Xin Hãy Quên Em
Chương 5
Cho đến khi Milly được ba tháng tuổi, tôi vẫn mang nó đi theo khắp nơi, cứ mỗi lần như thế tôi cố đặt lịch hẹn tránh giờ ăn của Milly. Tôi mang nó đi gặp khách hàng, đến chỗ vườn ươm giống ở Chobham nơi tôi mua tất cả các loại cây tôi cần và đến chỗ bán vật liệu xây dựng ở Maida Vale nơi tôi chọn vật liệu lát sàn, lát vỉa hè và gạch. Ở nhà lúc Milly ngủ, tôi tranh thủ cặm cụi với các bản vẽ, có khi tôi bế nó trên tay trái, cũng có khi nó nằm cạnh tôi, dưới cái khung gỗ và nghịch những món đồ chơi đang treo lủng lẳng trên đầu. Có những lúc mọi chuyện đều ổn, nhưng có những lúc Milly quấy khiến tôi hầu như chẳng làm được việc gì. Khi nó dần lớn lên, tôi nghĩ nó phải được trông nom chu đáo hơn. Một người giúp việc là khả năng duy nhất mà tôi có thể nghĩ đến với nguồn thu nhập bấp bênh của mình, và tôi thử vận may lần đầu tiên với Pavlina, một cô người Séc.
Pavlina hai mươi sáu tuổi, chín chắn, gọn gàng, không ồn ào và rất chăm chỉ. Trước kia cô ta đã từng chăm trẻ con, có nhiều lời giới thiệu tốt và sẽ ở với tôi trong gần hai năm. Pavlina trông Milly mỗi buổi sáng khi tôi phải đi gặp Jamie hay khách hàng. Buổi chiều Milly ở bên cạnh tôi trong cái cũi gỗ, hay ngồi trong cái ghế lắc xem đĩa Baby Einstein hoặc Teletubbies khi tôi gọi điện và làm các công việc giấy tờ. Tôi sẽ phải trả thêm cho Pavlina nếu cần cô ta giúp thêm việc gì khác. Cô ta rất sung sướng nhận lời ngay vì đang phải tiết kiệm tiền mua một căn hộ ở Praha.
Khi Milly được chín tháng, tôi nhận được một email từ Xan, điều mà tôi chờ đợi với cả hy vọng và lo lắng: Anh sẽ quay về Luân Đôn trong năm ngày từ 25 tháng Ba và anh muốn gặp Milly. X
Tôi cảm tưởng như mình vừa rơi xuống một cái hố sâu. Tôi không nhận được một chữ nào từ anh ta từ rất lâu rồi. Giờ đây khi đối mặt với viễn cảnh gặp lại anh ta và những cảm xúc sống dậy, một phần rất lớn trong tôi muốn nói, Không. Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu tôi chỉ đơn giản xóa hình bóng của Xan ra khỏi bức tranh cuộc đời mình, như cái cách mà chị Jenny từng làm với bạn trai chị ta, nhưng tôi phải đặt quyền lợi của Milly lên trên mình.
Tôi ấn nút Trả lời. Anh hãy đến vào Chủ nhật, ngày 27, khoảng 4 giờ. Rồi sau đó, mặc dù trong lòng đắn đo tôi vẫn ấn nút Gửi đi. Chiều hôm đó tim tôi như nhảy múa trong lồng ngực khi tiếng chuông cửa reo. Đêm qua tôi thấy khó ngủ, chỉ chợp mắt một lát trước khi trời sáng. Tôi ngắm lại dung nhan của mình một lần nữa trước cái gương tròn treo cạnh chân cầu thang, hít một hơi thật sâu và ra mở cửa.
Tôi bế Milly trên tay còn Xan dán mắt vào nó, ánh mắt xen lẫn sự háo hức, sự thừa nhận và cả hối lỗi. Sau đó anh ta mới quay sang nhìn tôi. Khi Xan bước qua cánh cửa, tôi nhận ra anh ta trông rám nắng, với mái tóc cắt ngắn và hai bên thái dương lấm tấm những vết màu xám. Anh ta định hôn tôi nhưng tôi quay đi, cương quyết tỏ ra lạnh nhạt. Anh ta chẳng từng gọi tôi là “tảng băng" đấy thôi.
“Anh có uống trà không?" tôi hỏi Xan và đẩy cái xe nôi ra khỏi lối đi. “Em sợ là giờ em cũng chẳng có trà PG cho anh đâu," tôi mát mẻ. “Đáng lẽ em phải mua một ít phòng trường hợp đặc biệt chứ nhỉ."
Xan không phản ứng gì. “Cho anh cà phê thì tốt." Anh ta cởi cái áo khoác lông ra và treo nó lên.
Tôi đặt Milly lên cái thảm mà nó vẫn thường ngồi chơi và đi vào bếp. Khi tôi cầm cái khay quay trở lại, cảnh tượng đập vào mắt khiến hai tay tôi run lẩy bẩy và những cái tách như sắp sánh hết trà ra, tôi thấy Xan đang đứng cạnh cửa sổ, đúng tại nơi mà anh ta từng đứng và van nài tôi đừng giữ cái thai, tay anh ta bế Milly và chằm chằm nhìn nó .
Mọi việc sẽ thay đổi. Luôn như thế.
Tôi thấy làm lạ khi Milly không khóc hay vùng vẫy gì. Con bé cũng nhìn sững Xan và nằm im re. Có lẽ từ bản năng của mình, Milly lờ mờ hiểu rằng nó có một sự ràng buộc không thể tách ra được đối với anh ta - điều mà đến giờ tôi mới nhận ra rằng chính tôi cũng sẽ như vậy suốt cuộc đời mình.
“Chào con," Xan thì thầm với con bé. “Ba đoán là con đang không biết ba là ai... Chà... nghe có vẻ hơi buồn cười với con..." Tiếng anh ta nghẹn lại. “Con yêu, thực ra thì, ba là ba của con. Đúng rồi, con ngoan ạ, ba là ba của con. Thật đấy." Milly giơ bàn tay lên sờ má Xan. Xan nựng nó một lúc nhưng tôi thấy dửng dưng - anh ta đã làm tôi khóc nhiều lắm rồi. “Nó thật... dễ thương," tiếng anh ta thì thầm.
“Cám ơn anh. Em cũng nghĩ vậy." Tôi thầm chúc mừng mình vì đã giữ được vẻ lạnh lùng. “Xan này..." Tôi ngồi xuống. “Sao bây giờ anh lại đến? Có phải sự tò mò thúc đẩy anh không?"
“Đừng chua chát thế, Anna," anh ta lẩm bẩm. “Anh biết em sẽ nghĩ anh không ra gì..."
“Anh đã cư xử không ra gì. Anh có cần sữa không?" Tôi hỏi. “Đã lâu lắm em không nhìn thấy anh và em e là em cũng chẳng nhớ từ lúc nào nữa. Dù sao thì em cũng đã làm lễ rửa tội cho con. Nếu anh muốn biết thì mẹ đỡ đầu của Milly là chị Sue - trợ lý riêng của em, người mà đã đi cùng em cái đêm chúng ta gặp nhau - còn ba đỡ đầu của nó là anh Mark của em."
“Anh tưởng em không còn liên lạc gì với anh ấy nữa."
“Rất hiếm khi," tôi trả lời. “Cũng chính vì vậy mà em đã đề nghị anh ấy - để bọn em không mất hẳn liên lạc. Dù sao thì ít nhất anh ấy cũng bay sang đây hôm làm lễ rửa tội. Thật đáng tiếc anh lại không thể làm thế," tôi nói thêm đầy sung sướng. “Đối với con gái của anh."
“Làm ơn đi, Anna." Xan thở dài. “Đừng như thế mà. Anh đã gặp nhiều chuyện rồi."
“Tội nghiệp anh. Trong khi đó thì rõ ràng là em đang tận hưởng niềm vui, làm một bà mẹ đơn thân bận rộn."
“Làm ơn đừng trừng phạt anh," anh ta nói tiếp. “Anh muốn làm việc nên làm, nhưng em phải hiểu anh tức giận vì anh không hề có tiếng nói trong việc mình có con hay là không."
“Thực tế là anh có tiếng nói mà," tôi bình thản đáp. “Bởi vì anh đã ngủ với em đêm đó, điều mà ai cũng biết có thể dẫn đến kết cục là một đứa con."
“Cảm giác của anh thật tệ, anh không thể tập trung vào công việc - nhiều lúc không thể ngủ được. Tất cả những gì anh nghĩ đến là Milly," anh ta tiếp tục. Tôi thầm nhủ liệu anh ta có nghĩ về tôi không nhỉ. “Anh hoàn toàn bị tê liệt - không biết phải làm gì nữa. Anh dần nhận ra rằng cách duy nhất để anh vượt qua tình trạng đó là được gặp con." Tôi im lặng không nói gì. “Đáng lẽ anh đã gặp nó hồi tháng Mười hai," Xan nói tiếp sau khi ngừng lại một lúc. Tôi nhìn anh ta. “Hồi đó anh đang ở Luân Đôn trong ba ngày..." Anh ta đã ở gần chúng tôi thế, vậy mà... tôi đau đớn nghĩ. “Anh muốn gặp con, nhưng mà anh cảm thấy bối rối. Anh đã đi qua nhà em -"
“Không," tôi kêu thầm. Tôi tưởng tượng ra bước chân của anh ta trên vỉa hè.
“Nhưng anh không đủ can đảm, vì thế anh đã bỏ đi. Ba xin lỗi, con yêu," anh ta thì thầm với Milly, giọng trở nên nghẹn ngào khi ôm sát nó vào người. “Ba hứa là ba sẽ không làm thế nữa. Ba sẽ đến thăm con bất kỳ lúc nào ba có thể, con gái bé nhỏ của ba."
“Thế bao lâu anh có thể đến thăm nó một lần?"
Anh ta đặt Milly xuống thảm. “Thật khó nói. Có lẽ không hơn ba lần một năm. Ước gì anh có thể đến thăm nó thường xuyên hơn nhưng mà anh ở xa hàng nghìn dặm."
“Em biết điều đó," giọng tôi mỉa mai. Tôi ấn cái chèn phin pha cà phê xuống. “Nhưng Milly cần phải biết về anh. Em từng nghĩ là anh có thể trả lời những email em kể về con bé," tôi nói thêm với vẻ chua xót.
“Anh... xin lỗi, Anna. Nhưng mà lúc đó anh... sợ. Nghe có vẻ lạ nhưng mà đúng là anh sợ thật." Hóa ra những gì bà Elaine phân tích với tôi khá đúng. “Nhưng từ nay, anh sẽ cố gắng bù đắp cho con."
Tiếp đó anh ta mở cái túi du lịch của mình và lấy ra một cái túi xách tay. Rồi anh ta lôi ra một chú gấu teddy màu kem mềm, buộc một cái nơ màu xám với một nét mặt đáng yêu. Milly chộp lấy con gấu bằng cả hai tay rồi úp mặt vào đó, ọ ẹ với vẻ thích thú.
“Anh sẽ hỗ trợ em nuôi con," anh ta nói khi tôi rót cà phê cho anh ta. “Em đã từ chối điều đó nhưng anh vẫn muốn."
“À, bây giờ thì anh đã gặp con rồi, em không để tâm nữa. Em không muốn lấy tiền của anh." Tôi thở dài. “Em chỉ muốn sự có mặt của anh. Nhưng em không phủ nhận em sẽ không từ chối điều gì anh muốn giúp."
“Anh vừa mở một tài khoản cho con - đây này." Anh ta với cái túi và đưa tôi một tờ giấy. “Cứ ba tháng một, anh sẽ gửi tiền vào đấy - Anh sẽ mở thêm tài khoản phụ để em có thể dùng được - Anh sẽ gửi cho em mấy bản khai."
“Cám ơn anh." Chúng tôi nhìn nhau một lúc rồi tôi quay mặt đi.
“Anh không phải là một thằng khốn nạn, Anna ạ," anh ta nói khẽ.
Tôi cố kìm nén sự khát khao tôi dành cho anh ta - sự khát khao đang làm tôi thổn thức. “Em biết là anh không phải như thế," tôi đáp. Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho tôi nếu anh là một gã khốn nạn, tôi đau buồn nghĩ. Tôi sẽ nhanh chóng quên anh.
“Anh rất tiếc mình đã xử sự không ra gì. Anh hy vọng em sẽ tha thứ cho anh."
Hình bóng của Xan trở nên mờ dần khi mắt tôi nhòe lệ. “Vâng," tôi thều thào. “Em tha thứ cho anh..."
Anh đưa tay về phía tôi và tôi chìa tay mình ra cho anh nắm, thấy lại cảm giác quen thuộc khi bàn tay anh bóp chặt tay tôi. “Anna, em đừng khóc," anh nói sau một lúc lâu. “Đừng khóc mà." Anh đưa cho tôi một cái khăn giấy và tôi dí nó vào mắt mình. “Giờ chúng ta là bạn em nhé?" Anh nói. “Vì tương lai của Milly?"
Bạn à...
Tôi cảm thấy hụt hẫng. “Tất nhiên rồi."
Kể từ đó Xan trả lời tất cả email tôi gửi. Anh ta gửi quà cho Milly - những con búp bê của Indonesia, những con thú bằng vải và những đồ chơi treo tường sặc sỡ. Thỉng thoảng anh ta gọi điện về và nói chuyện với con gái. Nét mặt nó rạng ngời như pháo hoa mỗi khi thốt lên từ “Ba ơi" và trọ trẹ đầy thích thú vào cái điện thoại.
Niềm hạnh phúc của con bé khiến tim tôi vừa như tan vỡ vừa như nở hoa. Tôi in một tấm ảnh của Xan mà tôi tải xuống từ trang web của BBC vì tôi chẳng có cái nào. Tôi cần phải để mọi chuyện lui vào dĩ vãng vì bản thân Milly; nên tôi giải thích với nó rằng ba nó ở rất xa hai mẹ con và rằng ba nó sẽ về thăm nó khi nào có thể. Chúng tôi xem bản tin lúc sáu giờ để chờ anh ta xuất hiện.
Khi Milly sắp được một tuổi, tôi nhận được thiệp mời sinh nhật của Nicole nhân dịp thằng bé Jacob của chị tròn một năm tuổi. Trước đó cũng có vài cuộc hội họp nữa nhưng tôi đã không đến được.
“Em mong là Citronella sẽ không đến," tôi nói với Jenny khi chúng tôi đẩy xe nôi dọc con phố nhà Nicole trong ánh nắng trời tháng Năm.
“Chắc chắn chị ta sẽ đến," Jenny nói. Tôi nhìn những cái cây đang nở hoa trong những mảnh vườn trước nhà trên phố - cây đỗ quyên, ông lão, tuy-luýp và quế trúc. Đột nhiên tôi tự hỏi, nếu Citronella là một loài cây, chị ta sẽ là cây gì nhỉ? Cây thường xuân. Đẹp nhưng có độc và sống dai. Jenny là một cây Xấu hổ - mọc tươi tốt nhưng nếu chạm nhẹ vào những chiếc lá của nó sẽ cụp lại. Cassie có lẽ là một cây Bẫy ruồi, hấp dẫn nhưng đầy nguy hiểm, tôi nghĩ thầm. Xan là... một cây Hướng dương - đẹp rạng ngời nhưng đáng thất vọng là nhanh tàn.
Thế còn mình là cây gì nhỉ? Tôi thầm hỏi khi bấm chuông cửa nhà Nicole. Hoa huyết tâm, tôi cay đắng nghĩ - một Trái tim rỉ máu.
Những bà mẹ cùng lớp học với tôi đang ở trong khu vườn trang trí đầy bong bóng. Họ ngồi trên những tấm thảm với những đứa bé trong lòng. Một số đang nựng nịu chúng vì chúng cứ ngọ ngoậy tứ tung như những con rối.
“-Jonah đã bắt đầu tập đi được hai tuần rồi."
“-Mẹ đập nó nhé, con yêu?"
“-Erasmus biết đi từ khi nó được mười tháng."
“-Tôi vẫn đang cho Phoebe bú sữa mẹ."
“-Thế thì tốt quá! Tôi chẳng làm được."
“-Chị đáng ra phải ăn nhiều rau hơn!"
“Nó sẽ đến nhà trẻ Sweet Peas," tôi nghe thấy tiếng Citronella nói. Tôi chợt giật mình - đó là nhà trẻ tôi định cho Milly học. “Thằng bé có đáng yêu không?" Đột nhiên Citronella hỏi tôi, mắt nhìn Erasmus với vẻ trìu mến tột cùng.
“À vâng," tôi trả lời lịch thiệp. Với chị mà thôi. Thằng bé mặc một chiếc áo phông có in câu “Cháu là Người đàn ông mới của Mẹ!" Nó giống Citronella với bề ngoài béo ú và mái tóc màu đồng đỏ.
“Thế cô có nhận được thiệp mời sinh nhật của Erasmus không?" chị ta hỏi.
“Tôi...có." Tôi lúng túng trả lời. “Cám ơn chị." Tôi hơi choáng khi mở cái thiệp, không phải ngạc nhiên vì được mời mà là vì cái danh sách đính kèm ghi những món quà có thể mang đến cùng với địa chỉ những nơi bán chúng, như thể là một danh sách quà cưới. Jenny bảo tôi rằng chị ấy đã quẳng chúng đi. “Nhưng tôi không chắc là... hai mẹ con chúng tôi có thể đến được," tôi lí nhí và bế Milly lên. “Tôi e là phải đi gặp một khách hàng chiều nay."
“Sao không để vú em trông cháu?" Citronella vặn vẹo.
“Tôi chẳng có vú em nào," tôi trả lời. “Và người giúp việc của tôi sẽ đưa Milly đi đến lớp học hát Monkey Music vào mỗi buổi chiều ngày thứ Năm - con yêu lớp Monkey Music, phải không con?" Milly vỗ tay. “Nhưng tôi sẽ cho chị biết," tôi nói thêm, hy vọng có thể kết thúc cuộc nói chuyện ở đó.
Nhưng rõ ràng là Citronella vẫn chưa muốn dừng lại. “Thế công việc kinh doanh vườn tược của cô ổn chứ?" Chị ta hỏi.
“Ổn cả, cám ơn chị," tôi hơi ngạc nhiên vì sự quan tâm đột ngột của chị ta. Tôi xua một con ong bay ngang qua. “Tất nhiên đây là thời điểm tốt trong năm, và tôi khá bận rộn."
“Tôi thấy anh Xan, bạn cô, cũng vậy." Chị ta nói và cắn một miếng nem cuốn.
“Vâ.. âng," tôi đáp lần nữa, tự rủa mình sao lại ngu ngốc để lộ ra cái tên Xan, cả công việc của anh ta nữa.
“Tôi thấy anh ta trên tivi. Anh ta trông đẹp trai đấy chứ," chị ta vừa nói vừa phủi những mảnh vụn bánh bám trên cái đùi to đùng của mình.
“Ừm." Tôi băn khoăn không biết tiếp theo là gì đây. “Erasmus đã biết nói chưa chị?"
“Tôi hy vọng cô sẽ thấy vui khi anh ta quay lại."
“Ồ, chắc thế rồi, đặc biệt là Milly - nó rất yêu ba nó, phải không nào, cún con?"
“Da-da!" Milly giơ ngón tay lên, ỏn ẻn với giọng sung sướng.
Tôi bắt gặp ánh mắt của Jenny. “À... tôi phải lượn quanh tý. Rất vui được gặp lại chị, chị Citronella." Tôi nói dối.
Chị ta mút chùn chụt từng ngón tay mình với niềm thích thú. “Buồn cười là trên tờ Hello! tuần này có một bài về anh ta."
Tôi cảm tưởng như vừa hụt chân rơi xuống một cái hố. “Thật à? Ý tôi là.. .anh ấy có kể cho tôi nghe nhưng tôi chưa kịp... mua tờ báo. Tôi... bận quá."
“Tôi có mang theo đây," Citronella nói với vẻ ngây thơ. “Cô có muốn xem không?"
“Ờ...có ạ," tim tôi đập thình thịch. “Cám ơn chị."
Citronella quay cái mông to bự đi - có vẻ nó không nhỏ đi tý nào sau khi sinh nở - và quay lại sau một phút với tờ tạp chí. “Nó ở trang 112," chị ta nói với vẻ thân thiện khi đưa nó cho tôi. Rồi chị ta quay sang nói chuyện với Tanya đang đứng bên cạnh. Tôi giở đến trang báo, nhận ra hình Xan ở giữa những tấm hình các phóng viên thường trú nước ngoài khác mà tờ báo đang đề cập, liếc qua nội dung bài báo, tim tôi đập rộn ràng.
Xan Marshall, ba mươi chín tuổi... phóng viên của đài BBC ở Indonesia... thường trú tại Jakarta... từng làm ở ngân hàng... Hồng Kông... Đột nhiên tôi đỏ bừng mặt. Xan đang sống với cô bạn gái mới quen sáu tháng, cô Trisha Fox, phóng viên phụ trách Đông Nam Á của đài CNN... Cô Fox, tốt nghiệp đại học Havard, hai mươi tám tuổi, một ngôi sao đang lên của CNN..
Tôi gấp tờ tạp chí lại, hai tay run bắn, cổ họng đắng ngắt.
“Em không sao chứ?" Jenny thì thào hỏi.
“Cô đã đọc chưa?" tiếng Citronella hỏi tôi. “Bản thân tôi cũng chưa kịp đọc," chị ta nói, giọng vẫn ngây thơ như trước.
“Tôi đọc rồi, cám ơn chị." Tôi đưa trả chị tờ báo và đứng lên, hai chân run lẩy bẩy. “Nhưng Milly và tôi phải đi rồi."
“Thật đáng xấu hổ," giọng chị ta thật ngọt ngào.
“Tạm biệt chị, Nicole," tôi nói. “Ở đây thật vui."
Tôi buồn đến nỗi cả ngày hôm đó chẳng làm được gì. Tôi không biết điều gì khiến mình bị tổn thương hơn, sự thật không thể chối cãi mà tôi mới phát hiện ra hay là sự điêu ngoa của Citronella. Khi gặp Xan, tôi đã cẩn thận lái câu chuyện của chúng tôi xoay quanh Milly mà thôi - nếu tôi biết thêm điều gì về đời sống riêng của anh ta nữa chắc tôi đau đớn không chịu nổi.
“Tất nhiên là chị ta đã đọc bài báo rồi," tôi nói với Jenny khi chị ấy gọi điện cho tôi sau đó. “Mọi việc đã được chị ta sắp đặt hết. Chị ta là một con quỷ." Tôi nấc lên trong điện thoại.
“Chị ta không phải như vậy đâu," Jenny khẳng định. “Em nghĩ như thế nhưng em có biết quỷ là gì đâu." Tôi thầm nghĩ tại sao Jenny luôn có cái kiểu lập lờ như thế nhỉ. “Nhưng chắc chắn là chị ta thật đáng ghê tởm."
“Em đã làm gì đụng đến chị ta nào?" Tôi nghẹn ngào. Người đàn bà này không chỉ là một cây thường xuân bình thường mà là một cây thường xuân có độc.
“Em chẳng làm gì cả," Jenny đáp lời tôi. “Điều đó sẽ chỉ nói lên có lẽ chị ta không hạnh phúc."
“Không hạnh phúc ư? Chị ta là người đàn bà tự mãn nhất quả đất. Chị ta chẳng suốt ngày rêu rao trên cột báo của mình rằng chị ta đã “may mắn" và “được ban phước", hay là người khác đã “buồn" và “dũng cảm" như thế nào là gì?"
“Quả đúng thế. Chị ta luôn đặt người khác vào một vị thế thấp hơn mình. Nhưng một người thực sự hạnh phúc có cần làm thế không?"
“Không," tôi công nhận sau một lúc suy nghĩ. “Họ chẳng làm vậy."
Tôi phân vân bởi lý do vì sao mà Citronella vẫn không thỏa mãn với cuộc sống của mình - một người chồng làm ngân hàng chưa đủ giàu ư? Ngôi nhà ở Luxembourg Gardens không đủ rộng ư? - trước khi tôi ném cái thiệp mời của chị ta vào sọt rác.
Những ngày sau đó tôi cố gắng thuyết phục mình rằng Citronella đã làm cho tôi một việc có ích. Nó là Một Việc Có Ích liên quan đến Xan bởi vì như thế tôi mới có thể rủ bỏ hết những tình cảm còn vương vấn với anh ta và nhìn anh ta theo cách khác. Tôi còn tự an ủi mình rằng tôi sẽ tìm được một người khác, mặc dù tôi không nghĩ là trước lúc Milly đủ lớn và sống tự lập - lúc mà tôi sẽ suýt soát năm mươi tuổi. Một câu chuyện dài tập, tôi thấy thê thảm trong lòng.
Xan gặp Milly thêm bốn lần nữa trước khi nó lên hai. Đến lúc đó con bé đã quấn anh ta đến độ mỗi lần anh ta xuất hiện trên tivi là con bé chạy lại vồ lấy và hôn nó. Màn hình tivi dính đầy dấu tay và vết môi của nó khiến Pavlina lại phải lau. Nó “kể" đủ thứ chuyện về Xan và “gọi điện" cho anh ta hằng ngày bằng cái điện thoại đồ chơi Postman Pat - hay nếu nó tìm không thấy thì bằng cái máy tính con của tôi, mảnh vỏ sò, cái đậy bồn rửa mặt hay thậm chí bằng bàn tay của nó. Những cuộc chuyện trò giữa nó và anh ta luôn rất sống động và thường khiến tôi thấy tủi thân. Tôi cố gắng không nghĩ về bạn gái của Xan. Và nếu có gọi điện cho anh ta, tôi chỉ gọi vào số di động, không bao giờ gọi vào số nhà. Tôi không thể chịu nổi nếu phải nghe giọng của cô ta.
Pavlina chia tay chúng tôi khi Milly được hơn hai tuổi. Cô ta đã tiết kiệm đủ tiền để mua một ngôi nhà và muốn trở về Praha và làm trong ngành du lịch. Tôi cảm thấy tiếc vì Pavlina ra đi – cô ta lành tính, chăm chỉ và đáng tin. Nhưng mãi cho đến khi tìm người khác thay thế tôi mới nhận ra sự có mặt của Pavlina có ý nghĩ như thế nào.
Công ty cung cấp dịch vụ cũ gửi đến cho tôi lần lượt bốn người giúp việc nữa, nhưng chẳng ai làm được việc gì, nếu không muốn nói là quá tệ hại. Người đầu tiên là Gabi đến từ Bonn, mới đầu thì cũng ổn nhưng ba tuần sau cô ta nhớ nhà quá nên bỏ về. Sau đó là Natalie, một người Pháp. Tôi không thể chấp nhận nổi Natalie sau một tháng, không chỉ vì con bé lười nhác và tùy tiện mà vì tôi từng bắt gặp nó bôi kem dưỡng da của tôi lên mông của Milly. Kế đến là Lucia đến từ Rome, cô ta ốm liệt giường suốt một tuần cứ mỗi lần đến kỳ kinh; rồi đến Svetla từ Bulgari, người mà tôi thấy thích cho đến khi cô ta cho Milly ăn trứng, bỏ qua những lời căn dặn nghiêm ngặt của tôi. Rất may là Milly “chỉ" bị dị ứng nặng chứ không nguy hiểm đến tính mạng.
Tôi cứ nghĩ mãi mà sợ về việc đó khi đi mua sữa vào một buổi sáng cuối tháng Giêng, tình cờ tôi nhìn thấy một mẩu rao vặt dán trên cửa sổ sạp báo. Đập vào mắt tôi là những chữ này: Tôi muốn làm giúp việc. Tôi tử tế. Tôi êu chố và trẻ con. Tôi có thể bắt tầu ngay. Anh chị không hối tiếc nếu thuê tôi. Tôi có những người giới hiệu dất tốt. Mong gặp anh chị sớm. Luisa...xx.
Tôi đang rất cần ai đó giúp đỡ vì sang tuần sau tôi có mấy chương trình mỗi buổi sáng trên kên GMTV, vì thế tôi gọi vào số di động để lại trên mẩu rao vặt. Luisa nói tiếng Anh cũng tệ như cách cô ta viết vậy, nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn thống nhất được với nhau là cô ta sẽ đến gặp tôi chiều ngày hôm đó.
Luisa mới chỉ đến nước Anh được một tháng mặc dù trước đó đã làm cho một gia đình ở Marbella trong một năm. Con bé hai mươi ba tuổi, đến từ Colombia, mập mạp nhưng khá xinh, nhanh nhẹn và hoạt bát. Trở ngại lớn nhất là làm sao nói chuyện được với nó.
“Em uốn ọc dói tiếng Anh dất tốt," nó nói khi chúng tôi đang ngồi trong phòng khách. “Em đi ọc ỗi ngày. Ọc tiếng Anh dất nhanh."
Milly bám vào đầu gối tôi, nhìn Luisa với ánh mắt nghi hoặc.
“Tôi muốn kiểm tra với những người giới thiệu cô," tôi nói. “Cô bảo tôi phải gọi ai đây?"
Luisa nhìn tôi ngơ ngác.
“Điện thoại à?" Tôi nói. Nó chỉ tay vào cái điện thoại để trên bàn. “Không. Tôi phải gọi ai cơ?" Tôi vỗ vào ngực mình rồi ra dấu quay số điện thoại và nghe máy. “Để nghe thông tin tham khảo - về cô?"
“A, tham hảo. Vâng. Tôi có một lá thư giới hiệu dất tốt." Nó thọc tay vào túi sau của cái quần jeans và lấy ra một lá thư nhăn nhúm, có vẻ đã cũ với những nếp gấp lâu ngày. Nó được viết bằng tiếng Tây Ban Nha nhưng trong đó có ghi một số điện thoại.
“Thế lúc nào cô có thể bắt đầu được?" tôi ghi lại số điện thoại và hỏi nó. “Nếu chúng ta có thể thỏa thuận xong."
“Xong?" Luisa lặp lại, rõ là nó chẳng hiểu gì.
Bất chợt tôi thấy mình đang lãng phí thời gian.
“Nghe này, Luisa..." Tôi nói. “Trông cô rất được nhưng mà tôi không nghĩ là cô phù hợp với việc này. Tôi thành thật xin lỗi..."
Đột nhiên một chuyện khá ngạc nhiên xảy đến. Luisa, nãy giờ thỉnh thoảng vẫn liếc nhìn và cười với Milly, bỗng đưa hai tay ra và thốt lên: “Venga aquí, preciosa!"
Trong chớp mắt Luisa ôm Milly vào lòng, tung hứng và làm mặt cười với nó. Thay vì òa khóc hay là giãy dụa để thoát ra, Milly lại bật cười. Rồi con bé hôn chụt một cái rõ dài lên má Milly và chỉ có thế, chỉ có thế làm tôi bỗng nghĩ khác đi.
Dĩ nhiên là tôi vẫn kiểm tra nó qua người viết lá thư giới thiệu. Bằng thứ tiếng Anh ngắt quãng người chồng ở gia đình kia kể lể họ đã yêu quý Luisa như thế nào và con bé đã chăm sóc cậu con trai của họ, giờ đã lên năm, tốt ra sao, và rằng họ đã rất buồn khi Luisa bỏ sang Luân Đôn nơi nó cảm thấy có nhiều cơ hội hơn.
Cơ hội làm gì nhỉ? Tôi tự nhủ.
“Và nó biết át," ông ta nói thêm.
“Át gì?"
“Không, nó biết hát," ông ta cố gắng phát âm đúng. “Tra la la la. Luisa có giọng hát dất ốt. Thực sự ốt."
“Ồ, thế thì hay quá." Tôi nói.
Ngày hôm sau Luisa dọn đến nhà tôi. Nó bắt xe buýt từ Shepherd’s Bush nơi nó thuê phòng trọ. Đó là một ngày trời ráo quạnh và sương mù dày đặc. Nó bấm chuông vào đúng giờ hẹn - sáu giờ ba mươi - ngoắc tay chào tôi và Milly khi đang đứng ở bậc cửa, mình khoác chiếc áo phao màu bạc, tay xách một cái vali nhỏ màu xanh và một cái đàn ghita.
“Xin chào!" Nó đưa bàn tay đang đeo găng ra vẫy Milly, con bé đứng ôm chặt chân tôi.
“Chào cô, Luisa. Vào nhà đi." Tôi nói.
“Trời đêm đầy sao đầy sao" tôi nghe thấy tiếng Luisa khi nó bước vào nhà.
“Gì cơ?"
Nó chỉ lên bầu trời sau lưng mình. “À, trời đầy sao đầy sao."
Tôi ngửa cổ nhìn lên. “À ừ," tôi nói. “Nhiều sao thật. Rất ít khi thấy sao như thế này. Thôi vào nhà đi, Luisa, chào mừng cô."
Nó cởi cái mũ len xanh ra khỏi đầu. “Gracias" Trong những ngày tiếp theo tôi tự nhủ mình rằng rất nhiều người giúp việc mới đầu nói tiếng Anh không sõi - vì thế họ mới muốn trở thành người giúp việc. Nhưng tiếng Anh của Luisa khiến tôi không thể chịu nổi nên tôi đành bảo với con bé là sẽ trả tiền cho nó đi học thêm tiếng Anh vì nó nói nó chẳng có đồng nào. Một khóa học sáu tháng mất năm trăm bảng. Mỗi sáng nó sẽ đến lớp học ở Baswater trong khi Milly ở nhà trẻ Sweet Peas. Nó sẽ đón Milly lúc một giờ, cho con bé ăn trưa và trông nó suốt cả buổi chiều khi tôi làm việc. Có lẽ vì không kỳ vọng nhiều nên tôi thấy ngạc nhiên với những gì Luisa làm. Nó khá được việc, xếp đồ chơi và quần áo của Milly gọn gàng và làm nhiều việc khác mà không cần tôi phải bảo gì. Nó thích việc nấu nướng và khá giỏi giang mặc dù đồ nó nấu thường là thức ăn kiểu Tây Ban Nha hay Colombia, và tôi phát hiện ra Milly dần chán cá rán và xúc xích mà quay sang nghiện xúc xích Tây Ban Nha và đậu nghiền. Luisa rất cẩn thận với bệnh dị ứng của Milly. Nó luôn đọc kỹ bao bì đựng thực phẩm để tìm ra từ “trứng" trong hàng tá ngôn ngữ khác nhau. Nó tìm thấy trong một quyển vở cũ học nấu ăn một công thức làm bánh không cần trứng.
Tôi thích sự nồng nhiệt đầy chất Nam Mỹ của Luisa, khác hẳn với vẻ điềm đạm lạnh lùng của Pavlina trước kia. Điều khiến tôi vui nhất là nó có vẻ yêu quý Milly. Nó thích chơi đùa với Milly kể cả khi không phải làm việc. Nó thường xem chương trình giải trí CBeebies của BBC cùng Milly và tôi hay nghe tiếng cả hai cười nghiêng ngả với chú chim cánh cụt Pingu khi đang nấu bữa ăn nhẹ cho cả nhà. Luisa luôn thích nựng và hôn Milly những cái rất kêu. Dần dà tôi cũng khám phá ra rằng Luisa thực sự biết hát. Lần đầu tiên tôi nghe nó hát là lúc nó mới về ở được một tuần. Tôi nằm trên giường, tranh thủ nghỉ một lát. “Trời đêm đầy sao đầy sao..." Từ dưới bếp cất lên một giọng nữ trầm với âm hưởng đồng quê sâu lắng. “Làm hộp thuốc nhuốm màu xám xanh..." Phát âm của nó nghe hơi kỳ nhưng giọng thì trong trẻo và da diết có thể khiến người nghe xao lòng. “Nhìn bầu trờ mùa hè bên ngoài, với đôi mắt của riêng tôi, đôi mắt biết nhìn khoảng tối trong lòng tôi..." Tiếng hát thật sự “cay"- đến nỗi mà tôi không bao giờ cảm thấy khó chịu, thậm chí cả khi đang làm việc. Nó khiến tôi nhẹ nhõm vô cùng.
“Mọi việc đã tốt đẹp hơn," tôi thầm nói với mình khi lái xe từ Surrey về sau khi từ biệt ngôi nhà thân yêu lần cuối, trong khi Milly đang ngủ ở ghế sau. “Luisa có vẻ yêu thương con gái mình và chăm sóc nó rất tốt; Milly vui khi ở bên cạnh nó những lúc mình phải ra ngoài. Luisa làm việc chăm chỉ và có đầu óc. Mình còn muốn gì hơn nữa? Tiếng Anh của nó sẽ khá dần lên thôi."
Tôi khá kinh ngạc vì con bé tiến bộ rất chậm. Mỗi tuần nó đi học mười lăm giờ vậy mà tôi nhận thấy nó chẳng khá hơn tý nào sau suốt ba tuần nó ở với tôi. Thôi thì cho nó thêm thời gian, tôi nghĩ bụng.
“Lớp học tiếng Anh của em thế nào?" Tôi hỏi nó sau buổi tối trở về từ chuyến thăm Oxted lần cuối cùng. Tôi đặt cái hộp đứng, cái xẻng và ba quyển sách của mẹ tôi xuống. Những quyển tôi mang về là: Các loài hoa của miền Nam nước Ý, Ngôn ngữ Latin của Người làm vườn và Khu vườn Nhỏ Kiểu mới - một quyển sách kinh điển. “Em có chịu khó học tiếng Anh không đấy, Luisa?" Tôi hỏi lần nữa.
“À, Sí!" nó gật đầu hăng hái. “Absolutamente!"
Ngày hôm sau ba tôi chuyển lên Luân Đôn. Căn hộ của ông nằm trên tầng thượng một tòa nhà chung cư hiện đại ở Đồi Campden, nhìn ra Công viên Holland.
“Thật là một khung cảnh đẹp tuyệt!" Tôi nói khi đang giúp ông sắp xếp đồ đạc một vài ngày sau đó. “Con có thể thấy Mắt của Luân Đôn (còn gọi là Vòng quay thiên niên kỷ, vòng đu quay cao nhất ở châu Âu) - ba còn có cái ban công xinh xắn này nữa chứ. Ba có thể ngắm mặt trời lúc hoàng hôn - và ba cũng có thể nghe nhạc opera ngoài trời vào mùa hè."
“Và cả tiếng của những con công nữa," giọng ba tôi buồn bã.
“Con sẽ mang đến cho ba mấy cái chậu mới rất đẹp," tôi nhìn vào đám hoa phong lữ khô héo trồng trong những chậu đất nứt nẻ. “Chậu mạ chrôm nhìn chắc là đẹp."
“Ở tuổi này của ba rồi mà vẫn lên Luân Đôn sống!" Ba tôi thở dài thườn thượt. Tôi giúp ông tháo dây buộc mấy quyển sách và một vài bức tranh ông còn giữ. Rồi tôi thấy ba tôi mở một cái hộp và lấy ra tấm ảnh cưới đặt lên bàn con. Khi mười bốn tuổi, tôi nhìn tấm ảnh đó và nhận ra mẹ tôi đang mang thai. Tôi không bao giờ quên cú sốc hôm đó. Vài năm sau, một lần tôi uống mấy cốc rượu và cười vui về chuyện đó. “À...đám cưới được tổ chức khá nhanh," mẹ tôi nói với một nụ cười gượng gạo rồi sau đó bà nói sang chuyện khác. Còn tôi cảm thấy tội nghiệp cho mẹ khi bà cứ phải canh cánh chuyện đó trong lòng suốt mấy chục năm sau - như thể có ai đó cứ muốn hỏi bà về nó.
Tôi ngắm nhìn tấm ảnh lại lần nữa khi ba tôi đi vào bếp. Tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên, khi giờ đây mình đã có con rồi, khi cái bụng mang bầu của mẹ tôi lại có thể nhìn thấy rõ ràng như vậy dù mới chỉ hai tháng. Dù sao thì mẹ tôi cũng hơi đầy đặn và thường những người đầy đặn mang thai dễ nhận ra hơn là người mảnh mai như tôi.
“Ba này, nếu xong xuôi rồi thì con đi đây." Tôi nhặt nhạnh mấy tờ giấy gói đồ và cho vào thùng rác. “Con bảo với Luisa là sẽ về lúc chín giờ. Ngoài ra con phải làm nốt mấy bản vẽ để gặp khách hàng vào thứ Bảy tới."
Ba tôi làm hiệu với hai ngón tay đan chéo và hôn tạm biệt tôi.
Cuộc hẹn diễn ra lúc hai giờ chiều. Tôi đồng ý gặp khách hàng vào ngày thứ Bảy vì đó là một đơn hàng lớn, Jamie cũng tới gặp tôi ở đó.
Tôi thức dậy sớm hơn để đi mua ít đồ cho Milly. Con bé đang thiếu một vài cái áo phông, loại áo tôi thường mua ở cửa hàng Hammersmith Marks& Spencer. Sau bữa sáng tôi cho Milly vào xe nôi và lên xe buýt đến phố King. Đến khoảng mười một giờ tôi đã chọn đủ thứ mình cần và ra trả tiền; rồi tôi đi lên gian hàng thực phẩm và mua ít đồ khô. Khi tôi vừa rời cửa hàng, vui vẻ với lượng công việc mà mình vừa làm được tôi chợt nhìn xuống cái xe nôi.
“Ồ Milly," tôi thốt lên. “Giày con đâu rồi?"
“Mất giày rồi, mẹ ơi!" Chiếc giày bên chân phải của nó đã rơi đâu mất. “Mất rồi", nó nhắc lại đầy sung sướng và ngắm nghía bàn chân giờ chỉ còn chiếc tất.
“Chắc con lại làm nó rơi ra rồi. Mẹ muốn con đừng tiếp tục như thế nữa, con gái ạ," tôi than thở và quay ngược trở lại cửa hàng. “Giờ thì chúng ta phải tìm nó thôi. Con có nhớ con đánh rơi ở đâu không?"
“Không," nó hét lên. “Không, không, không!"
Tôi bắt đầu ngó nghiêng sàn nhà của cửa hàng để tìm chiếc giày màu hồng. Đáng lẽ tôi không cần thiết phải làm điều này. Tôi phải về nhà sớm để chuẩn bị mọi thứ cho cuộc gặp với khách hàng. Lúc tôi mua quần áo cho con bé, hai chiếc giày vẫn còn nguyên. Vậy nó chỉ đánh rơi từ lúc đấy thôi.
Tôi đi ngược lại những chỗ vừa đi qua lúc nãy, tìm kiếm trên tấm trải sàn, hỏi nhân viên cửa hàng xem liệu có ai nhặt được nó không. Khi người nhân viên đi về phía quầy Dịch vụ Khách hàng để kiểm tra, tôi quay lên gian hàng thực phẩm và hỏi người thu ngân ban nãy liệu có ai gửi một chiếc giày nhỏ màu hồng không.
“Rất tiếc, thưa cô." Chị ta nói. “Không có ai cả. Chắc cô chẳng muốn mất nó đâu nhỉ," Giọng chị ta có vẻ rầu rĩ, “khi mà giày trẻ con đắt thế trong những ngày gần đây."
“Đúng vậy," tôi lẩm bẩm. “Ba mươi lăm bảng một đôi."
Tôi nhìn đồng hồ. Mười hai giờ kém năm. Từ đây về nhà mất nửa giờ, rồi tôi còn phải thu dọn đồ đạc và lái xe đến phố The Boltons trong khi giao thông ngày thứ Bảy sẽ vô cùng đông đúc khi câu lạc bộ Chelsea đá trên sân nhà. Jamie vừa gọi điện cảnh báo tôi.
Nhân viên phụ giúp trong cửa hàng đến gặp tôi và nói. “Xin lỗi, thưa bà, nhưng chẳng có ai nhặt được cái gì cả."
“Cám ơn cô đã hỏi giúp." Tôi thò tay vào túi xách và lấy ra một cái danh thiếp. “Tôi có thể để lại số điện thoại phòng khi có ai đó nhặt được, được không cô?"
Tôi chạy ra cửa, bắt đầu cảm thấy lo lắng, tôi đứng trên phố King, cạnh cửa hiệu Curry, ra sức vẫy một chiếc taxi vì không thể mất thêm thời gian bắt xe buýt nữa, lúc đó tôi nghe tiếng chuông nhà thờ điểm mười hai tiếng.
Bong...Bong...
Tất cả những chiếc taxi đều có khách - Khỉ thật!
Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng gọi to từ sau lưng. “Cô gì ơi!" Tôi quay lại. “Cái này có phải của cô không?" Một người đàn ông trạc tuổi bốn mươi, ăn mặc lịch lãm, đang đứng trên vỉa hè, tay cầm chiếc giày của Milly.
“Ồ, đúng rồi... cám ơn anh!" Tôi nhẹ nhõm đặt tay lên ngực. “Nó là của con gái tôi."
“Giày của Milly!" Milly hét lên giận dỗi, chỉ một ngón tay về phía anh ta. “Mẹ ơi, đó là giày của Milly!"
Người đàn ông đưa chiếc giày cho tôi. “Tôi đã nhìn thấy cô đi tìm nó, nhưng mà cô chạy ra khỏi cửa hàng trước khi tôi kịp ngăn cô lại."
“Anh không biết là tôi vui mừng như thế nào đâu. Cám ơn anh rất nhiều." Tôi thiếu nước hôn anh ta mà thôi.
Bong...
“Không có chi."
“Tôi thật không biết xoay xở thế nào nếu mất nó," tôi nói khi đút chiếc giày vào chân Milly. “Một phần là chúng còn mới. Thực ra chúng tôi mới mua chúng tuần trước thôi," miệng tôi lắp bắp, chắc vì tôi lúng túng vì sự thật là trông anh ta cực kỳ cuốn hút. “Chúng hơi rộng nên chắc con bé đã để tuột mất một chiếc. Dù sao thì," tôi đứng thẳng dậy và mỉm cười. “Cám ơn anh."
“Có gì đâu. Rất vui vì đã giúp được cô." Anh ta liếc nhìn bàn tay trái của tôi. Rồi một phút im lặng trôi qua. Khi tôi sắp sửa nói một câu tạm biệt lịch sự thì tôi nghe tiếng anh ta, “Cô có muốn uống một tách cà phê không, thưa cô?" Tôi nhìn anh ta với một chút ngạc nhiên. Anh ta mới chỉ gặp tôi chưa đầy một phút. “Ở đằng kia có một quán cà phê khá hay, cạnh rạp hát, tôi muốn một cốc cappuccino và tự hỏi không biết cô có thích không..."
“Ồ, tôi e là không được rồi," tôi ngập ngừng nói, cảm thấy nửa lúng túng nửa hả hê. “Anh thấy là hai mẹ con tôi đang vội đi chỉ vì...à..." Tôi thấy không cần thiết phải giải thích với anh ta. Tôi chẳng biết anh ta.
“Ba ơi!" Milly bỗng nhiên kêu toáng lên.
“Không, con yêu, không phải ba con đâu," tôi dịu dàng nói. “Đó là một người lạ."
“Ba của con kìa!" Con bé vẫn nằng nặc. Và tôi thấy nó chỉ tay về phía cửa hiệu Curry. Tôi quay lại nhìn. Trên cửa sổ là mấy cái tivi màn hình phẳng, cái to nhất đang bật kênh Tin tức 24. Rồi Xan xuất hiện, trông mệt mỏi, anh ta đang tường thuật điều gì đó ở một ngôi đền cổ - có vẻ như là đền Angkor Vat.
“Ba!" Milly lại ré lên. “Ba ơii!" Rồi nó bật khóc.
Bong...Tôi cuống lên.
“Đúng là ba rồi, con yêu."
Bong...
“Muốn ba cơ!"
“Mẹ biết rồi, con gái ạ." Bỗng nhiên tôi thấy một chiếc taxi và đưa tay ra vẫy rối rít. “Tôi xin lỗi," tôi nói với người đàn ông nọ. “Anh rất tốt nhưng mẹ con tôi phải đi rồi."
Bong...
“Tôi hiểu mà," anh ta nói khi chiếc taxi trờ tới. Anh ta giữ cánh cửa mở khi tôi đẩy chiếc xe nôi của Milly vào. “Tạm biệt," anh ta có vẻ luyến tiếc.
“Tạm biệt," tôi cười với anh ta qua cửa sổ chiếc xe. “Cám ơn anh lần nữa."
Khi chiếc taxi lao đi, tôi chợt nhớ ra là đã nhìn thấy người đàn ông này trong gian hàng thực phẩm. Dường như anh ta chú ý đến tôi khi chúng tôi đi qua, nhưng lúc đó tôi chẳng có tâm trí nào, với lại tôi không quen với sự để ý của người khác phái nên tôi không nhận ra. Tôi phải công nhận đó là một người rất hấp dẫn, có phong thái và anh ta còn khen tôi nữa, điều mà rất hiếm khi tôi được nghe, Chúa biết điều đó, tôi nghĩ thầm khi chiếc taxi rẽ phải. Nhưng mà việc cấp bách nhất của tôi bây giờ là về nhà.
“Em cho Milly ăn thịt gà và mì nhé," tôi nói như quát với Luisa khi chạy xồng xộc vào nhà mười lăm phút sau đó. “Ở trong này có một ít thịt philê," tôi dí cái túi cho nó. “Em nhớ cho thêm ít đậu Hà Lan nhé."
“Không, em sẽ cho Milly ăn cơm chiên thập cẩm," vừa nói Luisa vừa bế Milly ra khỏi xe nôi. “Milly thích cơm chiên thập cẩm mà."
“Thế cũng được," tôi nói. “Cơm chiên thập cẩm. Nhưng không cho tôm. Và không cả hành tây nữa nhé - Lần trước ăn con bé bốc mùi suốt mấy ngày liền."
Luisa nhìn tôi ngẩn ngơ không hiểu. Tôi vồ lấy quyển từ điển tiếng Tây Ban Nha vừa mới mua gần đây và được đánh dấu trang cẩn thận. Hành tây: Ajo. Em phát âm thế nào? “Không...ajo." Tôi gật đầu và chỉ ngón tay trỏ vào nó với vẻ hài lòng.
“À. Acccchhho. Sí," nó gật đầu lia lịa. “Chỉ cho ớt thôi."
“Không - không cho ớt," tôi la lớn và chạy lên cầu thang. “Nó không thích ớt."
“Thích ớt cơ!" Tôi nghe tiếng Milly lanh lảnh.
Tôi bận một cái sơmi lụa, quần tây và khoác áo ấm rồi vội vội vàng vàng chải tóc tai. Tôi vớ lấy chiếc cặp và nhét đống bản vẽ mà tôi vừa hoàn thành vào. Sau đó tôi hôn tạm biệt Milly và nhảy vào ôtô.
Đường đông kinh khủng khiến tôi mất gần một giờ để đến đó. Tôi tới nơi lúc hai giờ kém năm, chiếc bán tải của Jamie đậu sẵn ở bên ngoài tòa nhà số 63 - giống như tất cả tòa nhà khác ở khu Boltons, tòa nhà này có kích cỡ của một siêu thị, sơn màu trắng và có mặt tiền được đắp nổi.
“Chào bà chủ!" cậu ta nói với giọng uể oải khi tôi đậu xe cạnh nhà thờ.
“Tôi không phải là bà chủ của anh," tôi đính chính khi cậu ta nhảy ra khỏi chiếc xe của mình. “Thậm chí, nếu chính xác, tôi còn chưa phải là đối tác của anh mặc dù chúng ta đã làm việc với nhau nhiều. Tôi là..."
“Nhà Văn hóa Kiêu kỳ," Jamie gợi ý trong khi tôi đang khóa cửa xe. “Lúc chúng ta mới gặp nhau, tôi cứ nghĩ chị là người nông nổi nhưng dần dần tôi nghĩ về chị khác đi và giờ đây thì chị rất dễ chịu."
“Cám ơn anh. Nhưng như tôi nói, tôi không phải là bà chủ của anh, và anh là... Tôi thật chẳng biết gọi anh là gì nữa."
“Tôi là gã làm cho trái đất quay theo ý chị."
“Thật! Dù sao thì trông anh cũng khá bảnh." Tôi liếc nhìn cái áo khoác màu xanh nước biển mà cậu ta đang mặc.
“Đây là chiếc áo mặc chơi crikê tốt nhất của tôi. Thea thích tôi mặc nó. Cô ấy muốn tôi mua cái áo này. Hiện giờ thì công việc của cô ấy không được tốt lắm - Tôi rất ít gặp cô ấy."
“ Lại đi xa nữa à?" Tôi hỏi và đẩy cánh cửa bước vào.
“Đúng thế," anh ta trợn tròn mắt. “Cô ấy đi Rome, New York, Monaco - đầy nơi - mai cô ấy lại đi Cape Town để tham gia một giải đấu tennis." Tội nghiệp Jamie, tôi nghĩ thầm. Hèn gì họ chẳng có lấy một đứa con. “Thôi kệ chị ạ, còn cô công chúa nhỏ Milly thế nào rồi?" Cậu ta nói tiếp khi chúng tôi bước lên bậc cửa.
“Nó vẫn ngoan - ngoại trừ sáng nay nó làm rơi một chiếc giày ở cửa hàng Mark& Sparks - và khi tôi không hy vọng tìm thấy nó nữa thì một người đàn ông đẹp trai mang nó lại cho tôi."
“Ra thế..." Jamie nhướng lông mày trái lên. “Chị lại bị lạc trong sương mù lần nữa, phải không?" Cậu ấy vẫn thường trêu chọc tôi về điều đó. “Vậy tên anh ta là Hoàng tử Đẹp trai?"
“Không..." Tôi đỏ bừng mặt. Tôi ấn tay vào cái chuông to làm bằng đồng. “Tôi cũng chẳng biết tên anh ấy là gì nữa."
“Thế anh ấy có mời chị đi ăn trưa không?"
“Đáng buồn là không - nhưng mà buồn cười là anh ta ta mời tôi uống cappuccino cùng."
“Có gì đáng buồn cười đâu? Chị trông cũng xinh mà."
“Cám ơn. Còn anh là một chàng Bruce điển trai."
“Dù sao thì tôi hy vọng chị đã nhận lời anh ta," Jamie chỉnh lại cái cà vạt và nói.
“Tất nhiên là tôi từ chối," tôi tỏ ra cương quyết.
“Sao lại từ chối? Anh ta cầm theo một chiếc rìu à?"
“Chắc là không."
“Anh ta gớm ghiếc lắm à?"
“Trái lại."
“Thế thì theo ý tôi chị phải đồng ý mới đúng."
“Tiêu chuẩn của tôi khắt khe hơn một chút," tôi nói nhưng trong lòng thầm nghĩ đáng lẽ mình nên nhận lời - Tôi thấy người đàn ông đó rất lôi cuốn; nhưng rồi tôi dằn lòng mình lại để tập trung vào hiện tại. Tôi lấy lại cân bằng sau khi hít thở sâu một vài lần.
“Tôi mong là chúng ta nhận được đơn hàng này," tôi nói nhỏ với Jamie.
“Vậy chúng ta nên gọi nó là gì?" Jamie thì thầm lại với tôi. “Kiến trúc Đương đại?" “Tốt tươi và Hoang dã?" hay là “Nét Tao nhã Vô tận?"
“Nét Tao nhã Vô tận," tôi lặp lại. “Đó là một cái tên hay cho dự án này- anh tắt điện thoại đi nhé," tôi bảo Jamie đồng thời tắt di động của mình. “Không phải chúng ta thiếu việc để làm."
“Tôi đồng ý."
Tôi chợt nhận ra công việc kinh doanh của tôi tiến triển thật mau lẹ. Chúng tôi đạt được điều đó với sự linh hoạt tối đa. Không có đơn hàng nào quá lớn hoặc quá nhỏ. Chúng tôi làm tất cả những việc từ trang trí chậu hoa cửa sổ, bắc thêm giàn hoa, lát lại sân vườn cho đến xây dựng một khu vườn hoàn toàn mới. Niềm vui với công việc khiến tôi không có thời gian để buồn nữa, thậm chí có những đêm tôi khổ sở với Milly thì sáng hôm sau vẫn thức dậy đầy nhuệ khí cho một ngày làm việc mới.
Đột nhiên cánh cửa sơn màu đỏ nhạt phía trước ngôi nhà được kéo ra. Bà Gill Edwards xuất hiện, dáng người gầy và đanh, từ đầu đến chân bận đồ ngủ của Gucci, đứng đằng sau bà ta, bên trong cái sảnh rộng là Martin, chồng bà ta, to như một con gấu, mặc một cái quần dài không ly và sơ mi kẻ sọc xanh. Tôi đã nghe nói về vợ chồng nhà Edwards khi tôi làm trong thành phố - họ nổi tiếng khó tính. Người vợ là một nhà môi giới chứng khoán của Cazenove còn ông chồng, năm mươi tư tuổi, già hơn bà vợ một chút là phó chủ tịch của Goldman Sachs.
“Cô Anna." Bà ta cười và nói. “Vào đi."
“Đây là Jamie Clark ở công ty xây dựng Olympian. Anh ấy thực hiện việc xây dựng những khu vườn tôi thiết kế. Vì vậy tôi nghĩ là hôm nay anh ấy phải tham gia, thế có được không ạ?" Tôi nói.
“Chắc chắn là được." Bà ta bắt tay Jamie. “Chào cậu.."
“Những bản thiết kế này trông rất tuyệt," bà Gill nói một vài phút sau khi săm soi kỹ những bản vẽ của tôi trong một cái phòng vẽ lớn sơn màu vàng. Tôi đưa cho bà xem ảnh đồ họa vi tính về diện mạo của khu vườn với tất cả những góc cạnh khác nhau.
“Còn đây là bảng ghép hình," tôi đưa nó cho ông chồng.
“Bảng ghép hình?" ông ta nhắc lại lời tôi.
“Nó là tập hợp những bức ảnh về quy hoạch tổng thể dự kiến, hệ thống tưới tiêu và những vật dụng trang trí để ông bà có thể nắm bắt được toàn bộ thiết kế chung - cũng như là cách bố trí cây cối."
“Chúng tôi không muốn trồng quá nhiều cây," tiếng bà Gill xen ngang. “Cả hai vợ chồng đều rất bận rộn với công việc - ngoài ra cuối tuần chúng tôi thường đi nghỉ ở vùng quê."
“Tôi đã lưu ý điều đó rồi." Tôi nói và tự hỏi tại sao lại có người bỏ ra một núi tiền để mua một ngôi nhà ở Luân Đôn để rồi chuồn khỏi nó mỗi thứ Sáu.
Chúng tôi đi vào bên trong, cảm thấy một chút lành lạnh dưới áng nắng buổi sáng mùa xuân. So với ngôi nhà đồ sộ thì mảnh vườn quá nhỏ bé - chỉ khoảng hai mươi mét. Nó có một thảm cỏ cằn cỗi và vài bồn hoa treo đầy cây bụi mọc um tùm đến nỗi chúng tạo cảm giác bức bí. Bao quanh mảnh vườn là một lớp đá lát vùng York, xen kẽ là những viên sỏi trắng, và ở giữa là một vài chậu cây hình chữ nhật nằm ngổn ngang - những gì còn sót lại của một vườn cây nhỏ với bố cục cầu kỳ. Sân vườn được thiết kế hơi dốc một chút.
“Những người chủ cũ đã ở đây mười lăm năm," bà Gill kể. “Cô thấy đó, họ chẳng đả động gì đến mảnh vườn. Nhưng như chúng ta đã nói chuyện trước, chúng tôi muốn mảnh vườn này là một phần mở rộng của ngôi nhà, đặc biệt dành cho việc nghỉ ngơi vào mùa hè."
Tôi phác qua thiết kế cho hai vợ chồng nghe. Sân vườn sẽ không còn dốc nữa và được tôn lên cao một chút. Ở giữa sẽ có một thảm cỏ hình vuông, bao quanh ba mặt là những đụn cây bụi được tỉa tròn với nhiều kích thước khác nhau nhằm làm cho khu vườn có vẻ chỉn chu. Mặt sau của vườn là nơi thu hút sự chú ý nhất với một đài phun nước dài làm bằng đá granít đen, có gắn vòi phun. Khu vực xung quanh thảm cỏ sẽ được lát bằng đá vôi Bồ Đào Nha, cùng với những chậu hoa treo và những chậu cây lớn bằng đá granít đen. Các loại cây sẽ được trồng chủ yếu là những cây lâu năm không cần chăm bón nhiều như oải hương, xương rồng, mẫu đơn, và Ôrô gấu, xen lẫn với một số dây leo và cây bụi khác. Ở bên tay trái là chỗ nghỉ, được che bởi một hàng bốn cây đoan bện vào nhau. Chỗ này còn có một cái lò đốt lớn, xây theo kiểu hiện đại, hai bên đặt hai cái ghế có hộc để chứa chất đốt. Sẽ có một hệ thống phun nước, kết hợp với dàn đèn gắn trên lớp đá vôi để tạo khung cảnh hào nhoáng vào ban đêm.
“Nó có vẻ rất hợp thời," bà Gill nói, “nhưng vẫn có nét cổ điển. Tôi thích đấy."
“Chà..." người chồng lên tiếng. “Tôi không thích nó..." Quỷ tha ma bắt ông đi, tôi nghĩ. “Mà là tôi yêu nó!" Tôi thở phào nhẹ nhõm. “Nó có vẻ - tôi không biết nữa - một... một..."
“Nét Tao nhã Vô tận?" Jamie gợi ý.
“Đúng, chính xác như vậy. Một nét tao nhã vô tận." Tôi ngầm trừng mắt với Jamie.
“Thế nhưng cô có muốn vứt bỏ những cây đang trồng không?"
Tôi lắc đầu. “Tôi sẽ giữ lại tất cả những cây thích hợp với bản thiết kế mới - ví dụ như với cây Đậu chổi Marốc, tôi sẽ chuyển nó đi chỗ khác có nhiều ánh sáng hơn; tôi cũng muốn giữ lại cây Gạo - niềm tự hào của California kia - với điều kiện chúng ta sẽ tỉa tót nó lại và uốn thêm một chút; và tất nhiên là cả cây sung nữa."
“Cô cứ đào mấy cây tú cầu tự nhiên nhé," ông Martin lơ đễnh nói.
“Ồ không được!" Vợ ông ta phản đối ngay. “Anh biết rõ là em yêu chúng mà."
“Và em cũng biết rõ không kém là anh ghê tởm chúng, em yêu ạ. Thế là xong nhé." Đột nhiên ông ta làm bộ như đang xả súng vào mấy cây tú cầu vậy.
“À," tôi cất tiếng, hơi ngạc nhiên với hành động của hai vợ chồng nọ, “chúng cũng đã già và lắm bệnh nên tôi sẽ thay bằng những cây mới."
“Cô đừng bận tâm," ông Martin cương quyết. “Tôi không thể chịu nổi chúng - chúng như những cái gai trong mắt tôi." Ông ta ra vẻ như đang buồn nôn.
“Nhưng em thích chúng," bà Gill nói. “và anh làm ơn đừng diễn tuồng nữa, được không anh yêu?"
“Mấy cái cây tú cầu này..." Mặt ông ta dài thuỗn. “Nhà quê quá"
“Không phải thế," bà vợ đáp trả. “Ba mẹ em lấy chúng ở Poole đấy."
“Phải rồi," người chồng lầm bầm.
“Nói đi thì phải nói lại, anh chẳng thích mấy cây hoa lay ơn xấu mù là gì?"
“Vớ vẩn."
“Và ở Oxfordshire, chúng ta đã có một dãy toàn lay ơn vàng rồi, em thật chẳng hiểu tại sao em lại không thể trồng mấy cây tú cầu vô hại trong thành phố. Cô có thấy thế không, Anna?"
“À... thì, tôi thích chúng, phải nói là như thế, đặc biệt vào mùa đông những nụ hoa khô trong rất hay - nhưng mà ông bà là chủ nên tôi không có ý kiến gì."
Ông Martin quay ra phía mấy cây tú cầu và làm bộ như đang khạc nhổ.
“Thôi bây giờ hãy nói sang chuyện khác đỡ tranh cãi hơn - tiền." Bà vợ nói tiếp, trợn mắt rồi quay sang nhìn tôi với vẻ chờ đợi.
Tôi hít thở sâu trước khi mở lời. “À, đây là một dự án lớn nên phải có ngân sách tương ứng." Tôi đưa cho bà ta xem bản đề xuất chi phí, bà ta lướt qua một lượt và dừng lại ở hàng cuối cùng.
“Một trăm ngàn?" bà ta nhíu mày lại. “Cho tất cả mọi thứ?"
“Đúng vậy."
“Thế còn tiền công của cô?"
“Khoảng sáu phần trăm của chỗ đó."
“Liệu tám mươi ngàn có được không?" bà Gill hỏi.
Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống này. “Không thể được thưa bà," tôi đáp. “Chỉ vì những viên đá. Với tám mươi ngàn, chúng ta sẽ phải dùng loại đá rẻ hơn, như sa thạch Ấn Độ chẳng hạn. Chúng cũng tốt," tôi trấn an họ, “nhưng tôi nghĩ đá vôi Bồ Đào Nha là cần thiết bởi vì bên trong nhà, chúng cũng được dùng để lát sảnh. Và ông bà có nói là ông bà muốn mảnh vườn là một phần mở rộng của ngôi nhà, nên tôi định chọn chúng."
“Chúng tôi muốn thế."
“Tôi có thể giảm xuống chín mươi lăm ngàn mặc dù tôi sẽ phải bỏ bớt một số góc."
Ông Martin nhún vai. “Trâu còn mua được, tiếc gì sợi dây thừng." Càng đúng hơn với sự thật là cặp vợ chồng này mỗi năm kiếm được ít nhất ba triệu bảng, tôi nghĩ thầm. “Vậy sẽ mất bao lâu để xây xong? Chúng tôi đang định có một bữa tiệc gia đình lớn vào cuối tháng Sáu."
“Sẽ phải mất bốn tháng kể từ lúc bắt đầu cho đến khi xong xuôi."
Bà Gill đứng dậy. “Vậy thì tôi nghĩ là cô nên bắt đầu luôn." Tim tôi đập rộn ràng. “Được không anh Martin?"
“Không vấn đề gì - miễn là không có điều khoản “tú cầu" trong hợp đồng."
“Bước tiếp theo là gì?" Bà vợ hỏi tôi, không để ý đến lời ông chồng nói.
“Tôi sẽ gửi cho ông bà hợp đồng chính thức," tôi trả lời.
“Và tôi sẽ lên báo giá vật tư," Jamie nói. “Nếu ông bà chấp thuận tôi sẽ phải cần ba mươi phần trăm tiền đặt cọc để có thể đặt mua các thứ, nhưng tôi sẽ đưa ông bà hóa đơn chi tiết."
“Nghe có vẻ ổn rồi." Phu nhân Edwards đưa bàn tay được trang điểm công phu ra. “Tôi đoán chúng ta đã thỏa thuận xong, anh Martin nhỉ?"
“Tôi cho thế là xong rồi." Ông ta gật đầu.
“Thế thì... tuyệt quá," tôi nói, cố gắng lắm mới không tỏ ra quá phấn khích.
Tôi và Jamie ở lại thêm khoảng một giờ nữa để anh ta có thể xem xét mảnh vườn kỹ hơn, đo đạc và tính toán lượng đất phải đào đi, cũng như là việc nâng sân vườn và bố trí các điểm cấp thoát nước.
Sau khi trở về nhà, tôi soạn hợp đồng và lúc đang chuẩn bị cho nó vào phong bì thì có chuông điện thoại. Đó là bà Joana Silver, vợ của cha xứ sở tại. “Tôi chỉ muốn nhắc cô về thứ Sáu này," bà ta nói. Tôi chẳng nhớ ra gì. “Hy vọng là cô chưa quên." Tôi quên thật. “Hôm đó là bữa tiệc gây quỹ cho trung tâm Phúc lợi Cộng đồng của nhà thờ."
“Ồ, tất nhiên rồi." Tôi đã nhận lời đảm trách phần “Trả lời câu hỏi liên quan đến làm vườn."
“Bữa tiệc sẽ bắt đầu lúc bảy giờ, và đến tám giờ là phần của cô, trong ba mươi phút. Tôi đã bảo với mọi người về cô, và không biết cô có xem không nhưng tôi đã đăng một tấm hình của cô trên tờ báo địa phương, cùng với một vài dòng chú thích về sự kiện này."
“Chưa, tôi chưa kịp xem." Tôi đáp, hơi bực mình vì bà ta không hỏi tôi trước, nhưng đồng thời cũng vui vì được lên báo.
“Tôi lấy tấm ảnh đăng trên trang web của cô đấy," bà ta nói tiếp. Sẽ có nhiều người quan tâm. Nh
Pavlina hai mươi sáu tuổi, chín chắn, gọn gàng, không ồn ào và rất chăm chỉ. Trước kia cô ta đã từng chăm trẻ con, có nhiều lời giới thiệu tốt và sẽ ở với tôi trong gần hai năm. Pavlina trông Milly mỗi buổi sáng khi tôi phải đi gặp Jamie hay khách hàng. Buổi chiều Milly ở bên cạnh tôi trong cái cũi gỗ, hay ngồi trong cái ghế lắc xem đĩa Baby Einstein hoặc Teletubbies khi tôi gọi điện và làm các công việc giấy tờ. Tôi sẽ phải trả thêm cho Pavlina nếu cần cô ta giúp thêm việc gì khác. Cô ta rất sung sướng nhận lời ngay vì đang phải tiết kiệm tiền mua một căn hộ ở Praha.
Khi Milly được chín tháng, tôi nhận được một email từ Xan, điều mà tôi chờ đợi với cả hy vọng và lo lắng: Anh sẽ quay về Luân Đôn trong năm ngày từ 25 tháng Ba và anh muốn gặp Milly. X
Tôi cảm tưởng như mình vừa rơi xuống một cái hố sâu. Tôi không nhận được một chữ nào từ anh ta từ rất lâu rồi. Giờ đây khi đối mặt với viễn cảnh gặp lại anh ta và những cảm xúc sống dậy, một phần rất lớn trong tôi muốn nói, Không. Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu tôi chỉ đơn giản xóa hình bóng của Xan ra khỏi bức tranh cuộc đời mình, như cái cách mà chị Jenny từng làm với bạn trai chị ta, nhưng tôi phải đặt quyền lợi của Milly lên trên mình.
Tôi ấn nút Trả lời. Anh hãy đến vào Chủ nhật, ngày 27, khoảng 4 giờ. Rồi sau đó, mặc dù trong lòng đắn đo tôi vẫn ấn nút Gửi đi. Chiều hôm đó tim tôi như nhảy múa trong lồng ngực khi tiếng chuông cửa reo. Đêm qua tôi thấy khó ngủ, chỉ chợp mắt một lát trước khi trời sáng. Tôi ngắm lại dung nhan của mình một lần nữa trước cái gương tròn treo cạnh chân cầu thang, hít một hơi thật sâu và ra mở cửa.
Tôi bế Milly trên tay còn Xan dán mắt vào nó, ánh mắt xen lẫn sự háo hức, sự thừa nhận và cả hối lỗi. Sau đó anh ta mới quay sang nhìn tôi. Khi Xan bước qua cánh cửa, tôi nhận ra anh ta trông rám nắng, với mái tóc cắt ngắn và hai bên thái dương lấm tấm những vết màu xám. Anh ta định hôn tôi nhưng tôi quay đi, cương quyết tỏ ra lạnh nhạt. Anh ta chẳng từng gọi tôi là “tảng băng" đấy thôi.
“Anh có uống trà không?" tôi hỏi Xan và đẩy cái xe nôi ra khỏi lối đi. “Em sợ là giờ em cũng chẳng có trà PG cho anh đâu," tôi mát mẻ. “Đáng lẽ em phải mua một ít phòng trường hợp đặc biệt chứ nhỉ."
Xan không phản ứng gì. “Cho anh cà phê thì tốt." Anh ta cởi cái áo khoác lông ra và treo nó lên.
Tôi đặt Milly lên cái thảm mà nó vẫn thường ngồi chơi và đi vào bếp. Khi tôi cầm cái khay quay trở lại, cảnh tượng đập vào mắt khiến hai tay tôi run lẩy bẩy và những cái tách như sắp sánh hết trà ra, tôi thấy Xan đang đứng cạnh cửa sổ, đúng tại nơi mà anh ta từng đứng và van nài tôi đừng giữ cái thai, tay anh ta bế Milly và chằm chằm nhìn nó .
Mọi việc sẽ thay đổi. Luôn như thế.
Tôi thấy làm lạ khi Milly không khóc hay vùng vẫy gì. Con bé cũng nhìn sững Xan và nằm im re. Có lẽ từ bản năng của mình, Milly lờ mờ hiểu rằng nó có một sự ràng buộc không thể tách ra được đối với anh ta - điều mà đến giờ tôi mới nhận ra rằng chính tôi cũng sẽ như vậy suốt cuộc đời mình.
“Chào con," Xan thì thầm với con bé. “Ba đoán là con đang không biết ba là ai... Chà... nghe có vẻ hơi buồn cười với con..." Tiếng anh ta nghẹn lại. “Con yêu, thực ra thì, ba là ba của con. Đúng rồi, con ngoan ạ, ba là ba của con. Thật đấy." Milly giơ bàn tay lên sờ má Xan. Xan nựng nó một lúc nhưng tôi thấy dửng dưng - anh ta đã làm tôi khóc nhiều lắm rồi. “Nó thật... dễ thương," tiếng anh ta thì thầm.
“Cám ơn anh. Em cũng nghĩ vậy." Tôi thầm chúc mừng mình vì đã giữ được vẻ lạnh lùng. “Xan này..." Tôi ngồi xuống. “Sao bây giờ anh lại đến? Có phải sự tò mò thúc đẩy anh không?"
“Đừng chua chát thế, Anna," anh ta lẩm bẩm. “Anh biết em sẽ nghĩ anh không ra gì..."
“Anh đã cư xử không ra gì. Anh có cần sữa không?" Tôi hỏi. “Đã lâu lắm em không nhìn thấy anh và em e là em cũng chẳng nhớ từ lúc nào nữa. Dù sao thì em cũng đã làm lễ rửa tội cho con. Nếu anh muốn biết thì mẹ đỡ đầu của Milly là chị Sue - trợ lý riêng của em, người mà đã đi cùng em cái đêm chúng ta gặp nhau - còn ba đỡ đầu của nó là anh Mark của em."
“Anh tưởng em không còn liên lạc gì với anh ấy nữa."
“Rất hiếm khi," tôi trả lời. “Cũng chính vì vậy mà em đã đề nghị anh ấy - để bọn em không mất hẳn liên lạc. Dù sao thì ít nhất anh ấy cũng bay sang đây hôm làm lễ rửa tội. Thật đáng tiếc anh lại không thể làm thế," tôi nói thêm đầy sung sướng. “Đối với con gái của anh."
“Làm ơn đi, Anna." Xan thở dài. “Đừng như thế mà. Anh đã gặp nhiều chuyện rồi."
“Tội nghiệp anh. Trong khi đó thì rõ ràng là em đang tận hưởng niềm vui, làm một bà mẹ đơn thân bận rộn."
“Làm ơn đừng trừng phạt anh," anh ta nói tiếp. “Anh muốn làm việc nên làm, nhưng em phải hiểu anh tức giận vì anh không hề có tiếng nói trong việc mình có con hay là không."
“Thực tế là anh có tiếng nói mà," tôi bình thản đáp. “Bởi vì anh đã ngủ với em đêm đó, điều mà ai cũng biết có thể dẫn đến kết cục là một đứa con."
“Cảm giác của anh thật tệ, anh không thể tập trung vào công việc - nhiều lúc không thể ngủ được. Tất cả những gì anh nghĩ đến là Milly," anh ta tiếp tục. Tôi thầm nhủ liệu anh ta có nghĩ về tôi không nhỉ. “Anh hoàn toàn bị tê liệt - không biết phải làm gì nữa. Anh dần nhận ra rằng cách duy nhất để anh vượt qua tình trạng đó là được gặp con." Tôi im lặng không nói gì. “Đáng lẽ anh đã gặp nó hồi tháng Mười hai," Xan nói tiếp sau khi ngừng lại một lúc. Tôi nhìn anh ta. “Hồi đó anh đang ở Luân Đôn trong ba ngày..." Anh ta đã ở gần chúng tôi thế, vậy mà... tôi đau đớn nghĩ. “Anh muốn gặp con, nhưng mà anh cảm thấy bối rối. Anh đã đi qua nhà em -"
“Không," tôi kêu thầm. Tôi tưởng tượng ra bước chân của anh ta trên vỉa hè.
“Nhưng anh không đủ can đảm, vì thế anh đã bỏ đi. Ba xin lỗi, con yêu," anh ta thì thầm với Milly, giọng trở nên nghẹn ngào khi ôm sát nó vào người. “Ba hứa là ba sẽ không làm thế nữa. Ba sẽ đến thăm con bất kỳ lúc nào ba có thể, con gái bé nhỏ của ba."
“Thế bao lâu anh có thể đến thăm nó một lần?"
Anh ta đặt Milly xuống thảm. “Thật khó nói. Có lẽ không hơn ba lần một năm. Ước gì anh có thể đến thăm nó thường xuyên hơn nhưng mà anh ở xa hàng nghìn dặm."
“Em biết điều đó," giọng tôi mỉa mai. Tôi ấn cái chèn phin pha cà phê xuống. “Nhưng Milly cần phải biết về anh. Em từng nghĩ là anh có thể trả lời những email em kể về con bé," tôi nói thêm với vẻ chua xót.
“Anh... xin lỗi, Anna. Nhưng mà lúc đó anh... sợ. Nghe có vẻ lạ nhưng mà đúng là anh sợ thật." Hóa ra những gì bà Elaine phân tích với tôi khá đúng. “Nhưng từ nay, anh sẽ cố gắng bù đắp cho con."
Tiếp đó anh ta mở cái túi du lịch của mình và lấy ra một cái túi xách tay. Rồi anh ta lôi ra một chú gấu teddy màu kem mềm, buộc một cái nơ màu xám với một nét mặt đáng yêu. Milly chộp lấy con gấu bằng cả hai tay rồi úp mặt vào đó, ọ ẹ với vẻ thích thú.
“Anh sẽ hỗ trợ em nuôi con," anh ta nói khi tôi rót cà phê cho anh ta. “Em đã từ chối điều đó nhưng anh vẫn muốn."
“À, bây giờ thì anh đã gặp con rồi, em không để tâm nữa. Em không muốn lấy tiền của anh." Tôi thở dài. “Em chỉ muốn sự có mặt của anh. Nhưng em không phủ nhận em sẽ không từ chối điều gì anh muốn giúp."
“Anh vừa mở một tài khoản cho con - đây này." Anh ta với cái túi và đưa tôi một tờ giấy. “Cứ ba tháng một, anh sẽ gửi tiền vào đấy - Anh sẽ mở thêm tài khoản phụ để em có thể dùng được - Anh sẽ gửi cho em mấy bản khai."
“Cám ơn anh." Chúng tôi nhìn nhau một lúc rồi tôi quay mặt đi.
“Anh không phải là một thằng khốn nạn, Anna ạ," anh ta nói khẽ.
Tôi cố kìm nén sự khát khao tôi dành cho anh ta - sự khát khao đang làm tôi thổn thức. “Em biết là anh không phải như thế," tôi đáp. Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho tôi nếu anh là một gã khốn nạn, tôi đau buồn nghĩ. Tôi sẽ nhanh chóng quên anh.
“Anh rất tiếc mình đã xử sự không ra gì. Anh hy vọng em sẽ tha thứ cho anh."
Hình bóng của Xan trở nên mờ dần khi mắt tôi nhòe lệ. “Vâng," tôi thều thào. “Em tha thứ cho anh..."
Anh đưa tay về phía tôi và tôi chìa tay mình ra cho anh nắm, thấy lại cảm giác quen thuộc khi bàn tay anh bóp chặt tay tôi. “Anna, em đừng khóc," anh nói sau một lúc lâu. “Đừng khóc mà." Anh đưa cho tôi một cái khăn giấy và tôi dí nó vào mắt mình. “Giờ chúng ta là bạn em nhé?" Anh nói. “Vì tương lai của Milly?"
Bạn à...
Tôi cảm thấy hụt hẫng. “Tất nhiên rồi."
Kể từ đó Xan trả lời tất cả email tôi gửi. Anh ta gửi quà cho Milly - những con búp bê của Indonesia, những con thú bằng vải và những đồ chơi treo tường sặc sỡ. Thỉng thoảng anh ta gọi điện về và nói chuyện với con gái. Nét mặt nó rạng ngời như pháo hoa mỗi khi thốt lên từ “Ba ơi" và trọ trẹ đầy thích thú vào cái điện thoại.
Niềm hạnh phúc của con bé khiến tim tôi vừa như tan vỡ vừa như nở hoa. Tôi in một tấm ảnh của Xan mà tôi tải xuống từ trang web của BBC vì tôi chẳng có cái nào. Tôi cần phải để mọi chuyện lui vào dĩ vãng vì bản thân Milly; nên tôi giải thích với nó rằng ba nó ở rất xa hai mẹ con và rằng ba nó sẽ về thăm nó khi nào có thể. Chúng tôi xem bản tin lúc sáu giờ để chờ anh ta xuất hiện.
Khi Milly sắp được một tuổi, tôi nhận được thiệp mời sinh nhật của Nicole nhân dịp thằng bé Jacob của chị tròn một năm tuổi. Trước đó cũng có vài cuộc hội họp nữa nhưng tôi đã không đến được.
“Em mong là Citronella sẽ không đến," tôi nói với Jenny khi chúng tôi đẩy xe nôi dọc con phố nhà Nicole trong ánh nắng trời tháng Năm.
“Chắc chắn chị ta sẽ đến," Jenny nói. Tôi nhìn những cái cây đang nở hoa trong những mảnh vườn trước nhà trên phố - cây đỗ quyên, ông lão, tuy-luýp và quế trúc. Đột nhiên tôi tự hỏi, nếu Citronella là một loài cây, chị ta sẽ là cây gì nhỉ? Cây thường xuân. Đẹp nhưng có độc và sống dai. Jenny là một cây Xấu hổ - mọc tươi tốt nhưng nếu chạm nhẹ vào những chiếc lá của nó sẽ cụp lại. Cassie có lẽ là một cây Bẫy ruồi, hấp dẫn nhưng đầy nguy hiểm, tôi nghĩ thầm. Xan là... một cây Hướng dương - đẹp rạng ngời nhưng đáng thất vọng là nhanh tàn.
Thế còn mình là cây gì nhỉ? Tôi thầm hỏi khi bấm chuông cửa nhà Nicole. Hoa huyết tâm, tôi cay đắng nghĩ - một Trái tim rỉ máu.
Những bà mẹ cùng lớp học với tôi đang ở trong khu vườn trang trí đầy bong bóng. Họ ngồi trên những tấm thảm với những đứa bé trong lòng. Một số đang nựng nịu chúng vì chúng cứ ngọ ngoậy tứ tung như những con rối.
“-Jonah đã bắt đầu tập đi được hai tuần rồi."
“-Mẹ đập nó nhé, con yêu?"
“-Erasmus biết đi từ khi nó được mười tháng."
“-Tôi vẫn đang cho Phoebe bú sữa mẹ."
“-Thế thì tốt quá! Tôi chẳng làm được."
“-Chị đáng ra phải ăn nhiều rau hơn!"
“Nó sẽ đến nhà trẻ Sweet Peas," tôi nghe thấy tiếng Citronella nói. Tôi chợt giật mình - đó là nhà trẻ tôi định cho Milly học. “Thằng bé có đáng yêu không?" Đột nhiên Citronella hỏi tôi, mắt nhìn Erasmus với vẻ trìu mến tột cùng.
“À vâng," tôi trả lời lịch thiệp. Với chị mà thôi. Thằng bé mặc một chiếc áo phông có in câu “Cháu là Người đàn ông mới của Mẹ!" Nó giống Citronella với bề ngoài béo ú và mái tóc màu đồng đỏ.
“Thế cô có nhận được thiệp mời sinh nhật của Erasmus không?" chị ta hỏi.
“Tôi...có." Tôi lúng túng trả lời. “Cám ơn chị." Tôi hơi choáng khi mở cái thiệp, không phải ngạc nhiên vì được mời mà là vì cái danh sách đính kèm ghi những món quà có thể mang đến cùng với địa chỉ những nơi bán chúng, như thể là một danh sách quà cưới. Jenny bảo tôi rằng chị ấy đã quẳng chúng đi. “Nhưng tôi không chắc là... hai mẹ con chúng tôi có thể đến được," tôi lí nhí và bế Milly lên. “Tôi e là phải đi gặp một khách hàng chiều nay."
“Sao không để vú em trông cháu?" Citronella vặn vẹo.
“Tôi chẳng có vú em nào," tôi trả lời. “Và người giúp việc của tôi sẽ đưa Milly đi đến lớp học hát Monkey Music vào mỗi buổi chiều ngày thứ Năm - con yêu lớp Monkey Music, phải không con?" Milly vỗ tay. “Nhưng tôi sẽ cho chị biết," tôi nói thêm, hy vọng có thể kết thúc cuộc nói chuyện ở đó.
Nhưng rõ ràng là Citronella vẫn chưa muốn dừng lại. “Thế công việc kinh doanh vườn tược của cô ổn chứ?" Chị ta hỏi.
“Ổn cả, cám ơn chị," tôi hơi ngạc nhiên vì sự quan tâm đột ngột của chị ta. Tôi xua một con ong bay ngang qua. “Tất nhiên đây là thời điểm tốt trong năm, và tôi khá bận rộn."
“Tôi thấy anh Xan, bạn cô, cũng vậy." Chị ta nói và cắn một miếng nem cuốn.
“Vâ.. âng," tôi đáp lần nữa, tự rủa mình sao lại ngu ngốc để lộ ra cái tên Xan, cả công việc của anh ta nữa.
“Tôi thấy anh ta trên tivi. Anh ta trông đẹp trai đấy chứ," chị ta vừa nói vừa phủi những mảnh vụn bánh bám trên cái đùi to đùng của mình.
“Ừm." Tôi băn khoăn không biết tiếp theo là gì đây. “Erasmus đã biết nói chưa chị?"
“Tôi hy vọng cô sẽ thấy vui khi anh ta quay lại."
“Ồ, chắc thế rồi, đặc biệt là Milly - nó rất yêu ba nó, phải không nào, cún con?"
“Da-da!" Milly giơ ngón tay lên, ỏn ẻn với giọng sung sướng.
Tôi bắt gặp ánh mắt của Jenny. “À... tôi phải lượn quanh tý. Rất vui được gặp lại chị, chị Citronella." Tôi nói dối.
Chị ta mút chùn chụt từng ngón tay mình với niềm thích thú. “Buồn cười là trên tờ Hello! tuần này có một bài về anh ta."
Tôi cảm tưởng như vừa hụt chân rơi xuống một cái hố. “Thật à? Ý tôi là.. .anh ấy có kể cho tôi nghe nhưng tôi chưa kịp... mua tờ báo. Tôi... bận quá."
“Tôi có mang theo đây," Citronella nói với vẻ ngây thơ. “Cô có muốn xem không?"
“Ờ...có ạ," tim tôi đập thình thịch. “Cám ơn chị."
Citronella quay cái mông to bự đi - có vẻ nó không nhỏ đi tý nào sau khi sinh nở - và quay lại sau một phút với tờ tạp chí. “Nó ở trang 112," chị ta nói với vẻ thân thiện khi đưa nó cho tôi. Rồi chị ta quay sang nói chuyện với Tanya đang đứng bên cạnh. Tôi giở đến trang báo, nhận ra hình Xan ở giữa những tấm hình các phóng viên thường trú nước ngoài khác mà tờ báo đang đề cập, liếc qua nội dung bài báo, tim tôi đập rộn ràng.
Xan Marshall, ba mươi chín tuổi... phóng viên của đài BBC ở Indonesia... thường trú tại Jakarta... từng làm ở ngân hàng... Hồng Kông... Đột nhiên tôi đỏ bừng mặt. Xan đang sống với cô bạn gái mới quen sáu tháng, cô Trisha Fox, phóng viên phụ trách Đông Nam Á của đài CNN... Cô Fox, tốt nghiệp đại học Havard, hai mươi tám tuổi, một ngôi sao đang lên của CNN..
Tôi gấp tờ tạp chí lại, hai tay run bắn, cổ họng đắng ngắt.
“Em không sao chứ?" Jenny thì thào hỏi.
“Cô đã đọc chưa?" tiếng Citronella hỏi tôi. “Bản thân tôi cũng chưa kịp đọc," chị ta nói, giọng vẫn ngây thơ như trước.
“Tôi đọc rồi, cám ơn chị." Tôi đưa trả chị tờ báo và đứng lên, hai chân run lẩy bẩy. “Nhưng Milly và tôi phải đi rồi."
“Thật đáng xấu hổ," giọng chị ta thật ngọt ngào.
“Tạm biệt chị, Nicole," tôi nói. “Ở đây thật vui."
Tôi buồn đến nỗi cả ngày hôm đó chẳng làm được gì. Tôi không biết điều gì khiến mình bị tổn thương hơn, sự thật không thể chối cãi mà tôi mới phát hiện ra hay là sự điêu ngoa của Citronella. Khi gặp Xan, tôi đã cẩn thận lái câu chuyện của chúng tôi xoay quanh Milly mà thôi - nếu tôi biết thêm điều gì về đời sống riêng của anh ta nữa chắc tôi đau đớn không chịu nổi.
“Tất nhiên là chị ta đã đọc bài báo rồi," tôi nói với Jenny khi chị ấy gọi điện cho tôi sau đó. “Mọi việc đã được chị ta sắp đặt hết. Chị ta là một con quỷ." Tôi nấc lên trong điện thoại.
“Chị ta không phải như vậy đâu," Jenny khẳng định. “Em nghĩ như thế nhưng em có biết quỷ là gì đâu." Tôi thầm nghĩ tại sao Jenny luôn có cái kiểu lập lờ như thế nhỉ. “Nhưng chắc chắn là chị ta thật đáng ghê tởm."
“Em đã làm gì đụng đến chị ta nào?" Tôi nghẹn ngào. Người đàn bà này không chỉ là một cây thường xuân bình thường mà là một cây thường xuân có độc.
“Em chẳng làm gì cả," Jenny đáp lời tôi. “Điều đó sẽ chỉ nói lên có lẽ chị ta không hạnh phúc."
“Không hạnh phúc ư? Chị ta là người đàn bà tự mãn nhất quả đất. Chị ta chẳng suốt ngày rêu rao trên cột báo của mình rằng chị ta đã “may mắn" và “được ban phước", hay là người khác đã “buồn" và “dũng cảm" như thế nào là gì?"
“Quả đúng thế. Chị ta luôn đặt người khác vào một vị thế thấp hơn mình. Nhưng một người thực sự hạnh phúc có cần làm thế không?"
“Không," tôi công nhận sau một lúc suy nghĩ. “Họ chẳng làm vậy."
Tôi phân vân bởi lý do vì sao mà Citronella vẫn không thỏa mãn với cuộc sống của mình - một người chồng làm ngân hàng chưa đủ giàu ư? Ngôi nhà ở Luxembourg Gardens không đủ rộng ư? - trước khi tôi ném cái thiệp mời của chị ta vào sọt rác.
Những ngày sau đó tôi cố gắng thuyết phục mình rằng Citronella đã làm cho tôi một việc có ích. Nó là Một Việc Có Ích liên quan đến Xan bởi vì như thế tôi mới có thể rủ bỏ hết những tình cảm còn vương vấn với anh ta và nhìn anh ta theo cách khác. Tôi còn tự an ủi mình rằng tôi sẽ tìm được một người khác, mặc dù tôi không nghĩ là trước lúc Milly đủ lớn và sống tự lập - lúc mà tôi sẽ suýt soát năm mươi tuổi. Một câu chuyện dài tập, tôi thấy thê thảm trong lòng.
Xan gặp Milly thêm bốn lần nữa trước khi nó lên hai. Đến lúc đó con bé đã quấn anh ta đến độ mỗi lần anh ta xuất hiện trên tivi là con bé chạy lại vồ lấy và hôn nó. Màn hình tivi dính đầy dấu tay và vết môi của nó khiến Pavlina lại phải lau. Nó “kể" đủ thứ chuyện về Xan và “gọi điện" cho anh ta hằng ngày bằng cái điện thoại đồ chơi Postman Pat - hay nếu nó tìm không thấy thì bằng cái máy tính con của tôi, mảnh vỏ sò, cái đậy bồn rửa mặt hay thậm chí bằng bàn tay của nó. Những cuộc chuyện trò giữa nó và anh ta luôn rất sống động và thường khiến tôi thấy tủi thân. Tôi cố gắng không nghĩ về bạn gái của Xan. Và nếu có gọi điện cho anh ta, tôi chỉ gọi vào số di động, không bao giờ gọi vào số nhà. Tôi không thể chịu nổi nếu phải nghe giọng của cô ta.
Pavlina chia tay chúng tôi khi Milly được hơn hai tuổi. Cô ta đã tiết kiệm đủ tiền để mua một ngôi nhà và muốn trở về Praha và làm trong ngành du lịch. Tôi cảm thấy tiếc vì Pavlina ra đi – cô ta lành tính, chăm chỉ và đáng tin. Nhưng mãi cho đến khi tìm người khác thay thế tôi mới nhận ra sự có mặt của Pavlina có ý nghĩ như thế nào.
Công ty cung cấp dịch vụ cũ gửi đến cho tôi lần lượt bốn người giúp việc nữa, nhưng chẳng ai làm được việc gì, nếu không muốn nói là quá tệ hại. Người đầu tiên là Gabi đến từ Bonn, mới đầu thì cũng ổn nhưng ba tuần sau cô ta nhớ nhà quá nên bỏ về. Sau đó là Natalie, một người Pháp. Tôi không thể chấp nhận nổi Natalie sau một tháng, không chỉ vì con bé lười nhác và tùy tiện mà vì tôi từng bắt gặp nó bôi kem dưỡng da của tôi lên mông của Milly. Kế đến là Lucia đến từ Rome, cô ta ốm liệt giường suốt một tuần cứ mỗi lần đến kỳ kinh; rồi đến Svetla từ Bulgari, người mà tôi thấy thích cho đến khi cô ta cho Milly ăn trứng, bỏ qua những lời căn dặn nghiêm ngặt của tôi. Rất may là Milly “chỉ" bị dị ứng nặng chứ không nguy hiểm đến tính mạng.
Tôi cứ nghĩ mãi mà sợ về việc đó khi đi mua sữa vào một buổi sáng cuối tháng Giêng, tình cờ tôi nhìn thấy một mẩu rao vặt dán trên cửa sổ sạp báo. Đập vào mắt tôi là những chữ này: Tôi muốn làm giúp việc. Tôi tử tế. Tôi êu chố và trẻ con. Tôi có thể bắt tầu ngay. Anh chị không hối tiếc nếu thuê tôi. Tôi có những người giới hiệu dất tốt. Mong gặp anh chị sớm. Luisa...xx.
Tôi đang rất cần ai đó giúp đỡ vì sang tuần sau tôi có mấy chương trình mỗi buổi sáng trên kên GMTV, vì thế tôi gọi vào số di động để lại trên mẩu rao vặt. Luisa nói tiếng Anh cũng tệ như cách cô ta viết vậy, nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn thống nhất được với nhau là cô ta sẽ đến gặp tôi chiều ngày hôm đó.
Luisa mới chỉ đến nước Anh được một tháng mặc dù trước đó đã làm cho một gia đình ở Marbella trong một năm. Con bé hai mươi ba tuổi, đến từ Colombia, mập mạp nhưng khá xinh, nhanh nhẹn và hoạt bát. Trở ngại lớn nhất là làm sao nói chuyện được với nó.
“Em uốn ọc dói tiếng Anh dất tốt," nó nói khi chúng tôi đang ngồi trong phòng khách. “Em đi ọc ỗi ngày. Ọc tiếng Anh dất nhanh."
Milly bám vào đầu gối tôi, nhìn Luisa với ánh mắt nghi hoặc.
“Tôi muốn kiểm tra với những người giới thiệu cô," tôi nói. “Cô bảo tôi phải gọi ai đây?"
Luisa nhìn tôi ngơ ngác.
“Điện thoại à?" Tôi nói. Nó chỉ tay vào cái điện thoại để trên bàn. “Không. Tôi phải gọi ai cơ?" Tôi vỗ vào ngực mình rồi ra dấu quay số điện thoại và nghe máy. “Để nghe thông tin tham khảo - về cô?"
“A, tham hảo. Vâng. Tôi có một lá thư giới hiệu dất tốt." Nó thọc tay vào túi sau của cái quần jeans và lấy ra một lá thư nhăn nhúm, có vẻ đã cũ với những nếp gấp lâu ngày. Nó được viết bằng tiếng Tây Ban Nha nhưng trong đó có ghi một số điện thoại.
“Thế lúc nào cô có thể bắt đầu được?" tôi ghi lại số điện thoại và hỏi nó. “Nếu chúng ta có thể thỏa thuận xong."
“Xong?" Luisa lặp lại, rõ là nó chẳng hiểu gì.
Bất chợt tôi thấy mình đang lãng phí thời gian.
“Nghe này, Luisa..." Tôi nói. “Trông cô rất được nhưng mà tôi không nghĩ là cô phù hợp với việc này. Tôi thành thật xin lỗi..."
Đột nhiên một chuyện khá ngạc nhiên xảy đến. Luisa, nãy giờ thỉnh thoảng vẫn liếc nhìn và cười với Milly, bỗng đưa hai tay ra và thốt lên: “Venga aquí, preciosa!"
Trong chớp mắt Luisa ôm Milly vào lòng, tung hứng và làm mặt cười với nó. Thay vì òa khóc hay là giãy dụa để thoát ra, Milly lại bật cười. Rồi con bé hôn chụt một cái rõ dài lên má Milly và chỉ có thế, chỉ có thế làm tôi bỗng nghĩ khác đi.
Dĩ nhiên là tôi vẫn kiểm tra nó qua người viết lá thư giới thiệu. Bằng thứ tiếng Anh ngắt quãng người chồng ở gia đình kia kể lể họ đã yêu quý Luisa như thế nào và con bé đã chăm sóc cậu con trai của họ, giờ đã lên năm, tốt ra sao, và rằng họ đã rất buồn khi Luisa bỏ sang Luân Đôn nơi nó cảm thấy có nhiều cơ hội hơn.
Cơ hội làm gì nhỉ? Tôi tự nhủ.
“Và nó biết át," ông ta nói thêm.
“Át gì?"
“Không, nó biết hát," ông ta cố gắng phát âm đúng. “Tra la la la. Luisa có giọng hát dất ốt. Thực sự ốt."
“Ồ, thế thì hay quá." Tôi nói.
Ngày hôm sau Luisa dọn đến nhà tôi. Nó bắt xe buýt từ Shepherd’s Bush nơi nó thuê phòng trọ. Đó là một ngày trời ráo quạnh và sương mù dày đặc. Nó bấm chuông vào đúng giờ hẹn - sáu giờ ba mươi - ngoắc tay chào tôi và Milly khi đang đứng ở bậc cửa, mình khoác chiếc áo phao màu bạc, tay xách một cái vali nhỏ màu xanh và một cái đàn ghita.
“Xin chào!" Nó đưa bàn tay đang đeo găng ra vẫy Milly, con bé đứng ôm chặt chân tôi.
“Chào cô, Luisa. Vào nhà đi." Tôi nói.
“Trời đêm đầy sao đầy sao" tôi nghe thấy tiếng Luisa khi nó bước vào nhà.
“Gì cơ?"
Nó chỉ lên bầu trời sau lưng mình. “À, trời đầy sao đầy sao."
Tôi ngửa cổ nhìn lên. “À ừ," tôi nói. “Nhiều sao thật. Rất ít khi thấy sao như thế này. Thôi vào nhà đi, Luisa, chào mừng cô."
Nó cởi cái mũ len xanh ra khỏi đầu. “Gracias" Trong những ngày tiếp theo tôi tự nhủ mình rằng rất nhiều người giúp việc mới đầu nói tiếng Anh không sõi - vì thế họ mới muốn trở thành người giúp việc. Nhưng tiếng Anh của Luisa khiến tôi không thể chịu nổi nên tôi đành bảo với con bé là sẽ trả tiền cho nó đi học thêm tiếng Anh vì nó nói nó chẳng có đồng nào. Một khóa học sáu tháng mất năm trăm bảng. Mỗi sáng nó sẽ đến lớp học ở Baswater trong khi Milly ở nhà trẻ Sweet Peas. Nó sẽ đón Milly lúc một giờ, cho con bé ăn trưa và trông nó suốt cả buổi chiều khi tôi làm việc. Có lẽ vì không kỳ vọng nhiều nên tôi thấy ngạc nhiên với những gì Luisa làm. Nó khá được việc, xếp đồ chơi và quần áo của Milly gọn gàng và làm nhiều việc khác mà không cần tôi phải bảo gì. Nó thích việc nấu nướng và khá giỏi giang mặc dù đồ nó nấu thường là thức ăn kiểu Tây Ban Nha hay Colombia, và tôi phát hiện ra Milly dần chán cá rán và xúc xích mà quay sang nghiện xúc xích Tây Ban Nha và đậu nghiền. Luisa rất cẩn thận với bệnh dị ứng của Milly. Nó luôn đọc kỹ bao bì đựng thực phẩm để tìm ra từ “trứng" trong hàng tá ngôn ngữ khác nhau. Nó tìm thấy trong một quyển vở cũ học nấu ăn một công thức làm bánh không cần trứng.
Tôi thích sự nồng nhiệt đầy chất Nam Mỹ của Luisa, khác hẳn với vẻ điềm đạm lạnh lùng của Pavlina trước kia. Điều khiến tôi vui nhất là nó có vẻ yêu quý Milly. Nó thích chơi đùa với Milly kể cả khi không phải làm việc. Nó thường xem chương trình giải trí CBeebies của BBC cùng Milly và tôi hay nghe tiếng cả hai cười nghiêng ngả với chú chim cánh cụt Pingu khi đang nấu bữa ăn nhẹ cho cả nhà. Luisa luôn thích nựng và hôn Milly những cái rất kêu. Dần dà tôi cũng khám phá ra rằng Luisa thực sự biết hát. Lần đầu tiên tôi nghe nó hát là lúc nó mới về ở được một tuần. Tôi nằm trên giường, tranh thủ nghỉ một lát. “Trời đêm đầy sao đầy sao..." Từ dưới bếp cất lên một giọng nữ trầm với âm hưởng đồng quê sâu lắng. “Làm hộp thuốc nhuốm màu xám xanh..." Phát âm của nó nghe hơi kỳ nhưng giọng thì trong trẻo và da diết có thể khiến người nghe xao lòng. “Nhìn bầu trờ mùa hè bên ngoài, với đôi mắt của riêng tôi, đôi mắt biết nhìn khoảng tối trong lòng tôi..." Tiếng hát thật sự “cay"- đến nỗi mà tôi không bao giờ cảm thấy khó chịu, thậm chí cả khi đang làm việc. Nó khiến tôi nhẹ nhõm vô cùng.
“Mọi việc đã tốt đẹp hơn," tôi thầm nói với mình khi lái xe từ Surrey về sau khi từ biệt ngôi nhà thân yêu lần cuối, trong khi Milly đang ngủ ở ghế sau. “Luisa có vẻ yêu thương con gái mình và chăm sóc nó rất tốt; Milly vui khi ở bên cạnh nó những lúc mình phải ra ngoài. Luisa làm việc chăm chỉ và có đầu óc. Mình còn muốn gì hơn nữa? Tiếng Anh của nó sẽ khá dần lên thôi."
Tôi khá kinh ngạc vì con bé tiến bộ rất chậm. Mỗi tuần nó đi học mười lăm giờ vậy mà tôi nhận thấy nó chẳng khá hơn tý nào sau suốt ba tuần nó ở với tôi. Thôi thì cho nó thêm thời gian, tôi nghĩ bụng.
“Lớp học tiếng Anh của em thế nào?" Tôi hỏi nó sau buổi tối trở về từ chuyến thăm Oxted lần cuối cùng. Tôi đặt cái hộp đứng, cái xẻng và ba quyển sách của mẹ tôi xuống. Những quyển tôi mang về là: Các loài hoa của miền Nam nước Ý, Ngôn ngữ Latin của Người làm vườn và Khu vườn Nhỏ Kiểu mới - một quyển sách kinh điển. “Em có chịu khó học tiếng Anh không đấy, Luisa?" Tôi hỏi lần nữa.
“À, Sí!" nó gật đầu hăng hái. “Absolutamente!"
Ngày hôm sau ba tôi chuyển lên Luân Đôn. Căn hộ của ông nằm trên tầng thượng một tòa nhà chung cư hiện đại ở Đồi Campden, nhìn ra Công viên Holland.
“Thật là một khung cảnh đẹp tuyệt!" Tôi nói khi đang giúp ông sắp xếp đồ đạc một vài ngày sau đó. “Con có thể thấy Mắt của Luân Đôn (còn gọi là Vòng quay thiên niên kỷ, vòng đu quay cao nhất ở châu Âu) - ba còn có cái ban công xinh xắn này nữa chứ. Ba có thể ngắm mặt trời lúc hoàng hôn - và ba cũng có thể nghe nhạc opera ngoài trời vào mùa hè."
“Và cả tiếng của những con công nữa," giọng ba tôi buồn bã.
“Con sẽ mang đến cho ba mấy cái chậu mới rất đẹp," tôi nhìn vào đám hoa phong lữ khô héo trồng trong những chậu đất nứt nẻ. “Chậu mạ chrôm nhìn chắc là đẹp."
“Ở tuổi này của ba rồi mà vẫn lên Luân Đôn sống!" Ba tôi thở dài thườn thượt. Tôi giúp ông tháo dây buộc mấy quyển sách và một vài bức tranh ông còn giữ. Rồi tôi thấy ba tôi mở một cái hộp và lấy ra tấm ảnh cưới đặt lên bàn con. Khi mười bốn tuổi, tôi nhìn tấm ảnh đó và nhận ra mẹ tôi đang mang thai. Tôi không bao giờ quên cú sốc hôm đó. Vài năm sau, một lần tôi uống mấy cốc rượu và cười vui về chuyện đó. “À...đám cưới được tổ chức khá nhanh," mẹ tôi nói với một nụ cười gượng gạo rồi sau đó bà nói sang chuyện khác. Còn tôi cảm thấy tội nghiệp cho mẹ khi bà cứ phải canh cánh chuyện đó trong lòng suốt mấy chục năm sau - như thể có ai đó cứ muốn hỏi bà về nó.
Tôi ngắm nhìn tấm ảnh lại lần nữa khi ba tôi đi vào bếp. Tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên, khi giờ đây mình đã có con rồi, khi cái bụng mang bầu của mẹ tôi lại có thể nhìn thấy rõ ràng như vậy dù mới chỉ hai tháng. Dù sao thì mẹ tôi cũng hơi đầy đặn và thường những người đầy đặn mang thai dễ nhận ra hơn là người mảnh mai như tôi.
“Ba này, nếu xong xuôi rồi thì con đi đây." Tôi nhặt nhạnh mấy tờ giấy gói đồ và cho vào thùng rác. “Con bảo với Luisa là sẽ về lúc chín giờ. Ngoài ra con phải làm nốt mấy bản vẽ để gặp khách hàng vào thứ Bảy tới."
Ba tôi làm hiệu với hai ngón tay đan chéo và hôn tạm biệt tôi.
Cuộc hẹn diễn ra lúc hai giờ chiều. Tôi đồng ý gặp khách hàng vào ngày thứ Bảy vì đó là một đơn hàng lớn, Jamie cũng tới gặp tôi ở đó.
Tôi thức dậy sớm hơn để đi mua ít đồ cho Milly. Con bé đang thiếu một vài cái áo phông, loại áo tôi thường mua ở cửa hàng Hammersmith Marks& Spencer. Sau bữa sáng tôi cho Milly vào xe nôi và lên xe buýt đến phố King. Đến khoảng mười một giờ tôi đã chọn đủ thứ mình cần và ra trả tiền; rồi tôi đi lên gian hàng thực phẩm và mua ít đồ khô. Khi tôi vừa rời cửa hàng, vui vẻ với lượng công việc mà mình vừa làm được tôi chợt nhìn xuống cái xe nôi.
“Ồ Milly," tôi thốt lên. “Giày con đâu rồi?"
“Mất giày rồi, mẹ ơi!" Chiếc giày bên chân phải của nó đã rơi đâu mất. “Mất rồi", nó nhắc lại đầy sung sướng và ngắm nghía bàn chân giờ chỉ còn chiếc tất.
“Chắc con lại làm nó rơi ra rồi. Mẹ muốn con đừng tiếp tục như thế nữa, con gái ạ," tôi than thở và quay ngược trở lại cửa hàng. “Giờ thì chúng ta phải tìm nó thôi. Con có nhớ con đánh rơi ở đâu không?"
“Không," nó hét lên. “Không, không, không!"
Tôi bắt đầu ngó nghiêng sàn nhà của cửa hàng để tìm chiếc giày màu hồng. Đáng lẽ tôi không cần thiết phải làm điều này. Tôi phải về nhà sớm để chuẩn bị mọi thứ cho cuộc gặp với khách hàng. Lúc tôi mua quần áo cho con bé, hai chiếc giày vẫn còn nguyên. Vậy nó chỉ đánh rơi từ lúc đấy thôi.
Tôi đi ngược lại những chỗ vừa đi qua lúc nãy, tìm kiếm trên tấm trải sàn, hỏi nhân viên cửa hàng xem liệu có ai nhặt được nó không. Khi người nhân viên đi về phía quầy Dịch vụ Khách hàng để kiểm tra, tôi quay lên gian hàng thực phẩm và hỏi người thu ngân ban nãy liệu có ai gửi một chiếc giày nhỏ màu hồng không.
“Rất tiếc, thưa cô." Chị ta nói. “Không có ai cả. Chắc cô chẳng muốn mất nó đâu nhỉ," Giọng chị ta có vẻ rầu rĩ, “khi mà giày trẻ con đắt thế trong những ngày gần đây."
“Đúng vậy," tôi lẩm bẩm. “Ba mươi lăm bảng một đôi."
Tôi nhìn đồng hồ. Mười hai giờ kém năm. Từ đây về nhà mất nửa giờ, rồi tôi còn phải thu dọn đồ đạc và lái xe đến phố The Boltons trong khi giao thông ngày thứ Bảy sẽ vô cùng đông đúc khi câu lạc bộ Chelsea đá trên sân nhà. Jamie vừa gọi điện cảnh báo tôi.
Nhân viên phụ giúp trong cửa hàng đến gặp tôi và nói. “Xin lỗi, thưa bà, nhưng chẳng có ai nhặt được cái gì cả."
“Cám ơn cô đã hỏi giúp." Tôi thò tay vào túi xách và lấy ra một cái danh thiếp. “Tôi có thể để lại số điện thoại phòng khi có ai đó nhặt được, được không cô?"
Tôi chạy ra cửa, bắt đầu cảm thấy lo lắng, tôi đứng trên phố King, cạnh cửa hiệu Curry, ra sức vẫy một chiếc taxi vì không thể mất thêm thời gian bắt xe buýt nữa, lúc đó tôi nghe tiếng chuông nhà thờ điểm mười hai tiếng.
Bong...Bong...
Tất cả những chiếc taxi đều có khách - Khỉ thật!
Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng gọi to từ sau lưng. “Cô gì ơi!" Tôi quay lại. “Cái này có phải của cô không?" Một người đàn ông trạc tuổi bốn mươi, ăn mặc lịch lãm, đang đứng trên vỉa hè, tay cầm chiếc giày của Milly.
“Ồ, đúng rồi... cám ơn anh!" Tôi nhẹ nhõm đặt tay lên ngực. “Nó là của con gái tôi."
“Giày của Milly!" Milly hét lên giận dỗi, chỉ một ngón tay về phía anh ta. “Mẹ ơi, đó là giày của Milly!"
Người đàn ông đưa chiếc giày cho tôi. “Tôi đã nhìn thấy cô đi tìm nó, nhưng mà cô chạy ra khỏi cửa hàng trước khi tôi kịp ngăn cô lại."
“Anh không biết là tôi vui mừng như thế nào đâu. Cám ơn anh rất nhiều." Tôi thiếu nước hôn anh ta mà thôi.
Bong...
“Không có chi."
“Tôi thật không biết xoay xở thế nào nếu mất nó," tôi nói khi đút chiếc giày vào chân Milly. “Một phần là chúng còn mới. Thực ra chúng tôi mới mua chúng tuần trước thôi," miệng tôi lắp bắp, chắc vì tôi lúng túng vì sự thật là trông anh ta cực kỳ cuốn hút. “Chúng hơi rộng nên chắc con bé đã để tuột mất một chiếc. Dù sao thì," tôi đứng thẳng dậy và mỉm cười. “Cám ơn anh."
“Có gì đâu. Rất vui vì đã giúp được cô." Anh ta liếc nhìn bàn tay trái của tôi. Rồi một phút im lặng trôi qua. Khi tôi sắp sửa nói một câu tạm biệt lịch sự thì tôi nghe tiếng anh ta, “Cô có muốn uống một tách cà phê không, thưa cô?" Tôi nhìn anh ta với một chút ngạc nhiên. Anh ta mới chỉ gặp tôi chưa đầy một phút. “Ở đằng kia có một quán cà phê khá hay, cạnh rạp hát, tôi muốn một cốc cappuccino và tự hỏi không biết cô có thích không..."
“Ồ, tôi e là không được rồi," tôi ngập ngừng nói, cảm thấy nửa lúng túng nửa hả hê. “Anh thấy là hai mẹ con tôi đang vội đi chỉ vì...à..." Tôi thấy không cần thiết phải giải thích với anh ta. Tôi chẳng biết anh ta.
“Ba ơi!" Milly bỗng nhiên kêu toáng lên.
“Không, con yêu, không phải ba con đâu," tôi dịu dàng nói. “Đó là một người lạ."
“Ba của con kìa!" Con bé vẫn nằng nặc. Và tôi thấy nó chỉ tay về phía cửa hiệu Curry. Tôi quay lại nhìn. Trên cửa sổ là mấy cái tivi màn hình phẳng, cái to nhất đang bật kênh Tin tức 24. Rồi Xan xuất hiện, trông mệt mỏi, anh ta đang tường thuật điều gì đó ở một ngôi đền cổ - có vẻ như là đền Angkor Vat.
“Ba!" Milly lại ré lên. “Ba ơii!" Rồi nó bật khóc.
Bong...Tôi cuống lên.
“Đúng là ba rồi, con yêu."
Bong...
“Muốn ba cơ!"
“Mẹ biết rồi, con gái ạ." Bỗng nhiên tôi thấy một chiếc taxi và đưa tay ra vẫy rối rít. “Tôi xin lỗi," tôi nói với người đàn ông nọ. “Anh rất tốt nhưng mẹ con tôi phải đi rồi."
Bong...
“Tôi hiểu mà," anh ta nói khi chiếc taxi trờ tới. Anh ta giữ cánh cửa mở khi tôi đẩy chiếc xe nôi của Milly vào. “Tạm biệt," anh ta có vẻ luyến tiếc.
“Tạm biệt," tôi cười với anh ta qua cửa sổ chiếc xe. “Cám ơn anh lần nữa."
Khi chiếc taxi lao đi, tôi chợt nhớ ra là đã nhìn thấy người đàn ông này trong gian hàng thực phẩm. Dường như anh ta chú ý đến tôi khi chúng tôi đi qua, nhưng lúc đó tôi chẳng có tâm trí nào, với lại tôi không quen với sự để ý của người khác phái nên tôi không nhận ra. Tôi phải công nhận đó là một người rất hấp dẫn, có phong thái và anh ta còn khen tôi nữa, điều mà rất hiếm khi tôi được nghe, Chúa biết điều đó, tôi nghĩ thầm khi chiếc taxi rẽ phải. Nhưng mà việc cấp bách nhất của tôi bây giờ là về nhà.
“Em cho Milly ăn thịt gà và mì nhé," tôi nói như quát với Luisa khi chạy xồng xộc vào nhà mười lăm phút sau đó. “Ở trong này có một ít thịt philê," tôi dí cái túi cho nó. “Em nhớ cho thêm ít đậu Hà Lan nhé."
“Không, em sẽ cho Milly ăn cơm chiên thập cẩm," vừa nói Luisa vừa bế Milly ra khỏi xe nôi. “Milly thích cơm chiên thập cẩm mà."
“Thế cũng được," tôi nói. “Cơm chiên thập cẩm. Nhưng không cho tôm. Và không cả hành tây nữa nhé - Lần trước ăn con bé bốc mùi suốt mấy ngày liền."
Luisa nhìn tôi ngẩn ngơ không hiểu. Tôi vồ lấy quyển từ điển tiếng Tây Ban Nha vừa mới mua gần đây và được đánh dấu trang cẩn thận. Hành tây: Ajo. Em phát âm thế nào? “Không...ajo." Tôi gật đầu và chỉ ngón tay trỏ vào nó với vẻ hài lòng.
“À. Acccchhho. Sí," nó gật đầu lia lịa. “Chỉ cho ớt thôi."
“Không - không cho ớt," tôi la lớn và chạy lên cầu thang. “Nó không thích ớt."
“Thích ớt cơ!" Tôi nghe tiếng Milly lanh lảnh.
Tôi bận một cái sơmi lụa, quần tây và khoác áo ấm rồi vội vội vàng vàng chải tóc tai. Tôi vớ lấy chiếc cặp và nhét đống bản vẽ mà tôi vừa hoàn thành vào. Sau đó tôi hôn tạm biệt Milly và nhảy vào ôtô.
Đường đông kinh khủng khiến tôi mất gần một giờ để đến đó. Tôi tới nơi lúc hai giờ kém năm, chiếc bán tải của Jamie đậu sẵn ở bên ngoài tòa nhà số 63 - giống như tất cả tòa nhà khác ở khu Boltons, tòa nhà này có kích cỡ của một siêu thị, sơn màu trắng và có mặt tiền được đắp nổi.
“Chào bà chủ!" cậu ta nói với giọng uể oải khi tôi đậu xe cạnh nhà thờ.
“Tôi không phải là bà chủ của anh," tôi đính chính khi cậu ta nhảy ra khỏi chiếc xe của mình. “Thậm chí, nếu chính xác, tôi còn chưa phải là đối tác của anh mặc dù chúng ta đã làm việc với nhau nhiều. Tôi là..."
“Nhà Văn hóa Kiêu kỳ," Jamie gợi ý trong khi tôi đang khóa cửa xe. “Lúc chúng ta mới gặp nhau, tôi cứ nghĩ chị là người nông nổi nhưng dần dần tôi nghĩ về chị khác đi và giờ đây thì chị rất dễ chịu."
“Cám ơn anh. Nhưng như tôi nói, tôi không phải là bà chủ của anh, và anh là... Tôi thật chẳng biết gọi anh là gì nữa."
“Tôi là gã làm cho trái đất quay theo ý chị."
“Thật! Dù sao thì trông anh cũng khá bảnh." Tôi liếc nhìn cái áo khoác màu xanh nước biển mà cậu ta đang mặc.
“Đây là chiếc áo mặc chơi crikê tốt nhất của tôi. Thea thích tôi mặc nó. Cô ấy muốn tôi mua cái áo này. Hiện giờ thì công việc của cô ấy không được tốt lắm - Tôi rất ít gặp cô ấy."
“ Lại đi xa nữa à?" Tôi hỏi và đẩy cánh cửa bước vào.
“Đúng thế," anh ta trợn tròn mắt. “Cô ấy đi Rome, New York, Monaco - đầy nơi - mai cô ấy lại đi Cape Town để tham gia một giải đấu tennis." Tội nghiệp Jamie, tôi nghĩ thầm. Hèn gì họ chẳng có lấy một đứa con. “Thôi kệ chị ạ, còn cô công chúa nhỏ Milly thế nào rồi?" Cậu ta nói tiếp khi chúng tôi bước lên bậc cửa.
“Nó vẫn ngoan - ngoại trừ sáng nay nó làm rơi một chiếc giày ở cửa hàng Mark& Sparks - và khi tôi không hy vọng tìm thấy nó nữa thì một người đàn ông đẹp trai mang nó lại cho tôi."
“Ra thế..." Jamie nhướng lông mày trái lên. “Chị lại bị lạc trong sương mù lần nữa, phải không?" Cậu ấy vẫn thường trêu chọc tôi về điều đó. “Vậy tên anh ta là Hoàng tử Đẹp trai?"
“Không..." Tôi đỏ bừng mặt. Tôi ấn tay vào cái chuông to làm bằng đồng. “Tôi cũng chẳng biết tên anh ấy là gì nữa."
“Thế anh ấy có mời chị đi ăn trưa không?"
“Đáng buồn là không - nhưng mà buồn cười là anh ta ta mời tôi uống cappuccino cùng."
“Có gì đáng buồn cười đâu? Chị trông cũng xinh mà."
“Cám ơn. Còn anh là một chàng Bruce điển trai."
“Dù sao thì tôi hy vọng chị đã nhận lời anh ta," Jamie chỉnh lại cái cà vạt và nói.
“Tất nhiên là tôi từ chối," tôi tỏ ra cương quyết.
“Sao lại từ chối? Anh ta cầm theo một chiếc rìu à?"
“Chắc là không."
“Anh ta gớm ghiếc lắm à?"
“Trái lại."
“Thế thì theo ý tôi chị phải đồng ý mới đúng."
“Tiêu chuẩn của tôi khắt khe hơn một chút," tôi nói nhưng trong lòng thầm nghĩ đáng lẽ mình nên nhận lời - Tôi thấy người đàn ông đó rất lôi cuốn; nhưng rồi tôi dằn lòng mình lại để tập trung vào hiện tại. Tôi lấy lại cân bằng sau khi hít thở sâu một vài lần.
“Tôi mong là chúng ta nhận được đơn hàng này," tôi nói nhỏ với Jamie.
“Vậy chúng ta nên gọi nó là gì?" Jamie thì thầm lại với tôi. “Kiến trúc Đương đại?" “Tốt tươi và Hoang dã?" hay là “Nét Tao nhã Vô tận?"
“Nét Tao nhã Vô tận," tôi lặp lại. “Đó là một cái tên hay cho dự án này- anh tắt điện thoại đi nhé," tôi bảo Jamie đồng thời tắt di động của mình. “Không phải chúng ta thiếu việc để làm."
“Tôi đồng ý."
Tôi chợt nhận ra công việc kinh doanh của tôi tiến triển thật mau lẹ. Chúng tôi đạt được điều đó với sự linh hoạt tối đa. Không có đơn hàng nào quá lớn hoặc quá nhỏ. Chúng tôi làm tất cả những việc từ trang trí chậu hoa cửa sổ, bắc thêm giàn hoa, lát lại sân vườn cho đến xây dựng một khu vườn hoàn toàn mới. Niềm vui với công việc khiến tôi không có thời gian để buồn nữa, thậm chí có những đêm tôi khổ sở với Milly thì sáng hôm sau vẫn thức dậy đầy nhuệ khí cho một ngày làm việc mới.
Đột nhiên cánh cửa sơn màu đỏ nhạt phía trước ngôi nhà được kéo ra. Bà Gill Edwards xuất hiện, dáng người gầy và đanh, từ đầu đến chân bận đồ ngủ của Gucci, đứng đằng sau bà ta, bên trong cái sảnh rộng là Martin, chồng bà ta, to như một con gấu, mặc một cái quần dài không ly và sơ mi kẻ sọc xanh. Tôi đã nghe nói về vợ chồng nhà Edwards khi tôi làm trong thành phố - họ nổi tiếng khó tính. Người vợ là một nhà môi giới chứng khoán của Cazenove còn ông chồng, năm mươi tư tuổi, già hơn bà vợ một chút là phó chủ tịch của Goldman Sachs.
“Cô Anna." Bà ta cười và nói. “Vào đi."
“Đây là Jamie Clark ở công ty xây dựng Olympian. Anh ấy thực hiện việc xây dựng những khu vườn tôi thiết kế. Vì vậy tôi nghĩ là hôm nay anh ấy phải tham gia, thế có được không ạ?" Tôi nói.
“Chắc chắn là được." Bà ta bắt tay Jamie. “Chào cậu.."
“Những bản thiết kế này trông rất tuyệt," bà Gill nói một vài phút sau khi săm soi kỹ những bản vẽ của tôi trong một cái phòng vẽ lớn sơn màu vàng. Tôi đưa cho bà xem ảnh đồ họa vi tính về diện mạo của khu vườn với tất cả những góc cạnh khác nhau.
“Còn đây là bảng ghép hình," tôi đưa nó cho ông chồng.
“Bảng ghép hình?" ông ta nhắc lại lời tôi.
“Nó là tập hợp những bức ảnh về quy hoạch tổng thể dự kiến, hệ thống tưới tiêu và những vật dụng trang trí để ông bà có thể nắm bắt được toàn bộ thiết kế chung - cũng như là cách bố trí cây cối."
“Chúng tôi không muốn trồng quá nhiều cây," tiếng bà Gill xen ngang. “Cả hai vợ chồng đều rất bận rộn với công việc - ngoài ra cuối tuần chúng tôi thường đi nghỉ ở vùng quê."
“Tôi đã lưu ý điều đó rồi." Tôi nói và tự hỏi tại sao lại có người bỏ ra một núi tiền để mua một ngôi nhà ở Luân Đôn để rồi chuồn khỏi nó mỗi thứ Sáu.
Chúng tôi đi vào bên trong, cảm thấy một chút lành lạnh dưới áng nắng buổi sáng mùa xuân. So với ngôi nhà đồ sộ thì mảnh vườn quá nhỏ bé - chỉ khoảng hai mươi mét. Nó có một thảm cỏ cằn cỗi và vài bồn hoa treo đầy cây bụi mọc um tùm đến nỗi chúng tạo cảm giác bức bí. Bao quanh mảnh vườn là một lớp đá lát vùng York, xen kẽ là những viên sỏi trắng, và ở giữa là một vài chậu cây hình chữ nhật nằm ngổn ngang - những gì còn sót lại của một vườn cây nhỏ với bố cục cầu kỳ. Sân vườn được thiết kế hơi dốc một chút.
“Những người chủ cũ đã ở đây mười lăm năm," bà Gill kể. “Cô thấy đó, họ chẳng đả động gì đến mảnh vườn. Nhưng như chúng ta đã nói chuyện trước, chúng tôi muốn mảnh vườn này là một phần mở rộng của ngôi nhà, đặc biệt dành cho việc nghỉ ngơi vào mùa hè."
Tôi phác qua thiết kế cho hai vợ chồng nghe. Sân vườn sẽ không còn dốc nữa và được tôn lên cao một chút. Ở giữa sẽ có một thảm cỏ hình vuông, bao quanh ba mặt là những đụn cây bụi được tỉa tròn với nhiều kích thước khác nhau nhằm làm cho khu vườn có vẻ chỉn chu. Mặt sau của vườn là nơi thu hút sự chú ý nhất với một đài phun nước dài làm bằng đá granít đen, có gắn vòi phun. Khu vực xung quanh thảm cỏ sẽ được lát bằng đá vôi Bồ Đào Nha, cùng với những chậu hoa treo và những chậu cây lớn bằng đá granít đen. Các loại cây sẽ được trồng chủ yếu là những cây lâu năm không cần chăm bón nhiều như oải hương, xương rồng, mẫu đơn, và Ôrô gấu, xen lẫn với một số dây leo và cây bụi khác. Ở bên tay trái là chỗ nghỉ, được che bởi một hàng bốn cây đoan bện vào nhau. Chỗ này còn có một cái lò đốt lớn, xây theo kiểu hiện đại, hai bên đặt hai cái ghế có hộc để chứa chất đốt. Sẽ có một hệ thống phun nước, kết hợp với dàn đèn gắn trên lớp đá vôi để tạo khung cảnh hào nhoáng vào ban đêm.
“Nó có vẻ rất hợp thời," bà Gill nói, “nhưng vẫn có nét cổ điển. Tôi thích đấy."
“Chà..." người chồng lên tiếng. “Tôi không thích nó..." Quỷ tha ma bắt ông đi, tôi nghĩ. “Mà là tôi yêu nó!" Tôi thở phào nhẹ nhõm. “Nó có vẻ - tôi không biết nữa - một... một..."
“Nét Tao nhã Vô tận?" Jamie gợi ý.
“Đúng, chính xác như vậy. Một nét tao nhã vô tận." Tôi ngầm trừng mắt với Jamie.
“Thế nhưng cô có muốn vứt bỏ những cây đang trồng không?"
Tôi lắc đầu. “Tôi sẽ giữ lại tất cả những cây thích hợp với bản thiết kế mới - ví dụ như với cây Đậu chổi Marốc, tôi sẽ chuyển nó đi chỗ khác có nhiều ánh sáng hơn; tôi cũng muốn giữ lại cây Gạo - niềm tự hào của California kia - với điều kiện chúng ta sẽ tỉa tót nó lại và uốn thêm một chút; và tất nhiên là cả cây sung nữa."
“Cô cứ đào mấy cây tú cầu tự nhiên nhé," ông Martin lơ đễnh nói.
“Ồ không được!" Vợ ông ta phản đối ngay. “Anh biết rõ là em yêu chúng mà."
“Và em cũng biết rõ không kém là anh ghê tởm chúng, em yêu ạ. Thế là xong nhé." Đột nhiên ông ta làm bộ như đang xả súng vào mấy cây tú cầu vậy.
“À," tôi cất tiếng, hơi ngạc nhiên với hành động của hai vợ chồng nọ, “chúng cũng đã già và lắm bệnh nên tôi sẽ thay bằng những cây mới."
“Cô đừng bận tâm," ông Martin cương quyết. “Tôi không thể chịu nổi chúng - chúng như những cái gai trong mắt tôi." Ông ta ra vẻ như đang buồn nôn.
“Nhưng em thích chúng," bà Gill nói. “và anh làm ơn đừng diễn tuồng nữa, được không anh yêu?"
“Mấy cái cây tú cầu này..." Mặt ông ta dài thuỗn. “Nhà quê quá"
“Không phải thế," bà vợ đáp trả. “Ba mẹ em lấy chúng ở Poole đấy."
“Phải rồi," người chồng lầm bầm.
“Nói đi thì phải nói lại, anh chẳng thích mấy cây hoa lay ơn xấu mù là gì?"
“Vớ vẩn."
“Và ở Oxfordshire, chúng ta đã có một dãy toàn lay ơn vàng rồi, em thật chẳng hiểu tại sao em lại không thể trồng mấy cây tú cầu vô hại trong thành phố. Cô có thấy thế không, Anna?"
“À... thì, tôi thích chúng, phải nói là như thế, đặc biệt vào mùa đông những nụ hoa khô trong rất hay - nhưng mà ông bà là chủ nên tôi không có ý kiến gì."
Ông Martin quay ra phía mấy cây tú cầu và làm bộ như đang khạc nhổ.
“Thôi bây giờ hãy nói sang chuyện khác đỡ tranh cãi hơn - tiền." Bà vợ nói tiếp, trợn mắt rồi quay sang nhìn tôi với vẻ chờ đợi.
Tôi hít thở sâu trước khi mở lời. “À, đây là một dự án lớn nên phải có ngân sách tương ứng." Tôi đưa cho bà ta xem bản đề xuất chi phí, bà ta lướt qua một lượt và dừng lại ở hàng cuối cùng.
“Một trăm ngàn?" bà ta nhíu mày lại. “Cho tất cả mọi thứ?"
“Đúng vậy."
“Thế còn tiền công của cô?"
“Khoảng sáu phần trăm của chỗ đó."
“Liệu tám mươi ngàn có được không?" bà Gill hỏi.
Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống này. “Không thể được thưa bà," tôi đáp. “Chỉ vì những viên đá. Với tám mươi ngàn, chúng ta sẽ phải dùng loại đá rẻ hơn, như sa thạch Ấn Độ chẳng hạn. Chúng cũng tốt," tôi trấn an họ, “nhưng tôi nghĩ đá vôi Bồ Đào Nha là cần thiết bởi vì bên trong nhà, chúng cũng được dùng để lát sảnh. Và ông bà có nói là ông bà muốn mảnh vườn là một phần mở rộng của ngôi nhà, nên tôi định chọn chúng."
“Chúng tôi muốn thế."
“Tôi có thể giảm xuống chín mươi lăm ngàn mặc dù tôi sẽ phải bỏ bớt một số góc."
Ông Martin nhún vai. “Trâu còn mua được, tiếc gì sợi dây thừng." Càng đúng hơn với sự thật là cặp vợ chồng này mỗi năm kiếm được ít nhất ba triệu bảng, tôi nghĩ thầm. “Vậy sẽ mất bao lâu để xây xong? Chúng tôi đang định có một bữa tiệc gia đình lớn vào cuối tháng Sáu."
“Sẽ phải mất bốn tháng kể từ lúc bắt đầu cho đến khi xong xuôi."
Bà Gill đứng dậy. “Vậy thì tôi nghĩ là cô nên bắt đầu luôn." Tim tôi đập rộn ràng. “Được không anh Martin?"
“Không vấn đề gì - miễn là không có điều khoản “tú cầu" trong hợp đồng."
“Bước tiếp theo là gì?" Bà vợ hỏi tôi, không để ý đến lời ông chồng nói.
“Tôi sẽ gửi cho ông bà hợp đồng chính thức," tôi trả lời.
“Và tôi sẽ lên báo giá vật tư," Jamie nói. “Nếu ông bà chấp thuận tôi sẽ phải cần ba mươi phần trăm tiền đặt cọc để có thể đặt mua các thứ, nhưng tôi sẽ đưa ông bà hóa đơn chi tiết."
“Nghe có vẻ ổn rồi." Phu nhân Edwards đưa bàn tay được trang điểm công phu ra. “Tôi đoán chúng ta đã thỏa thuận xong, anh Martin nhỉ?"
“Tôi cho thế là xong rồi." Ông ta gật đầu.
“Thế thì... tuyệt quá," tôi nói, cố gắng lắm mới không tỏ ra quá phấn khích.
Tôi và Jamie ở lại thêm khoảng một giờ nữa để anh ta có thể xem xét mảnh vườn kỹ hơn, đo đạc và tính toán lượng đất phải đào đi, cũng như là việc nâng sân vườn và bố trí các điểm cấp thoát nước.
Sau khi trở về nhà, tôi soạn hợp đồng và lúc đang chuẩn bị cho nó vào phong bì thì có chuông điện thoại. Đó là bà Joana Silver, vợ của cha xứ sở tại. “Tôi chỉ muốn nhắc cô về thứ Sáu này," bà ta nói. Tôi chẳng nhớ ra gì. “Hy vọng là cô chưa quên." Tôi quên thật. “Hôm đó là bữa tiệc gây quỹ cho trung tâm Phúc lợi Cộng đồng của nhà thờ."
“Ồ, tất nhiên rồi." Tôi đã nhận lời đảm trách phần “Trả lời câu hỏi liên quan đến làm vườn."
“Bữa tiệc sẽ bắt đầu lúc bảy giờ, và đến tám giờ là phần của cô, trong ba mươi phút. Tôi đã bảo với mọi người về cô, và không biết cô có xem không nhưng tôi đã đăng một tấm hình của cô trên tờ báo địa phương, cùng với một vài dòng chú thích về sự kiện này."
“Chưa, tôi chưa kịp xem." Tôi đáp, hơi bực mình vì bà ta không hỏi tôi trước, nhưng đồng thời cũng vui vì được lên báo.
“Tôi lấy tấm ảnh đăng trên trang web của cô đấy," bà ta nói tiếp. Sẽ có nhiều người quan tâm. Nh
Tác giả :
Isabel Wolff