Xuân Yến
Chương 7-2
Cô trông thấy anh từ xa, đang sải bước trên lối ra. Người đàn ông cao lớn rắn rỏi, tóc flattop, sơ mi xanh đen, sáng sủa ung dung, trông đặc biệt vững chãi giữa đám đông. Ở sân bay, hằng ngày có bao nhiêu người qua lại như dệt thoi như nước chảy, nhưng cô ở đây chỉ để đợi đón người đàn ông này, anh là người duy nhất gắn bó mật thiết, thẩm thấu và kết nối với cuộc đời cô. Đây chính là duyên phận do nhân quả tiền kiếp ràng buộc và đan kết. Trong cuộc đời còn việc gì khác quan trọng hơn nữa? Cô không biết.
Cô chỉ biết, anh đang mỉm cười lại gần cô; anh thả va li xuống, giơ tay ôm cô vào lòng; anh không ngại rải nụ hôn nồng nàn xuống tóc, trán, hàng mi cô ngay giữa sảnh chờ, anh nói khẽ, Khánh Trường, cứ nghĩ sắp gặp em ở sân bay là tim anh lại run rẩy như sắp rơi vỡ. Tình cảm của anh ngùn ngụt như lửa bao bọc và thiêu cháy cô. Lúc này, giữa thế gian đục ngầu phù phiếm này, cảm giác tồn tại của cô mới trở nên rõ ràng góc cạnh sắc nét. Cô biết mình đang sống. Cô đang yêu và được yêu. Chắc chắn là thế. Xác nhận được điều ấy còn quan trọng hơn là tồn tại.
Bình thường công tác, anh đều nghỉ ở khách sạn hạng sang trên Bến Thượng Hải, lần này cô dẫn anh về nhà mình.
Cô không thích theo anh vào khách sạn. Khách sạn dù cao cấp đến đâu đi nữa thì vẫn ngửi thấy mùi là lạ ở vỏ gối, chăn, khăn tắm, khăn mặt, mùi thuốc tiệt trùng trộn lẫn mùi thuốc tẩy trắng, ẩn sau nó là mùi da và mùi lông tóc lưu cữu của bao người xa lạ. Mọi người đến đi vội vã, coi khách sạn như trạm trung chuyển. Những căn phòng, trần thiết giống nhau, trông sạch sẽ rộng rãi khiến người ta dễ chịu, nhưng vật dụng và đồ trang trí lại không mảy may tình cảm. Người trú chân cũng chẳng thấy gì mến tiếc. Đồ đạc xếp sắp thế nào xong thôi, khăn dùng xong quăng bừa bãi. Va li để mở, sẵn sàng đóng gói lại và ra đi bất cứ lúc nào. Thuê một chỗ, có đàng hoàng to đẹp đến đâu thì thực chất cũng chỉ toàn qua loa gấp rút. Giống như món ăn hình thức đẹp đẽ trong nhà hàng, nhưng không chứa đựng tình cảm chân thực, vì thế không thể sánh được với đồ ăn tự nấu ở nhà.
Khánh Trường là người nhạy cảm với tính chân thực của sinh mệnh, cô cho rằng tình cảm giữa họ là máu thịt, không nên có mặt ở chỗ chung chạ lạnh lẽo. Cô thấy dị ứng.
Lần này anh lưu lại Thượng Hải hai tuần, một là do đủ thứ lịch trình công việc, hai là muốn ở bên cô lâu hơn. Anh đồng ý theo cô về căn hộ thuê gần Tĩnh An Tự. Cô sống ở tầng 28. Tòa nhà cao tầng đã cũ kĩ và sứt sẹo, trên tường nguệch ngoạc vết ố bẩn, ở các ngóc ngách còn thum thủm mùi rác, hai bên hành lang ngoằn ngoèo chật hẹp của mỗi tầng đều san sát những phòng. Người ra vào nườm nượp, quần áo lôi thôi vẻ mặt nhàu nhĩ. Thang máy rất nhỏ, lên xuống rất ồn, có vệt nước tiểu của chó. Khánh Trường là người thích nghi tốt, sống được trong bất cứ môi trường nào. Sạch sẽ sang trọng đắt đỏ, bẩn thỉu sơ sài nghèo túng… đều dễ dàng tự điều chỉnh. Thanh Trì tuy giữ vẻ bình tĩnh, nhưng hiển nhiên không sao quen được. Đây không phải là môi trường và bầu không khí phù hợp với anh. Căn hộ bốn mươi mét vuông vừa đón nhận dáng người cao lớn của anh, tức thì trở nên ngột ngạt bí bức, xoay trở khó khăn.
Anh không tỏ ra khó chịu, thản nhiên thả va li xuống, cởi quần áo, trước tiên tham quan nhà cửa của cô. Nhà bếp và nhà vệ sinh bé tí tẹo. Phòng ngủ vừa vặn kê được chiếc giường 1m20, một bàn làm việc, một tủ quần áo, hai chiếc ghế, một chiếc tủ thấp. Ban công phơi lũ lượt quần áo, nhìn ra xa thấy nhà cửa lô xô và cảnh quan thành phố. Đồ đạc cũ kĩ đều là của chủ nhà, sách vở la liệt, hoặc chất đống hoặc bày tung ra chiếm quá nửa không gian phòng ngủ. Cuộc sống của cô chỉ có sách vở và máy tính là quan trọng. Cô không ham muốn sở hữu của cải như thói thường. Cô mở nước nóng cho anh tắm, bồn bé xíu, chỉ đứng được, nhưng sạch sẽ. Cô nói, anh tắm đi, em pha cà phê. Cô có máy pha, và đã mua bột cà phê cho anh. Chuẩn bị sẵn dép lê và khăn tắm mới.
Nhà bếp có một chiếc bàn gỗ hai chỗ nhưng rất nhỏ, vừa đủ xoay mình. Họ ngồi uống cà phê ở đó. Trên bàn là mấy bông thược dược tươi tắn do cô mua, cắm trong chiếc cốc sứ tráng men, vài bông đã nở tung, vài bông còn nụ tròn. Miếng lót tách bằng nỉ là đồ cô tự làm, hai mặt đều in hoa văn nhã nhặn, viền chi hcits những đường chỉ khâu tay. Trong nhà ngổn ngang đồ vật bày biện sưu tầm hoặc nhặt nhạnh, vải dệt, bát cũ, sách tranh, tượng Phật bằng gang, bộ đồ trà và cành hoa khô, quả thông, tay Phật, xác ve, sỏi… Không gian lộn xộn, nhưng chỗ nào cũng thấy lẩn khuất cảm xúc của một tâm hồn phụ nữ có khiếu thẩm mĩ.
Một mặt tường dán đầy những bưu thiếp và ảnh, đa số là ảnh do cô chụp trên đường đi, phong cảnh hoặc con người, góc chụp đặc sắc. Cô thường đến những vùng tập trung nhiều người dân tộc thiểu số, hẻo lánh hoang vắng. Anh trông thấy ảnh chụp cầu Quan Âm Các. Cô luôn sống trong thế giới của mình, thất vọng với nhân gian, nhưng chưa bao giờ oán thán. Anh tiến lại, ôm lấy cô, hôn lên tóc. Anh nói, Khánh Trường, anh yêu em lắm, em có biết không.
Anh hỏi cô, vì sao bằng lòng kết hôn với Định Sơn mà khăng khăng từ chối ở bên anh. Cô nói, kết hôn xong thì cô và Định Sơn cũng vẫn duy trì sự độc lập riêng mình. Định Sơn là người đàn ông khác thường, bình tĩnh, thản nhiên, có thể hiểu được cá tính và tâm trạng cô. Giữa họ không có gắn bó mật thiết về tình cảm và thân thể. Chưa bao giờ yêu đương cuồng nhiệt, chỉ đang thử sống nương tựa vào nhau trong thành phố này. Đều là người ngoại tỉnh, không có bạn bè họ hàng nào ở Thượng Hải. Định Sơn nấu nướng, ăn cơm với cô, cơm nước xong thì quét dọn nhà bếp, rồi cô làm việc của cô, anh đi xem vô tuyến. Đây là cách họ sống bên nhau. Cô nói, nếu kết hôn, thì người như thế là được.
Anh nhìn cô, nhẹ nhàng nói, Khánh Trường, em hiểu biết sâu sắc và nhạy bén về thế giới này, nội tâm em phong phú tinh tế và đẹp đẽ, nhưng vì sao riêng đối với tình cảm và hôn nhân của mình, em lại dễ dãi và luộm thuộm đến thế.
Cô nói, em chưa bao giờ dễ dãi và luộm thuộm. Em tôn trọng tình cảm. Vì thế em mới báo trước rằng em sắp kết hôn, em không phải là ai mà là Chu Khánh Trường. Em không thể chung sống với anh bằng bất cứ hình thức nào khác nữa, Thanh Trì. Có lẽ chúng ta sẽ cần một thời gian, nhưng tình cảm của em không có khoảng quá độ. Không phải cái này thì sẽ là cái kia, trắng đen rạch ròi, rõ ràng mạch lạc, cách thức của em là thế.
Cô chỉ biết, anh đang mỉm cười lại gần cô; anh thả va li xuống, giơ tay ôm cô vào lòng; anh không ngại rải nụ hôn nồng nàn xuống tóc, trán, hàng mi cô ngay giữa sảnh chờ, anh nói khẽ, Khánh Trường, cứ nghĩ sắp gặp em ở sân bay là tim anh lại run rẩy như sắp rơi vỡ. Tình cảm của anh ngùn ngụt như lửa bao bọc và thiêu cháy cô. Lúc này, giữa thế gian đục ngầu phù phiếm này, cảm giác tồn tại của cô mới trở nên rõ ràng góc cạnh sắc nét. Cô biết mình đang sống. Cô đang yêu và được yêu. Chắc chắn là thế. Xác nhận được điều ấy còn quan trọng hơn là tồn tại.
Bình thường công tác, anh đều nghỉ ở khách sạn hạng sang trên Bến Thượng Hải, lần này cô dẫn anh về nhà mình.
Cô không thích theo anh vào khách sạn. Khách sạn dù cao cấp đến đâu đi nữa thì vẫn ngửi thấy mùi là lạ ở vỏ gối, chăn, khăn tắm, khăn mặt, mùi thuốc tiệt trùng trộn lẫn mùi thuốc tẩy trắng, ẩn sau nó là mùi da và mùi lông tóc lưu cữu của bao người xa lạ. Mọi người đến đi vội vã, coi khách sạn như trạm trung chuyển. Những căn phòng, trần thiết giống nhau, trông sạch sẽ rộng rãi khiến người ta dễ chịu, nhưng vật dụng và đồ trang trí lại không mảy may tình cảm. Người trú chân cũng chẳng thấy gì mến tiếc. Đồ đạc xếp sắp thế nào xong thôi, khăn dùng xong quăng bừa bãi. Va li để mở, sẵn sàng đóng gói lại và ra đi bất cứ lúc nào. Thuê một chỗ, có đàng hoàng to đẹp đến đâu thì thực chất cũng chỉ toàn qua loa gấp rút. Giống như món ăn hình thức đẹp đẽ trong nhà hàng, nhưng không chứa đựng tình cảm chân thực, vì thế không thể sánh được với đồ ăn tự nấu ở nhà.
Khánh Trường là người nhạy cảm với tính chân thực của sinh mệnh, cô cho rằng tình cảm giữa họ là máu thịt, không nên có mặt ở chỗ chung chạ lạnh lẽo. Cô thấy dị ứng.
Lần này anh lưu lại Thượng Hải hai tuần, một là do đủ thứ lịch trình công việc, hai là muốn ở bên cô lâu hơn. Anh đồng ý theo cô về căn hộ thuê gần Tĩnh An Tự. Cô sống ở tầng 28. Tòa nhà cao tầng đã cũ kĩ và sứt sẹo, trên tường nguệch ngoạc vết ố bẩn, ở các ngóc ngách còn thum thủm mùi rác, hai bên hành lang ngoằn ngoèo chật hẹp của mỗi tầng đều san sát những phòng. Người ra vào nườm nượp, quần áo lôi thôi vẻ mặt nhàu nhĩ. Thang máy rất nhỏ, lên xuống rất ồn, có vệt nước tiểu của chó. Khánh Trường là người thích nghi tốt, sống được trong bất cứ môi trường nào. Sạch sẽ sang trọng đắt đỏ, bẩn thỉu sơ sài nghèo túng… đều dễ dàng tự điều chỉnh. Thanh Trì tuy giữ vẻ bình tĩnh, nhưng hiển nhiên không sao quen được. Đây không phải là môi trường và bầu không khí phù hợp với anh. Căn hộ bốn mươi mét vuông vừa đón nhận dáng người cao lớn của anh, tức thì trở nên ngột ngạt bí bức, xoay trở khó khăn.
Anh không tỏ ra khó chịu, thản nhiên thả va li xuống, cởi quần áo, trước tiên tham quan nhà cửa của cô. Nhà bếp và nhà vệ sinh bé tí tẹo. Phòng ngủ vừa vặn kê được chiếc giường 1m20, một bàn làm việc, một tủ quần áo, hai chiếc ghế, một chiếc tủ thấp. Ban công phơi lũ lượt quần áo, nhìn ra xa thấy nhà cửa lô xô và cảnh quan thành phố. Đồ đạc cũ kĩ đều là của chủ nhà, sách vở la liệt, hoặc chất đống hoặc bày tung ra chiếm quá nửa không gian phòng ngủ. Cuộc sống của cô chỉ có sách vở và máy tính là quan trọng. Cô không ham muốn sở hữu của cải như thói thường. Cô mở nước nóng cho anh tắm, bồn bé xíu, chỉ đứng được, nhưng sạch sẽ. Cô nói, anh tắm đi, em pha cà phê. Cô có máy pha, và đã mua bột cà phê cho anh. Chuẩn bị sẵn dép lê và khăn tắm mới.
Nhà bếp có một chiếc bàn gỗ hai chỗ nhưng rất nhỏ, vừa đủ xoay mình. Họ ngồi uống cà phê ở đó. Trên bàn là mấy bông thược dược tươi tắn do cô mua, cắm trong chiếc cốc sứ tráng men, vài bông đã nở tung, vài bông còn nụ tròn. Miếng lót tách bằng nỉ là đồ cô tự làm, hai mặt đều in hoa văn nhã nhặn, viền chi hcits những đường chỉ khâu tay. Trong nhà ngổn ngang đồ vật bày biện sưu tầm hoặc nhặt nhạnh, vải dệt, bát cũ, sách tranh, tượng Phật bằng gang, bộ đồ trà và cành hoa khô, quả thông, tay Phật, xác ve, sỏi… Không gian lộn xộn, nhưng chỗ nào cũng thấy lẩn khuất cảm xúc của một tâm hồn phụ nữ có khiếu thẩm mĩ.
Một mặt tường dán đầy những bưu thiếp và ảnh, đa số là ảnh do cô chụp trên đường đi, phong cảnh hoặc con người, góc chụp đặc sắc. Cô thường đến những vùng tập trung nhiều người dân tộc thiểu số, hẻo lánh hoang vắng. Anh trông thấy ảnh chụp cầu Quan Âm Các. Cô luôn sống trong thế giới của mình, thất vọng với nhân gian, nhưng chưa bao giờ oán thán. Anh tiến lại, ôm lấy cô, hôn lên tóc. Anh nói, Khánh Trường, anh yêu em lắm, em có biết không.
Anh hỏi cô, vì sao bằng lòng kết hôn với Định Sơn mà khăng khăng từ chối ở bên anh. Cô nói, kết hôn xong thì cô và Định Sơn cũng vẫn duy trì sự độc lập riêng mình. Định Sơn là người đàn ông khác thường, bình tĩnh, thản nhiên, có thể hiểu được cá tính và tâm trạng cô. Giữa họ không có gắn bó mật thiết về tình cảm và thân thể. Chưa bao giờ yêu đương cuồng nhiệt, chỉ đang thử sống nương tựa vào nhau trong thành phố này. Đều là người ngoại tỉnh, không có bạn bè họ hàng nào ở Thượng Hải. Định Sơn nấu nướng, ăn cơm với cô, cơm nước xong thì quét dọn nhà bếp, rồi cô làm việc của cô, anh đi xem vô tuyến. Đây là cách họ sống bên nhau. Cô nói, nếu kết hôn, thì người như thế là được.
Anh nhìn cô, nhẹ nhàng nói, Khánh Trường, em hiểu biết sâu sắc và nhạy bén về thế giới này, nội tâm em phong phú tinh tế và đẹp đẽ, nhưng vì sao riêng đối với tình cảm và hôn nhân của mình, em lại dễ dãi và luộm thuộm đến thế.
Cô nói, em chưa bao giờ dễ dãi và luộm thuộm. Em tôn trọng tình cảm. Vì thế em mới báo trước rằng em sắp kết hôn, em không phải là ai mà là Chu Khánh Trường. Em không thể chung sống với anh bằng bất cứ hình thức nào khác nữa, Thanh Trì. Có lẽ chúng ta sẽ cần một thời gian, nhưng tình cảm của em không có khoảng quá độ. Không phải cái này thì sẽ là cái kia, trắng đen rạch ròi, rõ ràng mạch lạc, cách thức của em là thế.
Tác giả :
An Ni Bảo Bối