Anh Chàng Mộ Bên
Chương 50
Tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ biết liệu Désirée có hiểu chuyện ở nghĩa trang là nghiêm túc hay không.Và nếu có thì cô ấy sẽ tiếp nhận nó như thế nào. Tôi nghĩ lẽ ra cô ấy có thể tiếp tục thêm một thời gian nữa – làm việc hết mình trong tuần, sau đó là vài giờ nghỉ ngơi ở miến quê. Nếu xem như tôi luôn là người tìm đến với chiếc mũ trong tay và nài nỉ cô ấy, thì thật lạ lùng khi chính tôi là người quyết định cắt đứt – ít ra tôi nghĩ vậy. Tôi không thể cứ tiếp tục như thế này, cái giá phải trả quá đắt. Nhưng việc chia tay suýt nữa đã giết chết tôi.
Ngay sau khi từ nghĩa trang về, tôi tháo ủng, bước vào phòng khách và lục trong ngăn kéo bàn làm việc để tìm một cây bút và một tập giấy. Sau đó tôi rảo một vòng quanh nông trại như một viên thanh tra xây dựng và ghi lại tất cả những thứ cần phải làm. Tôi vặn đài NRJ to hết cỡ trong tai nghe, đó là cách hoàn hảo để triệt tiêu mọi cảm xúc mà không để lại hậu quả nghiêm trọng. Tôi đặt ra chỉ tiêu hoàn thành ba thứ mỗi ngày, ngoài những công việc thường lệ. Bản danh sách gồm những việc như đổ bê tông một hầm phân mới, xây một mái che mới cho máy bơm…
Rồi tôi bắt tay vào làm. Tôi nghiến răng làm cật lực, công việc nhiều đến nỗi tôi không có cả thời gian để đọc báo. Tôi chỉ biết mình đang ở ngày thứ mấy trong tuần. Mỗi ngày tôi ra khỏi nhà lúc năm rưỡi sáng, làm việc quần quật cho đến khoảng mười giờ đêm. Rồi tôi quay vào nhà và nằm vật ra, thỉnh thoảng tôi không lên cả gác nữa. Có những hôm tôi không nhớ nổi mình có ăn gì hay chưa.
Tôi duy trì nhịp độ như thế cho đến đợt cày ải mùa xuân. Nếu lũ bò dám chống đối chuyện gì, tôi sẽ không ngần ngại cho chúng ăn đá. Một con bò trở nên hung hăng đến nỗi tôi phải xích chân nó lại để nó khỏi đá hậu. Thiết nghĩ bọn chúng phải biết ơn tôi là đằng khác.
Tôi không hề rơi vào trạng thái hờ hững từng gặp trước khi quen Désirée. Tôi nghĩ thế này: tôi đã từ bỏ điều chấn động nhất trong cuộc đời mình vì chuyện này.Thế nên tôi buộc phải làm đến cùng. Vắt kiệt sức ra mà làm.
Sau đó là giai đoạn tôi cảm thấy mình cần phải ra ngoài vào tối thứ Bảy. Đó cũng là một công việc – tôi đi để xem thị trường đang có gì, như kiểu người ta đi xem một phòng trưng bày máy móc nông nghiệp. Tôi đến hiệu cắt tóc và để mặc cho người ta làm điều cần làm với mái tóc rối nùi của tôi, sau đó đóng bộ áo sơ mi quần jean sạch sẽ, khoác thêm chiếc áo da cũ. Và tôi lê la tán gái trong các quán bar. Vì tôi mặc kệ không thèm đếm xỉa bọn họ nghĩ gì về mình, tôi nghĩ mình thành công hơn chiến thuật Benny nịnh đầm. Thậm chí vài lần tôi còn đưa họ về nhà với mình, nhưng chỉ là tình một đêm. Chuyện đó không khiến tôi khuây khỏa chút nào, và tôi chưa bao giờ nhớ nổi khuôn mặt họ. Nhưng thành thật mà nói thì nó cũng không làm cho tôi buồn thêm. Dù sao thì các cô nàng vẫn tồn tại đâu đó.
Sau đó tôi không đi chơi nữa, vì đợt cày ải mùa xuân đã đến. Trong giai đoạn này, tôi làm việc mười tám tiếng mỗi ngày. Một buổi sáng, khi tôi bất tỉnh trong buồng đặt bình nước nóng, tôi nhận ra cần phải làm gì đó. Tôi đã sút mất bảy cân và bị viêm dạ dày nặng. Để chí ít cũng giải quyết căn bệnh phiền toái, tôi gọi cho Anita, và cô ấy ghé đến vào một buổi tối. Trông thấy bộ dạng của tôi, cô đưa hai tay lên bịt miệng. “Anh không muốn nói về chuyện này”. Tôi đã nói như thế. “Em có mang thuốc theo không?”
Một tuần sau, Anita xin nghỉ phép năm. “Ở bệnh viện, người ta còn cám ơn mình khi không nghỉ phép vào dịp hè.” Cô ấy nói thế. Rồi cô dọn đồ vào ở trong phòng của mẹ tôi. Cô nấu món cá và những loại súp nhẹ nhàng đối với dạ dày của tôi, mát xa cái lưng tôi sau khi tôi ngồi máy kéo làm đồng cho đến tận mười một giờ đêm. Anita trữ đầy đồ ăn trong tủ lạnh và tủ đông, dọn dẹp nhà, treo rèm cửa sổ cho căn bếp và phụ giúp tôi ở chuồng bò khi phải kiểm tra sữa. Buổi tối, cô đan lát trong khi tôi đọc báo Nhà nông. Lúc đầu chúng tôi không nói chuyện nhiều với nhau.
Mọi chuyện giống như uống hai viên aspirin khi cái đầu của bạn chực chờ nổ tung. Cơn đau giảm xuống thành một sự choáng váng nhè nhẹ mà bạn có thể quen dần.
Sang đến tuần thứ ba, tôi bắt đầu kể lại mọi chuyện cho Anita nghe. Cô ấy không nói gì nhiều, chỉ gục gặc đầu, mắt không rời hai que đan trong tay. Thật may, nếu cô ấy đưa ra ý kiến này nọ về nàng Tôm thì chắc tôi ngã quỵ mất.
Ở tuần lễ thứ tư, cô ấy sang ngủ phòng tôi. Chuyện đó không giống như một dàn nhạc giao hưởng diễn tấu, mà giống một buổi xông hơi khi người ta mệt mỏi và bẩn thỉu. Dễ chịu và tự nhiên, nhưng không khiến bạn phải ồ lên thích thú.
Tôi không hề gọi điện cho Désirée dù chỉ một lần, và tôi cũng không đến nghĩa trang. Tôi tin chắc bố mẹ cũng thông cảm.
Sau khi chúng tôi chia tay không lâu, chuông điện thoại có reo vài bận vào buổi tối. Tôi biết người nào gọi, nhưng không nghe máy. Nếu không tôi sẽ lại rơi xuống hố sâu mất.
Ngay sau khi từ nghĩa trang về, tôi tháo ủng, bước vào phòng khách và lục trong ngăn kéo bàn làm việc để tìm một cây bút và một tập giấy. Sau đó tôi rảo một vòng quanh nông trại như một viên thanh tra xây dựng và ghi lại tất cả những thứ cần phải làm. Tôi vặn đài NRJ to hết cỡ trong tai nghe, đó là cách hoàn hảo để triệt tiêu mọi cảm xúc mà không để lại hậu quả nghiêm trọng. Tôi đặt ra chỉ tiêu hoàn thành ba thứ mỗi ngày, ngoài những công việc thường lệ. Bản danh sách gồm những việc như đổ bê tông một hầm phân mới, xây một mái che mới cho máy bơm…
Rồi tôi bắt tay vào làm. Tôi nghiến răng làm cật lực, công việc nhiều đến nỗi tôi không có cả thời gian để đọc báo. Tôi chỉ biết mình đang ở ngày thứ mấy trong tuần. Mỗi ngày tôi ra khỏi nhà lúc năm rưỡi sáng, làm việc quần quật cho đến khoảng mười giờ đêm. Rồi tôi quay vào nhà và nằm vật ra, thỉnh thoảng tôi không lên cả gác nữa. Có những hôm tôi không nhớ nổi mình có ăn gì hay chưa.
Tôi duy trì nhịp độ như thế cho đến đợt cày ải mùa xuân. Nếu lũ bò dám chống đối chuyện gì, tôi sẽ không ngần ngại cho chúng ăn đá. Một con bò trở nên hung hăng đến nỗi tôi phải xích chân nó lại để nó khỏi đá hậu. Thiết nghĩ bọn chúng phải biết ơn tôi là đằng khác.
Tôi không hề rơi vào trạng thái hờ hững từng gặp trước khi quen Désirée. Tôi nghĩ thế này: tôi đã từ bỏ điều chấn động nhất trong cuộc đời mình vì chuyện này.Thế nên tôi buộc phải làm đến cùng. Vắt kiệt sức ra mà làm.
Sau đó là giai đoạn tôi cảm thấy mình cần phải ra ngoài vào tối thứ Bảy. Đó cũng là một công việc – tôi đi để xem thị trường đang có gì, như kiểu người ta đi xem một phòng trưng bày máy móc nông nghiệp. Tôi đến hiệu cắt tóc và để mặc cho người ta làm điều cần làm với mái tóc rối nùi của tôi, sau đó đóng bộ áo sơ mi quần jean sạch sẽ, khoác thêm chiếc áo da cũ. Và tôi lê la tán gái trong các quán bar. Vì tôi mặc kệ không thèm đếm xỉa bọn họ nghĩ gì về mình, tôi nghĩ mình thành công hơn chiến thuật Benny nịnh đầm. Thậm chí vài lần tôi còn đưa họ về nhà với mình, nhưng chỉ là tình một đêm. Chuyện đó không khiến tôi khuây khỏa chút nào, và tôi chưa bao giờ nhớ nổi khuôn mặt họ. Nhưng thành thật mà nói thì nó cũng không làm cho tôi buồn thêm. Dù sao thì các cô nàng vẫn tồn tại đâu đó.
Sau đó tôi không đi chơi nữa, vì đợt cày ải mùa xuân đã đến. Trong giai đoạn này, tôi làm việc mười tám tiếng mỗi ngày. Một buổi sáng, khi tôi bất tỉnh trong buồng đặt bình nước nóng, tôi nhận ra cần phải làm gì đó. Tôi đã sút mất bảy cân và bị viêm dạ dày nặng. Để chí ít cũng giải quyết căn bệnh phiền toái, tôi gọi cho Anita, và cô ấy ghé đến vào một buổi tối. Trông thấy bộ dạng của tôi, cô đưa hai tay lên bịt miệng. “Anh không muốn nói về chuyện này”. Tôi đã nói như thế. “Em có mang thuốc theo không?”
Một tuần sau, Anita xin nghỉ phép năm. “Ở bệnh viện, người ta còn cám ơn mình khi không nghỉ phép vào dịp hè.” Cô ấy nói thế. Rồi cô dọn đồ vào ở trong phòng của mẹ tôi. Cô nấu món cá và những loại súp nhẹ nhàng đối với dạ dày của tôi, mát xa cái lưng tôi sau khi tôi ngồi máy kéo làm đồng cho đến tận mười một giờ đêm. Anita trữ đầy đồ ăn trong tủ lạnh và tủ đông, dọn dẹp nhà, treo rèm cửa sổ cho căn bếp và phụ giúp tôi ở chuồng bò khi phải kiểm tra sữa. Buổi tối, cô đan lát trong khi tôi đọc báo Nhà nông. Lúc đầu chúng tôi không nói chuyện nhiều với nhau.
Mọi chuyện giống như uống hai viên aspirin khi cái đầu của bạn chực chờ nổ tung. Cơn đau giảm xuống thành một sự choáng váng nhè nhẹ mà bạn có thể quen dần.
Sang đến tuần thứ ba, tôi bắt đầu kể lại mọi chuyện cho Anita nghe. Cô ấy không nói gì nhiều, chỉ gục gặc đầu, mắt không rời hai que đan trong tay. Thật may, nếu cô ấy đưa ra ý kiến này nọ về nàng Tôm thì chắc tôi ngã quỵ mất.
Ở tuần lễ thứ tư, cô ấy sang ngủ phòng tôi. Chuyện đó không giống như một dàn nhạc giao hưởng diễn tấu, mà giống một buổi xông hơi khi người ta mệt mỏi và bẩn thỉu. Dễ chịu và tự nhiên, nhưng không khiến bạn phải ồ lên thích thú.
Tôi không hề gọi điện cho Désirée dù chỉ một lần, và tôi cũng không đến nghĩa trang. Tôi tin chắc bố mẹ cũng thông cảm.
Sau khi chúng tôi chia tay không lâu, chuông điện thoại có reo vài bận vào buổi tối. Tôi biết người nào gọi, nhưng không nghe máy. Nếu không tôi sẽ lại rơi xuống hố sâu mất.
Tác giả :
Katarina Mazetti