Yêu Em Vĩnh Viễn
Chương 13 Chương 13
[Tàn đông] Tiết thanh minh
Xuống núi báo bình an cho Khâu Phân, tôi lại tiếp tục ở lại trong chùa một thời gian.
Quét dọn, tụng kinh và thiền định với các sư thầy mỗi ngày, chơi cờ, thiền định, cùng nhau ngủ mỗi đêm với sư thầy Quyết Tuyệt.
Giữa hương thơm của cây cỏ, ác mộng ngày một thưa dần.
Mỗi sáng sớm thức dậy, tôi đều đang ôm cơ thể rắn chắc, bóng loáng của Quyết Tuyệt, cả hai đều sừng sững chào cờ.
Trong khoảng thời gian này, sư thầy Quyết Tuyệt thật ra cũng có xuất tinh hai lần, một lần là lúc ngủ mơ liên tiếp đẩy người tôi, cứ từng chút từng chút một cho đến khi đẩy tôi tới bên mép giường; lúc tôi bị đẩy ngã, y liền bắn ra khắp người tôi, bắn thật sự rất nhiều.
Tôi thắp sáng đèn, dưới ánh đèn chói mắt, y mở ra đôi mắt ngái ngủ, ngây ngốc nhìn tôi chật vật ngồi dưới đất rồi lại nhìn dương v*t đang run rẩy của chính mình, sửng sốt trong chốc lát thì tiện đà bật cười, vội vàng đứng dậy, lau sạch cho tôi.
Xong xuôi thì y lại lên giường nằm, vui sướng cười ôm lấy tôi, tiếp tục ngủ.
Mà lúc tôi gặp mộng xuân thì không chỉ có chọc mà còn là nằm lên người Quyết Tuyệt, bắn lên bụng y.
Lúc tỉnh lại thì đã thấy sư thầy tứ chi mở rộng, đôi mắt sáng ngời nhìn tôi, tay cầm khăn lông, chờ tôi tỉnh dậy rồi lau cái bụng.
Mùa đông năm nay khá dài, có thể nói là mùa đông lạnh nhất trong lịch sử.
Thật ra thì cũng chỉ là đông mới tới nên chưa quen lạnh thôi, sau này quen rồi thì sẽ chẳng hề hấn chi.
Chớp mắt đã tới thanh minh, thời tiết vẫn là vừa lạnh vừa ẩm ướt, lúc thì tự dưng có tuyết rơi, lúc lại bỗng nhiên có cơn mưa.
Dẫu có như thế nào thì mùa đông cũng sắp hết rồi.
Vào ngày giỗ lần thứ tám của Trương Quốc Vinh, tôi cáo từ sư trụ trì rồi xuống núi.
Từ lúc rời giường, sư thầy trong chùa đều ở đó, duy chỉ có sư thầy Quyết Tuyệt là không thấy đâu.
"Sư thầy, mấy ngày này đã quấy rầy mọi người nhiều rồi, Từ Hổ vô cùng cảm kích.
Nhờ ơn các sư thầy tụng kinh mà lòng tôi đã thiền định rất nhiều."
"Thí chủ khách sáo rồi, Phật giáo quan tâm nhất là một chữ duyên.
Thí chủ chịu nấn ná lại ngôi chùa lạnh lẽo này, đó là duyên phận.
Đức Phật chỉ độ người có duyên thôi." Sư trụ trì ý vị thâm trường nhẹ nắm tay tôi, chậm rãi nói.
"Cảm ơn sự chỉ dẫn của ngài.
Xin phương trượng giúp tôi nói lời từ biệt với thầy Quyết Tuyệt.
Đây là bộ cờ bằng ngọc mấy hôm trước tôi xuống núi mua, vốn định gặp mặt thì sẽ đưa cho ngài ấy nhưng đành phải nhờ phương trượng vậy.
Đây là quà thể hiện lòng biết ơn của tôi với ngài ấy."
Sư trụ trì có chút do dự, cầm lấy, đưa cho tiểu hòa thượng bên cạnh.
"Sư đệ Quyết Tuyệt chắc cũng sắp về rồi, tôi nhất định sẽ gửi cho y."
Lúc tôi cúi chào rồi xoay người đi, tôi nghe thấy tiểu hòa thượng cầm bộ cờ lo lắng nói với sư trụ trì rằng: "Từ thí chủ cả ngày một mình nói chuyện với không khí.
Người như vậy xuống núi liệu có ổn không?"
"Ồ, mỗi người đều có một lối đi riêng của mình.
Từ thí chủ là vì tình yêu mà đau khổ, để ngài ấy đi thôi." Sư trụ trì niệm Phật, và nói tiếp: "Theo ta thấy thì tinh thần Từ thí chủ dạo gần đây đã tốt hơn rất nhiều.
Chỉ là nghĩ không ra một chuyện, sư đệ Quyết Tuyệt ngày đó chỉ gặp mặt Từ thí chủ một lần, hôm sau liền nảy lòng tham muốn ra ngoài du tẩu, vậy thì tại sao Từ thí chủ lại muốn tặng đệ ấy một bộ cờ đáng giá như vậy? Mà ngài ấy làm sao lại có thể biết sư đệ Quyết Tuyệt thích chơi cờ vây..."
Sau đó họ nói gì tôi nghe không rõ, tiếng hai người nói chuyện tuy không lớn, nhưng dù đã đi khỏi đại điện tôi lại vẫn có thể nghe rành mạch.
Trong nháy mắt, tôi thấy thật hoang mang, bên người lại như tràn ngập hơi thở của cỏ cây, quen thuộc mà ấm áp, mặt trời chói chang trên đường xuống núi, đâm vào mắt tôi có chút đau nhói.
Tôi không quay đầu xác thực.
Có lẽ là do tai có vấn đề...!Có lẽ khoảng thời gian vừa rồi, Quyết Tuyệt chỉ là ảo giác của tôi...!Có lẽ có điều gì đó bí ẩn đang xảy ra...!
Dù thế nào thì sư trụ trì cũng đúng, đức Phật chỉ độ người có duyên.
Nếu Quyết Tuyệt đã không tiếc sử dụng cơ thể mình để dạy tôi cách hướng thiện và buông bỏ chấp nhất của mình, thì sao tôi còn phải lo lắng về việc liệu y có là ảo ảnh hay là Phật hay không?
Ngày tôi xuống núi là ngày giỗ của Trương Quốc Vinh, cũng là ngày cá tháng tư.
Có lẽ, Quyết Tuyệt, sư trụ trì và chú tiểu chỉ là đang trêu đùa tôi mà thôi.
Tối đó, theo thường lệ mọi năm, tôi ngồi trong phòng làm việc, nghe nhạc của Trương Quốc Vinh...!
"Ngẩng đầu ngắm nhìn trời sao tĩnh lặng
Mình tôi dạo bước giữa lất phất mưa đêm
Lặng thinh im tiếng trong thời khắc tịch mịch này
Khẽ mỉm cười tự hỏi có ai chân thành quan tâm......"
Đêm đã khuya, Khâu Phân cầm một cái chăn khoác lên vai rồi lặng lẽ đi ra ngoài.
"Đêm tối lẻ loi, hỏi rằng có ai cảm thông?"
Xe chạy qua ngã ba giao hợp thành thị và nông thôn, nét mặt từng người ngồi xổm đều thật nặng nề.
Đôi môi mấp máy cúng bái của họ bị ánh lửa của những tờ giấy vàng đang cháy rọi sáng, một đống tro tàn bay vất vưởng bên ven đường.
"Cứ Thanh minh là chỗ này sẽ như vậy..." Thấy không có gì làm, tài xế bèn nói chuyện phiếm với tôi để giết thời gian.
"Ừ.
Năm nào cũng vậy."
"Đêm thanh minh cậu lên trấn làm gì vậy?"
"Ồ, tôi cũng là đi thăm mộ bạn thôi."
"À, trong túi kia của cậu cũng là tiền giấy sao?"
"Không phải."
Tài xế thấy tôi không có hứng nói chuyện nên cũng im lặng, chẳng nói gì nữa.
Ngày Phong ca còn sống, tôi đã tới doanh trại của anh rất nhiều lần.
Nơi đó nằm bên một cái trấn nhỏ lạc hậu, sân rất lớn, tường gạch đỏ xây cao kín mít, cánh cổng ra vào duy nhất có hai gã lính đứng gác.
Phong ca đã qua đời hơn một năm, hẳn lính gác cổng đã đổi thành một nhóm tân binh mới rồi.
Trong khu nhà này, ngoài tiểu đoàn của Phong ca và những người khác ở ngoài, còn có nhà kho của trung đoàn và sở chỉ huy dã chiến.
Phong ca là chỉ đạo viên đại đội 2 của tiểu đoàn, tất nhiên là khi tôi mới biết anh thì anh vẫn chỉ là đại đội phó đại đội 3.
Phía bắc tường quân là một nghĩa trang hoang vắng, cũ kỹ, diện tích khá rộng, có một số chỗ trũng tích nước lâu năm, cây cỏ nước mọc um tùm, càng về mùa này càng thêm hoang vắng.
Phong ca từng nói với tôi rằng vì đây là nghĩa trang cũ của người dân tộc thiểu số nên chính quyền không phá bỏ mà giữ lại.
Anh nói rằng có thể là do dương khí của quân đội quá nặng nên họ không có cảm giác gì với nghĩa địa này, và họ cũng không có ý sợ hãi gì cả.
Nhiều năm qua cũng chưa từng có chuyện kỳ dì vậy nên các chiến sĩ đã ngó lơ nó từ lâu rồi.
Trong khu nghĩa địa có một cây hòe cao lớn, khô héo gần như không có chút sức sống, đôi khi những đám rác trắng treo lơ lửng trước gió mạnh sẽ bám trên ngọn cây và rung rinh trong gió, cộng với những đàn quạ thường xuất hiện khiến lòng người liên tưởng đến cảnh: "Diều quạ mổ ruột người / Ngậm tha bay treo lơ lửng trên cây khô / Binh lính chết trên đồng cỏ, / Tướng quân một mình thơ thẩn lơ láo."* Theo lời Phong ca, cứ mỗi khi xuân tới là cây sẽ mọc lên ít chồi nhưng lá cây lại cực kỳ thưa thớt.
(*) Chiến Thành Nam – Lý Bạch
Cách đó không xa có một gốc cây, sau bao năm mưa gió, đã bị phong hóa trơ trọi.
Phong ca từng nghe các cụ già ở địa phương kể rằng khi đó hai cây đại thụ rất tươi tốt, nhưng từ khi cây này bị đốn hạ thì cây còn lại không còn phát triển nữa.
Cuộc đời của Phong ca là kết thúc tại đây, gốc cây nơi người xưa không cho đám trẻ ngồi giờ đây đã thấm đượm máu tươi của anh...!
Tối hôm đó, sau khi nhận được tin nhắn của Phong ca, tôi nghĩ mãi không ngủ được, cứ nghĩ mãi không hiểu Phong ca đang nghĩ gì, càng nghĩ càng thấy bứt rứt.
Điện thoại gọi cho anh, máy bận.
Hơn bốn giờ sáng, tôi thật sự không nằm được nữa nên bật dậy gọi taxi.
Còn quá sớm, trước khi các công nhân vệ sinh kịp dọn dẹp lá rụng trên khắp đường phố, chúng tôi đã vội vã đến thị trấn nhỏ ở ngoại ô.
Lúc tôi tới nơi, họ còn chưa tập thể dục buổi sáng.
Lính canh giúp tôi gọi điện thoại lại mãi vẫn không tìm được Phong ca.
Một lát sau, Tiểu Tằng chạy tới nói với tôi rằng tối qua chỉ đạo viên vừa về thì đi ngủ ngay nhưng không biết tại sao từ lúc anh rời giường lại không thấy anh đâu.
Tiểu Tằng an ủi tôi: "Từ ca, anh đừng vội sốt ruột, đại đội trưởng sẽ đưa người đi khắp nơi tìm."
"A!!!!......!Người đâu!! Mau tới đây đi!" Chúng tôi chợt nghe thấy một tiếng kêu thảm thiết ngoài sân, vội vã chạy về phía phát ra âm thanh.
Ngày đó, mặt trời mùa thu chói chang, trong một mảng cỏ dại vàng úa, Phong ca nằm nghiêng bên gốc cây kia, sắc mặt tái nhợt, đỏ chói lóa nhiều vết máu đã khô.
Di động anh vứt một bên, bên tay phải là một con dao, cổ tay trái là máu thịt lẫn lộn, áo khoác dưới người cũng ướt sũng máu đỏ.
Trong nháy mắt, trời đất quay cuồng, vốn đã mệt mỏi nhiều ngày cùng mất ngủ đêm qua nên vừa nhìn thấy, tôi đã bị cảnh tượng trước mắt làm cho choáng váng, lập tức mất đi tri giác, té xíu trong bụi cỏ.
Tiếng bước chân và tiếng la hét hỗn độn dần biến mất, cuối cùng rơi vào bóng tối vô biên...!
"Tới rồi."
Tiếng nói của tài xế kéo tôi ra khỏi ký ức.
Tôi trả tiền rồi xuống xe, đi tới gốc cây kia, lấy rượu đỏ từ trong túi ra, lấy ra cái ly mua vào sinh nhật năm đó, rót một hơi cạn sạch.
Một ly đặt trên đất, một ly nằm trong tay.
Đang lúc đang đắm chìm trong những kỷ niệm ngày còn sống bên Phong ca, tôi nghe thấy tiếng bước chân từ xa, một bóng người đến đây.
Tôi vội vàng cất đồ uống đi trốn.
Trong trại có ánh sáng hắt ra, tôi thấy có người đang ngồi ở chỗ tôi vừa nãy, lấy bao thuốc lá ra, lấy ra ba cái, cắm ngược vào gốc cây, rồi ngậm một điếu khác cho vào miệng.
Khi lửa sáng, người tới dùng bật lửa châm ba điếu thuốc, sau đó tự châm lửa, nhấp một ngụm, nhàn nhạt nói: "Tiền Phong, em tới thăm anh đây.
Em biết anh ít khi hút thuốc nên mấy điếu này chắc đủ cho anh dùng hai ngày nhỉ." Nói xong lại vui vẻ đùa, "Thôi được rồi, cho anh cả bao đấy."
"Tiểu Tằng." Tôi từ nơi ẩn nấp đi ra, nhẹ nhàng gọi tên cậu.
"Ai!" Một tia sáng mạnh xuyên qua mắt khiến tôi vội vàng lấy tay bịt mắt lại.
Tiểu Tằng đầu tiên là hướng đèn pin về phía tôi, sau đó bày ra tư thế chuẩn bị tấn công.
"Là anh, là Từ Hổ."
"Ồ, ra là Từ ca à." Tiểu Tằng tắt đèn pin và chào tôi.
"Ừm, cậu vẫn nhớ Tiền Phong sao?"
"Vâng..."
Hai người chúng tôi kề vai ngồi bên nhau trên bãi cỏ, lặng thinh một hồi rất lâu.
"Quân đội có thay đổi gì không?" Tôi phá vỡ sự im lặng trước.
"Có, thay đổi nhiều lắm.
Đại đội trưởng được bổ nhiệm làm phó tiểu đoàn trưởng; năm ngoái trợ lý Hoắc Khải xin chuyển công tác nhưng không được nên lại được điều động đến trung đoàn; Đội trưởng Lưu Ngôn hết niệm kỳ thứ ba thì xuất ngũ về nhà, ừm, còn có Tổ Tùng nữa, sau khi Phong ca mất thì cậu ta như một người khác vậy, cả ngày ngây ngốc, thất thần, đã xuất ngũ từ năm ngoái rồi."
"Haiz...!khổ thân cậu vẫn còn nhớ Phong ca như vậy.".
Truyện Tiên Hiệp
"Tuy em không hiểu các anh, nhưng em là trợ lý của Tiền Phong.
Hai năm tình cảm.
Hơn nữa, ai mà không có khúc mắc trong lòng? Tuy rằng mặt kia Tiền Phong để người ta nói không ra gì, nhưng những mặt khác thì anh ấy thật sự rất xuất sắc, cũng từng giúp em bao nhiêu chuyện như vậy.
Em làm sao có thể quên người ta đây?".