Anh Lính Là Người Chồng Tốt
Chương 17
Lý Kiều Dương thật sự quý mến Điền Mật Nhi xuất phát từ chính nội tâm, cô cũng không biết vì sao chỉ biết khi nhìn thấy Điền Mật Nhi liền thấy rất hợp khẩu vị, hợp mắt, hợp cả tâm nữa. Cảm thấy cô ấy nói cái gì cũng rất đúng, cũng nguyện ý nghe theo, nguyện ý thay đổi, từ trong đáy lòng nhận thấy Điền Mật Nhi sẽ không bao giờ hại mình. Mặc kệ là bạn thanh mai trúc mã từ nhỏ hay là bạn học cùng lớp cũng không giống như Điền Mật Nhi, nếu thấy điều gì không tốt sẽ khuyên cô thay đổi, giảng giải cho cô, đối xử với cô rất tốt, nhưng lại không hề yêu cầu cô phải đáp trả, trong mắt cô ấy cho tới bây giờ đều là vân đạm phong khinh không hâm mộ không đố kỵ. Sau khi thi tốt rồi, cô ấy cũng thấy rất vui mừng cho cô, làm gì sai cô ấy luôn là người mắng cô đến khổ sở.
Mà Triệu thiếu tá của chúng ta đang ở nước xa lạ kia vẫn không hề hay biết cô vợ nhỏ xinh đẹp động lòng người của mình bị một cô gái khác quấn lấy, không biết sau khi anh trở lại biết được sẽ có cảm tưởng gì. Dù sao bà Phương Di bây giờ cũng nguyện ý cho hai người bọn họ lui tới, còn Lý Kiều Dương hiện tại không khác gì cá đuôi nhỏ phía sau Điền Mật Nhi, đi đâu cũng đi cùng khiến cho bà Phương Di không muốn yên tâm cũng không được.
Lúc này ông Triệu Quốc Đống cùng với bà Phương Di cũng bắt đầu bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày. Bởi vì hôn sự của Triệu Phương Nghị và Điền Mật Nhi hơi vội vàng mà lão nhân gia trong nhà lúc ấy thân thể cũng không được khỏe nên không đến tham dự hôn lễ của bọn họ được. Cho nên nhân dịp nghỉ lễ mừng năm mới thế nào cũng phải về chào hỏi, để cho ông cụ gặp mặt cháu dâu mới một chút. Kiếp trước Điền Mật Nhi cũng đi nhưng chỉ làm cho người người oán trách, còn làm hại Triệu Quốc Đống cùng với Phương Di gần sang năm mới phải chạy về. Vừa vặn lần này Điền Mật Nhi rất muốn biểu hiện cho thật tốt, tối thiểu không thể để cho ông cụ tức giận đến phát bệnh, đã thế trong đại lễ mừng năm mới còn đuổi ra khỏi cửa nữa chứ.
Nhưng mà vừa nghĩ tới ông cụ vô cùng gia trưởng của Triệu gia này thì Điền Mật Nhi vẫn không nhịn được mà rùng mình. Cả đời của ông gắn liền với nam chinh bắc chiến, hiện tại mặc dù tuổi đã xế chiều, toàn thân tỏa ra hào khí dũng mãnh uy nghiêm vô hình chung làm cho người đối diện thấy áp lực rất lớn. Ông có ba người con, mặc dù lúc tuổi còn trẻ cũng đã từng tham gia quân ngũ, nhưng cuối cùng đều đã chuyển nghề. Đời cháu thì lại càng không có mấy người có thể chịu được cực khổ, cháu đích tôn của ông ở trong quân đội phục vụ ba năm hiện tại cũng chuyển sang công tác trong chính phủ. Duy chỉ có Triệu Phương Nghị từ nhỏ đã thích quân nhân, một mực muốn phục vụ quân đội nên rất được lòng của ông cụ.
Người con thứ hai vẫn một mực công tác ở địa phương nhưng vì năng lực có hạn nên không có công trạng gì lớn. Triệu Phương Nghị hiện đang làm nhiệm vụ nên khó có thời gian về thăm ông. Ông cụ đã bỏ lỡ dịp gặp mặt cháu dâu, cũng không thể chủ trì cho hôn sự của cháu trai thứ hai vì vậy ông rất lấy làm tức giận. Nghe nói sơ qua là người mà Triệu Phương Nghị cưới về chính là một cô gái ở nông thôn, đứa cháu đã lớn, cánh cứng cáp rồi nên ông không quản được nữa vì vậy mà tức giận đến sinh bệnh. Mặc dù ông thật rất muốn khuyên can dừng việc này lại, nhưng trời thì cao mà hoàng đế lại ở xa, cho dù có tâm cũng với không tới được. Con trai lúc trở lại có nói với ông, Phương Nghị đối với người vợ này thấy rất hài lòng, ông bạn già của ông cũng đã khuyên rằng con cháu tự có phúc của con cháu. Vì thế sau khi trải qua cơn bệnh này rốt cuộc ông cũng nghĩ thông rồi, bây giờ là thời đại của bọn trẻ cho nên cứ để bọn chúng tự quyết định vận mệnh của mình làđược rồi.
Lần này nghe được cháu dâu mới vừa thi cuối năm cơ hồ đạt được điểm cao nhất khối. So với những khóa trước thì điểm số cũng cao hơn rất nhiều. Ông cụ lúc này trong lòng thật chờ mong cảm thấy vẫn phải là nhìn tận mắt người cháu dâu mới này, xem xem cô rốt cuộc có xứng với đứa cháu trai ưu tú của ông hay không.
Quyết tâm trong lòng không thể để chuyện xưa tái diễn lần nữa, Điền Mật Nhi suy nghĩ không biết phải thể hiện như thế nào mới có thể làm vừa lòng ông cụ. Nghe nói ông cụ cả đời đánh giặc suốt ngày phải hành quân quân cấp tốc đi qua biết bao con đường gập ghềnh cho nên đôi chân sẽ bị phong thấp. Hiện tại cũng đã lớn tuổi nên đôi chân đã sớm bị phong thấp lại càng thêm biến tướng. Khi thời tiết thay đổi liền thấy đau dữ dội nên khi đi những đôi giầy bây giờ càng thêm không thích hợp, cảm thấy chân không được thoải mái. Chỉ có đi những đôi giày vải của các cửa hàng truyền thống lâu đời mới cảm giác thoải mái một chút.
Điền Mật Nhi vốn xuất thân từ nhà nghèo, nghèo đến nỗi không mua nổi giày, giày mang trên chân đều là giầy vải. Bà nội Điền Mật Nhi lúc còn trẻ thêu thùa rất khéo, lúc kháng chiến cũng làm cho bộ đội Kháng Nhật không ít giày vải để tỏ lòng biết ơn của mình. Vì làm nhiều nên có thể đem giày này làm bền chắc hơn cũng thoải mái hơn loại giày khác nhiều. Bà nội Điền Mật Nhi lúc còn sống đã dạy cho cô cách làm giầy thế nào cho tốt, bà luôn nói người ta cả đời này có đôi chân làmệt mỏi nhất nên phải làm đôi giầy thật tốt để bảo vệ cho nó.
Đời trước mỗi khi cô nhớ nhà thì cũng sẽ điên cuồng làm giày, một đôi lại một đôi. Cho nên tay nghề vẫn không giảm, cô có lòng tin mình sẽ làm một đôi giầy thật tốt khiến cho đôi chân thoải mái.
Nhưng mà cô lại không biết cỡ giầy của ông là bao nhiêu, vì vậy phải đi hỏi bố mẹ chồng rồi, hai người cũng không ngờ cô lại có lòng như vậy, khen cô là một đứa nhỏ rất hiếu thuận.
"Ông cụ đi giầy cỡ bốn hai, chỉ là luôn nói chân trái có chút thừa hơn chân phải, dù sao cũng cùng một đôi giày nhưng lại luôn nói lòng bàn chân không thoải mái. Cho nên hay là cứ mua ở bên ngoài để cho ông cụ đỡ xoi mói." Hài lòng mới là lạ, Triệu Quốc Đống biết rõ tính tình của cha mình, chỉ không muốn tấm lòng hiếu thảo của con dâu lại bị ông cụ làm cho mất mát.
Bà nội Điền Mật Nhi làm rất nhiều loại giầy để mang bán, trong đó có nhiều nhất là loại dành cho chân đi hành quân, biết cách làm sao để cho chân người ta khi đi vào sẽ thoải mái hơn. Điền Mật Nhi và mẹ của mình là hai người được bà truyền nghề cho, không dám nói là có thể làm tốt hơn bà nhưng cũng không kém hơn là mấy. Cô đối với mình rât có lòng tin, đã nói muốn tỏ một chút hiếu tâm thì tự tay mình làm sẽ có thành ý hơn.
Bà Phương Di và ông Triệu Quốc Đống lẳng lặng nhìn nhau, cảm thấy nên yên lặng theo dõi biến hóa đi, thật bất đắc dĩ mới mua ở bên ngoài dù sao cũng không thể bác bỏ tấm lòng của con dâu được.
Điền Mật Nhi tỉ mỉ chọn vải gấm màu đen nhánh có hoa văn hình mây làm mũi giầy, đế giầy lót vải trắng hơi dày, hồi tưởng lại lời dạy của bà nội khi làm phải chú ý đến từng chi tiết, chỗ nào lõm thì nên mỏng một chút, chỗ nào lồi thì thiết kê dày một chút. Loại đế giày này nếu người bình thường đi vào sẽ cảm thấy rất kích chân, nhưng với những người chân có bệnh thì khi vào đặc biệt sẽ rất thoải mái, các bộ phận đều có đáy giầy nâng đỡ, hóa giải phần nào đau đớn mỗi khi đi bộ.
Tập trung làm mấy ngày cuối cùng cũng làm xong, coi như bà Phương Di và ông Triệu Quốc Đống không hiểu những thứ này, nhưng khi nhìn liền so sánh với cái kia của ông cụ tự hào là tốt hơn nhiều, đi vào rất thoải mái.
Ông cụ ở cùng với người con cả là Triệu Quốc Lương, Triệu Quốc Lương chỉ có một người con đã lên thành phố nhậm chức làm việc cho chính phủ vì vậy mang cả nhà cùng đi. Em trai Triệu Quốc Đống là Triệu Quốc Lập cũng cùng cả nhà đi ra nước ngoài, nói là năm nay không kịp về sau này có cơ hội sẽ đoàn tụ . Như vậy số người còn lại trong nhà liền đơn giản một chút, cũng không cần chuẩn bị quà tặng cho những người đó, còn bác trai và bác gái thì chọn quà tinh xảo một chút làđược.
Mới đầu cả nhà chuẩn bị lái xe trở về, nhưng bây giờ ở phía Bắc đang có bão tuyết, trời lạnh đường trơn, đi ăn tết mà xảy sự cố cũng không tốt, cho nên thay đổi quyết định đi về bằng xe lửa. Hiện tại xe lửa còn chưa có tăng tốc, qua một ngày một đêm mới có thể đến, khi đến đó cũng rất vừa thời gian.
Khi xuống xe thì có cảnh vệ viện tới đón, cũng không trách được bà Phương Di người mỏng manh yếu ớt như vậy không ngại mang theo bao lớn bao nhỏ trở về. Nhà mẹ đẻ của bà Phương Di trước kia cùng ở trong một quân khu đại viện với Triệu gia, nhưng về sau bố của bà mất đi trong nhà cũng không có ai có tiền đồ tiếp theo đó cũng đều đã phân tán đi ra ngoài. Nhưng anh của bà còn một ngôi nhà ở chỗ này, bình thường hiếm khi được gặp nhau nay có dịp trở lại mang theo không ít đặc sản và quà tặng.
Trong nhà vào lúc này chỉ có mỗi ông cụ, vợ chồng Triệu Quốc Lương vẫn còn đang làm việc, sau khi cung kính chào hỏi Điền Mật Nhi liền yên lặng để cho đôi mắt như rada quan sát từ trên xuống dưới.
Hiển nhiên phong thái không kiêu ngạo cũng không tự ti của cô rất vừa mắt của ông cụ, cũng không xảy ra bi kịch đời trước. Ông cụ gật đầu nói: "Cũng mệt rồi, trước tiên đi nghỉ ngơi một chút, buổi tối chờ anh chị cả con trở lại thì cả nhà chúng ta cùng nhau ăn bữa cơm."
Bà Phương Di từ nhỏ đã ở trước mặt ông cụ mà lớn lên nên đối với ông không có cảm giác sợ hãi, xem ông như cha ruột của mình thể hiện thái độ vô cùng thân mật. Ông cụ cả đời không có con gái, đối với người con dâu cũng là con gái của chiến hữu cũ này từ nhỏ đã nuông chiều, so với con mình còn yêu thương hơn.
"Mệt mỏi gì đâu, lên xe lửa thoáng một cái liền muốn ngủ, khi xuống đến nơi mới lấy lại được tinh thần! Cha, con dâu của con chắc cũng không tệ chứ! Thật là tinh mắt! Điền Mật tự tay làm cho cha một đôi giày, người xem nhất định sẽ rất thích, cùng với cái trước kia mà cha vẫn thích... Rất giống! Điền Mật mau lấy ra cho ông nội thử một chút."
Điền Mật Nhi lấy giày ra, ông cụ vừa nhìn một cái liền nhận ra đây đúng là loại giầy mà mình vẫn tâm tâm niệm niệm muốn có.... Nhìn thấy ông cụ thích, bà Phương Di và Điền Mật Nhi mỗi người một bên đi vào cho ông, ông cụ mừng rỡ môi cũng mau vểnh lên, không ngờ trước khi chết còn có thể đi đôi giày như thế này, có thể mãn nguyện rồi.
Triệu Quốc Lương bọn họ tan việc muộn, bà Phương Di nói về nhà cũng không phải là khách, liền vào phòng bếp làm cơm tối. Điền Mật Nhi lại được dịp biểu hiện tài nấu nướng, hương vị chua cay, đối với khẩu vị của ông cụ lại vô cùng hợp. Vốn là đối với Điền Mật Nhi còn muốn xem xét kỹ một chút nhưng hiện tại cũng cảm thấy người cháu dâu mới này cũng không tệ. Đã là phụ nữ thì phải ra được phòng khách vào được phòng bếp, biết trên biết dưới, không ăn khói lửa của nhân gian, biết rõ việc nào nên làm việc nào không mới không bị người khác chê cười. Người cháu dâu mới này cũng không tệ, dáng người xinh đẹp lại có thủ nghệ, làm cơm cũng tốt vô cùng. Nhưng quan trọng nhất là rất biết giữ bổn phận, đối với người già cũng hiếu thuận rất xứng với cháu trai của ông là đủ rồi.
Người đã già, đều mang trong người chút tâm tính trẻ con, tựa như Lão Ngoan Đồng vậy. Vừa có được món đồ tốt, liền muốn đi ra ngoài khoe khoang. Ngày thứ hai, ông cụ đi giày mới ra ngoài khoe khoang với mấy người chiến hữu gần đất xa trời của mình. Không ngờ khi trở về lại mang theo cả bọn họ, nói là muốn cho bọn họ xem cháu dâu mới của ông một chút. Mỗi người đều muốn có một chút quà ra mắt từ đó liền lộ ra mục đích của chuyến đi này rồi,thì ra bọn họ ai cũng muốn có một đôi giày như thế.
Bọn họ mặc dù không giống như ông cụ, có bệnh nghiêm trọng ở chân như vậy nhưng đều là người già cả rồi, lúc nào cũng hoài niệm về những việc trước kia. Ông cụ mặc dù ngoài miệng hét lớn những lão già này đều không phải là người tốt, kiến thức hạn hẹp, một đám sống thổ phỉ nhưng có thể nhìn ra tình nghĩa cùng chung hoạn nạn sống chết của bọn họ. Điền Mật Nhi từ trong tâm khảm cũng vô cùng bội những lão anh hùng phục bảo vệ tổ quốc vì vậy để thỏa mãn sự hoài niệm đó cho mấy ông cụ làm đi đo chân làm giầy cho từng người. Cũng nhân dịp định làm cho thêm ông cụ vài đôi giày để phòng bị, tiện thể làm thêm cho các ông cụ kia mỗi người một đôi. Chỉ là mỗi ngày muốn rỗi rãnh cũng không được, ngày ngày phải khâu đáy giày bằng chỉ gai đến cuối cùng tay bị sưng vù lên.
Người trong nhà vừa nhìn, cũng vội vàng khuyên cô tạm nghỉ đã, làm được bao nhiêu hay đến đấy. Nhưng Điền Mật Nhi không muốn làm cho những lão anh hùng này thất vọng, liền ở sau lưng mọi người vụng trộm làm, cuối cùng trước khi trở nhà cũng làm xong.
Lúc gần đi ông cụ nói với hai vợ chồng con trai thứ rằng: "Cô gái này là người tốt, anh chị phải đối đãi cho tốt, đừng bạc đãi, nếu không tôi sẽ tìm anh chị tính sổ! Hiện tại người giống như nó vừa có nghị lực lại còn hiếu thuận không nhiều lắm, cưới cháu dâu này rất đúng, tôi cũng nhớ công này của anh chị! Ha ha!"
Hoàn toàn bất đồng với kiếp trước, Điền Mật Nhi cũng cảm thấy vui mừng, cái gì gọi là gái có công thì chồng chẳng phụ cô hiện tại mới chính thức cảm nhận được. Nhìn những người mà mình quan tâm, người mà mình thương yêu hạnh phúc thì cũng chính là hạnh phúc lớn nhất của mình!
Mà Triệu thiếu tá của chúng ta đang ở nước xa lạ kia vẫn không hề hay biết cô vợ nhỏ xinh đẹp động lòng người của mình bị một cô gái khác quấn lấy, không biết sau khi anh trở lại biết được sẽ có cảm tưởng gì. Dù sao bà Phương Di bây giờ cũng nguyện ý cho hai người bọn họ lui tới, còn Lý Kiều Dương hiện tại không khác gì cá đuôi nhỏ phía sau Điền Mật Nhi, đi đâu cũng đi cùng khiến cho bà Phương Di không muốn yên tâm cũng không được.
Lúc này ông Triệu Quốc Đống cùng với bà Phương Di cũng bắt đầu bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày. Bởi vì hôn sự của Triệu Phương Nghị và Điền Mật Nhi hơi vội vàng mà lão nhân gia trong nhà lúc ấy thân thể cũng không được khỏe nên không đến tham dự hôn lễ của bọn họ được. Cho nên nhân dịp nghỉ lễ mừng năm mới thế nào cũng phải về chào hỏi, để cho ông cụ gặp mặt cháu dâu mới một chút. Kiếp trước Điền Mật Nhi cũng đi nhưng chỉ làm cho người người oán trách, còn làm hại Triệu Quốc Đống cùng với Phương Di gần sang năm mới phải chạy về. Vừa vặn lần này Điền Mật Nhi rất muốn biểu hiện cho thật tốt, tối thiểu không thể để cho ông cụ tức giận đến phát bệnh, đã thế trong đại lễ mừng năm mới còn đuổi ra khỏi cửa nữa chứ.
Nhưng mà vừa nghĩ tới ông cụ vô cùng gia trưởng của Triệu gia này thì Điền Mật Nhi vẫn không nhịn được mà rùng mình. Cả đời của ông gắn liền với nam chinh bắc chiến, hiện tại mặc dù tuổi đã xế chiều, toàn thân tỏa ra hào khí dũng mãnh uy nghiêm vô hình chung làm cho người đối diện thấy áp lực rất lớn. Ông có ba người con, mặc dù lúc tuổi còn trẻ cũng đã từng tham gia quân ngũ, nhưng cuối cùng đều đã chuyển nghề. Đời cháu thì lại càng không có mấy người có thể chịu được cực khổ, cháu đích tôn của ông ở trong quân đội phục vụ ba năm hiện tại cũng chuyển sang công tác trong chính phủ. Duy chỉ có Triệu Phương Nghị từ nhỏ đã thích quân nhân, một mực muốn phục vụ quân đội nên rất được lòng của ông cụ.
Người con thứ hai vẫn một mực công tác ở địa phương nhưng vì năng lực có hạn nên không có công trạng gì lớn. Triệu Phương Nghị hiện đang làm nhiệm vụ nên khó có thời gian về thăm ông. Ông cụ đã bỏ lỡ dịp gặp mặt cháu dâu, cũng không thể chủ trì cho hôn sự của cháu trai thứ hai vì vậy ông rất lấy làm tức giận. Nghe nói sơ qua là người mà Triệu Phương Nghị cưới về chính là một cô gái ở nông thôn, đứa cháu đã lớn, cánh cứng cáp rồi nên ông không quản được nữa vì vậy mà tức giận đến sinh bệnh. Mặc dù ông thật rất muốn khuyên can dừng việc này lại, nhưng trời thì cao mà hoàng đế lại ở xa, cho dù có tâm cũng với không tới được. Con trai lúc trở lại có nói với ông, Phương Nghị đối với người vợ này thấy rất hài lòng, ông bạn già của ông cũng đã khuyên rằng con cháu tự có phúc của con cháu. Vì thế sau khi trải qua cơn bệnh này rốt cuộc ông cũng nghĩ thông rồi, bây giờ là thời đại của bọn trẻ cho nên cứ để bọn chúng tự quyết định vận mệnh của mình làđược rồi.
Lần này nghe được cháu dâu mới vừa thi cuối năm cơ hồ đạt được điểm cao nhất khối. So với những khóa trước thì điểm số cũng cao hơn rất nhiều. Ông cụ lúc này trong lòng thật chờ mong cảm thấy vẫn phải là nhìn tận mắt người cháu dâu mới này, xem xem cô rốt cuộc có xứng với đứa cháu trai ưu tú của ông hay không.
Quyết tâm trong lòng không thể để chuyện xưa tái diễn lần nữa, Điền Mật Nhi suy nghĩ không biết phải thể hiện như thế nào mới có thể làm vừa lòng ông cụ. Nghe nói ông cụ cả đời đánh giặc suốt ngày phải hành quân quân cấp tốc đi qua biết bao con đường gập ghềnh cho nên đôi chân sẽ bị phong thấp. Hiện tại cũng đã lớn tuổi nên đôi chân đã sớm bị phong thấp lại càng thêm biến tướng. Khi thời tiết thay đổi liền thấy đau dữ dội nên khi đi những đôi giầy bây giờ càng thêm không thích hợp, cảm thấy chân không được thoải mái. Chỉ có đi những đôi giày vải của các cửa hàng truyền thống lâu đời mới cảm giác thoải mái một chút.
Điền Mật Nhi vốn xuất thân từ nhà nghèo, nghèo đến nỗi không mua nổi giày, giày mang trên chân đều là giầy vải. Bà nội Điền Mật Nhi lúc còn trẻ thêu thùa rất khéo, lúc kháng chiến cũng làm cho bộ đội Kháng Nhật không ít giày vải để tỏ lòng biết ơn của mình. Vì làm nhiều nên có thể đem giày này làm bền chắc hơn cũng thoải mái hơn loại giày khác nhiều. Bà nội Điền Mật Nhi lúc còn sống đã dạy cho cô cách làm giầy thế nào cho tốt, bà luôn nói người ta cả đời này có đôi chân làmệt mỏi nhất nên phải làm đôi giầy thật tốt để bảo vệ cho nó.
Đời trước mỗi khi cô nhớ nhà thì cũng sẽ điên cuồng làm giày, một đôi lại một đôi. Cho nên tay nghề vẫn không giảm, cô có lòng tin mình sẽ làm một đôi giầy thật tốt khiến cho đôi chân thoải mái.
Nhưng mà cô lại không biết cỡ giầy của ông là bao nhiêu, vì vậy phải đi hỏi bố mẹ chồng rồi, hai người cũng không ngờ cô lại có lòng như vậy, khen cô là một đứa nhỏ rất hiếu thuận.
"Ông cụ đi giầy cỡ bốn hai, chỉ là luôn nói chân trái có chút thừa hơn chân phải, dù sao cũng cùng một đôi giày nhưng lại luôn nói lòng bàn chân không thoải mái. Cho nên hay là cứ mua ở bên ngoài để cho ông cụ đỡ xoi mói." Hài lòng mới là lạ, Triệu Quốc Đống biết rõ tính tình của cha mình, chỉ không muốn tấm lòng hiếu thảo của con dâu lại bị ông cụ làm cho mất mát.
Bà nội Điền Mật Nhi làm rất nhiều loại giầy để mang bán, trong đó có nhiều nhất là loại dành cho chân đi hành quân, biết cách làm sao để cho chân người ta khi đi vào sẽ thoải mái hơn. Điền Mật Nhi và mẹ của mình là hai người được bà truyền nghề cho, không dám nói là có thể làm tốt hơn bà nhưng cũng không kém hơn là mấy. Cô đối với mình rât có lòng tin, đã nói muốn tỏ một chút hiếu tâm thì tự tay mình làm sẽ có thành ý hơn.
Bà Phương Di và ông Triệu Quốc Đống lẳng lặng nhìn nhau, cảm thấy nên yên lặng theo dõi biến hóa đi, thật bất đắc dĩ mới mua ở bên ngoài dù sao cũng không thể bác bỏ tấm lòng của con dâu được.
Điền Mật Nhi tỉ mỉ chọn vải gấm màu đen nhánh có hoa văn hình mây làm mũi giầy, đế giầy lót vải trắng hơi dày, hồi tưởng lại lời dạy của bà nội khi làm phải chú ý đến từng chi tiết, chỗ nào lõm thì nên mỏng một chút, chỗ nào lồi thì thiết kê dày một chút. Loại đế giày này nếu người bình thường đi vào sẽ cảm thấy rất kích chân, nhưng với những người chân có bệnh thì khi vào đặc biệt sẽ rất thoải mái, các bộ phận đều có đáy giầy nâng đỡ, hóa giải phần nào đau đớn mỗi khi đi bộ.
Tập trung làm mấy ngày cuối cùng cũng làm xong, coi như bà Phương Di và ông Triệu Quốc Đống không hiểu những thứ này, nhưng khi nhìn liền so sánh với cái kia của ông cụ tự hào là tốt hơn nhiều, đi vào rất thoải mái.
Ông cụ ở cùng với người con cả là Triệu Quốc Lương, Triệu Quốc Lương chỉ có một người con đã lên thành phố nhậm chức làm việc cho chính phủ vì vậy mang cả nhà cùng đi. Em trai Triệu Quốc Đống là Triệu Quốc Lập cũng cùng cả nhà đi ra nước ngoài, nói là năm nay không kịp về sau này có cơ hội sẽ đoàn tụ . Như vậy số người còn lại trong nhà liền đơn giản một chút, cũng không cần chuẩn bị quà tặng cho những người đó, còn bác trai và bác gái thì chọn quà tinh xảo một chút làđược.
Mới đầu cả nhà chuẩn bị lái xe trở về, nhưng bây giờ ở phía Bắc đang có bão tuyết, trời lạnh đường trơn, đi ăn tết mà xảy sự cố cũng không tốt, cho nên thay đổi quyết định đi về bằng xe lửa. Hiện tại xe lửa còn chưa có tăng tốc, qua một ngày một đêm mới có thể đến, khi đến đó cũng rất vừa thời gian.
Khi xuống xe thì có cảnh vệ viện tới đón, cũng không trách được bà Phương Di người mỏng manh yếu ớt như vậy không ngại mang theo bao lớn bao nhỏ trở về. Nhà mẹ đẻ của bà Phương Di trước kia cùng ở trong một quân khu đại viện với Triệu gia, nhưng về sau bố của bà mất đi trong nhà cũng không có ai có tiền đồ tiếp theo đó cũng đều đã phân tán đi ra ngoài. Nhưng anh của bà còn một ngôi nhà ở chỗ này, bình thường hiếm khi được gặp nhau nay có dịp trở lại mang theo không ít đặc sản và quà tặng.
Trong nhà vào lúc này chỉ có mỗi ông cụ, vợ chồng Triệu Quốc Lương vẫn còn đang làm việc, sau khi cung kính chào hỏi Điền Mật Nhi liền yên lặng để cho đôi mắt như rada quan sát từ trên xuống dưới.
Hiển nhiên phong thái không kiêu ngạo cũng không tự ti của cô rất vừa mắt của ông cụ, cũng không xảy ra bi kịch đời trước. Ông cụ gật đầu nói: "Cũng mệt rồi, trước tiên đi nghỉ ngơi một chút, buổi tối chờ anh chị cả con trở lại thì cả nhà chúng ta cùng nhau ăn bữa cơm."
Bà Phương Di từ nhỏ đã ở trước mặt ông cụ mà lớn lên nên đối với ông không có cảm giác sợ hãi, xem ông như cha ruột của mình thể hiện thái độ vô cùng thân mật. Ông cụ cả đời không có con gái, đối với người con dâu cũng là con gái của chiến hữu cũ này từ nhỏ đã nuông chiều, so với con mình còn yêu thương hơn.
"Mệt mỏi gì đâu, lên xe lửa thoáng một cái liền muốn ngủ, khi xuống đến nơi mới lấy lại được tinh thần! Cha, con dâu của con chắc cũng không tệ chứ! Thật là tinh mắt! Điền Mật tự tay làm cho cha một đôi giày, người xem nhất định sẽ rất thích, cùng với cái trước kia mà cha vẫn thích... Rất giống! Điền Mật mau lấy ra cho ông nội thử một chút."
Điền Mật Nhi lấy giày ra, ông cụ vừa nhìn một cái liền nhận ra đây đúng là loại giầy mà mình vẫn tâm tâm niệm niệm muốn có.... Nhìn thấy ông cụ thích, bà Phương Di và Điền Mật Nhi mỗi người một bên đi vào cho ông, ông cụ mừng rỡ môi cũng mau vểnh lên, không ngờ trước khi chết còn có thể đi đôi giày như thế này, có thể mãn nguyện rồi.
Triệu Quốc Lương bọn họ tan việc muộn, bà Phương Di nói về nhà cũng không phải là khách, liền vào phòng bếp làm cơm tối. Điền Mật Nhi lại được dịp biểu hiện tài nấu nướng, hương vị chua cay, đối với khẩu vị của ông cụ lại vô cùng hợp. Vốn là đối với Điền Mật Nhi còn muốn xem xét kỹ một chút nhưng hiện tại cũng cảm thấy người cháu dâu mới này cũng không tệ. Đã là phụ nữ thì phải ra được phòng khách vào được phòng bếp, biết trên biết dưới, không ăn khói lửa của nhân gian, biết rõ việc nào nên làm việc nào không mới không bị người khác chê cười. Người cháu dâu mới này cũng không tệ, dáng người xinh đẹp lại có thủ nghệ, làm cơm cũng tốt vô cùng. Nhưng quan trọng nhất là rất biết giữ bổn phận, đối với người già cũng hiếu thuận rất xứng với cháu trai của ông là đủ rồi.
Người đã già, đều mang trong người chút tâm tính trẻ con, tựa như Lão Ngoan Đồng vậy. Vừa có được món đồ tốt, liền muốn đi ra ngoài khoe khoang. Ngày thứ hai, ông cụ đi giày mới ra ngoài khoe khoang với mấy người chiến hữu gần đất xa trời của mình. Không ngờ khi trở về lại mang theo cả bọn họ, nói là muốn cho bọn họ xem cháu dâu mới của ông một chút. Mỗi người đều muốn có một chút quà ra mắt từ đó liền lộ ra mục đích của chuyến đi này rồi,thì ra bọn họ ai cũng muốn có một đôi giày như thế.
Bọn họ mặc dù không giống như ông cụ, có bệnh nghiêm trọng ở chân như vậy nhưng đều là người già cả rồi, lúc nào cũng hoài niệm về những việc trước kia. Ông cụ mặc dù ngoài miệng hét lớn những lão già này đều không phải là người tốt, kiến thức hạn hẹp, một đám sống thổ phỉ nhưng có thể nhìn ra tình nghĩa cùng chung hoạn nạn sống chết của bọn họ. Điền Mật Nhi từ trong tâm khảm cũng vô cùng bội những lão anh hùng phục bảo vệ tổ quốc vì vậy để thỏa mãn sự hoài niệm đó cho mấy ông cụ làm đi đo chân làm giầy cho từng người. Cũng nhân dịp định làm cho thêm ông cụ vài đôi giày để phòng bị, tiện thể làm thêm cho các ông cụ kia mỗi người một đôi. Chỉ là mỗi ngày muốn rỗi rãnh cũng không được, ngày ngày phải khâu đáy giày bằng chỉ gai đến cuối cùng tay bị sưng vù lên.
Người trong nhà vừa nhìn, cũng vội vàng khuyên cô tạm nghỉ đã, làm được bao nhiêu hay đến đấy. Nhưng Điền Mật Nhi không muốn làm cho những lão anh hùng này thất vọng, liền ở sau lưng mọi người vụng trộm làm, cuối cùng trước khi trở nhà cũng làm xong.
Lúc gần đi ông cụ nói với hai vợ chồng con trai thứ rằng: "Cô gái này là người tốt, anh chị phải đối đãi cho tốt, đừng bạc đãi, nếu không tôi sẽ tìm anh chị tính sổ! Hiện tại người giống như nó vừa có nghị lực lại còn hiếu thuận không nhiều lắm, cưới cháu dâu này rất đúng, tôi cũng nhớ công này của anh chị! Ha ha!"
Hoàn toàn bất đồng với kiếp trước, Điền Mật Nhi cũng cảm thấy vui mừng, cái gì gọi là gái có công thì chồng chẳng phụ cô hiện tại mới chính thức cảm nhận được. Nhìn những người mà mình quan tâm, người mà mình thương yêu hạnh phúc thì cũng chính là hạnh phúc lớn nhất của mình!
Tác giả :
Túy Tiểu Tiên