Án mạng 'Chuột Chín Đầu'
Chương 5: Chân tướng của những bức thư tố giác
Tổ chuyên án đưa Tiền Bảo Sơn quay về thành phố, Mục Dung Hán lập tức sai điều tra viên Hồ Chân Lực và Tống Bỉnh Quân mời Cẩu Hưng Tri đến cơ quan.
Ban đầu Cẩu Hưng Tri còn chống chế, đợi đến khi điều tra viên nói tên Tiền Bảo Sơn ra thì hắn ta mới đành thừa nhận là mình sai Tiền Bảo Sơn đi đốt thi thể.
Nội dung khai báo của Cẩu Hưng Tri cũng giống như Tiền Bảo Sơn đã kể. Bởi vì một trong những thi thể mà Tiền Bảo Sơn đã đốt là nạn nhân Hoàng Kế Sĩ trong vụ án giết người ở ngõ Tiên Hà, nên bắt đầu từ ngày 25 tháng 10 tổ chuyên án bắt đầu điều tra nội dung mà hai người bọn họ đã khai. Những điểm cần điều tra bao gồm: Một, tình hình hoạt động của Cẩu Hưng Tri và Tiền Bảo Sơn trong ngày Hoàng Kế Sĩ bị hại (tức ngày 20 tháng 10). Hai, Cẩu Hưng Tri có phải là “người quen lâu năm” với ăn mày Tiền Bảo Sơn đúng như lời họ đã khai hay không. Ba, có đúng là cô vợ Quách Quế Trân của Cẩu Hưng Tri bị lão trung y Hoàng Kim Xuân dụ dỗ, sau đó lại bị Hoàng Kim Xuân hãm hại hay không. Bốn, trong mấy năm vượt ngục Cẩu Hưng Tri đã đi đâu, làm những nghề gì, tại sao gần đây lại quay về Trấn Giang định cư.
Bốn điều tra viên chia nhau điều tra, cuối cùng xác nhận lời khai của Tiền Bảo Sơn và Cẩu Hưng Tri là thật. Hai người bọn họ quen nhau từ trước kháng chiến khi Cẩu Hưng Tri đang làm cảnh sát của đảng quốc dân. Bởi vì Cẩu Hưng Tri thường xuyên nhận lệnh điều tra manh mối của mấy vụ án hình sự, có khi lại phải nghe ngóng tin tức từ chỗ ăn mày, thậm chí là nhờ ăn mày giúp đỡ theo dõi gì đó, Tiền Bảo Sơn khá không minh nên được Cẩu Hưng Tri xem trọng. Thời kỳ Nhật Ngụy, Cẩu Hưng Tri làm đặc vụ cho Nhật Ngụy ở thành phố Tô Châu, tỉnh lị Giang Tô lúc bấy giờ nên không liên lạc gì với Tiền Bảo Sơn. Về sau Cẩu Hưng Tri quay về Trấn Giang làm nha sỹ nên hay gặp lại Tiền Bảo Sơn hay đi ăn xin trên phố. Hắn ta vẫn nhớ tình xưa nên mỗi khi Tiền Bảo Sơn không xin được gì thì sẽ mời gã ăn bát mỳ, cho ít tiền lẻ, mấy lần Tiền Bảo Sơn bị đau răng cũng nhờ Cẩu Hưng Tri chữa miễn phí cho. Nên Tiền Bảo Sơn cũng mang lòng biết ơn Cẩu Hưng Tri.
Năm đó, sau khi Cẩu Hưng Tri vượt ngục thì đầu tiên là trốn về Nam Kinh nương nhờ một người bạn tên Triệu X, giữ chức nho nhỏ ở cục cảnh sát Nhật Ngụy Tô Châu. Triệu và Cẩu cùng rời khỏi Tô Châu quay về quê nhà Nam Kinh để làm ăn, lúc này đã mở một hiệu bán gạp. Nghe kể hoàn cảnh của Cẩu Hưng Tri thì Triệu X mới chứa chấp hắn ta, để hắn ta làm công ở hiệu gạo. Mấy tháng sau, một người anh em cột chèo của Triệu X mở cửa hàng đồ tre trúc là ông chủ Kỷ từ Vu Hồ đến Nam Kinh có ghé qua thăm, sau khi nói chuyện với Cẩu thì cảm thấy hắn ta cũng được, mà đúng lúc họ Kỷ cũng cần một người trông coi sổ sách nên mới mời Cẩu Hưng Tri đi theo. Triệu X bèn kể chuyện Cẩu Hưng Tri vượt ngục trốn đến đây cho người anh em cột chèo này nghe, ông chủ Kỷ mới nói: “Tôi không quan tâm, người như thế mới hết lòng làm việc cho tôi ấy chứ.”
Sau khi đến Vu Hồ làm quản lý ở hiệu đồ trúc Hòa Thuận, quan hệ giữa Cẩu Hưng Tri và ông chủ Kỷ rất tốt. Thậm chí ông chủ Kỷ còn làm mai cho Cẩu Hưng Tri. Không đến hai năm thì Vu Hồ giải phóng, vợ chồng Kỷ Thắng Tăng – tức ông chủ của hiệu mới thương lượng một phen, quyết định đóng cửa về quê dưỡng già, Cẩu Hưng Tri đành phải tìm cách khác.
Trước đó ông chủ Kỷ từng chuyển hộ khẩu cho Cẩu Hưng Tri đến hiệu trúc này, cũng có hộ tịch đàng hoàng trong cục dân chính của thành phố Vu Hồ thuộc chính quyền đảng quốc dân. Sau khi chính quyền mới tiếp quản thì tài liệu hộ tịch đều được chuyển đến cục công an, Cẩu Hưng Tri bèn đến cục công an hỏi thăm xem tình huống của mình phải xử lý ra sao. Đồng chí trong cục công an nghe hắn nói lúc ở Trấn Giang từng bị người ta hãm hại nhốt vào cục cảnh sát, lại vượt ngục chạy đến Vu Hồ mưu sinh các kiểu thì mới nói: “Nay Trấn Giang cũng đã giải phóng, nếu như lời anh nói là thật thì tin chắc là chính phủ địa phương sẽ không xem anh như đào phạm đâu. Anh có thể quay về Trấn Giang, Vu Hồ bên này sẽ đưa ra chứng minh cụ thể cho anh. Đương nhiên, chúng tôi phải điều tra tình huống cụ thể của anh ở Vu Hồ trong hai năm nay, sau khi xác nhận không có vấn đề gì thì mới xuất chứng minh cụ thể được.”
Lúc này thì hiệu trúc đang chuẩn bị ngừng kinh doanh, đương nhiên không thể thiếu người quản lý như Cẩu Hưng Tri được. Nên hắn ta bèn ở lại tiếp tục giúp sức, đồng thời cũng nộp đơn và chứng minh cụ thể lên cục công an. Đầu tháng 8 thì cuối cùng hiệu trúc cũng ngừng kinh doanh, giấy chứng minh của cục công an cũng được đưa xuống nên Cẩu Hưng Tri lập tức quay về Trấn Giang.
Sau khi trở về Trấn Giang, bởi vì lúc trước từng làm cảnh hiến đặc của quân phản động nên hắn ta lập tức chủ động đến cục công an đăng ký, tiện bề nói luôn cả việc mình vượt ngục. Sau khi người quản lý ở cục công an ghi chép lại thì cho hắn ta về, muốn làm gì thì cứ làm cái ấy.
Vì điều tra những việc kể trên, tổ chuyên án chẳng những phải chạy khắp Trấn Giang mà còn phái hai điều tra viên đến Vu Hồ một chút, cuối cùng cho rằng hai người Cẩu, Tiền không liên quan gì tới vụ án đốt thi thể.
Ngày 1 tháng 11, tổ chuyên án lại bắt đầu lượt điều tra mới về án mạng trong ngõ Tiên Hà, trọng điểm điều tra lần này chính là người phụ nữ tóc xoăn đã thuê người viết thư tố giác kia.
Trước đó, Mục Dung Hán một mình điều tra 37 bức thư tố giác kia nên đã từng đến chào hỏi chín ông thầy viết thư hộ ở cửa bưu cục và thầy bói bên đường, kết quả phát hiện có 9 bức thư tố giác là do cùng một người phụ nữ lần lượt mời chín người này viết thay nên đã khiến anh thấy nghi ngờ. Khi đó Mục Dung Hán đã muốn điều tra cho rõ chuyện này, khổ nỗi trong tay không có người, mà việc này lại chưa lập án nên không thể xin cấp trên phái thêm người giúp sức, nên đành phải đi đường tắt khác. nay Mục Dung Hán là tổ trưởng của tổ chuyên án, tuy rằng tổ chuyên án này chỉ có tổng cộng bốn điều tra viên bao gồm cả anh, nhưng muốn điều tra ra người phụ nữ tóc xoăn tuổi hơn 40 kia đã không phải vấn đề gì nữa.
Mục Dung Hán ghi tên tuổi cũng như nơi bày quầy của chín ông thầy viết hộ và thầy bói kia ra. Mấy người phân công làm việc, ba người Từ Tử Sơn, Hồ Chân Lực và Tống Bỉnh Quân mỗi người phụ trách điều tra hai vị, ba người còn lại do Mục Dung Hán lo liệu, yêu cầu thà tốn thêm chút thời gian, nhưng nhất định phải làm cho đàng hoàng và kín kẽ, nhất định không thể qua loa tắc trách.
Chín giờ sáng thì tất cả rời khỏi phân cục đường Đại Tây, lúc kết thúc công việc điều tra để quay về văn phòng tổ chuyên án đã là hơn hai giờ chiều. Mục Dung Hán do phải điều tra nhiều hơn một bên nên về muộn nhất. Vừa mới vào cửa, đôi mắt sắc bén quét qua một lượt là đã đoán được không có thu hoạch gì từ vẻ mặt của những người khác. Hỏi ra thì quả nhiên không lẫn vào đâu được. Chính bản thân anh cũng không tra ra manh mối có giá trị gì.
Bốn người ngồi lại trao đổi thật kỹ với nhau một phen, phát hiện chẳng những công tìm hiểu cả ngày không có thu hoạch gì, mà còn khiến những manh mối đã có trước đó trở nên lộn xộn hơn. Ví như miêu tả về ngoại hình của cô gái tóc xoăn kia vậy, bốn người thì nhận được bốn phiên bản khác nhau. Những đặc điểm như tuổi tác, chiều cao, thể trọng, gương mặt, màu da và quần áo đều khác với những gì mà Mục Dung Hán nghe ngóng được trước đó. Ngẫm kỹ thì không phải do mọi người không hỏi thăm kỹ càng, mà là đối tượng được thăm hỏi không yên lòng nên mới tả bừa vài câu cho có.
Vậy tiếp theo phải làm gì đây? Mọi người bàn bạc một lúc vẫn không tìm ra được trọng điểm. Nhìn đồng hồ đã tới giờ tan sở nên Mục Dung Hán mới nói: “Hôm nay tới đây thôi, mọi người về đi, ngày mai lại tính tiếp.”
Mấy hôm nay Mục Dung Hán làm việc trong văn phòng ở phân cục đường Đại Tây, nhưng vẫn ngụ ở ký túc xá tập thể trong cục thành phố.
Ký túc xá tập thể có hai cổng, một bên thông với khu vực làm việc của cục thành phố. Bên còn lại là cổng sau quay mặt ra đường cái. Từ Đại Tây để quay về thì vào bằng cổng sau sẽ gần hơn một chút, nhưng vì Mục Dung Hán phải vào phòng bảo vệ ở cổng chính của cục thành phố để lấy báo và thư nên ngày nào cũng vào bằng cổng chính. Hôm nay cũng vậy, anh nhận bưu kiện ở phòng bảo vệ xong thì chạy xe đạp xuyên qua sân lớn, nào ngờ lại bị trợ lý Tiểu Khương của thư ký Cổ gọi lại, nói là có thư quần chúng gửi tới, lãnh đạo bảo giao cho tổ chuyên án.
Mục Dung Hán nhận lấy bức thư đã mở bao kia ra, vừa cầm lấy bìa thư đã thấy quen quen. Sau khi quay về ký túc xá, rút bức thư bên trong ra xem thì phát hiện lại là một bức thư tố cáo Chuột Chín Đầu. Nội dung không khác gì với 37 bức trước đó. Bao thư là loại bao dày, dáng dọc cột chỉ bán phổ biến ở khắp các bưu cục.
Bao thư do bưu cục bán là do chính họ thiết kế và thuê nhà máy in ấn làm ra, bao năm nay đều dùng cùng một mẫu in, chất lượng giấy cũng không khác gì do các văn phòng phẩm bên ngoài bán. Điểm khác biệt duy nhất chính là góc phải bên trên có thêm một chữ chì đúc màu đỏ: “Gửi”.
Sáng sớm hôm sau, Mục Dung Hán đưa bức thư này cho Từ Tử Sơn, Hồ Chân Lực và Tống Bỉnh Quân đọc chuyền tay nhau đọc, sau đó nói: “Đây nhất định là thuê người viết hộ, chúng ta ra ngoài điều tra thôi.”
Công tác điều tra nhanh chóng cho ra kết quả, bức thư này do một ông cụ chuyên viết thư thuê họ Bao ở cổng bưu cục đường Bảo Tháp viết, nhưng ông Bao cũng không cho thêm được manh mối nào khác, Mục Dung Hán đành phải dừng lại.
Sau hai ngày, điều tra viên tiếp tục tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn công cốc. Trưa ngày 5 tháng 11, điều tra viên đang ăn cơm ở căn tin phân cục thì có người gọi Mục Dung Hán đi nghe điện thoại. Cú điện thoại này do đồn công an Tây Tân gọi tới, mang đến một tin tốt cho tổ chuyên án.
Hơn nửa giờ trước, thầy Trâu mở sạp xem chữ ở đường Vĩnh Huy đã đoán chữ cho một người đàn ông trông như ông chủ lớn, chỉ nịnh vài câu đã lấy được mười nghìn đồng nên vô cùng mừng rỡ. Trong lúc tiễn đối phương đi thì bỗng nghe Hoa Lão Nhị mở sạp vải ở bên kia đường lớn tiếng cãi vả. Quan hệ giữa thầy Trâu và Hoa Lão Nhị cũng không tệ lắm nên định qua khuyên can. Khi băng qua đường xem thử thì không khỏi giật mình, người đang cãi nhau với Hoa Lão Nhị đúng là người phụ nữ uốn tóc đã đến nhờ mình viết thư tố giác hơn một tháng trước. Thế là thầy Trâu sôi máu, vì việc viết thư tố giác đó mà công an đã đến quán của ông hỏi han hai lần, vừa tốn thời gian, còn khiến người khác nghĩ rằng ông đã làm việc phạm pháp gì đó. Thầy Trâu cũng là người bình tĩnh, sợ nhận lầm người nên không dám đi báo công an ngay mà đứng bên cạnh nhìn cho thật kỹ.
Người phụ nữ kia đến sạp của Hoa Lão Nhị mua vải. Cô ta và một người đàn ông khác cùng chọn trúng một khúc vải in hoa, người đàn ông kia đã trả tiền xong nhưng lại bị cô ta giành lấy. Người nọ không muốn cãi nhau với cô ta nên tức giận bỏ đi. Đối với Hoa Lão Nhị thì ai mua cũng thế cả, chỉ cần trả đủ tiền là được. Nào ngờ sau khi người đàn ông kia bỏ đi thì cô ta đột nhiên đổi ý, nói là không muốn mua khúc vải này nữa, trừ khi bán rẻ hai ngàn đồng. Hoa Lão Nhị đương nhiên không chịu, thế là hai người bọn họ bắt đầu cãi vã.
Thầy Trâu nhìn thật kỹ, xác nhận mình không nhận lầm người nên nhìn quanh, đúng lúc nhìn thấy một vị cảnh sát nhân dân của đồn công an Tây Tân đi ngang qua nên chạy ra đón đường, thuận thiện thấp giọng kể lại tình huống. Cảnh sát nọ vừa nghe xong thì lập tức hưng phấn, bước đến tách đám người đang bu lại vây xem kia. Hoa Lão Nhị còn tưởng rằng cảnh sát tới giải quyết tranh chấp, đang định mở miệng thì cô gái kia đã bị cảnh sát túm lấy. Thầy Trâu thân là nhân chứng cũng theo về đồn công an.
Sau khi đến đồn công an, cô gái nọ ra vẻ như không có gì, thoải mái ngồi xuống rồi nói: “Chẳng phải là chuyện viết thư tố giác thôi à? Chuyện này không hề phạm pháp, có cần phải làm lớn chuyện đến thế không?”
Cảnh sát trong đồn công an nghe thầy Trâu nói bên cục công an thành phố đã đến tìm ông hai lần để điều tra về chuyện thư tố giác, ngầm hiểu ắt có ẩn tình gì đó nên mới xin chỉ thị của lãnh đạo. Lãnh đạo nói nếu là việc do cục thành phố điều tra thì cứ báo lên cho họ.
Mục Dung Hán lập tức phái người tới đồn công an Tây Tân đưa cô gái đó về phân cục.
Cô gái này tên Hà Cúc Hương, không nghề nghiệp, sống ở ngõ Thảo Chỉ đường Đàn Sơn, đã kết hôn và có ba đứa con vị thành niên. Chồng cô ta Phùng Diệu Lãng là kế toán của xưởng đóng tàu Bảo Cố.
Xưởng đóng tàu Bảo Cố là một xưởng tư nhân khai trương trước kháng chiến một năm, nguyên chỉ là một xưởng sửa thuyền với mười mấy công nhân. Khi bắt đầu kháng chiến, do bị giặc Nhật tấn công nên ông chủ Khưu Hạ Phong bị phá sản, đành phải ra phố bán bánh nếp mưu sinh. Cứ như thế qua hai năm, một ngày nọ ông ta nhận lời mời đến làm bánh Trùng Dương mừng thọ cho một gia đình ở cầu Tân Hà. Gia đình kia họ Ấn, cụ ông nay đã 80 tuổi, từng làm quan văn lục phẩm thời Thanh. Cụ Ấn rành về phong thủy và xem tướng, khi ăn thử bánh Trùng Dương do Khưu Hạ Phong làm thì luôn miệng khen ngon, lại nổi hứng nên mới xem tướng cho Khưu Hạ Phong. Ông quả quyết tuy rằng họ Hưu đang gặp vận rủi, nhưng sau khi vượt qua nghịch cảnh thì sẽ khổ tận cam lai.
Khưu Hạ Phong cũng không tin lời ông cụ nói cho lắm. Nào ngờ, một tháng sau người hầu A Tỏa nhà họ Ấn đột nhiên tới tìm ông, nói là ông chủ cho mời. Khưu Hạ Phong giật mình không hiểu ra sao. Sau khi tới nhà họ Ấn cùng A Tỏa, chủ nhân – chính là con trai lớn nhất của cụ Ấn là ông Ấn làm kỹ sư ở cục đường sắt mới nói, có một ông Mã là họ hàng của họ đến từ quê nhà An Huy muốn đầu tư một xưởng sửa chữa và đóng thuyền ở Trấn Giang, nhờ nhà họ Ấn giúp tìm một người quản lý rành việc lại đáng tin. Cụ Ấn bèn đề cử ông Khưu đây. Cứ như vậy, Khưu Hạ Phong bắt đầu làm xưởng trưởng của xưởng sửa chữa và đóng thuyền.
Khưu Hạ Phong và ông Mã kia hợp tác theo kiểu nhận lương cứng thêm hoa hồng. Có hai cách rút tiền ra, một là lấy tiền mặt, hai là quy thành cổ phần. Khưu Hạ Phong chọn cách sau. Đến năm 1945, Khưu Hạ Phong đã nắm giữ 20% cổ phần của xưởng tàu. Sau khi kháng chiến thắng lợi hồi đầu thu, ông Mã mới bàn với ông ta chuyện mở rộng quy mô của xưởng tàu, ông ta cũng đồng ý và đưa cổ phần của mình ra mua một miếng đất, định dùng nó để nhập cổ phần. tiếp theo, ông ta lại viết thư cho ông Mã ở Vu Hồ, bảo ông ta đến làm thủ tục giao nhận đất, bởi vì lỡ hẹn nên ông Mã không kịp tới Trấn Giang. Khưu Hạ Phong thầm nghĩ, dù sao cũng phải thanh lý mấy ngôi nhà tranh rách nát trên mảnh đất đó, sao không thuê người làm trước luôn cho nhẹ việc.
Nhưng có nằm mơ Khưu Hạ Phong cũng không ngờ vừa gọi vài người đến dọn dẹp thì lại đào được một hủ sứ ở bãi đất hoang sau mấy ngôi nhà tranh, bên trong có ba mươi lượng vàng và năm trăm lượng bạc. Thời dân quốc thực hành chế độ ruộng đất tư hữu, thứ chôn dưới đất sẽ thuộc về chủ đất. Như vậy, khoản tài sản khổng lồ này lập tức trở thành tài sản hợp pháp của Khưu Hạ Phong. Sau khi ông Mã hay tin thì hối hận vì mình không thể đúng hẹn tới làm thủ tục giao nhận đất đai, bằng không hơn phân nửa chỗ tài sản đó đã là của ông ta. Thế là ông Mã bực bội bèn hủy việc hợp tác với Khưu Hạ Phong.
Khưu Hạ Phong cũng mở xưởng tàu riêng của mình, đặt tên là Bảo Cố.
Không lâu sau, ông Mã đột nhiên đến thăm. Hóa ra kỹ sư Ấn đã kể việc năm xưa cha mình xem tướng cho Khưu Hạ Phong, ông Mã cuối cùng cũng chấp nhận sự thật rằng việc ông Khưu phát tài là do ý trời, nên muốn hợp tác lần nữa. Khưu Hạ Phong lại sợ đối phương có ý đồ không tốt với mình nên đã uyển chuyển từ chối. Nhưng nhớ tới chuyện cũng nhờ đối phương mời mình làm việc nên mới có ngày phát tài thế này, ông ta bèn hứa rằng nếu như sau này ông Mã có khó khăn gì cần giúp thì ông ta nhất định sẽ ra tay giúp đỡ, quyết không nuốt lời!
Ba năm sau, Trấn Giang giải phóng. Lúc này ông Mã đã đóng cửa xưởng tàu, định cư hẳn ở Vu Hồ. Ba ngày trước khi Trấn Giang giải phóng, ông Mã đúng lúc phải đến đây làm việc, cũng do chiến sự nên đành ở lại. Tối ngày 25 tháng 4, ông Mã đột nhiên đến thăm hỏi Khưu Hạ Phong, nói là có chuyện cần nhờ.
Sẽ là chuyện gì đây? Ông nói ban ngày đã gặp thủy tặc Trường Giang “Chuột Chín Đầu” đang ăn cơm với người ta ở Yến Vân Các, xem ra người này đã định cư ở Trấn Giang, hơn nữa cũng có quan hệ không tệ chút nào. Ông Mã nói ngày mai ông ta sẽ trở lại Vu Hồ, lần sau không biết phải tới lúc nào mới quay lại Trấn Giang, nhờ Khưu Hạ Phong chờ đảng cộng sản ổn định nơi này, chính phủ nhân treo biển thì thay mặt ông tố cáo với đảng cộng sản.
Khưu Hạ Phong lập tức đồng ý. Chẳng bao lâu sau thì kể hết chuyện này cho kế toán trong xưởng là Phùng Diệu Lãng nghe, còn nói: “Anh Phùng là người có học, văn hay chữ tốt, nhờ anh chắp bút viết bức thư tố giác thay cho ông Mã vậy.”
Kế toán Phùng đương nhiên đồng ý, còn hỏi: “Cuối thư đề tên của ông Mã hay là ghi tên xưởng tàu của chúng đây?”
Khưu Hạ Phong thầm nghĩ việc này chẳng liên quan gì đến xưởng tàu, lại càng không liên quan gì đến Khâu mỗ, tôi cũng chưa từng nghe tên “Chuột Chín Đầu” gì cả, thôi thì đừng ghi tên chi hết.
Phùng Diệu Lãng hơn năm mươi tuổi, từng là thầy giáo, tính tình cố chấp, làm việc chỉn chu. Nghe ông chủ mình nói Chuột Chín Đầu là thủy tặc Trường Giang, đoán được nếu như sa lưới thì ắt hẳn sẽ là một tin tức oanh động ở đất Trấn Giang này, nhật báo Tiền Tiến (Cơ quan ngôn luận của Trung cộng ở Trấn Giang, ra đời ngày 26 tháng 5 năm 1949, đến ngày 31 tháng 12 cùng năm thì ngừng xuất bản) nhất định sẽ đăng tin, bảng tuyên truyền ở cửa chính phủ tất nhiên cũng sẽ có nói về nó. Nhưng sau khi ông gửi thư tố giác đi thì lại không thấy tăm hơi gì. Ông ta lại bàn bạc với vợ mình là Hà Cúc Hương, vợ ông nói không chừng cái tên Chuột Chín Đầu kia đã trà trộn vào chính phủ nhân dân rồi ấy chứ. Hoặc là có người trong chính phủ bao che cho hắn? Xem ra chỉ có thể viết thêm vài bức thư tố giác nữa, chia ra gửi đến cục công an thành phố, phân cục và các đồn công an khác. Cô ta không tin mỗi cảnh sát nhân dân nhận được thư tố giác đều là anh em của tên này!
Phùng Diệu Lãng cảm thấy vợ mình nói có lý nên chấp nhận đề nghị này. Hà Cúc Phương rất cởi mở, bụng dạ thẳng đuột, dám nói mà cũng dám làm. Cô mới nói với chồng mình: “Tôi rảnh rỗi ngồi mãi trong nhà cũng vậy, thế này đi, tôi giúp mình gửi thêm vài bức thư tố giác, cùng lắm thì tốn thêm ít tiền nhờ người viết thuê là được.”
Nên từ cuối tháng 5 đến hôm trước, hai vợ chồng này đã gửi tổng cộng 38 bức thư tố giác Chuột Chín Đầu. Nếu như hôm nay không bị thầy Trâu nhận ra thì bọn họ vẫn sẽ tiếp tục viết.
Mục Dung Hán hỏi rõ địa chỉ của xưởng đóng tàu Bảo Cố, sau đó phải Từ Tử Sơn và Hồ Chân Lực đến đó mời Khưu Hạ phong và Phùng Diệu Lãng.
Chỉ lát sau thì hai người đã đến phân cục đường Đại Tây. Các điều tra viên chia nhau nói chuyện cùng hai người, tình tiết đưa ra cũng trùng khớp với những lời Hà Cúc Hương đã nói. Đương nhiên, đây chỉ là lời nói của ba người bọn họ, còn phải giám định bút tích của Phùng Diệu Lãng có trùng khớp với chữ trong các bức thư kia hay không. Cục công anh trấn Giang tiếp quản nguyên phòng cảnh sát tỉnh Giang Tô của đảng quốc dân, nên vẫn có lực lượng chuyên giám định bút tích, đây là điểm độc nhất vô nhị của họ trong cả nước lúc bấy giờ. Kết quả giám định cho thấy bức thư còn lại đúng là xuất phát từ tay của Phùng Diệu Lãng.
Chuyện thư tố giác đã rõ, nhưng nguồn gốc của nội dung trong thư tố giác thì cần phải tiếp tục điều tra.
Ban đầu Cẩu Hưng Tri còn chống chế, đợi đến khi điều tra viên nói tên Tiền Bảo Sơn ra thì hắn ta mới đành thừa nhận là mình sai Tiền Bảo Sơn đi đốt thi thể.
Nội dung khai báo của Cẩu Hưng Tri cũng giống như Tiền Bảo Sơn đã kể. Bởi vì một trong những thi thể mà Tiền Bảo Sơn đã đốt là nạn nhân Hoàng Kế Sĩ trong vụ án giết người ở ngõ Tiên Hà, nên bắt đầu từ ngày 25 tháng 10 tổ chuyên án bắt đầu điều tra nội dung mà hai người bọn họ đã khai. Những điểm cần điều tra bao gồm: Một, tình hình hoạt động của Cẩu Hưng Tri và Tiền Bảo Sơn trong ngày Hoàng Kế Sĩ bị hại (tức ngày 20 tháng 10). Hai, Cẩu Hưng Tri có phải là “người quen lâu năm” với ăn mày Tiền Bảo Sơn đúng như lời họ đã khai hay không. Ba, có đúng là cô vợ Quách Quế Trân của Cẩu Hưng Tri bị lão trung y Hoàng Kim Xuân dụ dỗ, sau đó lại bị Hoàng Kim Xuân hãm hại hay không. Bốn, trong mấy năm vượt ngục Cẩu Hưng Tri đã đi đâu, làm những nghề gì, tại sao gần đây lại quay về Trấn Giang định cư.
Bốn điều tra viên chia nhau điều tra, cuối cùng xác nhận lời khai của Tiền Bảo Sơn và Cẩu Hưng Tri là thật. Hai người bọn họ quen nhau từ trước kháng chiến khi Cẩu Hưng Tri đang làm cảnh sát của đảng quốc dân. Bởi vì Cẩu Hưng Tri thường xuyên nhận lệnh điều tra manh mối của mấy vụ án hình sự, có khi lại phải nghe ngóng tin tức từ chỗ ăn mày, thậm chí là nhờ ăn mày giúp đỡ theo dõi gì đó, Tiền Bảo Sơn khá không minh nên được Cẩu Hưng Tri xem trọng. Thời kỳ Nhật Ngụy, Cẩu Hưng Tri làm đặc vụ cho Nhật Ngụy ở thành phố Tô Châu, tỉnh lị Giang Tô lúc bấy giờ nên không liên lạc gì với Tiền Bảo Sơn. Về sau Cẩu Hưng Tri quay về Trấn Giang làm nha sỹ nên hay gặp lại Tiền Bảo Sơn hay đi ăn xin trên phố. Hắn ta vẫn nhớ tình xưa nên mỗi khi Tiền Bảo Sơn không xin được gì thì sẽ mời gã ăn bát mỳ, cho ít tiền lẻ, mấy lần Tiền Bảo Sơn bị đau răng cũng nhờ Cẩu Hưng Tri chữa miễn phí cho. Nên Tiền Bảo Sơn cũng mang lòng biết ơn Cẩu Hưng Tri.
Năm đó, sau khi Cẩu Hưng Tri vượt ngục thì đầu tiên là trốn về Nam Kinh nương nhờ một người bạn tên Triệu X, giữ chức nho nhỏ ở cục cảnh sát Nhật Ngụy Tô Châu. Triệu và Cẩu cùng rời khỏi Tô Châu quay về quê nhà Nam Kinh để làm ăn, lúc này đã mở một hiệu bán gạp. Nghe kể hoàn cảnh của Cẩu Hưng Tri thì Triệu X mới chứa chấp hắn ta, để hắn ta làm công ở hiệu gạo. Mấy tháng sau, một người anh em cột chèo của Triệu X mở cửa hàng đồ tre trúc là ông chủ Kỷ từ Vu Hồ đến Nam Kinh có ghé qua thăm, sau khi nói chuyện với Cẩu thì cảm thấy hắn ta cũng được, mà đúng lúc họ Kỷ cũng cần một người trông coi sổ sách nên mới mời Cẩu Hưng Tri đi theo. Triệu X bèn kể chuyện Cẩu Hưng Tri vượt ngục trốn đến đây cho người anh em cột chèo này nghe, ông chủ Kỷ mới nói: “Tôi không quan tâm, người như thế mới hết lòng làm việc cho tôi ấy chứ.”
Sau khi đến Vu Hồ làm quản lý ở hiệu đồ trúc Hòa Thuận, quan hệ giữa Cẩu Hưng Tri và ông chủ Kỷ rất tốt. Thậm chí ông chủ Kỷ còn làm mai cho Cẩu Hưng Tri. Không đến hai năm thì Vu Hồ giải phóng, vợ chồng Kỷ Thắng Tăng – tức ông chủ của hiệu mới thương lượng một phen, quyết định đóng cửa về quê dưỡng già, Cẩu Hưng Tri đành phải tìm cách khác.
Trước đó ông chủ Kỷ từng chuyển hộ khẩu cho Cẩu Hưng Tri đến hiệu trúc này, cũng có hộ tịch đàng hoàng trong cục dân chính của thành phố Vu Hồ thuộc chính quyền đảng quốc dân. Sau khi chính quyền mới tiếp quản thì tài liệu hộ tịch đều được chuyển đến cục công an, Cẩu Hưng Tri bèn đến cục công an hỏi thăm xem tình huống của mình phải xử lý ra sao. Đồng chí trong cục công an nghe hắn nói lúc ở Trấn Giang từng bị người ta hãm hại nhốt vào cục cảnh sát, lại vượt ngục chạy đến Vu Hồ mưu sinh các kiểu thì mới nói: “Nay Trấn Giang cũng đã giải phóng, nếu như lời anh nói là thật thì tin chắc là chính phủ địa phương sẽ không xem anh như đào phạm đâu. Anh có thể quay về Trấn Giang, Vu Hồ bên này sẽ đưa ra chứng minh cụ thể cho anh. Đương nhiên, chúng tôi phải điều tra tình huống cụ thể của anh ở Vu Hồ trong hai năm nay, sau khi xác nhận không có vấn đề gì thì mới xuất chứng minh cụ thể được.”
Lúc này thì hiệu trúc đang chuẩn bị ngừng kinh doanh, đương nhiên không thể thiếu người quản lý như Cẩu Hưng Tri được. Nên hắn ta bèn ở lại tiếp tục giúp sức, đồng thời cũng nộp đơn và chứng minh cụ thể lên cục công an. Đầu tháng 8 thì cuối cùng hiệu trúc cũng ngừng kinh doanh, giấy chứng minh của cục công an cũng được đưa xuống nên Cẩu Hưng Tri lập tức quay về Trấn Giang.
Sau khi trở về Trấn Giang, bởi vì lúc trước từng làm cảnh hiến đặc của quân phản động nên hắn ta lập tức chủ động đến cục công an đăng ký, tiện bề nói luôn cả việc mình vượt ngục. Sau khi người quản lý ở cục công an ghi chép lại thì cho hắn ta về, muốn làm gì thì cứ làm cái ấy.
Vì điều tra những việc kể trên, tổ chuyên án chẳng những phải chạy khắp Trấn Giang mà còn phái hai điều tra viên đến Vu Hồ một chút, cuối cùng cho rằng hai người Cẩu, Tiền không liên quan gì tới vụ án đốt thi thể.
Ngày 1 tháng 11, tổ chuyên án lại bắt đầu lượt điều tra mới về án mạng trong ngõ Tiên Hà, trọng điểm điều tra lần này chính là người phụ nữ tóc xoăn đã thuê người viết thư tố giác kia.
Trước đó, Mục Dung Hán một mình điều tra 37 bức thư tố giác kia nên đã từng đến chào hỏi chín ông thầy viết thư hộ ở cửa bưu cục và thầy bói bên đường, kết quả phát hiện có 9 bức thư tố giác là do cùng một người phụ nữ lần lượt mời chín người này viết thay nên đã khiến anh thấy nghi ngờ. Khi đó Mục Dung Hán đã muốn điều tra cho rõ chuyện này, khổ nỗi trong tay không có người, mà việc này lại chưa lập án nên không thể xin cấp trên phái thêm người giúp sức, nên đành phải đi đường tắt khác. nay Mục Dung Hán là tổ trưởng của tổ chuyên án, tuy rằng tổ chuyên án này chỉ có tổng cộng bốn điều tra viên bao gồm cả anh, nhưng muốn điều tra ra người phụ nữ tóc xoăn tuổi hơn 40 kia đã không phải vấn đề gì nữa.
Mục Dung Hán ghi tên tuổi cũng như nơi bày quầy của chín ông thầy viết hộ và thầy bói kia ra. Mấy người phân công làm việc, ba người Từ Tử Sơn, Hồ Chân Lực và Tống Bỉnh Quân mỗi người phụ trách điều tra hai vị, ba người còn lại do Mục Dung Hán lo liệu, yêu cầu thà tốn thêm chút thời gian, nhưng nhất định phải làm cho đàng hoàng và kín kẽ, nhất định không thể qua loa tắc trách.
Chín giờ sáng thì tất cả rời khỏi phân cục đường Đại Tây, lúc kết thúc công việc điều tra để quay về văn phòng tổ chuyên án đã là hơn hai giờ chiều. Mục Dung Hán do phải điều tra nhiều hơn một bên nên về muộn nhất. Vừa mới vào cửa, đôi mắt sắc bén quét qua một lượt là đã đoán được không có thu hoạch gì từ vẻ mặt của những người khác. Hỏi ra thì quả nhiên không lẫn vào đâu được. Chính bản thân anh cũng không tra ra manh mối có giá trị gì.
Bốn người ngồi lại trao đổi thật kỹ với nhau một phen, phát hiện chẳng những công tìm hiểu cả ngày không có thu hoạch gì, mà còn khiến những manh mối đã có trước đó trở nên lộn xộn hơn. Ví như miêu tả về ngoại hình của cô gái tóc xoăn kia vậy, bốn người thì nhận được bốn phiên bản khác nhau. Những đặc điểm như tuổi tác, chiều cao, thể trọng, gương mặt, màu da và quần áo đều khác với những gì mà Mục Dung Hán nghe ngóng được trước đó. Ngẫm kỹ thì không phải do mọi người không hỏi thăm kỹ càng, mà là đối tượng được thăm hỏi không yên lòng nên mới tả bừa vài câu cho có.
Vậy tiếp theo phải làm gì đây? Mọi người bàn bạc một lúc vẫn không tìm ra được trọng điểm. Nhìn đồng hồ đã tới giờ tan sở nên Mục Dung Hán mới nói: “Hôm nay tới đây thôi, mọi người về đi, ngày mai lại tính tiếp.”
Mấy hôm nay Mục Dung Hán làm việc trong văn phòng ở phân cục đường Đại Tây, nhưng vẫn ngụ ở ký túc xá tập thể trong cục thành phố.
Ký túc xá tập thể có hai cổng, một bên thông với khu vực làm việc của cục thành phố. Bên còn lại là cổng sau quay mặt ra đường cái. Từ Đại Tây để quay về thì vào bằng cổng sau sẽ gần hơn một chút, nhưng vì Mục Dung Hán phải vào phòng bảo vệ ở cổng chính của cục thành phố để lấy báo và thư nên ngày nào cũng vào bằng cổng chính. Hôm nay cũng vậy, anh nhận bưu kiện ở phòng bảo vệ xong thì chạy xe đạp xuyên qua sân lớn, nào ngờ lại bị trợ lý Tiểu Khương của thư ký Cổ gọi lại, nói là có thư quần chúng gửi tới, lãnh đạo bảo giao cho tổ chuyên án.
Mục Dung Hán nhận lấy bức thư đã mở bao kia ra, vừa cầm lấy bìa thư đã thấy quen quen. Sau khi quay về ký túc xá, rút bức thư bên trong ra xem thì phát hiện lại là một bức thư tố cáo Chuột Chín Đầu. Nội dung không khác gì với 37 bức trước đó. Bao thư là loại bao dày, dáng dọc cột chỉ bán phổ biến ở khắp các bưu cục.
Bao thư do bưu cục bán là do chính họ thiết kế và thuê nhà máy in ấn làm ra, bao năm nay đều dùng cùng một mẫu in, chất lượng giấy cũng không khác gì do các văn phòng phẩm bên ngoài bán. Điểm khác biệt duy nhất chính là góc phải bên trên có thêm một chữ chì đúc màu đỏ: “Gửi”.
Sáng sớm hôm sau, Mục Dung Hán đưa bức thư này cho Từ Tử Sơn, Hồ Chân Lực và Tống Bỉnh Quân đọc chuyền tay nhau đọc, sau đó nói: “Đây nhất định là thuê người viết hộ, chúng ta ra ngoài điều tra thôi.”
Công tác điều tra nhanh chóng cho ra kết quả, bức thư này do một ông cụ chuyên viết thư thuê họ Bao ở cổng bưu cục đường Bảo Tháp viết, nhưng ông Bao cũng không cho thêm được manh mối nào khác, Mục Dung Hán đành phải dừng lại.
Sau hai ngày, điều tra viên tiếp tục tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn công cốc. Trưa ngày 5 tháng 11, điều tra viên đang ăn cơm ở căn tin phân cục thì có người gọi Mục Dung Hán đi nghe điện thoại. Cú điện thoại này do đồn công an Tây Tân gọi tới, mang đến một tin tốt cho tổ chuyên án.
Hơn nửa giờ trước, thầy Trâu mở sạp xem chữ ở đường Vĩnh Huy đã đoán chữ cho một người đàn ông trông như ông chủ lớn, chỉ nịnh vài câu đã lấy được mười nghìn đồng nên vô cùng mừng rỡ. Trong lúc tiễn đối phương đi thì bỗng nghe Hoa Lão Nhị mở sạp vải ở bên kia đường lớn tiếng cãi vả. Quan hệ giữa thầy Trâu và Hoa Lão Nhị cũng không tệ lắm nên định qua khuyên can. Khi băng qua đường xem thử thì không khỏi giật mình, người đang cãi nhau với Hoa Lão Nhị đúng là người phụ nữ uốn tóc đã đến nhờ mình viết thư tố giác hơn một tháng trước. Thế là thầy Trâu sôi máu, vì việc viết thư tố giác đó mà công an đã đến quán của ông hỏi han hai lần, vừa tốn thời gian, còn khiến người khác nghĩ rằng ông đã làm việc phạm pháp gì đó. Thầy Trâu cũng là người bình tĩnh, sợ nhận lầm người nên không dám đi báo công an ngay mà đứng bên cạnh nhìn cho thật kỹ.
Người phụ nữ kia đến sạp của Hoa Lão Nhị mua vải. Cô ta và một người đàn ông khác cùng chọn trúng một khúc vải in hoa, người đàn ông kia đã trả tiền xong nhưng lại bị cô ta giành lấy. Người nọ không muốn cãi nhau với cô ta nên tức giận bỏ đi. Đối với Hoa Lão Nhị thì ai mua cũng thế cả, chỉ cần trả đủ tiền là được. Nào ngờ sau khi người đàn ông kia bỏ đi thì cô ta đột nhiên đổi ý, nói là không muốn mua khúc vải này nữa, trừ khi bán rẻ hai ngàn đồng. Hoa Lão Nhị đương nhiên không chịu, thế là hai người bọn họ bắt đầu cãi vã.
Thầy Trâu nhìn thật kỹ, xác nhận mình không nhận lầm người nên nhìn quanh, đúng lúc nhìn thấy một vị cảnh sát nhân dân của đồn công an Tây Tân đi ngang qua nên chạy ra đón đường, thuận thiện thấp giọng kể lại tình huống. Cảnh sát nọ vừa nghe xong thì lập tức hưng phấn, bước đến tách đám người đang bu lại vây xem kia. Hoa Lão Nhị còn tưởng rằng cảnh sát tới giải quyết tranh chấp, đang định mở miệng thì cô gái kia đã bị cảnh sát túm lấy. Thầy Trâu thân là nhân chứng cũng theo về đồn công an.
Sau khi đến đồn công an, cô gái nọ ra vẻ như không có gì, thoải mái ngồi xuống rồi nói: “Chẳng phải là chuyện viết thư tố giác thôi à? Chuyện này không hề phạm pháp, có cần phải làm lớn chuyện đến thế không?”
Cảnh sát trong đồn công an nghe thầy Trâu nói bên cục công an thành phố đã đến tìm ông hai lần để điều tra về chuyện thư tố giác, ngầm hiểu ắt có ẩn tình gì đó nên mới xin chỉ thị của lãnh đạo. Lãnh đạo nói nếu là việc do cục thành phố điều tra thì cứ báo lên cho họ.
Mục Dung Hán lập tức phái người tới đồn công an Tây Tân đưa cô gái đó về phân cục.
Cô gái này tên Hà Cúc Hương, không nghề nghiệp, sống ở ngõ Thảo Chỉ đường Đàn Sơn, đã kết hôn và có ba đứa con vị thành niên. Chồng cô ta Phùng Diệu Lãng là kế toán của xưởng đóng tàu Bảo Cố.
Xưởng đóng tàu Bảo Cố là một xưởng tư nhân khai trương trước kháng chiến một năm, nguyên chỉ là một xưởng sửa thuyền với mười mấy công nhân. Khi bắt đầu kháng chiến, do bị giặc Nhật tấn công nên ông chủ Khưu Hạ Phong bị phá sản, đành phải ra phố bán bánh nếp mưu sinh. Cứ như thế qua hai năm, một ngày nọ ông ta nhận lời mời đến làm bánh Trùng Dương mừng thọ cho một gia đình ở cầu Tân Hà. Gia đình kia họ Ấn, cụ ông nay đã 80 tuổi, từng làm quan văn lục phẩm thời Thanh. Cụ Ấn rành về phong thủy và xem tướng, khi ăn thử bánh Trùng Dương do Khưu Hạ Phong làm thì luôn miệng khen ngon, lại nổi hứng nên mới xem tướng cho Khưu Hạ Phong. Ông quả quyết tuy rằng họ Hưu đang gặp vận rủi, nhưng sau khi vượt qua nghịch cảnh thì sẽ khổ tận cam lai.
Khưu Hạ Phong cũng không tin lời ông cụ nói cho lắm. Nào ngờ, một tháng sau người hầu A Tỏa nhà họ Ấn đột nhiên tới tìm ông, nói là ông chủ cho mời. Khưu Hạ Phong giật mình không hiểu ra sao. Sau khi tới nhà họ Ấn cùng A Tỏa, chủ nhân – chính là con trai lớn nhất của cụ Ấn là ông Ấn làm kỹ sư ở cục đường sắt mới nói, có một ông Mã là họ hàng của họ đến từ quê nhà An Huy muốn đầu tư một xưởng sửa chữa và đóng thuyền ở Trấn Giang, nhờ nhà họ Ấn giúp tìm một người quản lý rành việc lại đáng tin. Cụ Ấn bèn đề cử ông Khưu đây. Cứ như vậy, Khưu Hạ Phong bắt đầu làm xưởng trưởng của xưởng sửa chữa và đóng thuyền.
Khưu Hạ Phong và ông Mã kia hợp tác theo kiểu nhận lương cứng thêm hoa hồng. Có hai cách rút tiền ra, một là lấy tiền mặt, hai là quy thành cổ phần. Khưu Hạ Phong chọn cách sau. Đến năm 1945, Khưu Hạ Phong đã nắm giữ 20% cổ phần của xưởng tàu. Sau khi kháng chiến thắng lợi hồi đầu thu, ông Mã mới bàn với ông ta chuyện mở rộng quy mô của xưởng tàu, ông ta cũng đồng ý và đưa cổ phần của mình ra mua một miếng đất, định dùng nó để nhập cổ phần. tiếp theo, ông ta lại viết thư cho ông Mã ở Vu Hồ, bảo ông ta đến làm thủ tục giao nhận đất, bởi vì lỡ hẹn nên ông Mã không kịp tới Trấn Giang. Khưu Hạ Phong thầm nghĩ, dù sao cũng phải thanh lý mấy ngôi nhà tranh rách nát trên mảnh đất đó, sao không thuê người làm trước luôn cho nhẹ việc.
Nhưng có nằm mơ Khưu Hạ Phong cũng không ngờ vừa gọi vài người đến dọn dẹp thì lại đào được một hủ sứ ở bãi đất hoang sau mấy ngôi nhà tranh, bên trong có ba mươi lượng vàng và năm trăm lượng bạc. Thời dân quốc thực hành chế độ ruộng đất tư hữu, thứ chôn dưới đất sẽ thuộc về chủ đất. Như vậy, khoản tài sản khổng lồ này lập tức trở thành tài sản hợp pháp của Khưu Hạ Phong. Sau khi ông Mã hay tin thì hối hận vì mình không thể đúng hẹn tới làm thủ tục giao nhận đất đai, bằng không hơn phân nửa chỗ tài sản đó đã là của ông ta. Thế là ông Mã bực bội bèn hủy việc hợp tác với Khưu Hạ Phong.
Khưu Hạ Phong cũng mở xưởng tàu riêng của mình, đặt tên là Bảo Cố.
Không lâu sau, ông Mã đột nhiên đến thăm. Hóa ra kỹ sư Ấn đã kể việc năm xưa cha mình xem tướng cho Khưu Hạ Phong, ông Mã cuối cùng cũng chấp nhận sự thật rằng việc ông Khưu phát tài là do ý trời, nên muốn hợp tác lần nữa. Khưu Hạ Phong lại sợ đối phương có ý đồ không tốt với mình nên đã uyển chuyển từ chối. Nhưng nhớ tới chuyện cũng nhờ đối phương mời mình làm việc nên mới có ngày phát tài thế này, ông ta bèn hứa rằng nếu như sau này ông Mã có khó khăn gì cần giúp thì ông ta nhất định sẽ ra tay giúp đỡ, quyết không nuốt lời!
Ba năm sau, Trấn Giang giải phóng. Lúc này ông Mã đã đóng cửa xưởng tàu, định cư hẳn ở Vu Hồ. Ba ngày trước khi Trấn Giang giải phóng, ông Mã đúng lúc phải đến đây làm việc, cũng do chiến sự nên đành ở lại. Tối ngày 25 tháng 4, ông Mã đột nhiên đến thăm hỏi Khưu Hạ Phong, nói là có chuyện cần nhờ.
Sẽ là chuyện gì đây? Ông nói ban ngày đã gặp thủy tặc Trường Giang “Chuột Chín Đầu” đang ăn cơm với người ta ở Yến Vân Các, xem ra người này đã định cư ở Trấn Giang, hơn nữa cũng có quan hệ không tệ chút nào. Ông Mã nói ngày mai ông ta sẽ trở lại Vu Hồ, lần sau không biết phải tới lúc nào mới quay lại Trấn Giang, nhờ Khưu Hạ Phong chờ đảng cộng sản ổn định nơi này, chính phủ nhân treo biển thì thay mặt ông tố cáo với đảng cộng sản.
Khưu Hạ Phong lập tức đồng ý. Chẳng bao lâu sau thì kể hết chuyện này cho kế toán trong xưởng là Phùng Diệu Lãng nghe, còn nói: “Anh Phùng là người có học, văn hay chữ tốt, nhờ anh chắp bút viết bức thư tố giác thay cho ông Mã vậy.”
Kế toán Phùng đương nhiên đồng ý, còn hỏi: “Cuối thư đề tên của ông Mã hay là ghi tên xưởng tàu của chúng đây?”
Khưu Hạ Phong thầm nghĩ việc này chẳng liên quan gì đến xưởng tàu, lại càng không liên quan gì đến Khâu mỗ, tôi cũng chưa từng nghe tên “Chuột Chín Đầu” gì cả, thôi thì đừng ghi tên chi hết.
Phùng Diệu Lãng hơn năm mươi tuổi, từng là thầy giáo, tính tình cố chấp, làm việc chỉn chu. Nghe ông chủ mình nói Chuột Chín Đầu là thủy tặc Trường Giang, đoán được nếu như sa lưới thì ắt hẳn sẽ là một tin tức oanh động ở đất Trấn Giang này, nhật báo Tiền Tiến (Cơ quan ngôn luận của Trung cộng ở Trấn Giang, ra đời ngày 26 tháng 5 năm 1949, đến ngày 31 tháng 12 cùng năm thì ngừng xuất bản) nhất định sẽ đăng tin, bảng tuyên truyền ở cửa chính phủ tất nhiên cũng sẽ có nói về nó. Nhưng sau khi ông gửi thư tố giác đi thì lại không thấy tăm hơi gì. Ông ta lại bàn bạc với vợ mình là Hà Cúc Hương, vợ ông nói không chừng cái tên Chuột Chín Đầu kia đã trà trộn vào chính phủ nhân dân rồi ấy chứ. Hoặc là có người trong chính phủ bao che cho hắn? Xem ra chỉ có thể viết thêm vài bức thư tố giác nữa, chia ra gửi đến cục công an thành phố, phân cục và các đồn công an khác. Cô ta không tin mỗi cảnh sát nhân dân nhận được thư tố giác đều là anh em của tên này!
Phùng Diệu Lãng cảm thấy vợ mình nói có lý nên chấp nhận đề nghị này. Hà Cúc Phương rất cởi mở, bụng dạ thẳng đuột, dám nói mà cũng dám làm. Cô mới nói với chồng mình: “Tôi rảnh rỗi ngồi mãi trong nhà cũng vậy, thế này đi, tôi giúp mình gửi thêm vài bức thư tố giác, cùng lắm thì tốn thêm ít tiền nhờ người viết thuê là được.”
Nên từ cuối tháng 5 đến hôm trước, hai vợ chồng này đã gửi tổng cộng 38 bức thư tố giác Chuột Chín Đầu. Nếu như hôm nay không bị thầy Trâu nhận ra thì bọn họ vẫn sẽ tiếp tục viết.
Mục Dung Hán hỏi rõ địa chỉ của xưởng đóng tàu Bảo Cố, sau đó phải Từ Tử Sơn và Hồ Chân Lực đến đó mời Khưu Hạ phong và Phùng Diệu Lãng.
Chỉ lát sau thì hai người đã đến phân cục đường Đại Tây. Các điều tra viên chia nhau nói chuyện cùng hai người, tình tiết đưa ra cũng trùng khớp với những lời Hà Cúc Hương đã nói. Đương nhiên, đây chỉ là lời nói của ba người bọn họ, còn phải giám định bút tích của Phùng Diệu Lãng có trùng khớp với chữ trong các bức thư kia hay không. Cục công anh trấn Giang tiếp quản nguyên phòng cảnh sát tỉnh Giang Tô của đảng quốc dân, nên vẫn có lực lượng chuyên giám định bút tích, đây là điểm độc nhất vô nhị của họ trong cả nước lúc bấy giờ. Kết quả giám định cho thấy bức thư còn lại đúng là xuất phát từ tay của Phùng Diệu Lãng.
Chuyện thư tố giác đã rõ, nhưng nguồn gốc của nội dung trong thư tố giác thì cần phải tiếp tục điều tra.
Tác giả :
Khuyết Danh