Anh Chàng Mộ Bên
Chương 33
Em thích đơn sơ và gọn nhẹ
Màu dịu, hình gọn gàng chặt chẽ
Thảm họa vô cùng trong mắt em
Ấy cánh đồng hoa thắm sắc hè
Lúc đầu tôi phải đấu tranh dữ dội để không bật cười sặc sụa khi trông thấy mấy tấm rèm cửa mang phong cách váy dạ hội ảnh hưởng từ phim Cuốn theo chiều gió, khi phát hiện những tấm tranh thêu chữ thập đã xâm lược thành trì cuối cùng của căn nhà – hầm mộ thiêng liêng của anh. Nhưng anh tỏ ra hãnh diện đến nỗi tôi cụt hứng và không còn biết phải nói gì. Tôi không muốn góp ý này nọ cho việc trang trí nhà cửa của anh – như thế chẳng khác nào tôi tuyên bố mình muốn được tham khảo ý kiến. Đó là một vấn đề tôi chưa thể đề cập tới. Chưa đâu.
Sau đó là màn cãi nhau chí chóe trước màn hình ti vi. Lúc đó, tôi thấy hả hê khi thấy anh rơi xuống mọi chiếc bẫy được tôi giăng ra, nhưng sau đó tôi chỉ muốn khóc, vì thật tình tôi không hề muốn anh tuôn ra những câu đáp trả sáo rỗng khiến tôi mất hết mọi sự tôn trọng dành cho anh. Tôi biết chứ, anh không ngu, cũng không manh động. Và anh có hiểu biết trong lĩnh vực tôi chưa bao giờ đụng tới. Nhưng chúng tôi mỗi người có một vì sao của riêng mình, phải nói là như thế.
Lúc trước, điều đó xảy ra nhẹ nhàng hơn.
Chẳng hạn như, chúng tôi không ưa trang phục của nhau.
Một hôm, anh đến nhà tôi với một chiếc túi mua sắm của cửa hàng Diana’s Mode. Cửa hàng này là nơi các bà mợ gần sáu mươi tuổi thuộc tầng lớp nhân viên văn phòng cao cấp đến để mua những bộ váy ba món màu xanh dương và những chiếc khăn nhỏ kệch cỡm. Hoặc những chiếc đầm dạ hội có đính lớp kim sa tràn lan như chàm ghẻ trên ngực. Thỉnh thoảng, tôi và Märta cùng đi ngắm tủ kính bày hàng ở đó để có một trận cười thỏa mãn.
- Có đợt giảm giá! – Anh thốt lên đầy hài lòng. – Em mở ra xem đi!
Không có trang phục công sở, cũng chẳng có đầm dạ hội. Nhưng đó là một chiếc váy rộng thùng thình, kiểu dáng trẻ con, với những bông hồng to vãi chưởng màu tím hoa cà chen lẫn mấy chiếc lá màu xanh chói. Cùng lắm tôi chỉ dám treo nó lên tường, như một tác phẩm nghệ thuật. Chứ còn ra đường trong cái thứ này á? Thôi tôi đi chết đây!
- Nhưng… đây đâu phải em! – Tôi cố vớt vát với giọng yếu ớt nhằm tránh làm anh tổn thương.
Và tôi đã thất bại. Anh hiểu ngay lập tức. Thế là tôi vội nói thêm để không tỏ ra giả tạo trong mắt anh:
- Nó khá là… ơ… dị hợm, anh thấy đấy.
Chắc là anh thích tôi đạo đức giả một chút.
- Tại sao em lúc nào cũng ăn mặc như thế? Cứ như cái xác chết trôi dạt lên bãi biển ấy! – Anh vừa vọt miệng vừa nhét bừa cái váy vào trong túi mua hàng. – Dù sao thì em cứ cầm lấy, biết đâu có thể dùng nó làm giẻ lau kính.
- Xác chết trôi dạt á! – Tôi nghẹn họng. – Anh đi mà cầm lấy. Kính nhà anh mới phải cần lau chùi! Hoặc là trồng nó vào mà đi cày cuốc, nó có dính mùi thối cũng chẳng sao!
Hai chúng tôi nhìn nhau tóe lửa.
Sau đó anh ngồi thịch xuống ghế xa lông bên cạnh tôi, hai tay luồn xuống dưới đùi.
- Tôi không dùng vũ lực với những kẻ yếu hơn đâu nhá! – Anh rít qua kẽ răng. – Tôi không có đánh họ nhá! Không có nhá!
- Nhưng lật ngửa ra thì có! – Anh nói rồi hất tôi bật ngửa trên ghế xa lông, sau đó anh xé toang chiếc áo thun vải bông canh tác tự nhiên không dùng thuốc sâu của tôi.
- Nghĩ lại thì, em hay hơn khi không mặc gì. Nói chung là không mặc những món đồ của em. Anh chưa bao giờ thấy cái gì tệ hại hơn chiếc mũ phớt dính mấy cây nấm của em!
Ít ra tôi cũng đã kịp hiểu anh đã phải trả kha khá tiền cho cái váy, và tôi biết anh không dư dả để ném tiền qua cửa sổ. Thế nên tôi đã quyết định chúng tôi sẽ đi lượn cửa hàng, và để đấu dịu anh, tôi sẽ mua tặng anh món đồ có giá tương đương. Tôi sẽ là người lựa chọn, và nếu anh không thích, anh có toàn quyền nói thẳng vào mặt tôi. Sau đó, chúng tôi sẽ đường ai nấy đi.
Hai chúng tôi lượn lờ các cửa hàng trong nhiều giờ liền, cho đến khi anh sắp sửa phải quay về nông trại như thường lệ. Tôi lướt nhẹ ngón tay trên chiếc áo sơ mi hiệu Mulberry bằng vải flanen kẻ ô nhỏ, màu vỏ trứng và thuốc lá. Món đồ mặc thường ngày quá hoàn hảo đối với một ông chủ trang trại.
- Mấy cái như thế này á, anh mua qua mạng chỉ tốn vài đồng, để mặc lúc đi làm chuồng bò! – Anh lẩm bẩm.
Một chiếc áo sơ mi kiểu Pháp, tuyệt vời để mặc phanh ngực, nhưng lại khiến anh cười ngất.
- Mặc cái này á, sẽ có ối gã ỡm ờ với anh đấy! – Anh chế nhạo.
Như một con chó săn khát mồi, anh lôi theo tôi đến giá treo những chiếc sơ mi hoa hòe kèm cà vạt, và những cái áo vest đường cắt nom như rất hợp thời ở Hollywood mười năm trước. Để “mặc lên thành phố”, anh ngả về phong cách của bọn ma cô. Còn quần áo mặc lao động anh không mua ở cửa hàng, mà chọn trong catalog đặt hàng và tính vào tài khoản của nông trại.
Cuối cùng, anh để cho tôi mua một chiếc áo thun giống chiếc của tôi, và trịnh trọng hứa sẽ mặc nó khi làm vệ sinh cái máy rải phân lần tới.
Màu dịu, hình gọn gàng chặt chẽ
Thảm họa vô cùng trong mắt em
Ấy cánh đồng hoa thắm sắc hè
Lúc đầu tôi phải đấu tranh dữ dội để không bật cười sặc sụa khi trông thấy mấy tấm rèm cửa mang phong cách váy dạ hội ảnh hưởng từ phim Cuốn theo chiều gió, khi phát hiện những tấm tranh thêu chữ thập đã xâm lược thành trì cuối cùng của căn nhà – hầm mộ thiêng liêng của anh. Nhưng anh tỏ ra hãnh diện đến nỗi tôi cụt hứng và không còn biết phải nói gì. Tôi không muốn góp ý này nọ cho việc trang trí nhà cửa của anh – như thế chẳng khác nào tôi tuyên bố mình muốn được tham khảo ý kiến. Đó là một vấn đề tôi chưa thể đề cập tới. Chưa đâu.
Sau đó là màn cãi nhau chí chóe trước màn hình ti vi. Lúc đó, tôi thấy hả hê khi thấy anh rơi xuống mọi chiếc bẫy được tôi giăng ra, nhưng sau đó tôi chỉ muốn khóc, vì thật tình tôi không hề muốn anh tuôn ra những câu đáp trả sáo rỗng khiến tôi mất hết mọi sự tôn trọng dành cho anh. Tôi biết chứ, anh không ngu, cũng không manh động. Và anh có hiểu biết trong lĩnh vực tôi chưa bao giờ đụng tới. Nhưng chúng tôi mỗi người có một vì sao của riêng mình, phải nói là như thế.
Lúc trước, điều đó xảy ra nhẹ nhàng hơn.
Chẳng hạn như, chúng tôi không ưa trang phục của nhau.
Một hôm, anh đến nhà tôi với một chiếc túi mua sắm của cửa hàng Diana’s Mode. Cửa hàng này là nơi các bà mợ gần sáu mươi tuổi thuộc tầng lớp nhân viên văn phòng cao cấp đến để mua những bộ váy ba món màu xanh dương và những chiếc khăn nhỏ kệch cỡm. Hoặc những chiếc đầm dạ hội có đính lớp kim sa tràn lan như chàm ghẻ trên ngực. Thỉnh thoảng, tôi và Märta cùng đi ngắm tủ kính bày hàng ở đó để có một trận cười thỏa mãn.
- Có đợt giảm giá! – Anh thốt lên đầy hài lòng. – Em mở ra xem đi!
Không có trang phục công sở, cũng chẳng có đầm dạ hội. Nhưng đó là một chiếc váy rộng thùng thình, kiểu dáng trẻ con, với những bông hồng to vãi chưởng màu tím hoa cà chen lẫn mấy chiếc lá màu xanh chói. Cùng lắm tôi chỉ dám treo nó lên tường, như một tác phẩm nghệ thuật. Chứ còn ra đường trong cái thứ này á? Thôi tôi đi chết đây!
- Nhưng… đây đâu phải em! – Tôi cố vớt vát với giọng yếu ớt nhằm tránh làm anh tổn thương.
Và tôi đã thất bại. Anh hiểu ngay lập tức. Thế là tôi vội nói thêm để không tỏ ra giả tạo trong mắt anh:
- Nó khá là… ơ… dị hợm, anh thấy đấy.
Chắc là anh thích tôi đạo đức giả một chút.
- Tại sao em lúc nào cũng ăn mặc như thế? Cứ như cái xác chết trôi dạt lên bãi biển ấy! – Anh vừa vọt miệng vừa nhét bừa cái váy vào trong túi mua hàng. – Dù sao thì em cứ cầm lấy, biết đâu có thể dùng nó làm giẻ lau kính.
- Xác chết trôi dạt á! – Tôi nghẹn họng. – Anh đi mà cầm lấy. Kính nhà anh mới phải cần lau chùi! Hoặc là trồng nó vào mà đi cày cuốc, nó có dính mùi thối cũng chẳng sao!
Hai chúng tôi nhìn nhau tóe lửa.
Sau đó anh ngồi thịch xuống ghế xa lông bên cạnh tôi, hai tay luồn xuống dưới đùi.
- Tôi không dùng vũ lực với những kẻ yếu hơn đâu nhá! – Anh rít qua kẽ răng. – Tôi không có đánh họ nhá! Không có nhá!
- Nhưng lật ngửa ra thì có! – Anh nói rồi hất tôi bật ngửa trên ghế xa lông, sau đó anh xé toang chiếc áo thun vải bông canh tác tự nhiên không dùng thuốc sâu của tôi.
- Nghĩ lại thì, em hay hơn khi không mặc gì. Nói chung là không mặc những món đồ của em. Anh chưa bao giờ thấy cái gì tệ hại hơn chiếc mũ phớt dính mấy cây nấm của em!
Ít ra tôi cũng đã kịp hiểu anh đã phải trả kha khá tiền cho cái váy, và tôi biết anh không dư dả để ném tiền qua cửa sổ. Thế nên tôi đã quyết định chúng tôi sẽ đi lượn cửa hàng, và để đấu dịu anh, tôi sẽ mua tặng anh món đồ có giá tương đương. Tôi sẽ là người lựa chọn, và nếu anh không thích, anh có toàn quyền nói thẳng vào mặt tôi. Sau đó, chúng tôi sẽ đường ai nấy đi.
Hai chúng tôi lượn lờ các cửa hàng trong nhiều giờ liền, cho đến khi anh sắp sửa phải quay về nông trại như thường lệ. Tôi lướt nhẹ ngón tay trên chiếc áo sơ mi hiệu Mulberry bằng vải flanen kẻ ô nhỏ, màu vỏ trứng và thuốc lá. Món đồ mặc thường ngày quá hoàn hảo đối với một ông chủ trang trại.
- Mấy cái như thế này á, anh mua qua mạng chỉ tốn vài đồng, để mặc lúc đi làm chuồng bò! – Anh lẩm bẩm.
Một chiếc áo sơ mi kiểu Pháp, tuyệt vời để mặc phanh ngực, nhưng lại khiến anh cười ngất.
- Mặc cái này á, sẽ có ối gã ỡm ờ với anh đấy! – Anh chế nhạo.
Như một con chó săn khát mồi, anh lôi theo tôi đến giá treo những chiếc sơ mi hoa hòe kèm cà vạt, và những cái áo vest đường cắt nom như rất hợp thời ở Hollywood mười năm trước. Để “mặc lên thành phố”, anh ngả về phong cách của bọn ma cô. Còn quần áo mặc lao động anh không mua ở cửa hàng, mà chọn trong catalog đặt hàng và tính vào tài khoản của nông trại.
Cuối cùng, anh để cho tôi mua một chiếc áo thun giống chiếc của tôi, và trịnh trọng hứa sẽ mặc nó khi làm vệ sinh cái máy rải phân lần tới.
Tác giả :
Katarina Mazetti