Xương Rồng Đốt Rương
Quyển 7 - Chương 4
Trong Mắt Phải Phượng Hoàng, phượng hoàng sống sẽ bay ra.
Thần Côn giở qua giở lại, lẩm bẩm câu này mấy lượt mới nghĩ đến chuyện muốn phàn nàn: “Chuyện quan trọng như vậy sao hộ núi nhà cô đầu này không nói gì hết vậy."
Mạnh Thiên Tư đã sớm đoán được lão sẽ nói thế, ung dung đáp: “Chuyện này không thể trách hộ núi được, họ không cảm thấy câu này có gì quan trọng, đây chỉ là ngạn ngữ dân gian của vùng Phượng Hoàng Sơn mà thôi, cũng không phải do cụ Đoàn tôi nghĩ ra. Ông tìm thử mà xem, cả nước có bao nhiêu ngọn núi tên là phượng hoàng chứ? Không đến một trăm cũng phải có tám mươi, dân nơi nào mà chẳng thể thốt rằng núi ở đó từng có phượng hoàng rơi, phượng hoàng bay, phượng hoàng đậu."
Thần Côn nhất thời nghẹn lời: Đoàn Văn Hi đi Phượng Hoàng Sơn xong, thuận tay thêm vào bản đồ núi địa phương một câu ngạn ngữ dân gian được truyền từ xưa, quả thật đúng là không phải chuyện lớn gì nên báo cáo.
Nhưng hiện giờ xem ra, dòng chữ này lại có vẻ hàm ý sâu xa.
Giang Luyện hỏi: “Thế trong sổ ghi, cụ Đoàn có chọn điều tài liệu ghi chép bản đồ núi về Trấn Long Sơn không?"
Mạnh Thiên Tư gật đầu: “Có, cũng chú giải, viết là ‘Gió nổi rồng ra’. Nhưng câu này cũng rất bình thường."
Thần Côn lẩm bẩm: “Đúng là rất bình thường, nhưng có phần không bình thường lắm."
Trong “Kinh dịch" viết “Mây theo rồng, gió theo hổ", ý là hổ gầm nổi gió, bởi vậy nên gió thường, đi kèm với hổ, còn rồng thì cưỡi mây đạp sương, thường kèm với mưa dông, nhưng Đoàn Văn Hi lại viết là “Gió nổi rồng ra", vừa vặn đối ngược với “Kinh dịch" – tất nhiên trong mắt người thường, vân sương mưa gió đều chẳng có gì khác nhau nên “Gió nổi rồng ra" cũng chẳng có gì đáng bất ngờ.
Giang Luyện không xoi mói câu chữ như Thần Côn, hỏi tiếp: “Phượng Hoàng Sơn đó có Mắt Phải Phượng Hoàng, thế có mắt trái không?"
Mạnh Thiên Tư lắc đầu: “Tôi cũng biết là phượng hoàng có hai con mắt, có mắt phải thì hẳn là có cả mắt trái, đối xứng trái phải, nhưng kỳ lạ là xem đi xem lại bản đồ núi mà chỗ này lại thật sự chỉ có Mắt Phải Phượng Hoàng."
Nói tới đây, liếc sang Thần Côn: “Thế nào, trước khi xuất chinh Côn Lôn, ông có muốn đi Phượng Hoàng Sơn một chuyến không?"
Côn Lôn Sơn cách xa ngàn dặm, so với Côn Lôn, Phượng Hoàng Sơn có thể nói là gần ngay trước mắt, Thần Côn ngứa ngáy trong lòng, cảm thấy mài dao không lỡ công đốn củi, đi Phượng Hoàng Sơn một chuyện cũng không phải không thể.
***
Buổi chiều, mưa vẫn không có vẻ gì là muốn ngớt, tí ta tí tách, liên miên không dứt, làm nhiệt độ cũng thấp xuống vài độ, thời tiết này thích hợp ngồi nhà dựa bàn “làm nghiên cứu" nhất.
Xe phòng thành phòng làm việc, càng lúc càng có nhiều bản đồ và tư liệu sổ ghi được gửi tới, máy in kêu rẹt rẹt, liên tục in tư liệu, trên bàn không còn chỗ để đặt nữa, Mạnh Thiên Tư bèn lấy đất làm bàn, sau cùng, cả ba đều ngồi trên chiếu, trước mặt trải kín các tờ giấy, trong không khí tràn ngập mùi giấy mới mực mới, Lộ Tam Minh qua đưa chút đồ ăn nhẹ cho họ, không thò được bước nào vào, chỉ có thể đặt cạnh cửa.
Mạnh Thiên Tư ngẫu nhiên ngẩng đầu lên, trông thấy cảnh tượng này, vừa cảm thấy mới lạ vừa cảm khái: Trước đây những chuyện vặt vãnh thế này cô đều đẩy cho Mạnh Kình Tùng làm, phân phó y có kết luận rõ ràng rồi báo lại cho cô, trước nay đều không đích thân tham dự, nhưng thực ra cảm giác một lòng một dạ vùi đầu vào thế này rất tuyệt vời.
Cô dùng cả tay cả chân vượt qua đống hỗn độn khắp đất, bưng đĩa hoa quả khô qua nhai: Quảng Tây treo trên chí tuyến Bắc, dồi dào đủ loại hoa quả, có ưu thế về giống hơn những nơi khác, ví dụ như quýt vàng Dung An, quả sổ Lạc Nghiệp, phơi nắng chế biến thành quả khô, mang mùi vị rất đặc sắc.
Thần Côn bỗng ồ một tiếng, chìa tờ giấy in trong tay cho cô xem: “‘Núi không dò’ là cái gì thế? Phượng Hoàng Sơn này và thời Tống Nguyên là núi không dò à?"
Thì ra, những ghi chép này được in ở dạng mẫu điện tử theo trình tự thời gian, cũng đúng như đã đề cập trước đó, không khác gì sổ đăng ký mượn đọc ở thư viện, mỗi dòng đều liệt kê rõ là bản thứ mấy của bản đồ núi, năm điều đọc và người điều tài liệu, nhưng trên tờ Thần Côn cầm thì trong vòng hai, ba trăm năm thời Tống Nguyên, toàn bộ bảng biểu đều đánh dấu đỏ, chỉ ghi chú đơn giản vài chữ: Núi không dò, nhà họ Thịnh.
Mạnh Thiên Tư giải thích với lão: “Nhà quỷ non chúng tôi không phải có truyền thống dò núi và tuần núi à, nhưng có một vài ngọn núi chúng tôi sẽ coi như nó không tồn tại, không dò cũng không tuần, hoàn toàn vòng qua. Tôi so sánh thế này cho hai người hiểu, giống như là thuê nhà vậy – chủ nhà đã cho khách thuê rồi thì cũng không thể suốt ngày chạy tới nhà đó được, đương nhiên là phải tôn trọng sự riêng tư của người ta."
Tim Thần Côn đập thình thích: “Tức là, nhà họ Thịnh này thuê ngọn núi này sống nên các cô tránh núi này đi?"
Gần vậy, Mạnh Thiên Tư gật đầu, lại bổ sung: “‘Thuê’ chỉ là một cách so sánh thôi, chúng tôi cũng không phải chủ thuê, nhà họ Thịnh trước nay cũng chưa từng đóng tiền thuê."
Giang Luyện lấy làm lạ: “Vậy tại sao nhà cô lại nể mặt nhà họ Thịnh như vậy, họ ở đâu, nhà cô sẽ không dò nơi ấy?"
Mạnh Thiên Tư nhún vai: “Giao tình cũ thôi, hình như xưa nay đều vậy cả. Giống như ‘non nước không chạm mặt’ vậy, vì sao chúng tôi lại không qua lại với ma nước, thói quen thôi."
Lại một giao tình cũ, trong lòng Giang Luyện khẽ động: “Quan hệ của các cô tốt lắm à?"
Mạnh Thiên Tư lại lấy một so sánh khác cho hắn: “Giống như là…họ hàng nghèo không qua lại, đột nhiên ló ra đòi gạo đòi thóc vậy, mà anh thì lại lắm tiền nhiều của, cho họ cũng chẳng hề gì."
Giang Luyện nhận lấy bảng biểu trong tay Thần Côn: “Thời Tống Nguyên là núi không dò, vậy bây giờ thì có thể dò rồi?"
Câu trả lời của Mạnh Thiên Tư làm hắn dở khóc dở cười: “Nhà họ Thịnh này cứ như thể dưới mông mọc kim ấy, dăm ba bữa lại chuyển nhà, không bao giờ ở đâu dài lâu cả, được mấy đời là lại chuyển nhà, từ núi này sang núi nọ, có lúc còn chẳng biết họ đã chuyển đi đâu cơ, có thể là vào thành thị, rồi một ngày nào đó lại đột nhiên quay về núi – lần gần đây nhất họ ở Bát Vạn Đại Sơn, kết quả đợt trước lại dọn sạch, tôi xem thử chút…"
Cô cầm điện thoại của mình lên, mở app nhà mình ra, lát sau gật đầu như rất hài lòng, còn chìa màn hình điện thoại cho Giang Luyện xem: “Người dưới làm việc lanh lẹ ghê, anh xem này, hồi đầu năm, Bát Vạn Đại Sơn vẫn còn là núi không dò mà bây giờ trạng thái đã khôi phục về ‘bình thường’ rồi."
Cô còn định đưa cho Thần Côn xem, ngẩng đầu lên mới phát hiện ra Thần Côn vẫn đang duy trì tư thế khi trước, không ngừng nuốt nước bọt, vẻ mặt vừa kích động vừa lo âu.
Mạnh Thiên Tư ngạc nhiên: “Ông sao thế?"
Thần Côn hỏi: “Nhà họ Thịnh này…có phải nhà họ Thịnh giữ chuông không?"
Mạnh Thiên Tư ừ một tiếng: “Ông cũng biết họ?"
Đâu chỉ biết, tim Thần Côn đập như trống dồn.
Giang Luyện cảm thấy cái tên này rất quen tai, mấy giây sau mới nhớ ra lúc ăn cháo bột sớm nay, Thần Côn có nhắc đến, hình như cũng là một gia tộc thần bí – thực ra nghe tên cũng đã cảm thấy thần bí rồi.
Giữ chuông cơ mà.
Hắn nhắc nhở hai con người này: “Ở đây còn một người không biết nhà họ Thịnh giữ chuông là cái gì đâu đấy, hai người có phải là nên giúp đỡ…đồng bộ thông tin cái không?"
***
Số lượng thông tin đồng bộ này có hơi lớn, ngàn mối vạn chữ, nhất thời Mạnh Thiên Tư cũng không biết nên bắt đầu từ đâu, cũng may Giang Luyện vỗn chẳng trông cậy gì vào cô: Những chuyện kiểu này để Thần Côn nói vẫn tỉ mỉ cặn kẽ hơn.
Câu đầu tiên Thần Côn mở đầu là: “Lão Thạch, bạn ở chung của tôi ở trấn Hữu Vụ ấy, tên đầy đủ là Thạch Gia Tín, có quan hệ với nhà họ Thịnh giữ chuông. Nhà họ Thịnh và nhà họ Thạch sống nương tựa lẫn nhau từ xưa, như dây gai xoắn bện vậy, vẫn luôn sống chung như láng giềng."
Những gì Thần Côn nghe ngóng được về nhà họ Thịnh giữ chuông bắt nguồn từ hai người: Một là một người đàn ông nhà họ Thịnh rơi xuống vực sắp chết lão gặp được khi du ngoạn tới miền Tây lỡ chân lạc xuống vách núi; người còn lại chính là Thạch Gia Tín ở cùng với lão.
Trên thực tế, lúc chấp nhận Thạch Gia Tín làm bạn cùng nhà, lão rất bất ngờ khi biết rằng một người bạn của mình, Quý Đường Đường, chính là đời sau có tư cách giữ chuông của nhà họ Thịnh, đáng tiếc là Quý Đường Đường lấy một ông chồng mà lão không chọc nổi, chính là Nhạc Phong đã đấm gãy mũi Diêm Lão Thất – lúc lão hớn hở bày tỏ muốn “chân thành" phỏng vấn Quý Đường Đường, Nhạc Phong đã túm cổ áo lão ném ra ngoài cửa, mặt mày sa sầm nói với lão, nhà mình không hoan nghênh thảo luận những chuyện cũ không vui này.
Thần Côn giận mà chẳng dám hó hé gì, để thể hiện sự phản đối, trọn nửa năm không tới cửa cặp vợ chồng này, nhưng Nhạc Phong cũng chẳng quan tâm: Thần Côn vốn hơn nửa năm mới đến thăm một lần, anh ta còn chê đến lắm nữa cơ mà, ai thèm.
Cũng may, Thạch Gia Tín đã bù đắp cho nỗi tiếc nuối này: Mẹ của Quý Đường Đường thích người ngoài, bỏ nhà trốn đi, thế nên từ nhỏ Quý Đường Đường đã rời khỏi gia tộc, nhưng Thạch Gia Tín thì hoàn toàn lớn lên trong gia tộc, giá trị ai cao hơn ai, nhìn cái là biết.
…
Trong truyền thuyết, người chết và người sống âm dương cách biệt, không thể nào tiến hành “đối thoại", muốn giao tiếp với nhau thì cần có môi giới trung gian, mà tiếng chuông thì lại thứ âm thanh duy nhất có thể tự do qua lại giữa hai giới âm dương.
Nhà họ Thịnh giữ chuông có chín hệ khác nhau, mỗi hệ đều có một loại chuông riêng, tổng cộng chín loại, mỗi loại chuông đều liên quan tới một kiểu tử vong, ví dụ như chết nơi tha hương hay một một nơi thân một nẻo – mà trong chín loại chuông này thì lộ linh là loại đứng đầu, người chết có điều gì muốn nhờ vả có thể chạm vào một trong chín loại chuông này, tiếng chuông reo chính là lời chuông.
Người thường nghe lời chuông chẳng khác gì nghe sách trời, chỉ có những người phụ nữ mang trong mình năng lực giữ chuông của mỗi hệ mới có thể nghe hiểu, nói cách khác, chỉ họ mới có thể cảm nhận được lời chưa tỏ của người đã mất, dần dần, trở thành một nghề kiếm sống vừa thần bí vừa cổ xưa – thường được mời đi vỗ về nỗi lòng không cam của người đã mất, lắng nghe lời oán giận của họ, hóa giải chúng trong hiện thế.
Nhưng kỳ lạ là, năng lực này truyền thừa không có một quy tắc nào, phải là con gái do thủ lĩnh giữ chuông sinh ra mới có thể.
Chuyện qua đã lâu, Thần Côn kể lại mà vẫn không ngừng tấm tắc bảo lạ: “Phải là đứa đầu lòng, nếu đứa đầu lòng mà là con trai, đứa thứ hai mới là con gái thì khả năng này sẽ biến mất, thất truyền, nói cách khác là không người thừa kế."
“Có nhớ sớm nay tôi nói là gia tộc thần bí thế này sẽ không bị chuyện họ hàng gần lấy nhau hay tuyệt tự hạn chế không? Tôi vốn là định lấy nhà họ Thịnh làm ví dụ đó."
“Họ không sợ tuyệt tự, thậm chí còn đã sớm luyện mãi thành quen, cứ tuyệt tự là có thể tìm đại một cô gái tới, thậm chí còn bắt cóc giữa đường tới, sau đó dùng máu của truyền nhân chín loại chuông thay máu cho cô gái đó, đó gọi là ‘hóa bướm’, đại khái ý là giúp cô gái này phá kén hóa bướm đó."
Phá kén hóa bướm còn có thể dùng như vậy hả? Trong lòng Giang Luyện nổi lên một cảm giác lạnh buốt.
“Chín loại máu, dù chỉ không hợp nhóm máu một loại thôi cũng có thể chết người mà? Huống chi là đổi sạch máu bản thân cô gái đó bằng chín loại máu trộn lẫn? Vẫn chưa hết, cô gái hóa bướm đó lấy đàn ông nhà họ Thạch lại có thể đẻ ra con gái có khả năng giữ chuông."
“Còn nữa, vì sao hai nhà Thịnh Thạch sống nương tựa lẫn nhau từ xa xưa, vẫn luôn là láng giềng, là bởi con gái nhà họ Thịnh luôn lấy đàn ông họ Thạch – cái này rất giống với tập tục cưới gả lẫn nhau trong nội bộ ba họ ma nước, nhưng ba họ ma nước tốt xấu gì cũng nhiều hệ đông người, hai nhà Thịnh Thạch cùng lắm chỉ bằng quy mô một cái trại, cưới qua đẻ lại như vậy, sau cùng cũng thành họ hàng gần rồi còn gì."
“Nhưng mỗi lần tôi tranh luận với Lão Thạch, nói chuyện này không khoa học, cậu ta đều mất kiên nhẫn nói khoa học vốn không giải thích được."
Nói tới đây, lão thần người một lúc, nhất thời không còn gì để nói tiếp, bèn nhìn Mạnh Thiên Tư: “Cô Mạnh, cô có gì để bổ sung không?"
Thực ra hiểu biết về nhà họ Thịnh của Mạnh Thiên Tư không nhiều bằng Thần Côn, hoặc có lẽ, cô trước nay không hề có hứng thú với người nhà này, cũng không muốn tìm hiểu sâu, bởi vậy nên chỉ nghe ngóng được chút râu ria, nghe Thần Côn hỏi vậy, chỉ gật đầu: “Cũng chừng đó, nhà họ Thịnh có tiếng là cảm nhận được oán khí của người chết, có thể đối thoại với người chết – trước đây cụ Đoàn mất tích ở Côn Lôn, me lớn tôi cuống điên lên, thử hết mọi cách, còn từng tìm người nhà họ Thịnh nữa."
Chuyện của Đoàn Văn Hi lại cũng từng…kinh động tới người nhà họ Thịnh sao?
Thần Côn kinh ngạc hồi lâu, hết sức mừng rỡ: “Sau đó thì sao, làm thế nào? Nhà họ Thịnh nói gì?"
Lần này vì chuyện của cụ Đoàn, Mạnh Thiên Tư đã liên lạc với Cao Kinh Hồng nhiều lần, qua lời me lớn, đã biết không ít những chuyện xảy ra năm xưa, thấy Thần Côn nhiệt tình vậy, cảm thấy lão quá nửa là phải thất vọng rồi: “Không sao cả, sấm to mưa nhỏ, phô trương thì lắm mà chẳng có kết quả gì, làm me lớn tôi tức đến độ ngầm nói họ là phường lừa đảo giang hồ."
…
Mạnh Thiên Tư định vị người nhà họ Thịnh là “họ hàng nghèo không qua lại", thỉnh thoảng tới cửa, há miệng ra là khoanh núi đòi đất, có điều quỷ non cũng chẳng cảm thấy có vấn đề gì, một ngọn núi mà thôi, thích chiếm thì chiếm, không dò thì không dò.
Chịu ơn người khó tránh khỏi phải mềm mỏng, bởi vậy nên, quỷ non đột nhiên tới nhờ vả, nhà họ Thịnh còn rất coi trọng, huống chi, quỷ non lắm tiền nhiều của, vốn là một kim chủ lớn.
Mạnh Thiên Tư cảm thấy có phần chẳng đáng: “Trong chín loại chuông, lộ linh đứng đầu, để bày tỏ lòng sự trịnh trọng, họ còn đưa người giữ chuông của lộ linh ra, hai đời mẹ con, người mẹ tên là Thịnh…Cẩm Như gì đó, con gái tên là Thịnh Thanh Bình, khi đó đứa con gái hãy còn nhỏ, mới mười mấy tuổi, nhưng nghe bảo đã bước đầu kế thừa năng lực giữ chuông, trò giỏi hơn thầy, năng lực cảm nhận ở mọi phương diện đều nhạy bén hơn một chút, me lớn tôi bèn đồng ý."
“Me lớn theo yêu cầu của họ, lấy đồ vật thường dùng, tóc rối rụng tìm được trong nhà của cụ Đoàn ra, nói chung là nhặt được cái gì gom hết cái đó lại, lòng ngập tràn hi vọng gửi qua."
“Kết quả là, làm đi làm lại năm lần bảy lượt đều chẳng có gì cả, lộ linh của họ chẳng mảy may rung lấy cái nào. Hai mẹ con còn nói chắc như đinh đóng cột rằng có hai khả năng, một là còn sống, chỉ là tìm không ra; hai là có thể đã mất nhưng không có oán khí, bởi vậy nên lộ linh không cảm ứng được. Đó không phải là nói nhảm à."
Cô lẩm bẩm: “Tôi cũng thấy họ giống lừa đảo giang hồ."
Hơi khó xử rồi, Thần Côn cảm thấy mình cần phải nói hộ người nhà Thịnh mấy câu, dù sao lão cũng có mấy người bạn có quan hệ với nhà họ Thịnh: “Cô Mạnh, cô không thể quơ đũa cả nắm thế được, nhà họ Thịnh gọi chuông rung là ‘oán khí chạm chuông’, oán khí oán khí, lời chưa tỏ, sau khi chạm chuông sẽ vang lên lời chuông, đó là lời mách nhờ phẫn uất của người chết, âm thanh…không cam, Đoàn tiểu thư không oán khí chạm chuông chứng tỏ…ra đi hãy còn rất bình thản, không phải sao…"
Lão cảm thấy không chu toàn nổi nữa: Chết bởi tay Diêm La mà còn có thể coi là ra đi “rất bình thản" sao?
Đúng lúc đó, Giang Luyện nãy giờ vẫn im lặng chợt lên tiếng: “Lời chuông là…lời mách nhờ của người chết?"
Thần Côn thuận miệng đáp: “Phải."
“Mách nhờ không cam?"
“Tất nhiên rồi," Thần Côn cảm thấy Giang Luyện có phần kỳ lạ, đã giải thích rõ ràng như vậy rồi mà vẫn hỏi đi hỏi lại, “Nhà họ Thịnh gọi đó là ‘oán khí chạm chuông’, cậu nghĩ mà xem, oán khí oán khí, nếu không có gì không cam lòng thì lấy đâu ra oán khí?"
Giang Luyện biết Thần Côn còn chưa nghĩ ra, không chỉ Thần Côn mà Mạnh Thiên Tư cũng chưa nghĩ tới, hai người thân ở trong núi chẳng nhìn rõ dáng núi, đều đã quá quen thuộc với nhà họ Thịnh nên không tỏ tường được bằng người ngoài như hắn, bèn nói rõ hơn: “Hai người còn nhớ mấy câu thầy mo ba mai đọc được từ bản thắt thừng ghi nhớ không, trong đó có một câu là ‘Có thể giúp ngươi nghe được, tiếng không cam của, người chần chừ trước cửa vào…’."
Thần Côn bị bất ngờ: “Hả?"
Lão hơi há hốc, lát sau mới lắp bắp: “Sao…sao có thể giống nhau chứ?"
“Không giống ư?" Giang Luyện cảm thấy càng nghĩ càng thấy giống, “Chần chừ trước cửa vào, cửa vào gì? Dương gian tới cõi âm cũng có cửa vào chứ?"
“Bởi không cam lòng, tâm nguyện chưa toại nên mới chần chừ trước cửa vào, hi vọng, oan khuất hoặc nhờ vả của mình có thể được người khác nghe thấy, hóa giải."
“Còn nữa, cụ Đoàn đi tìm xương rồng, nói là đốt xương rồng có thể chiếu rọi kiếp sau, lúc chúng ta hỏi Diêm La, ông ta lại nói là ông ta cũng không rõ, chỉ biết là một cửa vào – kết hợp hai câu trả lời này vào, đốt xương rồng sẽ chiếu rọi cửa vào kiếp sau."
“Có thể là kiếp sau nào đây? Nếu thật sự có kiếp sau thì trạng thái sau khi chết của người không phải là đoạn mở đầu cho kiếp sau sao? Tâm không vướng bận, đi vào kiếp sau; lòng còn không cam, chần chừ ở cửa vào."
Thần Côn giở qua giở lại, lẩm bẩm câu này mấy lượt mới nghĩ đến chuyện muốn phàn nàn: “Chuyện quan trọng như vậy sao hộ núi nhà cô đầu này không nói gì hết vậy."
Mạnh Thiên Tư đã sớm đoán được lão sẽ nói thế, ung dung đáp: “Chuyện này không thể trách hộ núi được, họ không cảm thấy câu này có gì quan trọng, đây chỉ là ngạn ngữ dân gian của vùng Phượng Hoàng Sơn mà thôi, cũng không phải do cụ Đoàn tôi nghĩ ra. Ông tìm thử mà xem, cả nước có bao nhiêu ngọn núi tên là phượng hoàng chứ? Không đến một trăm cũng phải có tám mươi, dân nơi nào mà chẳng thể thốt rằng núi ở đó từng có phượng hoàng rơi, phượng hoàng bay, phượng hoàng đậu."
Thần Côn nhất thời nghẹn lời: Đoàn Văn Hi đi Phượng Hoàng Sơn xong, thuận tay thêm vào bản đồ núi địa phương một câu ngạn ngữ dân gian được truyền từ xưa, quả thật đúng là không phải chuyện lớn gì nên báo cáo.
Nhưng hiện giờ xem ra, dòng chữ này lại có vẻ hàm ý sâu xa.
Giang Luyện hỏi: “Thế trong sổ ghi, cụ Đoàn có chọn điều tài liệu ghi chép bản đồ núi về Trấn Long Sơn không?"
Mạnh Thiên Tư gật đầu: “Có, cũng chú giải, viết là ‘Gió nổi rồng ra’. Nhưng câu này cũng rất bình thường."
Thần Côn lẩm bẩm: “Đúng là rất bình thường, nhưng có phần không bình thường lắm."
Trong “Kinh dịch" viết “Mây theo rồng, gió theo hổ", ý là hổ gầm nổi gió, bởi vậy nên gió thường, đi kèm với hổ, còn rồng thì cưỡi mây đạp sương, thường kèm với mưa dông, nhưng Đoàn Văn Hi lại viết là “Gió nổi rồng ra", vừa vặn đối ngược với “Kinh dịch" – tất nhiên trong mắt người thường, vân sương mưa gió đều chẳng có gì khác nhau nên “Gió nổi rồng ra" cũng chẳng có gì đáng bất ngờ.
Giang Luyện không xoi mói câu chữ như Thần Côn, hỏi tiếp: “Phượng Hoàng Sơn đó có Mắt Phải Phượng Hoàng, thế có mắt trái không?"
Mạnh Thiên Tư lắc đầu: “Tôi cũng biết là phượng hoàng có hai con mắt, có mắt phải thì hẳn là có cả mắt trái, đối xứng trái phải, nhưng kỳ lạ là xem đi xem lại bản đồ núi mà chỗ này lại thật sự chỉ có Mắt Phải Phượng Hoàng."
Nói tới đây, liếc sang Thần Côn: “Thế nào, trước khi xuất chinh Côn Lôn, ông có muốn đi Phượng Hoàng Sơn một chuyến không?"
Côn Lôn Sơn cách xa ngàn dặm, so với Côn Lôn, Phượng Hoàng Sơn có thể nói là gần ngay trước mắt, Thần Côn ngứa ngáy trong lòng, cảm thấy mài dao không lỡ công đốn củi, đi Phượng Hoàng Sơn một chuyện cũng không phải không thể.
***
Buổi chiều, mưa vẫn không có vẻ gì là muốn ngớt, tí ta tí tách, liên miên không dứt, làm nhiệt độ cũng thấp xuống vài độ, thời tiết này thích hợp ngồi nhà dựa bàn “làm nghiên cứu" nhất.
Xe phòng thành phòng làm việc, càng lúc càng có nhiều bản đồ và tư liệu sổ ghi được gửi tới, máy in kêu rẹt rẹt, liên tục in tư liệu, trên bàn không còn chỗ để đặt nữa, Mạnh Thiên Tư bèn lấy đất làm bàn, sau cùng, cả ba đều ngồi trên chiếu, trước mặt trải kín các tờ giấy, trong không khí tràn ngập mùi giấy mới mực mới, Lộ Tam Minh qua đưa chút đồ ăn nhẹ cho họ, không thò được bước nào vào, chỉ có thể đặt cạnh cửa.
Mạnh Thiên Tư ngẫu nhiên ngẩng đầu lên, trông thấy cảnh tượng này, vừa cảm thấy mới lạ vừa cảm khái: Trước đây những chuyện vặt vãnh thế này cô đều đẩy cho Mạnh Kình Tùng làm, phân phó y có kết luận rõ ràng rồi báo lại cho cô, trước nay đều không đích thân tham dự, nhưng thực ra cảm giác một lòng một dạ vùi đầu vào thế này rất tuyệt vời.
Cô dùng cả tay cả chân vượt qua đống hỗn độn khắp đất, bưng đĩa hoa quả khô qua nhai: Quảng Tây treo trên chí tuyến Bắc, dồi dào đủ loại hoa quả, có ưu thế về giống hơn những nơi khác, ví dụ như quýt vàng Dung An, quả sổ Lạc Nghiệp, phơi nắng chế biến thành quả khô, mang mùi vị rất đặc sắc.
Thần Côn bỗng ồ một tiếng, chìa tờ giấy in trong tay cho cô xem: “‘Núi không dò’ là cái gì thế? Phượng Hoàng Sơn này và thời Tống Nguyên là núi không dò à?"
Thì ra, những ghi chép này được in ở dạng mẫu điện tử theo trình tự thời gian, cũng đúng như đã đề cập trước đó, không khác gì sổ đăng ký mượn đọc ở thư viện, mỗi dòng đều liệt kê rõ là bản thứ mấy của bản đồ núi, năm điều đọc và người điều tài liệu, nhưng trên tờ Thần Côn cầm thì trong vòng hai, ba trăm năm thời Tống Nguyên, toàn bộ bảng biểu đều đánh dấu đỏ, chỉ ghi chú đơn giản vài chữ: Núi không dò, nhà họ Thịnh.
Mạnh Thiên Tư giải thích với lão: “Nhà quỷ non chúng tôi không phải có truyền thống dò núi và tuần núi à, nhưng có một vài ngọn núi chúng tôi sẽ coi như nó không tồn tại, không dò cũng không tuần, hoàn toàn vòng qua. Tôi so sánh thế này cho hai người hiểu, giống như là thuê nhà vậy – chủ nhà đã cho khách thuê rồi thì cũng không thể suốt ngày chạy tới nhà đó được, đương nhiên là phải tôn trọng sự riêng tư của người ta."
Tim Thần Côn đập thình thích: “Tức là, nhà họ Thịnh này thuê ngọn núi này sống nên các cô tránh núi này đi?"
Gần vậy, Mạnh Thiên Tư gật đầu, lại bổ sung: “‘Thuê’ chỉ là một cách so sánh thôi, chúng tôi cũng không phải chủ thuê, nhà họ Thịnh trước nay cũng chưa từng đóng tiền thuê."
Giang Luyện lấy làm lạ: “Vậy tại sao nhà cô lại nể mặt nhà họ Thịnh như vậy, họ ở đâu, nhà cô sẽ không dò nơi ấy?"
Mạnh Thiên Tư nhún vai: “Giao tình cũ thôi, hình như xưa nay đều vậy cả. Giống như ‘non nước không chạm mặt’ vậy, vì sao chúng tôi lại không qua lại với ma nước, thói quen thôi."
Lại một giao tình cũ, trong lòng Giang Luyện khẽ động: “Quan hệ của các cô tốt lắm à?"
Mạnh Thiên Tư lại lấy một so sánh khác cho hắn: “Giống như là…họ hàng nghèo không qua lại, đột nhiên ló ra đòi gạo đòi thóc vậy, mà anh thì lại lắm tiền nhiều của, cho họ cũng chẳng hề gì."
Giang Luyện nhận lấy bảng biểu trong tay Thần Côn: “Thời Tống Nguyên là núi không dò, vậy bây giờ thì có thể dò rồi?"
Câu trả lời của Mạnh Thiên Tư làm hắn dở khóc dở cười: “Nhà họ Thịnh này cứ như thể dưới mông mọc kim ấy, dăm ba bữa lại chuyển nhà, không bao giờ ở đâu dài lâu cả, được mấy đời là lại chuyển nhà, từ núi này sang núi nọ, có lúc còn chẳng biết họ đã chuyển đi đâu cơ, có thể là vào thành thị, rồi một ngày nào đó lại đột nhiên quay về núi – lần gần đây nhất họ ở Bát Vạn Đại Sơn, kết quả đợt trước lại dọn sạch, tôi xem thử chút…"
Cô cầm điện thoại của mình lên, mở app nhà mình ra, lát sau gật đầu như rất hài lòng, còn chìa màn hình điện thoại cho Giang Luyện xem: “Người dưới làm việc lanh lẹ ghê, anh xem này, hồi đầu năm, Bát Vạn Đại Sơn vẫn còn là núi không dò mà bây giờ trạng thái đã khôi phục về ‘bình thường’ rồi."
Cô còn định đưa cho Thần Côn xem, ngẩng đầu lên mới phát hiện ra Thần Côn vẫn đang duy trì tư thế khi trước, không ngừng nuốt nước bọt, vẻ mặt vừa kích động vừa lo âu.
Mạnh Thiên Tư ngạc nhiên: “Ông sao thế?"
Thần Côn hỏi: “Nhà họ Thịnh này…có phải nhà họ Thịnh giữ chuông không?"
Mạnh Thiên Tư ừ một tiếng: “Ông cũng biết họ?"
Đâu chỉ biết, tim Thần Côn đập như trống dồn.
Giang Luyện cảm thấy cái tên này rất quen tai, mấy giây sau mới nhớ ra lúc ăn cháo bột sớm nay, Thần Côn có nhắc đến, hình như cũng là một gia tộc thần bí – thực ra nghe tên cũng đã cảm thấy thần bí rồi.
Giữ chuông cơ mà.
Hắn nhắc nhở hai con người này: “Ở đây còn một người không biết nhà họ Thịnh giữ chuông là cái gì đâu đấy, hai người có phải là nên giúp đỡ…đồng bộ thông tin cái không?"
***
Số lượng thông tin đồng bộ này có hơi lớn, ngàn mối vạn chữ, nhất thời Mạnh Thiên Tư cũng không biết nên bắt đầu từ đâu, cũng may Giang Luyện vỗn chẳng trông cậy gì vào cô: Những chuyện kiểu này để Thần Côn nói vẫn tỉ mỉ cặn kẽ hơn.
Câu đầu tiên Thần Côn mở đầu là: “Lão Thạch, bạn ở chung của tôi ở trấn Hữu Vụ ấy, tên đầy đủ là Thạch Gia Tín, có quan hệ với nhà họ Thịnh giữ chuông. Nhà họ Thịnh và nhà họ Thạch sống nương tựa lẫn nhau từ xưa, như dây gai xoắn bện vậy, vẫn luôn sống chung như láng giềng."
Những gì Thần Côn nghe ngóng được về nhà họ Thịnh giữ chuông bắt nguồn từ hai người: Một là một người đàn ông nhà họ Thịnh rơi xuống vực sắp chết lão gặp được khi du ngoạn tới miền Tây lỡ chân lạc xuống vách núi; người còn lại chính là Thạch Gia Tín ở cùng với lão.
Trên thực tế, lúc chấp nhận Thạch Gia Tín làm bạn cùng nhà, lão rất bất ngờ khi biết rằng một người bạn của mình, Quý Đường Đường, chính là đời sau có tư cách giữ chuông của nhà họ Thịnh, đáng tiếc là Quý Đường Đường lấy một ông chồng mà lão không chọc nổi, chính là Nhạc Phong đã đấm gãy mũi Diêm Lão Thất – lúc lão hớn hở bày tỏ muốn “chân thành" phỏng vấn Quý Đường Đường, Nhạc Phong đã túm cổ áo lão ném ra ngoài cửa, mặt mày sa sầm nói với lão, nhà mình không hoan nghênh thảo luận những chuyện cũ không vui này.
Thần Côn giận mà chẳng dám hó hé gì, để thể hiện sự phản đối, trọn nửa năm không tới cửa cặp vợ chồng này, nhưng Nhạc Phong cũng chẳng quan tâm: Thần Côn vốn hơn nửa năm mới đến thăm một lần, anh ta còn chê đến lắm nữa cơ mà, ai thèm.
Cũng may, Thạch Gia Tín đã bù đắp cho nỗi tiếc nuối này: Mẹ của Quý Đường Đường thích người ngoài, bỏ nhà trốn đi, thế nên từ nhỏ Quý Đường Đường đã rời khỏi gia tộc, nhưng Thạch Gia Tín thì hoàn toàn lớn lên trong gia tộc, giá trị ai cao hơn ai, nhìn cái là biết.
…
Trong truyền thuyết, người chết và người sống âm dương cách biệt, không thể nào tiến hành “đối thoại", muốn giao tiếp với nhau thì cần có môi giới trung gian, mà tiếng chuông thì lại thứ âm thanh duy nhất có thể tự do qua lại giữa hai giới âm dương.
Nhà họ Thịnh giữ chuông có chín hệ khác nhau, mỗi hệ đều có một loại chuông riêng, tổng cộng chín loại, mỗi loại chuông đều liên quan tới một kiểu tử vong, ví dụ như chết nơi tha hương hay một một nơi thân một nẻo – mà trong chín loại chuông này thì lộ linh là loại đứng đầu, người chết có điều gì muốn nhờ vả có thể chạm vào một trong chín loại chuông này, tiếng chuông reo chính là lời chuông.
Người thường nghe lời chuông chẳng khác gì nghe sách trời, chỉ có những người phụ nữ mang trong mình năng lực giữ chuông của mỗi hệ mới có thể nghe hiểu, nói cách khác, chỉ họ mới có thể cảm nhận được lời chưa tỏ của người đã mất, dần dần, trở thành một nghề kiếm sống vừa thần bí vừa cổ xưa – thường được mời đi vỗ về nỗi lòng không cam của người đã mất, lắng nghe lời oán giận của họ, hóa giải chúng trong hiện thế.
Nhưng kỳ lạ là, năng lực này truyền thừa không có một quy tắc nào, phải là con gái do thủ lĩnh giữ chuông sinh ra mới có thể.
Chuyện qua đã lâu, Thần Côn kể lại mà vẫn không ngừng tấm tắc bảo lạ: “Phải là đứa đầu lòng, nếu đứa đầu lòng mà là con trai, đứa thứ hai mới là con gái thì khả năng này sẽ biến mất, thất truyền, nói cách khác là không người thừa kế."
“Có nhớ sớm nay tôi nói là gia tộc thần bí thế này sẽ không bị chuyện họ hàng gần lấy nhau hay tuyệt tự hạn chế không? Tôi vốn là định lấy nhà họ Thịnh làm ví dụ đó."
“Họ không sợ tuyệt tự, thậm chí còn đã sớm luyện mãi thành quen, cứ tuyệt tự là có thể tìm đại một cô gái tới, thậm chí còn bắt cóc giữa đường tới, sau đó dùng máu của truyền nhân chín loại chuông thay máu cho cô gái đó, đó gọi là ‘hóa bướm’, đại khái ý là giúp cô gái này phá kén hóa bướm đó."
Phá kén hóa bướm còn có thể dùng như vậy hả? Trong lòng Giang Luyện nổi lên một cảm giác lạnh buốt.
“Chín loại máu, dù chỉ không hợp nhóm máu một loại thôi cũng có thể chết người mà? Huống chi là đổi sạch máu bản thân cô gái đó bằng chín loại máu trộn lẫn? Vẫn chưa hết, cô gái hóa bướm đó lấy đàn ông nhà họ Thạch lại có thể đẻ ra con gái có khả năng giữ chuông."
“Còn nữa, vì sao hai nhà Thịnh Thạch sống nương tựa lẫn nhau từ xa xưa, vẫn luôn là láng giềng, là bởi con gái nhà họ Thịnh luôn lấy đàn ông họ Thạch – cái này rất giống với tập tục cưới gả lẫn nhau trong nội bộ ba họ ma nước, nhưng ba họ ma nước tốt xấu gì cũng nhiều hệ đông người, hai nhà Thịnh Thạch cùng lắm chỉ bằng quy mô một cái trại, cưới qua đẻ lại như vậy, sau cùng cũng thành họ hàng gần rồi còn gì."
“Nhưng mỗi lần tôi tranh luận với Lão Thạch, nói chuyện này không khoa học, cậu ta đều mất kiên nhẫn nói khoa học vốn không giải thích được."
Nói tới đây, lão thần người một lúc, nhất thời không còn gì để nói tiếp, bèn nhìn Mạnh Thiên Tư: “Cô Mạnh, cô có gì để bổ sung không?"
Thực ra hiểu biết về nhà họ Thịnh của Mạnh Thiên Tư không nhiều bằng Thần Côn, hoặc có lẽ, cô trước nay không hề có hứng thú với người nhà này, cũng không muốn tìm hiểu sâu, bởi vậy nên chỉ nghe ngóng được chút râu ria, nghe Thần Côn hỏi vậy, chỉ gật đầu: “Cũng chừng đó, nhà họ Thịnh có tiếng là cảm nhận được oán khí của người chết, có thể đối thoại với người chết – trước đây cụ Đoàn mất tích ở Côn Lôn, me lớn tôi cuống điên lên, thử hết mọi cách, còn từng tìm người nhà họ Thịnh nữa."
Chuyện của Đoàn Văn Hi lại cũng từng…kinh động tới người nhà họ Thịnh sao?
Thần Côn kinh ngạc hồi lâu, hết sức mừng rỡ: “Sau đó thì sao, làm thế nào? Nhà họ Thịnh nói gì?"
Lần này vì chuyện của cụ Đoàn, Mạnh Thiên Tư đã liên lạc với Cao Kinh Hồng nhiều lần, qua lời me lớn, đã biết không ít những chuyện xảy ra năm xưa, thấy Thần Côn nhiệt tình vậy, cảm thấy lão quá nửa là phải thất vọng rồi: “Không sao cả, sấm to mưa nhỏ, phô trương thì lắm mà chẳng có kết quả gì, làm me lớn tôi tức đến độ ngầm nói họ là phường lừa đảo giang hồ."
…
Mạnh Thiên Tư định vị người nhà họ Thịnh là “họ hàng nghèo không qua lại", thỉnh thoảng tới cửa, há miệng ra là khoanh núi đòi đất, có điều quỷ non cũng chẳng cảm thấy có vấn đề gì, một ngọn núi mà thôi, thích chiếm thì chiếm, không dò thì không dò.
Chịu ơn người khó tránh khỏi phải mềm mỏng, bởi vậy nên, quỷ non đột nhiên tới nhờ vả, nhà họ Thịnh còn rất coi trọng, huống chi, quỷ non lắm tiền nhiều của, vốn là một kim chủ lớn.
Mạnh Thiên Tư cảm thấy có phần chẳng đáng: “Trong chín loại chuông, lộ linh đứng đầu, để bày tỏ lòng sự trịnh trọng, họ còn đưa người giữ chuông của lộ linh ra, hai đời mẹ con, người mẹ tên là Thịnh…Cẩm Như gì đó, con gái tên là Thịnh Thanh Bình, khi đó đứa con gái hãy còn nhỏ, mới mười mấy tuổi, nhưng nghe bảo đã bước đầu kế thừa năng lực giữ chuông, trò giỏi hơn thầy, năng lực cảm nhận ở mọi phương diện đều nhạy bén hơn một chút, me lớn tôi bèn đồng ý."
“Me lớn theo yêu cầu của họ, lấy đồ vật thường dùng, tóc rối rụng tìm được trong nhà của cụ Đoàn ra, nói chung là nhặt được cái gì gom hết cái đó lại, lòng ngập tràn hi vọng gửi qua."
“Kết quả là, làm đi làm lại năm lần bảy lượt đều chẳng có gì cả, lộ linh của họ chẳng mảy may rung lấy cái nào. Hai mẹ con còn nói chắc như đinh đóng cột rằng có hai khả năng, một là còn sống, chỉ là tìm không ra; hai là có thể đã mất nhưng không có oán khí, bởi vậy nên lộ linh không cảm ứng được. Đó không phải là nói nhảm à."
Cô lẩm bẩm: “Tôi cũng thấy họ giống lừa đảo giang hồ."
Hơi khó xử rồi, Thần Côn cảm thấy mình cần phải nói hộ người nhà Thịnh mấy câu, dù sao lão cũng có mấy người bạn có quan hệ với nhà họ Thịnh: “Cô Mạnh, cô không thể quơ đũa cả nắm thế được, nhà họ Thịnh gọi chuông rung là ‘oán khí chạm chuông’, oán khí oán khí, lời chưa tỏ, sau khi chạm chuông sẽ vang lên lời chuông, đó là lời mách nhờ phẫn uất của người chết, âm thanh…không cam, Đoàn tiểu thư không oán khí chạm chuông chứng tỏ…ra đi hãy còn rất bình thản, không phải sao…"
Lão cảm thấy không chu toàn nổi nữa: Chết bởi tay Diêm La mà còn có thể coi là ra đi “rất bình thản" sao?
Đúng lúc đó, Giang Luyện nãy giờ vẫn im lặng chợt lên tiếng: “Lời chuông là…lời mách nhờ của người chết?"
Thần Côn thuận miệng đáp: “Phải."
“Mách nhờ không cam?"
“Tất nhiên rồi," Thần Côn cảm thấy Giang Luyện có phần kỳ lạ, đã giải thích rõ ràng như vậy rồi mà vẫn hỏi đi hỏi lại, “Nhà họ Thịnh gọi đó là ‘oán khí chạm chuông’, cậu nghĩ mà xem, oán khí oán khí, nếu không có gì không cam lòng thì lấy đâu ra oán khí?"
Giang Luyện biết Thần Côn còn chưa nghĩ ra, không chỉ Thần Côn mà Mạnh Thiên Tư cũng chưa nghĩ tới, hai người thân ở trong núi chẳng nhìn rõ dáng núi, đều đã quá quen thuộc với nhà họ Thịnh nên không tỏ tường được bằng người ngoài như hắn, bèn nói rõ hơn: “Hai người còn nhớ mấy câu thầy mo ba mai đọc được từ bản thắt thừng ghi nhớ không, trong đó có một câu là ‘Có thể giúp ngươi nghe được, tiếng không cam của, người chần chừ trước cửa vào…’."
Thần Côn bị bất ngờ: “Hả?"
Lão hơi há hốc, lát sau mới lắp bắp: “Sao…sao có thể giống nhau chứ?"
“Không giống ư?" Giang Luyện cảm thấy càng nghĩ càng thấy giống, “Chần chừ trước cửa vào, cửa vào gì? Dương gian tới cõi âm cũng có cửa vào chứ?"
“Bởi không cam lòng, tâm nguyện chưa toại nên mới chần chừ trước cửa vào, hi vọng, oan khuất hoặc nhờ vả của mình có thể được người khác nghe thấy, hóa giải."
“Còn nữa, cụ Đoàn đi tìm xương rồng, nói là đốt xương rồng có thể chiếu rọi kiếp sau, lúc chúng ta hỏi Diêm La, ông ta lại nói là ông ta cũng không rõ, chỉ biết là một cửa vào – kết hợp hai câu trả lời này vào, đốt xương rồng sẽ chiếu rọi cửa vào kiếp sau."
“Có thể là kiếp sau nào đây? Nếu thật sự có kiếp sau thì trạng thái sau khi chết của người không phải là đoạn mở đầu cho kiếp sau sao? Tâm không vướng bận, đi vào kiếp sau; lòng còn không cam, chần chừ ở cửa vào."
Tác giả :
Vĩ Ngư