Xuyên thành cẩm lý tiểu phu lang
Chương 147 Phiên ngoại 4.2 Các cá con

Xuyên thành cẩm lý tiểu phu lang

Chương 147 Phiên ngoại 4.2 Các cá con

Cá bé con sau khi sinh ra nửa năm vẫn luôn bị xem như con trai mà nuôi, mãi tới khi hóa hình thì hai người cha của bé mới biết đó giờ mình làm trò hề.

Lúc cá bé con mới từ trứng nở thành cá, Tần Chiêu và Cảnh Lê quan sát thấy không có gì khác với cá con nên mới không nhìn ra. Mãi đến khi bé hóa thành nửa người nửa cá, Cảnh Lê mới thông qua đuôi cá nhận ra đuôi cá con mình khác cá đực chút chút.

Về phần tại sao trước giờ luôn chấp nhận cá bé con là con trai mà không phải con gái thì cá con phải chịu hơn nửa trách nhiệm.

Ai bảo lúc cá bé con chưa chào đời nó đã gọi đệ đệ liên tục, gọi đến thuận miệng. Cảnh Lê thì quen với việc cá con nói gì cũng thành thật được nên cứ thế nghe theo, xem cá bé con thành con trai.

Không ngờ lần này ý nguyện của Cảnh Lê lại giành chiến thắng.

Sau đó Cảnh Lê còn đăm chiêu suy nghĩ, rõ ràng hình cá của con gái mình tinh tế hơn cá đực rất nhiều, vảy cũng xinh xắn, sao trước đây cậu lại nhận nhầm thành con trai nhỉ?

Đương nhiên, giờ mới nghĩ đến những này cũng chẳng ích gì.

May là bọn họ phát hiện chân tướng sớm, chưa tạo thành phiền toái gì.

Vấn đề nghiêm trọng nhất đại khái là cá con đã gọi đệ đệ quen miệng, dạy sao cũng không sửa nổi.

Thực tế thì nhóc con này cũng không biết đệ đệ và muội muội khác nhau chỗ nào.

Cá bé con dần lớn thì Cảnh Lê mới nhận ra con gái cưng nhà mình không phải ngốc, cũng không phải không biết hóa hình, chẳng qua là nó chỉ đơn thuần muốn làm cá thôi.

Hai người cha vừa dạy vừa dụ dỗ, mãi tới khi cá bé con đầy năm mới dưỡng thành thói quen duy trì hình người trong thời gian dài cho bé.

Cả nhà cuối cùng cũng thuận lợi hồi kinh.

Trong một năm xa cách này, tiểu Hoàng đế cũng không nhàn rỗi, đã đặt được phương án cải cách triều chính mà Tần Chiêu nói lên mặt bàn. Sau khi trải qua sự kháng cự của các vị triều thần, thượng tấu, nghị luận và thỏa hiệp thì dưới sự kiên quyết ủng hộ của đại tướng quân Tiêu Việt, nội các cuối cùng cũng được thành lập.

Về Tần Chiêu thì phá lệ được tiểu Hoàng đế đặc cách triệu vào nội các phong làm nội các học sĩ, hàng ngũ phẩm.

Nội các mới lập, học sĩ chủ yếu là tuyển chọn từ Hàn Lâm viện, Tần Chiêu mới làm quan có hơn một năm đã được chọn vào không khỏi gây ra một phen tranh luận.

Dẫu sao người ngoài chẳng ai biết ý nghĩ thành lập nội các này là của hắn cả.

Nhưng mà thân phận bây giờ của hắn không còn là quan viên bình thường mà là quận mã gia, người ngoài dù có phê bình kín đáo cũng không dám nói gì trước mặt Thánh thượng.

Hơn nữa, sau khi nội các đi vào quỹ đạo thì thực lực của Tần Chiêu sẽ khiến cho cả đám ngậm miệng.

Cảnh Lê một mực tin tưởng như thế.

Phía Tần Chiêu không cần lo lắng, sau khi hồi kinh, Cảnh Lê tiếp tục cuộc sống ăn uống trêu con nhàn nhã của mình, thậm chí ngay cả cá bé con có nghịch ngợm thế nào cũng không giận.

Con gái cưng nhà cậu đáng yêu thế, sao có thể có ý đồ xấu được chứ?

Lại qua mấy năm, cá con đến tuổi đi học, bị Tần Chiêu đưa vào Quốc Tử Giám đọc sách.

Trường tiểu học ở kinh thành chính là trường dạy vỡ lòng của triều đình, học sinh đều là con em nhà quan thất phẩm trở lên, chủ yếu dạy các tiểu công tử nhận mặt chữ, kinh văn và lục nghệ. Cá con học hệ bảy năm, học xong có thể trực tiếp vào thái học, tốt nghiệp thái học là có cơ hội được trực tiếp thăng quan vào triều, không cần qua thi cử.

*Lục nghệ gồm lễ (lễ nghĩa), nhạc (âm nhạc), xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa) thư (thư pháp) và số (toán học); Thái học là học phủ tối cao trong hệ thống giáo dục cổ điển Á Đông, tương tự cao đẳng giáo dục ngày nay.

Đây là ưu đãi dành cho con em quan lại.

Còn cá con có muốn đi đường ấy hay không thì Cảnh Lê cũng không ép.

Đưa cá con đi học là để nó biết chữ thông văn, để cho sinh hoạt sau này của nó tốt hơn. Tương lai nó muốn đi đường nào, muốn vào triều làm quan hay không thì Cảnh Lê và Tần Chiêu đều tôn trọng mong muốn của con, không áp đặt can thiệp.

Cũng may cá con từ bé đã vô cùng thích đọc sách, cũng không từ chối nhập học.

Ấy thế mà cá bé con lại có chút không chấp nhận được.

Ngày đầu tiên ca ca đi học, cá bé con đứng trong sân ôm lấy túi sách của cá con khóc lớn, dỗ thế nào cũng không chịu thả người đi.

Cá con tính tuổi mụ là bảy tuổi, nhưng thực tế cũng mới qua sáu tuổi vài tháng. Nhưng mà bé tự nhận mình đã lớn, không thể tùy tiện khóc trước mặt muội muội.

Mắt bé đỏ bừng nhưng vẫn kiên định, nói: "Muội đừng lo, loáng cái là ta về ngay ấy mà."

Cảnh tượng bi tráng như sinh ly tử biệt.

Cảnh Lê chịu không nổi con gái cưng khóc, dỗ con mà mắt cũng rưng rưng theo. Cuối cùng vẫn là Tần Chiêu ra kết thúc vở bi kịch này: "Tần bé con, buông tay ra, hai canh giờ nữa là con sẽ được gặp lại ca ca thôi."

Tần bé con tên là Vân Thù, Vân trong chùa Vân Quang, Thù trong tên cũ Tần Thù của Tần Chiêu, theo họ Cảnh Lê, nhũ danh cá bé con nên gọi là Tần bé con.

"Thật, thật không?" Cá bé con búi tóc hai bên, mặc váy dài màu hồng nhạt, hai mắt sáng ngời long lanh nước: "Không được gạt con nha."

"Ừ, không gạt con." Tần Chiêu cúi người lau nước mắt cho bé.

Tiểu học Quốc Tử Giám năm nhất mỗi ngày chỉ học hai canh giờ, hôm nay lại là ngày nhập học, chắc chắn chưa đến hai canh giờ là được về rồi.

Tần Chiêu dỗ đủ kiểu, còn đồng ý cho bé theo Cảnh Lê đi đón ca ca tan học thì bé mới chịu cho a cha đưa anh đi học.

Cá con được a cha dẫn vào Quốc Tử Giám, chào người hướng dẫn và tiên sinh. Tần Chiêu còn phải vào triều nên cá con ngoan ngoãn chào tạm biệt a cha, đi theo một vị trợ giảng trẻ tuổi vào lớp.

Bên trong lớp đã có mười mấy bạn ngồi chờ.

Vị trợ giảng này cũng là học sinh của Quốc Tử Giám, họ Triệu, là một thiếu niên mười bảy mười tám tuổi nhưng đã là thái học sinh. Phụ thân hắn cũng làm quan trong triều, trước khi nhập học thì Tần Chiêu đã mời hắn và phụ thân hắn tới phủ chơi.

Mục đích là để nhờ vị trợ giảng này chiếu cố cá con chút lúc ở trường.

Thiếu niên rất thích cá con, dường như lo lắng bé sợ hãi nên nhẹ giọng trấn an: "Tần tiểu công tử, ngươi vào trước tìm chỗ ngồi xuống đi, lát nữa thầy hướng dẫn sẽ tới dặn dò."

"Vâng ạ!" Cá con vui vẻ thả tay hắn ra, lon ton chạy vào lớp.

Thiếu niên: "?"

Đứa nhỏ này... Không sợ hãi gì à...

Hắn đã học ở Quốc Tử Giám nhiều năm rồi, thấy vô số học sinh nhập học ngày đầu khóc nháo đòi về, vui vẻ như cá con đúng là lần đầu tiên thấy.

Hài tử của quận chúa và Tần đại nhân quả nhiên là khác biệt.

Thiếu niên cảm thán một câu, quay người rời đi.

Cá con tới hơi trễ, chỗ ngồi bên trong lớp đã được lấp đầy gần hết. Bé đảo mắt một vòng rồi ôm túi sách đi tới phía sau một cậu bạn, hỏi: "Ta ngồi đây được không?"

Đối phương chợt đỏ bừng mặt, giọng cũng lắp bắp: "Được, được nha."

"Cảm ơn nhé!"

Tính cá con từ bé đã không sợ người lạ, hướng ngoại hoạt bát, chỉ một chốc thôi đã quen hết các bạn ngồi xung quanh. Bé lấy một túi giấy đựng bánh ngọt được gói kỹ trong túi giấy từ trong túi ra bày lên bàn mời các bạn ăn, còn tự hào nói: "Đây là a cha ta làm đó, ăn ngon lắm!"

Khắp lớp học vang lên tiếng trầm trồ.

Thành ra lúc thầy hướng dẫn đi tới suýt thì tưởng mình vào nhầm lớp.

Kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm giúp ông nhanh chóng nhận thấy đám học trò trước mặt này chỉ sợ không dễ đối phó như trước đây. Hắn nhìn cá con được một đám trẻ vây quanh, lặng lẽ thêm mấy phần cảnh giác với nó.

"Ồn ào gì đó, về chỗ ngồi ngay." Thầy hướng dẫn là một ông lão hơn năm mươi tuổi, tóc mai với râu đều ngả màu trắng, nom nghiêm túc đứng đắn. Ông vuốt ve rợi râu, chờ tất cả ngồi xuống xong mới chậm rãi nói: "Kể từ hôm nay các ngươi chính là học sinh Quốc Tử Giám, ở trong trường phải tuân thủ quy định của trường, khi học không nói chuyện, không được ăn vặt, cũng không được..."

Giọng thầy trầm bổng du dương, nghe vào có tác dụng ru ngủ khiến người ta ngủ gà ngủ gật.

Cá con đang tuổi thích chơi đùa, không ngồi yên nổi, ánh mắt bất giác đảo quanh lớp học rồi nhìn thấy bạn học ngồi bên cạnh mình.

Cu cậu ngồi thẳng tắp trên ghế, hơi cao hơn bé một chút, mặt rất dễ nhìn, chỉ là tính tình hướng nội thẹn thùng, không thích nói chuyện.

Mới rồi lúc cá con mời các bạn ăn bánh ngọt hình như cậu chàng chưa ăn.

Cá con nghĩ nghĩ, lấy một miếng bánh dưới bàn đưa sang: "Mời ngươi ăn nè."

Bé trai bị cá con làm cho giật thót, vô thức nhìn về phía thầy hướng dẫn.

Thầy vẫn đang chăm chú giảng giải quy củ trong trường nên không chú ý tới bọn họ.

Cá con nhìn đối phương: "Cầm lấy đi."

Bé trai hơi do dự, cá con cũng không giục mà cứ cầm bánh ngọt như thế chờ nó. Bé cũng không thể làm gì ngoài nhận lấy bánh ngọt, nhịn một lúc rồi mới lí nhí nói: "Cảm ơn."

Tai cũng đỏ bừng.

Thật thú vị.

Ngày đầu nhập học chủ yếu là giảng giải quy củ, ngày kế mới chính thức giảng bài, vì thế nên chưa đến hai canh giờ đã được tan học.

Tới gần giờ tan học, bên ngoài Quốc Tử Giám chờ sẵn mấy chiếc xe ngựa tới đón công tử nhà mình về nhà. Nhưng mà những nhà khác đều là hạ nhân tới đón, tự thân như Cảnh Lê rất ít.

Cảnh Lê hiện giờ là quận chúa, kinh thành có không ít người biết cậu. Cậu không muốn khiến người ta chú ý quá nên chỉ khiêm tốn ôm con gái đứng trên con phố đối diện. Cá bé con trông mong nhìn cửa lớn Quốc Tử Giám, thỉnh thoảng lại ngẩng đầu hỏi: "Sao ca ca vẫn chưa ra ạ?"

"Chắc là sắp rồi đó, chờ thêm một chút." Cảnh Lê động viên.

Ngày đầu tiên cá con đi học, thật ra trong lòng Cảnh Lê cũng có chút lo lắng. Không biết cá con có quen không, có làm quen với các bạn được không...

Hai cha con nơm nớp lo sợ đợi chưa tới một khắc thì cổng lớn Quốc Tử Giám cuối cùng cũng mở ra, vài đứa nhỏ bảy tám tuổi kết bạn thành nhóm đi tới.

Hai mắt cá bé con sáng lên, rướn người nhìn sang.

Cá con đi sau đám người chậm rãi ra ngoài.

Xung quanh bé còn có năm sáu đứa trẻ vây lấy, không biết đang nói chuyện gì mà ai cũng cười toe, không khí hớn hở vô cùng.

Cảnh Lê tận mắt nhìn thấy nụ cười trên mặt con gái sụp đổ.

"Con nhìn kìa, ca ca về rồi." Cảnh Lê hơi chột dạ, dỗ dành, "Ca ca có thể về chơi với con rồi đó, vui không?"

"Ừm..." Cá bé con miễn cưỡng giật giật môi, hốc mắt lại đỏ lên, "Vui ạ."

Cảnh Lê: "..."

Cá bé con năm nay ba tuổi, là cái tuổi mà có lòng chiếm hữu mạnh nhất, sao chịu nổi việc ca ca đột nhiên có thêm nhiều bạn mới như thế chứ. Cũng may bạn nhỏ Tần bé con rất hiểu chuyện, không thể khóc nháo trước mặt người ngoài nên kìm nén suốt một đường về nhà.

Tối hôm ấy, thiên kim đại tiểu thư nhà quận chúa nắm chặt tay áo hai vị phụ thân, kiên quyết nói mình cũng muốn đi học.

Chuyện này thực khiến Tần Chiêu đau đầu.

Cũng như khoa cử không cho phép nữ tử tham gia, triều đình không cho nữ tử làm quan, Quốc Tử Giám cũng chưa bao giờ nhận học sinh nữ.

Cá bé con nghe xong thì nén không nổi nữa, nước mắt như hạt châu đua nhau rơi xuống.

Tim Cảnh Lê xót vô cùng, vội vàng ôm con vào lòng, dỗ hết lời mới làm cho cá bé con hiểu được là Quốc Tử Giám chỉ nhận hài tử bảy tuổi vào học, có muốn đi học cũng phải chờ bé bảy tuổi đã.

Cá bé con lau mắt: "Vâng, vâng ạ. Con sẽ cố lên bảy tuổi."

... Tốt xấu gì cũng dỗ được người.

"Bây giờ ngươi lấy lí do này dỗ nó, chờ tới lúc nó bảy tuổi thì phải làm sao?" Dựa vào tính cách của cá bé con, Tần Chiêu cảm thấy nó sẽ không quên chuyện này.

Ngược lại sẽ còn vì lời hẹn này mà vạch đầu ngón tay đếm tới ngày mình bảy tuổi.

"Sao ngươi lại hỏi ta phải làm gì? Phải là ngươi phải làm sao mới đúng chứ?"

Cảnh Lê vất vả dỗ con gái đi ngủ xong cười hì hì nói với phu quân mình: "Còn có bốn năm đó, ngươi còn cơ hội cải cách Quốc Tử Giám để bọn họ chấp nhận tuyển học sinh nữ, Tần đại nhân cố lên nha!"

Tần Chiêu: "..."

Bốn năm sau, lại là một năm Quốc Tử Giám tân sinh nhập học.

Cá bé con bảy tuổi đeo túi sách nắm tay ca ca nhà mình đi vào Quốc Tử Giám.

Ước nguyện thành hiện thực.
Tác giả : Trì Linh
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại