Anh Linh Thần Võ Tộc Việt
Chương 14: Quốc sự tối khẩn
Mọi người cùng ngơ ngác. Lê Văn cũng kinh ngạc. Nhưng chợt nó hiểu ngay:
- Bà chằng Bảo-Hòa chứ không ai lạ. Bả dùng Lăng-không truyền ngữ sai đôi công đánh Phạm Ung.
Nguyên từ thời Lĩnh-Nam, công chúa Hồ Đề cùng chư đệ tử phái Tây-vu nghiên cứu về tiếng nói của các loài thú vật, luyện thành tám đạo quân ưng, sói, voi, ong, rắn, khỉ, hổ, báo gây kinh hoàng cho quân Hán. Sau khi vua Trưng tuẫn quốc, các đệ tử Hồ Đề lập thành phái Tây-vu chuyên nghiên cứu về âm thanh của thú vật.
Trải hơn nghìn năm đến nay chưởng môn phái Tây-vu là ông nội Bảo-Hòa thì bản lĩnh học tiếng thú vật càng tinh thâm đến cùng cực. Ngay từ nhỏ, Bảo-Hòa được chân truyền thuật này. Bây giờ nàng cùng Thông-Mai ẩn thân trong lớp áo thị vệ, cung nữ. Nàng thấy Phạm Ung dùng tiêu tấu nhạc cho công múa. Tính tinh nghịch nổi dậy, nàng dùng lăng không truyền ngữ sai nó tấn công Phạm Ung. Vì vậy không ai hiểu tại sao bỗng dưng đôi công lại hóa điên như vậy.
Duy sứ đoàn Đại-Việt biết ngay đây là tuyệt tác của Bảo-Hòa. Bắc-ban chỉ hậu La Sùng-Đản vội sai hai thái giám trông coi thú vật trong ngự hoa viên ra bắt đôi công về.
Mặt Phạm Ung tái đi:
- Ma nhập! Quỷ ám. Hai con công này hóa điên.
Tào Lợi-Dụng hất hàm cho Lê Văn:
- Bây giờ đến lượt chú bé kia.
Hai thái giám ôm cặp công khác để giữa sân. Lê Văn dùng ống tiêu phát ra tiếng loài công, sai chúng. Đôi công đến trước thềm đình hướng Hoàng-đế cúi đầu, xòe cánh, qùy gối lạy đủ tám lạy. Mỗi lần lạy chúng lại hót mấy tiếng.
Từ nhà vua đến quần thần thấy Lê Văn sai công hành đại lễ, đều hoan hô. Trong lòng họ nảy ra sự cảm phục thiếu niên nhiều biệt tài.
Lê Văn dịch:
- Đôi công tham kiến Thái-hậu, Hoàng-thượng cùng chư vị đại thần.
Sau khi chúng lạy đủ tám lạy. Lê Văn ra giữa sân cầm tiêu tấu nhạc. Tiếng tiêu cất lên, đôi công múa thực đẹp. Có khi chúng bay lên cao, nhào lộn trên không, cùng cất tiếng hót theo âm tiêu. Có khi chúng tới trước nhà vua xòe cánh, cúi đầu. Cứ như vậy cho đến hết bản nhạc, chúng lại hành lễ với nhà vua, rồi lạy Lê Văn bốn lạy.
Tự-Mai hỏi Phạm Ung:
- Phạm đại học sĩ. Người thấy sao?
Mặt Phạm Ung xám như tro. Y nói:
- Đây là ta không may, trúng phải cặp công điên khùng, chứ về tiêu thuật ta đâu thua thằng láu cá kia?
Tự-Mai cười nhạt:
- Thú vật vốn có linh tính. Khi thấy người bất trung, bất hiếu, thì chúng mổ, cấu là lẽ đương nhiên. Ngài bảo chúng điên ư? Vãn sinh cho rằng chúng rất tỉnh. Ngài thử nhìn, Lê đệ của vãn sinh sai nó múa cho ngài coi.
Nghe anh nói, Lê Văn cười rất tươi. Chàng để tiêu lên miệng thổi bài Phụng cầu kỳ hoàng. Bốn con công cùng cất cánh bay lên trời, múa theo tiếng tiêu. Khi bản nhạc dứt, nó bay về phía ngự viên, chứ không đáp xuống cạnh thái giám chăn nó nữa.
Triều Tống cùng cảm thấy trong cuộc đấu ẩn tàng điều bí mật gì, nhưng không có chứng cớ, nên đành im lặng.
Phạm Ung nói:
- Bây giờ đấu theo lệ Tống. Hai bên cùng tấu nhạc. Ai muốn tấu bản gì tùy ý. Cả hai dùng âm thanh nhiễu loạn nhau. Ai mệt, tiếng tiêu bị rối loạn coi như thua cuộc.
Lê Văn cười nhạt, nghĩ thầm:
- Thiên đường có nẻo mi không đến. Địa ngục không đường dẫn xác vào. Nếu mi chịu thua ta có thể tha cho mi. Mi cãi chầy, cãi cối, ta sẽ cho mi bài học.
Chàng nói:
- Nào chúng ta cùng tấu.
Lê Văn, Phạm Ung đưa ống tiêu lên miệng. Hai người tấu được nửa bản, thình lình Lê Văn truyền nội lực vào tiếng tiêu. Âm thanh phát ra khiến Phạm Ung không tự chủ được người y lảo đảo. Lê Văn càng thổi, người y càng ngả nghiêng. Lát sau y buông hai tay, ống tiêu rơi xuống thềm điện. Hai chân y bước loạn, chân nam đá chân xiêu như người say rượu. Mặc Ung nghiêng ngả, Lê Văn tiếp tục thổi, tiếng tiêu lọt vào vào tai mọi người rất dễ chịu. Trong khi cũng tiếng tiêu đó vào tai Phạm Ung, thì y ngả nghiêng múa may theo điệu nhạc.
Cả triều thần không ai hiểu tại sao cả. Chỉ duy Khai-Quốc vương là hiểu rõ:
- Thì ra Bảo-Dân dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai Phạm Ung một thứ âm giai. Thứ này hợp với tiếng nhạc của Lê Văn thành bản nhạc ma quái mà y đã dùng để hại hai lão Tôn Đức-Khắc, Lê Lục-Vũ trên hồ Động-đình. Cho nên ai nghe tiếng nhạc cũa Lê Văn cũng khoan khoái. Còn Phạm Ung thì khốn khổ thế kia. Nhị sư huynh quá lắm. Nhưng đối phó với bọn hủ Nho, mà lại tham vọng muốn gây hấn với lân bang này không thế không xong.
Tiếng tiêu của Lê Văn thì rất lọt tai. Trong khi Phạm Ung múa may quay cuồng như người điên. Y muốn dừng lại, nhưng không được. Y lảo đảo đến gần ngai vàng, rồi lại lui sang tả ban, hữu ban. Có lúc người quay tròn như chong chóng. Lát sau, mệt quá, y ngồi thụp xuống điện, nhưng tay vẫn múa, đầu vẫn lắc. Bản nhạc hết, Lê Văn hạ tiêu xuống, thì Phạm Ung cũng thôi múa. Y mệt quá, y gục xuống điện. Thị vệ vội vực y đem ra ngoài.
Lê Văn khấu đầu trước nhà vua:
- Chút tài mọn, thực không bõ làm trò cười. Xin bệ hạ khoan thứ.
Cả đình thần nhà Tống đều thấy trong cuộc ấu này, phía Đại-Việt ẩn tàng một điều kỳ bí, mà không ai biết rõ. Nhưng vì không chứng cớ, họ đành ngậm tăm.
Thái-hậu hỏi:
- Lê công tử. Phải chăng người là con trai của Hồng-Sơn đại phu bên Đại-Việt?
- Tâu thái hậu, thần trẻ người, non dạ, tính bồng bột, nên chưa học được một phần trăm bản lĩnh của phụ thân, nghĩ thực xấu hổ. Vừa rồi thần lộ cái xấu xa ra, mong Thái-hậu khoan dung đại độ.
Tự-Mai với Lê Văn cùng xuất thân trong gia đình danh gia, hơi giống nhau. Tự-Mai ảnh hưởng tính ngang tàng của Trần Tự-An, một anh hùng thảo dã coi trời bằng vung, nói năng không cần quy củ phép tắc. Ngược lại Lê Văn là cháu nội một Hoàng-đế, nên nó quen với ngôn từ của cung đình. Nó nói mấy câu, làm Thái-hậu cũng như triều đình hài lòng.
Thái-hậu nghĩ:
- Thiếu niên này có thực tài. Ta phải ban khen cho đúng thể diện mẫu nghi thiên hạ.
Nghĩ vậy bà tuyên:
- Thực không hổ con cháu vua Lê. Vừa rồi thế tử dùng nội lực dồn vào tiếng tiêu, làm Long-đồ các đại học sĩ không tự chủ được, đến phải múa may quay cuồng. Lối để tiêu xa miệng, rồi dùng môi khiến hơi thành gió vào ống tiêu, ta có nghe nói, nay mới được thấy. Này Lê thế tử, năm trước Lê triều đem cống tiên đế một cây đàn cùng nhạc công. Đàn gì mà chỉ có một dây? Nay nhạc công đã qua đời rồi nên không ai biết xử dụng. Lê công tử thử tấu cho triều đình biết một lần.
Một nhạc quan bưng ra cây đàn bầu. Lê Văn tiếp đàn, rồi tâu:
- Tâu thái hậu, nguyên cây đàn này được chế ra hồi vua Hùng bên Văn-lang. Người chế ra là công chúa Tiên-Dung cùng Chử đồng tử. Hai vị dùng cây đàn này làm vật trị bệnh cho dân chúng. Sau Trương Chi sửa chữa lại, lưu truyền cho đến nay.
Tập-hiền viện đại học sĩ Lý Điệt hỏi:
- Lê thế tử. Lối trị bệnh bằng âm nhạc, lão phu có nghe nói, nhưng thực sự chưa bao giờ thấy. Không biết thuật ấy của tộc Việt có còn lưu truyền chăng? (1)
Chú giải
(1) Dùng âm nhạc trị bệnh do Trương Chi khởi
xướng từ thời vua Hùng, trị cho Mỵ-Nương. Sau đến Nam-quốc vương Lê Long-Mang đặt hẳn thành hệ thống. Ngày nay Tây-phương mới mò mẫm dùng tới, gọi là Sorphonogy, hay Misicotherapy, rất thô sơ, chưa có căn bản.
Thấy Lý Điệt gọi mình bằng thế tử, Lê Văn nghĩ thầm:
- Ông này thân với Đại-Việt đây. Vì vậy ông coi ông nội mình là vua, phụ thân mình là vương, mình là thế tử. Mình phải lấy lòng ông mới được.
Chàng chắp tay:
- Lý đại học sĩ hỏi câu này thực phải, vãn sinh tuy mới học qua từ phụ thân, nhưng đã lòng quân tử dạy đến, cũng đành trình bầy cái xấu ra để được các vị cao minh Hoa-hạ dạy dỗ.
Mỗi lời của Lê Văn đều làm mọi người đẹp lòng. Trần Trung-Đạo nghĩ thầm:
- Lúc đầu thấy Khai-Quốc vương dẫn năm trẻ đi sứ, mình cho rằng vương chiều chúng quá đáng. Có ai đời đi sứ kết hiếu mà mang mấy đứa phá trời theo, chúng sẽ làm triều thần nhà Tống cười cho. Bây giờ mình mới thấy, vương quả thực biết người. Chỉ cần Tự-Mai trổ tài, tỏ cái tự hào dân tộc, rồi Lê Văn nói vài câu, thực nhũn nhặn mà từ Thái-hậu đến quần thần đều lọt tai.
Lê Văn lên phím đàn, rồi nói:
- Thưa đại học sĩ. Xưa tộc Việt có một nhạc sĩ tài ba, tên Trương Chi. Trương Chi làm nghề đánh cá ven sông. Đêm đêm thường tấu nhạc. Ông chính là tổ của tiêu thuật, tổ của đàn cò, tổ của đàn bầu. Quan tể tướng có một Mỵ-Nương. Nàng ở trên lầu Tây bên sông, hàng đêm nghe tiếng hát, tiếng đàn, tiếng tiêu của Trương Chi, rồi cảm chàng. Nàng lâm bệnh, không thuốc gì trị khỏi. Sau nàng thú thực cùng cha. Tể tướng cho mời Trương Chi vào lầu Tây. Trương Chi tấu một khúc nhạc, Mỵ-Nương nghe xong, khỏi bệnh liền. Từ đó, Trương Chi nghiên cứu thành hẳn một nhạc trị liệu, lưu truyền khắp tộc Việt.
Chàng ngừng lại tiếp:
- Bên Trung-nguyên, tại nước Lỗ, đức thánh Khổng là thủy tổ của nhạc trị liệu. Bất cứ đi đâu ngài cũng mang theo cây đàn. Ngài dùng nhạc để tâm hồn thư thái. Đó là gốc của việc dùng nhạc trị bệnh. Bên Văn-lang, sau Tiên-Dung đến Trương Chi nghiên cứu ra rằng trong nhạc dùng năm âm Cung, Thương, Dốc, Chủy, Vũ. Phầm âm Cung thuộc tỳ, thuộc tiếng ca. Âm Thương thuộc phế, thuộc tiếng khóc. Âm Dốc thuộc can, thuộc tiếng hô. Âm Chủy thuộc tâm thuộc tiếng cười. Âm Vũ thuộc thận thuộc tiếng thân tức rên rỉ.
Miệng nói tay chàng bật những âm thanh tương ứng, kéo dài ra cho mọi người nghe. Chàng tiếp:
- Y kinh nói: Tâm chứa thần. Phế chứa phách. Can chứa hồn. Tỳ chứa ý. Thận chứa chí. Tiên-Dung áp dụng như sau: Khi thần bị tổn thương, đưa đến tâm bệnh. Ngược lại tâm bệnh đưa đến thần thương. Cũng như can bệnh đưa đến hồn tổn thương hay cáu giận. Ngược lại bị uất ức hay cáu giận đưa đến thương can. Người bị bệnh thận thường thiếu ý chí. Ngược lại người chí suy cũng đưa đến thận suy. Tất cả bệnh do thần, phách, hồn, ý, chí đều dùng âm thanh trị được.
Chàng đưa mắt nhìn một vòng quần thần, rồi chỉ vào Lý Điệt nói:
- Tỷ như Lý đại học sĩ, vì cần lao chính vụ quá độ, nên gần đây trí nhớ giảm, đầu mề mệt. Y kinh nói: Thận chủ não tủy. Theo ngũ hành, thận thuộc thủy, phế thuộc kim, can thuộc mộc. Kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Trong khoa trị bệnh phải tả tử, bổ mẫu. Như vậy cần phải dùng bản nhạc với những âm tương ứng sao cho bổ kim thuộc phế là mẹ thủy thuộc thận mạnh tức phế mạnh. Công năng thận sinh công năng can. Vậy thận thủy là mẹ, can mộc là tử. Cần dùng những âm nhiễu loạn sao cho trấn áp công năng can. Như vậy bệnh của đại học sĩ giảm ngay.
Tào Lợi-Dụng thấy triều đình lắng tai nghe Lê-Văn nói, lão ấm ức, nói bâng quơ:
- Ranh con nói láo.
Lê Văn mỉm cười:
- Vãn sinh xin tấu một bản hầu trị bệnh cho Lý đại-học sĩ.
Chàng bật giây đàn. Mọi người đều thấy âm thanh choang choảng, khiến cho tâm thần bừng bừng muốn khoa chân múa tay. Riêng Lý Điệt, lão cảm thấy những âm thanh lọt tai khiến cho trong người nóng bừng, chân khí chạy rần rật khắp người. Bản nhạc chưa hết mà mặt lão hồng hào khác thường.
Bản nhạc dứt, Lê Văn nói với Lý Điệt:
- Đại-học sĩ thấy thế nào?
Lý Điệt chắp tay:
- Đa tạ công tử trị bệnh cho.
Nhà vua chỉ Phạm Ung:
- Vừa rồi Long-đồ các đại học sĩ đấu nhạc với khanh, mà bị âm thanh đưa vào trận đồ. Trẫm công nhận Phạm đại học sĩ thua rồi. Vậy khanh hãy trị cho đại-học sĩ đi.
Lê Văn nhìn lại, Phạm Ung mệt lử, đang ngồi dựa cột điện. Chàng cúi đầu:
- Thần xin tuân chỉ.
Rồi chàng bật lên những âm thành dài nhỏ như tơ. Phạm Ung đang ngồi mệt lử, lập tức riu riu, rồi nhập vào giấc ngủ rất sâu. Lê Văn tâu:
- Tâu bệ hạ, Phạm đại học sĩ chỉ bị mệt vì múa qúa nhiều. Thần tấu nhạc cho đại-học sĩ ngủ một giấc thì mêt mỏi hết ngay. Tuy vậy trong khi đại học sĩ ngủ, thần vẫn dùng âm thanh làm cho can, thận khỏe lên. Bởi y học nói: Can chủ cân, thận chủ cốt. Vừa rồi Phạm đại học sĩ múa nhiều tất gân, cốt bị tổn hại, nên cần bổ.
Nói rồi chàng lại tấu một khúc nhạc nữa. Lưu thái-hậu khen:
- Lê công tử quả thực là con nhà danh gia. Hôm nay ta muốn ban cho công tử một đặc ân, vậy công tử có ước nguyện gì cứ tâu trình. Ta sẽ ưng cho.
Thái-hậu thấy Lê Văn nhiều tài, bà yêu tài đó. Nhân nghe chàng xin ứng tuyển phò mã, bà mới nói câu này, ngụ ý nếu chàng thích giai nhân nào, bà đặc ơn gả cho chàng, hầu tỏ lòng cầu hiền tài.
Tự-Mai dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Lê Văn:
- Văn đệ cứu ta với. Văn đệ xin thái hậu gả Thuận-Tường cho ta.
Lê Văn mừng quá, chàng quỳ xuống tạ ơn, định xin Thái-hậu gả Thuận-Tường cho Tự-Mai. Thình lình tiếng Bảo-Hòa lọt vào tai:
- Sư đệ nói theo chị. Truyện Tự-Mai để đó, lấy quốc sự đặt lên trên tình huynh đệ.
Lê Văn kinh hãi vội nói theo Bảo-Hòa:
- Thần xin Thái-hậu cứu mạng cho một người bị oan khuất, không biết chết sống lúc nào.
Thái-hậu hỏi:
- Nếu là việc oan khuất, cháu khỏi cần xin ân huệ. Thế nào việc đó ra sao?
Lê Văn nói lớn:
- Tâu thái-hậu, tại Triệu-châu có một Nho-sinh tên Triệu Đức-Sùng, vô tội. Y cưới cô vợ cực kỳ xinh đẹp. Vì vậy y bị viên giám-binh vu cho tội phản nghịch, bắt giam, rồi cướp vợ. Ức lòng, y vượt ngục về kinh, đến cửa Thuần-dương đánh trống kêu oan. Y bị viên giám binh cùng võ sĩ tùy tòng đánh đập, bắt giam. Bấy giờ có Bắc-ban chỉ hậu La Sùng-Đản đi qua, bắt viên giám binh giam lại. Nhưng thế lực viên giám binh lớn quá, y được thả ra, rồi lại thung dung ứng tuyển phò mã.
- Viên giám binh tên gì?
- Y họ Tào tên Nhuế, công tử của tể tướng Tào Lợi-Dụng.
Tào Lợi-Dụng kinh hãi bước ra tâu:
- Tấu thái hậu, mấy tên ôn con theo sứ đoàn Đại-Việt mưu hãm hại công thần. Thần quả có con trai làm giám binh Triệu-châu tên Nhuế. Nhưng con thần văn hay chữ tốt, đạo đức hiếm ai bì. Không thể có truyện con thần hãm hại lương dân.
Vương Đức-Dụng nói với Lê Văn:
- Lê thế tử. Có chắc Tào công tử làm việc vô pháp, vô thiên không? Nếu triều đình điều tra ra thế tử vu hãm công thần, e thế tử sẽ bị tội khi quân, khó tránh khỏi sát thân.
Lê Văn nói:
- Xin quan Ngự-sử cho triệu Tào Nhuế, La Sùng-Đản cùng Triệu Đức-Sùng vào đối chất sẽ ra ngay đen trắng.
Lễ-bộ thượng thư Tôn Thích tâu:
- La Bắc-ban chỉ hậu hiện diện tại đây. Còn Tào công tử ứng tuyển phò mã đang chờ ở ngoài. Chỉ còn thiếu Triệu Đức-Sùng mà thôi.
Thái hậu ra lệnh:
- Triệu Tào Nhuế vào.
Tào Nhuế bước vào điện quỳ gối tung hô vạn tuế. Y liếc mắt thấy La Sùng-Đản, thì đã đoán ra mấy phần bất tường.
Vương Đức-Dụng hỏi:
- Tào công tử, Lê thế tử đây tố đích danh công tử ức hiếp ngoan dân Triệu Đức-Sùng, cướp vợ y. Vậy công tử trả lời đi.
Tào Nhuế rập đầu tâu:
- Muôn tâu Thánh-hoàng. Phụ thân thần lăn mình vào chỗ trăm chết, một sống trải ba đời vua, mới có địa vị ngày nay. Cho nên trong triều, ngoài dân dã không thiếu gì người ghen ghét bịa đặt. Xin bệ hạ đừng nghe tên Nam-man Lê Văn.
Vương Đức-Dụng hỏi La Sùng-Đản:
- La Bắc-ban chỉ hậu. Lê công tử nói chính người bắt giam Tào công tử. Việc này có không?
La Sùng-Đản run rẩy, không nói lên lời. Tào Lơi-Dụng tâu:
- Thái độ của La Sùng-Đản như vậy, chứng tỏ không hề có truyện y bắt giam con hạ thần. Xin bệ hạ cho chặt đầu Lê Văn để trừng trị tội vu hãm công thần.
Lê Văn thoáng nhìn qua La Sùng-Đản, Tào Nhuế, chàng đã hiểu tự sự: Tào Nhuế luyện Chu-sa độc chưởng. Chắc hôm qua Đản bắt Nhuế, rồi bị Nhuế dùng Chu-sa độc chướng đánh, sau đó y cho thuốc giải, với lời đe dọa. Hôm nay trước triều thần, nếu y nói thực, thì mối nguy Chu-sa hành hạ đến chết khó tránh. Còn y nói theo Nhuế, thì nhà vua ngồi kia không tha cho y tội khi quân.
La Sùng-Đản chưa biết nói sao, thì một giọng trầm rót vào tai y:
- Đừng sợ, cứ nói thực, sẽ được cung cấp thuốc giải. Hơn nữa còn được trị vĩnh viễn độc tố. Người nói láo ắt Hoàng-thượng tru di tam tộc.
Sùng-Đản rùng mình rập đầu, y thuật lại chi tiết vụ Triệu Đức-Sùng đến cửa Thuần-dương đánh trống khiếu oan, rồi Tào Nhuế xuất hiện với đám võ sĩ đánh đập, bắt giam ra sao. Tới lúc đó y xuất hiện bắt giam Nhuế. Nhuế dùng Chu-sa ngũ độc chưởng khống chế y, nên y phải thả Nhuế ra. Còn Triệu Đức-Sùng không hiểu Nhuế giam đâu.
Tào Lợi-Dụng kinh hoàng nghĩ:
- Không ngờ con ta lớn mật làm càn, mà ta không biết gì cả.
Y hỏi Nhuế:
- Sự thực ra sao, người phải tâu thực.
Tào Nhuế rập đầu:
- Bịa đặt. Trước đây Bắc-ban chỉ hậu La Sùng-Đản phạm tội, Thái-hậu giao cho phụ thân thần quản chế, nay y toa rập cùng mấy thiếu niên Nam man trả thù cũ. Mong bệ hạ xét lại lời khai của y.
Một võ quan bước ra cúi đầu:
- Thần Chinh thảo đại tướng quân Đặng Tấn, lĩnh Tiết độ sứ Giang-hoài xin bệ hạ xét lại lời La Sùng-Đản. Tào công tử học võ với Tào quốc công, thuộc danh môn chính phái, đâu biết gì về Chu-sa ngũ độc chưởng.
Nhà vua nghe đối chất, trong lòng giận vô cùng:
- Ấy là chính ta ra lệnh bắt giam Tào Nhuế, mà chúng còn dám chối bai bải, huống hồ việc khác. Hôm nay ta mà không hạ được tên Tào Lợi-dụng này, e có ngày chúng hại ta. Nhưng ta không thể làm chứng được, vì việc ta rời thành đâu có thể nói với quần thần?
Nhà vua liếc nhìn Tự-Mai:
- Nhị đệ biết xử dụng phản Chu-sa ngũ độc chưởng. Ta sai nhị đệ đấu với Tào Nhuế, thì y hết chối.
Nhà vua bảo Tự-Mai:
- Nhị đệ! Ta nhờ nhị đệ ra đấu mấy chiêu với Tào Nhuế, để các quan thấy rõ Nhuế có luyện Chu-sa ngũ độc chưởng không.
Tự-Mai dạ một tiếng, rồi tiến tới trước Tào Nhuế:
- Tào công tử. Tuân chỉ Hoàng-thượng, tôi xin công tử chỉ giáo cho mấy chiêu võ cao siêu.
Tào Nhuế bái tổ rồi nói:
- Ta sẵn sàng dạy cho tên Nam-man mấy chiêu, để bọn bay biết rằng võ công Trung-thổ vô địch thiên hạ.
Y xuất chiêu đánh thẳng vào mặt Tự-Mai. Chưởng phong của y hùng hậu vô cùng. Tự-Mai bước xéo sang một bên tránh khỏi. Chàng nghĩ thầm:
- Võ công tên này hơn xa bọn Quách Qùy, Triệu Tiết, Khúc Chẩn. Ta có nên giết chết y không?
Bỗng nghe tiếng Khai-Quốc vương rót vào tai:
- Đánh thực mau, dồn cho y luống cuống, như vậy y sẽ xử dụng Chu-sa ngũ độc chưởng. Nhớ chớ dùng Đông-a chưởng pháp, bằng không y đề phòng trước thì hỏng bét.
Trong khi đó tiếng Tôn Đản rót vào tai chàng:
- Tự-Mai, tên này dùng võ công Không-động. Vậy em dùng võ công Mê-linh, khắc chế võ công Liêu-Đông, thì tên Tào Nhuế té đái vãi phân ngay.
Tự-Mai lùi lại, chàng tấn công liên tiếp mười chiêu bằng võ công Mê-linh tức Cửu-chân cũ. Võ công của Tào Nhuế là võ công Không-động, gặp võ công khắc chế, thành ra y kinh hoảng cứ lùi liên tiếp. Đến chiêu thứ mười, y bị đồn vào chân cột, không còn đường tránh. Tự-Mai ra chiêu Kình qúa đông ba. Theo chiêu này, tay phải đánh thẳng vào ngực. Tay trái vòng từ dưới lên.
Phàm con người học nhiều thứ võ công. Khi bị đồn đến chỗ nguy hiểm, thường trở lại với nguồn gốc căn bản mình. Tào Nhuế học võ công Không-động, rồi luyện Chu-sa ngũ độc chưởng. Y rất thành thạo chưởng pháp ác bá này. Nhưng vì muốn dấu chân tướng, nên khi đấu với Tự-Mai, y chỉ dùng võ công Không-động. Bây giờ trong lúc thập tử nhất sinh, bị Tự-Mai dồn đến chỗ cùng, khiến y không còn đường thoát thân. Khi Tự-Mai ra chiêu Kình quá đông ba, cái chết khó tránh, y tòng tâm tự phát một chiêu trong Chu-sa ngũ độc chưởng. Chưởng phòng cực kỳ trầm trọng. Mùi hôi tanh bay khắp điện.
Tự-Mai lùi lại không đỡ. Tào Nhuế thừa thắng đánh liền năm chiêu. Cứ mỗi chiêu phát ra, Tự-Mai khoan thai đỡ, rồi lùi lại một bước. Chàng dùng phương pháp phản Chu-sa độc chưởng.
Tào Nhuế nào hiểu mỗi chiêu y đi dần đến chỗ chết. Cứ sau một chiêu y thấy tay nặng nề thêm. Đến chiêu thứ mười, tay y như bị đeo viên đá nghìn cân. Tự-Mai cười lớn:
- Tào công tử. Công tử đánh tôi mười chiêu Chu-sa ngũ độc chưởng. Bây giờ tôi trả lại công tử ba chiêu. Nếu trong ba chiêu, công tử chưa bại, tôi nguyện theo làm đầy tớ cho công tử cả đời.
Chàng phát chiêu Đông-hải lưu phong, nhưng chỉ xử dụng có ba thành công lực, bằng không Tào Nhuế nát thịt ra mà chết. Miệng chàng đếm:
- Chiêu thứ nhất này.
Tào Nhuế vung tay đỡ. Bình một tiếng, y loạng choạng lùi lại. Tự-Mai phát chiêu thứ nhì:
- Chiêu thứ nhì này.
Tào Nhuế vung tay đỡ, binh một tiếng, y bật lui hai bước mặt tái xanh. Tự-Mai vỗ tay vào nhau:
- Chiêu thứ ba này.
Chàng phát nhẹ một chiêu, Tào Nhuế chưa kịp đỡ, người y đã lảo đảo. Tự-Mai cười lớn:
- Tào công tử, người thua rồi.
Tào Nhuế định vung chưởng đánh nữa, y cảm thấy như có con dao đâm vào hông đau đớn muốn đứt ruột. Y vội ngừng lại thở. Thình lình y hét lên một tiếng khủng khiếp.
Từ lúc Tào Lợi-Dụng thấy con mình phát Chu-sa ngũ độc chưởng, y hoảng kinh, như vậy Nhuế tự tố cáo luyện Chu-sa độc chưởng đúng như La Sùng-Đản tố cáo. Y nghĩ thầm:
- Ta phải dùng một chiêu, giết tên Nam-man con, rồi đổ rằng chính y dùng Chu-sa ngũ độc chưởng. Triều đình ai dám cãi mình?
Bây giờ thấy con bị bại, y lạng mình tới, tay phát chiêu tấn công Tự-Mai, miệng quát:
- Nam man dùng Chu-sa ngũ độc chưởng.
Chưởng của y chưa ra hết. Mà mọi người muốn nghẹt thở. Ai cũng nghĩ rằng chưởng đó đánh ra ắt Tự-Mai nát thịt ra mà chết. Có nhiều tiếng quát:
- Ngừng tay.
- Không được hại người.
Nhiều người muốn can thiệp, nhưng đứng quá xa, biết có nhảy vào cũng vô ích. Họ chỉ biết nhắm mắt lại, không dám nhìn một thiếu niên chết thảm.
Tự-Mai thấy chưởng của Tào Lợi-Dụng ngang với Đại-Việt ngũ long. Chàng kinh hãi. Trong lúc thập tử nhất sinh, nhớ lại phương pháp qui liễm chân khí của công chúa Trần Năng xưa, mà trong trận Tản-lĩnh Đặng Đại-Khê dạy chàng. Chàng vội hít một hơi phát chiêu Ác ngưu nan độ đỡ. Bình một tiếng, người chàng bay bổng lại phía sau. Khi còn lơ lửng trên không, chàng mượn đà lộn liền ba vòng, rồi từ từ đáp xuống. Tay chàng lĩnh chân khí Tào, khiến trong người đầy chân khí, muốn nổ tung ra. Chàng vội thở một hơi để phân tán khắp người.
Lợi-Dụng xuất thân phái Liêu-Đông. Nội công Liêu-Đông thuộc loại tà môn. Khi đệ tử phái này đấu với ai, chỉ cần hai chưởng chạm nhau, sẽ làm tiêu tan công lực đối thủ. Đối thủ bị tuyệt chân khí, hóa ra người tàn tật. Trong khi phương pháp qui liễm của phái Tản-viên xuất thân từ Thiền-công Vô-ngã tướng thuộc chính phái: Nếu đối thủ tấn công ta, ta thu chân khí của người. Còn như đối thủ không tấn công ta, thì không sao.
Khi hai đệ tử phái Liêu-Đông đấu với nhau, nội công ai cao hơn, sẽ hóa giải công lực đối thủ.
Bởi vậy từ xưa đến giờ, võ lâm Trung-nguyên nghe đến tên Liêu-Đông đều táng đởm kinh hồn. Khắp võ quan hiện diện đều biết Tào Lợi-Dụng là cao thủ bậc nhất phái này. Họ thấy Tào phát chưởng với mười thành công lực đánh vào Tự-Mai. Ai cũng tưởng chàng không tan xương nát thịt, ắt cũng tàn tật. Không ngờ chàng đáp xuống an toàn. Trong khi Tào Lợi-Dụng cảm thấy chưởng phong như nắm muối rơi xuống biển, chân tay bải hoải. Y nhìn Tự-Mai, nghĩ thầm:
- Dường như thằng Nam-man này cùng môn phái với mình. Nhưng với tuổi của nó sao có thể luyện nội công tới mức cao hơn mình?
Trần Trung-Đạo mới gặp sư đệ. Y không biết nhiều về những gì Tự-Mai đã học được. Y sợ sư đệ lâm nguy, quát:
- Quốc-công không thể can thiệp vào truyện này.
Tự-Mai nhảy lui lại. Tào Lợi-Dụng cũng không dám phát chiêu nữa. Y chỉ mặt Tự-Mai:
- Người... người là dư đảng của bang Nhật-hồ, dùng độc chưởng hại con ta.
Tự-Mai cười lớn đưa hai bàn tay ra:
- Quốc công sao lại chỉ trâu bảo ngựa vậy? Này quốc công ơi, phàm khi người luyện Chu-sa ngũ độc chưởng, lòng bàn tay phải đỏ. Lòng bàn tay tôi thế này, mà bảo rằng luyện Chu-sa chưởng ư?
-- Thế sao con ta bị trúng độc?
-- Công tử dùng Chu-sa độc chưởng tấn công tôi. Nhưng nội công người thấp hơn tôi xa, nên bị tôi đẩy ngược trở về thân người. Tôi chỉ trả những gì người đánh tôi mà thôi.
Tào Nhuế vừa rên vừa thét lên kinh khủng. Y móc trong bọc ra viên thuốc, cho vào miệng nuốt, rồi ngồi xuống vận công cho mau tan. Nhưng càng vận công y càng đau đớn khủng khiếp.
Thái- hậu hỏi Lê Văn:
- Thế tử. Liệu thế tử có thể trị được bệnh cho Tào Nhuế chăng?
Lê Văn tâu:
- Thần có thể làm cho Tào công tử tê liệt trong hai giờ mà thôi.
Lê Văn bước tới điểm vào huyệt Đại-trùy, khiến cho Tào Nhuế bớt đi phân nửa đau đớn. Chàng cười lớn:
- Tào công tử. Người hãy trả lời những câu hỏi của tôi, tôi sẽ trị bệnh cho. Bằng không tôi để mặc. Câu hỏi thứ nhất: Có phải người luyện Chu-sa ngũ độc chưởng không?
- Ái, đau chết đi được. Giết ta đi. Ta... ta có luyện Chu-sa độc
chưởng. Ái.
- Thế sư phụ công tử là ai?
- Ái, ái... là Lê Lục-Vũ. Giết ta đi.
- Triệu Đức-Sùng công tử giam đâu?
- Ta... ta giết chết, chôn xác ở ngoài thành rồi.
Lê Văn điểm vào huyệt Nội-quan của Tào Nhuế. Y hết đau liền. Tự-Mai cúi đầu hướng nhà vua xá ba xá, rồi về chỗ đứng. Còn Lê Văn hướng hướng Thái-hậu:
- Điều mộng ước của thần là mong Thái-hậu xử vụ này công bằng cho người chết được ngậm cười.
Thái-hậu ra lệnh:
- Giam Tào Nhuế lại, giao cho Hình-bộ thượng thư xét trị tội.
Luật triều Tống rất nghiêm. Phàm con cháu đại thần phạm tội lấn át lương dân, thì dù là tể thần, cũng bị cách trật, chức tước, bắt đi đầy. Tự-Mai thấy Thái-hậu lờ không trị tội Tào Lợi-Dụng, chàng biết rằng chưa thể hạ y được. Vì Lợi-Dụng là cột trụ của Thái-hậu.
Một đại thần bước ra quỳ tâu:
- Tâu hoàng thượng, thần Trương Sĩ-Tổn, lĩnh Văn-minh điện đại học sĩ, Đồng bình chương sự, Hữu bộc xạ xin tâu: Xét trong sử Việt, Hán, cũng như di tích còn ghi ở vùng Động-đình, Tương-giang, Tương-đài, thì tộc Hán, tộc Việt vốn cùng một nguồn gốc. Sau này những người hiếu sự mới gây ra cuộc Nam, Bắc chiến tranh, khiến cho Việt, Hán thù hận nhau.
Tự-Mai nghe Tổn tâu, nó nghĩ thầm:
- Ông này chủ trương thân Lĩnh-Nam, mình phải đưa hơi cho Hoàng-đế phong ông làm tể tướng mới được.
Chàng bước ra tâu:
- Tâu đại ca. Nếu như trong triều toàn Nho-sĩ giữ chính đạo như Trương đại-học sĩ, đệ e khắp bốn phương nghe danh, đều cúi đầu như cỏ rạp hướng về thiên triều, khỏi cần binh cách. Hỡi ôi! Trương đại-học sĩ là hình bóng của đức thánh Khổng cùng Mạnh á-thánh vậy.
Trương Sĩ-Tổn cùng phe chủ hòa nghe Tự-Mai tâu, họ đều nghĩ thầm:
- Với một thiếu niên tuổi nhỏ thế kia đâu có thể nói được những điều cao xa như vậy. Đây hẳn là ý Hoàng-đế đây. Người sai nó ra nói, để dằn mặt bọn hiếu chiến. Nghĩ vậy y tâu tiếp:
- Hoàng thượng nức danh thiên hạ về đức hiếu, đức nhân. Nay nhân có Khai-Quốc vương đây. Bệ hạ làm vua tộc Hán, thì là anh. Thuận-Thiên hoàng đế làm vua tộc Việt, thì là em. Bệ hạ nên tỏ ra bao dung, phủ dụ Thuận-Thiên hoàng đế, hầu kết chặt tình Hán-Việt.
Nhà vua hướng vào quần thần:
- Hôm nay chư khanh cùng hiện diện với sứ thần Đại-Việt. Chúng ta nghị sự về việc này. Bây giờ chư khanh cho biết ý kiến.
Lã Di-Giản bước ra tâu:
- Từ khi đức Thái-tổ nhà ta lập nghiệp rồng, Đinh Bộ-Lĩnh sai sứ sang triều phục, được phong Khai phủ nghị đồng tam tư, kiểm hiệu thái sư, Giao-chỉ quận vương . Sau Lĩnh, Liễn bị giết, Lê Hoàn cướp ngôi từ ấu chúa, nên niên hiệu Thái-bình hưng quốc thứ năm (Canh-Thìn 980), triều đình quyết đem quân chinh thảo. Đức Thái-tông sai Lan-châu đoàn luyện sứ Tôn Toàn-Hưng, Bát-tác sứ Trương Tuyền, Tả-giám vệ tướng quân Thôi Lượng, Tả ngưu vệ thượng tướng quân Hầu Nhân-Bảo, Trang-võ đại tướng quân Trần Khâm-Tộ, Tuyên-uy đại tướng quân Triệu Phụng-Huân, Ninh-viễn đại tướng quân Quách Quân-Biện...đem bộ quân theo đường Ung-châu tiến sang. Lại sai Ninh-châu thứ sử Lưu Trừng, Quân-khí khố phó sứ Giả Thực, Cung-phụng quan chỉ hậu Vương Tuyển, theo đường thủy từ Quảng-châu nhập. Hoàn dám đem quân chống cự.
Tự-Mai cười thầm:
- Mẹ cha tên cẩu Nho này trí nhớ tốt gớm.
Di-Giản tiếp:
- Thái-bình hưng quốc thứ sáu (Tân-Tỵ, 981), vì thủy thổ bất hợp, tướng sĩ bị bệnh. Triều đình ra lệnh thoái quân. Năm sau Lê Hoàn hậu lễ xin quy phục. Triều đình nghị tha tội Hoàn, phong cho Kiểm hiệu thái bảo, đô đốc Giao-chỉ chư quân, An-Nam đô hộ, Tĩnh hải quân tiết độ sứ. Sau thăng lên Kiểm hiệu thái úy. Đời Tiên-đế gia cho làm Nam-bình vương, đới Thị-trung. Niên hiệu Đại-trung tường phù thứ ba (Canh-Tuất 1010), nhân Lê Long-Đĩnh chết, con còn thơ, cường thần Lý Công-Uẩn cướp ngôi. Y biết điều, sai sứ hậu cống xin phong. Tiên đế khoan thứ, phong cho Kiểm hiệu thái phó. Tĩnh hải tiết độ sứ, quan sát sứ, xử trí sứ. An-Nam đô hộ. Ngự sử đại phu. Thượng trụ quốc, Giao-chỉ quận vương, suy thành thuận hoá công thần dần dần đến nay là Kiểm hiệu thái sư. Đồng bình chương sự. Nam-bình vương.
Di-Giản đưa mắt nhìn Định-vương:
- Xét ra chức tước triều đình phong cho Uẩn lên đến tột đỉnh. Thế mà y rắp tâm làm phản dám xưng là Thuận-Thiên hoàng đế, bỏ tên quận Giao-chỉ, đổi thành Đại-Việt. Đại để tỏ ra nước y lớn. Việt là vượt, tức vượt biên hướng lên Bắc, xâm phạm đất của Thiên-triều. Nay có con Uẩn là Long-Bồ đây, xin triều đình bắt y trả lời rõ về việc đại nghịch của cha. Nếu y trả lời không thông, Thiên-triều phải mang quân sang chinh thảo, chém bọn phản nghịch, để bọn Man-di kinh hồn không dám phạm biên nữa.
Tào Lợi-Dụng được dịp trả thù. Y tâu:
- Mới đây, con gái Lý Công-Uẩn là vợ Thân Thừa-Quý cho quân vượt biên lên Bắc, tiến chiếm hết các khê-động theo Thiên-triều. Chúng chỉ dừng quân lại khi chiếm được vùng Tả-giang, Hữu-giang. Quân Giao-chỉ giết hại biết bao lương dân, cùng văn võ các quan ở Nam-biên. Lý Long-Bồ lĩnh Phụ-quốc thái-úy Giao-chỉ, y không thể chối cái tội này.
- Bà chằng Bảo-Hòa chứ không ai lạ. Bả dùng Lăng-không truyền ngữ sai đôi công đánh Phạm Ung.
Nguyên từ thời Lĩnh-Nam, công chúa Hồ Đề cùng chư đệ tử phái Tây-vu nghiên cứu về tiếng nói của các loài thú vật, luyện thành tám đạo quân ưng, sói, voi, ong, rắn, khỉ, hổ, báo gây kinh hoàng cho quân Hán. Sau khi vua Trưng tuẫn quốc, các đệ tử Hồ Đề lập thành phái Tây-vu chuyên nghiên cứu về âm thanh của thú vật.
Trải hơn nghìn năm đến nay chưởng môn phái Tây-vu là ông nội Bảo-Hòa thì bản lĩnh học tiếng thú vật càng tinh thâm đến cùng cực. Ngay từ nhỏ, Bảo-Hòa được chân truyền thuật này. Bây giờ nàng cùng Thông-Mai ẩn thân trong lớp áo thị vệ, cung nữ. Nàng thấy Phạm Ung dùng tiêu tấu nhạc cho công múa. Tính tinh nghịch nổi dậy, nàng dùng lăng không truyền ngữ sai nó tấn công Phạm Ung. Vì vậy không ai hiểu tại sao bỗng dưng đôi công lại hóa điên như vậy.
Duy sứ đoàn Đại-Việt biết ngay đây là tuyệt tác của Bảo-Hòa. Bắc-ban chỉ hậu La Sùng-Đản vội sai hai thái giám trông coi thú vật trong ngự hoa viên ra bắt đôi công về.
Mặt Phạm Ung tái đi:
- Ma nhập! Quỷ ám. Hai con công này hóa điên.
Tào Lợi-Dụng hất hàm cho Lê Văn:
- Bây giờ đến lượt chú bé kia.
Hai thái giám ôm cặp công khác để giữa sân. Lê Văn dùng ống tiêu phát ra tiếng loài công, sai chúng. Đôi công đến trước thềm đình hướng Hoàng-đế cúi đầu, xòe cánh, qùy gối lạy đủ tám lạy. Mỗi lần lạy chúng lại hót mấy tiếng.
Từ nhà vua đến quần thần thấy Lê Văn sai công hành đại lễ, đều hoan hô. Trong lòng họ nảy ra sự cảm phục thiếu niên nhiều biệt tài.
Lê Văn dịch:
- Đôi công tham kiến Thái-hậu, Hoàng-thượng cùng chư vị đại thần.
Sau khi chúng lạy đủ tám lạy. Lê Văn ra giữa sân cầm tiêu tấu nhạc. Tiếng tiêu cất lên, đôi công múa thực đẹp. Có khi chúng bay lên cao, nhào lộn trên không, cùng cất tiếng hót theo âm tiêu. Có khi chúng tới trước nhà vua xòe cánh, cúi đầu. Cứ như vậy cho đến hết bản nhạc, chúng lại hành lễ với nhà vua, rồi lạy Lê Văn bốn lạy.
Tự-Mai hỏi Phạm Ung:
- Phạm đại học sĩ. Người thấy sao?
Mặt Phạm Ung xám như tro. Y nói:
- Đây là ta không may, trúng phải cặp công điên khùng, chứ về tiêu thuật ta đâu thua thằng láu cá kia?
Tự-Mai cười nhạt:
- Thú vật vốn có linh tính. Khi thấy người bất trung, bất hiếu, thì chúng mổ, cấu là lẽ đương nhiên. Ngài bảo chúng điên ư? Vãn sinh cho rằng chúng rất tỉnh. Ngài thử nhìn, Lê đệ của vãn sinh sai nó múa cho ngài coi.
Nghe anh nói, Lê Văn cười rất tươi. Chàng để tiêu lên miệng thổi bài Phụng cầu kỳ hoàng. Bốn con công cùng cất cánh bay lên trời, múa theo tiếng tiêu. Khi bản nhạc dứt, nó bay về phía ngự viên, chứ không đáp xuống cạnh thái giám chăn nó nữa.
Triều Tống cùng cảm thấy trong cuộc đấu ẩn tàng điều bí mật gì, nhưng không có chứng cớ, nên đành im lặng.
Phạm Ung nói:
- Bây giờ đấu theo lệ Tống. Hai bên cùng tấu nhạc. Ai muốn tấu bản gì tùy ý. Cả hai dùng âm thanh nhiễu loạn nhau. Ai mệt, tiếng tiêu bị rối loạn coi như thua cuộc.
Lê Văn cười nhạt, nghĩ thầm:
- Thiên đường có nẻo mi không đến. Địa ngục không đường dẫn xác vào. Nếu mi chịu thua ta có thể tha cho mi. Mi cãi chầy, cãi cối, ta sẽ cho mi bài học.
Chàng nói:
- Nào chúng ta cùng tấu.
Lê Văn, Phạm Ung đưa ống tiêu lên miệng. Hai người tấu được nửa bản, thình lình Lê Văn truyền nội lực vào tiếng tiêu. Âm thanh phát ra khiến Phạm Ung không tự chủ được người y lảo đảo. Lê Văn càng thổi, người y càng ngả nghiêng. Lát sau y buông hai tay, ống tiêu rơi xuống thềm điện. Hai chân y bước loạn, chân nam đá chân xiêu như người say rượu. Mặc Ung nghiêng ngả, Lê Văn tiếp tục thổi, tiếng tiêu lọt vào vào tai mọi người rất dễ chịu. Trong khi cũng tiếng tiêu đó vào tai Phạm Ung, thì y ngả nghiêng múa may theo điệu nhạc.
Cả triều thần không ai hiểu tại sao cả. Chỉ duy Khai-Quốc vương là hiểu rõ:
- Thì ra Bảo-Dân dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai Phạm Ung một thứ âm giai. Thứ này hợp với tiếng nhạc của Lê Văn thành bản nhạc ma quái mà y đã dùng để hại hai lão Tôn Đức-Khắc, Lê Lục-Vũ trên hồ Động-đình. Cho nên ai nghe tiếng nhạc cũa Lê Văn cũng khoan khoái. Còn Phạm Ung thì khốn khổ thế kia. Nhị sư huynh quá lắm. Nhưng đối phó với bọn hủ Nho, mà lại tham vọng muốn gây hấn với lân bang này không thế không xong.
Tiếng tiêu của Lê Văn thì rất lọt tai. Trong khi Phạm Ung múa may quay cuồng như người điên. Y muốn dừng lại, nhưng không được. Y lảo đảo đến gần ngai vàng, rồi lại lui sang tả ban, hữu ban. Có lúc người quay tròn như chong chóng. Lát sau, mệt quá, y ngồi thụp xuống điện, nhưng tay vẫn múa, đầu vẫn lắc. Bản nhạc hết, Lê Văn hạ tiêu xuống, thì Phạm Ung cũng thôi múa. Y mệt quá, y gục xuống điện. Thị vệ vội vực y đem ra ngoài.
Lê Văn khấu đầu trước nhà vua:
- Chút tài mọn, thực không bõ làm trò cười. Xin bệ hạ khoan thứ.
Cả đình thần nhà Tống đều thấy trong cuộc ấu này, phía Đại-Việt ẩn tàng một điều kỳ bí, mà không ai biết rõ. Nhưng vì không chứng cớ, họ đành ngậm tăm.
Thái-hậu hỏi:
- Lê công tử. Phải chăng người là con trai của Hồng-Sơn đại phu bên Đại-Việt?
- Tâu thái hậu, thần trẻ người, non dạ, tính bồng bột, nên chưa học được một phần trăm bản lĩnh của phụ thân, nghĩ thực xấu hổ. Vừa rồi thần lộ cái xấu xa ra, mong Thái-hậu khoan dung đại độ.
Tự-Mai với Lê Văn cùng xuất thân trong gia đình danh gia, hơi giống nhau. Tự-Mai ảnh hưởng tính ngang tàng của Trần Tự-An, một anh hùng thảo dã coi trời bằng vung, nói năng không cần quy củ phép tắc. Ngược lại Lê Văn là cháu nội một Hoàng-đế, nên nó quen với ngôn từ của cung đình. Nó nói mấy câu, làm Thái-hậu cũng như triều đình hài lòng.
Thái-hậu nghĩ:
- Thiếu niên này có thực tài. Ta phải ban khen cho đúng thể diện mẫu nghi thiên hạ.
Nghĩ vậy bà tuyên:
- Thực không hổ con cháu vua Lê. Vừa rồi thế tử dùng nội lực dồn vào tiếng tiêu, làm Long-đồ các đại học sĩ không tự chủ được, đến phải múa may quay cuồng. Lối để tiêu xa miệng, rồi dùng môi khiến hơi thành gió vào ống tiêu, ta có nghe nói, nay mới được thấy. Này Lê thế tử, năm trước Lê triều đem cống tiên đế một cây đàn cùng nhạc công. Đàn gì mà chỉ có một dây? Nay nhạc công đã qua đời rồi nên không ai biết xử dụng. Lê công tử thử tấu cho triều đình biết một lần.
Một nhạc quan bưng ra cây đàn bầu. Lê Văn tiếp đàn, rồi tâu:
- Tâu thái hậu, nguyên cây đàn này được chế ra hồi vua Hùng bên Văn-lang. Người chế ra là công chúa Tiên-Dung cùng Chử đồng tử. Hai vị dùng cây đàn này làm vật trị bệnh cho dân chúng. Sau Trương Chi sửa chữa lại, lưu truyền cho đến nay.
Tập-hiền viện đại học sĩ Lý Điệt hỏi:
- Lê thế tử. Lối trị bệnh bằng âm nhạc, lão phu có nghe nói, nhưng thực sự chưa bao giờ thấy. Không biết thuật ấy của tộc Việt có còn lưu truyền chăng? (1)
Chú giải
(1) Dùng âm nhạc trị bệnh do Trương Chi khởi
xướng từ thời vua Hùng, trị cho Mỵ-Nương. Sau đến Nam-quốc vương Lê Long-Mang đặt hẳn thành hệ thống. Ngày nay Tây-phương mới mò mẫm dùng tới, gọi là Sorphonogy, hay Misicotherapy, rất thô sơ, chưa có căn bản.
Thấy Lý Điệt gọi mình bằng thế tử, Lê Văn nghĩ thầm:
- Ông này thân với Đại-Việt đây. Vì vậy ông coi ông nội mình là vua, phụ thân mình là vương, mình là thế tử. Mình phải lấy lòng ông mới được.
Chàng chắp tay:
- Lý đại học sĩ hỏi câu này thực phải, vãn sinh tuy mới học qua từ phụ thân, nhưng đã lòng quân tử dạy đến, cũng đành trình bầy cái xấu ra để được các vị cao minh Hoa-hạ dạy dỗ.
Mỗi lời của Lê Văn đều làm mọi người đẹp lòng. Trần Trung-Đạo nghĩ thầm:
- Lúc đầu thấy Khai-Quốc vương dẫn năm trẻ đi sứ, mình cho rằng vương chiều chúng quá đáng. Có ai đời đi sứ kết hiếu mà mang mấy đứa phá trời theo, chúng sẽ làm triều thần nhà Tống cười cho. Bây giờ mình mới thấy, vương quả thực biết người. Chỉ cần Tự-Mai trổ tài, tỏ cái tự hào dân tộc, rồi Lê Văn nói vài câu, thực nhũn nhặn mà từ Thái-hậu đến quần thần đều lọt tai.
Lê Văn lên phím đàn, rồi nói:
- Thưa đại học sĩ. Xưa tộc Việt có một nhạc sĩ tài ba, tên Trương Chi. Trương Chi làm nghề đánh cá ven sông. Đêm đêm thường tấu nhạc. Ông chính là tổ của tiêu thuật, tổ của đàn cò, tổ của đàn bầu. Quan tể tướng có một Mỵ-Nương. Nàng ở trên lầu Tây bên sông, hàng đêm nghe tiếng hát, tiếng đàn, tiếng tiêu của Trương Chi, rồi cảm chàng. Nàng lâm bệnh, không thuốc gì trị khỏi. Sau nàng thú thực cùng cha. Tể tướng cho mời Trương Chi vào lầu Tây. Trương Chi tấu một khúc nhạc, Mỵ-Nương nghe xong, khỏi bệnh liền. Từ đó, Trương Chi nghiên cứu thành hẳn một nhạc trị liệu, lưu truyền khắp tộc Việt.
Chàng ngừng lại tiếp:
- Bên Trung-nguyên, tại nước Lỗ, đức thánh Khổng là thủy tổ của nhạc trị liệu. Bất cứ đi đâu ngài cũng mang theo cây đàn. Ngài dùng nhạc để tâm hồn thư thái. Đó là gốc của việc dùng nhạc trị bệnh. Bên Văn-lang, sau Tiên-Dung đến Trương Chi nghiên cứu ra rằng trong nhạc dùng năm âm Cung, Thương, Dốc, Chủy, Vũ. Phầm âm Cung thuộc tỳ, thuộc tiếng ca. Âm Thương thuộc phế, thuộc tiếng khóc. Âm Dốc thuộc can, thuộc tiếng hô. Âm Chủy thuộc tâm thuộc tiếng cười. Âm Vũ thuộc thận thuộc tiếng thân tức rên rỉ.
Miệng nói tay chàng bật những âm thanh tương ứng, kéo dài ra cho mọi người nghe. Chàng tiếp:
- Y kinh nói: Tâm chứa thần. Phế chứa phách. Can chứa hồn. Tỳ chứa ý. Thận chứa chí. Tiên-Dung áp dụng như sau: Khi thần bị tổn thương, đưa đến tâm bệnh. Ngược lại tâm bệnh đưa đến thần thương. Cũng như can bệnh đưa đến hồn tổn thương hay cáu giận. Ngược lại bị uất ức hay cáu giận đưa đến thương can. Người bị bệnh thận thường thiếu ý chí. Ngược lại người chí suy cũng đưa đến thận suy. Tất cả bệnh do thần, phách, hồn, ý, chí đều dùng âm thanh trị được.
Chàng đưa mắt nhìn một vòng quần thần, rồi chỉ vào Lý Điệt nói:
- Tỷ như Lý đại học sĩ, vì cần lao chính vụ quá độ, nên gần đây trí nhớ giảm, đầu mề mệt. Y kinh nói: Thận chủ não tủy. Theo ngũ hành, thận thuộc thủy, phế thuộc kim, can thuộc mộc. Kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Trong khoa trị bệnh phải tả tử, bổ mẫu. Như vậy cần phải dùng bản nhạc với những âm tương ứng sao cho bổ kim thuộc phế là mẹ thủy thuộc thận mạnh tức phế mạnh. Công năng thận sinh công năng can. Vậy thận thủy là mẹ, can mộc là tử. Cần dùng những âm nhiễu loạn sao cho trấn áp công năng can. Như vậy bệnh của đại học sĩ giảm ngay.
Tào Lợi-Dụng thấy triều đình lắng tai nghe Lê-Văn nói, lão ấm ức, nói bâng quơ:
- Ranh con nói láo.
Lê Văn mỉm cười:
- Vãn sinh xin tấu một bản hầu trị bệnh cho Lý đại-học sĩ.
Chàng bật giây đàn. Mọi người đều thấy âm thanh choang choảng, khiến cho tâm thần bừng bừng muốn khoa chân múa tay. Riêng Lý Điệt, lão cảm thấy những âm thanh lọt tai khiến cho trong người nóng bừng, chân khí chạy rần rật khắp người. Bản nhạc chưa hết mà mặt lão hồng hào khác thường.
Bản nhạc dứt, Lê Văn nói với Lý Điệt:
- Đại-học sĩ thấy thế nào?
Lý Điệt chắp tay:
- Đa tạ công tử trị bệnh cho.
Nhà vua chỉ Phạm Ung:
- Vừa rồi Long-đồ các đại học sĩ đấu nhạc với khanh, mà bị âm thanh đưa vào trận đồ. Trẫm công nhận Phạm đại học sĩ thua rồi. Vậy khanh hãy trị cho đại-học sĩ đi.
Lê Văn nhìn lại, Phạm Ung mệt lử, đang ngồi dựa cột điện. Chàng cúi đầu:
- Thần xin tuân chỉ.
Rồi chàng bật lên những âm thành dài nhỏ như tơ. Phạm Ung đang ngồi mệt lử, lập tức riu riu, rồi nhập vào giấc ngủ rất sâu. Lê Văn tâu:
- Tâu bệ hạ, Phạm đại học sĩ chỉ bị mệt vì múa qúa nhiều. Thần tấu nhạc cho đại-học sĩ ngủ một giấc thì mêt mỏi hết ngay. Tuy vậy trong khi đại học sĩ ngủ, thần vẫn dùng âm thanh làm cho can, thận khỏe lên. Bởi y học nói: Can chủ cân, thận chủ cốt. Vừa rồi Phạm đại học sĩ múa nhiều tất gân, cốt bị tổn hại, nên cần bổ.
Nói rồi chàng lại tấu một khúc nhạc nữa. Lưu thái-hậu khen:
- Lê công tử quả thực là con nhà danh gia. Hôm nay ta muốn ban cho công tử một đặc ân, vậy công tử có ước nguyện gì cứ tâu trình. Ta sẽ ưng cho.
Thái-hậu thấy Lê Văn nhiều tài, bà yêu tài đó. Nhân nghe chàng xin ứng tuyển phò mã, bà mới nói câu này, ngụ ý nếu chàng thích giai nhân nào, bà đặc ơn gả cho chàng, hầu tỏ lòng cầu hiền tài.
Tự-Mai dùng Lăng-không truyền ngữ nói vào tai Lê Văn:
- Văn đệ cứu ta với. Văn đệ xin thái hậu gả Thuận-Tường cho ta.
Lê Văn mừng quá, chàng quỳ xuống tạ ơn, định xin Thái-hậu gả Thuận-Tường cho Tự-Mai. Thình lình tiếng Bảo-Hòa lọt vào tai:
- Sư đệ nói theo chị. Truyện Tự-Mai để đó, lấy quốc sự đặt lên trên tình huynh đệ.
Lê Văn kinh hãi vội nói theo Bảo-Hòa:
- Thần xin Thái-hậu cứu mạng cho một người bị oan khuất, không biết chết sống lúc nào.
Thái-hậu hỏi:
- Nếu là việc oan khuất, cháu khỏi cần xin ân huệ. Thế nào việc đó ra sao?
Lê Văn nói lớn:
- Tâu thái-hậu, tại Triệu-châu có một Nho-sinh tên Triệu Đức-Sùng, vô tội. Y cưới cô vợ cực kỳ xinh đẹp. Vì vậy y bị viên giám-binh vu cho tội phản nghịch, bắt giam, rồi cướp vợ. Ức lòng, y vượt ngục về kinh, đến cửa Thuần-dương đánh trống kêu oan. Y bị viên giám binh cùng võ sĩ tùy tòng đánh đập, bắt giam. Bấy giờ có Bắc-ban chỉ hậu La Sùng-Đản đi qua, bắt viên giám binh giam lại. Nhưng thế lực viên giám binh lớn quá, y được thả ra, rồi lại thung dung ứng tuyển phò mã.
- Viên giám binh tên gì?
- Y họ Tào tên Nhuế, công tử của tể tướng Tào Lợi-Dụng.
Tào Lợi-Dụng kinh hãi bước ra tâu:
- Tấu thái hậu, mấy tên ôn con theo sứ đoàn Đại-Việt mưu hãm hại công thần. Thần quả có con trai làm giám binh Triệu-châu tên Nhuế. Nhưng con thần văn hay chữ tốt, đạo đức hiếm ai bì. Không thể có truyện con thần hãm hại lương dân.
Vương Đức-Dụng nói với Lê Văn:
- Lê thế tử. Có chắc Tào công tử làm việc vô pháp, vô thiên không? Nếu triều đình điều tra ra thế tử vu hãm công thần, e thế tử sẽ bị tội khi quân, khó tránh khỏi sát thân.
Lê Văn nói:
- Xin quan Ngự-sử cho triệu Tào Nhuế, La Sùng-Đản cùng Triệu Đức-Sùng vào đối chất sẽ ra ngay đen trắng.
Lễ-bộ thượng thư Tôn Thích tâu:
- La Bắc-ban chỉ hậu hiện diện tại đây. Còn Tào công tử ứng tuyển phò mã đang chờ ở ngoài. Chỉ còn thiếu Triệu Đức-Sùng mà thôi.
Thái hậu ra lệnh:
- Triệu Tào Nhuế vào.
Tào Nhuế bước vào điện quỳ gối tung hô vạn tuế. Y liếc mắt thấy La Sùng-Đản, thì đã đoán ra mấy phần bất tường.
Vương Đức-Dụng hỏi:
- Tào công tử, Lê thế tử đây tố đích danh công tử ức hiếp ngoan dân Triệu Đức-Sùng, cướp vợ y. Vậy công tử trả lời đi.
Tào Nhuế rập đầu tâu:
- Muôn tâu Thánh-hoàng. Phụ thân thần lăn mình vào chỗ trăm chết, một sống trải ba đời vua, mới có địa vị ngày nay. Cho nên trong triều, ngoài dân dã không thiếu gì người ghen ghét bịa đặt. Xin bệ hạ đừng nghe tên Nam-man Lê Văn.
Vương Đức-Dụng hỏi La Sùng-Đản:
- La Bắc-ban chỉ hậu. Lê công tử nói chính người bắt giam Tào công tử. Việc này có không?
La Sùng-Đản run rẩy, không nói lên lời. Tào Lơi-Dụng tâu:
- Thái độ của La Sùng-Đản như vậy, chứng tỏ không hề có truyện y bắt giam con hạ thần. Xin bệ hạ cho chặt đầu Lê Văn để trừng trị tội vu hãm công thần.
Lê Văn thoáng nhìn qua La Sùng-Đản, Tào Nhuế, chàng đã hiểu tự sự: Tào Nhuế luyện Chu-sa độc chưởng. Chắc hôm qua Đản bắt Nhuế, rồi bị Nhuế dùng Chu-sa độc chướng đánh, sau đó y cho thuốc giải, với lời đe dọa. Hôm nay trước triều thần, nếu y nói thực, thì mối nguy Chu-sa hành hạ đến chết khó tránh. Còn y nói theo Nhuế, thì nhà vua ngồi kia không tha cho y tội khi quân.
La Sùng-Đản chưa biết nói sao, thì một giọng trầm rót vào tai y:
- Đừng sợ, cứ nói thực, sẽ được cung cấp thuốc giải. Hơn nữa còn được trị vĩnh viễn độc tố. Người nói láo ắt Hoàng-thượng tru di tam tộc.
Sùng-Đản rùng mình rập đầu, y thuật lại chi tiết vụ Triệu Đức-Sùng đến cửa Thuần-dương đánh trống khiếu oan, rồi Tào Nhuế xuất hiện với đám võ sĩ đánh đập, bắt giam ra sao. Tới lúc đó y xuất hiện bắt giam Nhuế. Nhuế dùng Chu-sa ngũ độc chưởng khống chế y, nên y phải thả Nhuế ra. Còn Triệu Đức-Sùng không hiểu Nhuế giam đâu.
Tào Lợi-Dụng kinh hoàng nghĩ:
- Không ngờ con ta lớn mật làm càn, mà ta không biết gì cả.
Y hỏi Nhuế:
- Sự thực ra sao, người phải tâu thực.
Tào Nhuế rập đầu:
- Bịa đặt. Trước đây Bắc-ban chỉ hậu La Sùng-Đản phạm tội, Thái-hậu giao cho phụ thân thần quản chế, nay y toa rập cùng mấy thiếu niên Nam man trả thù cũ. Mong bệ hạ xét lại lời khai của y.
Một võ quan bước ra cúi đầu:
- Thần Chinh thảo đại tướng quân Đặng Tấn, lĩnh Tiết độ sứ Giang-hoài xin bệ hạ xét lại lời La Sùng-Đản. Tào công tử học võ với Tào quốc công, thuộc danh môn chính phái, đâu biết gì về Chu-sa ngũ độc chưởng.
Nhà vua nghe đối chất, trong lòng giận vô cùng:
- Ấy là chính ta ra lệnh bắt giam Tào Nhuế, mà chúng còn dám chối bai bải, huống hồ việc khác. Hôm nay ta mà không hạ được tên Tào Lợi-dụng này, e có ngày chúng hại ta. Nhưng ta không thể làm chứng được, vì việc ta rời thành đâu có thể nói với quần thần?
Nhà vua liếc nhìn Tự-Mai:
- Nhị đệ biết xử dụng phản Chu-sa ngũ độc chưởng. Ta sai nhị đệ đấu với Tào Nhuế, thì y hết chối.
Nhà vua bảo Tự-Mai:
- Nhị đệ! Ta nhờ nhị đệ ra đấu mấy chiêu với Tào Nhuế, để các quan thấy rõ Nhuế có luyện Chu-sa ngũ độc chưởng không.
Tự-Mai dạ một tiếng, rồi tiến tới trước Tào Nhuế:
- Tào công tử. Tuân chỉ Hoàng-thượng, tôi xin công tử chỉ giáo cho mấy chiêu võ cao siêu.
Tào Nhuế bái tổ rồi nói:
- Ta sẵn sàng dạy cho tên Nam-man mấy chiêu, để bọn bay biết rằng võ công Trung-thổ vô địch thiên hạ.
Y xuất chiêu đánh thẳng vào mặt Tự-Mai. Chưởng phong của y hùng hậu vô cùng. Tự-Mai bước xéo sang một bên tránh khỏi. Chàng nghĩ thầm:
- Võ công tên này hơn xa bọn Quách Qùy, Triệu Tiết, Khúc Chẩn. Ta có nên giết chết y không?
Bỗng nghe tiếng Khai-Quốc vương rót vào tai:
- Đánh thực mau, dồn cho y luống cuống, như vậy y sẽ xử dụng Chu-sa ngũ độc chưởng. Nhớ chớ dùng Đông-a chưởng pháp, bằng không y đề phòng trước thì hỏng bét.
Trong khi đó tiếng Tôn Đản rót vào tai chàng:
- Tự-Mai, tên này dùng võ công Không-động. Vậy em dùng võ công Mê-linh, khắc chế võ công Liêu-Đông, thì tên Tào Nhuế té đái vãi phân ngay.
Tự-Mai lùi lại, chàng tấn công liên tiếp mười chiêu bằng võ công Mê-linh tức Cửu-chân cũ. Võ công của Tào Nhuế là võ công Không-động, gặp võ công khắc chế, thành ra y kinh hoảng cứ lùi liên tiếp. Đến chiêu thứ mười, y bị đồn vào chân cột, không còn đường tránh. Tự-Mai ra chiêu Kình qúa đông ba. Theo chiêu này, tay phải đánh thẳng vào ngực. Tay trái vòng từ dưới lên.
Phàm con người học nhiều thứ võ công. Khi bị đồn đến chỗ nguy hiểm, thường trở lại với nguồn gốc căn bản mình. Tào Nhuế học võ công Không-động, rồi luyện Chu-sa ngũ độc chưởng. Y rất thành thạo chưởng pháp ác bá này. Nhưng vì muốn dấu chân tướng, nên khi đấu với Tự-Mai, y chỉ dùng võ công Không-động. Bây giờ trong lúc thập tử nhất sinh, bị Tự-Mai dồn đến chỗ cùng, khiến y không còn đường thoát thân. Khi Tự-Mai ra chiêu Kình quá đông ba, cái chết khó tránh, y tòng tâm tự phát một chiêu trong Chu-sa ngũ độc chưởng. Chưởng phòng cực kỳ trầm trọng. Mùi hôi tanh bay khắp điện.
Tự-Mai lùi lại không đỡ. Tào Nhuế thừa thắng đánh liền năm chiêu. Cứ mỗi chiêu phát ra, Tự-Mai khoan thai đỡ, rồi lùi lại một bước. Chàng dùng phương pháp phản Chu-sa độc chưởng.
Tào Nhuế nào hiểu mỗi chiêu y đi dần đến chỗ chết. Cứ sau một chiêu y thấy tay nặng nề thêm. Đến chiêu thứ mười, tay y như bị đeo viên đá nghìn cân. Tự-Mai cười lớn:
- Tào công tử. Công tử đánh tôi mười chiêu Chu-sa ngũ độc chưởng. Bây giờ tôi trả lại công tử ba chiêu. Nếu trong ba chiêu, công tử chưa bại, tôi nguyện theo làm đầy tớ cho công tử cả đời.
Chàng phát chiêu Đông-hải lưu phong, nhưng chỉ xử dụng có ba thành công lực, bằng không Tào Nhuế nát thịt ra mà chết. Miệng chàng đếm:
- Chiêu thứ nhất này.
Tào Nhuế vung tay đỡ. Bình một tiếng, y loạng choạng lùi lại. Tự-Mai phát chiêu thứ nhì:
- Chiêu thứ nhì này.
Tào Nhuế vung tay đỡ, binh một tiếng, y bật lui hai bước mặt tái xanh. Tự-Mai vỗ tay vào nhau:
- Chiêu thứ ba này.
Chàng phát nhẹ một chiêu, Tào Nhuế chưa kịp đỡ, người y đã lảo đảo. Tự-Mai cười lớn:
- Tào công tử, người thua rồi.
Tào Nhuế định vung chưởng đánh nữa, y cảm thấy như có con dao đâm vào hông đau đớn muốn đứt ruột. Y vội ngừng lại thở. Thình lình y hét lên một tiếng khủng khiếp.
Từ lúc Tào Lợi-Dụng thấy con mình phát Chu-sa ngũ độc chưởng, y hoảng kinh, như vậy Nhuế tự tố cáo luyện Chu-sa độc chưởng đúng như La Sùng-Đản tố cáo. Y nghĩ thầm:
- Ta phải dùng một chiêu, giết tên Nam-man con, rồi đổ rằng chính y dùng Chu-sa ngũ độc chưởng. Triều đình ai dám cãi mình?
Bây giờ thấy con bị bại, y lạng mình tới, tay phát chiêu tấn công Tự-Mai, miệng quát:
- Nam man dùng Chu-sa ngũ độc chưởng.
Chưởng của y chưa ra hết. Mà mọi người muốn nghẹt thở. Ai cũng nghĩ rằng chưởng đó đánh ra ắt Tự-Mai nát thịt ra mà chết. Có nhiều tiếng quát:
- Ngừng tay.
- Không được hại người.
Nhiều người muốn can thiệp, nhưng đứng quá xa, biết có nhảy vào cũng vô ích. Họ chỉ biết nhắm mắt lại, không dám nhìn một thiếu niên chết thảm.
Tự-Mai thấy chưởng của Tào Lợi-Dụng ngang với Đại-Việt ngũ long. Chàng kinh hãi. Trong lúc thập tử nhất sinh, nhớ lại phương pháp qui liễm chân khí của công chúa Trần Năng xưa, mà trong trận Tản-lĩnh Đặng Đại-Khê dạy chàng. Chàng vội hít một hơi phát chiêu Ác ngưu nan độ đỡ. Bình một tiếng, người chàng bay bổng lại phía sau. Khi còn lơ lửng trên không, chàng mượn đà lộn liền ba vòng, rồi từ từ đáp xuống. Tay chàng lĩnh chân khí Tào, khiến trong người đầy chân khí, muốn nổ tung ra. Chàng vội thở một hơi để phân tán khắp người.
Lợi-Dụng xuất thân phái Liêu-Đông. Nội công Liêu-Đông thuộc loại tà môn. Khi đệ tử phái này đấu với ai, chỉ cần hai chưởng chạm nhau, sẽ làm tiêu tan công lực đối thủ. Đối thủ bị tuyệt chân khí, hóa ra người tàn tật. Trong khi phương pháp qui liễm của phái Tản-viên xuất thân từ Thiền-công Vô-ngã tướng thuộc chính phái: Nếu đối thủ tấn công ta, ta thu chân khí của người. Còn như đối thủ không tấn công ta, thì không sao.
Khi hai đệ tử phái Liêu-Đông đấu với nhau, nội công ai cao hơn, sẽ hóa giải công lực đối thủ.
Bởi vậy từ xưa đến giờ, võ lâm Trung-nguyên nghe đến tên Liêu-Đông đều táng đởm kinh hồn. Khắp võ quan hiện diện đều biết Tào Lợi-Dụng là cao thủ bậc nhất phái này. Họ thấy Tào phát chưởng với mười thành công lực đánh vào Tự-Mai. Ai cũng tưởng chàng không tan xương nát thịt, ắt cũng tàn tật. Không ngờ chàng đáp xuống an toàn. Trong khi Tào Lợi-Dụng cảm thấy chưởng phong như nắm muối rơi xuống biển, chân tay bải hoải. Y nhìn Tự-Mai, nghĩ thầm:
- Dường như thằng Nam-man này cùng môn phái với mình. Nhưng với tuổi của nó sao có thể luyện nội công tới mức cao hơn mình?
Trần Trung-Đạo mới gặp sư đệ. Y không biết nhiều về những gì Tự-Mai đã học được. Y sợ sư đệ lâm nguy, quát:
- Quốc-công không thể can thiệp vào truyện này.
Tự-Mai nhảy lui lại. Tào Lợi-Dụng cũng không dám phát chiêu nữa. Y chỉ mặt Tự-Mai:
- Người... người là dư đảng của bang Nhật-hồ, dùng độc chưởng hại con ta.
Tự-Mai cười lớn đưa hai bàn tay ra:
- Quốc công sao lại chỉ trâu bảo ngựa vậy? Này quốc công ơi, phàm khi người luyện Chu-sa ngũ độc chưởng, lòng bàn tay phải đỏ. Lòng bàn tay tôi thế này, mà bảo rằng luyện Chu-sa chưởng ư?
-- Thế sao con ta bị trúng độc?
-- Công tử dùng Chu-sa độc chưởng tấn công tôi. Nhưng nội công người thấp hơn tôi xa, nên bị tôi đẩy ngược trở về thân người. Tôi chỉ trả những gì người đánh tôi mà thôi.
Tào Nhuế vừa rên vừa thét lên kinh khủng. Y móc trong bọc ra viên thuốc, cho vào miệng nuốt, rồi ngồi xuống vận công cho mau tan. Nhưng càng vận công y càng đau đớn khủng khiếp.
Thái- hậu hỏi Lê Văn:
- Thế tử. Liệu thế tử có thể trị được bệnh cho Tào Nhuế chăng?
Lê Văn tâu:
- Thần có thể làm cho Tào công tử tê liệt trong hai giờ mà thôi.
Lê Văn bước tới điểm vào huyệt Đại-trùy, khiến cho Tào Nhuế bớt đi phân nửa đau đớn. Chàng cười lớn:
- Tào công tử. Người hãy trả lời những câu hỏi của tôi, tôi sẽ trị bệnh cho. Bằng không tôi để mặc. Câu hỏi thứ nhất: Có phải người luyện Chu-sa ngũ độc chưởng không?
- Ái, đau chết đi được. Giết ta đi. Ta... ta có luyện Chu-sa độc
chưởng. Ái.
- Thế sư phụ công tử là ai?
- Ái, ái... là Lê Lục-Vũ. Giết ta đi.
- Triệu Đức-Sùng công tử giam đâu?
- Ta... ta giết chết, chôn xác ở ngoài thành rồi.
Lê Văn điểm vào huyệt Nội-quan của Tào Nhuế. Y hết đau liền. Tự-Mai cúi đầu hướng nhà vua xá ba xá, rồi về chỗ đứng. Còn Lê Văn hướng hướng Thái-hậu:
- Điều mộng ước của thần là mong Thái-hậu xử vụ này công bằng cho người chết được ngậm cười.
Thái-hậu ra lệnh:
- Giam Tào Nhuế lại, giao cho Hình-bộ thượng thư xét trị tội.
Luật triều Tống rất nghiêm. Phàm con cháu đại thần phạm tội lấn át lương dân, thì dù là tể thần, cũng bị cách trật, chức tước, bắt đi đầy. Tự-Mai thấy Thái-hậu lờ không trị tội Tào Lợi-Dụng, chàng biết rằng chưa thể hạ y được. Vì Lợi-Dụng là cột trụ của Thái-hậu.
Một đại thần bước ra quỳ tâu:
- Tâu hoàng thượng, thần Trương Sĩ-Tổn, lĩnh Văn-minh điện đại học sĩ, Đồng bình chương sự, Hữu bộc xạ xin tâu: Xét trong sử Việt, Hán, cũng như di tích còn ghi ở vùng Động-đình, Tương-giang, Tương-đài, thì tộc Hán, tộc Việt vốn cùng một nguồn gốc. Sau này những người hiếu sự mới gây ra cuộc Nam, Bắc chiến tranh, khiến cho Việt, Hán thù hận nhau.
Tự-Mai nghe Tổn tâu, nó nghĩ thầm:
- Ông này chủ trương thân Lĩnh-Nam, mình phải đưa hơi cho Hoàng-đế phong ông làm tể tướng mới được.
Chàng bước ra tâu:
- Tâu đại ca. Nếu như trong triều toàn Nho-sĩ giữ chính đạo như Trương đại-học sĩ, đệ e khắp bốn phương nghe danh, đều cúi đầu như cỏ rạp hướng về thiên triều, khỏi cần binh cách. Hỡi ôi! Trương đại-học sĩ là hình bóng của đức thánh Khổng cùng Mạnh á-thánh vậy.
Trương Sĩ-Tổn cùng phe chủ hòa nghe Tự-Mai tâu, họ đều nghĩ thầm:
- Với một thiếu niên tuổi nhỏ thế kia đâu có thể nói được những điều cao xa như vậy. Đây hẳn là ý Hoàng-đế đây. Người sai nó ra nói, để dằn mặt bọn hiếu chiến. Nghĩ vậy y tâu tiếp:
- Hoàng thượng nức danh thiên hạ về đức hiếu, đức nhân. Nay nhân có Khai-Quốc vương đây. Bệ hạ làm vua tộc Hán, thì là anh. Thuận-Thiên hoàng đế làm vua tộc Việt, thì là em. Bệ hạ nên tỏ ra bao dung, phủ dụ Thuận-Thiên hoàng đế, hầu kết chặt tình Hán-Việt.
Nhà vua hướng vào quần thần:
- Hôm nay chư khanh cùng hiện diện với sứ thần Đại-Việt. Chúng ta nghị sự về việc này. Bây giờ chư khanh cho biết ý kiến.
Lã Di-Giản bước ra tâu:
- Từ khi đức Thái-tổ nhà ta lập nghiệp rồng, Đinh Bộ-Lĩnh sai sứ sang triều phục, được phong Khai phủ nghị đồng tam tư, kiểm hiệu thái sư, Giao-chỉ quận vương . Sau Lĩnh, Liễn bị giết, Lê Hoàn cướp ngôi từ ấu chúa, nên niên hiệu Thái-bình hưng quốc thứ năm (Canh-Thìn 980), triều đình quyết đem quân chinh thảo. Đức Thái-tông sai Lan-châu đoàn luyện sứ Tôn Toàn-Hưng, Bát-tác sứ Trương Tuyền, Tả-giám vệ tướng quân Thôi Lượng, Tả ngưu vệ thượng tướng quân Hầu Nhân-Bảo, Trang-võ đại tướng quân Trần Khâm-Tộ, Tuyên-uy đại tướng quân Triệu Phụng-Huân, Ninh-viễn đại tướng quân Quách Quân-Biện...đem bộ quân theo đường Ung-châu tiến sang. Lại sai Ninh-châu thứ sử Lưu Trừng, Quân-khí khố phó sứ Giả Thực, Cung-phụng quan chỉ hậu Vương Tuyển, theo đường thủy từ Quảng-châu nhập. Hoàn dám đem quân chống cự.
Tự-Mai cười thầm:
- Mẹ cha tên cẩu Nho này trí nhớ tốt gớm.
Di-Giản tiếp:
- Thái-bình hưng quốc thứ sáu (Tân-Tỵ, 981), vì thủy thổ bất hợp, tướng sĩ bị bệnh. Triều đình ra lệnh thoái quân. Năm sau Lê Hoàn hậu lễ xin quy phục. Triều đình nghị tha tội Hoàn, phong cho Kiểm hiệu thái bảo, đô đốc Giao-chỉ chư quân, An-Nam đô hộ, Tĩnh hải quân tiết độ sứ. Sau thăng lên Kiểm hiệu thái úy. Đời Tiên-đế gia cho làm Nam-bình vương, đới Thị-trung. Niên hiệu Đại-trung tường phù thứ ba (Canh-Tuất 1010), nhân Lê Long-Đĩnh chết, con còn thơ, cường thần Lý Công-Uẩn cướp ngôi. Y biết điều, sai sứ hậu cống xin phong. Tiên đế khoan thứ, phong cho Kiểm hiệu thái phó. Tĩnh hải tiết độ sứ, quan sát sứ, xử trí sứ. An-Nam đô hộ. Ngự sử đại phu. Thượng trụ quốc, Giao-chỉ quận vương, suy thành thuận hoá công thần dần dần đến nay là Kiểm hiệu thái sư. Đồng bình chương sự. Nam-bình vương.
Di-Giản đưa mắt nhìn Định-vương:
- Xét ra chức tước triều đình phong cho Uẩn lên đến tột đỉnh. Thế mà y rắp tâm làm phản dám xưng là Thuận-Thiên hoàng đế, bỏ tên quận Giao-chỉ, đổi thành Đại-Việt. Đại để tỏ ra nước y lớn. Việt là vượt, tức vượt biên hướng lên Bắc, xâm phạm đất của Thiên-triều. Nay có con Uẩn là Long-Bồ đây, xin triều đình bắt y trả lời rõ về việc đại nghịch của cha. Nếu y trả lời không thông, Thiên-triều phải mang quân sang chinh thảo, chém bọn phản nghịch, để bọn Man-di kinh hồn không dám phạm biên nữa.
Tào Lợi-Dụng được dịp trả thù. Y tâu:
- Mới đây, con gái Lý Công-Uẩn là vợ Thân Thừa-Quý cho quân vượt biên lên Bắc, tiến chiếm hết các khê-động theo Thiên-triều. Chúng chỉ dừng quân lại khi chiếm được vùng Tả-giang, Hữu-giang. Quân Giao-chỉ giết hại biết bao lương dân, cùng văn võ các quan ở Nam-biên. Lý Long-Bồ lĩnh Phụ-quốc thái-úy Giao-chỉ, y không thể chối cái tội này.
Tác giả :
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ