Anh Là Tất Cả Những Gì Em Ghét Nhất
Chương 37
5.
3/12 là ngày kỷ niệm tôi và Tam gia yêu nhau, thú thực là chúng tôi chưa bao giờ chúc mừng dịp kỷ niệm này… Bởi vì trước nay ngày đó luôn nằm trong tháng ôn bài, không thể gặp gỡ.
Ngày về quê ăn dưa hấu chỉ cách ngày kỷ niệm của chúng tôi hơn một tuần, dựa trên tinh thần “có tiền phải tiêu”, tự nhiên tối mùng 2 tôi nảy sinh niềm xúc động muốn tới Vũ Hán gặp gã vào đúng dịp kỷ niệm kia.
Sau khi đi ra từ phòng tắm, thật cẩn thận bổ một quả bưởi rồi tranh thủ xem sổ sách tháng này, tôi bình tĩnh hơn một chút.
Tôi gọi cho Tam gia, hỏi gã có mua quả cho dịp kỷ niệm kia không. Thực ra tôi chỉ hỏi vu vơ vậy thôi, hoàn toàn không có bất ngờ mong mỏi nào.
Không ngờ gã lại nói bằng giọng bí hiểm: “Có chứ.”
Tôi mừng húm gặng hỏi mãi quà là gì nhưng gã nhất quyết cắn răng không chịu nói, còn hỏi lại tôi: “Của anh thì sao? Có không?”
Tôi liền á khẩu. Tính đến năm 2015, chúng tôi đã quen nhau chín năm, yêu đương bốn năm, hiểu nhau rõ như tay trái hiểu tay phải, bên cạnh đó còn cảm thấy đã đạt tới một nhận thức chung đó là không cần thiết phải bày vẽ chúc mừng những ngày kỷ niệm vô nghĩa này làm gì.
Gã cứ bám riết hỏi tôi như một đứa trẻ đòi kẹo, “Quà của anh đâu? Trời! Em không chuẩn bị phải không? Em chẳng hề yêu anh chút nào! Thậm chí ngày kỷ niệm em cũng không tặng quà cho anh? Hay là em đã quên ngày đó rồi?!”
Ngữ khí giống hệt giọng điệu tôi cố tình gây sự khi không được gã tặng quà hồi năm nhất.
Tôi chỉ biết ngoan ngoãn nghe gã trả lại hết cho mình những lời mình từng thốt ra trước đây, không dám nói “Hay là mai em đích thân đến làm quà cho anh nhé?”, chỉ sợ chẳng may nói ra gã sẽ lập tức đặt mua vé xe cho mình.
Có những việc bạn không nên cứ tâm tâm niệm niệm mãi về nó, bởi vì cứ nghĩ vậy ắt sẽ trở thành sự thật.
6.
Trưa ngày kỷ niệm, vừa hết giờ học tôi liền gọi gà rán bên ngoài rồi đi về phòng ký túc. Mới uống được hai ngụm coca thì bất ngờ nhận được điện thoại của Tam gia, nói với tôi giọng thều thào: “Anh đang ở bệnh viện.”
Tôi giật mình, “Anh bị làm sao?”
Nghe nói gã đau đớn đến mức phải lăn lộn trên giường, “Sỏi thận.”
Trước khi gã bị bệnh này, tôi chưa từng nghe đến căn bệnh “sỏi thận” bao giờ. Con người thường bị hoảng sợ bởi những điều mình không biết, tất cả mọi suy nghĩ trong đầu tôi lúc đó là cơ thể gã bỗng nhiên mọc ra một tảng đá, liền hỏi: “Vậy có phải phẫu thuật không?”
Gã đáp: “Vẫn chưa biết, vừa mới tiêm thuốc giảm đau. Một lát nữa bác sĩ mới cho anh biết phải làm thế nào.”
Vừa nói chuyện với gã tôi vừa khoác ba lô lên vai, quên cả bỏ sách giáo khoa ra khỏi cặp, tôi nói: “Anh đừng sợ, em qua đó ngay đây!”
Đó là lần thứ hai tôi không kịp thu dọn hành lý đã vội vàng chạy tới nhà ga, chỉ cách lần trước hơn một tuần, hơn nữa cả hai lần đều vì cùng một người và cùng một việc – đó là đi gặp Tam gia.
Chạy ra khỏi ký túc tôi lại chạy về, bọc chỗ gà rán kia lại để giành làm bữa trưa và bữa tối, sau đó vừa đi vừa cầm điện thoại đặt vé tàu hoả trên cao chuyến gần nhất.
Nhận được lời thăm hỏi ân cần của bạn cùng phòng lúc ngồi ở nhà ga, cô ấy hỏi: “Hai cậu lãng mạn thật đó!”
Tôi bất đắc dĩ trả lời: “Dĩ nhiên rồi, lãng mạn phải dùng tiền để xây đắp mà.”
7.
Nhận được thông báo của Tam gia không phải phẫu thuật trái tim tôi mới bình thường trở lại. Tôi gọi về nhà thông báo thì mẹ bảo đó không phải bệnh nan y nên đừng lo lắng quá nhưng bên đó gã kia chỉ có một mình rất bất tiện, tôi tới chăm sóc vài ngày âu cũng là việc nên làm.
Đây là lần đầu tiên tôi tới Vũ Hán. Tôi đã lên kế hoạch sẽ tới tìm gã trong kỳ nghỉ đông, ngắm Hoàng Hạc Lâu, tới thăm Hoan Lạc Cốc rồi ăn uống cho thoả thích. Cuối cùng sự cố ngoài ý muốn này đã nuốt hết số tiền dành cho chuyến du lịch kia.
Tôi hỏi gã: “Bác sĩ nói bệnh của anh phải điều trị thế nào? Vẫn có thể tiếp tục đi làm chứ?”
Gã trả lời: “Uống nhiều nước và uống thuốc đúng giờ. Không đi làm nữa, thận đã có sỏi rồi còn làm ăn gì.”
Tôi vui vẻ hỏi: “Vậy anh đi hỏi bác sĩ thử xem có thể đi chơi ở Hoan Lạc cốc được không?”
Gã nghiêm túc đáp: “Chắc là đi được, đi tàu bay lên tận giữa mây có khi lại đá bay được viên sỏi kia ra ngoài ấy chứ.”
…
Tối muộn mới đến Vũ Hán, vừa tới cửa ra đã nhìn thấy Tam gia đứng sau lan can chờ mình với gương mặt nhợt nhạt và bộ đồ màu da cam, từ xa gã đã mỉm cười vẫy tay về phía tôi như một tên ngốc.
Bên ngoài nhà ga có rất nhiều quán bán đồ ăn vặt, Tam gia chốc lại hỏi tôi có ăn cái này không, nhát lại hỏi tôi có ăn cái kia không. Tôi bèn cầm tay gã kéo đi không khác gì kéo một chú chó tăng động có thể tuột xích bất cứ lúc nào, không ngừng lắc đầu: “Không ăn! Không ăn! Không thích! Không thích!”
Gã dừng chân trước cửa quán bán đồ ăn vặt không biết tên, nói với tôi: “Vui quá đi mất, có em bên cạnh!”
Nhìn gã tôi cũng thấy cảm động vô cùng, đứng như trời trồng không biết nên nói gì nữa.
Mãi đến khi chủ quán không thể không hỏi: “Định ăn trộm bánh à?”
8.
Có lẽ lo lắng quá độ và không ăn uống tử tế nên tôi bắt đầu đau bụng từ tối hôm đó. Đến sáng hôm sau thì phải lăn lộn trên giường vì đau quá.
Tam gia ôm bệnh mới sáng sớm đã phải xuống sân mua cháo và điểm tâm về khách sạn cho tôi ăn. Sau đó khoảng mười giờ gã bắt đầu thấy khó chịu trong người, hai đứa liền dìu nhau bắt taxi tới bệnh viện.
Đầu tiên phục vụ gã lấy thuốc, uống thuốc rồi truyền nước, sau đó tôi cũng xếp lốt khám bụng thì được chẩn đoán là viêm dạ dày cấp tính, vừa phải lấy máu vừa phải xét nghiệm nên cứ hết lên trên lại đi xuống dưới.
Tam gia là người không thể khiến người khác yên tâm chút nào, cứ cách một lúc gã lại gọi điện cho tôi kêu đau, tôi lấy máu xong thì vội vàng chạy tới khu truyền dịch tìm gã, gã khẽ nói bằng giọng e thẹn: “Anh buồn đi tiểu quá!”
Tôi gật đầu: “Được rồi được rồi, đi tiểu, đi tiểu.”
Trước khi vào nhà vệ sinh tôi cẩn thận ngó vào xem thấy không có ai mới kéo gã vào một căn phòng, gã tự cầm chai thuốc còn tôi thì xoay xở giúp gã cởi quần, giục: “Tè đi nhanh lên.”
Gã thấy xấu hổ nên nói với tôi: “Em không được nhìn!”
Sau một hồi rầy rà, đến khi hai chúng tôi ra khỏi nhà vệ sinh thì đã là năm phút sau.
Một người đàn ông đứng tuổi đi vào nhà vệ sinh bị giật mình, còn khoa trương lùi ra vài bước nhìn ký hiệu trên cửa. Ông ta còn chưa nói gì thì bác gái là nhân viên vệ sinh đang gom giấy ở buồng ngoài đã lên tiếng trước: “Này cô bé, đây là nhà vệ sinh nam mà!”
Tôi đỏ bừng mặt mũi vì xấu hổ không biết phải giải thích thế nào. Đúng lúc này Tam gia xuất hiện phía sau tôi, bác gái kia mới nở nụ cười thấu hiểu, nụ cười ấy khiến tôi còn xấu hổ hơn.
Sau đó nữa, trong khu vực truyền dịch, hai chúng tôi ngồi cạnh nhau ai truyền dịch của người nấy. Tôi như vậy mới là “cùng” đúng nghĩa.
9.
Sau một ngày truyền dịch tôi thấy khá hơn nhiều. Hôm sau tới truyền dịch cùng gã tôi đã toàn tâm toàn ý sắm vai người nhà bệnh nhân, đặt túi chườm mới mua dưới tay truyền của gã cho ấm, rồi rót nước bưng nước cho gã, sau khi xong việc thì chống má lặng lẽ ngồi bên cạnh.
Tinh thần gã tương đối tốt, chúng tôi ngồi trong góc của khu vực truyền dịch. Lúc đó có rất ít người nên tôi mang laptop ra bật nhạc nghe cùng gã. Khi nghe đến bài “Yêu” của Mạc Văn Uý, chúng tôi không khỏi ngân nga hát theo.
“Vì sẽ nhớ anh nên em sợ đối diện với chính mình. Lý trí của em luôn bị hao mòn bởi cô đơn.”
Sau đó hát hết bài này đến bài khác, đến khi gã truyền dịch xong mà chúng tôi cũng không nhận ra.
Lúc đi từ bệnh viện ra gã này còn nói với tôi bằng giọng ấm ức: “Hôm em chưa tới ấy, lần nào anh cũng bị hút lên rất nhiều máu y tá mới chậm chạp tới tháo dây cho.”
Sau ba ngày truyền dịch tình trạng của Tam gia khá hơn nhiều. Bác sĩ dặn tạm thời cứ uống thuốc là được, nếu đau quá thì phải tới bệnh viện. Tôi trước nay rất cẩn thận trong việc uống thuốc, bác sĩ dặn một ngày ba bữa thì chắc chắn sẽ uống đều đặn sau mỗi tám tiếng. Tám giờ tối Tam gia uống một lượt thuốc nên khi tôi tính đặt báo thức vào lúc bốn giờ sáng để đánh thức gã dậy cho uống thuốc rồi mới ngủ tiếp.
Kết quả nửa đêm không biết là mấy giờ tôi đột nhiên thức giấc liền choàng tạm một cái áo khoác rồi xuống giường đun nước, lấy thuốc, cầm thìa to khuấy đến khi cảm thấy nhiệt độ của nước được rồi, đó cũng là lúc chuông báo thức reo.
Lúc ấy tôi kiêu ngạo vô cùng, cảm thấy mình đã chăm sóc Tam gia vô cùng tận tình liền đập mạnh vào lưng đánh thức gã, còn chờ gã khen mình vài câu, không ngờ gã nửa tỉnh nửa mơ trợn trừng mắt uống hết thuốc liền nằm xuống ngủ tiếp, nhiều khả năng ngày hôm sau có dậy cũng chưa chắc đã nhớ là đêm đã tỉnh một lần.
10.
Cuối tuần trở lại trường học, tới phòng đồ nhận quà kỷ niệm Tam gia gửi cho tôi từ sáng, đó là một chai nước hoa mùi hoa anh đào.
Mặc dù bị chậm trễ nhiều ngày, tuy ngoài miệng nói “đừng tiêu xài lung tung mua những thứ vô dụng” như tôi vẫn thấy rất vui. Là một người soi mói, tôi dùng thử một chút rồi nói với Tam gia: “Mùi ngọt quá!”
Tam gia trả lời: “Ngọt thì ngọt chứ sao, dù sao đối với anh em cũng là Sakura.”
Ôi, tuy là sến sẩm vô cùng nhưng nghĩ lại vẫn thấy vui lắm.
3/12 là ngày kỷ niệm tôi và Tam gia yêu nhau, thú thực là chúng tôi chưa bao giờ chúc mừng dịp kỷ niệm này… Bởi vì trước nay ngày đó luôn nằm trong tháng ôn bài, không thể gặp gỡ.
Ngày về quê ăn dưa hấu chỉ cách ngày kỷ niệm của chúng tôi hơn một tuần, dựa trên tinh thần “có tiền phải tiêu”, tự nhiên tối mùng 2 tôi nảy sinh niềm xúc động muốn tới Vũ Hán gặp gã vào đúng dịp kỷ niệm kia.
Sau khi đi ra từ phòng tắm, thật cẩn thận bổ một quả bưởi rồi tranh thủ xem sổ sách tháng này, tôi bình tĩnh hơn một chút.
Tôi gọi cho Tam gia, hỏi gã có mua quả cho dịp kỷ niệm kia không. Thực ra tôi chỉ hỏi vu vơ vậy thôi, hoàn toàn không có bất ngờ mong mỏi nào.
Không ngờ gã lại nói bằng giọng bí hiểm: “Có chứ.”
Tôi mừng húm gặng hỏi mãi quà là gì nhưng gã nhất quyết cắn răng không chịu nói, còn hỏi lại tôi: “Của anh thì sao? Có không?”
Tôi liền á khẩu. Tính đến năm 2015, chúng tôi đã quen nhau chín năm, yêu đương bốn năm, hiểu nhau rõ như tay trái hiểu tay phải, bên cạnh đó còn cảm thấy đã đạt tới một nhận thức chung đó là không cần thiết phải bày vẽ chúc mừng những ngày kỷ niệm vô nghĩa này làm gì.
Gã cứ bám riết hỏi tôi như một đứa trẻ đòi kẹo, “Quà của anh đâu? Trời! Em không chuẩn bị phải không? Em chẳng hề yêu anh chút nào! Thậm chí ngày kỷ niệm em cũng không tặng quà cho anh? Hay là em đã quên ngày đó rồi?!”
Ngữ khí giống hệt giọng điệu tôi cố tình gây sự khi không được gã tặng quà hồi năm nhất.
Tôi chỉ biết ngoan ngoãn nghe gã trả lại hết cho mình những lời mình từng thốt ra trước đây, không dám nói “Hay là mai em đích thân đến làm quà cho anh nhé?”, chỉ sợ chẳng may nói ra gã sẽ lập tức đặt mua vé xe cho mình.
Có những việc bạn không nên cứ tâm tâm niệm niệm mãi về nó, bởi vì cứ nghĩ vậy ắt sẽ trở thành sự thật.
6.
Trưa ngày kỷ niệm, vừa hết giờ học tôi liền gọi gà rán bên ngoài rồi đi về phòng ký túc. Mới uống được hai ngụm coca thì bất ngờ nhận được điện thoại của Tam gia, nói với tôi giọng thều thào: “Anh đang ở bệnh viện.”
Tôi giật mình, “Anh bị làm sao?”
Nghe nói gã đau đớn đến mức phải lăn lộn trên giường, “Sỏi thận.”
Trước khi gã bị bệnh này, tôi chưa từng nghe đến căn bệnh “sỏi thận” bao giờ. Con người thường bị hoảng sợ bởi những điều mình không biết, tất cả mọi suy nghĩ trong đầu tôi lúc đó là cơ thể gã bỗng nhiên mọc ra một tảng đá, liền hỏi: “Vậy có phải phẫu thuật không?”
Gã đáp: “Vẫn chưa biết, vừa mới tiêm thuốc giảm đau. Một lát nữa bác sĩ mới cho anh biết phải làm thế nào.”
Vừa nói chuyện với gã tôi vừa khoác ba lô lên vai, quên cả bỏ sách giáo khoa ra khỏi cặp, tôi nói: “Anh đừng sợ, em qua đó ngay đây!”
Đó là lần thứ hai tôi không kịp thu dọn hành lý đã vội vàng chạy tới nhà ga, chỉ cách lần trước hơn một tuần, hơn nữa cả hai lần đều vì cùng một người và cùng một việc – đó là đi gặp Tam gia.
Chạy ra khỏi ký túc tôi lại chạy về, bọc chỗ gà rán kia lại để giành làm bữa trưa và bữa tối, sau đó vừa đi vừa cầm điện thoại đặt vé tàu hoả trên cao chuyến gần nhất.
Nhận được lời thăm hỏi ân cần của bạn cùng phòng lúc ngồi ở nhà ga, cô ấy hỏi: “Hai cậu lãng mạn thật đó!”
Tôi bất đắc dĩ trả lời: “Dĩ nhiên rồi, lãng mạn phải dùng tiền để xây đắp mà.”
7.
Nhận được thông báo của Tam gia không phải phẫu thuật trái tim tôi mới bình thường trở lại. Tôi gọi về nhà thông báo thì mẹ bảo đó không phải bệnh nan y nên đừng lo lắng quá nhưng bên đó gã kia chỉ có một mình rất bất tiện, tôi tới chăm sóc vài ngày âu cũng là việc nên làm.
Đây là lần đầu tiên tôi tới Vũ Hán. Tôi đã lên kế hoạch sẽ tới tìm gã trong kỳ nghỉ đông, ngắm Hoàng Hạc Lâu, tới thăm Hoan Lạc Cốc rồi ăn uống cho thoả thích. Cuối cùng sự cố ngoài ý muốn này đã nuốt hết số tiền dành cho chuyến du lịch kia.
Tôi hỏi gã: “Bác sĩ nói bệnh của anh phải điều trị thế nào? Vẫn có thể tiếp tục đi làm chứ?”
Gã trả lời: “Uống nhiều nước và uống thuốc đúng giờ. Không đi làm nữa, thận đã có sỏi rồi còn làm ăn gì.”
Tôi vui vẻ hỏi: “Vậy anh đi hỏi bác sĩ thử xem có thể đi chơi ở Hoan Lạc cốc được không?”
Gã nghiêm túc đáp: “Chắc là đi được, đi tàu bay lên tận giữa mây có khi lại đá bay được viên sỏi kia ra ngoài ấy chứ.”
…
Tối muộn mới đến Vũ Hán, vừa tới cửa ra đã nhìn thấy Tam gia đứng sau lan can chờ mình với gương mặt nhợt nhạt và bộ đồ màu da cam, từ xa gã đã mỉm cười vẫy tay về phía tôi như một tên ngốc.
Bên ngoài nhà ga có rất nhiều quán bán đồ ăn vặt, Tam gia chốc lại hỏi tôi có ăn cái này không, nhát lại hỏi tôi có ăn cái kia không. Tôi bèn cầm tay gã kéo đi không khác gì kéo một chú chó tăng động có thể tuột xích bất cứ lúc nào, không ngừng lắc đầu: “Không ăn! Không ăn! Không thích! Không thích!”
Gã dừng chân trước cửa quán bán đồ ăn vặt không biết tên, nói với tôi: “Vui quá đi mất, có em bên cạnh!”
Nhìn gã tôi cũng thấy cảm động vô cùng, đứng như trời trồng không biết nên nói gì nữa.
Mãi đến khi chủ quán không thể không hỏi: “Định ăn trộm bánh à?”
8.
Có lẽ lo lắng quá độ và không ăn uống tử tế nên tôi bắt đầu đau bụng từ tối hôm đó. Đến sáng hôm sau thì phải lăn lộn trên giường vì đau quá.
Tam gia ôm bệnh mới sáng sớm đã phải xuống sân mua cháo và điểm tâm về khách sạn cho tôi ăn. Sau đó khoảng mười giờ gã bắt đầu thấy khó chịu trong người, hai đứa liền dìu nhau bắt taxi tới bệnh viện.
Đầu tiên phục vụ gã lấy thuốc, uống thuốc rồi truyền nước, sau đó tôi cũng xếp lốt khám bụng thì được chẩn đoán là viêm dạ dày cấp tính, vừa phải lấy máu vừa phải xét nghiệm nên cứ hết lên trên lại đi xuống dưới.
Tam gia là người không thể khiến người khác yên tâm chút nào, cứ cách một lúc gã lại gọi điện cho tôi kêu đau, tôi lấy máu xong thì vội vàng chạy tới khu truyền dịch tìm gã, gã khẽ nói bằng giọng e thẹn: “Anh buồn đi tiểu quá!”
Tôi gật đầu: “Được rồi được rồi, đi tiểu, đi tiểu.”
Trước khi vào nhà vệ sinh tôi cẩn thận ngó vào xem thấy không có ai mới kéo gã vào một căn phòng, gã tự cầm chai thuốc còn tôi thì xoay xở giúp gã cởi quần, giục: “Tè đi nhanh lên.”
Gã thấy xấu hổ nên nói với tôi: “Em không được nhìn!”
Sau một hồi rầy rà, đến khi hai chúng tôi ra khỏi nhà vệ sinh thì đã là năm phút sau.
Một người đàn ông đứng tuổi đi vào nhà vệ sinh bị giật mình, còn khoa trương lùi ra vài bước nhìn ký hiệu trên cửa. Ông ta còn chưa nói gì thì bác gái là nhân viên vệ sinh đang gom giấy ở buồng ngoài đã lên tiếng trước: “Này cô bé, đây là nhà vệ sinh nam mà!”
Tôi đỏ bừng mặt mũi vì xấu hổ không biết phải giải thích thế nào. Đúng lúc này Tam gia xuất hiện phía sau tôi, bác gái kia mới nở nụ cười thấu hiểu, nụ cười ấy khiến tôi còn xấu hổ hơn.
Sau đó nữa, trong khu vực truyền dịch, hai chúng tôi ngồi cạnh nhau ai truyền dịch của người nấy. Tôi như vậy mới là “cùng” đúng nghĩa.
9.
Sau một ngày truyền dịch tôi thấy khá hơn nhiều. Hôm sau tới truyền dịch cùng gã tôi đã toàn tâm toàn ý sắm vai người nhà bệnh nhân, đặt túi chườm mới mua dưới tay truyền của gã cho ấm, rồi rót nước bưng nước cho gã, sau khi xong việc thì chống má lặng lẽ ngồi bên cạnh.
Tinh thần gã tương đối tốt, chúng tôi ngồi trong góc của khu vực truyền dịch. Lúc đó có rất ít người nên tôi mang laptop ra bật nhạc nghe cùng gã. Khi nghe đến bài “Yêu” của Mạc Văn Uý, chúng tôi không khỏi ngân nga hát theo.
“Vì sẽ nhớ anh nên em sợ đối diện với chính mình. Lý trí của em luôn bị hao mòn bởi cô đơn.”
Sau đó hát hết bài này đến bài khác, đến khi gã truyền dịch xong mà chúng tôi cũng không nhận ra.
Lúc đi từ bệnh viện ra gã này còn nói với tôi bằng giọng ấm ức: “Hôm em chưa tới ấy, lần nào anh cũng bị hút lên rất nhiều máu y tá mới chậm chạp tới tháo dây cho.”
Sau ba ngày truyền dịch tình trạng của Tam gia khá hơn nhiều. Bác sĩ dặn tạm thời cứ uống thuốc là được, nếu đau quá thì phải tới bệnh viện. Tôi trước nay rất cẩn thận trong việc uống thuốc, bác sĩ dặn một ngày ba bữa thì chắc chắn sẽ uống đều đặn sau mỗi tám tiếng. Tám giờ tối Tam gia uống một lượt thuốc nên khi tôi tính đặt báo thức vào lúc bốn giờ sáng để đánh thức gã dậy cho uống thuốc rồi mới ngủ tiếp.
Kết quả nửa đêm không biết là mấy giờ tôi đột nhiên thức giấc liền choàng tạm một cái áo khoác rồi xuống giường đun nước, lấy thuốc, cầm thìa to khuấy đến khi cảm thấy nhiệt độ của nước được rồi, đó cũng là lúc chuông báo thức reo.
Lúc ấy tôi kiêu ngạo vô cùng, cảm thấy mình đã chăm sóc Tam gia vô cùng tận tình liền đập mạnh vào lưng đánh thức gã, còn chờ gã khen mình vài câu, không ngờ gã nửa tỉnh nửa mơ trợn trừng mắt uống hết thuốc liền nằm xuống ngủ tiếp, nhiều khả năng ngày hôm sau có dậy cũng chưa chắc đã nhớ là đêm đã tỉnh một lần.
10.
Cuối tuần trở lại trường học, tới phòng đồ nhận quà kỷ niệm Tam gia gửi cho tôi từ sáng, đó là một chai nước hoa mùi hoa anh đào.
Mặc dù bị chậm trễ nhiều ngày, tuy ngoài miệng nói “đừng tiêu xài lung tung mua những thứ vô dụng” như tôi vẫn thấy rất vui. Là một người soi mói, tôi dùng thử một chút rồi nói với Tam gia: “Mùi ngọt quá!”
Tam gia trả lời: “Ngọt thì ngọt chứ sao, dù sao đối với anh em cũng là Sakura.”
Ôi, tuy là sến sẩm vô cùng nhưng nghĩ lại vẫn thấy vui lắm.
Tác giả :
Tiểu Bố thích ăn bánh trứng