Xương Rồng Đốt Rương
Quyển 6 - Chương 10
Đến chiều, Mạnh Thiên Tư phải đổi xe, xe phòng tuy thoải mái nhưng thực sự không hold nổi đoạn đường về sau, nghe Lộ Tam Minh nói, hiện giờ vẫn còn tốt khối, đoạn đường cuối thì đừng nói là xe SUV bốn bánh, dù có là máy kéo cũng chẳng kéo vào được – hộ núi địa phương tiếp đãi còn đang nghĩ cách.
Xế chiều, Mạnh Thiên Tư đã được mục sở thị đó là cách gì.
Mười một con la tạo thành đội la.
Có bốn người dân công xua la, đến từ thành phố Bạch Sắc, Quảng Tây, được hộ núi phụ trách tiếp đãi ở địa phương bỏ ra một số tiền lớn “đào" từ các công trường gần đó tới: Nghe nói trong núi quá chật hẹp gập ghềnh, máy móc xây dựng công trình lớn căn bản không làm ăn được gì, vận chuyển đá và vật liệu đá đều chỉ có thể dựa vào sức vận nguyên thủy nhất này của con la.
Lúc đoàn xe đến nơi, mười một con la xếp thành hình chữ Nhất (一), trên lưng mỗi con la ngoài chừa vị trí cho người ra thì đều đã chở đầy trang bị, mỗi bên cổ la còn treo hai, ba đôi ủng đi mưa, trông rất buồn cười.
Mười một con la chỉ có thể ngồi được mười một người, người dắt la để tiết kiệm tiền đã tự nguyện không ngồi mà đi bộ, thế là ngoài bốn người Mạnh Thiên Tư, Giang Luyện, Thần Côn và Lộ Tam Minh thì còn lại bảy chỗ, bảy người này đều phải chọn những người tháo vát giỏi làm việc, còn phải bao gồm cả người dẫn đường và bác sĩ, Tân Từ tất nhiên bị trừ ra ngoài.
Tân Từ rất vui vẻ không đi, chỉ đưa thuốc cần uống của Mạnh Thiên Tư cho Lộ Tam Minh, Lộ Tam Minh cầm thuốc mà như phụng lệnh vua, tự cảm thấy trọng trách trên vai nặng thêm ba phần.
Hộ núi phụ trách tiếp đãi họ Bì tên Khưu, được người ta đặt cho biệt danh Tì Hưu, vóc dáng cao lớn, vai u thịt bắp, bởi Tì Hưu là loài thú may mắn tốt lành chuyển tai hóa nạn nên lúc làm nhiệm vụ, các hộ núi đều rất thích kết đội cùng gã, cầu chút may mắn.
Vừa gặp mặt, Tì Hưu đã nhận lỗi với Mạnh Thiên Tư, nói là biết nhiều người tới nhưng lại ít la, chỉ có thể tìm được mấy con này thôi.
Mạnh Thiên Tư không rõ tại sao lại không thể đi bộ mà nhất định phải ngồi la, có điều cũng lười hỏi, người ta đã thu xếp vậy thì tất là có lý lẽ riêng.
Còn chuyện la không đủ thì cô cũng chẳng cảm thấy có vấn đề gì: Quỷ non làm việc rất ít khi huy động toàn bộ người, nhất định sẽ để lại một doanh trại dự bị đằng sau, những người còn lại này vừa hay ở lại làm hậu bị – như vậy lỡ mà xảy ra chuyện gì thì còn có thể phối hợp tác chiến được, đỡ như ma nước, diệt một cái là chết sạch cả đoàn, đến chuyện gì xảy ra cũng chẳng có ai nói rõ được.
Lúc Giang Luyện lên la còn lo rằng trên lưng la đã thồ nhiều đồ vậy rồi, không chắc đã chịu đựng thêm được, người dắt la chẳng mảy may để ý, dùng tiếng phổ thông sứt sẹo khoe với hắn: “Chúng tôi vận đá từ chân núi lên núi để làm cột mắc dây cao thế, mỗi lần có thể thồ được mười tảng, hơn hai trăm cân cơ mà, một ngày lên xuống mười chuyến còn chẳng sao, anh cứ yên tâm đi."
…
Đội la cứ như vậy xuất phát lên núi, đường chật hẹp, không thể đi dàn hàng, chỉ có thể lên từng con từng con, Tân Từ nhìn theo phía xa, cảm thấy đội ngũ càng đi càng nhỏ, cuối cùng như một đàn kiến biến mất trong núi xanh um tùm.
***
Đi được nửa chặng đường, Mạnh Thiên Tư cuối cùng cũng biết công dụng của la và ủng đi mưa.
Đi xã Năm Trăm Lộng cũng không cần phải trèo đèo lội suối gì, phía trước đoàn xe đã vượt qua nhiều núi lắm rồi, nơi này vừa vặn mang địa thế bồn địa đất trũng, chỉ có điều trong bồn địa rải rác hơi nhiều núi đá bánh ú mà thôi, mà những núi đá này lại không thể trèo qua được, chỉ có thể đi lại giữa các “lộng" – bây giờ đang là cuối hạ, nơi này vừa qua mùa mưa, bị úng nước hệt như đầm lầy, đạp một cước xuống là bùn ướt có thể cao ngang đùi, mấy người dắt la đã như tượng bùn rồi, la cũng chẳng khá hơn, bốn chân đều ngập dưới bùn, nhìn từ xa hệt như một con quái vật dùng bụng để nổi, bơi trên bùn vậy.
Tì Hưu quay đầu giải thích với cô: “Giờ hãy còn khá lắm rồi đấy, đợt trước có một trận mưa lớn, làm ngập toàn bộ lộng chỗ này, mắt phễu dưới đáy cũng chẳng thoát được nước, núi đá ngập trong nước cứ như đảo vậy."
Quy luật này cũng như ao rửa rau trong nhà vậy: Bình thường có thể thoát được nước, nhưng một khi lượng nước quá lớn, hoặc là quá nhiều tạp vật tích tụ ở cửa thoát nước sẽ làm cửa thoát bị tắc, phải xả nước từ từ, hoặc là thò tay xuống moi – xả nước tù thiên nhiên còn chậm hơn cả ao rửa rau, ngâm nước thêm mấy ngày là bùn sẽ mềm đến không nhìn nổi nữa rồi.
Tì Hưu sợ đám Mạnh Thiên Tư cưỡi la nhàm chán, còn phát bản đồ ra sau: “Đây là tư liệu bản đồ núi để tham khảo, anh Lộ bảo tôi chuẩn bị, còn căn cứ theo ảnh chụp chuyến trước cụ Đoàn tới, đánh dấu những điểm có hộ gia đình, nhưng không biết Diêm La ở nhà nào nữa, thật sự không dò ra được."
Tờ giấy phát ra những tiếng loạt xoạt, từng tấm được chia ra sau, khá giống cảnh truyền đề thi khi đi thi thời còn ở trường, mấy người dắt la không hiếu kỳ gì, chỉ mải xua la đi: Đội la của họ ngoài vận đá ra thì cũng từng làm việc với không ít người thị sát công trình, chuyện những người đó nói, nào hiệu năng nào khảo hạch, nào bản đồ vệ tinh gì đấy đều là những thứ họ nghe không hiểu, cũng không quan tâm.
Thần Côn đi phía sau gọi với lên trước: “Cậu Bì…Tì Hưu gì ơi, sao năm đó Đoàn tiểu thư lại muốn đi xã Năm Trăm Lộng vậy?"
Tì Hưu thấy lão kêu gọi mất sức quá, bèn lắc lắc bộ đàm trong tay, bấy giờ Thần Côn mới để ý thấy trên con la mình cưỡi cũng treo một cái, vừa tò mò cầm lên đã nghe thấy tiếng Tì Hưu từ đó truyền ra: “Năm đó cụ Đoàn không chỉ đi mình xã Năm Trăm Lộng, chuyến đó của cụ là tuần núi, đi rất nhiều nơi, chỉ là sau khi tới xã Năm Trăm Lộng thì không biết tại sao lại dừng lại, không đi tiếp nữa."
Thần Côn thở dài, muốn nói gì đó, lại nuốt về: Bởi thực sự không biết dùng món đồ cao cấp này thế nào.
Còn có thể vì sao nữa chứ, quá nửa là bởi gặp trúng Diêm La.
***
Lúc tới được xã Năm Trăm Lộng, trời đã đen kịt, trên lưng mỗi con la đều lắp thiết bị chiếu sáng, còn có đèn pha cầm tay, bật lên ánh sáng chiếu ra rất mạnh, làm cả một vùng xung quanh sáng rực như ban ngày.
Nhưng phía ngoài thì lại tối mịt, sau khi nơi này bị bỏ hoang thì cũng không được khai phá nữa, còn nguyên thủy hơn cả nơi chưa từng được khai phá, bởi không mọc cây rừng nên không có sinh vật gì trú ngụ, yên lặng đến đáng sợ, luồng sáng chiếu ra thỉnh thoảng lại bị những tảng đá dày nặng chặn lại, đó chính là núi đá bánh ú.
Lộ Tam Minh kiên trì kiến nghị với Mạnh Thiên Tư: “Cô Mạnh, cô xem, hay là đêm nay nghỉ lại đây trước đã?"
Tự gã cũng cảm thấy sắp xếp như vậy không hợp lí nhưng dù có xua lừa đi sớm, qua hết đoạn đường bùn này, xem xét hết các căn nhà bỏ hoang này thì cũng tối rồi, nói cách khác, bất kể là đi từ lúc nào thì cũng không thể tránh khỏi phải “nghỉ lại một đêm".
Đã đến tới đây rồi thì nhất định là phải nghỉ lại, Mạnh Thiên Tư giơ đèn pha lên quét một vòng xung quanh, trong phạm vi chiếu sáng có vài căn nhà, đa số đều đã gần sụp, những căn dựng bằng đá thì tường vách đều còn khá vững. Cô phân phó Lộ Tam Minh: “Chú phái người đi xem xét xung quanh xem, chọn căn nhà đá nào vững vững chút, mọi người chịu khó một đêm vậy."
Không ngờ rằng đến “chịu khó" cũng chẳng có cơ hội.
Những người đi xem xét quay lại nói rằng vì cứ đến hè là nơi này lại bị ngập, mấy chục năm nay cũng chẳng biết đã bị bao nhiêu lần rồi nữa, nhà gỗ tất nhiên đã sớm mục nát như bông, còn nhà đá thì tường trong tường ngoài đều từng vệt mớn nước, hơn nữa còn bám đầy rêu phong, tích lũy qua năm tháng, lớp mới mọc thì dĩ nhiên là phủ kín mặt tường, lớp bị ngâm nước nát rữa thì chất động trong nhà, trắng ngà như sữa, rất hôi thối, có cố quét sạch thì cũng không tản hết mùi được, đứng trong nhà một lúc thôi đã không chịu nổi rồi chứ đừng nói là nghỉ lại một đêm.
Khó giải quyết rồi, nơi mặc dù đỡ bùn nhão hơn trên đường nhưng cũng lươn ngắn chê chạch dài, đóng đinh dựng lều cũng không thích hợp. So với bất lực chịu đựng cả đêm không chợp mắt được, còn chẳng bằng lên tinh thần làm việc, Mạnh Thiên Tư quyết tâm: “Mặc trang bị vào hết đi, làm sớm xong sớm, ra ngoài rồi lại nghỉ ngơi."
Cô xỏ ủng đi mưa vào, bó chặt miệng ủng, nhảy từ trên lưng la xuống, những người khác cũng nhao nhao xuống la.
Chỉ có điều, người có thể thức đêm làm việc được chứ la đi hơn nửa ngày rồi, phải nghỉ ngơi thật tốt mới được, bằng không ngày mai đi về sẽ bị kiệt sức: những người dắt la này đều kiếm tiền bằng la, rất đau lòng cho gia súc của mình, tức thì kéo la đi uống nước.
Đất trũng trong núi vừa qua mùa mưa là tất sẽ có ao nước lớn bé, chỉ là vấn đề gần hay xa mà thôi, nước trong ao tuy bẩn nhưng gia súc chẳng quan tâm, Mạnh Thiên tư bảo Lộ Tam Minh chọn hai người thân thủ lanh lẹ đi theo người dắt la, nói hơi vạ miệng chút: quỷ non gặp chuyện thì nội bộ còn dễ giải quyết chứ người ngoài mà gặp bất trắc thì rất khó xử lý.
Những người còn lại cũng không chia nhóm, tối lửa tắt đèn thế này, chia nhóm chỉ sợ gặp chuyện không may, đều tập hợp lại cùng một chỗ, một đường đi kiểm tra những nhà ở bị bỏ hoang theo số thứ tự trên bản đồ.
Hai người đi theo người dắt la, bên Thiên Tư còn dư lại chín người, phân công rất rõ ràng: Tì Hưu và một người cường tráng khỏe mạnh khác tên là Thang Tráng phụ trách ra sức, nâng nắp nhấc khung, dọn dẹp hiện trường, nhóm bốn người Mạnh Thiên Tư chủ yếu kiểm tra, còn lại ba người, hai người chiếu sáng, một người canh gác bên cạnh.
Đám người cứ như vậy vừa đi vừa xem, nhưng quả thật là không nhìn ra có gì khác thường: Lúc người nơi này dọn đi đại khái đã mang hết dụng cụ theo, những gì còn lại phần lớn đều là những món kềnh càng không dễ mang đi, mà mấy thứ ván giường bàn hỏng này thì cũng chỉ đặt chình ình ở đó chứ sao có thể nhìn ra manh mối gì?
Mạnh Thiên Tư hơi ủ rũ, cảm thấy hành trình xã Năm Trăm Lộng này quá nửa là công dã tràng, tới chỉ để cho chắc dạ mà thôi.
Giang Luyện tìm một cơ hội, qua nói với cô: “Người khác đều chuyển hết đi cả nhưng Diêm La thì chưa chắc, ông ta chắc chắn đi rất vội vàng, hẳn còn lưu lại không ít thứ."
Mạnh Thiên Tư không nhìn hắn nhưng cứ muốn vặc lại hắn hai câu: “Chắc gì chứ, biết đâu ông ta có vợ, ông ta đi rồi, vợ ông ta có thể chuyển nhà mà."
Giang Luyện cười: “Người như Diêm La, đã lưu lạc bên ngoài rồi, hơn nữa lúc trốn đi cũng đã…bốn năm mươi, sao còn nghĩ được tới chuyện cưới vợ chứ?"
Hắn hồi tưởng lại: Không sai, nhà họ Huống bị cướp giết là vào những năm bốn mươi, lúc đó Diêm La hai, ba chục tuổi, năm sáu mấy trốn đi thì cũng đã hơn bốn chục rồi.
Trên đường bỏ trốn Diêm La còn có thể nảy sinh tình cảm được sao? Hắn khó mà tin được.
Mạnh Thiên Tư hừ một tiếng: “Ảnh của cụ Đoàn có hai bức có Diêm La, ông ta ăn mặc không khác gì dân bản xứ, nói cách khác chắc chắn đã ở đây rất nhiều năm rồi, nếu không phải có gương mặt đó thì anh nhận ra được ông ta là người ngoại lai chắc?"
“Một người muốn che giấu tung tích thì cách ngụy trang tốt nhất là khiến gương mặt mình trở nên mờ nhạt, không khác gì như những người xung quanh. Ông ta là một người ngoài mà cứ một mực độc thân như vậy thì rất dễ khiến người khác chú ý – vì sao không tìm một bà vợ nông thôn chẳng biết cái gì hầu hạ ông ta, xử lý mọi thứ cho ông ta để ông ta có thể nhàn tản làm việc của mình chứ?"
Nơi này hẻo lánh như vậy, người ở đây tất nhiên cũng bị ngăn cách, không chú ý tới tình hình bên ngoài, cũng gần như không biết chữ, Diêm La muốn che giấu bản thân, nhanh chóng hòa nhập thì biện pháp tốt nhất đúng là ghép thành một cặp với một người phụ nữ địa phương, việc này đối với Diêm La mà nói thì chỉ trăm lợi chứ không có hại.
Giang Luyện sửng sốt, lát sau mới nói: “Cũng có lý."
Mạnh Thiên Tư liếc xéo hắn: “Thế nên mới nói, đàn ông đều vậy cả."
Nói đoạn ngẩng đầu đi ra, phân phó Tì Hưu: “Sang nhà khác."
Giang Luyện rớt lại phía sau, cứ cảm thấy lời này của Mạnh Thiên Tư có ý sâu xa gì đó, ngoài sáng thì nói Diêm La nhưng trong tối thì như muốn mắng ai đó…
Đang nghĩ ngợi thì Thần Côn chạy tới, hỏi hắn: “Tiểu Luyện Luyện, cậu nói xem, Diêm La tới xã Năm Trăm Lộng là chọn bừa một nơi hẻo lánh để ẩn náu hay là cố ý tới đây?"
Giang Luyện cũng không trả lời được.
Căn tiếp theo là một nhà đá, còn chưa vào cửa, mùi hôi thối đã thốc vào mặt, Tì Hưu phát khẩu trang cho mọi người trước khi vào, Giang Luyện vừa đeo lên đã nhận thấy chung quanh nổi gió.
Địa thế của bồn địa thấp trũng, thế gió luôn rất rào rạt, hơn nữa còn có núi bánh ú sừng sững, gió thổi qua chẳng thể thông suốt được, liên tiếp bị ngáng đường ma sát, khó tránh khỏi sinh ra âm thanh lạ, nghe trong đêm rất rợn người.
Thần Côn ngạc nhiên: “Thật đúng là y hệt thành ma Nhã Đan!"
Lộ Tam Minh đắc ý: “Anh Thần, tôi có lừa anh đâu? Đây chính là chấn động ma sát của luồng khí, bây giờ gió mới chỉ nổi lên thôi, đợi thêm lát nữa gió lớn hơn sẽ nghe như tiếng quỷ khóc thần gào ấy."
Quả nhiên, mấy người vào nhà, xem xung quanh không có thu hoạch gì, đang định ra ngoài thì lại một luồng gió mạnh thổi tới, gió lần này mạnh hơn hẳn, đến nóc nhà hỏng nát cũng bị hất lên liên tục, bốn phương tám hướng nhất thời sụt sà sụt sùi, hoàn toàn hệt như vạn quỷ cùng khóc, hơn nữa tiếng động này cũng không giống thành ma Nhã Đan: Ở Nhã Đan là đồng không mông quạnh, tiếng đến nhanh đi cũng nhanh, nhưng trong khu đất trũng đầy núi bánh ú này thì tiếng lại quanh quẩn khắp nơi, sóng sau đè sóng trước, Mạnh Thiên Tư đang tê dại da đầu thì chợt nghe cách đó không xa có tiếng kinh hãi ré lên.
Nghe tiếng chắc chắn là của một trong số những người dắt la, Mạnh Thiên Tư vội hét lên: “Sao thế?"
Dứt lời, trong phòng ngoài phòng cùng vang lên hai tiếng: “Để tôi đi xem."
Bên ngoài là người canh gác, anh ta chiếm được địa lợi, còn chưa nói hết người đã vọt ra ngoài.
Bên trong là Tì Hưu, cũng như tuyệt đại đa số các hộ núi, luôn muốn thể hiện mình trước mặt sếp tổng, vậy nhưng nhất thời cấp bách, quên mất mặt đất rất trơn, vừa bước một bước đã đổ nhào sang một bên, hai tay cuống quít quờ quạng song lại chẳng có vật gì mà bắt, bấu mạnh lên lớp rêu trên mặt tường rồi cào thẳng một đường xuống, nặng nề ngã xuống đất.
Đúng lúc đó chợt nghe bộ đàm bên hông truyền ra tiếng, là của một hộ núi đi theo người dắt la, đang giải thích từ đầu đó: “Không có chuyện gì không có chuyện gì, người nông thôn nhát gan, vốn nghi thần nghi quỷ, đột nhiên nghe thấy tiếng gió thổi, lại bị trượt chân nên hét ầm lên đấy thôi, vừa bị tôi mắng rồi."
Chốt lại là một hồi sợ bóng sợ gió, Mạnh Thiên Tư thở phào một hơi. Đầu này, Tì Hưu vừa lúng túng vừa xấu hổ, trong tay còn nắm một đống vừa dính vừa thối, nghĩ thôi đã muốn ói rồi.
Gã giãy giụa muốn đứng lên, chỉ là ngã quá mạnh nên vừa dùng sức đã bị đau. Giang Luyện cách gã gần nhất, thấy vậy cúi người xuống chìa tay cho gã.
Hắn có ấn tượng rất tốt với Tì Hưu, người này tướng tá thô kệch vậy mà tính tình lại thẹn thùng nhũn nhặn, có phần đáng yêu.
Tì Hưu rất cảm kích, nói một tiếng “Cảm ơn", đổi sang bàn tay còn sạch cầm lấy tay hắn, đợi mượn lực đứng lên.
Vậy nhưng nắm rồi lại không mượn được lực, Giang Luyện cũng không kéo gã.
Tì Hưu lấy làm lạ, ngẩng đầu nhìn Giang Luyện, chỉ thấy Giang Luyện cau mày, nhìn chằm chằm vào vách đá, yết hầu lăn lăn giây lát rồi gọi một tiếng: “Thiên Tư."
Mạnh Thiên Tư nghe thấy tiếng quay đầu lại, nhất thời không nhìn ra được có gì kỳ bí, chỉ thấy lớp rêu trên vách bị cào một đường chấm đất, đó là do Tì Hưu cào ra lúc ngã xuống.
Giang Luyện nuốt nước bọt, giọng nói hơi kích động: “Đèn, mau bật đèn lên, trên vách đá có vết khắc."
Đèn lập tức chiếu sáng, đúng là có vết khắc, ở ngay chỗ bị Tì Hưu cào xuống, không có trật tự gì, tới tới lui lui, như có người dùng dao khắc đi khắc lại, cố gắng cạo mài thứ gì ra.
Mạnh Thiên Tư nhìn một lúc, tim nổi trống dồn dập, trực giác có vật gì cũng sẽ nhanh chóng bị phát hiện.
Cô nói: “Dọn sạch đống rêu trên vách tường này cho tôi."
***
Rất nhanh sau đó, rêu bám trên mặt tường đã bị cạo sạch xuống.
Đứng là có chữ viết, đều tập trung ở nửa vách dưới, độ cao như vậy có vẻ như là có người ngồi trên ghế thấp, quay mặt vào tường, khắc ra từng nét, sau đó nhìn chằm chằm hồi lâu, vò đầu bứt tai, vắt óc suy nghĩ.
Mã những chữ này sau đó lại đều chịu dao mài, hẳn là muốn xóa đi, cũng đích xác đã thành công xóa được một ít, nhưng phần không xóa được thì vì rêu phong bám sâu vào vết khắc nên dọn đi rồi lại càng thêm rõ ràng hơn, huống chi còn có hai ngọn đèn pha từ hai hướng trái phải chiếu lên mặt tường.
Giang Luyện liếc mắt là thấy rõ được những chữ phân bố không trật tự này.
Đại Vũ.
Đồ Sơn thị sinh Khải.
Ba lần qua cửa nhà.
Ai sinh ra Đại Vũ?
Mạnh Thiên Tư cũng nhìn thấy những chữ này, càng thêm khó hiểu: Ai khắc những chữ này vậy? Diêm La? Chắc vậy, nơi quần cư của dân tộc thiểu số như xã Năm Trăm Lộng này hẳn cũng chẳng tìm ra được người thứ hai biết viết chữ Hán, nhưng tại sao Diêm La lại đi nghiên cứu chuyện Đại Vũ trị thủy?
Đang nghĩ ngợi thì nghe thấy trong họng Thần Côn bật ra những tiếng ơ ô, và cả âm thanh hít mạnh một hơi lạnh, sau đó ngã ngồi đánh phịch xuống đất.
Giang Luyện nhìn lão một lúc rồi nhỏ giọng nói: “Mọi người ra ngoài đi, đừng làm ảnh hưởng tới Thần Côn."
Hắn kéo Mạnh Thiên Tư ra ngoài.
Mạnh Thiên Tư vẫn không hiểu ra sao, liên tục nhìn lại vào nhà: “Để làm gì, ông ấy sao vậy?"
Cổ họng Giang Luyện phát khô, cảm giác tay mình cũng đang run lên khe khẽ: “Có lẽ chú ấy nghĩ ra chuyện gì đó, đừng làm ảnh hưởng tới chú ấy, cho chú ấy không gian đi."
Vậy à, Mạnh Thiên Tư không nói gì nữa, lát sau, bĩu môi lầm bầm: “Sao tôi không nghĩ ra được nhỉ."
Giang Luyện bật cười: “Cô ghen tị với chú ấy à? Thiên Tư, Thần Côn người ta tới giờ cũng chưa từng ghen tị cô biết mổ núi, động thú núi, phục thú núi đâu."
“Mỗi người một chuyên môn, chú ấy đã hòa mình vào những chuyện huyền bí kỳ dị suốt hai ba mươi năm rồi, đọc nhiều tài liệu sách vở liên quan hơn cô, trải qua nhiều chuyện hơn cô, có một số liên hệ chỉ mình chú ấy là có thể liên tưởng được – dù sao chú ấy cũng là cánh sen của cô, có công lao gì cũng tính như của cô, cứ giữ chặt lấy cánh sen này đừng để nó rụng mất là được."
Mạnh Thiên Tư muốn cười, còn chưa kịp nói gì thì đã nghe Thần Côn trong nhà gọi vọng ra: “Tiểu Luyện Luyện?"
Mạnh Thiên Tư và Giang Luyện liếc nhau rồi cùng đi vào phòng.
Thần Côn vẫn đang ngồi dưới đất, một tay run run bám lên hai chữ “Đại Vũ" kia, một lúc lâu sau mới mở miệng: “Hai người đều đã được nghe về truyền thuyết Đại Vũ trị thủy rồi đúng không?"
Mạnh Thiên Tư đáp: “Rồi."
Thần Côn quay đầu nhìn cô: “Kể lại xem."
Lại bổ sung: “Phải thật cụ thể, tiền căn hậu quả đều phải thật cụ thể."
Mạnh Thiên Tư nghĩ ngợi rồi nói: “Thì là vào thời thượng cổ, khắp nơi lũ lụt, hoàng đế khi đó là vua Nghiêu, ông ấy bổ nhiệm cho cha của Đại Vũ là Cổn trị thủy, nghe nói Cổn dùng tức nhưỡng nhưng chỉ biết chặn mà không biết khơi, trị thủy thất bại, bị vua Nghiêu giết mất."
Thần Côn sửa đúng cô: “Không phải, người giết Cổn là Thuấn, khi đó vua Thuấn lên ngôi rồi."
Có khác nhau gì đâu, đều là vua cả mà, Mạnh Thiên Tư chẳng để tâm: “Sau đó, Thuấn lại bổ nhiệm con trai của Cổn là Đại Vũ trị thủy, Đại Vũ thông minh hơn Cổn nên trị được thôi."
Giang Luyện đứng nghe bên cạnh, nghe cô hăm hở làm một câu “Nên trị được thôi", bất giác mỉm cười, cảm thấy cô thật sự rất đáng yêu.
Mạnh Thiên Tư tự cảm thấy mình trả lời không tệ, nhìn sang chữ trên tường, lại chủ động bổ sung thêm chút: “Đại Vũ trị thủy rất gắng sức, ba lần đi qua cửa nhà mà không vào, vợ ông ấy là con gái tộc Đồ Sơn, sinh cho ông ấy một đứa con trai, chính là Khải, sau đó thì không còn thịnh hành chế độ nhường ngôi truyền hiền nữa, Vũ truyền tử, độc chiếm thiên hạ, mở ra triều Hạ."
Thần Côn nói: “Tôi hỏi cô một câu, Thuấn giết Cổn, có thù giết cha với Đại Vũ, tại sao Đại Vũ lại không hận ông ấy mà còn giúp ông ấy trị thủy?"
Mạnh Thiên Tư nhất thời nghẹn lời, hơi khựng lại rồi đáp: “Lúc đó…tình hình thiên tai nghiêm trọng, Đại Vũ một lòng vì dân, không so đo ân oán cá nhân."
Nếu là cô thì cô đoán mình so đo là cái chắc.
Thần Côn nói: “Được. Tôi lại hỏi cô, ai sinh ra Đại Vũ?"
Mạnh Thiên Tư không thèm nghĩ đáp luôn: “Mẹ Vũ sinh."
Còn chưa dứt lời, chợt nghe Giang Luyện bên cạnh không nhịn được, cười phì một tiếng.
Mạnh Thiên Tư cáu: “Có gì buồn cười?"
Nói xong cũng tự bật cười, không phải cảm thấy mình sai mà là cảm thấy câu “Vũ là mẹ Vũ sinh" nói ra quá khôi hài.
Chỉ có Thần Côn là không cười, lão bình tĩnh nhìn Mạnh Thiên Tư, nói: “Không phải."
“Cô Mạnh, cô không rành thần thoại lắm rồi, trong truyền thuyết thần thoại chưa từng đề cập tới mẹ Đại Vũ. Thần thoại kể rằng Cổn bị giết chết ở núi Vũ, từ trong xương thịt của ông ta thai nghén nên Đại Vũ."
“Mà ‘Hải nội kinh’ của ‘Sơn hải kinh’ thì kể rằng: Đế lệnh cho Chúc Dung giết Cổn ở Vũ, Cổn phục sinh Vũ. Còn có người nói chữ đó không phải phục mà là phúc – bụng. Nhưng bất kể là phục sinh Vũ hay là phúc sinh Vũ thì Đại Vũ cũng là do Cổn sinh ra, hơn nữa, là sinh ra sau khi chết."
Mạnh Thiên Tư sững sờ: “Nhưng Cổn là cha Đại Vũ mà, cha sao sinh con được chứ, lại còn là chết sau sinh."
Thần Côn nói: “Đúng vậy. Nhưng cái gì đã khiến chúng ta cảm thấy chỉ có người mẹ mới có khả năng sinh con, nếu vào thời xa xưa, cha cũng có thể sinh con thì sao? Không đúng, không phải cha sinh con mà là sinh sản tự thể, một loại sinh sản khác, khoa học hiện đại không phải cũng có sinh sản kiểu nhân bản sao? Cổn sinh ra một chính mình mới, bởi vậy nên không có thù oán gì với Thuấn đã hạ lệnh giết ông ta."
Giang Luyện nghe mà trong lòng rét buốt, trong sát na chợt bật thốt: “Diêm La…"
Thần Côn nhìn về phía hắn, hỏi: “Tại sao Đại Phi lại sợ đến phát điên? Xác chết sống dậy bình thường không dọa được anh ta phải không? Vì sao số lượng thi thể trên hiện trường lại tìm đủ được số bộ xương cháy tương ứng? Vậy chuyện nhiều thêm một người bí ẩn phải giải thích thế nào?"
“Nhưng bây giờ, tôi đã nghĩ thông tỏ rồi, có khi nào là…Diêm La sinh ra Diêm La không? Hài cốt Diêm La cũ vẫn còn đó, nhưng Diêm La mới thì đã…được thai nghén sinh ra, hơn nữa còn nhanh chóng trưởng thành."
Xế chiều, Mạnh Thiên Tư đã được mục sở thị đó là cách gì.
Mười một con la tạo thành đội la.
Có bốn người dân công xua la, đến từ thành phố Bạch Sắc, Quảng Tây, được hộ núi phụ trách tiếp đãi ở địa phương bỏ ra một số tiền lớn “đào" từ các công trường gần đó tới: Nghe nói trong núi quá chật hẹp gập ghềnh, máy móc xây dựng công trình lớn căn bản không làm ăn được gì, vận chuyển đá và vật liệu đá đều chỉ có thể dựa vào sức vận nguyên thủy nhất này của con la.
Lúc đoàn xe đến nơi, mười một con la xếp thành hình chữ Nhất (一), trên lưng mỗi con la ngoài chừa vị trí cho người ra thì đều đã chở đầy trang bị, mỗi bên cổ la còn treo hai, ba đôi ủng đi mưa, trông rất buồn cười.
Mười một con la chỉ có thể ngồi được mười một người, người dắt la để tiết kiệm tiền đã tự nguyện không ngồi mà đi bộ, thế là ngoài bốn người Mạnh Thiên Tư, Giang Luyện, Thần Côn và Lộ Tam Minh thì còn lại bảy chỗ, bảy người này đều phải chọn những người tháo vát giỏi làm việc, còn phải bao gồm cả người dẫn đường và bác sĩ, Tân Từ tất nhiên bị trừ ra ngoài.
Tân Từ rất vui vẻ không đi, chỉ đưa thuốc cần uống của Mạnh Thiên Tư cho Lộ Tam Minh, Lộ Tam Minh cầm thuốc mà như phụng lệnh vua, tự cảm thấy trọng trách trên vai nặng thêm ba phần.
Hộ núi phụ trách tiếp đãi họ Bì tên Khưu, được người ta đặt cho biệt danh Tì Hưu, vóc dáng cao lớn, vai u thịt bắp, bởi Tì Hưu là loài thú may mắn tốt lành chuyển tai hóa nạn nên lúc làm nhiệm vụ, các hộ núi đều rất thích kết đội cùng gã, cầu chút may mắn.
Vừa gặp mặt, Tì Hưu đã nhận lỗi với Mạnh Thiên Tư, nói là biết nhiều người tới nhưng lại ít la, chỉ có thể tìm được mấy con này thôi.
Mạnh Thiên Tư không rõ tại sao lại không thể đi bộ mà nhất định phải ngồi la, có điều cũng lười hỏi, người ta đã thu xếp vậy thì tất là có lý lẽ riêng.
Còn chuyện la không đủ thì cô cũng chẳng cảm thấy có vấn đề gì: Quỷ non làm việc rất ít khi huy động toàn bộ người, nhất định sẽ để lại một doanh trại dự bị đằng sau, những người còn lại này vừa hay ở lại làm hậu bị – như vậy lỡ mà xảy ra chuyện gì thì còn có thể phối hợp tác chiến được, đỡ như ma nước, diệt một cái là chết sạch cả đoàn, đến chuyện gì xảy ra cũng chẳng có ai nói rõ được.
Lúc Giang Luyện lên la còn lo rằng trên lưng la đã thồ nhiều đồ vậy rồi, không chắc đã chịu đựng thêm được, người dắt la chẳng mảy may để ý, dùng tiếng phổ thông sứt sẹo khoe với hắn: “Chúng tôi vận đá từ chân núi lên núi để làm cột mắc dây cao thế, mỗi lần có thể thồ được mười tảng, hơn hai trăm cân cơ mà, một ngày lên xuống mười chuyến còn chẳng sao, anh cứ yên tâm đi."
…
Đội la cứ như vậy xuất phát lên núi, đường chật hẹp, không thể đi dàn hàng, chỉ có thể lên từng con từng con, Tân Từ nhìn theo phía xa, cảm thấy đội ngũ càng đi càng nhỏ, cuối cùng như một đàn kiến biến mất trong núi xanh um tùm.
***
Đi được nửa chặng đường, Mạnh Thiên Tư cuối cùng cũng biết công dụng của la và ủng đi mưa.
Đi xã Năm Trăm Lộng cũng không cần phải trèo đèo lội suối gì, phía trước đoàn xe đã vượt qua nhiều núi lắm rồi, nơi này vừa vặn mang địa thế bồn địa đất trũng, chỉ có điều trong bồn địa rải rác hơi nhiều núi đá bánh ú mà thôi, mà những núi đá này lại không thể trèo qua được, chỉ có thể đi lại giữa các “lộng" – bây giờ đang là cuối hạ, nơi này vừa qua mùa mưa, bị úng nước hệt như đầm lầy, đạp một cước xuống là bùn ướt có thể cao ngang đùi, mấy người dắt la đã như tượng bùn rồi, la cũng chẳng khá hơn, bốn chân đều ngập dưới bùn, nhìn từ xa hệt như một con quái vật dùng bụng để nổi, bơi trên bùn vậy.
Tì Hưu quay đầu giải thích với cô: “Giờ hãy còn khá lắm rồi đấy, đợt trước có một trận mưa lớn, làm ngập toàn bộ lộng chỗ này, mắt phễu dưới đáy cũng chẳng thoát được nước, núi đá ngập trong nước cứ như đảo vậy."
Quy luật này cũng như ao rửa rau trong nhà vậy: Bình thường có thể thoát được nước, nhưng một khi lượng nước quá lớn, hoặc là quá nhiều tạp vật tích tụ ở cửa thoát nước sẽ làm cửa thoát bị tắc, phải xả nước từ từ, hoặc là thò tay xuống moi – xả nước tù thiên nhiên còn chậm hơn cả ao rửa rau, ngâm nước thêm mấy ngày là bùn sẽ mềm đến không nhìn nổi nữa rồi.
Tì Hưu sợ đám Mạnh Thiên Tư cưỡi la nhàm chán, còn phát bản đồ ra sau: “Đây là tư liệu bản đồ núi để tham khảo, anh Lộ bảo tôi chuẩn bị, còn căn cứ theo ảnh chụp chuyến trước cụ Đoàn tới, đánh dấu những điểm có hộ gia đình, nhưng không biết Diêm La ở nhà nào nữa, thật sự không dò ra được."
Tờ giấy phát ra những tiếng loạt xoạt, từng tấm được chia ra sau, khá giống cảnh truyền đề thi khi đi thi thời còn ở trường, mấy người dắt la không hiếu kỳ gì, chỉ mải xua la đi: Đội la của họ ngoài vận đá ra thì cũng từng làm việc với không ít người thị sát công trình, chuyện những người đó nói, nào hiệu năng nào khảo hạch, nào bản đồ vệ tinh gì đấy đều là những thứ họ nghe không hiểu, cũng không quan tâm.
Thần Côn đi phía sau gọi với lên trước: “Cậu Bì…Tì Hưu gì ơi, sao năm đó Đoàn tiểu thư lại muốn đi xã Năm Trăm Lộng vậy?"
Tì Hưu thấy lão kêu gọi mất sức quá, bèn lắc lắc bộ đàm trong tay, bấy giờ Thần Côn mới để ý thấy trên con la mình cưỡi cũng treo một cái, vừa tò mò cầm lên đã nghe thấy tiếng Tì Hưu từ đó truyền ra: “Năm đó cụ Đoàn không chỉ đi mình xã Năm Trăm Lộng, chuyến đó của cụ là tuần núi, đi rất nhiều nơi, chỉ là sau khi tới xã Năm Trăm Lộng thì không biết tại sao lại dừng lại, không đi tiếp nữa."
Thần Côn thở dài, muốn nói gì đó, lại nuốt về: Bởi thực sự không biết dùng món đồ cao cấp này thế nào.
Còn có thể vì sao nữa chứ, quá nửa là bởi gặp trúng Diêm La.
***
Lúc tới được xã Năm Trăm Lộng, trời đã đen kịt, trên lưng mỗi con la đều lắp thiết bị chiếu sáng, còn có đèn pha cầm tay, bật lên ánh sáng chiếu ra rất mạnh, làm cả một vùng xung quanh sáng rực như ban ngày.
Nhưng phía ngoài thì lại tối mịt, sau khi nơi này bị bỏ hoang thì cũng không được khai phá nữa, còn nguyên thủy hơn cả nơi chưa từng được khai phá, bởi không mọc cây rừng nên không có sinh vật gì trú ngụ, yên lặng đến đáng sợ, luồng sáng chiếu ra thỉnh thoảng lại bị những tảng đá dày nặng chặn lại, đó chính là núi đá bánh ú.
Lộ Tam Minh kiên trì kiến nghị với Mạnh Thiên Tư: “Cô Mạnh, cô xem, hay là đêm nay nghỉ lại đây trước đã?"
Tự gã cũng cảm thấy sắp xếp như vậy không hợp lí nhưng dù có xua lừa đi sớm, qua hết đoạn đường bùn này, xem xét hết các căn nhà bỏ hoang này thì cũng tối rồi, nói cách khác, bất kể là đi từ lúc nào thì cũng không thể tránh khỏi phải “nghỉ lại một đêm".
Đã đến tới đây rồi thì nhất định là phải nghỉ lại, Mạnh Thiên Tư giơ đèn pha lên quét một vòng xung quanh, trong phạm vi chiếu sáng có vài căn nhà, đa số đều đã gần sụp, những căn dựng bằng đá thì tường vách đều còn khá vững. Cô phân phó Lộ Tam Minh: “Chú phái người đi xem xét xung quanh xem, chọn căn nhà đá nào vững vững chút, mọi người chịu khó một đêm vậy."
Không ngờ rằng đến “chịu khó" cũng chẳng có cơ hội.
Những người đi xem xét quay lại nói rằng vì cứ đến hè là nơi này lại bị ngập, mấy chục năm nay cũng chẳng biết đã bị bao nhiêu lần rồi nữa, nhà gỗ tất nhiên đã sớm mục nát như bông, còn nhà đá thì tường trong tường ngoài đều từng vệt mớn nước, hơn nữa còn bám đầy rêu phong, tích lũy qua năm tháng, lớp mới mọc thì dĩ nhiên là phủ kín mặt tường, lớp bị ngâm nước nát rữa thì chất động trong nhà, trắng ngà như sữa, rất hôi thối, có cố quét sạch thì cũng không tản hết mùi được, đứng trong nhà một lúc thôi đã không chịu nổi rồi chứ đừng nói là nghỉ lại một đêm.
Khó giải quyết rồi, nơi mặc dù đỡ bùn nhão hơn trên đường nhưng cũng lươn ngắn chê chạch dài, đóng đinh dựng lều cũng không thích hợp. So với bất lực chịu đựng cả đêm không chợp mắt được, còn chẳng bằng lên tinh thần làm việc, Mạnh Thiên Tư quyết tâm: “Mặc trang bị vào hết đi, làm sớm xong sớm, ra ngoài rồi lại nghỉ ngơi."
Cô xỏ ủng đi mưa vào, bó chặt miệng ủng, nhảy từ trên lưng la xuống, những người khác cũng nhao nhao xuống la.
Chỉ có điều, người có thể thức đêm làm việc được chứ la đi hơn nửa ngày rồi, phải nghỉ ngơi thật tốt mới được, bằng không ngày mai đi về sẽ bị kiệt sức: những người dắt la này đều kiếm tiền bằng la, rất đau lòng cho gia súc của mình, tức thì kéo la đi uống nước.
Đất trũng trong núi vừa qua mùa mưa là tất sẽ có ao nước lớn bé, chỉ là vấn đề gần hay xa mà thôi, nước trong ao tuy bẩn nhưng gia súc chẳng quan tâm, Mạnh Thiên tư bảo Lộ Tam Minh chọn hai người thân thủ lanh lẹ đi theo người dắt la, nói hơi vạ miệng chút: quỷ non gặp chuyện thì nội bộ còn dễ giải quyết chứ người ngoài mà gặp bất trắc thì rất khó xử lý.
Những người còn lại cũng không chia nhóm, tối lửa tắt đèn thế này, chia nhóm chỉ sợ gặp chuyện không may, đều tập hợp lại cùng một chỗ, một đường đi kiểm tra những nhà ở bị bỏ hoang theo số thứ tự trên bản đồ.
Hai người đi theo người dắt la, bên Thiên Tư còn dư lại chín người, phân công rất rõ ràng: Tì Hưu và một người cường tráng khỏe mạnh khác tên là Thang Tráng phụ trách ra sức, nâng nắp nhấc khung, dọn dẹp hiện trường, nhóm bốn người Mạnh Thiên Tư chủ yếu kiểm tra, còn lại ba người, hai người chiếu sáng, một người canh gác bên cạnh.
Đám người cứ như vậy vừa đi vừa xem, nhưng quả thật là không nhìn ra có gì khác thường: Lúc người nơi này dọn đi đại khái đã mang hết dụng cụ theo, những gì còn lại phần lớn đều là những món kềnh càng không dễ mang đi, mà mấy thứ ván giường bàn hỏng này thì cũng chỉ đặt chình ình ở đó chứ sao có thể nhìn ra manh mối gì?
Mạnh Thiên Tư hơi ủ rũ, cảm thấy hành trình xã Năm Trăm Lộng này quá nửa là công dã tràng, tới chỉ để cho chắc dạ mà thôi.
Giang Luyện tìm một cơ hội, qua nói với cô: “Người khác đều chuyển hết đi cả nhưng Diêm La thì chưa chắc, ông ta chắc chắn đi rất vội vàng, hẳn còn lưu lại không ít thứ."
Mạnh Thiên Tư không nhìn hắn nhưng cứ muốn vặc lại hắn hai câu: “Chắc gì chứ, biết đâu ông ta có vợ, ông ta đi rồi, vợ ông ta có thể chuyển nhà mà."
Giang Luyện cười: “Người như Diêm La, đã lưu lạc bên ngoài rồi, hơn nữa lúc trốn đi cũng đã…bốn năm mươi, sao còn nghĩ được tới chuyện cưới vợ chứ?"
Hắn hồi tưởng lại: Không sai, nhà họ Huống bị cướp giết là vào những năm bốn mươi, lúc đó Diêm La hai, ba chục tuổi, năm sáu mấy trốn đi thì cũng đã hơn bốn chục rồi.
Trên đường bỏ trốn Diêm La còn có thể nảy sinh tình cảm được sao? Hắn khó mà tin được.
Mạnh Thiên Tư hừ một tiếng: “Ảnh của cụ Đoàn có hai bức có Diêm La, ông ta ăn mặc không khác gì dân bản xứ, nói cách khác chắc chắn đã ở đây rất nhiều năm rồi, nếu không phải có gương mặt đó thì anh nhận ra được ông ta là người ngoại lai chắc?"
“Một người muốn che giấu tung tích thì cách ngụy trang tốt nhất là khiến gương mặt mình trở nên mờ nhạt, không khác gì như những người xung quanh. Ông ta là một người ngoài mà cứ một mực độc thân như vậy thì rất dễ khiến người khác chú ý – vì sao không tìm một bà vợ nông thôn chẳng biết cái gì hầu hạ ông ta, xử lý mọi thứ cho ông ta để ông ta có thể nhàn tản làm việc của mình chứ?"
Nơi này hẻo lánh như vậy, người ở đây tất nhiên cũng bị ngăn cách, không chú ý tới tình hình bên ngoài, cũng gần như không biết chữ, Diêm La muốn che giấu bản thân, nhanh chóng hòa nhập thì biện pháp tốt nhất đúng là ghép thành một cặp với một người phụ nữ địa phương, việc này đối với Diêm La mà nói thì chỉ trăm lợi chứ không có hại.
Giang Luyện sửng sốt, lát sau mới nói: “Cũng có lý."
Mạnh Thiên Tư liếc xéo hắn: “Thế nên mới nói, đàn ông đều vậy cả."
Nói đoạn ngẩng đầu đi ra, phân phó Tì Hưu: “Sang nhà khác."
Giang Luyện rớt lại phía sau, cứ cảm thấy lời này của Mạnh Thiên Tư có ý sâu xa gì đó, ngoài sáng thì nói Diêm La nhưng trong tối thì như muốn mắng ai đó…
Đang nghĩ ngợi thì Thần Côn chạy tới, hỏi hắn: “Tiểu Luyện Luyện, cậu nói xem, Diêm La tới xã Năm Trăm Lộng là chọn bừa một nơi hẻo lánh để ẩn náu hay là cố ý tới đây?"
Giang Luyện cũng không trả lời được.
Căn tiếp theo là một nhà đá, còn chưa vào cửa, mùi hôi thối đã thốc vào mặt, Tì Hưu phát khẩu trang cho mọi người trước khi vào, Giang Luyện vừa đeo lên đã nhận thấy chung quanh nổi gió.
Địa thế của bồn địa thấp trũng, thế gió luôn rất rào rạt, hơn nữa còn có núi bánh ú sừng sững, gió thổi qua chẳng thể thông suốt được, liên tiếp bị ngáng đường ma sát, khó tránh khỏi sinh ra âm thanh lạ, nghe trong đêm rất rợn người.
Thần Côn ngạc nhiên: “Thật đúng là y hệt thành ma Nhã Đan!"
Lộ Tam Minh đắc ý: “Anh Thần, tôi có lừa anh đâu? Đây chính là chấn động ma sát của luồng khí, bây giờ gió mới chỉ nổi lên thôi, đợi thêm lát nữa gió lớn hơn sẽ nghe như tiếng quỷ khóc thần gào ấy."
Quả nhiên, mấy người vào nhà, xem xung quanh không có thu hoạch gì, đang định ra ngoài thì lại một luồng gió mạnh thổi tới, gió lần này mạnh hơn hẳn, đến nóc nhà hỏng nát cũng bị hất lên liên tục, bốn phương tám hướng nhất thời sụt sà sụt sùi, hoàn toàn hệt như vạn quỷ cùng khóc, hơn nữa tiếng động này cũng không giống thành ma Nhã Đan: Ở Nhã Đan là đồng không mông quạnh, tiếng đến nhanh đi cũng nhanh, nhưng trong khu đất trũng đầy núi bánh ú này thì tiếng lại quanh quẩn khắp nơi, sóng sau đè sóng trước, Mạnh Thiên Tư đang tê dại da đầu thì chợt nghe cách đó không xa có tiếng kinh hãi ré lên.
Nghe tiếng chắc chắn là của một trong số những người dắt la, Mạnh Thiên Tư vội hét lên: “Sao thế?"
Dứt lời, trong phòng ngoài phòng cùng vang lên hai tiếng: “Để tôi đi xem."
Bên ngoài là người canh gác, anh ta chiếm được địa lợi, còn chưa nói hết người đã vọt ra ngoài.
Bên trong là Tì Hưu, cũng như tuyệt đại đa số các hộ núi, luôn muốn thể hiện mình trước mặt sếp tổng, vậy nhưng nhất thời cấp bách, quên mất mặt đất rất trơn, vừa bước một bước đã đổ nhào sang một bên, hai tay cuống quít quờ quạng song lại chẳng có vật gì mà bắt, bấu mạnh lên lớp rêu trên mặt tường rồi cào thẳng một đường xuống, nặng nề ngã xuống đất.
Đúng lúc đó chợt nghe bộ đàm bên hông truyền ra tiếng, là của một hộ núi đi theo người dắt la, đang giải thích từ đầu đó: “Không có chuyện gì không có chuyện gì, người nông thôn nhát gan, vốn nghi thần nghi quỷ, đột nhiên nghe thấy tiếng gió thổi, lại bị trượt chân nên hét ầm lên đấy thôi, vừa bị tôi mắng rồi."
Chốt lại là một hồi sợ bóng sợ gió, Mạnh Thiên Tư thở phào một hơi. Đầu này, Tì Hưu vừa lúng túng vừa xấu hổ, trong tay còn nắm một đống vừa dính vừa thối, nghĩ thôi đã muốn ói rồi.
Gã giãy giụa muốn đứng lên, chỉ là ngã quá mạnh nên vừa dùng sức đã bị đau. Giang Luyện cách gã gần nhất, thấy vậy cúi người xuống chìa tay cho gã.
Hắn có ấn tượng rất tốt với Tì Hưu, người này tướng tá thô kệch vậy mà tính tình lại thẹn thùng nhũn nhặn, có phần đáng yêu.
Tì Hưu rất cảm kích, nói một tiếng “Cảm ơn", đổi sang bàn tay còn sạch cầm lấy tay hắn, đợi mượn lực đứng lên.
Vậy nhưng nắm rồi lại không mượn được lực, Giang Luyện cũng không kéo gã.
Tì Hưu lấy làm lạ, ngẩng đầu nhìn Giang Luyện, chỉ thấy Giang Luyện cau mày, nhìn chằm chằm vào vách đá, yết hầu lăn lăn giây lát rồi gọi một tiếng: “Thiên Tư."
Mạnh Thiên Tư nghe thấy tiếng quay đầu lại, nhất thời không nhìn ra được có gì kỳ bí, chỉ thấy lớp rêu trên vách bị cào một đường chấm đất, đó là do Tì Hưu cào ra lúc ngã xuống.
Giang Luyện nuốt nước bọt, giọng nói hơi kích động: “Đèn, mau bật đèn lên, trên vách đá có vết khắc."
Đèn lập tức chiếu sáng, đúng là có vết khắc, ở ngay chỗ bị Tì Hưu cào xuống, không có trật tự gì, tới tới lui lui, như có người dùng dao khắc đi khắc lại, cố gắng cạo mài thứ gì ra.
Mạnh Thiên Tư nhìn một lúc, tim nổi trống dồn dập, trực giác có vật gì cũng sẽ nhanh chóng bị phát hiện.
Cô nói: “Dọn sạch đống rêu trên vách tường này cho tôi."
***
Rất nhanh sau đó, rêu bám trên mặt tường đã bị cạo sạch xuống.
Đứng là có chữ viết, đều tập trung ở nửa vách dưới, độ cao như vậy có vẻ như là có người ngồi trên ghế thấp, quay mặt vào tường, khắc ra từng nét, sau đó nhìn chằm chằm hồi lâu, vò đầu bứt tai, vắt óc suy nghĩ.
Mã những chữ này sau đó lại đều chịu dao mài, hẳn là muốn xóa đi, cũng đích xác đã thành công xóa được một ít, nhưng phần không xóa được thì vì rêu phong bám sâu vào vết khắc nên dọn đi rồi lại càng thêm rõ ràng hơn, huống chi còn có hai ngọn đèn pha từ hai hướng trái phải chiếu lên mặt tường.
Giang Luyện liếc mắt là thấy rõ được những chữ phân bố không trật tự này.
Đại Vũ.
Đồ Sơn thị sinh Khải.
Ba lần qua cửa nhà.
Ai sinh ra Đại Vũ?
Mạnh Thiên Tư cũng nhìn thấy những chữ này, càng thêm khó hiểu: Ai khắc những chữ này vậy? Diêm La? Chắc vậy, nơi quần cư của dân tộc thiểu số như xã Năm Trăm Lộng này hẳn cũng chẳng tìm ra được người thứ hai biết viết chữ Hán, nhưng tại sao Diêm La lại đi nghiên cứu chuyện Đại Vũ trị thủy?
Đang nghĩ ngợi thì nghe thấy trong họng Thần Côn bật ra những tiếng ơ ô, và cả âm thanh hít mạnh một hơi lạnh, sau đó ngã ngồi đánh phịch xuống đất.
Giang Luyện nhìn lão một lúc rồi nhỏ giọng nói: “Mọi người ra ngoài đi, đừng làm ảnh hưởng tới Thần Côn."
Hắn kéo Mạnh Thiên Tư ra ngoài.
Mạnh Thiên Tư vẫn không hiểu ra sao, liên tục nhìn lại vào nhà: “Để làm gì, ông ấy sao vậy?"
Cổ họng Giang Luyện phát khô, cảm giác tay mình cũng đang run lên khe khẽ: “Có lẽ chú ấy nghĩ ra chuyện gì đó, đừng làm ảnh hưởng tới chú ấy, cho chú ấy không gian đi."
Vậy à, Mạnh Thiên Tư không nói gì nữa, lát sau, bĩu môi lầm bầm: “Sao tôi không nghĩ ra được nhỉ."
Giang Luyện bật cười: “Cô ghen tị với chú ấy à? Thiên Tư, Thần Côn người ta tới giờ cũng chưa từng ghen tị cô biết mổ núi, động thú núi, phục thú núi đâu."
“Mỗi người một chuyên môn, chú ấy đã hòa mình vào những chuyện huyền bí kỳ dị suốt hai ba mươi năm rồi, đọc nhiều tài liệu sách vở liên quan hơn cô, trải qua nhiều chuyện hơn cô, có một số liên hệ chỉ mình chú ấy là có thể liên tưởng được – dù sao chú ấy cũng là cánh sen của cô, có công lao gì cũng tính như của cô, cứ giữ chặt lấy cánh sen này đừng để nó rụng mất là được."
Mạnh Thiên Tư muốn cười, còn chưa kịp nói gì thì đã nghe Thần Côn trong nhà gọi vọng ra: “Tiểu Luyện Luyện?"
Mạnh Thiên Tư và Giang Luyện liếc nhau rồi cùng đi vào phòng.
Thần Côn vẫn đang ngồi dưới đất, một tay run run bám lên hai chữ “Đại Vũ" kia, một lúc lâu sau mới mở miệng: “Hai người đều đã được nghe về truyền thuyết Đại Vũ trị thủy rồi đúng không?"
Mạnh Thiên Tư đáp: “Rồi."
Thần Côn quay đầu nhìn cô: “Kể lại xem."
Lại bổ sung: “Phải thật cụ thể, tiền căn hậu quả đều phải thật cụ thể."
Mạnh Thiên Tư nghĩ ngợi rồi nói: “Thì là vào thời thượng cổ, khắp nơi lũ lụt, hoàng đế khi đó là vua Nghiêu, ông ấy bổ nhiệm cho cha của Đại Vũ là Cổn trị thủy, nghe nói Cổn dùng tức nhưỡng nhưng chỉ biết chặn mà không biết khơi, trị thủy thất bại, bị vua Nghiêu giết mất."
Thần Côn sửa đúng cô: “Không phải, người giết Cổn là Thuấn, khi đó vua Thuấn lên ngôi rồi."
Có khác nhau gì đâu, đều là vua cả mà, Mạnh Thiên Tư chẳng để tâm: “Sau đó, Thuấn lại bổ nhiệm con trai của Cổn là Đại Vũ trị thủy, Đại Vũ thông minh hơn Cổn nên trị được thôi."
Giang Luyện đứng nghe bên cạnh, nghe cô hăm hở làm một câu “Nên trị được thôi", bất giác mỉm cười, cảm thấy cô thật sự rất đáng yêu.
Mạnh Thiên Tư tự cảm thấy mình trả lời không tệ, nhìn sang chữ trên tường, lại chủ động bổ sung thêm chút: “Đại Vũ trị thủy rất gắng sức, ba lần đi qua cửa nhà mà không vào, vợ ông ấy là con gái tộc Đồ Sơn, sinh cho ông ấy một đứa con trai, chính là Khải, sau đó thì không còn thịnh hành chế độ nhường ngôi truyền hiền nữa, Vũ truyền tử, độc chiếm thiên hạ, mở ra triều Hạ."
Thần Côn nói: “Tôi hỏi cô một câu, Thuấn giết Cổn, có thù giết cha với Đại Vũ, tại sao Đại Vũ lại không hận ông ấy mà còn giúp ông ấy trị thủy?"
Mạnh Thiên Tư nhất thời nghẹn lời, hơi khựng lại rồi đáp: “Lúc đó…tình hình thiên tai nghiêm trọng, Đại Vũ một lòng vì dân, không so đo ân oán cá nhân."
Nếu là cô thì cô đoán mình so đo là cái chắc.
Thần Côn nói: “Được. Tôi lại hỏi cô, ai sinh ra Đại Vũ?"
Mạnh Thiên Tư không thèm nghĩ đáp luôn: “Mẹ Vũ sinh."
Còn chưa dứt lời, chợt nghe Giang Luyện bên cạnh không nhịn được, cười phì một tiếng.
Mạnh Thiên Tư cáu: “Có gì buồn cười?"
Nói xong cũng tự bật cười, không phải cảm thấy mình sai mà là cảm thấy câu “Vũ là mẹ Vũ sinh" nói ra quá khôi hài.
Chỉ có Thần Côn là không cười, lão bình tĩnh nhìn Mạnh Thiên Tư, nói: “Không phải."
“Cô Mạnh, cô không rành thần thoại lắm rồi, trong truyền thuyết thần thoại chưa từng đề cập tới mẹ Đại Vũ. Thần thoại kể rằng Cổn bị giết chết ở núi Vũ, từ trong xương thịt của ông ta thai nghén nên Đại Vũ."
“Mà ‘Hải nội kinh’ của ‘Sơn hải kinh’ thì kể rằng: Đế lệnh cho Chúc Dung giết Cổn ở Vũ, Cổn phục sinh Vũ. Còn có người nói chữ đó không phải phục mà là phúc – bụng. Nhưng bất kể là phục sinh Vũ hay là phúc sinh Vũ thì Đại Vũ cũng là do Cổn sinh ra, hơn nữa, là sinh ra sau khi chết."
Mạnh Thiên Tư sững sờ: “Nhưng Cổn là cha Đại Vũ mà, cha sao sinh con được chứ, lại còn là chết sau sinh."
Thần Côn nói: “Đúng vậy. Nhưng cái gì đã khiến chúng ta cảm thấy chỉ có người mẹ mới có khả năng sinh con, nếu vào thời xa xưa, cha cũng có thể sinh con thì sao? Không đúng, không phải cha sinh con mà là sinh sản tự thể, một loại sinh sản khác, khoa học hiện đại không phải cũng có sinh sản kiểu nhân bản sao? Cổn sinh ra một chính mình mới, bởi vậy nên không có thù oán gì với Thuấn đã hạ lệnh giết ông ta."
Giang Luyện nghe mà trong lòng rét buốt, trong sát na chợt bật thốt: “Diêm La…"
Thần Côn nhìn về phía hắn, hỏi: “Tại sao Đại Phi lại sợ đến phát điên? Xác chết sống dậy bình thường không dọa được anh ta phải không? Vì sao số lượng thi thể trên hiện trường lại tìm đủ được số bộ xương cháy tương ứng? Vậy chuyện nhiều thêm một người bí ẩn phải giải thích thế nào?"
“Nhưng bây giờ, tôi đã nghĩ thông tỏ rồi, có khi nào là…Diêm La sinh ra Diêm La không? Hài cốt Diêm La cũ vẫn còn đó, nhưng Diêm La mới thì đã…được thai nghén sinh ra, hơn nữa còn nhanh chóng trưởng thành."
Tác giả :
Vĩ Ngư