Xuyên Đến Nữ Tôn Quốc
Chương 35: Mua gà
Tiếp theo, Hiểu Linh và hai huynh đệ đi mua thêm đồ cho nhà. Vốn với số tiền ít ỏi bán đồ hôm nay, ngoài mua vật dụng cô cần, chắc cũng chỉ đủ mua vài con gà.
Nhưng giờ có chút tiền trong tay, Hiểu Linh không bỏ được cho cả nhà một bữa ăn ngon. Cô mua thêm hai mươi cân gạo, ba cân ba chỉ về tính làm thịt áp chảo một phần, phần còn lại kho tàu ăn dần và mua thêm chút xương về ninh ăn.
Xách theo số thức ăn và gửi lại bao gạo ở cửa hàng, Hiểu Linh cùng Tiểu Đông và Tiểu Nhã tiếp tục đi mua hàng. Lần này là phải mua gà rồi. Có mấy hàng bán gà, nhưng gà con họ bán đều là gà mới mấy ngày tuổi. Hiểu Linh quay sang hỏi Tiểu Đông:
- Ở đây chỉ bán gà nhỏ như vậy sao? Không có gà lớn hơn một chút?
Tiểu Đông mỉm cười:
- Ân. Thê chủ. Gà con bán luôn nhỏ như vậy. Vì chỉ ở thời điểm này, gà mới chưa dễ nhận biết con trống, con mái. Nếu lớn hơn một chút, người mua sẽ chỉ chọn con trống để mua về nuôi lấy trứng, con mái sẽ khó bán hoặc không bán được a.
Hiểu Linh lại hỏi lại:
- Vậy gà này bán thì thế nào? Nếu mua gà to hẳn thì như thế nào?
Tiểu Đông đáp:
- Gà con thì trung bình 3 hào một con. Còn nếu gà to hẳn, khó có thể mua được gà trống, gà mái thì bán theo giá gà thịt, một đồng tám một cân. Thê chủ, chúng ta chỉ có thể mua gà con thôi. Như vậy may ra còn có gà trống để đẻ trứng.
Hiểu Linh nhẩm nhẩm tính toán. Một con chừng 3 hào. Cô thực sự muốn mua hết số gà bán ở đây, nuôi một lần cho bõ. Nhưng là như vậy sẽ khiến người khác chú ý vì đột nhiên cô có nhiều tiền như vậy, đặc biệt là nhóm hồ bằng cẩu hữu của thân thể này kiểu gì cũng mò đến phiền toái. Hơn nữa, gà khác đàn chỉ sợ sẽ đánh nhau.
Hiểu Linh quan sát các đàn gà một hồi lâu, đến mức các nhà bắt đầu có chút khó chịu thì rốt cuộc cũng sà xuống một hàng. Người bán hàng là một nam tử nhỏ gầy. Đàn gà hắn bán chừng ba mươi con, khá là khỏe mạnh. Hơn nữa, hắn là người không tỏ thái độ khó chịu khi cô ngó nghiêng hết nhà này tới nhà khác. Hiểu Linh bắt một chú gà lên xem xét, hỏi:
- Số gà này là nhà ngươi nuôi ấp, hay thu mua ở thôn về. Được bao nhiêu ngày tuổi rồi.
Người nam tử nhỏ giọng trả lời:
- Gà là do năm con gà nhà ta ấp đi ra. Vị khách này cứ yên tâm chọn mua. Lứa gà này cũng đã 10 ngày tuổi, đã có thể ăn tốt được rồi.
Hắn vừa nói, vừa thả một nhúm ngô xay vỡ vào lồng, lũ gà cũng hăng hái mổ ăn. Xem ra chúng đều rất tốt. Có điều, không hiểu sao, tới giờ vẫn không có người khác hỏi mua gà của hắn. Hiểu Linh hỏi:
- Ta thấy gà nhà ngươi khá tốt. Vì cớ gì mà nãy giờ không thấy ngươi bán được con nào?
Nam tử kia nhìn quanh một chút, cúi đầu đáp:
- Là do giá cả ta đưa ra mắc hơn những hàng khác. Gà con thường chỉ bán 3 hào một con. Nhưng gà nhà ta đã 10 ngày tuổi, lại khỏe mạnh như vậy, ta tưởng bán giá bốn hào một con. Ta nghĩ… nghĩ.. chỉ cần các nàng ấy bán xong. Gà của ta cũng sẽ bán được thôi. Ta không ngại đợi.
Hiểu Linh cười cười, không bình luận gì về chuyện này thêm. Tiền gà đắt hơn hẳn một hào một con. Nếu là nhà nghèo, họ hẳn không muốn bỏ ra phí tổn như vậy để mua. Nhưng Hiểu Linh lại khác. Cho dù khi trước không đủ tiền, nàng cũng sẽ chọn đàn gà này mà không phải mấy đàn kia. Bởi vì, gà càng lớn thì sức sống càng cao. Hơn nữa, ở mấy ngày nhỏ nhất, chúng được gà bố ủ ấm, sẽ khỏe mạnh hơn và ít sinh bệnh hơn. Tỷ lệ sống sót của chúng sẽ cao hơn. Vậy cớ gì Hiểu Linh lại không mua.
- Ta mua tất chỗ này. Ngươi có thể tặng ta chiếc lồng nhỏ kia để đem chúng đi chứ?
Nam tử kia ngạc nhiên:
- A… ngươi… ngươi muốn mua hết chỗ này sao? Vậy… vậy tốt quá. Mấy… mấy cái lồng nhỏ này ta tự đan, là để cho người mua có phương tiện xách gà về a… Nếu…. nếu ngươi thích, toàn bộ tặng cho ngươi.
Hiểu Linh đáp:
- Không cần. Ta chỉ cần một, hai cái để đựng hết số gà con này là được rồi. Ngươi bỏ chúng vào lồng dùm ta.
Tiểu Đông thực là có chút đau lòng muốn ngăn cản. Nhưng thê chủ đã quyết, hắn cũng không dám phản đối gì. Đành về để ý chăm sóc lũ gà này hơn a… đắt hơn những một hào một con.
Hiểu Linh đưa tiền cho nam tử kia rồi nhận lấy hai lồng gà nhỏ của mình. Mỉm cười nói:
- Đa tạ.
Người nam tử có chút đỏ mặt, luống cuống đáp:
- Không… không có gì. Cảm ơn ngươi đã mua toàn bộ giúp ta.
Cả ba dời đi. Trước khi về, Hiểu Linh mua thêm vôi sống và một chiếc cót thấp để quây gà. Thông thường ở đây, gà con sẽ được úp vào một cái lồng bu làm từ tre đan. Ban ngày thì xê dịch ra ngoài nắng để chúng sưởi ấm, ban đêm thì quây kín lại để tránh gió và tránh các con vật cắn gà.
Nhưng Hiểu Linh lại không muốn làm như vậy. Trước đây ở nhà cô thường nuôi gà ấp mô hình nhỏ từ vài chục đến một trăm con dùng hệ thống cót quây và sưởi ấm điện khi chúng còn nhỏ. Như vậy vừa đảm bảo gà an toàn, vừa có thể dễ dàng chăm sóc chúng hơn.
Ban đầu cô tính để chuồng gà làm nơi treo nấm, còn với mấy con gà thì nuôi tạm trong bếp cũng được. Nhưng giờ nghĩ lại thấy thực không ổn. Bếp nhà cô cũng bé, hơn nữa gà nuôi cũng không vệ sinh lắm, dễ lây nhiễm vi khuẩn đến thức ăn. Nên cô lại để gà ra chuồng nuôi. Còn nhà treo nấm thì từ ngày mai đi thu hoạch sắn, cô nhân tiện sẽ chặt tre về làm phên, dần dần dựng là được.
Nghĩ đến Lập Hạ sẽ không biết vui sướng đến mức nào khi thấy cô mang về 28 con gà con làm Hiểu Linh bất giác mỉm cười. Cô muốn cả gia đình được sống những ngày vui vui vẻ vẻ.
Nhưng giờ có chút tiền trong tay, Hiểu Linh không bỏ được cho cả nhà một bữa ăn ngon. Cô mua thêm hai mươi cân gạo, ba cân ba chỉ về tính làm thịt áp chảo một phần, phần còn lại kho tàu ăn dần và mua thêm chút xương về ninh ăn.
Xách theo số thức ăn và gửi lại bao gạo ở cửa hàng, Hiểu Linh cùng Tiểu Đông và Tiểu Nhã tiếp tục đi mua hàng. Lần này là phải mua gà rồi. Có mấy hàng bán gà, nhưng gà con họ bán đều là gà mới mấy ngày tuổi. Hiểu Linh quay sang hỏi Tiểu Đông:
- Ở đây chỉ bán gà nhỏ như vậy sao? Không có gà lớn hơn một chút?
Tiểu Đông mỉm cười:
- Ân. Thê chủ. Gà con bán luôn nhỏ như vậy. Vì chỉ ở thời điểm này, gà mới chưa dễ nhận biết con trống, con mái. Nếu lớn hơn một chút, người mua sẽ chỉ chọn con trống để mua về nuôi lấy trứng, con mái sẽ khó bán hoặc không bán được a.
Hiểu Linh lại hỏi lại:
- Vậy gà này bán thì thế nào? Nếu mua gà to hẳn thì như thế nào?
Tiểu Đông đáp:
- Gà con thì trung bình 3 hào một con. Còn nếu gà to hẳn, khó có thể mua được gà trống, gà mái thì bán theo giá gà thịt, một đồng tám một cân. Thê chủ, chúng ta chỉ có thể mua gà con thôi. Như vậy may ra còn có gà trống để đẻ trứng.
Hiểu Linh nhẩm nhẩm tính toán. Một con chừng 3 hào. Cô thực sự muốn mua hết số gà bán ở đây, nuôi một lần cho bõ. Nhưng là như vậy sẽ khiến người khác chú ý vì đột nhiên cô có nhiều tiền như vậy, đặc biệt là nhóm hồ bằng cẩu hữu của thân thể này kiểu gì cũng mò đến phiền toái. Hơn nữa, gà khác đàn chỉ sợ sẽ đánh nhau.
Hiểu Linh quan sát các đàn gà một hồi lâu, đến mức các nhà bắt đầu có chút khó chịu thì rốt cuộc cũng sà xuống một hàng. Người bán hàng là một nam tử nhỏ gầy. Đàn gà hắn bán chừng ba mươi con, khá là khỏe mạnh. Hơn nữa, hắn là người không tỏ thái độ khó chịu khi cô ngó nghiêng hết nhà này tới nhà khác. Hiểu Linh bắt một chú gà lên xem xét, hỏi:
- Số gà này là nhà ngươi nuôi ấp, hay thu mua ở thôn về. Được bao nhiêu ngày tuổi rồi.
Người nam tử nhỏ giọng trả lời:
- Gà là do năm con gà nhà ta ấp đi ra. Vị khách này cứ yên tâm chọn mua. Lứa gà này cũng đã 10 ngày tuổi, đã có thể ăn tốt được rồi.
Hắn vừa nói, vừa thả một nhúm ngô xay vỡ vào lồng, lũ gà cũng hăng hái mổ ăn. Xem ra chúng đều rất tốt. Có điều, không hiểu sao, tới giờ vẫn không có người khác hỏi mua gà của hắn. Hiểu Linh hỏi:
- Ta thấy gà nhà ngươi khá tốt. Vì cớ gì mà nãy giờ không thấy ngươi bán được con nào?
Nam tử kia nhìn quanh một chút, cúi đầu đáp:
- Là do giá cả ta đưa ra mắc hơn những hàng khác. Gà con thường chỉ bán 3 hào một con. Nhưng gà nhà ta đã 10 ngày tuổi, lại khỏe mạnh như vậy, ta tưởng bán giá bốn hào một con. Ta nghĩ… nghĩ.. chỉ cần các nàng ấy bán xong. Gà của ta cũng sẽ bán được thôi. Ta không ngại đợi.
Hiểu Linh cười cười, không bình luận gì về chuyện này thêm. Tiền gà đắt hơn hẳn một hào một con. Nếu là nhà nghèo, họ hẳn không muốn bỏ ra phí tổn như vậy để mua. Nhưng Hiểu Linh lại khác. Cho dù khi trước không đủ tiền, nàng cũng sẽ chọn đàn gà này mà không phải mấy đàn kia. Bởi vì, gà càng lớn thì sức sống càng cao. Hơn nữa, ở mấy ngày nhỏ nhất, chúng được gà bố ủ ấm, sẽ khỏe mạnh hơn và ít sinh bệnh hơn. Tỷ lệ sống sót của chúng sẽ cao hơn. Vậy cớ gì Hiểu Linh lại không mua.
- Ta mua tất chỗ này. Ngươi có thể tặng ta chiếc lồng nhỏ kia để đem chúng đi chứ?
Nam tử kia ngạc nhiên:
- A… ngươi… ngươi muốn mua hết chỗ này sao? Vậy… vậy tốt quá. Mấy… mấy cái lồng nhỏ này ta tự đan, là để cho người mua có phương tiện xách gà về a… Nếu…. nếu ngươi thích, toàn bộ tặng cho ngươi.
Hiểu Linh đáp:
- Không cần. Ta chỉ cần một, hai cái để đựng hết số gà con này là được rồi. Ngươi bỏ chúng vào lồng dùm ta.
Tiểu Đông thực là có chút đau lòng muốn ngăn cản. Nhưng thê chủ đã quyết, hắn cũng không dám phản đối gì. Đành về để ý chăm sóc lũ gà này hơn a… đắt hơn những một hào một con.
Hiểu Linh đưa tiền cho nam tử kia rồi nhận lấy hai lồng gà nhỏ của mình. Mỉm cười nói:
- Đa tạ.
Người nam tử có chút đỏ mặt, luống cuống đáp:
- Không… không có gì. Cảm ơn ngươi đã mua toàn bộ giúp ta.
Cả ba dời đi. Trước khi về, Hiểu Linh mua thêm vôi sống và một chiếc cót thấp để quây gà. Thông thường ở đây, gà con sẽ được úp vào một cái lồng bu làm từ tre đan. Ban ngày thì xê dịch ra ngoài nắng để chúng sưởi ấm, ban đêm thì quây kín lại để tránh gió và tránh các con vật cắn gà.
Nhưng Hiểu Linh lại không muốn làm như vậy. Trước đây ở nhà cô thường nuôi gà ấp mô hình nhỏ từ vài chục đến một trăm con dùng hệ thống cót quây và sưởi ấm điện khi chúng còn nhỏ. Như vậy vừa đảm bảo gà an toàn, vừa có thể dễ dàng chăm sóc chúng hơn.
Ban đầu cô tính để chuồng gà làm nơi treo nấm, còn với mấy con gà thì nuôi tạm trong bếp cũng được. Nhưng giờ nghĩ lại thấy thực không ổn. Bếp nhà cô cũng bé, hơn nữa gà nuôi cũng không vệ sinh lắm, dễ lây nhiễm vi khuẩn đến thức ăn. Nên cô lại để gà ra chuồng nuôi. Còn nhà treo nấm thì từ ngày mai đi thu hoạch sắn, cô nhân tiện sẽ chặt tre về làm phên, dần dần dựng là được.
Nghĩ đến Lập Hạ sẽ không biết vui sướng đến mức nào khi thấy cô mang về 28 con gà con làm Hiểu Linh bất giác mỉm cười. Cô muốn cả gia đình được sống những ngày vui vui vẻ vẻ.
Tác giả :
Lãnh Thiếu