anh ngã bệnh — là ung thư tuyến tụy, bác sĩ nói ông chỉ còn nửa năm nữa. Bản thân ông không thấy bất ngờ hay suy nghĩ tiêu cực gì cả, nhưng Hạ Hứa lại không thể tiếp thu được chuyện này. Cha mẹ anh mất sớm, là ông nội đã ngậm đắng nuốt cay nuôi anh lớn lên. Việc anh làm cảnh sát không mang về được nhiều tiền bạc, nhưng những vinh quang của anh đã làm ông nội rất đỗi kiêu ngạo và tự hào.
Nhưng anh còn muốn được tẫn hiếu hơn nữa, anh muốn người ông đã cực khổ cả đời của anh được an hưởng tuổi già.
Số phận luôn tàn nhẫn như thế đấy — khi anh đang cố gắng bước lên đỉnh cao sự nghiệp, thì con người duy nhất thương anh bằng tất cả những gì mình có trên đời này lại sắp phải rời xa anh vĩnh viễn.
Cục cảnh sát không cho nghỉ Tết âm lịch, Hạ Hứa đã cố ý xin nghỉ để về nhà với ông nội. Sếp biết gia cảnh của anh nên đồng ý, còn mang hoa quả đến bệnh viện thăm ông, trong giỏ đồ còn nhét một phong bì tiền an ủi. Nhưng đồng thời, nó cũng là lời nhắc nhở cho anh — một năm sắp tới sẽ là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của anh, anh có thể vào được Đội Đặc công Thành phố hay không đều dựa vào một năm này hết.
Nhưng để đến đó, năng lực bản thân là một chuyện, nhưng việc “thu xếp” khắp nơi cũng là không thể thiếu. Đội Đặc công khác với Cục cảnh sát, không có quan hệ thì khó mà đứng vững vị trí được.
Hạ Hứa hiểu ý tốt của sếp, nhưng nếu bảo anh lại để ông nội ở bệnh viện rồi làm việc bất kể ngày đêm hoặc cố gắng tìm kiếm mối quan hệ trên bàn rượu như năm ngoái, thì anh thực sự không làm được.
Người thân ruột thịt của anh chỉ còn mỗi ông nội, không còn ai nữa hết. Anh không tin vào luân hồi, nên không hy vọng xa vời rằng có thể được làm người nhà với ông lần nữa ở kiếp sau. Anh chỉ muốn mình có thể ở bên ông nhiều nhất có thể trong những ngày cuối cùng này.
Đầu năm sau, lượng công việc của Cục Cảnh sát bất ngờ tăng vọt — một triển lãm giới thiệu sản phẩm thương mại đẳng cấp quốc tế được tổ chức ở thành phố An, thời gian là từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 3. Mấy trung đội trong Cục cảnh sát được luân phiên phái đến đó để đảm bảo an ninh. Thân là trung đội trưởng, Hạ Hứa là một trong những người phụ trách an ninh chính.
Nếu nhiệm vụ này được hoàn thành thuận lợi, cơ hội được điều đến Đội Đặc công Thành phố vào cuối năm của anh lại lớn hơn một chút.
Nhưng năm nay thì khác — người chị lấy chồng xa của Dụ Thần – Dụ Tiêu – vừa sinh con nhỏ, liền nhân dịp Tết để về nhà thăm gia đình. Ngày 30 Tết, khắp Dụ gia đều là tiếng khóc của trẻ nhỏ. Hồi bé Dụ Thần rất thân với Dụ Tiêu, nên hiếm khi ở lại lâu hơn một chút, chơi đùa với bé con trắng trẻo mập mạp này.
Năm nay Dụ Tiêu đã 35 tuổi, hồi trước vẫn luôn ở trong bộ đội, là nữ quân nhân cực kỳ hiếm có trong Doanh trại trinh sát dã chiến. Khi Dụ Thần và Thường Niệm bị đưa đi “trị cho thẳng”, cô đang ở trong quân ngũ, hoàn toàn không biết gì về hành động của cha mẹ cả. Sau khi hắn xảy ra chuyện thì cô mới nhận được tin tức, liền tức tốc chạy về nhà, ôm đứa em trai đã gầy thành da bọc xương mà khóc nức nở.
Mấy năm nay, chỉ khi nào Dụ Tiêu về nhà thì Dụ Thần mới mỉm cười trước mặt cha mẹ. Lần này cô về có dẫn theo cả chồng và con trai, Dụ Thần ôm đứa cháu thích khóc đi qua đi lại, dỗ thế nào nó cũng không nín. Dụ Tiêu bật cười ha hả, làm bầu không khí trong nhà cũng thoải mái hơn.
Ăn xong, mẹ Dụ lấy ra một cái túi gấm màu đó. Dụ Tiêu lấy viên ngọc trong túi ra, giơ lên trước mặt con trai: “Cục cưng nhìn nè, cái gì đây con?”
Đứa bé còn nhỏ, chỉ biết ê ê a a, đương nhiên không biết viên ngọc màu trắng này tượng trưng cho cái gì. Dụ Thần nhìn qua – ngọc được khắc thành hình một con heo nhỏ mập mạp, trông rất đáng yêu, liền cười nói: “Sao lại cho Tiểu Tuấn đeo ngọc hình heo vậy?”
“Vì nó tuổi Heo mà, cầm tinh con Heo đó.” Dụ Tiêu xâu một sợi dây đỏ qua ngọc, bảo hắn giúp mình cởi áo con trai ra, chuẩn bị đeo lên.
Mẹ Dụ ngồi một bên nhìn, dịu dàng nói: “Con cháu nhà chúng ta đều có ngọc này, tuổi gì thì khắc hình con đó. Đây đều là ngọc thạch thượng đẳng, đeo vào để cầu nhiều may mắn, ít đi tai ương.”
Dụ Thần ngẩn ra — đoạn “cầu nhiều may mắn, ít đi tai ương” này nghe sao mà châm chọc quá. Nói rồi mẹ Dụ cũng nhận ra là mình lỡ miệng, thấy con trai lạnh mặt đi thì hơi lúng túng: “Mẹ đi gọt ít hoa quả nhé.”
Bà đi rồi, Dụ Tiêu mới thở dài. Có lẽ vì cô đã làm mẹ, nên cũng mềm lòng đi nhiều, khuyên nhủ hắn: “Mẹ đã rất hối hận về chuyện kia, giờ mẹ cũng có tuổi rồi, Tiểu Thần, em đừng…”
“Em hiểu mà.” Dụ Thần cười cười ngắt lời cô, nhưng ý cười lại không lan đến đáy mắt. Hắn nói lảng sang chuyện khác: “Trẻ con nhà mình đều được đeo ngọc từ khi còn bé sao?”
“Ừ. Em, chị, cả anh cả cũng có.”
Hắn hơi nhíu mày: “Sao em không nhớ nhỉ?”
“Em…” Dụ Tiêu đang định quở trách, chợt nhớ ra vì sao hắn lại quên nhiều chuyện như vậy, nhất thời lại đau lòng, nước mắt ứa ra.
Hắn không muốn chị mình phải buồn, liền mỉm cười: “Ngọc của em hẳn sẽ khắc hình rồng nhỉ?”
“Ừ.” Dụ Tiêu lau lau khóe mắt, kéo bàn tay đang quơ quơ của con trai sang: “Lớn chừng bằng bàn tay của trẻ con. Trước đây em thích nó lắm, đeo mãi trên cổ, tắm cũng không chịu cởi ra.”
“Thế ấy ạ? Viên ngọc lớn thế này, đeo lên cũng không đẹp, thế mà em lại không chịu tháo?”
“Dây đỏ rất dài, nên ngọc sẽ ở khoảng ngực em, mặc đồ vào thì người ngoài không nhìn thấy đâu.” Cô vỗ vỗ lên ngực hắn: “Hồi bé em nói đó là bùa hộ mệnh của em, không cho ai mượn hết. Lên cấp 2 em còn nói, ngọc này đã được để cạnh tim em hơn mười năm rồi, sau này em muốn tặng nó cho người em thích.”
Biểu cảm của hắn hơi thay đổi, nhìn sang Thường Niệm – người đang nghịch điện thoại trên xe lăn.
Cô nói tiếp: “Nhưng mà em ấy, lại dễ thay lòng quá. Lên lớp 10 thì em tháo nó ra, bảo là ngọc này trông quá quê mùa, cái đầu rồng bị khắc quá to!”
“Tháo rồi em để nó ở đâu?”
“Sao chị biết được?” Dụ Tiêu nhìn sang Thường Niệm, rồi hỏi nhỏ: “Em đưa Tiểu Niệm rồi phải không?”
Dụ Thần lắc đầu — một là vì hắn thực sự không nhớ mình đã làm vậy, hai là hắn cũng chưa thấy cậu có miếng ngọc nào na ná như thế.
Chuyện trò một chốc, Dụ Tiêu kết luận — nếu hắn không đưa nó cho Thường Niệm, thì hẳn đã bị lạc mất trong trận đánh nhau nào đó rồi.
“Tiếc thật đấy.” Cô vỗ vai hắn: “Em biết nó trị giá bao nhiêu không? Thứ đắt tiền như thế lại bị em quăng lúc nào không biết!”
Dụ Thần nhìn miếng ngọc của cháu trai, ước lượng giá trị viên ngọc của mình, cười nhạt đáp: “Đều là vật ngoài thân cả, mất thì mất thôi.”
Trên đường về nhà, hắn thuận miệng nhắc tới chuyện miếng ngọc. Thường Niệm nghe thế thì cứng đờ người, im lặng hồi lâu không nói gì. Hắn quay sang nhìn cậu, cho là cậu đang khó chịu, liền dừng xe lại bên đường rồi hỏi: “Em sao vậy?”
“Không…” Cậu cúi đầu, mười ngón tay túm chặt vào quần, giọng nói hơi run rẩy: “Không có gì đâu. Miếng ngọc đó… em lỡ làm mất rồi.”
Hắn thoáng im lặng: “…Nghĩa là, anh thực sự đã đưa nó cho em?”
Cậu nặng nề gật đầu.
Hắn vỗ vai cậu: “Không sao đâu, mất rồi thì thôi, em đừng buồn.” Rồi từ tốn khởi động xe, đồng thời bật nhạc lên. Âm nhạc thoải mái vang lên trong xe, nhất thời không ai muốn nói gì. Mãi đến lúc về gần đến nhà, cậu mới đột ngột mở miệng: “Anh Thần này.”
“Ừ?”
“Miếng ngọc đó… Năm ấy khi anh tỏ tình với em, anh đã đưa nó cho em.” Cậu tỏ vẻ áy náy: “Xin lỗi, vì sợ cha mẹ phát hiện nên em thường xuyên thay đổi nơi giấu nó, sau này thì lỡ quên mất, không thể tìm lại được.”
Hắn kiên nhẫn an ủi cậu, sau này không hề nhắc đến chuyện này nữa.
Nhưng không nhắc đến không có nghĩa là hắn không nghĩ về nó. Chính hắn cũng không hiểu sao mình lại vậy, nhưng từ khi biết mình có một viên ngọc khắc tuổi đến giờ, trong đầu hắn vẫn luôn canh cánh về nó. Hắn cứ thấy viên ngọc này là mấu chốt của một cái gì đó, nhưng là cái gì thì hắn không nhớ ra.
So với khung cảnh hòa thuận hiếm có ở nhà họ Dụ, thì mùa xuân này của Hạ Hứa lại rất đỗi mệt mỏi.
Ông nội anh ngã bệnh — là ung thư tuyến tụy, bác sĩ nói ông chỉ còn nửa năm nữa. Bản thân ông không thấy bất ngờ hay suy nghĩ tiêu cực gì cả, nhưng Hạ Hứa lại không thể tiếp thu được chuyện này. Cha mẹ anh mất sớm, là ông nội đã ngậm đắng nuốt cay nuôi anh lớn lên. Việc anh làm cảnh sát không mang về được nhiều tiền bạc, nhưng những vinh quang của anh đã làm ông nội rất đỗi kiêu ngạo và tự hào.
Nhưng anh còn muốn được tẫn hiếu hơn nữa, anh muốn người ông đã cực khổ cả đời của anh được an hưởng tuổi già.
Số phận luôn tàn nhẫn như thế đấy — khi anh đang cố gắng bước lên đỉnh cao sự nghiệp, thì con người duy nhất thương anh bằng tất cả những gì mình có trên đời này lại sắp phải rời xa anh vĩnh viễn.
Cục cảnh sát không cho nghỉ Tết âm lịch, Hạ Hứa đã cố ý xin nghỉ để về nhà với ông nội. Sếp biết gia cảnh của anh nên đồng ý, còn mang hoa quả đến bệnh viện thăm ông, trong giỏ đồ còn nhét một phong bì tiền an ủi. Nhưng đồng thời, nó cũng là lời nhắc nhở cho anh — một năm sắp tới sẽ là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của anh, anh có thể vào được Đội Đặc công Thành phố hay không đều dựa vào một năm này hết.
Nhưng để đến đó, năng lực bản thân là một chuyện, nhưng việc “thu xếp” khắp nơi cũng là không thể thiếu. Đội Đặc công khác với Cục cảnh sát, không có quan hệ thì khó mà đứng vững vị trí được.
Hạ Hứa hiểu ý tốt của sếp, nhưng nếu bảo anh lại để ông nội ở bệnh viện rồi làm việc bất kể ngày đêm hoặc cố gắng tìm kiếm mối quan hệ trên bàn rượu như năm ngoái, thì anh thực sự không làm được.
Người thân ruột thịt của anh chỉ còn mỗi ông nội, không còn ai nữa hết. Anh không tin vào luân hồi, nên không hy vọng xa vời rằng có thể được làm người nhà với ông lần nữa ở kiếp sau. Anh chỉ muốn mình có thể ở bên ông nhiều nhất có thể trong những ngày cuối cùng này.
Đầu năm sau, lượng công việc của Cục Cảnh sát bất ngờ tăng vọt — một triển lãm giới thiệu sản phẩm thương mại đẳng cấp quốc tế được tổ chức ở thành phố An, thời gian là từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 3. Mấy trung đội trong Cục cảnh sát được luân phiên phái đến đó để đảm bảo an ninh. Thân là trung đội trưởng, Hạ Hứa là một trong những người phụ trách an ninh chính.
Nếu nhiệm vụ này được hoàn thành thuận lợi, cơ hội được điều đến Đội Đặc công Thành phố vào cuối năm của anh lại lớn hơn một chút.
Tác giả :
Sơ Hòa