Xương Rồng Đốt Rương
Quyển 1 - Chương 9
Mã Hai Gàn phía trước đang đi lên thềm, nghe thấy bốn chữ “Thần tự đầu", bất giác chậm bước lại: Ở Tương Tây, “Thần tự đầu" là để chỉ “phái Thần Châu phù", cao thủ phái này rất giỏi vẽ bùa làm phù, lão cảm thấy có lẽ có thể thỉnh giáo thử người này.
Thiếp mời không có vấn đề gì, Thẩm Vạn Cổ cũng mời người vào trong, lại nhìn ra đường lớn, tin rằng nhất thời nửa khắc sẽ không có khách nào tới nữa, lúc này mới ngồi xuống, đang định nói tiếp về chuyện Mạnh Thiên Tư, Thẩm Bang chợt nói: “Ông trông chừng ở đây đi, tôi đi tìm trợ lý Mạnh báo cáo tình hình."
Thẩm Vạn Cổ không hiểu ra sao: “Báo cáo tình hình gì?"
Thẩm Bang mở iPad lên giơ tới trước mặt gã.
Là ảnh thẻ của một người đàn ông trung niên, dưới tấm ảnh là một khung trắng ghi giới thiệu về người trong ảnh.
Thẩm Vạn Cổ lẩm bẩm đọc: “Lý Trường Niên, sinh năm 1969, người của Điều Đầu Pha, trại Tam Thạch…"
Gã hít vào một hơi lạnh.
Rõ rồi, quan trọng không phải là phần giới thiệu mà là bức hình kia và người vừa đi qua sao có thể là một người?
Thẩm Bang cười khẩy: “Thật sự coi chúng ta là loại già núi làm việc tùy tiện, dễ lừa gạt đấy hả, dùng một tấm thiếp mời là có thể mạo danh thế thân? Tôi phải cho thằng cháu nội lừa đảo này biết hôm nay nó đã phạm trúng đầu ông nội nào rồi."
***
Tuy đêm qua đã quyết định xong nhưng sáng nay dậy, đeo chụp mắt lên, Mạnh Thiên Tư vẫn cảm thấy hình tượng này quá quái dị, ngồi cùng bàn ăn với mười mấy người thì thật là…
Cho nên đã lâm thời điều chỉnh lại, cô ngồi riêng ở một phòng bao, vị trí phòng này rất tốt, nằm ở trên cao, mặt nhìn ra sảnh lớn là tường kính, kéo màn che xuống rồi thì muốn có bao nhiêu riêng tư sẽ có bấy nhiêu. Người bạn nào có việc quan trọng thì gặp mặt từng người một nói chuyện, như vậy người ta sẽ không có cảm giác bị lạnh nhạt mà cô cũng tự tại, đôi bên cùng có lợi.
Đúng như trong dự liệu, vừa ngồi vào chỗ, khách đã tới rồi, cũng may chỉ toàn là lời xã giao, tặng quà hàn huyên đôi câu là kết thúc, bởi vậy nên tuy là tiếp từng người một nhưng cũng chẳng phải quá mệt.
Vất vả mãi mới tiếp hết, Mạnh Kình Tùng xuống tầng chào hỏi khách khứa, Tân Từ và Mạnh Thiên Tư mở quà các chất đống cả nửa phòng ra xem.
Đa số đều là đặc sản vùng núi, cũng chẳng lọt được vào mắt Mạnh Thiên Tư, còn có một vài món trang sức giá trị không nhỏ, nhưng bản thân cô đã có sẵn không chỉ một vali đồ tốt nên cũng rất khó mà lọt mắt được. Thần Tự Đầu là tên gọi khác của phái Thần Châu Phù, chuyên dùng chu sa vẽ bùa, người đại diện tới tặng một khối thạch anh tinh thể chu sa tự nhiên, ra tay không thể nói là không rộng rãi, ít nhất cũng phải mười mấy vạn, song Mạnh Thiên Tư ngắm nghía một hồi lại hỏi Tân Từ: “Cậu có thấy màu này giống màu gan heo không?"
…
Món cô thích nhất là quà của hộ Hổ.
Trước giải phóng, Tương Tây là nơi núi thẳm rừng sâu, gần như mỗi một ngọn núi đều có hổ, lén lút xuống núi tha chó bắt trâu, thậm chí đả thương người cũng là chuyện thường xuyên xảy ra, bởi vậy nên hộ Hổ săn cọp đúng thời mà xuất hiện – nhưng họ cũng không phải chỉ là thợ săn bình thường, ngoài một thân tài nghệ ra thì còn thờ Bồ Tát Mai Sơn, dùng bùa chú săn hổ, còn được gọi là “thợ cọp Mai Sơn", đồng thời còn chia nhánh rõ ràng, gọi là “Tam Động Mai Sơn", tùy theo phương thức đi săn khác nhau mà chia, săn bắn bằng cung nỏ thì gọi là thượng động, bắt trực diện thì gọi là trung động, vào núi đặt bẫy thì gọi là hạ động.
Mà nay, ở đây đã không còn phân chia rõ ràng như vậy nữa mà gọi chung là hộ Hổ, quà gửi tới là một bộ móng hổ sấy khô, to bằng đầu người, năm cái móng cong cong đen bóng, da lông trên thịt khô vẫn còn nguyên, hộ Hổ nói, bộ móng hổ này đã được ba trăm năm rồi, có thể trừ bỏ tai họa, bảo hộ cho mình vào núi bình an.
Chỉ là một bộ móng hổ thôi mà vẫn còn giữ được vẻ oai phong, Tân Từ lấy qua xem, nặng trịch chắc tay, nhưng hắn cảm thấy món đồ này chẳng có ích gì, mang theo chỉ tổ vướng víu thêm: “Cũng có thể dùng làm gậy gãi ngứa đó."
Nói đoạn còn làm điệu bộ gãi lưng.
Mạnh Thiên Tư lườm hắn: “Người ta sinh tiền dù sao cũng là hổ đó, cậu lấy nó ra đùa bỡn thế, không sợ…"
Cô nói đến là chất chứa hàm ý, Tân Từ rét run một hồi, vội bỏ lại bộ móng hổ vào hộp quà, ngoài miệng vẫn chưa chịu nhận thua: “Trừ bỏ tai họa cái gì chớ, chẳng bằng một ngón chân của chuông vàng phục thú nhà mình…"
Nguy rồi, cái gì không nói lại đi nói cái này, lỡ mồm rồi.
Tân Từ sợ mình ăn vả, mượn cớ đi vệ sinh chuồn lẹ.
Ra khỏi cửa một cái là cảnh tượng bớt căng thẳng hơn hẳn, sảnh lớn đông nghịt người, tiếng cụng ly cạn chén lanh ca lanh canh nghe đến là náo nhiệt, Tân Từ thở phào một hơi, băng qua sảnh lớn đi tới phòng vệ sinh.
Lúc đi ngang qua một bàn tròn, trông thấy một ông chú đeo kính tóc quăn, trong tay cầm một bản vẽ, nói rất dõng dạc: “Kiểu bùa này tôi quả thực không biết, các cụ thường kể ‘Thương Hiệt tạo chữ một gánh kê, truyền cho Khổng Tử chín đấu sáu, còn lại bốn thưng không truyền ngoài, để lại cho thuật sĩ vẽ bùa’, bốn thưng chữ này lại chẳng có tự điển, muốn ai ai cũng biết đâu có dễ vậy!"
Ngồi bên cạnh lão ta là một ông già mặc quái tử màu xanh, có vẻ như cảm thấy người này nói có lý mà gật đầu lia lịa.
Lại vòng qua một bàn khác, đúng lúc cô gái trẻ ngồi một bên đang cúi đầu uống rượu ngẩng lên.
Tân Từ bất giác ngẩn ra.
Phải biết rằng Tân Từ trước khi nhậm chức vốn sống trong giới trang điểm người mẫu, đã thấy vô số mỹ nữ, hiện giờ lại ngày ngày đi theo Mạnh Thiên Tư, một bà chủ mà “nếu xấu thì bà cố nội đã chẳng đồng ý", bởi vậy nên hắn đã sớm chẳng có cảm giác với hạng son phấn tầm thường, nhưng người phụ nữ này lại khác: Cũng không phải dung mạo cô gái có gì xuất sắc, thực chất chỉ trên trung bình, song khuôn mặt thanh tú trắng ngần, hàng mi dài, ánh mắt vô cùng trong trẻo, ngồi tại nơi đó, tự mang trên mình khí chất dịu dàng, yên tĩnh thuần khiết, khiến người ta liếc mắt đã bị thu hút, không dời mắt đi nổi.
Thấy Tân Từ nhìn mình, cô gái kia thoải mái nở một nụ cười phóng khoáng đáp lại.
Tân Từ lúng túng, vội dời mắt đi, lại bắt gặp Mạnh Kình Tùng vẻ mặt nghiêm nghị đang dẫn một người đàn ông chừng ba mươi tuổi đi về phía cầu thang lên phòng bao trên tầng.
Người đàn ông kia vai sụp lưng gù, ngoại hình khô héo, hàm răng không đều chỉa ra ngoài, môi căn bản không che đi được, thật sự phải gọi là xấu xí…
Tân Từ giật mình, rảo bước qua bắt kịp Mạnh Kình Tùng: “Anh ta…"
Mạnh Kình Tùng ừ một tiếng: “Anh ta biết chuyện thi thể giả."
Tân Từ hạ giọng: “Anh ta là…đi chân?"
Dù đã cố gắng hạ giọng song người kia vẫn nghe thấy, hớn hở nhếch miệng, chóp mũi to như củ tỏi hấp háy: “Ồ, người anh em, rành nghề à."
Trong lòng Tân Từ như nổi trống, thùng thùng nhảy dựng.
Hắn biết cái gì đâu chớ, chỉ là đêm qua mở sơn điển ra tra từ cản thi, biết người cản thi rất kỵ cách gọi “cản thi", thường dùng “đi chân" để thay thế, còn biết người cản thi tướng mạo phải xấu, càng xấu càng tốt, tựa hồ chỉ có vậy mới có thể đè ép được yêu ma nơi núi sâu mà hành thi sau lưng.
***
Người đó họ Lâu, tên chỉ có một chữ, Hồng.
Dù cả một đường anh ta đi đứng tùy tiện, nhưng vào phòng trông thấy Mạnh Thiên Tư rồi thì vẫn khó tránh khỏi câu nệ, khoanh tay bó gối ngồi xuống trước mặt cô, ánh mắt cũng không dám hướng vào mặt cô, đa số thời gian đều chỉ đậu lên con nhện trên cổ cô, hoặc là bộ móng hổ cô ngắm nghía bên tay.
Tân Từ đóng cửa lại, cấp bách muốn nghe chân tướng.
Mạnh Thiên Tư thì lại vẫn nhàn nhã nói chuyện đãi bôi: “Nhà họ Lâu à… Tôi nhớ thế hệ bà cố Đoàn quỷ non chúng tôi từng gặp mặt người nhà họ Lâu."
Lâu Hồng vội gật đầu: “Phải, phải, khi đó còn chưa định cư ở Tương Tây, thái sư phụ của tôi đi chân ở vùng Quý Châu, gặp được Đoàn tiểu thư…"
Năm đó, bà cố Đoàn Văn Hi mới chỉ hai mươi tuổi, đoán chừng vì lẽ đó mà về sau người nhà họ Lâu khi nhắc tới với hậu bối đều gọi bà là “Đoàn tiểu thư".
“Năm đó, trong giới của chúng ta chẳng có bao nhiêu tú tài, Đoàn tiểu thư thì đã là nữ tiên sinh du học trở về, lợi hại biết bao."
Tân Từ trợn to hai mắt, quay sang Mạnh Kình Tùng dùng khẩu âm không tiếng động hỏi: “Du học?"
Mạnh Kình Tùng làm như không thấy: Tân Từ là khách ngoại lai nên vẫn luôn cho răng quỷ non là một gia tộc bí ẩn bảo thủ, bây giờ phải cho hắn hay, năm 1925, tóc núi Đoàn Văn Hi là nữ sinh viên du học ở Anh, đi trước vượt xa thời đại và giai đoạn mở đầu phát triển giáo dục dành cho nữ giới mới được."
Mạnh Thiên Tư bỗng đổi xoạch chủ đề nói chuyên sang chuyện chính: “Đã có giao tình từ trước thì việc trước mắt này cũng mong được hỗ trợ nhiều hơn."
Lâu Hồng kinh hãi, chỉ thiếu điều run rẩy toàn thân, đến mông cũng rời khỏi mặt ghế: “Đừng nói vậy đừng nói vậy… Chuyện trợ lý Mạnh hỏi quả thực chỉ có phái nhà tôi mới biết. Cái mà các vị gọi là thận lâu núi, chúng tôi gọi là ‘bức họa đốt đèn’, chỉ khi đèn sáng mới có thể trông thấy tranh do quỷ vẽ."
Tân Từ nghĩ bụng, vẫn là quỷ non có văn hóa hơn, gọi là “thận lâu núi", nghe đã thấy khoa học, “bức họa đốt đèn" thật đậm mùi quê mùa chất phác, người sống trong núi thuộc xã hội cũ không được trải đời nên mới cho rằng đó là tranh vẽ của ma quỷ, phải đốt đèn mới thấy được.
Lâu Hồng biết gì nói nấy: “Ông nội tôi đã nói với tôi là, bức họa đốt đèn chỉ xuất hiện khi trời mưa, nhưng rất hiếm, mười năm cũng chưa chắc đã gặp được một lần, có một vài kẻ thông minh đã nghĩ ra một cách, câu tranh quỷ, câu của câu cá ấy."
Câu tranh quỷ…
Mạnh Thiên Tư suy tư: “Câu của câu cá… Nói vậy, thi thể giả đó là một mồi câu?"
Lâu Hồng vỗ đùi: “Thế mới bảo đàn b… tiểu thư nhà quỷ non là sắc sảo mà, đúng vậy, giống như câu cá, bức họa đốt đèn chính là con cá, phải thả mồi dẫn dụ nó, câu nó ra."
Tân Từ nghe mà líu lưỡi: Cái này thật đúng là cùng một hiệu quả, hai nhà đều dùng chữ “câu" để ứng phó, chỉ có điều quỷ non là dùng nhện bồng để câu thận châu, còn theo lời Lâu Hồng thì là dùng mồi câu để câu ra toàn bộ thận cảnh.
“Cái mồi đó không thể tùy tiện thả bừa phải không?"
Lâu Hồng gật đầu như gà mổ thóc: “Đúng vậy, mồi lấy từ bức họa ra, phải có người từng nhìn thấy cảnh trong tranh thì mới có thể thả được mồi."
“Ví dụ, cô từng thấy bức họa vào lần trời mưa trước, trong đó có người treo trên tán cây, có chó sói nằm dưới gốc cây. Vậy lần sau lúc cô thả mồi, có thể thả một người bị treo lên, cũng có thể thả một con sói nằm bò."
“Nhưng bất kể là thả cái mồi nào thì cũng phải gắng hết sức làm cho giống cái trong bức họa, chẳng hạn như lấy người bị treo lên, vị trí treo, quần áo mặc, thậm chí là tư thế treo, mặt mũi tướng mạo… Nói chung là càng giống càng tốt, đó gọi là thả…thả con tép, bắt con tôm."
Mạnh Thiên Tư ừ một tiếng, dựa người ra sau, đầu ngón tay vuốt ve một cái móng sắc nhọn sáng loáng của bộ móng hổ.
Chuyện này cũng không có gì khó hiểu, trong núi xuất hiện cảnh ảo, mỗi người có một nhận thức khác nhau: quỷ non gọi đó là thận lâu núi, đồng thời biết thận châu mới là căn nguyên; phái nhà Lâu Hồng thì cảm thấy đó là một bức họa, trong điều kiện thiên thời địa lợi có thể lấy bộ phận dẫn chỉnh thể mà “câu" tình cảnh khi đó ra lần nữa.
Bảo sao đó lại là một thi thể giả, phục trang của thi thể là vào cuối thời Thanh đầu Dân quốc, bởi người thật đã mất từ sớm nên phải làm một hình mẫu mô phỏng có độ tương tự cao: tóc đuôi sam quấn tròn, quần bó ống, giày rơm, đến mặt cũng phải đắp da, vẽ miệng mũi lên.
Mạnh Kình Tùng hơi ngẩn người: từ đêm qua tới giờ, y vẫn cho rằng đó là một âm mưu, là cái bẫy đặt sẵn, hiện giờ xem ra, có vẻ như đi sai hướng hoàn toàn rồi – hôm qua thận cảnh xuất hiện muộn căn bản không phải là ngẫu nhiên mà là có người “thả câu" ở đó, quỷ non mới là người đến sau, hèn chi kẻ kia lại ra tay đoạt thận châu, thận châu mất rồi thì có thả một ngàn tám trăm lần nữa cũng chẳng câu ra được bức họa nữa.
Mạnh Thiên Tư có chỗ không hiểu: “Vật câu được kia có ích lợi gì không?"
Thận châu ít nhất cũng có thật, nhưng thận cảnh chỉ là hư ảo, xem rồi là biến mất ngay – huống chi cảnh tượng nhìn thấy đêm qua, bất kể là thi thể giả hay cô gái chết không cam lòng bò sát trước khi chết bất đắc kỳ tử kia đều chí ít phải từ bảy, tám mươi năm trước rồi.
Lâu Hồng cũng không nói rõ được: “Không biết nữa, không có ích gì cả, có thể là để xem cho biết thế nào là hiện tượng hiếm thấy?"
Dừng một chút lại bổ sung: “Biện pháp này tôi chỉ từng được nghe vậy thôi, nghe nói phải dựa vào may mắn, dù cô có thả mồi giống hệt như đúc thì cũng chưa chắc đã có kết quả, mười lần thành công được một đã là không tệ rồi… Nhiều hơn nữa thì tôi cũng không biết, cô Mạnh cũng hiểu đấy, dòng đi chân này đã gần tuyệt dõi rồi."
Lời này là thật.
Ban đầu, sự xuất hiện của cản thi có quan hệ mật thiết với hoàn cảnh xa xôi, nghèo nàn, hiểm trở, rừng sâu núi thẳm của Tương Tây: Lá rụng về cội, người chết ở ngoài quê luôn muốn được đưa về, nhưng một là núi cao đường, chi phí vận chuyển đắt đỏ, hai là dù có mướn được xe ngựa thật thì cũng chẳng đi được đường sá hiểm trở của Tương Tây, do vậy mà nghề cản thi mới có thể hợp thời nảy sinh, ban ngày ẩn náu ban đêm hoạt động, rung chuông chiêu hồn, dựng cao lá cờ dẫn đường hình tam giác màu vàng đậm mà “dẫn" người chết nơi xa xứ trở về cố hương.
Sau giải phóng, việc đầu tiên chính là phá bốn cũ (*), người hành nghề này đều phủi tay không làm nữa, đến nói cũng không dám nói, lại không ai bái sư, đường truyền thừa bị đứt đoạn, sau đó nữa thì bắt đầu cải cách, điều kiện sống tốt hơn, đường sá được sửa sang mở rộng, phương tiện giao thông loại nào cũng có, hơn nữa còn ra sức phổ biến hỏa táng, không ai có nhu cầu cản thi nữa, lẽ tất yếu là tiêu vong – ngay cả khi làm phát triển du lịch ở Tương Tây, đài truyền hình để thỏa mãn lòng hiếu kỳ của du khách, muốn quay chút phim phóng sự về cản thi, cũng không tìm tới người thạo nghề mà chỉ có thể quay người già có tuổi kể lại vài chuyện xưa.
(*) Phá bốn cũ là chủ trương sơ kỳ của “cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản" ở Trung Quốc sau giải phóng, đẩy mạnh tiến hành “bài trừ tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, lề thói cũ".
Như Lâu Hồng đã được coi là “thế hệ cuối" rồi, anh ta căn bản cũng chưa cản thi bao giờ, chỉ kế thừa lại những gì cần học cần nhớ của thế hệ trước mà thôi.
Trong phạm vi chức trách của Mạnh Kình Tùng, chuyện tìm được chuông vàng trước sau vẫn là mục tiêu thứ nhất, hỏi vô cùng tỉ mỉ: “Có chắc là chỉ phái nhà anh biết chuyện câu tranh quỷ thôi không, không có người khác? Vậy phái nhà anh chỉ truyền xuống mỗi chi của anh thôi? Có khi nào còn chi thứ không?"
Lâu Hồng đáp chắc nịch: “Trong giới đi chân chỉ có mình phái nhà tôi là biết chuyện này bởi phe phái đi chân tuy nhiều nhưng đều có những con đường riêng, ở vùng núi Ngọ Lăng này, tính lên mười mấy đời đều là chúng tôi đi, đi nhiều khó tránh gặp phải nên mới biết. Nói thật, hơn nửa đêm còn dám vào núi hoang, ngoài quỷ non ra thì cũng chỉ có chúng tôi thôi. Quỷ non thì có bà cố nội phù hộ, coi núi là nhà cũ, còn chúng tôi thì là không còn cách nào khác, công việc nó vậy, phải giữ lấy bát cơm này. Phái nhà tôi quả thực…cũng có chi thứ, nhưng trợ lý Mạnh à, anh cũng biết quy tắc rồi đấy."
Mạnh Kình Tùng không nói gì nữa.
Đương nhiên y biết quy tắc, việc nhà của chúc vưu khoa không thể nói với quỷ non, cũng giống như quỷ non vẫn thường nói với người ngoài rằng mình có dựa núi ăn cơm, nhưng cụ thể là “ăn" thế nào thì chưa từng nói với người ngoài – Lâu Hồng có thể tiết lộ một hai về chuyện câu tranh quỷ ra với họ đã là rất nể nang rồi. Hiện giờ y phải tuân theo quy tắc thì cũng là hợp tình hợp lý, không có lý do đặc biệt nào thì quả thực khó mà có thể ép người ta mở miệng được.
Mạnh Thiên Tư cười cười, cánh tay đặt trên mặt bàn, nghiêng người về phía trước: “Anh nhìn kỹ tôi đi."
Lâu Hồng ngẩng đầu nhìn cô, đang lấy làm khó hiểu thì Mạnh Thiên Tư bỗng nhấc tay lên, gỡ chụp mắt đeo trên mắt trái xuống.
Thiếp mời không có vấn đề gì, Thẩm Vạn Cổ cũng mời người vào trong, lại nhìn ra đường lớn, tin rằng nhất thời nửa khắc sẽ không có khách nào tới nữa, lúc này mới ngồi xuống, đang định nói tiếp về chuyện Mạnh Thiên Tư, Thẩm Bang chợt nói: “Ông trông chừng ở đây đi, tôi đi tìm trợ lý Mạnh báo cáo tình hình."
Thẩm Vạn Cổ không hiểu ra sao: “Báo cáo tình hình gì?"
Thẩm Bang mở iPad lên giơ tới trước mặt gã.
Là ảnh thẻ của một người đàn ông trung niên, dưới tấm ảnh là một khung trắng ghi giới thiệu về người trong ảnh.
Thẩm Vạn Cổ lẩm bẩm đọc: “Lý Trường Niên, sinh năm 1969, người của Điều Đầu Pha, trại Tam Thạch…"
Gã hít vào một hơi lạnh.
Rõ rồi, quan trọng không phải là phần giới thiệu mà là bức hình kia và người vừa đi qua sao có thể là một người?
Thẩm Bang cười khẩy: “Thật sự coi chúng ta là loại già núi làm việc tùy tiện, dễ lừa gạt đấy hả, dùng một tấm thiếp mời là có thể mạo danh thế thân? Tôi phải cho thằng cháu nội lừa đảo này biết hôm nay nó đã phạm trúng đầu ông nội nào rồi."
***
Tuy đêm qua đã quyết định xong nhưng sáng nay dậy, đeo chụp mắt lên, Mạnh Thiên Tư vẫn cảm thấy hình tượng này quá quái dị, ngồi cùng bàn ăn với mười mấy người thì thật là…
Cho nên đã lâm thời điều chỉnh lại, cô ngồi riêng ở một phòng bao, vị trí phòng này rất tốt, nằm ở trên cao, mặt nhìn ra sảnh lớn là tường kính, kéo màn che xuống rồi thì muốn có bao nhiêu riêng tư sẽ có bấy nhiêu. Người bạn nào có việc quan trọng thì gặp mặt từng người một nói chuyện, như vậy người ta sẽ không có cảm giác bị lạnh nhạt mà cô cũng tự tại, đôi bên cùng có lợi.
Đúng như trong dự liệu, vừa ngồi vào chỗ, khách đã tới rồi, cũng may chỉ toàn là lời xã giao, tặng quà hàn huyên đôi câu là kết thúc, bởi vậy nên tuy là tiếp từng người một nhưng cũng chẳng phải quá mệt.
Vất vả mãi mới tiếp hết, Mạnh Kình Tùng xuống tầng chào hỏi khách khứa, Tân Từ và Mạnh Thiên Tư mở quà các chất đống cả nửa phòng ra xem.
Đa số đều là đặc sản vùng núi, cũng chẳng lọt được vào mắt Mạnh Thiên Tư, còn có một vài món trang sức giá trị không nhỏ, nhưng bản thân cô đã có sẵn không chỉ một vali đồ tốt nên cũng rất khó mà lọt mắt được. Thần Tự Đầu là tên gọi khác của phái Thần Châu Phù, chuyên dùng chu sa vẽ bùa, người đại diện tới tặng một khối thạch anh tinh thể chu sa tự nhiên, ra tay không thể nói là không rộng rãi, ít nhất cũng phải mười mấy vạn, song Mạnh Thiên Tư ngắm nghía một hồi lại hỏi Tân Từ: “Cậu có thấy màu này giống màu gan heo không?"
…
Món cô thích nhất là quà của hộ Hổ.
Trước giải phóng, Tương Tây là nơi núi thẳm rừng sâu, gần như mỗi một ngọn núi đều có hổ, lén lút xuống núi tha chó bắt trâu, thậm chí đả thương người cũng là chuyện thường xuyên xảy ra, bởi vậy nên hộ Hổ săn cọp đúng thời mà xuất hiện – nhưng họ cũng không phải chỉ là thợ săn bình thường, ngoài một thân tài nghệ ra thì còn thờ Bồ Tát Mai Sơn, dùng bùa chú săn hổ, còn được gọi là “thợ cọp Mai Sơn", đồng thời còn chia nhánh rõ ràng, gọi là “Tam Động Mai Sơn", tùy theo phương thức đi săn khác nhau mà chia, săn bắn bằng cung nỏ thì gọi là thượng động, bắt trực diện thì gọi là trung động, vào núi đặt bẫy thì gọi là hạ động.
Mà nay, ở đây đã không còn phân chia rõ ràng như vậy nữa mà gọi chung là hộ Hổ, quà gửi tới là một bộ móng hổ sấy khô, to bằng đầu người, năm cái móng cong cong đen bóng, da lông trên thịt khô vẫn còn nguyên, hộ Hổ nói, bộ móng hổ này đã được ba trăm năm rồi, có thể trừ bỏ tai họa, bảo hộ cho mình vào núi bình an.
Chỉ là một bộ móng hổ thôi mà vẫn còn giữ được vẻ oai phong, Tân Từ lấy qua xem, nặng trịch chắc tay, nhưng hắn cảm thấy món đồ này chẳng có ích gì, mang theo chỉ tổ vướng víu thêm: “Cũng có thể dùng làm gậy gãi ngứa đó."
Nói đoạn còn làm điệu bộ gãi lưng.
Mạnh Thiên Tư lườm hắn: “Người ta sinh tiền dù sao cũng là hổ đó, cậu lấy nó ra đùa bỡn thế, không sợ…"
Cô nói đến là chất chứa hàm ý, Tân Từ rét run một hồi, vội bỏ lại bộ móng hổ vào hộp quà, ngoài miệng vẫn chưa chịu nhận thua: “Trừ bỏ tai họa cái gì chớ, chẳng bằng một ngón chân của chuông vàng phục thú nhà mình…"
Nguy rồi, cái gì không nói lại đi nói cái này, lỡ mồm rồi.
Tân Từ sợ mình ăn vả, mượn cớ đi vệ sinh chuồn lẹ.
Ra khỏi cửa một cái là cảnh tượng bớt căng thẳng hơn hẳn, sảnh lớn đông nghịt người, tiếng cụng ly cạn chén lanh ca lanh canh nghe đến là náo nhiệt, Tân Từ thở phào một hơi, băng qua sảnh lớn đi tới phòng vệ sinh.
Lúc đi ngang qua một bàn tròn, trông thấy một ông chú đeo kính tóc quăn, trong tay cầm một bản vẽ, nói rất dõng dạc: “Kiểu bùa này tôi quả thực không biết, các cụ thường kể ‘Thương Hiệt tạo chữ một gánh kê, truyền cho Khổng Tử chín đấu sáu, còn lại bốn thưng không truyền ngoài, để lại cho thuật sĩ vẽ bùa’, bốn thưng chữ này lại chẳng có tự điển, muốn ai ai cũng biết đâu có dễ vậy!"
Ngồi bên cạnh lão ta là một ông già mặc quái tử màu xanh, có vẻ như cảm thấy người này nói có lý mà gật đầu lia lịa.
Lại vòng qua một bàn khác, đúng lúc cô gái trẻ ngồi một bên đang cúi đầu uống rượu ngẩng lên.
Tân Từ bất giác ngẩn ra.
Phải biết rằng Tân Từ trước khi nhậm chức vốn sống trong giới trang điểm người mẫu, đã thấy vô số mỹ nữ, hiện giờ lại ngày ngày đi theo Mạnh Thiên Tư, một bà chủ mà “nếu xấu thì bà cố nội đã chẳng đồng ý", bởi vậy nên hắn đã sớm chẳng có cảm giác với hạng son phấn tầm thường, nhưng người phụ nữ này lại khác: Cũng không phải dung mạo cô gái có gì xuất sắc, thực chất chỉ trên trung bình, song khuôn mặt thanh tú trắng ngần, hàng mi dài, ánh mắt vô cùng trong trẻo, ngồi tại nơi đó, tự mang trên mình khí chất dịu dàng, yên tĩnh thuần khiết, khiến người ta liếc mắt đã bị thu hút, không dời mắt đi nổi.
Thấy Tân Từ nhìn mình, cô gái kia thoải mái nở một nụ cười phóng khoáng đáp lại.
Tân Từ lúng túng, vội dời mắt đi, lại bắt gặp Mạnh Kình Tùng vẻ mặt nghiêm nghị đang dẫn một người đàn ông chừng ba mươi tuổi đi về phía cầu thang lên phòng bao trên tầng.
Người đàn ông kia vai sụp lưng gù, ngoại hình khô héo, hàm răng không đều chỉa ra ngoài, môi căn bản không che đi được, thật sự phải gọi là xấu xí…
Tân Từ giật mình, rảo bước qua bắt kịp Mạnh Kình Tùng: “Anh ta…"
Mạnh Kình Tùng ừ một tiếng: “Anh ta biết chuyện thi thể giả."
Tân Từ hạ giọng: “Anh ta là…đi chân?"
Dù đã cố gắng hạ giọng song người kia vẫn nghe thấy, hớn hở nhếch miệng, chóp mũi to như củ tỏi hấp háy: “Ồ, người anh em, rành nghề à."
Trong lòng Tân Từ như nổi trống, thùng thùng nhảy dựng.
Hắn biết cái gì đâu chớ, chỉ là đêm qua mở sơn điển ra tra từ cản thi, biết người cản thi rất kỵ cách gọi “cản thi", thường dùng “đi chân" để thay thế, còn biết người cản thi tướng mạo phải xấu, càng xấu càng tốt, tựa hồ chỉ có vậy mới có thể đè ép được yêu ma nơi núi sâu mà hành thi sau lưng.
***
Người đó họ Lâu, tên chỉ có một chữ, Hồng.
Dù cả một đường anh ta đi đứng tùy tiện, nhưng vào phòng trông thấy Mạnh Thiên Tư rồi thì vẫn khó tránh khỏi câu nệ, khoanh tay bó gối ngồi xuống trước mặt cô, ánh mắt cũng không dám hướng vào mặt cô, đa số thời gian đều chỉ đậu lên con nhện trên cổ cô, hoặc là bộ móng hổ cô ngắm nghía bên tay.
Tân Từ đóng cửa lại, cấp bách muốn nghe chân tướng.
Mạnh Thiên Tư thì lại vẫn nhàn nhã nói chuyện đãi bôi: “Nhà họ Lâu à… Tôi nhớ thế hệ bà cố Đoàn quỷ non chúng tôi từng gặp mặt người nhà họ Lâu."
Lâu Hồng vội gật đầu: “Phải, phải, khi đó còn chưa định cư ở Tương Tây, thái sư phụ của tôi đi chân ở vùng Quý Châu, gặp được Đoàn tiểu thư…"
Năm đó, bà cố Đoàn Văn Hi mới chỉ hai mươi tuổi, đoán chừng vì lẽ đó mà về sau người nhà họ Lâu khi nhắc tới với hậu bối đều gọi bà là “Đoàn tiểu thư".
“Năm đó, trong giới của chúng ta chẳng có bao nhiêu tú tài, Đoàn tiểu thư thì đã là nữ tiên sinh du học trở về, lợi hại biết bao."
Tân Từ trợn to hai mắt, quay sang Mạnh Kình Tùng dùng khẩu âm không tiếng động hỏi: “Du học?"
Mạnh Kình Tùng làm như không thấy: Tân Từ là khách ngoại lai nên vẫn luôn cho răng quỷ non là một gia tộc bí ẩn bảo thủ, bây giờ phải cho hắn hay, năm 1925, tóc núi Đoàn Văn Hi là nữ sinh viên du học ở Anh, đi trước vượt xa thời đại và giai đoạn mở đầu phát triển giáo dục dành cho nữ giới mới được."
Mạnh Thiên Tư bỗng đổi xoạch chủ đề nói chuyên sang chuyện chính: “Đã có giao tình từ trước thì việc trước mắt này cũng mong được hỗ trợ nhiều hơn."
Lâu Hồng kinh hãi, chỉ thiếu điều run rẩy toàn thân, đến mông cũng rời khỏi mặt ghế: “Đừng nói vậy đừng nói vậy… Chuyện trợ lý Mạnh hỏi quả thực chỉ có phái nhà tôi mới biết. Cái mà các vị gọi là thận lâu núi, chúng tôi gọi là ‘bức họa đốt đèn’, chỉ khi đèn sáng mới có thể trông thấy tranh do quỷ vẽ."
Tân Từ nghĩ bụng, vẫn là quỷ non có văn hóa hơn, gọi là “thận lâu núi", nghe đã thấy khoa học, “bức họa đốt đèn" thật đậm mùi quê mùa chất phác, người sống trong núi thuộc xã hội cũ không được trải đời nên mới cho rằng đó là tranh vẽ của ma quỷ, phải đốt đèn mới thấy được.
Lâu Hồng biết gì nói nấy: “Ông nội tôi đã nói với tôi là, bức họa đốt đèn chỉ xuất hiện khi trời mưa, nhưng rất hiếm, mười năm cũng chưa chắc đã gặp được một lần, có một vài kẻ thông minh đã nghĩ ra một cách, câu tranh quỷ, câu của câu cá ấy."
Câu tranh quỷ…
Mạnh Thiên Tư suy tư: “Câu của câu cá… Nói vậy, thi thể giả đó là một mồi câu?"
Lâu Hồng vỗ đùi: “Thế mới bảo đàn b… tiểu thư nhà quỷ non là sắc sảo mà, đúng vậy, giống như câu cá, bức họa đốt đèn chính là con cá, phải thả mồi dẫn dụ nó, câu nó ra."
Tân Từ nghe mà líu lưỡi: Cái này thật đúng là cùng một hiệu quả, hai nhà đều dùng chữ “câu" để ứng phó, chỉ có điều quỷ non là dùng nhện bồng để câu thận châu, còn theo lời Lâu Hồng thì là dùng mồi câu để câu ra toàn bộ thận cảnh.
“Cái mồi đó không thể tùy tiện thả bừa phải không?"
Lâu Hồng gật đầu như gà mổ thóc: “Đúng vậy, mồi lấy từ bức họa ra, phải có người từng nhìn thấy cảnh trong tranh thì mới có thể thả được mồi."
“Ví dụ, cô từng thấy bức họa vào lần trời mưa trước, trong đó có người treo trên tán cây, có chó sói nằm dưới gốc cây. Vậy lần sau lúc cô thả mồi, có thể thả một người bị treo lên, cũng có thể thả một con sói nằm bò."
“Nhưng bất kể là thả cái mồi nào thì cũng phải gắng hết sức làm cho giống cái trong bức họa, chẳng hạn như lấy người bị treo lên, vị trí treo, quần áo mặc, thậm chí là tư thế treo, mặt mũi tướng mạo… Nói chung là càng giống càng tốt, đó gọi là thả…thả con tép, bắt con tôm."
Mạnh Thiên Tư ừ một tiếng, dựa người ra sau, đầu ngón tay vuốt ve một cái móng sắc nhọn sáng loáng của bộ móng hổ.
Chuyện này cũng không có gì khó hiểu, trong núi xuất hiện cảnh ảo, mỗi người có một nhận thức khác nhau: quỷ non gọi đó là thận lâu núi, đồng thời biết thận châu mới là căn nguyên; phái nhà Lâu Hồng thì cảm thấy đó là một bức họa, trong điều kiện thiên thời địa lợi có thể lấy bộ phận dẫn chỉnh thể mà “câu" tình cảnh khi đó ra lần nữa.
Bảo sao đó lại là một thi thể giả, phục trang của thi thể là vào cuối thời Thanh đầu Dân quốc, bởi người thật đã mất từ sớm nên phải làm một hình mẫu mô phỏng có độ tương tự cao: tóc đuôi sam quấn tròn, quần bó ống, giày rơm, đến mặt cũng phải đắp da, vẽ miệng mũi lên.
Mạnh Kình Tùng hơi ngẩn người: từ đêm qua tới giờ, y vẫn cho rằng đó là một âm mưu, là cái bẫy đặt sẵn, hiện giờ xem ra, có vẻ như đi sai hướng hoàn toàn rồi – hôm qua thận cảnh xuất hiện muộn căn bản không phải là ngẫu nhiên mà là có người “thả câu" ở đó, quỷ non mới là người đến sau, hèn chi kẻ kia lại ra tay đoạt thận châu, thận châu mất rồi thì có thả một ngàn tám trăm lần nữa cũng chẳng câu ra được bức họa nữa.
Mạnh Thiên Tư có chỗ không hiểu: “Vật câu được kia có ích lợi gì không?"
Thận châu ít nhất cũng có thật, nhưng thận cảnh chỉ là hư ảo, xem rồi là biến mất ngay – huống chi cảnh tượng nhìn thấy đêm qua, bất kể là thi thể giả hay cô gái chết không cam lòng bò sát trước khi chết bất đắc kỳ tử kia đều chí ít phải từ bảy, tám mươi năm trước rồi.
Lâu Hồng cũng không nói rõ được: “Không biết nữa, không có ích gì cả, có thể là để xem cho biết thế nào là hiện tượng hiếm thấy?"
Dừng một chút lại bổ sung: “Biện pháp này tôi chỉ từng được nghe vậy thôi, nghe nói phải dựa vào may mắn, dù cô có thả mồi giống hệt như đúc thì cũng chưa chắc đã có kết quả, mười lần thành công được một đã là không tệ rồi… Nhiều hơn nữa thì tôi cũng không biết, cô Mạnh cũng hiểu đấy, dòng đi chân này đã gần tuyệt dõi rồi."
Lời này là thật.
Ban đầu, sự xuất hiện của cản thi có quan hệ mật thiết với hoàn cảnh xa xôi, nghèo nàn, hiểm trở, rừng sâu núi thẳm của Tương Tây: Lá rụng về cội, người chết ở ngoài quê luôn muốn được đưa về, nhưng một là núi cao đường, chi phí vận chuyển đắt đỏ, hai là dù có mướn được xe ngựa thật thì cũng chẳng đi được đường sá hiểm trở của Tương Tây, do vậy mà nghề cản thi mới có thể hợp thời nảy sinh, ban ngày ẩn náu ban đêm hoạt động, rung chuông chiêu hồn, dựng cao lá cờ dẫn đường hình tam giác màu vàng đậm mà “dẫn" người chết nơi xa xứ trở về cố hương.
Sau giải phóng, việc đầu tiên chính là phá bốn cũ (*), người hành nghề này đều phủi tay không làm nữa, đến nói cũng không dám nói, lại không ai bái sư, đường truyền thừa bị đứt đoạn, sau đó nữa thì bắt đầu cải cách, điều kiện sống tốt hơn, đường sá được sửa sang mở rộng, phương tiện giao thông loại nào cũng có, hơn nữa còn ra sức phổ biến hỏa táng, không ai có nhu cầu cản thi nữa, lẽ tất yếu là tiêu vong – ngay cả khi làm phát triển du lịch ở Tương Tây, đài truyền hình để thỏa mãn lòng hiếu kỳ của du khách, muốn quay chút phim phóng sự về cản thi, cũng không tìm tới người thạo nghề mà chỉ có thể quay người già có tuổi kể lại vài chuyện xưa.
(*) Phá bốn cũ là chủ trương sơ kỳ của “cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản" ở Trung Quốc sau giải phóng, đẩy mạnh tiến hành “bài trừ tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, lề thói cũ".
Như Lâu Hồng đã được coi là “thế hệ cuối" rồi, anh ta căn bản cũng chưa cản thi bao giờ, chỉ kế thừa lại những gì cần học cần nhớ của thế hệ trước mà thôi.
Trong phạm vi chức trách của Mạnh Kình Tùng, chuyện tìm được chuông vàng trước sau vẫn là mục tiêu thứ nhất, hỏi vô cùng tỉ mỉ: “Có chắc là chỉ phái nhà anh biết chuyện câu tranh quỷ thôi không, không có người khác? Vậy phái nhà anh chỉ truyền xuống mỗi chi của anh thôi? Có khi nào còn chi thứ không?"
Lâu Hồng đáp chắc nịch: “Trong giới đi chân chỉ có mình phái nhà tôi là biết chuyện này bởi phe phái đi chân tuy nhiều nhưng đều có những con đường riêng, ở vùng núi Ngọ Lăng này, tính lên mười mấy đời đều là chúng tôi đi, đi nhiều khó tránh gặp phải nên mới biết. Nói thật, hơn nửa đêm còn dám vào núi hoang, ngoài quỷ non ra thì cũng chỉ có chúng tôi thôi. Quỷ non thì có bà cố nội phù hộ, coi núi là nhà cũ, còn chúng tôi thì là không còn cách nào khác, công việc nó vậy, phải giữ lấy bát cơm này. Phái nhà tôi quả thực…cũng có chi thứ, nhưng trợ lý Mạnh à, anh cũng biết quy tắc rồi đấy."
Mạnh Kình Tùng không nói gì nữa.
Đương nhiên y biết quy tắc, việc nhà của chúc vưu khoa không thể nói với quỷ non, cũng giống như quỷ non vẫn thường nói với người ngoài rằng mình có dựa núi ăn cơm, nhưng cụ thể là “ăn" thế nào thì chưa từng nói với người ngoài – Lâu Hồng có thể tiết lộ một hai về chuyện câu tranh quỷ ra với họ đã là rất nể nang rồi. Hiện giờ y phải tuân theo quy tắc thì cũng là hợp tình hợp lý, không có lý do đặc biệt nào thì quả thực khó mà có thể ép người ta mở miệng được.
Mạnh Thiên Tư cười cười, cánh tay đặt trên mặt bàn, nghiêng người về phía trước: “Anh nhìn kỹ tôi đi."
Lâu Hồng ngẩng đầu nhìn cô, đang lấy làm khó hiểu thì Mạnh Thiên Tư bỗng nhấc tay lên, gỡ chụp mắt đeo trên mắt trái xuống.
Tác giả :
Vĩ Ngư