Yểu Mệnh

Chương 10: Tiếng hú rừng tràm 2

Ba Tài giật mình:

- Ai nói... bậy bạ vậy? Làm gì có chuyện đó!

Đâu phải ai nói, mà em mơ thấy. Mấy hôm nay nằm nhà chờ anh, em cũng còn mơ tiếp giấc mơ kỳ lạ đó? Em chờ anh về để hỏi…

Tài gạt ngang:

- Không hề có chuyện ấy!

Rồi như không muốn cho vợ đề cập đến chuyện đó nữa, Tài lảng sang chuyện khác:

- Nói cho tôi nghe coi, bữa được người ta vớt lên thì ai vớt, ai thay quần áo cho em? Có phải thằng cha chồng của bà chủ ghe không?

Lệ nguýt dài:

- Đừng đánh trống lảng, hãy trả lời em lần nữa đi, có phải hồi trước lấy người ta có thai rồi bỏ không?

- Đã nói không có mà!

Tài khoả lấp bằng hành động âu yếm, nhưng Lệ vẫn chưa chịu buông tha:

- Hỏi là hỏi chơi vậy chứ em biết hết rồi! Em con biết cái thai khi đó đã được trên ba tháng nữa… Và hồi đó anh còn tính đặt cho con là Minh Lộc nữa. Tài Lộc mà!

Nghe vợ nói quá chi tiết nên Tài giật mình:

- Sao.. sao em biết? Ai nói?

Giọng Lệ càng lúc càng tỉnh táo hơn, đến đỗi Ba Tài phải giật mình:

- Lệ, sao em cứ nhắc lại chuyện đó hoài vậy. Bộ không thương anh sao?

- Thương anh, nhưng anh đâu có thương người ta!

Anh bỏ người ta trong lúc bụng mang dạ chửa, vậy lương tâm anh ở đâu?

- Câu nói của Lệ khiến Tài phải ngồi bật dậy nhìn thẳng vào mặt cô:

- Lệ! Có phải là em không? Tại sao...

Mỹ Lệ không trả lời mà đứng lên bước xuống khỏi giường, lát sau trở lại đặt lên bụng Tài một vật gì đó mềm mềm, lành lạnh như vừa lấy từ dưới nước lên.

- Cái gì vậy?

- Nhìn thì biết.

Tài định nhảy xuống giường đốt đèn, nhưng Lệ đã nói:

- Anh sờ sẽ biết ngay là cái gì mà.

Ba Tài đưa tay sờ vào và kêu lên thảng thốt:

- Tóc!

Đó là lọn tóc dài được khoanh lại. Điều đó gợi ngay cho Tài một hình ảnh:

- Út Sương.

Một tiếng thở dài trong bóng tối:

- Ít ra thì anh cũng đã thừa nhận.

- Em...

Tài đưa tay định mơn trớn, xoa dịu cô vợ trẻ, nhưng lúc ấy anh giật mình, bởi tay anh vừa chạm vào một thân thể sũng nước, lạnh ngắt!

- Lệ!

Toàn thân Lệ bất động, Tài phải lay mấy lượt cưng chẳng chịu nhúc nhích. Hốt hoảng, Tài nhảy xuống tìm cách đốt đèn dầu lên, nhưng tìm mãi mà không thấy cây đèn đâu. Phải loay hoay mãi anh mới đốt được đèn và soi vào mùng, kèm theo tiếng gọi lần nữa:

- Lệ!

Nhưng Tài điếng hồn khi thấy chỗ của Lệ nằm giờ chỉ còn là bộ quần áo

đẫm nước, mà Lệ thì chẳng thấy đâu!

- Lệ ơit Em ơi...

Ba Tài có linh tính chẳng lành, anh tốc chạy ra ngoài vừa kêu vang. Nhưng do chung quanh rất ít nhà cửa, nên dù tiếng kêu vọng lớn trong đêm, phải một lúc sau mới nghe có tiếng của Hai Mười hỏi lớn:

- Cái gì vậy Ba Tài?

- Vợ…vợ con mất tiêu rồi!

Khi hỏi ra sự tình, mọi người đều ngạc nhiên:

- Nó đi đâu giờ này? Hay là mày làm gì nó giận rồi trốn ở đâu đó chăng?

Dì Mười và mấy người nữa cùng với Tài chia nhau đi tìm, nhưng mãi tới sáng hôm sau cũng chẳng thấy tăm hơi gì của Lệ. Đến khi mặt trời lên thì có người từ dưới triền núi chạy lên báo: Chiếc ghe của anh Ba Tài đâu mất rồi!

Ba Tài sững người, kêu khẽ:

- Lệ đi rồi!

Mất chiếc ghe coi như Ba Tài cụt chân. Mùa nước nổi chung quanh núi đều là nước, núi Ba Thê giờ như một ốc đảo cô lập giữa đại dương. Giờ có muốn đi tìm Lệ cũng chẳng biết làm sao, bởi hầu như nhà nào cũng chỉ có một chiếc xuồng dùng để đi lại, đâu có ai dư!

Dì Mười lúc đó mới thắc mắc:

- Không biết bữa con Lệ về đây nó đi bằng gì mà chẳng thấy xuồng ghe gì hết?

Ba Tài thẫn thờ như người mất hồn, Khi anh trở về nhà thì bộ quần áo ướt của Lệ cũng chẳng thấy! Thay vào đó là cái nón lá cũ của ai để trên gối, mà khi cầm lên Tài phải giật mình, vì bên trong nón có dòng chữ viết bằng than củi: Tìm em ở rừng tràm.

Ba Tài kinh hãi:

- Không xong rồi!

Anh qua năn nỉ dì Mười:

- Dì Mười làm ơn cho con mượn chiếc xuồng của ai để đi tìm vợ con. Nó gặp nguy.

Không cho cũng kỳ, nên dì Mười dặn thòng:

- Mày có đi thì đi cho nhanh mà về, để ngày mốt tao còn đi núi sập.

Tài bơi chiếc xuồng nhỏ nhẹ tênh, nó lướt đi vù vù, vậy mà anh vẫn còn thấy chậm. Lòng dạ anh nóng ran như lửa cháy, nên không thiết gì ăn uống, cứ băng đồng nước, nhắm hướng rừng tràm mà đi. Vạt rừng này kéo dài Từ Mỹ Hiệp Sơn qua tới Nam Thái Sơn, biết tìm Lệ ở đâu.

Mông lung như vậy, chẳng hiểu sao Tài lại đi rất tự tin, cứ nhắm hướng giữa rừng mà bơi. Rừng tràm sau cơn bão lớn giờ xơ xác, ngã rạp, nên vốn đã chẳng chịt giờ lại um tùm! khó đi hơn. Trời tối mà Ba Tài còn loay hoay giữa chốn mịt mùng, không biết phải làm sao.

Giữa lúc còn đang hoang mang thì bông chiếc xuồng của Tài đâm phải vật gì

đó trước mũi. Vừa khi ấy, anh thấy lờ mờ và reo lên:

- Mỹ Lệ!

Chiếc ghe của Tài đậu phía trước, anh quýnh lên:

- Đây rồi!

Tài nhảy phóc lên ghe, vừa kêu rối rít:

- Lệ ơi, em đâu?

Nhưng anh thất vọng, bởi trên ghe không có ai. Chiếc ghe mắc kẹt vào giữa hai cây tràm lớn và nằm yên ở đó, còn người trên ghe thì đã biến đi từ lúc nào rối…

- Lệ ơi!

Tiếng kêu của Tài vang vọng cả khu rừng. Bất chợt anh nghe một tràng tiếng hú nối theo tiếng kêu của anh. Tiếng hú lúc đầu nhỏ và ngắn, sau lan dần ta và càng lúc càng lớn. Nghe lạnh cả người!

Nghĩ tới vợ trong khung cảnh này, bất chợt Tài rùng mình! Anh buột miệng:

- Lệ, em có làm sao không?

Chờ cho tràng tiếng hú kia vừa dứt, Tài lại cất tiếng gọi vợ lần nữa:

- Lệ ơi, anh tìm em. Anh là Ba Tài đây!

Một lần nữa tràng tiếng hú lại nốt theo y như lần trước, tần này tiếng hú ở

gần hơn và nghe rõ hơn, đúng là… giọng của một người nữ!

Thần hồn Ba Tài hoảng loạn, anh chỉ kịp thốt lên:

- Mỹ Lệ, trời ơi!

Rồi đứng chết lặng. Lẽ nào như thế? Lẽ nào Mỹ Lệ là người phát ra tiếng hú

đó? Hoang mang đến cực độ, Tài chỉ biết chấp tay van vái:

- Xin đừng để vợ con như vậy xin trời Phật ...

Lời của Tài chưa dứt thì chợt một tràng cười như xé lụa vang lên. Giọng cười nghe bi thương hơn và qua giọng cười đó, bỗng Tài nhận ra âm thanh quen thuộc làm Tài bừng tỉnh, anh kêu lên:

- Út Sương!

Tiếng thốt của Tài nhỏ, chỉ đủ mình anh nghe, nhưng chẳng hiểu sao đã có tiếng đáp vọng lại:

- Vẫn còn nhớ cố nhân sao!

Tài lắp bắp:

- Anh... anh không có ý...

Một vật gì đó bay vụt tới rồi ngay trước mặt Tài..Anh cầm lên và giật mình.

- Bộ quần áo của Mỹ Lệ!

Bộ quần áo này lúc sáng còn nằm trên giường khi Lệ biến mất. Bây giờ nó vẫn đẫm nước, như được lột và quăng từ dưới nước lên. Bất chợt, Tài kêu to:

- Mình ơi!

Tràng cười kia lại vang lên, kèm một tiếng rít ghê rợn:

- Tình quá!

Và tiếp theo là cả thân thể loã lồ của Mỹ Lệ vọt lên từ dưới nước, rơi đúng vào chân của Tài. Anh nhận ra ngay và vội cúi xuống ôm lấy. Nhưng như trong cơn mơ, bàn tay Tài vừa chạm vào cơ thể vợ thì khác nào chạm vào nước. Anh hốt hoảng.

- Lệ! Em sao vậy?

Cũng vừa lúc ấy Tài lảo đảo, rồi mắt mũi tối sầm lại ..

- Kìa, cậu đã tĩnh lại rồi, may quá!

Mở mắt ra nhìn thấy một lão nông trung niên ngồi trước mặt mình, Ba Tài chồm ngay dậy, hỏi liền:

- Vợ tôi đâu chú?

Đưa tay ra dấu cho Tài nằm yên, người chủ nhà nhỏ nhẹ nói:

- Kêu tôi bằng anh thôi. Tôi năm nay chỉ mới ba chín, chắc lớn hơn chú chút

đỉnh thôi.

Ba Tài đâu còn nghĩ gì khác ngoài vợ mình:

- Kêu bằng gì cũng được, nhưng vợ tôi đâu?

- Vợ nào, tôi chỉ thấy có mình chú nằm chết giấc trên ghe nên đem về đây, chứ nào có ai khác.

- Nhưng vợ tôi nó... nó...

Chợt nhớ lại chuyện đã qua, Tài nhìn quanh rồi thảng thốt kêu lên:

- Người ta đã làm gì vợ tôi rồi? Chú... à mà anh có thấy ai ở chỗ ghe của tôi không?

Người đàn ông lắc đầu:

- Tôi đi giăng câu ngang qua vạt rừng đó thì nghe có tiếng hú, biết có chuyện chẳng lành nên tôi vội tới. Cũng may là còn kịp cứu chú.

- Anh có biết ai hú không?

- Kêu tôi bằng Hai Chà là được rồi. Còn ai hú thì làm sao mà biết được, ngoại trừ mình cũng là ma như họ!

Tài giật mình:

- Đó là ma sao?

Tôi ở đây lâu đời lắm rồi, nhưng hiện tượng này chỉ mới có chừng hơn một năm nay. Ban đầu tôi cứ tưởng người điên nào đó, nhưng kiếm tìm hoài mà chẳng thấy ai trong khu rừng này cả. rồi chắc chắn đớ là ma!

- Một hồn ma nữ?

- Đúng. Đã nhiều đêm tôi nghe tiếng một người đàn bà vừa hú vừa khóc! Nhất là vào những đêm trời tối hay mưa gió, chỉ nội nghe tiếng hú thôi thì dẫu cho tim bằng đá óc bằng thép cũng phải rùng mình! Tôi nè, là dân làng chài mà nhiều lần đã phải thót tim khi nghe tiếng hú vừa khóc thê lương đó. Cậu mà nghe thì...

Chợt anh ta hỏi:

- Hay là cậu nghe rồi nên mới ngất đi phải không? Ba Tài gật đầu:

- Chẳng riêng tôi, mà còn con vợ tôi nữa.

Anh đem chuyện mất tích của vợ mình và những gì đêm qua kể lại. Vừa nghe xong Hai Chà đã vỗ đùi:

- Đúng y như vậy rồi! Hồi năm ngoái có một cặp vợ chồng lấy củi ngang qua khu rừng đó thì cũng bị như vậy. Chỉ vì người chồng tên là Tài.

Ba Tài kinh ngạc:

- Tên Tài thì có gì liên quan tới hồn ma?

- Vậy mà có đó. Tôi để ý rồi, đã nhiều cặp vợ chồng hoặc đàn ông đi một mình hễ ai qua đó cũng bị hồn ma hiện ra quấy phá, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng nữa, tất cả đều có tên là Tài! ở xóm trên đã có ba người bị y như vậy!

- Đều tên là Tài!

- Đúng vậy. Chú mày biết tại sao không? Chỉ bởi hình như hồn ma đó có thù hận điều gì với một người tên Ba Tài!

Ba Tài giật bắn người, suýt nữa anh đã để lộ thân phận của mình, cũng may là Hai Chà đã nói tiếp:

- Tôi đã tìm thấy một cái gò đất cao giữa cánh đồng tràm, trên gò có một cây gáo cổ thụ, thân cây cô hai người ôm và trên đó còn ghi lại mấy chữ để giải thích vì sao có chuyện hận thù người tên Tài!

Ba Tài lắng nghe rất kỹ, thấy Hai Chà dừng lại hút thuốc, anh hỏi tới:

- Sao nữa anh Hai?

Trên thân cây viết mấy chữ như vậy: Hận Ba Tài suốt kiếp. Đó, chú mày thấy chưa, chỉ vì hận Ba Tài nào đó mà oan hồn ấy hại bất cứ người đàn ông nào tên Tài vô phước đi ngang qua!

- Ở gò đất đó có nhà cửa gì không anh Hai?

- Chỉ có một cái chòi nhỏ, nhưng có lẽ cất đã lâu ngày nên bây giờ dột nát hết rồi. Tuy nhiên, nơi đó còn có một vật sót lại, có lẽ đó là kỷ vật của hai người lúc còn mặn nồng với nhau.

Anh ta đi vào nhà lấy ra một chiếc lược làm bằng sừng trâu rất xinh xắn, đưa cho Tài xem:

- Trên chiếc lược này còn khắc mấy chữ, cậu đọc coi. Tài vừa nhìn thấy chiếc lược đã giật mình run rẩy... bởi không cần nhìn kỹ Tài cũng biết trên cán lược có dòng chữ: Cho người thương không bao giờ xa cách!

Hai Chà đợi cho Tài đọc xong, anh ta mới nói:

- Tôi đoán giữa Ba Tài này với cô gái oan hồn vốn là cặp đôi với nhau, và từng có thời tới chỗ cái chòi đó để ở hay tình tự gì đó, cho đến khi...

Bỗng dưng Ba Tài thét lớn:

- Đừng nói nữa.

Rồi như một kẻ điên, anh lao người ra trước nhà và không làm chủ được bản thân, đã bước hụt chân ngã luôn xuống nước! Và có lẽ nước lạnh đã làm cho Tài tỉnh lại, anh vẫn đứng yên dưới nước, nhưng lại ôm mặt khóc nức nở, Hai Chà ngạc nhiên:

- Chú làm sao vậy?

Ba Tài không đáp, lẳng lặng leo lên ghe, mãi đến khi chống ra cách nhà vài chục thước mới nói với lại:

- Cám ơn anh Hai, tôi phải đi tìm vợ tôi! Hai Chà đứng nhìn theo và lắc đầu:

- Thằng này số chết hay sao đây!

Anh lấy chiếc lược sừng đặt lên bàn thờ giữa nhà, thành kính khấn vái:

- Việc cô sai tôi chưa làm được, nhưng thằng đó sớm muộn gì cũng tới nộp mạng cho cô thôi!

Nếu ai để ý sẽ thấy bàn thờ kia chỉ có một bát nhang, không có ảnh thờ, nhưng lại có một lọn tóc phụ nữ khá dài. Giống y như lọn tóc mà Ba Tài đã thấy ở nhà đêm vợ biến mất!

Nén nhang đã tắt tự bao giờ, bỗng dưng sau lời khấn của Hai Chà nó vụt cháy trở lại. Bấy giờ Hai Chà lại tiếp tục khấn:

- Em yên tâm, dẫu em còn bị phán quan cấm cung, không thể ra ngoài đi báo thù được nhưng Hai Chà này nguyện vì em, sẽ làm cho kẻ đã gây ra cái chết oan uổng của em phải đền tội ngay trong mùa nước nổi này!

Anh ta khấn xong thì bước ngay ra ngoài, lên chiếc xuồng nhỏ bơi theo hướng Ba Tài vừa đi. Chiếc xuồng nhỏ nên lướt rất nhanh, và có lẽ thuộc đường, nên khi anh ta tới gò đất thì chưa thấy ghe của Tài.

- Ủa, anh ta phải tới đây mà?

Hai Chà chợt nhìn sang chỗ gốc cây cổ thụ, nơi có khắc dòng chữ và kêu lên:

- Anh ta dám làm chuyện này sao?

Gốc cây gáo, chỗ có khắc dòng chữ vừa mới bị ai đó dùng dao vạt bằng mặt, xoá hết những chữ khắc đã mấy năm qua. Dấu vết vạt còn mới nguyên.

- Thằng Ba Tài này dám sao!
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại