Xuân Yến
Chương 10-4
Hai mươi lăm tuổi. Cô sinh đứa con đầu lòng. Con gái, đặt tên là Isabel. Họ làm đám cưới vào năm con bé ba tuổi, cô lại đã có thai lần nữa. Đứa thứ hai là con trai, Alex. Vì đã đánh mất hi vọng vào tình cảm, cô tìm một đối tác để dừng bước. Cô cần nghỉ ngơi. Họ vô cùng gần gũi về thể xác, dùng cá tính và đặc trưng của mình để khai phá ma lực của nhau. Nền tảng vững vàng cho cuộc hôn nhân này chính là sự kết dính và đam mê nhục thể. Suy đến cùng, họ chẳng qua chỉ là đôi nam nữ khác xứ sở không gặp gỡ ở một điểm nào về tinh thần.
Rất ít tâm tình. Hồi đầu còn tìm hiểu những khía cạnh mới mẻ ở nhau, kết hôn sinh đẻ xong, cuộc sống thường nhật mau chóng bị công việc, con cái, vụn vặt gia đình xâm lấn hết. Cô trầm mặc kiệm lời, tính cách cũng không lấy gì làm sôi nổi, nhưng anh biết tâm tư cô tinh tế tỉ mỉ chứ không tẻ nhạt nhàm chán như biểu hiện bên ngoài, hiềm nỗi không sao tìm được con đường dẫn vào nội tâm cô. Chung sống với nhau được đến hai mặt con, lòng dạ vẫn sâu xa khó dò như biển cả.
Cứ thế, cô theo chân một người đàn ông da trắng không thể làm tri kỉ tri âm đến một thị trấn nhỏ đẹp buồn tẻ ở Nam bán cầu để xây dựng gia đình. Cảm giác thiếu an toàn do tuổi thơ phiêu linh được cô khắc phục bằng cách săn sóc gia đình trên cả mức nhiệt tình chu đáo. Cô hi vọng có được một gia đình đầy đủ ổn định cả về nội dung và hình thức, vì mục tiêu ấy mà sẵn sàng dốc hết ý chí và năng lượng. Ý chí và năng lựợng này, cô đã phát hiện ra ngay trong lần đầu gặp Ian. Tuy không nói thành lời, nhưng mỗi tấc da mỗi lỗ chân lông đều kêu lên với anh: Gắn kết với em đi, làm em có thai, cưới em, mang em đi khỏi đây.
Anh không thấu hiểu hay nhận biết được kết cấu và thuộc tính của sinh mệnh cô, nhưng bằng bản năng đã nghe ra những âm thanh đơn côi mà dữ dội, không cho phép người ta tảng lờ ấy.
Ở nơi chốn của mình, Ian là một người đàn ông châu Úc bình thường nhất. Lái xe đến sở, sớm đi tối về, dùng lương bổng để chèo chống gia đình, nuôi đủ một nhà lớn bé. Cô trở thành người nội trợ toàn thời gian sinh sống ở một thị trấn ngoại ô tên là Laceys. Một khu vực rộng rãi có địa giới tự nhiên, dân số hơn một vạn người, nhà cửa vườn tược ngăn nắp ngay ngắn, có một con phố thương mại để sắm sửa các món nhu yếu phẩm, còn có vài cơ sở cộng đồng như trường học, bệnh viện, nhà thờ… Đường sá rộng rãi, hai bên cây xanh tỏa bóng mát, ruộng đồng bao la. Bình thường rất ít gặp ai, bầu không khí tương đối tĩnh lặng. Họ mua một ngôi nhà lớn ở đây, vì giá bất động sản rẻ hơn thành phố. Vùng này nằm ở phía Nam chí tuyến Nam, không có ngày nào lạnh giá, ánh nắng ấm áp gần gũi, mặt trời rạng rỡ quanh năm. Khí hậu ôn hòa. Không khí trong trẻo đến mức gần như nhạt nhẽo.
Họ hiếm khi rời khỏi thị trấn, trừ những chuyến du lịch nước ngoài vào dịp nghỉ phép hằng năm của Ian. Ít qua lại với các nhà bên cạnh. Vùng này cũng có người Hoa, nhưng cô không mặn mà giao thiệp với họ. Mấy đứa con lai ngại tiếng Trung Quốc, toàn nói chuyện bằng tiếng Anh. Cô dùng tiếng mẹ đẻ với con, dạy chúng nhận mặt chữ nhưng hầu như vô hiệu, dần dần cũng nản, không muốn tiếp tục nữa. Cô còn thử dạy các con học Đường thi, cuối cùng nhận ra chẳng qua chỉ là ảo tưởng. Cô nhớ da diết những cuốn sách của Trinh Lượng xếp chặt trên giá ngày nào. Khi rời khỏi Lâm Viễn, quyết định bỏ lại tất cả, cô đã hiểu rõ rằng không còn cách nào mang chúng theo được nữa.
Lịch sử cuộc sống của cô hoàn toàn trống trơn. Không có tín vật, không có kỉ niệm, ngoài một bức phác họa Xuân Mai của người mẹ kẹp trong tập bản đồ, một chiếc nhẫn kim cương và vài tấm ảnh ít ỏi. Cô chỉ còn cách từng bước xây dựng cuộc sống hiện tại rồi thêm thắt những thứ mình chưa sở hữu. Ví dụ hôn nhân. Ví dụ con cái.
Chăm sóc lũ trẻ, dọn dẹp giặt giũ, nấu nướng tẩy rửa, một ngày ba bữa. Trước nhà sau nhà trồng hoa hồng, xạ hương, hương thảo, bạc hà, thạch lam. Thực vật mới lạ, làm đôi lúc nhớ lại bóng nước, bìm bìm, kim ngân, lạp mai, lan thảo trong vườn hoa thuở nhỏ. Tự mình làm bánh mì. Đẩy xe đưa con đi siêu thị mua hàng, trên đường về ghé vào một quán cà phê góc phố, hút thuốc, uống cà phê, đám trẻ vụng về bón ăn cho vẹt trong quán. Nhiều đêm các con ngủ cả, cô vẫn cắm cúi làm việc, cắt vải hoa may túi, gối, đệm… để ban ngày đem ra chợ, vừa trông con vừa bán, coi như tiêu khiển.
Cuối tuần, Ian sẵn lòng chơi với lũ trẻ một ngày giúp cô, còn cô một mình bắt tàu hỏa vào thành phố.
Rất ít tâm tình. Hồi đầu còn tìm hiểu những khía cạnh mới mẻ ở nhau, kết hôn sinh đẻ xong, cuộc sống thường nhật mau chóng bị công việc, con cái, vụn vặt gia đình xâm lấn hết. Cô trầm mặc kiệm lời, tính cách cũng không lấy gì làm sôi nổi, nhưng anh biết tâm tư cô tinh tế tỉ mỉ chứ không tẻ nhạt nhàm chán như biểu hiện bên ngoài, hiềm nỗi không sao tìm được con đường dẫn vào nội tâm cô. Chung sống với nhau được đến hai mặt con, lòng dạ vẫn sâu xa khó dò như biển cả.
Cứ thế, cô theo chân một người đàn ông da trắng không thể làm tri kỉ tri âm đến một thị trấn nhỏ đẹp buồn tẻ ở Nam bán cầu để xây dựng gia đình. Cảm giác thiếu an toàn do tuổi thơ phiêu linh được cô khắc phục bằng cách săn sóc gia đình trên cả mức nhiệt tình chu đáo. Cô hi vọng có được một gia đình đầy đủ ổn định cả về nội dung và hình thức, vì mục tiêu ấy mà sẵn sàng dốc hết ý chí và năng lượng. Ý chí và năng lựợng này, cô đã phát hiện ra ngay trong lần đầu gặp Ian. Tuy không nói thành lời, nhưng mỗi tấc da mỗi lỗ chân lông đều kêu lên với anh: Gắn kết với em đi, làm em có thai, cưới em, mang em đi khỏi đây.
Anh không thấu hiểu hay nhận biết được kết cấu và thuộc tính của sinh mệnh cô, nhưng bằng bản năng đã nghe ra những âm thanh đơn côi mà dữ dội, không cho phép người ta tảng lờ ấy.
Ở nơi chốn của mình, Ian là một người đàn ông châu Úc bình thường nhất. Lái xe đến sở, sớm đi tối về, dùng lương bổng để chèo chống gia đình, nuôi đủ một nhà lớn bé. Cô trở thành người nội trợ toàn thời gian sinh sống ở một thị trấn ngoại ô tên là Laceys. Một khu vực rộng rãi có địa giới tự nhiên, dân số hơn một vạn người, nhà cửa vườn tược ngăn nắp ngay ngắn, có một con phố thương mại để sắm sửa các món nhu yếu phẩm, còn có vài cơ sở cộng đồng như trường học, bệnh viện, nhà thờ… Đường sá rộng rãi, hai bên cây xanh tỏa bóng mát, ruộng đồng bao la. Bình thường rất ít gặp ai, bầu không khí tương đối tĩnh lặng. Họ mua một ngôi nhà lớn ở đây, vì giá bất động sản rẻ hơn thành phố. Vùng này nằm ở phía Nam chí tuyến Nam, không có ngày nào lạnh giá, ánh nắng ấm áp gần gũi, mặt trời rạng rỡ quanh năm. Khí hậu ôn hòa. Không khí trong trẻo đến mức gần như nhạt nhẽo.
Họ hiếm khi rời khỏi thị trấn, trừ những chuyến du lịch nước ngoài vào dịp nghỉ phép hằng năm của Ian. Ít qua lại với các nhà bên cạnh. Vùng này cũng có người Hoa, nhưng cô không mặn mà giao thiệp với họ. Mấy đứa con lai ngại tiếng Trung Quốc, toàn nói chuyện bằng tiếng Anh. Cô dùng tiếng mẹ đẻ với con, dạy chúng nhận mặt chữ nhưng hầu như vô hiệu, dần dần cũng nản, không muốn tiếp tục nữa. Cô còn thử dạy các con học Đường thi, cuối cùng nhận ra chẳng qua chỉ là ảo tưởng. Cô nhớ da diết những cuốn sách của Trinh Lượng xếp chặt trên giá ngày nào. Khi rời khỏi Lâm Viễn, quyết định bỏ lại tất cả, cô đã hiểu rõ rằng không còn cách nào mang chúng theo được nữa.
Lịch sử cuộc sống của cô hoàn toàn trống trơn. Không có tín vật, không có kỉ niệm, ngoài một bức phác họa Xuân Mai của người mẹ kẹp trong tập bản đồ, một chiếc nhẫn kim cương và vài tấm ảnh ít ỏi. Cô chỉ còn cách từng bước xây dựng cuộc sống hiện tại rồi thêm thắt những thứ mình chưa sở hữu. Ví dụ hôn nhân. Ví dụ con cái.
Chăm sóc lũ trẻ, dọn dẹp giặt giũ, nấu nướng tẩy rửa, một ngày ba bữa. Trước nhà sau nhà trồng hoa hồng, xạ hương, hương thảo, bạc hà, thạch lam. Thực vật mới lạ, làm đôi lúc nhớ lại bóng nước, bìm bìm, kim ngân, lạp mai, lan thảo trong vườn hoa thuở nhỏ. Tự mình làm bánh mì. Đẩy xe đưa con đi siêu thị mua hàng, trên đường về ghé vào một quán cà phê góc phố, hút thuốc, uống cà phê, đám trẻ vụng về bón ăn cho vẹt trong quán. Nhiều đêm các con ngủ cả, cô vẫn cắm cúi làm việc, cắt vải hoa may túi, gối, đệm… để ban ngày đem ra chợ, vừa trông con vừa bán, coi như tiêu khiển.
Cuối tuần, Ian sẵn lòng chơi với lũ trẻ một ngày giúp cô, còn cô một mình bắt tàu hỏa vào thành phố.
Tác giả :
An Ni Bảo Bối