Xuyên Qua Thành Nông Gia Nữ
Chương 26
Lúc này, trong phòng chỉ còn lại hai mẹ con yên lặng nhìn nhau, yên tĩnh đến độ có thể nghe được tiếng gió ngoài sân. Tô La chậm rãi đi đến bên cạnh Tô mẫu, ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh Tô mẫu, đôi mắt nhìn Tô mẫu, nhẹ nhàng cầu xin:
"Nương, nữ nhi biết nữ nhi tuổi đã không còn nhỏ, nhưng nữ nhi vẫn luôn hi vọng tìm được người nữ nhi thích, người ấy cũng thật lòng yêu thích nữ nhi." Nói đến đây, Tô La hướng ánh mắt cầu xin nhìn Tô mẫu: "Cho nên, nữ nhi hi vọng nương đáp ứng một việc, đó là, chuyện chung thân của nữ nhi do chính nữ nhi tự mình quyết định."
Nàng là thật lòng coi Tô mẫu là mẹ ruột mà đối đãi, nếu như Tô mẫu có ý tìm mối hôn nhân cho nàng, nàng không biết mình sẽ phải đối mặt với việc này ra sao. Nhưng nàng biết rằng, nếu như không phải là người nàng thích, nàng sẽ không cam tâm tình nguyện gả đi.
Tương lai sẽ ra sao, nàng trước giờ không suy nghĩ nhiều. Nhưng cuộc đời là của chính nàng, nàng không thể bởi vì hôn sự không như ý mà hủy cả tương lai của nàng. Tình cảm không phải trò đùa, hôn nhân càng không phải trò đùa, nếu có sai lầm, có thể khiến cả đời đau khổ.
Có lẽ suy nghĩ của nàng như vậy rất tiêu cực, nhưng nàng thực sự không dám dùng truyền thống hôn nhân của cổ đại để đánh cược tương lai cuộc đời nàng. Nàng chỉ hi vọng “như người uống nước, nóng lạnh tự biết", cuộc sống bình bình thản thản, cũng không cầu mong nhiều.
"Ai..." Thở dài một tiếng, Tô mẫu duỗi tay nhẹ nhàng cầm lấy bàn tay Tô La, thanh âm mềm nhẹ: "Con gái ngốc, nương thế nào lại tùy tùy tiện tiện hứa gả con cho người ta. Con yên tâm đi, nương đáp ứng con việc này. Chờ con tìm được nam tử mà con thích, nương sẽ giúp con trang điểm xinh đẹp, để con làm một cô dâu rực rỡ gả cho người đó."
Tô La nghe xong liền cười, trong mắt có chút ẩm ướt, nước mắt muốn rơi xuống như vỡ đê. Nhưng nàng hơi hơi ngửa đầu, lệ dừng nơi khóe mắt.
Trước kia, rất nhiều lúc nàng thường xuyên thắc mắc, suy đoán, cha mẹ nàng tới cùng là người thế nào, bọn họ vì sao không cần nàng, để nàng ở cô nhi viện. Sau khi lớn lên, va chạm cuộc đời nhiều, biết nhiều việc đời phức tạp, nàng liền không nghĩ nhiều nữa.
Bởi vì nàng biết dù nàng nghĩ nhiều thế nào, nàng cũng không thể biết được sự thật, nàng cũng không muốn biết nữa. Ngẫu nhiên nghĩ đến những điều này, nàng cũng tự hỏi mình, cho dù nàng biết được thì thế nào?
Đáp án là, vẫn vậy thôi. Nàng vẫn cảm thấy không biết chân tướng có lẽ so biết chân tướng lại tốt hơn, nếu như chân tướng thực khó chấp nhận, lòng nàng càng thêm đau khổ.
Cho nên, nàng từ từ đem khúc mắc này bỏ lại phía sau, không quay đầu, đi về phía trước. Có khi trên đường nhìn thấy vài đứa trẻ quấn quýt cha mẹ đòi mua đồ chơi, hoặc là ở trong nhà hàng nhìn thấy một bàn ăn người một nhà quây quần ăn bữa cơm đoàn viên gia đình. Nàng liền dời tầm mắt, làm như cái gì cũng không nhìn thấy.
Cho đến ngày hôm đó tỉnh lại, nhìn thấy hai cặp đỏ rừng rực chăm chú nhìn nàng, thói quen sinh hoạt chừng hai mươi năm của nàng bỗng nhiên thay đổi đến long trời lở đất. Có nương, có đệ đệ, tuy không phải là người thân của cô nhi Tô La, nhưng còn hơn cả người thân thật sự của nàng.
Vì vậy, nàng liền cảm thấy thỏa mãn, có người thân như vậy ở bên làm bạn, những hỉ nộ ái ố của kiếp trước đều đã tan thành mây khói.
Qua ba ngày, một bé gái hôm trước cầm chỉ màu về đến nhà Tô La giao vòng tay. Tô La bận rộn, liền do Tô mẫu kiểm tra vòng tay. Tô mẫu xác định số vòng tay này đều có chất lượng tốt, người làm cũng có tâm huyết, liền trả hai mươi văn tiền.
Khi Tô mẫu đưa tiền cho nữ hài tử, đôi tay tiểu nữ hài run nhè nhẹ, tay gắt gao nắm chặt, tưởng như nếu nàng ấy nắm không chặt, tiền kia sẽ theo kẽ hở mà rơi đi mất.
Lấy ra từ trong ngực một chiếc hà bao cũ, tiểu nữ hài đem tiền dè dặt bỏ hà bao. Đôi mắt sáng lấp lánh hỏi: "Tô đại thẩm, cháu còn có thể cầm chỉ màu trở về làm sao?"
Tô mẫu có chút đau lòng nhìn bé gái, bà nhàn nhạt nói: "Ngươi từ từ đợi, ta vào nhà lấy dây đưa ngươi."
Bây giờ, Tô La không ở nhà chính làm việc mà đem hết các dụng cụ, vải vụn vào phòng nàng làm. Chỉ cần mở toang cửa sổ, phòng sẽ sáng trưng . Hơn nữa, mấy ngày trước đây nhà nàng có thuê thợ mộc làm một chiếc bàn, giờ phòng nàng cũng thành nơi làm việc rồi.
Lúc này nàng đang ở trong phòng làm hà bao, nghe tiếng "Kẽo kẹt" nàng liền khẽ ngẩng đầu nhìn hướng ngưỡng cửa, là Tô mẫu đang đi tới, nhưng vẻ mặt nàng lúc đi vào thế nào lại có vẻ suy sụp so với lúc đi ra.
"Nương, người sao vậy ạ?" Tô La để xuống cây kéo, chống cằm nhìn Tô mẫu, nhìn thấy Tô mẫu trên tay cầm mấy chiếc vòng tay, liền cười nói: "có người tới giao đồ, phải chăng nương đau lòng vì phải bỏ ra hai mươi văn tiền?"
Tô mẫu trầm mặc không nói, chỉ là yên lặng đem vòng tay cất kỹ, lại lấy từ cái sọt một ít chỉ màu, dây đỏ, lại nghe Tô La tiếp tục nói: "Nương, trừ đi số tiền mua nguyên liệu, tiến bán được những vòng tay này cũng được khá mà."
“Điều đó nương hiểu được, nhưng cứ nghĩ tiền từ tay ta đưa đến tay người khác, trong lòng lại thấy mất mát." Nói xong, Tô mẫu liền xoay người đi ra bên ngoài. Bé gái đó còn đợi ngoài sân , bà phải nhanh chóng đi ra mới được.
Thuận tay bà cũng khép lại cửa phòng, Tô La xem lại những thú bông mình làm, chia đều, để vào các sọt, lại lấy vải đen phủ lên trên, tránh để người khác nhìn thấy.
Nàng đã có mấy ngày liền chưa đi lên trấn, tiền không còn bao nhiêu. Nếu như không nhanh đi ra ngoài kiếm chút tiền, chỉ e đến lúc bọn họ liền không còn đủ tiền trả công cho mấy bé gái. Nghĩ sao làm vậy , nàng nhanh nhẹn lưu loát, vác lên quang gánh liền ra khỏi phòng.
Ra cửa, đúng dịp gặp Tô mẫu đang đưa nữ hài chỉ màu, đi đến bên bà, Tô La khẽ cười cười nói: "Bây giờ con đi lên trấn bán đồ, nương có muốn đi cùng con không ạ?"
Nàng cảm thấy Tô mẫu cứ ở mãi trong nhà cũng không tốt. Qua một thời gian quan sát, nàng phát hiện chỉ cần Tô mẫu ở nhà, bà liền tranh thủ mỗi giây mỗi phút làm vòng tay. Thấy Tô mẫu liều mạng làm việc như thế, nàng liền cảm thấy phải để Tô mẫu cùng nàng đi lên trấn dạo quanh một vòng.
Nàng không hẳn muốn bà đi cùng để hỗ trợ buôn bán, chỉ là muốn bà có cơ hội đi ra ngoài, nhìn đó đây, có thứ gì vừa mắt thì mua về cũng tốt. Tiền làm ra để tiêu, làm ra rồi mà không tiêu thì cũng không thích hợp.
Tô mẫu vừa nghe Tô La nói, bà cúi đầu nhìn cái sọt. Bà biết trong sọt có nhiều hà bao, thú nhỏ, vòng tay. Nhiều đồ như vậy có hai người cùng nhau đi, hỗ trợ lẫn nhau cũng tốt nên liền đồng ý với đề nghị của nàng.
Tô Văn cầm sách vở đến bãi cỏ sau nhà học bài , Tô La biết là hắn sợ ở trong nhà đọc lớn tiếng, quấy rầy nương tỷ làm việc. Nàng cũng cảm thấy đọc sách nên lớn tiếng đọc, nên cũng ủng hộ hắn tìm chỗ yên tĩnh học bài, khi nào xong thì lại trở về nhà.
Vậy là lúc này hai mẹ con đều cùng ra khỏi nhà, Tô mẫu liền khóa cửa lại. Bà nhìn bóng lưng mảnh khảnh của Tô La, liền rảo bước nhanh chân đi theo nàng.
"Nha đầu, gánh nặng thế này để nương gánh đi, nương nhìn con đi xiêu xiêu vẹo vẹo." Tô mẫu nói xong, khóe mắt cũng mang đậm ý cười. Nghĩ đến trong sọt này là đồ bán ra tiền, bà càng cảm thấy thích thú.
"Không cần đâu nương, con đi vài bước thì quen thôi." Đối với Tô La, gánh gồng như vậy quả thật có chút khó khăn nhưng nàng tin rằng, trước lạ sau quen, dần dần nàng sẽ khắc phục được thôi.
Lúc này đã là giờ Tỵ, trong thôn đa số người đã ra ngoài làm việc. Trên đường ngẫu nhiên gặp vài hài tử hoặc người già trong thôn, hai mẹ con ngẩng lên chào hỏi vài câu rồi tiếp tục cắm cúi lên đường.
Một lúc sau, hai mẹ con nàng đi đến đầu thôn thì gặp mấy nông phụ đang chọn lựa các loại rau cải. Trước đây, Tô La cũng có nghe Tô mẫu nói qua việc nông phụ trong thôn trồng rau cải rất tốt, đều là mang lên trên trấn cung cấp cho Thiên Duyệt tửu lâu. Nghe nói tửu lâu lấy hàng với giá tiền cũng hợp lý, bọn họ đều vui sướng mang rau cải bán cho tửu lâu.
Tô La nghĩ đến "Thiên Duyệt tửu lâu" đỉnh đỉnh đại danh. Hôm ở lễ hội ngắm hoa, nàng cũng nghe đến Thiên Duyệt tửu lâu, mà người dân trong thôn không ít người mơ ước được cung cấp hàng hóa cho Thiên Duyệt tửu lâu. Một ngày nào đó, kiếm được đủ tiền rồi, nàng phải mang cả nhà đến tửu lâu ăn một bữa sảng khoái mới được.
"Tẩu tử, các ngươi đây là muốn đi lên trấn bán đồ hả?" Một nông phụ tới gần Tô mẫu hỏi, bà ta nhìn chằm chằm gánh đồ trên vai Tô La, trong lòng vô cùng tò mò.
Tô mẫu chỉ nhàn nhạt đáp lại một tiếng, liền khéo léo chuyển đề tài: "Các ngươi hôm nay chọn rau trông thật tươi đó, hẳn là Thiên Duyệt tửu lâu sẽ rất vừa lòng."
Nghe Tô mẫu nhắc việc này, nông phụ liền nhìn lại hàng của mình, có chút bất đắc dĩ nói: “Tửu lâu bên kia vừa lòng là vừa lòng nhưng giá tiền vẫn vậy thôi, cũng không có gì khác trước. Gần đây rau cải đặc biệt nhiều, không được mấy đồng tiền."
Thả bước chầm chậm, Tô La lẳng lặng nghe nông phụ nói, cũng quay đầu nhìn bà ta một chút. Nàng biết trong thôn có không ít nông phụ đều ở trên trấn bán thức ăn, nghe nói quả thật là không được bao nhiêu tiền.
Nghĩ kỹ sẽ hiểu, trấn nhỏ mà nhiều thôn phụ cận như vậy, nhà nhà đều trồng nhiều rau cải, tất cả đều đem lên trấn bán, chính là cung vượt quá cầu, tất nhiên sẽ khó bán được giá cao rồi. Nhưng nếu là thay đổi phương pháp chế biến, tiêu thụ, hẳn sẽ bán được cái giá tốt. Nhưng trong nhà nàng cũng không có trồng trọt nên nàng cũng không có nhiều tâm tư, không nghĩ đến việc này nữa.
"Nương, nữ nhi biết nữ nhi tuổi đã không còn nhỏ, nhưng nữ nhi vẫn luôn hi vọng tìm được người nữ nhi thích, người ấy cũng thật lòng yêu thích nữ nhi." Nói đến đây, Tô La hướng ánh mắt cầu xin nhìn Tô mẫu: "Cho nên, nữ nhi hi vọng nương đáp ứng một việc, đó là, chuyện chung thân của nữ nhi do chính nữ nhi tự mình quyết định."
Nàng là thật lòng coi Tô mẫu là mẹ ruột mà đối đãi, nếu như Tô mẫu có ý tìm mối hôn nhân cho nàng, nàng không biết mình sẽ phải đối mặt với việc này ra sao. Nhưng nàng biết rằng, nếu như không phải là người nàng thích, nàng sẽ không cam tâm tình nguyện gả đi.
Tương lai sẽ ra sao, nàng trước giờ không suy nghĩ nhiều. Nhưng cuộc đời là của chính nàng, nàng không thể bởi vì hôn sự không như ý mà hủy cả tương lai của nàng. Tình cảm không phải trò đùa, hôn nhân càng không phải trò đùa, nếu có sai lầm, có thể khiến cả đời đau khổ.
Có lẽ suy nghĩ của nàng như vậy rất tiêu cực, nhưng nàng thực sự không dám dùng truyền thống hôn nhân của cổ đại để đánh cược tương lai cuộc đời nàng. Nàng chỉ hi vọng “như người uống nước, nóng lạnh tự biết", cuộc sống bình bình thản thản, cũng không cầu mong nhiều.
"Ai..." Thở dài một tiếng, Tô mẫu duỗi tay nhẹ nhàng cầm lấy bàn tay Tô La, thanh âm mềm nhẹ: "Con gái ngốc, nương thế nào lại tùy tùy tiện tiện hứa gả con cho người ta. Con yên tâm đi, nương đáp ứng con việc này. Chờ con tìm được nam tử mà con thích, nương sẽ giúp con trang điểm xinh đẹp, để con làm một cô dâu rực rỡ gả cho người đó."
Tô La nghe xong liền cười, trong mắt có chút ẩm ướt, nước mắt muốn rơi xuống như vỡ đê. Nhưng nàng hơi hơi ngửa đầu, lệ dừng nơi khóe mắt.
Trước kia, rất nhiều lúc nàng thường xuyên thắc mắc, suy đoán, cha mẹ nàng tới cùng là người thế nào, bọn họ vì sao không cần nàng, để nàng ở cô nhi viện. Sau khi lớn lên, va chạm cuộc đời nhiều, biết nhiều việc đời phức tạp, nàng liền không nghĩ nhiều nữa.
Bởi vì nàng biết dù nàng nghĩ nhiều thế nào, nàng cũng không thể biết được sự thật, nàng cũng không muốn biết nữa. Ngẫu nhiên nghĩ đến những điều này, nàng cũng tự hỏi mình, cho dù nàng biết được thì thế nào?
Đáp án là, vẫn vậy thôi. Nàng vẫn cảm thấy không biết chân tướng có lẽ so biết chân tướng lại tốt hơn, nếu như chân tướng thực khó chấp nhận, lòng nàng càng thêm đau khổ.
Cho nên, nàng từ từ đem khúc mắc này bỏ lại phía sau, không quay đầu, đi về phía trước. Có khi trên đường nhìn thấy vài đứa trẻ quấn quýt cha mẹ đòi mua đồ chơi, hoặc là ở trong nhà hàng nhìn thấy một bàn ăn người một nhà quây quần ăn bữa cơm đoàn viên gia đình. Nàng liền dời tầm mắt, làm như cái gì cũng không nhìn thấy.
Cho đến ngày hôm đó tỉnh lại, nhìn thấy hai cặp đỏ rừng rực chăm chú nhìn nàng, thói quen sinh hoạt chừng hai mươi năm của nàng bỗng nhiên thay đổi đến long trời lở đất. Có nương, có đệ đệ, tuy không phải là người thân của cô nhi Tô La, nhưng còn hơn cả người thân thật sự của nàng.
Vì vậy, nàng liền cảm thấy thỏa mãn, có người thân như vậy ở bên làm bạn, những hỉ nộ ái ố của kiếp trước đều đã tan thành mây khói.
Qua ba ngày, một bé gái hôm trước cầm chỉ màu về đến nhà Tô La giao vòng tay. Tô La bận rộn, liền do Tô mẫu kiểm tra vòng tay. Tô mẫu xác định số vòng tay này đều có chất lượng tốt, người làm cũng có tâm huyết, liền trả hai mươi văn tiền.
Khi Tô mẫu đưa tiền cho nữ hài tử, đôi tay tiểu nữ hài run nhè nhẹ, tay gắt gao nắm chặt, tưởng như nếu nàng ấy nắm không chặt, tiền kia sẽ theo kẽ hở mà rơi đi mất.
Lấy ra từ trong ngực một chiếc hà bao cũ, tiểu nữ hài đem tiền dè dặt bỏ hà bao. Đôi mắt sáng lấp lánh hỏi: "Tô đại thẩm, cháu còn có thể cầm chỉ màu trở về làm sao?"
Tô mẫu có chút đau lòng nhìn bé gái, bà nhàn nhạt nói: "Ngươi từ từ đợi, ta vào nhà lấy dây đưa ngươi."
Bây giờ, Tô La không ở nhà chính làm việc mà đem hết các dụng cụ, vải vụn vào phòng nàng làm. Chỉ cần mở toang cửa sổ, phòng sẽ sáng trưng . Hơn nữa, mấy ngày trước đây nhà nàng có thuê thợ mộc làm một chiếc bàn, giờ phòng nàng cũng thành nơi làm việc rồi.
Lúc này nàng đang ở trong phòng làm hà bao, nghe tiếng "Kẽo kẹt" nàng liền khẽ ngẩng đầu nhìn hướng ngưỡng cửa, là Tô mẫu đang đi tới, nhưng vẻ mặt nàng lúc đi vào thế nào lại có vẻ suy sụp so với lúc đi ra.
"Nương, người sao vậy ạ?" Tô La để xuống cây kéo, chống cằm nhìn Tô mẫu, nhìn thấy Tô mẫu trên tay cầm mấy chiếc vòng tay, liền cười nói: "có người tới giao đồ, phải chăng nương đau lòng vì phải bỏ ra hai mươi văn tiền?"
Tô mẫu trầm mặc không nói, chỉ là yên lặng đem vòng tay cất kỹ, lại lấy từ cái sọt một ít chỉ màu, dây đỏ, lại nghe Tô La tiếp tục nói: "Nương, trừ đi số tiền mua nguyên liệu, tiến bán được những vòng tay này cũng được khá mà."
“Điều đó nương hiểu được, nhưng cứ nghĩ tiền từ tay ta đưa đến tay người khác, trong lòng lại thấy mất mát." Nói xong, Tô mẫu liền xoay người đi ra bên ngoài. Bé gái đó còn đợi ngoài sân , bà phải nhanh chóng đi ra mới được.
Thuận tay bà cũng khép lại cửa phòng, Tô La xem lại những thú bông mình làm, chia đều, để vào các sọt, lại lấy vải đen phủ lên trên, tránh để người khác nhìn thấy.
Nàng đã có mấy ngày liền chưa đi lên trấn, tiền không còn bao nhiêu. Nếu như không nhanh đi ra ngoài kiếm chút tiền, chỉ e đến lúc bọn họ liền không còn đủ tiền trả công cho mấy bé gái. Nghĩ sao làm vậy , nàng nhanh nhẹn lưu loát, vác lên quang gánh liền ra khỏi phòng.
Ra cửa, đúng dịp gặp Tô mẫu đang đưa nữ hài chỉ màu, đi đến bên bà, Tô La khẽ cười cười nói: "Bây giờ con đi lên trấn bán đồ, nương có muốn đi cùng con không ạ?"
Nàng cảm thấy Tô mẫu cứ ở mãi trong nhà cũng không tốt. Qua một thời gian quan sát, nàng phát hiện chỉ cần Tô mẫu ở nhà, bà liền tranh thủ mỗi giây mỗi phút làm vòng tay. Thấy Tô mẫu liều mạng làm việc như thế, nàng liền cảm thấy phải để Tô mẫu cùng nàng đi lên trấn dạo quanh một vòng.
Nàng không hẳn muốn bà đi cùng để hỗ trợ buôn bán, chỉ là muốn bà có cơ hội đi ra ngoài, nhìn đó đây, có thứ gì vừa mắt thì mua về cũng tốt. Tiền làm ra để tiêu, làm ra rồi mà không tiêu thì cũng không thích hợp.
Tô mẫu vừa nghe Tô La nói, bà cúi đầu nhìn cái sọt. Bà biết trong sọt có nhiều hà bao, thú nhỏ, vòng tay. Nhiều đồ như vậy có hai người cùng nhau đi, hỗ trợ lẫn nhau cũng tốt nên liền đồng ý với đề nghị của nàng.
Tô Văn cầm sách vở đến bãi cỏ sau nhà học bài , Tô La biết là hắn sợ ở trong nhà đọc lớn tiếng, quấy rầy nương tỷ làm việc. Nàng cũng cảm thấy đọc sách nên lớn tiếng đọc, nên cũng ủng hộ hắn tìm chỗ yên tĩnh học bài, khi nào xong thì lại trở về nhà.
Vậy là lúc này hai mẹ con đều cùng ra khỏi nhà, Tô mẫu liền khóa cửa lại. Bà nhìn bóng lưng mảnh khảnh của Tô La, liền rảo bước nhanh chân đi theo nàng.
"Nha đầu, gánh nặng thế này để nương gánh đi, nương nhìn con đi xiêu xiêu vẹo vẹo." Tô mẫu nói xong, khóe mắt cũng mang đậm ý cười. Nghĩ đến trong sọt này là đồ bán ra tiền, bà càng cảm thấy thích thú.
"Không cần đâu nương, con đi vài bước thì quen thôi." Đối với Tô La, gánh gồng như vậy quả thật có chút khó khăn nhưng nàng tin rằng, trước lạ sau quen, dần dần nàng sẽ khắc phục được thôi.
Lúc này đã là giờ Tỵ, trong thôn đa số người đã ra ngoài làm việc. Trên đường ngẫu nhiên gặp vài hài tử hoặc người già trong thôn, hai mẹ con ngẩng lên chào hỏi vài câu rồi tiếp tục cắm cúi lên đường.
Một lúc sau, hai mẹ con nàng đi đến đầu thôn thì gặp mấy nông phụ đang chọn lựa các loại rau cải. Trước đây, Tô La cũng có nghe Tô mẫu nói qua việc nông phụ trong thôn trồng rau cải rất tốt, đều là mang lên trên trấn cung cấp cho Thiên Duyệt tửu lâu. Nghe nói tửu lâu lấy hàng với giá tiền cũng hợp lý, bọn họ đều vui sướng mang rau cải bán cho tửu lâu.
Tô La nghĩ đến "Thiên Duyệt tửu lâu" đỉnh đỉnh đại danh. Hôm ở lễ hội ngắm hoa, nàng cũng nghe đến Thiên Duyệt tửu lâu, mà người dân trong thôn không ít người mơ ước được cung cấp hàng hóa cho Thiên Duyệt tửu lâu. Một ngày nào đó, kiếm được đủ tiền rồi, nàng phải mang cả nhà đến tửu lâu ăn một bữa sảng khoái mới được.
"Tẩu tử, các ngươi đây là muốn đi lên trấn bán đồ hả?" Một nông phụ tới gần Tô mẫu hỏi, bà ta nhìn chằm chằm gánh đồ trên vai Tô La, trong lòng vô cùng tò mò.
Tô mẫu chỉ nhàn nhạt đáp lại một tiếng, liền khéo léo chuyển đề tài: "Các ngươi hôm nay chọn rau trông thật tươi đó, hẳn là Thiên Duyệt tửu lâu sẽ rất vừa lòng."
Nghe Tô mẫu nhắc việc này, nông phụ liền nhìn lại hàng của mình, có chút bất đắc dĩ nói: “Tửu lâu bên kia vừa lòng là vừa lòng nhưng giá tiền vẫn vậy thôi, cũng không có gì khác trước. Gần đây rau cải đặc biệt nhiều, không được mấy đồng tiền."
Thả bước chầm chậm, Tô La lẳng lặng nghe nông phụ nói, cũng quay đầu nhìn bà ta một chút. Nàng biết trong thôn có không ít nông phụ đều ở trên trấn bán thức ăn, nghe nói quả thật là không được bao nhiêu tiền.
Nghĩ kỹ sẽ hiểu, trấn nhỏ mà nhiều thôn phụ cận như vậy, nhà nhà đều trồng nhiều rau cải, tất cả đều đem lên trấn bán, chính là cung vượt quá cầu, tất nhiên sẽ khó bán được giá cao rồi. Nhưng nếu là thay đổi phương pháp chế biến, tiêu thụ, hẳn sẽ bán được cái giá tốt. Nhưng trong nhà nàng cũng không có trồng trọt nên nàng cũng không có nhiều tâm tư, không nghĩ đến việc này nữa.
Tác giả :
Hồng Bồ Vũ