Xin Hãy Quên Em
Chương 3
Bệnh viện tư nơi tôi đăng ký khám định kỳ một tuần sau đó tên là Trung tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ Audrey Forbes, nằm trong một toà nhà cũ xây từ những năm sáu mươi, trên tuyến phố chính Putney, ngay sát một hiệu sách. Tôi liếc nhìn những chồng sách thiếu nhi qua ô cửa kính: Chúng ta sẽ đi săn gấu; Chú chuột Gruffalo; Một chú sâu bướm đang rất đói. Tôi nhận ra rằng mình chẳng đói chút nào mặc dù tôi được dặn là không ăn hay uống gì.
Tôi thông báo tên cho người lễ tân ngồi ở tầng một rồi bấm nút gọi thang máy. Nó xuống ngay làm tôi thấy thất vọng. Bên trong thang máy nồng nặc mùi thuốc lá mốc và mùi nước hoa rẻ tiền khiến tôi buồn nôn, cảm giác mỗi ngày một tăng trong những ngày này. Thang máy đưa tôi dừng lại ở tầng năm sau một cú xóc kinh người.
Phòng đợi rộng phảng phất mùi thuốc sát trùng xen lẫn mùi của những chiếc ghế nhựa còn mới khi tôi bước vào. Phải có đến gần tám chục chỗ ngồi - quá nửa trong số đó là phụ nữ, một số trông rất trẻ, một số thì già như những bà ngoại. Có lẽ họ là bà ngoại thật, tôi nghĩ thầm. Một người vừa có cháu ngoại vừa mang bầu không có gì là lạ - thậm chí có thể là cụ ngoại nếu họ lập gia đình đủ sớm. Hai người đứng bên trái tôi, một tầm hai mấy, người còn lại ba mấy, đang nói chuyện khe khẽ. Tôi nghe được nhiều đoạn đối thoại của họ khi xếp hàng chờ trước bàn tiếp đón.
Ồ, cô sẽ không sao đâu... chỉ hai giờ thôi... đừng khóc... anh ta bỏ rơi cô trong lúc hoạn nạn này à...? Đừng buồn nữa... tôi thậm chí còn chưa nói với chồng tôi... chà, anh ấy sẽ giết tôi nếu anh ấy mà biết... không, không đau đến thế đâu... đừng khóc.
“Họ tên?" người y tá hỏi.
“Anna Temple," tôi thì thầm. Tôi chợt thấy xấu hổ.
“Cô sẽ thanh toán thế nào đây? Chúng tôi chấp nhận Mastercard, Visa, Maestro, American Express, séc với thẻ đảm bảo còn giá trị - hoặc tiền mặt," cô y tá nói thêm với giọng nhẹ nhàng.
Tôi đưa tấm thẻ tín dụng của mình.
“Tất cả là năm trăm hai mươi lăm bảng," cô ta nói khi đút cái thẻ vào máy. “Đã bao gồm 1,5 phần trăm phí dịch vụ." Có vẻ như đó là một món tiền khá lớn. Tôi tự hỏi liệu cô ấy có bảo mua hai tặng một, giống như ở chỗ quầy thuốc, hay là một phiếu giảm giá để dùng lần sau không. Cô ta đưa cho tôi một tấm phiếu. “Làm ơn điền vào mẫu này."
Tôi bước sang một bên, điền vào cái phiếu rồi đưa nó lại cho cô y tá, lấy từ tay cô ta một cái cốc nhỏ để đựng nước tiểu và được bảo là đợi trong vòng một giờ.
Khi bước vào nhà vệ sinh nữ, tôi soát lại trong đầu mình, có lẽ là lần thứ mấy triệu trong bảy ngày qua, Tám Lý Do Chính Đáng để vứt bỏ cái thai.
Tim tôi tan vỡ vì Xan. Nếu tôi sinh đứa bé này ra, tôi sẽ chẳng bao giờ có thể đoạn tuyệt với anh ta được.
Có con với Xan khi mà anh ta không muốn là ngu ngốc.
Tôi không muốn một đứa con chào đời mà không có cha.
Nó sẽ làm cho mọi việc khó khăn hơn khi tôi muốn tìm kiếm một người khác.
Có con bây giờ công việc mới của tôi sẽ đổ bể hết.
Tôi sẽ chẳng kiếm được đồng nào trong một thời gian rất dài.
Tôi sẽ vướng vào những lo toan của riêng mình và không thể giúp ba tôi trong khi ông cần tôi.
Làm một bà mẹ đơn thân sẽ cô đơn và vất vả.
Tôi trong thấy một cô gái bước ra từ một buồng vệ sinh khi đang rửa tay. Cô gái trạc mười bốn. Mẹ cô, khoảng bằng tuổi tôi, đang đứng dựa vào cái bồn, hai tay chống nạnh, sự đau đớn hiện rõ trên khuôn mặt. Khi cầm cái cốc đi theo họ quay ra chỗ đợi, tôi ước có ai đó đi cùng mình - nhưng mà ai đây? Rõ ràng không phải là Xan rồi, thậm chí ngay cả khi anh ta đang không ở trên một chiếc máy bay, bay qua năm múi giờ để sang phía bên kia trái đất. Không phải là Cassie. Nó sẽ chẳng thể an ủi tôi được. Tôi có cần mẹ không? Không. Chỉ tại vì bà cũng từng ở đây một mình và bà đã giải quyết mọi chuyện ổn thỏa. Chợt tôi thèm có bà ngoại - người luôn dịu dàng và thực tế - nhưng bà đã mất năm 2001 rồi.
Khi quay lại ghế ngồi cạnh một chiếc tivi treo trên tường - nó đang phát chương trình Buổi sáng: có mấy người đang nấu món ăn với đậu lăng đỏ trông chán ngắt - tôi chợt nhớ lời chỉ dẫn của bác sĩ riêng. Đến giờ thì đã quá muộn để có thể dùng thuốc; vì vậy phải dùng đến biện pháp phẫu thuật sớm nhất có thể.
“Chỉ mất năm phút thôi," bác sĩ trấn an tôi. “Và thời gian phục hồi tương đối ngắn - chỉ một vài giờ. Giờ thì cô đã chắc chắn chưa?" bà hỏi khi ký vào cái đơn trong đó ghi là tinh thần của tôi có thể bị tổn hại nếu như tôi tiếp tục giữ cái thai.
“Vâng, tôi chắc chắn rồi," tôi nói dối...
Tôi đã đau khổ vì Xan, tôi lẩm bẩm với mình như nhắc lại câu thần chú. Nếu có con với anh ta, tôi sẽ không bao giờ có thể quên hẳn anh ta được. Có con với Xan khi anh ta không muốn thật ngu ngốc. Tôi không muốn một đứa trẻ chào đời mà không có cha...
Lý do thứ tư của tôi là gì nhỉ? Tôi không thể nhớ được. Là gì nhỉ?
“Cô Anna Temple!" nghe gọi tôi liền đứng lên. “Cô đi xuống cầu thang sang nhà sát đây," cô y tá nói, “nhưng trước hết hãy vào phòng thay đồ, cởi hết đồ ra, cho tất cả vật dụng cá nhân vào một cái tủ, khóa lại, mặc cái áo giấy vào và ngồi đợi." Tôi làm những gì được bảo. Túm chặt phía sau của cái áo giấy đang bay phấp phới đầy hớ hênh, tôi ngồi xuống ghế chờ cùng hai người phụ nữ khác. Tôi bỗng thấy ngượng vì đôi chân của mình. Những vệt sơn móng chân của tôi bị bong gần hết còn da ở hai gót chân thì xù xì. Nhưng cái cảm giác tiếc rẻ đôi chân khi đang chuẩn bị phá thai khiến tôi còn cảm thấy mệt hơn thực tế.
Tôi nhặt một tờ rơi nói về cách tránh thai để không phải bắt gặp ánh mắt của hai người phụ nữ đang ngồi đợi cùng mình.
“Cô Anna Temple?" một giọng phụ nữ khác vang lên, tôi tưởng như đã một tuần trôi qua nhưng thực ra chỉ mới hai mươi phút.
Tôi đi theo người bác sĩ dọc hành lang lộng gió để vào một cái phòng nhỏ.
“Được rồi," bác sĩ nói và xem xét cái phiếu của tôi. “Chúng ta sẽ kiểm tra một số thứ trước khi bắt đầu công việc."
“Bà có thể giải thích một chút được không?"
“À, chẳng có gì phức tạp cả," bà trả lời nhẹ nhàng. Tôi trông thấy một cái panh trên cái khay kim loại được đặt trên một cái xe đẩy bên cạnh bà ta cùng với ít xi ranh còn nguyên trong vỏ. “Cô sẽ được tiêm thuốc tê ngay ở chỗ cổ tử cung, sau khi thuốc tê có tác dụng, cổ tử cung sẽ giãn ra, đút một cái ống nhựa vào tử cung, và cái bào thai..."
“Bào thai?"
“Đúng rồi. Cái bào thai sẽ được hút ra khỏi tử cung."
“Cái bào thai sẽ được hút ra khỏi tử cung," tôi nhắc lại.
Đầu óc tôi quay cuồng. Tôi nhắm mắt lại. Tôi có thai mười tuần rồi. Cái “bào thai" chỉ dài hơn hai mươi milimét. Nó có một trái tim đã đập năm tuần rồi - một trái tim vừa bỗng nhiên biết đập. Nó có những đốt ngắn - chúng sẽ dài ra thành ngón tay và ngón chân bé xíu - cả những cái móng nhỏ nữa. Nó có khuôn mặt của một con người, với hai lỗ mũi và mí mắt, thậm chí nó sắp mọc cả răng...
Bà bác sĩ bắt đầu xé mấy cái túi đựng xi ranh. “Cô có thể nằm lên giường không..."
Tôi bật dậy. “Tôi phải đi đây."
Bà ta nhìn tôi. “Cô phải đi à?"
“À, có một cái nhà vệ sinh ở phía sau, gần cửa thoát hiểm."
“Không," tôi thều thào. “Ý tôi không phải vậy. Tôi muốn rời khỏi đây. Tôi không thể làm điều này. Tôi không biết sao mình lại nghĩ là mình có thể. Tôi... không nên làm điều này - ít nhất, là vì mình. Bạn trai tôi - giờ là bạn trai cũ rồi - không muốn tôi giữ cái thai. Và khi tôi bảo với anh ta rằng tôi có thai, anh ấy rất buồn và nói rằng một đứa trẻ phải được sinh ra trong một gia đình đàng hoàng với cả cha lẫn mẹ để yêu thương nó, và có thể anh ấy đúng. Nhưng khi tôi ở đây, tôi nhận ra rằng có một điều còn quan trọng hơn, đó là đứa trẻ có quyền được sinh ra."
Bà bác sĩ nhìn tôi. “Vậy là cô thay đổi quyết định?"
“Vâng, tôi xin lỗi," tôi nói và nghĩ rằng bà ấy sẽ thất vọng.
“Điều đó cũng tốt." Bà thở dài. “Cô không phải là người đầu tiên." Bà gạch tên tôi khỏi danh sách và bảo tôi ký vào một tờ giấy. “Chúc cô may mắn," bà nói khi tôi rời đi.
Tôi lấy quần áo từ ngăn tủ và mặc vào, đi qua quầy lễ tân mà không bảo với người y tá đang trực là tôi đi, không hỏi - thậm chí là không quan tâm - đến việc tôi có được trả lại tiền không.
Tôi không đợi thang máy mà chạy như bay xuống năm tầng cầu thang bộ và đứng lại bên ngoài toà nhà một lát, hít một hơi thở thật sâu, cảm thấy nhịp tim đang chậm dần. Rồi tôi đi thẳng vào hiệu sách bên cạnh, tìm đến chỗ bán sách dạy nuôi con, rút ra một quyển Những điều cần biết khi mang thai và mang đến quầy thanh toán.
“Tôi sắp có con," tôi nói.
***
Đêm đó tôi gửi cho Xan một email dài, giải thích quyết định của mình. Anh chỉ trả lời bằng đúng một câu: Anh sẽ không bao giờ tha thứ cho em vì điều đó.
Tôi trả lời lại: Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho mình nếu như không làm thế.
Buổi sáng hôm sau tôi lái xe về thăm ba tôi.
“Này con..." ông nói sau một hồi im lặng, khi chúng tôi đang ngồi ở cái bàn trong bếp. “Đó là một... bất ngờ, Anna à. Ba phải nói thế." Ông lắc đầu thất vọng như là tôi vừa mang về một quyển học bạ toàn điểm xấu.
“Con hy vọng ba không phản đối," tôi phá vỡ bầu không khí im lặng buồn bã. “Con không nghĩ là ba sẽ phản đối, bởi vì thứ nhất là thời buổi bây giờ rất nhiều phụ nữ ở vào hoàn cảnh như con và thứ hai nữa ba mẹ trước kia cũng vậy,’ tôi nói tiếp.
Tôi thấy một chút giật mình thoáng qua trên mặt ba tôi, nhưng rõ là ba mẹ tôi luôn lấp liếm về đám cưới vội vàng của họ, khi mà sự thật mẹ tôi đã có thai anh Mark hai tháng trước khi họ lấy nhau.
“Con xin lỗi ba," tôi nói. “Con không có ý làm ba khó xử." Và rồi trong im lặng tôi tự hỏi liệu ba mẹ tôi có cãi nhau to không về việc có thai ngoài ý muốn, hay ba tôi chấp nhận chuyện đó và làm những gì ông cho là đúng.
“Con xin lỗi," tôi lặp lại. “Chỉ vì con... rất buồn."
“Không sao đâu," ba tôi lẩm bẩm.
“Con biết rằng con hoàn toàn giống mẹ ba mươi lăm năm về trước. Nhưng mẹ may mắn hơn vì có ba. Và ba đã không bỏ rơi mẹ, hay mắng mỏ mẹ như Xan đã làm với con. Ba chỉ chấp nhận nó, và sống hạnh phúc với mẹ" - họng tôi đau rát - “trong suốt bốn mươi năm trước khi cái chết chia lìa hai người. Mặc dù nghe có vẻ lạ lùng khi ghen tỵ với chính ba mẹ ruột của mình nhưng con thấy ghen tỵ với ba mẹ." Tôi chảy nước mắt. “Bởi vì con biết ba mẹ có niềm hạnh phúc mà con không thể có được."
Những gì con cần là một thân cây lâu năm dạn dầy sương gió.
“Con sẽ nuôi dạy đứa trẻ này một mình. Đó không phải là điều mà con đã từng hy vọng." Tôi cảm thấy dòng lệ chảy dài trên má. “Con sẽ rất cô đơn và vất vả."
“Đúng thế," ba tôi nói, đưa tôi chiếc khăn mùi soa của ông. “Nhưng cũng sẽ vui - bởi vì có trẻ con là niềm vui mà, và khi chúng lớn lên nữa, ba tin rằng con sẽ phải chấp nhận nó thôi." Ông nhìn ra cửa sổ.
“Thế ba nghĩ gì vậy?" tôi hỏi nhỏ.
“Ba đang nghĩ là có thể đứa bé này được sinh ra vì mẹ con mất."
Tôi cảm thấy dựng tóc gáy.
“Tôi có cảm giác kỳ lạ là số tôi hôm nay được gặp anh."
“Vâng," tôi lẩm bẩm. “Có thể như vậy..."
Ba tôi nắm lấy tay tôi. “Con sẽ không cô độc, Anna à. Ba sẽ giúp con, con yêu. Em Cassie cũng vậy."
Tôi không cho rằng Cassie sẽ giúp được gì, dù là điều nhỏ nhặt nhất. Nhưng ít ra nó cũng vui khi nghe tin. “Em rất mừng," nó nói khi tôi gọi điện đêm ấy và bảo nó sắp lên chức dì. “Thế thì tốt quá, chị Anna. Chúc mừng chị!"
“À, cám ơn em," tôi nói, thực sự xúc động vì tình cảm của Cassie. “Nhưng chị nói lại là chị không ở cùng cha đứa bé - anh Xan. Anh ấy đã sang Indonesia. Anh ta không muốn biết về đứa bé. Anh ta không muốn chị có nó. Anh ta hoàn toàn bỏ rơi chị và chị rất buồn."
“Vâng, em hiểu mà," Cassie nói với giọng thản nhiên. “Em hiểu tất cả những gì chị vừa nói."
“Vậy sao em có vẻ sung sướng thế?"
“Tại vì em nghĩ thật là tuyệt vời nếu chị làm một bà mẹ đơn thân. Rất hợp với chị. Từ trước đến nay chị lúc nào cũng quá... em không biết nữa... chu toàn về mọi thứ - luôn sắp đặt trước mọi việc - và giờ đây thì chị lại lâm vào hoàn cảnh trái ngược."
“À, chị vui vì em ủng hộ chị," tôi đáp với giọng hoạt bát. “Cứ cho chị biết nếu em muốn chị nghiện ma túy hay là phạm tội, em nhé?"
“Em sẽ bắt tay vào đan áo cho đứa bé từ nhóm Đan lát của em," Cassie nói tiếp mà không để ý đến tôi. “Trước hết là giày len, sau đó là một vài cái áo ấm. Không biết nó là con trai hay con gái nhỉ...? Có thể lúc nào chị đi siêu âm thì cho em biết nhé. Ồ không - em biết rồi- em sẽ dùng tất cả bằng màu vàng. Chị có thích len màu rêu không?"
Chủ nhiệm khóa học của tôi tỏ ra rất thông cảm. Hầu hết chương trình học của tôi theo kiểu bài tập dự án - bên cạnh những bài giảng hằng ngày thì chúng tôi phải lập các bản thiết kế, theo tiêu chuẩn nghề nghiệp, cho bốn mảnh vườn khác nhau. Rồi đến tháng Sáu sẽ có hai bài thi về nghề làm vườn để kiểm tra khả năng trồng trọt của chúng tôi, một tuần sau đó thì đứa bé sẽ chào đời. Tôi vẫn tham gia khóa học như bình thường nhưng luôn cầu nguyện để không phải sinh sớm. Tôi thầm sung sướng khi đọc những câu chuyện về trẻ sinh muộn. Và rồi, thật đáng ngạc nhiên là cuộc đời tôi đã không rơi vào giông bão như tôi từng nghĩ mà vẫn diễn ra như trước kia: ngoại trừ một điều là không có Xan, mà thay vào đó là con anh ấy - giống như là họ đổi chỗ cho nhau. Thi thoảng tôi lại cầm quyển sách mà chị Sue tặng lên và đọc lời đề tặng tiên tri của chị. Đúng là tôi đang đâm hoa kết trái rồi.
Từng ngày qua tôi cảm nhận được đứa bé lớn lên dần trong tôi. Những lần đi siêu âm tôi thích thú ngắm nhìn nó ngọ ngoậy trong nước ối, hay vẫy chào tôi với đôi tay như cánh hoa. Tôi có thể thấy hình hài của nó khi nó lật trong ổ nước ối; tôi có thể thấy những chiếc xương màu trắng và mảnh của nó, bé như xương của một con chim; và tôi có thể nhìn thấy cái xương cột sống vồng lên của nó như là một chuỗi ngọc trai.
“Mẹ yêu con," tôi thì thầm với nó mỗi đêm khi nằm trên giường, hai bàn đặt lên cái bụng tròn căng, cảm thấy nó đạp và cọ quậy bên trong. “Mẹ xin lỗi vì đã không có một người cha cho con nhưng mẹ sẽ yêu con nhiều gấp năm lần để đền bù cho việc đó."
Tôi gửi email thông báo tình hình cho Xan nhưng không có hồi âm. Thái độ của anh ta làm tôi tổn thương, nhưng đồng thời cũng có ích cho tôi bởi vì nó giúp hàn gắn vết thương lòng của mình.
Nhưng việc nhìn thấy Xan trên tivi thật khổ sở đối với tôi. Lần đầu tiên nhìn thấy anh ta trên tivi tôi đã bật khóc. Bất chợt hình ảnh của anh ta xuất hiện trên màn ảnh, trông anh ta mới lôi cuốn làm sao, anh ta đang nói về một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế hay đại loại như vậy diễn ra ở Java. Một vài ngày sau đó anh ta lại lên hình, nói về đảng phái Jemaah Islamiah và mối đe doạ của nó đối với nền dân chủ của Indonesia. Anh ta xuất hiện ngày càng nhiều - làm tôi bị cuốn theo: nhiều đến mức tôi đâm ra nghiện xem thời sự trên kênh ITV. Tôi sợ bỏ sót một chương trình nào đó của anh ta mỗi ngày.
Vào giữa tháng Tư tôi bắt đầu tham gia các buổi học về sinh sản và làm mẹ, tổ chức ở nhà thờ địa phương của vùng Brook Green.
Lần đầu tiên đến đó tôi cảm thấy khá căng thẳng, sự chán nản càng tăng khi tôi trông thấy một đôi có vẻ hạnh phúc đi cùng nhau vào căn phòng rộng thênh thang. Tôi đã chuẩn bị tâm thế bằng cách đeo cái nhẫn màu xanh ngọc to đùng của mẹ vào ngón áp út; việc này cũng giúp tôi thấy được ở bên mẹ theo cách nào đó. Tôi nghĩ nếu mẹ tôi chưa mất, bà sẽ đi cùng tôi đến các buổi học như thế này và tôi sẽ cảm thấy bớt cô đơn hơn nhiều.
Tôi dè dặt nhìn quanh đám người đang ngồi: tất cả những phụ nữ khác đều có người đàn ông đi cùng, tôi thấy lấp lánh dưới ánh đèn là những đồ trang sức bằng vàng và những cái nhẫn đính hôn của họ.
Có một cô gái tóc vàng trạc hai mươi mấy tuổi đi cùng chồng của mình. Họ nắm tay suốt như những đứa trẻ chơi thân với nhau vậy. Một người phụ nữ da ngăm đen nhìn rất hoạt bát đi cùng ông chồng đeo kính. Một người khác tuổi gần bốn mươi đang cho thấy là cô ta có thể đẻ ngay bất kỳ lúc nào. Và tiếp theo là một người đàn bà to béo với mái tóc đỏ dài, đôi mắt ốc nhồi màu xám và khuôn mặt tròn xoe như một cái đĩa. Bà ta trông rất quen mặc dù tôi chẳng biết vì sao nữa. Có lẽ tôi đã gặp đâu đó trong những cửa hàng quanh đây. Nhưng bà ta rõ ràng là người già nhất trong chúng tôi - khoảng bốn mươi lăm- với hình dáng to gần gấp đôi ông chồng, người có cặp má ửng đỏ và cười toe toét suốt ngày làm tôi liên tưởng đến một con rối nói tiếng bụng. Rồi bà tự nhiên ợ một cái và vỗ vào ngực mình. “Tại gió," bà ta mỉm cười giải thích, nghĩ rằng chúng tôi đang để ý đến bà.
Bây giờ thì tất cả chúng tôi đều đã ở đây, nói chuyện khe khẽ hoặc là uống men tiêu hóa Gaviscon để chữa chứng đầy hơi. Nghĩ rằng mình là người mẹ đơn thân duy nhất ở đây, tim tôi như thắt lại. Sau đó cô giáo, Felicity, bắt đầu phát một tập tài liệu về việc cho con bú, tập thể dục cho xương chậu và những đồ dùng cần mang theo khi đến bệnh viện, vân vân. Nhưng khi cô bắt đầu bài giảng thì một người đàn bà nữa, lớn hơn tôi một hoặc hai tuổi, bước vào lớp một mình. Tôi thở phào nhẹ nhõm.
“Xin hỏi chỗ này đã có ai ngồi chưa?" chị lịch sự hỏi tôi.
“Chưa đâu chị," tôi nói và ra hiệu. “Chào chị."
Người mới đến ăn vận toàn đồ đen, đi một đôi giày hiệu Dr. Martens và mái tóc cũng màu đen được cắt ngắn như tóc đàn ông. Khuôn mặt bình dị và dễ nhìn không có một chút trang điểm nào. Chị đeo một cái nhẫn bạc chạm trổ ở ngón tay cái bên phải nhưng bên tay trái chẳng thấy đeo thứ gì.
“Nào," cô Felicity nói, “giờ thì đông đủ rồi, chúng ta hãy giới thiệu về mình nào."
“Chúng tôi là Nicole và Tim," đôi chim bồ câu trẻ đồng thanh thốt lên và cười.
“Tôi là Tanya," người phụ nữ với dáng vẻ hoạt bát nói, “và đây là chồng tôi, Howard." Howard cười gượng gạo như thể anh ta ước mình không ở đây.
“Tôi là Katie và đây là chồng chưa cưới của tôi, anh Jake. Chúng tôi sắp sinh đôi." Một thoáng ồn ào đầy thông cảm lan khắp phòng.
Đến lượt người phụ nữ to béo với mái tóc đỏ. Chị ta chờ tiếng ồn ào lắng xuống và một nụ cười nhẫn nại nở trên môi. “Tôi chính là nhà báo Citronella Pratt." Thảo nào trong quen thế. Chị ta phụ trách một mục hàng tuần trên tờ Tin tức Chủ nhật. “Và đây là chồng tôi, anh Ian Barker-Jones," giọng chị ta ngọt xớt.
“Tôi làm ở một ngân hàng đầu tư," chồng chị ta nói.
Lời giới thiệu đầy tự phụ của đôi vợ chồng nhà Pratt-Barker-Jones làm tôi ngạc nhiên đến mức quên lượt mình. Cô giáo Felicity hắng giọng nhắc tôi và mọi con mắt đổ dồn về phía tôi.
“À, tôi tên là Anna Temple," tôi mở lời. “Tôi sẽ sinh vào ngày mười tám tháng Sáu và...ừm..." Mọi người vẫn chờ tôi giới thiệu nữa - nên tôi cứ phịa ra, và quả thật đó là một điều ngu ngốc. “Còn chồng tôi?" - tôi nuốt nước bọt đầy lo âu- “Anh Xan... đang làm việc ở nước ngoài, một phóng viên truyền hình. Ở Indonesia," tôi nói tiếp với giọng hơi cao hơn bình thường. “Thật ra thì anh ấy phải sang đó một vài tháng, vì thế nên..." tôi mân mê cái nhẫn của mình. “Tôi sẽ đến lớp một mình."
Tôi ngước lên và thấy Citronella nghẹo đầu sang một bên và nhìn tôi cười, nhưng đó là một nụ cười đểu, nụ cười khiến tôi thấy muốn ói máu.
Người đến sau cùng đứng lên và giới thiệu.
“Tên tôi là Jenny Reid," chị nói với giọng Bắc Ailen mềm mại và tự tin. “Con tôi sẽ chào đời vào ngày mười lăm tháng Sáu. Và tôi đến đây một mình vì tôi không có bạn trai - nhưng chẳng hề gì."
Tôi thấy cặp mắt của Citronella mở to với vẻ kích động; rồi sau đó chị ta nhăn mày lại đầy lo lắng.
Vào giờ nghỉ giải lao chị ta lạch bạch đi lại chỗ tôi và Jenny ngồi. “Cô thật can đảm," chị ta nói lúc vuốt ve cái cổ họng bằng những ngón tay vừa to vừa múp của mình. “Tôi chỉ muốn nói là tôi rất ngưỡng mộ cô."
“Vì lẽ gì?" Jenny cười giòn tan và hỏi.
“À." Citronella nhún vai. “Vì với một việc rất quan trọng như là sinh con mà cô lại chỉ có một mình."
“Cám ơn chị đã quan tâm," Jenny trả lời bình thản, “nhưng như tôi nói lúc nãy, tôi hoàn toàn ổn mà."
“Không, thật mà," Citronella khăng khăng. “Thành thực tôi nghĩ là cô rất đáng ngưỡng mộ - cả hai cô," chị ta nhìn tôi gật đầu rồi thêm vào. Tôi cố tìm cách đáp trả nhưng chợt thấy quá hổ thẹn để làm điều đó.
“Chị này, tôi nghĩ chị cũng can đảm đấy chứ," Jenny nói.
Citronella lập tức nhăn mũi lại. “Sao cô nói thế?" chị ta hỏi.
“À thì ở tuổi này rồi mà chị vẫn sinh em bé. Tôi nghĩ như thế là rất can đảm rồi," Jenny dịu dàng nói tiếp. “Nhưng chị biết đấy, điều đó tốt cho chị mà!"
Khi Jenny quay lại nhìn tôi, hai gò má ửng đỏ của chị đã phản lại những gì chị vừa nói, tôi thầm nhủ sẽ không bao giờ làm gì xúc phạm Jenny.
Về phần mình, Citronella trông như vừa bị vả vào mặt. Rồi chị ta tỏ ra trấn tĩnh, cười để lộ ra những chiếc răng hình vuông to với màu vàng xỉn và bỏ đi. Mặc dù tôi và Jenny chẳng ai nói gì nhưng cả hai đều biết giữa chúng tôi đã có một sự liên hệ kể từ hôm đó.
Trong suốt sáu tuần học sau đó tôi và Jenny trở thành đồng minh một cách tự nhiên. Chúng tôi làm bài tập cùng nhau và nói chuyện trong giờ nghỉ, thế nhưng cho dù Jenny luôn thân thiện, cô có vẻ rất kín đáo và không bao giờ tiết lộ điều gì về bản thân. Sau một tháng, khi tôi thổ lộ rằng chuyện giữa tôi và Xan chẳng đi đến đâu và tôi thấy chuyện đó thật nặng nề với mình, Jenny nắm tay tôi và an ủi nhưng chẳng hé nửa lời về chuyện của chị. Tất cả những điều tôi biết về Jenny là những gì chị kể trong buổi học đầu tiên - rằng chị lớn lên ở Belfast, chuyển đến Luân Đôn khi còn là một cô bé, làm giáo viên môn Lịch sử trong một trường phổ thông “rất chuối" ở bắc Luân Đôn cho đến tận năm ngoái khi chị xin nghỉ để học làm chuyên gia tư vấn.
Jenny tỏ ra hoàn toàn đơn độc khiến tôi tự hỏi liệu có phải chị ấy có thai sau một mối quan hệ ngắn ngủi và người đàn ông đã bỏ đi, giống như tôi không. Nhưng chị không có vẻ gì là thất vọng hay dễ tổn thương giống như tôi - trái lại là một sự bình thản gần giống như thách thức. Điều đó khiến cho tôi thắc mắc liệu chị ấy có cố ý làm mình có thai, với một người bạn, hay với người tình một đêm, hay thậm chí là bằng cách xin xỏ một ai đó, dù rằng ở tuổi ba mươi tư của mình Jenny vẫn còn trẻ để phải làm điều đó.
Về Citronella thì ngược lại, tôi biết mọi thứ về chị ta, cả từ những lời tuyên bố huênh hoang trong những buổi học và từ những chuyên mục chị ta phụ trách trên báo khiến tôi rất tò mò tìm đọc trên mạng.
Hơn tất thảy, điều khiến tôi quan tâm nhất là sự thô tục thể hiện trên những chuyên mục đó. Không có một chi tiết nào về cuộc sống của Citronella có vẻ quá riêng tư - thậm chí là quá ghê tởm - để chị ta không thể chia sẻ với độc giả của mình: rằng chị ta bị lộ ngực, tình dục không thoải mái và ruột gan chị ta “có thể giúp được gì đó". Tuy vậy chủ đề xuyên suốt trên các cột báo hàng tuần của Citronella lại là chuyện chị ta “may mắn" đến thế nào. Đại loại như việc chị ta đã “may mắn" có được một cô con gái mười tuổi tên là Sienna, đứa trẻ cũng rất “may mắn" là “cực kỳ thông minh, xinh đẹp và nổi tiếng" và tỏ ra rất phấn khích khi biết mình sắp có một đứa em chào đời. Tôi biết rằng cuộc hôn nhân đầu tiên của chị ta với một người sản xuất tã lót đã kết thúc đáng buồn tám năm trước nhưng chị ta vẫn “đủ may mắn" để gặp được Ian, chủ nhà băng, không lâu sau đó, người đã làm cho chị ta thấy “hạnh phúc hơn nhiều", Citronella nói đầy mãn nguyện.
Áp dụng các biện pháp giúp thụ thai là một chủ đề ưa thích khác. “Anh Ian và tôi sẽ chẳng bao giờ chọn cách thụ tinh trong ống nghiệm," Citronella viết trên báo hồi đầu tháng Năm. “Cả hai chúng tôi nghĩ rằng sinh nở là một việc quá thiêng liêng để có thể được thực hiện trong một cái lọ mứt, việc đó hoàn toàn không đúng đắn! Và tất nhiên là cả nguy cơ có thể bị ung thư nữa..." Tôi hy vọng đôi vợ chồng Katie và Jake không đọc những dòng này - họ từng sung sướng thừa nhận rằng đã nhờ đến sự giúp đỡ kỹ thuật để mang thai cặp sinh đôi hiện nay. “Tất nhiên là tôi biết không có bằng chứng cụ thể về khả năng đó," Citronella viết tiếp, “nhưng chẳng ai phủ nhận rằng những sự can thiệp về hóc môn như thế chắc chắn phải có tác hại không thể khắc phục được. Rất may là tôi lại có thai một cách tự nhiên, mặc dù phải công nhận là tôi không dám mơ mình có thể sinh thêm đứa nữa. Tôi cảm thấy thương những người bạn là phụ nữ độc thân của mình khi tôi vẫn có thể mang thai ở tuổi bốn mươi bốn. Tất cả họ đều trạc tuổi tôi và chắc phải ý thức được rằng họ khó có thể kết hôn và có con ở độ tuổi này, cho nên phải dũng cảm đương đầu với viễn cảnh cô đơn lúc về già."
Với những phát biểu như vậy thật khó tin là Citronella lại có thể có được một người bạn, bất kể là độc thân hay không. Tuần kế đó, cột báo của chị ta chạy tít NUÔI CON MỘT MÌNH CÓ THỰC SỰ TỐT KHÔNG? chủ đề lần này là những bà mẹ đơn thân.
Thật sáo rỗng, tôi nghĩ như vậy khi nhìn lướt qua; rồi tôi nhảy vào nồi nước sôi khi đọc câu tiếp theo của bài báo. Có không ít hơn hai bà mẹ đơn thân trong lớp học dạy làm mẹ của tôi, chị ta viết. Tôi phải nói rằng không có ai ngưỡng mộ họ bằng tôi - Citronella thích khoác lên sự thương hại kinh khủng của mình một cái áo độ lượng. Thế nhưng một người có thể thắc mắc - chưa kể sự dèm pha của dư luận- rằng những đứa trẻ sẽ lớn lên như thế nào khi không có bàn tay yêu thương và tin cậy của một người cha dẫn dắt chúng...
“Chị có đọc những gì chị ta viết không?" tôi thì thầm với Jenny khi đang ngồi chờ trong lớp học. Chúng tôi đến sớm nhất lớp và cả phòng trống trơn ngoài chúng tôi.
Jenny nhướng mày lên. “Có. Chị ta không biết cách viết đúng phải là “ít nhất" thay vì “không ít hơn" nhỉ? Một người đàn bà chẳng biết gì.
“Nhưng mà những nhận xét của chị ta về các bà mẹ đơn thân..." tôi tợp một ngụm nước súc miệng Pepsodent. “Như thể chúng ta là những người thấp kém nhất trong những người thấp kém."
“Chà..." Jenny nhún vai một cách hiểu biết. “Ít ra thì chị ta cũng không nêu tên chúng mình."
“Không nêu - nhưng mà những gì chị ta viết - về những đứa trẻ. Sự dèm pha của dư luận là cái gì?Sao chị ta dám nhỉ? Chị ta thật độc ác." Giọng của tôi hậm hực.
“Độc ác?" Trông Jenny có vẻ ngạc nhiên gần như là phản bác. “Ồ không, Citronella không độc ác," chị nói với giọng áp đặt khiến tôi giật mình cho đến khi chợt nhớ ra là Jenny lớn lên ở Belfast, nơi người ta coi tiếng súng bắn nhau và những vụ nổ là chuyện bình thường. “Nhưng chắc chắn cô có thể sắp xếp lại từ ngữ và nói rằng chị ta là một người đê tiện. Đừng để chị ta khiến cô bận tâm, Anna," Jenny bình thản nói tiếp. “Cô sắp có con. Đó là điều quan trọng nhất. Cuộc sống của cô rồi sẽ ngập tràn tình yêu khôn tả..." Giọng điệu đầy tha thiết và cứu rỗi của Jenny khiến tôi xao động. “Và ít nhất là sau buổi tối hôm nay, chúng ta sẽ không phải gặp Citronella nữa."
Những gì Jenny nói đem lại cho tôi một cảm giác tự do nhưng đồng thời một nỗi buồn man mác khi những buổi học của chúng tôi sắp kết thúc.
“Chị sẽ giữ liên lạc chứ chị Jenny?" Tôi hỏi khi mọi người đã ra về hết. “Em muốn... làm bạn với chị."
Một chút bối rối hiện ra trên mặt Jenny. “Nhưng chúng ta đã là bạn rồi mà," chị ấy nói và bỗng dưng một niềm hạnh phúc khó tả dâng trào trong tôi. Chị cầm cái túi lên. “Tôi sẽ sinh trước - nên tôi sẽ thông báo cho cô."
“Em sẽ đến thăm chị," tôi đề nghị.
“OK- cô nhớ đến thăm tôi nhé - chúng tôi chứ," Jenny cười và bất ngờ hơn, ôm hôn tôi. “Chúc cô thi may mắn nhé."
“Cám ơn chị," tôi cười nhăn nhó.
Hóa ra những bài thi của tôi trót lọt hết - tôi thậm chí còn cố gắng hứng thú với mỗi phần thi, mặc dù mỗi lần thấy đau, tôi lại phát hoảng vì sợ rằng sắp vỡ nước ối - và con tôi sẽ chào đời trong vòng chưa đầy mười ngày nữa.
Tôi quyết định không tìm một người đi cùng lúc sinh con mặc dù tôi không có Nửa Kia của mình. Tôi chẳng muốn ai nhìn thấy mình trong lúc sinh cả. Bắt một ông chồng phải nhìn thấy mình ngồi xổm trên giường và kêu rống lên như một con bò là quá đủ rồi, nói gì đến việc làm phiền một người bạn nữa. Tôi cảm thấy sung sướng chỉ với một hai bà mụ - tôi quen khá nhiều người trong thời gian trước khi sinh - và một ít nhạc Mozart. Gói gém đồ dùng trước khi vào viện, tôi tự bảo mình thư giãn và phó mặc số phận cho Mẹ Tự nhiên. Thế nhưng hóa ra Mẹ Tự nhiên cũng hoàn toàn kiệt sức.
Vào buổi sáng Chủ nhật sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, tôi thức dậy với một cơn đau đầu kinh khủng và có cảm giác như có tiếng vo ve kỳ lạ ở phần trên cơ thể mình, như thể có một đàn ong đang bay loạn xạ trong ngực tôi vậy. Tôi cố đợi cho cảm giác đó lắng xuống nhưng không được. Lê bước vào phòng tắm, tôi cảm thấy mệt lả. Biết có chuyện chẳng lành tôi gọi một chiếc taxi vào bệnh viện. Các cô hộ sinh nói rằng huyết áp của tôi quá cao.
“Cao bao nhiêu?" tôi hỏi người y tá khi ngồi trong phòng hồi sức. “Có cao như ngọn đồi Primrose hay đỉnh Everest không?" Tôi cảm thấy chóng mặt, khó thở và đầu đau buốt.
“140 trên 100. Và những ghi chú của cô cho thấy nó khá ổn định ở mức 110 trên 70 trong suốt thời gian mang thai," cô y tá trả lời.
“Thế có nghĩa là gì?"
“Có vẻ là chứng tiền sản giật. Chân và tay của cô bình thường có phù như thế này không?"
“Không." Có vẻ như ai đó đã thổi căng chúng lên bằng một cái bơm xe đạp. Tôi co rúm người lại khi cô y tá thọc một cái ống tiêm nhỏ vào mu bàn tay phải của mình.
“Chúng tôi có thể làm hạ huyết áp của cô bằng loại thuốc liều cao này," cô ta nói tiếp khi treo cái bịch thuốc lên. “Vì vậy đừng lo lắng gì cả."
“Nếu nó không giảm thì sao?" một lúc sau tôi hỏi.
“Thì hôm nay chúng ta phải lấy đứa bé ra."
Tôi bỗng thấy sợ. “Mổ đẻ à?" Tôi ghét bị mổ.
“Đúng thế," cô y tá đáp. “Như thế mới nhanh được. Thế chồng hay bạn trai cô đâu? " vừa hỏi cô y tá vừa quấn một cái băng điện tử quanh bụng tôi để đo nhịp tim của thai nhi.
“Tôi chẳng có ai." Nước mắt tôi tuôn trào. “Anh ta không muốn tôi sinh đứa bé. Giờ thì anh ta đang ở Indonesia rồi."
“Thế à..." sự thương hại thoáng qua trên mặt cô y tá. “Không sao, đừng buồn nhé," cô ta nói và xoa tay tôi. “Thôi đừng buồn nhé." Tấm thẻ trên ngực ghi “Amity" - một cái tên có vẻ hợp với cô y tá. “Nghe này, cô sẽ không sao đâu, cả đứa bé cũng vậy." Cô ta vặn cái nút để tôi có thể nghe thấy tiếng tim của thai nhi đập đều đều. “Nhưng cô nên gọi cho một ai đó - trong trường hợp có chuyện gì xảy ra. Gia đình cô thì sao?" cô ta hỏi thêm.
“Chẳng có hy vọng gì," tôi lắc đầu. Cassie đang đi nghỉ cuối tuần ở một spa tận bên Áo và tôi không muốn ba tôi lo lắng trước khi mọi việc ổn thỏa.
“Có phải đầu cô vẫn đau không?"
“Đau dữ dội."
Sau đó bác sĩ phụ sản trong ca trực đến, tự giới thiệu, kiểm tra các phản xạ và huyết áp của tôi rồi bỏ đi. Mười lăm phút sau cô ta quay lại, kiểm tra chúng lần nữa, lần này nét mặt tăm tối hơn.
“Giờ sao rồi ạ?" tôi hỏi người bác sĩ khi cái băng tay đo huyết áp xì hết hơi.
“Không tốt lắm. 150 trên 110." Cô ta đáp và đưa tay ra. “Cô nhìn có rõ không, Anna?"
“Tôi không rõ lắm." Tôi đã khóc suốt và mắt mờ đi. “Nhưng đầu tôi..." tôi thổn thức. “Đầu tôi đau như búa bổ."
“Được rồi, cô sẽ cảm thấy khá hơn, nhanh thôi."
“Bằng cách nào? Cô sẽ chặt phứt đầu tôi đi à?"
“Không đâu." Cô ta cười dịu dàng và kéo một chiếc ghế đến cạnh tôi. “Chúng tôi sẽ lấy đứa bé ra."
Tôi bỗng thấy lo sợ. “Lúc nào?"
“Tôi có thể nói bây giờ là tốt nhất."
“Vậy à, tôi biết rồi." Tôi thều thào.
“Cô bị chứng tiền sản giật," người bác sĩ giải thích. Tôi càng hoảng hốt hơn. “Và cách tốt nhất để tránh hậu quả là mổ đẻ. Nhưng trước hết cô phải mặc cái áo choàng này vào và nằm xuống cái bàn với những chiếc đèn xanh ở trong phòng mổ kia, được chứ?"
Tôi gật đầu chán nản. Tôi chưa từng cảm thấy cô đơn như bây giờ. Amity bắt đầu giúp tôi cởi quần áo và sắp cởi chiếc sơ mi thì tôi nghe chuông điện thoại kêu. Cô ta đưa cái túi cho tôi và tôi khó nhọc lôi cái điện thoại ra.
“Anna, chào em! Chị gọi hỏi xem các bài thi của em thế nào."
“Ồ, ổn cả, cám ơn chị, chị Sue, em cho là thế. Thật lòng thì em không thể nhớ rõ... Cái gì cũng mờ mờ, em..." giọng tôi như rơi vào không trung.
“Anna - em không sao đấy chứ?"
“Không hẳn thế. Thực ra thì em... sắp sinh." Tôi giải thích những gì xảy ra.
“Có ai ở bên cạnh em không?"
“Không chị ạ, em ở một mình." Tôi cảm thấy cổ họng đắng ngắt.
“Em có muốn chị đến không? Chị đã sinh hai lần rồi - vả lại chị cũng thấy có một phần trách nhiệm về việc em có thai - ít nhất đó là điều chị có thể làm."
Tôi nhìn đồng hồ. Đã hơn bốn giờ mười lăm. “Vâng, thế thì tốt quá..." tôi trả lời. “Có một người bạn ở bên em - nhưng chắc chị không đến kịp được."
Tôi nghe tiếng bước chân của chị Sue chạy trên nền gạch. “Chị không ở nhà. Chị đang ở phòng tranh Tate Britain..." tiếng chị thở hổn hển. “Với em gái chị. Nhưng chị sẽ đến...bệnh viện... ngay bây giờ. Có phải viện Chelsea và Westminster không? Chị sẽ bắt taxi. Chị sẽ gọi lại cho em, Lisa," tôi nghe thấy tiếng chị nói ở đầu kia. “Anna sắp sinh cháu." Rồi tôi nghe thấy tiếng chị Sue chạy xuống bậc cầu thang. “Em đang ở... khoa nào vậy?" tiếng chị hét lên trên nền tiếng ồn ào của xe cộ ở đường Embankment. “Taxi! Cho chị hai mươi phút, tối đa. Chị sẽ đến đó."
Tôi phải lấy tay che mắt trước ánh sáng chói chang của những chiếc đèn khi được đưa vào trong phòng mổ trên cái xe lăn. Khi tôi ngồi lên chiếc bàn mổ, bác sĩ gây mê giải thích rằng sẽ dùng gây mê ngoài màng cứng nên tôi phải ngồi im không nhúc nhích. Khi đang theo dõi anh ta rút thuốc tê vào cái xi ranh, tôi chợt nghe tiếng chị Sue.
“Chị đây rồi, Anna!" tôi nghe tiếng Sue gọi. “Chị đang thay đồ nhưng chị sẽ ở bên em sau chỉ hai giây nữa thôi, được chưa?" Rồi cánh cửa mở ra và chị Sue xuất hiện trong cái áo choàng và đội chiếc mũ màu xanh cùng đôi ủng màu trắng. Chị vuốt vai tôi. “Em sẽ ổn cả thôi. Đây là ngày hạnh phúc nhất của đời em rồi..."
Tôi gật đầu với chị, rồi một giọt nước mắt dài rơi xuống đùi tôi, để lại một vệt xanh mờ như sắp chuyển sang màu đen. Bên cạnh, bác sĩ phụ sản trong bộ đồ mổ và chiếc khẩu trang đang thảo luận với các y tá khi họ chuẩn bị dụng cụ.
Chị Sue nắm tay tôi khi cái kim tiêm thuốc tê chọc vào bên dưới lưng tôi.
“Cô không được cử động nhé," bác sĩ gây tê nói khẽ. Tôi tập trung chú ý vào cái đồng hồ treo trên tường, theo dõi chiếc kim giây nhích đúng mười lăm lần. “Tốt rồi," tiếng người bác sĩ vang lên.
“Giờ thì xem thuốc đã ngấm chưa nào." Anh ta nói sau khoảng năm phút. “Cô có thấy lạnh không?" Tôi thấy anh ta phun một thứ gì đó lên cẳng chân của mình.
“Không, tôi không cảm thấy gì." Tôi đáp.
“Thế còn bây giờ?" Anh ta phun tiếp lên đùi tôi.
“Cũng không."
“Chỗ này nữa?" anh ta tiếp tục phun lên cổ tôi.
“Hoàn toàn chẳng thấy gì."
“Thế thì bắt đầu được rồi. Cô nằm lên nhé."
Một người y tá nâng đôi chân tôi đặt lên giường và một tấm vải xanh được kéo ra một nửa che kín phần dưới của tôi. Chị Sue ngồi ngay phía trên đầu tôi khi dao mổ được đưa vào. Chị nắm tay tôi và kể về cuộc triển lãm mà chị vừa đi xem, như thể chúng tôi đang ngồi uống cà phê chứ không phải chị đang nhìn tôi bị banh da xẻ thịt.
“Những bức tranh màu nước tuyệt đẹp," chị kể. “Tranh tĩnh vật và phong cảnh... và nhiều tranh hoa lá đẹp không kém..." Vừa kể chị vừa lo lắng nhìn vào mặt sau của cái màn hình. “Chắc em sẽ thích lắm, Anna à."
“Mọi việc đều rất tốt," bác sĩ mổ nói. “Giờ cô sẽ thấy hơi khó chịu một chút..."
Tôi bỗng có cảm giác rất lạ khi cô ta lục lọi bên trong người tôi như kiểu đang rửa bát đĩa. “Một chút nữa..." Tôi có cảm giác như một phần cơ thể đang bị lôi tuột ra khỏi người mình. Tôi ngước lên nhìn cái màn hình đang được hạ xuống và thấy đôi tay đeo găng của bác sĩ nâng lên... một sinh vật sống, phần thân thể của nó có màu của lá gan, phần đầu có màu xanh trắng, hai tay buông thõng xuống, những ngón tay bé tẹo xòe ra còn đôi mắt mơ màng liếc nhìn mấy cái đèn.
“Con của em đấy," chị Sue nói đầy háo hức.
“Đây, nó đây." Tôi nghe thấy tiếng bác sĩ nói.
“Là con gái...?" tôi cảm thấy như không còn đau đớn gì nữa.
“Một cô bé xinh tuyệt vời," Sue nói. “Nó rất đáng yêu, Anna ạ." Rồi chị siết chặt tay tôi.
Những giọt nước mắt lăn dài trên má tôi. Đứa bé mở miệng và khóc ré lên; rồi nó được đưa sang một bên và lau rửa, cân và đặt nhẹ nhàng vào trong một cái lồng ấp.
Tôi liếc nhìn đồng hồ. Đã sáu giờ năm rồi. Ngày bao nhiêu nhỉ? Tất nhiên là ngày mùng Tám tháng Sáu rồi.
“Tôi có cảm giác kỳ lạ là số tôi hôm nay được gặp anh."
Hôm đó chính là tròn một năm ngày mẹ tôi qua đời.
Tôi thông báo tên cho người lễ tân ngồi ở tầng một rồi bấm nút gọi thang máy. Nó xuống ngay làm tôi thấy thất vọng. Bên trong thang máy nồng nặc mùi thuốc lá mốc và mùi nước hoa rẻ tiền khiến tôi buồn nôn, cảm giác mỗi ngày một tăng trong những ngày này. Thang máy đưa tôi dừng lại ở tầng năm sau một cú xóc kinh người.
Phòng đợi rộng phảng phất mùi thuốc sát trùng xen lẫn mùi của những chiếc ghế nhựa còn mới khi tôi bước vào. Phải có đến gần tám chục chỗ ngồi - quá nửa trong số đó là phụ nữ, một số trông rất trẻ, một số thì già như những bà ngoại. Có lẽ họ là bà ngoại thật, tôi nghĩ thầm. Một người vừa có cháu ngoại vừa mang bầu không có gì là lạ - thậm chí có thể là cụ ngoại nếu họ lập gia đình đủ sớm. Hai người đứng bên trái tôi, một tầm hai mấy, người còn lại ba mấy, đang nói chuyện khe khẽ. Tôi nghe được nhiều đoạn đối thoại của họ khi xếp hàng chờ trước bàn tiếp đón.
Ồ, cô sẽ không sao đâu... chỉ hai giờ thôi... đừng khóc... anh ta bỏ rơi cô trong lúc hoạn nạn này à...? Đừng buồn nữa... tôi thậm chí còn chưa nói với chồng tôi... chà, anh ấy sẽ giết tôi nếu anh ấy mà biết... không, không đau đến thế đâu... đừng khóc.
“Họ tên?" người y tá hỏi.
“Anna Temple," tôi thì thầm. Tôi chợt thấy xấu hổ.
“Cô sẽ thanh toán thế nào đây? Chúng tôi chấp nhận Mastercard, Visa, Maestro, American Express, séc với thẻ đảm bảo còn giá trị - hoặc tiền mặt," cô y tá nói thêm với giọng nhẹ nhàng.
Tôi đưa tấm thẻ tín dụng của mình.
“Tất cả là năm trăm hai mươi lăm bảng," cô ta nói khi đút cái thẻ vào máy. “Đã bao gồm 1,5 phần trăm phí dịch vụ." Có vẻ như đó là một món tiền khá lớn. Tôi tự hỏi liệu cô ấy có bảo mua hai tặng một, giống như ở chỗ quầy thuốc, hay là một phiếu giảm giá để dùng lần sau không. Cô ta đưa cho tôi một tấm phiếu. “Làm ơn điền vào mẫu này."
Tôi bước sang một bên, điền vào cái phiếu rồi đưa nó lại cho cô y tá, lấy từ tay cô ta một cái cốc nhỏ để đựng nước tiểu và được bảo là đợi trong vòng một giờ.
Khi bước vào nhà vệ sinh nữ, tôi soát lại trong đầu mình, có lẽ là lần thứ mấy triệu trong bảy ngày qua, Tám Lý Do Chính Đáng để vứt bỏ cái thai.
Tim tôi tan vỡ vì Xan. Nếu tôi sinh đứa bé này ra, tôi sẽ chẳng bao giờ có thể đoạn tuyệt với anh ta được.
Có con với Xan khi mà anh ta không muốn là ngu ngốc.
Tôi không muốn một đứa con chào đời mà không có cha.
Nó sẽ làm cho mọi việc khó khăn hơn khi tôi muốn tìm kiếm một người khác.
Có con bây giờ công việc mới của tôi sẽ đổ bể hết.
Tôi sẽ chẳng kiếm được đồng nào trong một thời gian rất dài.
Tôi sẽ vướng vào những lo toan của riêng mình và không thể giúp ba tôi trong khi ông cần tôi.
Làm một bà mẹ đơn thân sẽ cô đơn và vất vả.
Tôi trong thấy một cô gái bước ra từ một buồng vệ sinh khi đang rửa tay. Cô gái trạc mười bốn. Mẹ cô, khoảng bằng tuổi tôi, đang đứng dựa vào cái bồn, hai tay chống nạnh, sự đau đớn hiện rõ trên khuôn mặt. Khi cầm cái cốc đi theo họ quay ra chỗ đợi, tôi ước có ai đó đi cùng mình - nhưng mà ai đây? Rõ ràng không phải là Xan rồi, thậm chí ngay cả khi anh ta đang không ở trên một chiếc máy bay, bay qua năm múi giờ để sang phía bên kia trái đất. Không phải là Cassie. Nó sẽ chẳng thể an ủi tôi được. Tôi có cần mẹ không? Không. Chỉ tại vì bà cũng từng ở đây một mình và bà đã giải quyết mọi chuyện ổn thỏa. Chợt tôi thèm có bà ngoại - người luôn dịu dàng và thực tế - nhưng bà đã mất năm 2001 rồi.
Khi quay lại ghế ngồi cạnh một chiếc tivi treo trên tường - nó đang phát chương trình Buổi sáng: có mấy người đang nấu món ăn với đậu lăng đỏ trông chán ngắt - tôi chợt nhớ lời chỉ dẫn của bác sĩ riêng. Đến giờ thì đã quá muộn để có thể dùng thuốc; vì vậy phải dùng đến biện pháp phẫu thuật sớm nhất có thể.
“Chỉ mất năm phút thôi," bác sĩ trấn an tôi. “Và thời gian phục hồi tương đối ngắn - chỉ một vài giờ. Giờ thì cô đã chắc chắn chưa?" bà hỏi khi ký vào cái đơn trong đó ghi là tinh thần của tôi có thể bị tổn hại nếu như tôi tiếp tục giữ cái thai.
“Vâng, tôi chắc chắn rồi," tôi nói dối...
Tôi đã đau khổ vì Xan, tôi lẩm bẩm với mình như nhắc lại câu thần chú. Nếu có con với anh ta, tôi sẽ không bao giờ có thể quên hẳn anh ta được. Có con với Xan khi anh ta không muốn thật ngu ngốc. Tôi không muốn một đứa trẻ chào đời mà không có cha...
Lý do thứ tư của tôi là gì nhỉ? Tôi không thể nhớ được. Là gì nhỉ?
“Cô Anna Temple!" nghe gọi tôi liền đứng lên. “Cô đi xuống cầu thang sang nhà sát đây," cô y tá nói, “nhưng trước hết hãy vào phòng thay đồ, cởi hết đồ ra, cho tất cả vật dụng cá nhân vào một cái tủ, khóa lại, mặc cái áo giấy vào và ngồi đợi." Tôi làm những gì được bảo. Túm chặt phía sau của cái áo giấy đang bay phấp phới đầy hớ hênh, tôi ngồi xuống ghế chờ cùng hai người phụ nữ khác. Tôi bỗng thấy ngượng vì đôi chân của mình. Những vệt sơn móng chân của tôi bị bong gần hết còn da ở hai gót chân thì xù xì. Nhưng cái cảm giác tiếc rẻ đôi chân khi đang chuẩn bị phá thai khiến tôi còn cảm thấy mệt hơn thực tế.
Tôi nhặt một tờ rơi nói về cách tránh thai để không phải bắt gặp ánh mắt của hai người phụ nữ đang ngồi đợi cùng mình.
“Cô Anna Temple?" một giọng phụ nữ khác vang lên, tôi tưởng như đã một tuần trôi qua nhưng thực ra chỉ mới hai mươi phút.
Tôi đi theo người bác sĩ dọc hành lang lộng gió để vào một cái phòng nhỏ.
“Được rồi," bác sĩ nói và xem xét cái phiếu của tôi. “Chúng ta sẽ kiểm tra một số thứ trước khi bắt đầu công việc."
“Bà có thể giải thích một chút được không?"
“À, chẳng có gì phức tạp cả," bà trả lời nhẹ nhàng. Tôi trông thấy một cái panh trên cái khay kim loại được đặt trên một cái xe đẩy bên cạnh bà ta cùng với ít xi ranh còn nguyên trong vỏ. “Cô sẽ được tiêm thuốc tê ngay ở chỗ cổ tử cung, sau khi thuốc tê có tác dụng, cổ tử cung sẽ giãn ra, đút một cái ống nhựa vào tử cung, và cái bào thai..."
“Bào thai?"
“Đúng rồi. Cái bào thai sẽ được hút ra khỏi tử cung."
“Cái bào thai sẽ được hút ra khỏi tử cung," tôi nhắc lại.
Đầu óc tôi quay cuồng. Tôi nhắm mắt lại. Tôi có thai mười tuần rồi. Cái “bào thai" chỉ dài hơn hai mươi milimét. Nó có một trái tim đã đập năm tuần rồi - một trái tim vừa bỗng nhiên biết đập. Nó có những đốt ngắn - chúng sẽ dài ra thành ngón tay và ngón chân bé xíu - cả những cái móng nhỏ nữa. Nó có khuôn mặt của một con người, với hai lỗ mũi và mí mắt, thậm chí nó sắp mọc cả răng...
Bà bác sĩ bắt đầu xé mấy cái túi đựng xi ranh. “Cô có thể nằm lên giường không..."
Tôi bật dậy. “Tôi phải đi đây."
Bà ta nhìn tôi. “Cô phải đi à?"
“À, có một cái nhà vệ sinh ở phía sau, gần cửa thoát hiểm."
“Không," tôi thều thào. “Ý tôi không phải vậy. Tôi muốn rời khỏi đây. Tôi không thể làm điều này. Tôi không biết sao mình lại nghĩ là mình có thể. Tôi... không nên làm điều này - ít nhất, là vì mình. Bạn trai tôi - giờ là bạn trai cũ rồi - không muốn tôi giữ cái thai. Và khi tôi bảo với anh ta rằng tôi có thai, anh ấy rất buồn và nói rằng một đứa trẻ phải được sinh ra trong một gia đình đàng hoàng với cả cha lẫn mẹ để yêu thương nó, và có thể anh ấy đúng. Nhưng khi tôi ở đây, tôi nhận ra rằng có một điều còn quan trọng hơn, đó là đứa trẻ có quyền được sinh ra."
Bà bác sĩ nhìn tôi. “Vậy là cô thay đổi quyết định?"
“Vâng, tôi xin lỗi," tôi nói và nghĩ rằng bà ấy sẽ thất vọng.
“Điều đó cũng tốt." Bà thở dài. “Cô không phải là người đầu tiên." Bà gạch tên tôi khỏi danh sách và bảo tôi ký vào một tờ giấy. “Chúc cô may mắn," bà nói khi tôi rời đi.
Tôi lấy quần áo từ ngăn tủ và mặc vào, đi qua quầy lễ tân mà không bảo với người y tá đang trực là tôi đi, không hỏi - thậm chí là không quan tâm - đến việc tôi có được trả lại tiền không.
Tôi không đợi thang máy mà chạy như bay xuống năm tầng cầu thang bộ và đứng lại bên ngoài toà nhà một lát, hít một hơi thở thật sâu, cảm thấy nhịp tim đang chậm dần. Rồi tôi đi thẳng vào hiệu sách bên cạnh, tìm đến chỗ bán sách dạy nuôi con, rút ra một quyển Những điều cần biết khi mang thai và mang đến quầy thanh toán.
“Tôi sắp có con," tôi nói.
***
Đêm đó tôi gửi cho Xan một email dài, giải thích quyết định của mình. Anh chỉ trả lời bằng đúng một câu: Anh sẽ không bao giờ tha thứ cho em vì điều đó.
Tôi trả lời lại: Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho mình nếu như không làm thế.
Buổi sáng hôm sau tôi lái xe về thăm ba tôi.
“Này con..." ông nói sau một hồi im lặng, khi chúng tôi đang ngồi ở cái bàn trong bếp. “Đó là một... bất ngờ, Anna à. Ba phải nói thế." Ông lắc đầu thất vọng như là tôi vừa mang về một quyển học bạ toàn điểm xấu.
“Con hy vọng ba không phản đối," tôi phá vỡ bầu không khí im lặng buồn bã. “Con không nghĩ là ba sẽ phản đối, bởi vì thứ nhất là thời buổi bây giờ rất nhiều phụ nữ ở vào hoàn cảnh như con và thứ hai nữa ba mẹ trước kia cũng vậy,’ tôi nói tiếp.
Tôi thấy một chút giật mình thoáng qua trên mặt ba tôi, nhưng rõ là ba mẹ tôi luôn lấp liếm về đám cưới vội vàng của họ, khi mà sự thật mẹ tôi đã có thai anh Mark hai tháng trước khi họ lấy nhau.
“Con xin lỗi ba," tôi nói. “Con không có ý làm ba khó xử." Và rồi trong im lặng tôi tự hỏi liệu ba mẹ tôi có cãi nhau to không về việc có thai ngoài ý muốn, hay ba tôi chấp nhận chuyện đó và làm những gì ông cho là đúng.
“Con xin lỗi," tôi lặp lại. “Chỉ vì con... rất buồn."
“Không sao đâu," ba tôi lẩm bẩm.
“Con biết rằng con hoàn toàn giống mẹ ba mươi lăm năm về trước. Nhưng mẹ may mắn hơn vì có ba. Và ba đã không bỏ rơi mẹ, hay mắng mỏ mẹ như Xan đã làm với con. Ba chỉ chấp nhận nó, và sống hạnh phúc với mẹ" - họng tôi đau rát - “trong suốt bốn mươi năm trước khi cái chết chia lìa hai người. Mặc dù nghe có vẻ lạ lùng khi ghen tỵ với chính ba mẹ ruột của mình nhưng con thấy ghen tỵ với ba mẹ." Tôi chảy nước mắt. “Bởi vì con biết ba mẹ có niềm hạnh phúc mà con không thể có được."
Những gì con cần là một thân cây lâu năm dạn dầy sương gió.
“Con sẽ nuôi dạy đứa trẻ này một mình. Đó không phải là điều mà con đã từng hy vọng." Tôi cảm thấy dòng lệ chảy dài trên má. “Con sẽ rất cô đơn và vất vả."
“Đúng thế," ba tôi nói, đưa tôi chiếc khăn mùi soa của ông. “Nhưng cũng sẽ vui - bởi vì có trẻ con là niềm vui mà, và khi chúng lớn lên nữa, ba tin rằng con sẽ phải chấp nhận nó thôi." Ông nhìn ra cửa sổ.
“Thế ba nghĩ gì vậy?" tôi hỏi nhỏ.
“Ba đang nghĩ là có thể đứa bé này được sinh ra vì mẹ con mất."
Tôi cảm thấy dựng tóc gáy.
“Tôi có cảm giác kỳ lạ là số tôi hôm nay được gặp anh."
“Vâng," tôi lẩm bẩm. “Có thể như vậy..."
Ba tôi nắm lấy tay tôi. “Con sẽ không cô độc, Anna à. Ba sẽ giúp con, con yêu. Em Cassie cũng vậy."
Tôi không cho rằng Cassie sẽ giúp được gì, dù là điều nhỏ nhặt nhất. Nhưng ít ra nó cũng vui khi nghe tin. “Em rất mừng," nó nói khi tôi gọi điện đêm ấy và bảo nó sắp lên chức dì. “Thế thì tốt quá, chị Anna. Chúc mừng chị!"
“À, cám ơn em," tôi nói, thực sự xúc động vì tình cảm của Cassie. “Nhưng chị nói lại là chị không ở cùng cha đứa bé - anh Xan. Anh ấy đã sang Indonesia. Anh ta không muốn biết về đứa bé. Anh ta không muốn chị có nó. Anh ta hoàn toàn bỏ rơi chị và chị rất buồn."
“Vâng, em hiểu mà," Cassie nói với giọng thản nhiên. “Em hiểu tất cả những gì chị vừa nói."
“Vậy sao em có vẻ sung sướng thế?"
“Tại vì em nghĩ thật là tuyệt vời nếu chị làm một bà mẹ đơn thân. Rất hợp với chị. Từ trước đến nay chị lúc nào cũng quá... em không biết nữa... chu toàn về mọi thứ - luôn sắp đặt trước mọi việc - và giờ đây thì chị lại lâm vào hoàn cảnh trái ngược."
“À, chị vui vì em ủng hộ chị," tôi đáp với giọng hoạt bát. “Cứ cho chị biết nếu em muốn chị nghiện ma túy hay là phạm tội, em nhé?"
“Em sẽ bắt tay vào đan áo cho đứa bé từ nhóm Đan lát của em," Cassie nói tiếp mà không để ý đến tôi. “Trước hết là giày len, sau đó là một vài cái áo ấm. Không biết nó là con trai hay con gái nhỉ...? Có thể lúc nào chị đi siêu âm thì cho em biết nhé. Ồ không - em biết rồi- em sẽ dùng tất cả bằng màu vàng. Chị có thích len màu rêu không?"
Chủ nhiệm khóa học của tôi tỏ ra rất thông cảm. Hầu hết chương trình học của tôi theo kiểu bài tập dự án - bên cạnh những bài giảng hằng ngày thì chúng tôi phải lập các bản thiết kế, theo tiêu chuẩn nghề nghiệp, cho bốn mảnh vườn khác nhau. Rồi đến tháng Sáu sẽ có hai bài thi về nghề làm vườn để kiểm tra khả năng trồng trọt của chúng tôi, một tuần sau đó thì đứa bé sẽ chào đời. Tôi vẫn tham gia khóa học như bình thường nhưng luôn cầu nguyện để không phải sinh sớm. Tôi thầm sung sướng khi đọc những câu chuyện về trẻ sinh muộn. Và rồi, thật đáng ngạc nhiên là cuộc đời tôi đã không rơi vào giông bão như tôi từng nghĩ mà vẫn diễn ra như trước kia: ngoại trừ một điều là không có Xan, mà thay vào đó là con anh ấy - giống như là họ đổi chỗ cho nhau. Thi thoảng tôi lại cầm quyển sách mà chị Sue tặng lên và đọc lời đề tặng tiên tri của chị. Đúng là tôi đang đâm hoa kết trái rồi.
Từng ngày qua tôi cảm nhận được đứa bé lớn lên dần trong tôi. Những lần đi siêu âm tôi thích thú ngắm nhìn nó ngọ ngoậy trong nước ối, hay vẫy chào tôi với đôi tay như cánh hoa. Tôi có thể thấy hình hài của nó khi nó lật trong ổ nước ối; tôi có thể thấy những chiếc xương màu trắng và mảnh của nó, bé như xương của một con chim; và tôi có thể nhìn thấy cái xương cột sống vồng lên của nó như là một chuỗi ngọc trai.
“Mẹ yêu con," tôi thì thầm với nó mỗi đêm khi nằm trên giường, hai bàn đặt lên cái bụng tròn căng, cảm thấy nó đạp và cọ quậy bên trong. “Mẹ xin lỗi vì đã không có một người cha cho con nhưng mẹ sẽ yêu con nhiều gấp năm lần để đền bù cho việc đó."
Tôi gửi email thông báo tình hình cho Xan nhưng không có hồi âm. Thái độ của anh ta làm tôi tổn thương, nhưng đồng thời cũng có ích cho tôi bởi vì nó giúp hàn gắn vết thương lòng của mình.
Nhưng việc nhìn thấy Xan trên tivi thật khổ sở đối với tôi. Lần đầu tiên nhìn thấy anh ta trên tivi tôi đã bật khóc. Bất chợt hình ảnh của anh ta xuất hiện trên màn ảnh, trông anh ta mới lôi cuốn làm sao, anh ta đang nói về một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế hay đại loại như vậy diễn ra ở Java. Một vài ngày sau đó anh ta lại lên hình, nói về đảng phái Jemaah Islamiah và mối đe doạ của nó đối với nền dân chủ của Indonesia. Anh ta xuất hiện ngày càng nhiều - làm tôi bị cuốn theo: nhiều đến mức tôi đâm ra nghiện xem thời sự trên kênh ITV. Tôi sợ bỏ sót một chương trình nào đó của anh ta mỗi ngày.
Vào giữa tháng Tư tôi bắt đầu tham gia các buổi học về sinh sản và làm mẹ, tổ chức ở nhà thờ địa phương của vùng Brook Green.
Lần đầu tiên đến đó tôi cảm thấy khá căng thẳng, sự chán nản càng tăng khi tôi trông thấy một đôi có vẻ hạnh phúc đi cùng nhau vào căn phòng rộng thênh thang. Tôi đã chuẩn bị tâm thế bằng cách đeo cái nhẫn màu xanh ngọc to đùng của mẹ vào ngón áp út; việc này cũng giúp tôi thấy được ở bên mẹ theo cách nào đó. Tôi nghĩ nếu mẹ tôi chưa mất, bà sẽ đi cùng tôi đến các buổi học như thế này và tôi sẽ cảm thấy bớt cô đơn hơn nhiều.
Tôi dè dặt nhìn quanh đám người đang ngồi: tất cả những phụ nữ khác đều có người đàn ông đi cùng, tôi thấy lấp lánh dưới ánh đèn là những đồ trang sức bằng vàng và những cái nhẫn đính hôn của họ.
Có một cô gái tóc vàng trạc hai mươi mấy tuổi đi cùng chồng của mình. Họ nắm tay suốt như những đứa trẻ chơi thân với nhau vậy. Một người phụ nữ da ngăm đen nhìn rất hoạt bát đi cùng ông chồng đeo kính. Một người khác tuổi gần bốn mươi đang cho thấy là cô ta có thể đẻ ngay bất kỳ lúc nào. Và tiếp theo là một người đàn bà to béo với mái tóc đỏ dài, đôi mắt ốc nhồi màu xám và khuôn mặt tròn xoe như một cái đĩa. Bà ta trông rất quen mặc dù tôi chẳng biết vì sao nữa. Có lẽ tôi đã gặp đâu đó trong những cửa hàng quanh đây. Nhưng bà ta rõ ràng là người già nhất trong chúng tôi - khoảng bốn mươi lăm- với hình dáng to gần gấp đôi ông chồng, người có cặp má ửng đỏ và cười toe toét suốt ngày làm tôi liên tưởng đến một con rối nói tiếng bụng. Rồi bà tự nhiên ợ một cái và vỗ vào ngực mình. “Tại gió," bà ta mỉm cười giải thích, nghĩ rằng chúng tôi đang để ý đến bà.
Bây giờ thì tất cả chúng tôi đều đã ở đây, nói chuyện khe khẽ hoặc là uống men tiêu hóa Gaviscon để chữa chứng đầy hơi. Nghĩ rằng mình là người mẹ đơn thân duy nhất ở đây, tim tôi như thắt lại. Sau đó cô giáo, Felicity, bắt đầu phát một tập tài liệu về việc cho con bú, tập thể dục cho xương chậu và những đồ dùng cần mang theo khi đến bệnh viện, vân vân. Nhưng khi cô bắt đầu bài giảng thì một người đàn bà nữa, lớn hơn tôi một hoặc hai tuổi, bước vào lớp một mình. Tôi thở phào nhẹ nhõm.
“Xin hỏi chỗ này đã có ai ngồi chưa?" chị lịch sự hỏi tôi.
“Chưa đâu chị," tôi nói và ra hiệu. “Chào chị."
Người mới đến ăn vận toàn đồ đen, đi một đôi giày hiệu Dr. Martens và mái tóc cũng màu đen được cắt ngắn như tóc đàn ông. Khuôn mặt bình dị và dễ nhìn không có một chút trang điểm nào. Chị đeo một cái nhẫn bạc chạm trổ ở ngón tay cái bên phải nhưng bên tay trái chẳng thấy đeo thứ gì.
“Nào," cô Felicity nói, “giờ thì đông đủ rồi, chúng ta hãy giới thiệu về mình nào."
“Chúng tôi là Nicole và Tim," đôi chim bồ câu trẻ đồng thanh thốt lên và cười.
“Tôi là Tanya," người phụ nữ với dáng vẻ hoạt bát nói, “và đây là chồng tôi, Howard." Howard cười gượng gạo như thể anh ta ước mình không ở đây.
“Tôi là Katie và đây là chồng chưa cưới của tôi, anh Jake. Chúng tôi sắp sinh đôi." Một thoáng ồn ào đầy thông cảm lan khắp phòng.
Đến lượt người phụ nữ to béo với mái tóc đỏ. Chị ta chờ tiếng ồn ào lắng xuống và một nụ cười nhẫn nại nở trên môi. “Tôi chính là nhà báo Citronella Pratt." Thảo nào trong quen thế. Chị ta phụ trách một mục hàng tuần trên tờ Tin tức Chủ nhật. “Và đây là chồng tôi, anh Ian Barker-Jones," giọng chị ta ngọt xớt.
“Tôi làm ở một ngân hàng đầu tư," chồng chị ta nói.
Lời giới thiệu đầy tự phụ của đôi vợ chồng nhà Pratt-Barker-Jones làm tôi ngạc nhiên đến mức quên lượt mình. Cô giáo Felicity hắng giọng nhắc tôi và mọi con mắt đổ dồn về phía tôi.
“À, tôi tên là Anna Temple," tôi mở lời. “Tôi sẽ sinh vào ngày mười tám tháng Sáu và...ừm..." Mọi người vẫn chờ tôi giới thiệu nữa - nên tôi cứ phịa ra, và quả thật đó là một điều ngu ngốc. “Còn chồng tôi?" - tôi nuốt nước bọt đầy lo âu- “Anh Xan... đang làm việc ở nước ngoài, một phóng viên truyền hình. Ở Indonesia," tôi nói tiếp với giọng hơi cao hơn bình thường. “Thật ra thì anh ấy phải sang đó một vài tháng, vì thế nên..." tôi mân mê cái nhẫn của mình. “Tôi sẽ đến lớp một mình."
Tôi ngước lên và thấy Citronella nghẹo đầu sang một bên và nhìn tôi cười, nhưng đó là một nụ cười đểu, nụ cười khiến tôi thấy muốn ói máu.
Người đến sau cùng đứng lên và giới thiệu.
“Tên tôi là Jenny Reid," chị nói với giọng Bắc Ailen mềm mại và tự tin. “Con tôi sẽ chào đời vào ngày mười lăm tháng Sáu. Và tôi đến đây một mình vì tôi không có bạn trai - nhưng chẳng hề gì."
Tôi thấy cặp mắt của Citronella mở to với vẻ kích động; rồi sau đó chị ta nhăn mày lại đầy lo lắng.
Vào giờ nghỉ giải lao chị ta lạch bạch đi lại chỗ tôi và Jenny ngồi. “Cô thật can đảm," chị ta nói lúc vuốt ve cái cổ họng bằng những ngón tay vừa to vừa múp của mình. “Tôi chỉ muốn nói là tôi rất ngưỡng mộ cô."
“Vì lẽ gì?" Jenny cười giòn tan và hỏi.
“À." Citronella nhún vai. “Vì với một việc rất quan trọng như là sinh con mà cô lại chỉ có một mình."
“Cám ơn chị đã quan tâm," Jenny trả lời bình thản, “nhưng như tôi nói lúc nãy, tôi hoàn toàn ổn mà."
“Không, thật mà," Citronella khăng khăng. “Thành thực tôi nghĩ là cô rất đáng ngưỡng mộ - cả hai cô," chị ta nhìn tôi gật đầu rồi thêm vào. Tôi cố tìm cách đáp trả nhưng chợt thấy quá hổ thẹn để làm điều đó.
“Chị này, tôi nghĩ chị cũng can đảm đấy chứ," Jenny nói.
Citronella lập tức nhăn mũi lại. “Sao cô nói thế?" chị ta hỏi.
“À thì ở tuổi này rồi mà chị vẫn sinh em bé. Tôi nghĩ như thế là rất can đảm rồi," Jenny dịu dàng nói tiếp. “Nhưng chị biết đấy, điều đó tốt cho chị mà!"
Khi Jenny quay lại nhìn tôi, hai gò má ửng đỏ của chị đã phản lại những gì chị vừa nói, tôi thầm nhủ sẽ không bao giờ làm gì xúc phạm Jenny.
Về phần mình, Citronella trông như vừa bị vả vào mặt. Rồi chị ta tỏ ra trấn tĩnh, cười để lộ ra những chiếc răng hình vuông to với màu vàng xỉn và bỏ đi. Mặc dù tôi và Jenny chẳng ai nói gì nhưng cả hai đều biết giữa chúng tôi đã có một sự liên hệ kể từ hôm đó.
Trong suốt sáu tuần học sau đó tôi và Jenny trở thành đồng minh một cách tự nhiên. Chúng tôi làm bài tập cùng nhau và nói chuyện trong giờ nghỉ, thế nhưng cho dù Jenny luôn thân thiện, cô có vẻ rất kín đáo và không bao giờ tiết lộ điều gì về bản thân. Sau một tháng, khi tôi thổ lộ rằng chuyện giữa tôi và Xan chẳng đi đến đâu và tôi thấy chuyện đó thật nặng nề với mình, Jenny nắm tay tôi và an ủi nhưng chẳng hé nửa lời về chuyện của chị. Tất cả những điều tôi biết về Jenny là những gì chị kể trong buổi học đầu tiên - rằng chị lớn lên ở Belfast, chuyển đến Luân Đôn khi còn là một cô bé, làm giáo viên môn Lịch sử trong một trường phổ thông “rất chuối" ở bắc Luân Đôn cho đến tận năm ngoái khi chị xin nghỉ để học làm chuyên gia tư vấn.
Jenny tỏ ra hoàn toàn đơn độc khiến tôi tự hỏi liệu có phải chị ấy có thai sau một mối quan hệ ngắn ngủi và người đàn ông đã bỏ đi, giống như tôi không. Nhưng chị không có vẻ gì là thất vọng hay dễ tổn thương giống như tôi - trái lại là một sự bình thản gần giống như thách thức. Điều đó khiến cho tôi thắc mắc liệu chị ấy có cố ý làm mình có thai, với một người bạn, hay với người tình một đêm, hay thậm chí là bằng cách xin xỏ một ai đó, dù rằng ở tuổi ba mươi tư của mình Jenny vẫn còn trẻ để phải làm điều đó.
Về Citronella thì ngược lại, tôi biết mọi thứ về chị ta, cả từ những lời tuyên bố huênh hoang trong những buổi học và từ những chuyên mục chị ta phụ trách trên báo khiến tôi rất tò mò tìm đọc trên mạng.
Hơn tất thảy, điều khiến tôi quan tâm nhất là sự thô tục thể hiện trên những chuyên mục đó. Không có một chi tiết nào về cuộc sống của Citronella có vẻ quá riêng tư - thậm chí là quá ghê tởm - để chị ta không thể chia sẻ với độc giả của mình: rằng chị ta bị lộ ngực, tình dục không thoải mái và ruột gan chị ta “có thể giúp được gì đó". Tuy vậy chủ đề xuyên suốt trên các cột báo hàng tuần của Citronella lại là chuyện chị ta “may mắn" đến thế nào. Đại loại như việc chị ta đã “may mắn" có được một cô con gái mười tuổi tên là Sienna, đứa trẻ cũng rất “may mắn" là “cực kỳ thông minh, xinh đẹp và nổi tiếng" và tỏ ra rất phấn khích khi biết mình sắp có một đứa em chào đời. Tôi biết rằng cuộc hôn nhân đầu tiên của chị ta với một người sản xuất tã lót đã kết thúc đáng buồn tám năm trước nhưng chị ta vẫn “đủ may mắn" để gặp được Ian, chủ nhà băng, không lâu sau đó, người đã làm cho chị ta thấy “hạnh phúc hơn nhiều", Citronella nói đầy mãn nguyện.
Áp dụng các biện pháp giúp thụ thai là một chủ đề ưa thích khác. “Anh Ian và tôi sẽ chẳng bao giờ chọn cách thụ tinh trong ống nghiệm," Citronella viết trên báo hồi đầu tháng Năm. “Cả hai chúng tôi nghĩ rằng sinh nở là một việc quá thiêng liêng để có thể được thực hiện trong một cái lọ mứt, việc đó hoàn toàn không đúng đắn! Và tất nhiên là cả nguy cơ có thể bị ung thư nữa..." Tôi hy vọng đôi vợ chồng Katie và Jake không đọc những dòng này - họ từng sung sướng thừa nhận rằng đã nhờ đến sự giúp đỡ kỹ thuật để mang thai cặp sinh đôi hiện nay. “Tất nhiên là tôi biết không có bằng chứng cụ thể về khả năng đó," Citronella viết tiếp, “nhưng chẳng ai phủ nhận rằng những sự can thiệp về hóc môn như thế chắc chắn phải có tác hại không thể khắc phục được. Rất may là tôi lại có thai một cách tự nhiên, mặc dù phải công nhận là tôi không dám mơ mình có thể sinh thêm đứa nữa. Tôi cảm thấy thương những người bạn là phụ nữ độc thân của mình khi tôi vẫn có thể mang thai ở tuổi bốn mươi bốn. Tất cả họ đều trạc tuổi tôi và chắc phải ý thức được rằng họ khó có thể kết hôn và có con ở độ tuổi này, cho nên phải dũng cảm đương đầu với viễn cảnh cô đơn lúc về già."
Với những phát biểu như vậy thật khó tin là Citronella lại có thể có được một người bạn, bất kể là độc thân hay không. Tuần kế đó, cột báo của chị ta chạy tít NUÔI CON MỘT MÌNH CÓ THỰC SỰ TỐT KHÔNG? chủ đề lần này là những bà mẹ đơn thân.
Thật sáo rỗng, tôi nghĩ như vậy khi nhìn lướt qua; rồi tôi nhảy vào nồi nước sôi khi đọc câu tiếp theo của bài báo. Có không ít hơn hai bà mẹ đơn thân trong lớp học dạy làm mẹ của tôi, chị ta viết. Tôi phải nói rằng không có ai ngưỡng mộ họ bằng tôi - Citronella thích khoác lên sự thương hại kinh khủng của mình một cái áo độ lượng. Thế nhưng một người có thể thắc mắc - chưa kể sự dèm pha của dư luận- rằng những đứa trẻ sẽ lớn lên như thế nào khi không có bàn tay yêu thương và tin cậy của một người cha dẫn dắt chúng...
“Chị có đọc những gì chị ta viết không?" tôi thì thầm với Jenny khi đang ngồi chờ trong lớp học. Chúng tôi đến sớm nhất lớp và cả phòng trống trơn ngoài chúng tôi.
Jenny nhướng mày lên. “Có. Chị ta không biết cách viết đúng phải là “ít nhất" thay vì “không ít hơn" nhỉ? Một người đàn bà chẳng biết gì.
“Nhưng mà những nhận xét của chị ta về các bà mẹ đơn thân..." tôi tợp một ngụm nước súc miệng Pepsodent. “Như thể chúng ta là những người thấp kém nhất trong những người thấp kém."
“Chà..." Jenny nhún vai một cách hiểu biết. “Ít ra thì chị ta cũng không nêu tên chúng mình."
“Không nêu - nhưng mà những gì chị ta viết - về những đứa trẻ. Sự dèm pha của dư luận là cái gì?Sao chị ta dám nhỉ? Chị ta thật độc ác." Giọng của tôi hậm hực.
“Độc ác?" Trông Jenny có vẻ ngạc nhiên gần như là phản bác. “Ồ không, Citronella không độc ác," chị nói với giọng áp đặt khiến tôi giật mình cho đến khi chợt nhớ ra là Jenny lớn lên ở Belfast, nơi người ta coi tiếng súng bắn nhau và những vụ nổ là chuyện bình thường. “Nhưng chắc chắn cô có thể sắp xếp lại từ ngữ và nói rằng chị ta là một người đê tiện. Đừng để chị ta khiến cô bận tâm, Anna," Jenny bình thản nói tiếp. “Cô sắp có con. Đó là điều quan trọng nhất. Cuộc sống của cô rồi sẽ ngập tràn tình yêu khôn tả..." Giọng điệu đầy tha thiết và cứu rỗi của Jenny khiến tôi xao động. “Và ít nhất là sau buổi tối hôm nay, chúng ta sẽ không phải gặp Citronella nữa."
Những gì Jenny nói đem lại cho tôi một cảm giác tự do nhưng đồng thời một nỗi buồn man mác khi những buổi học của chúng tôi sắp kết thúc.
“Chị sẽ giữ liên lạc chứ chị Jenny?" Tôi hỏi khi mọi người đã ra về hết. “Em muốn... làm bạn với chị."
Một chút bối rối hiện ra trên mặt Jenny. “Nhưng chúng ta đã là bạn rồi mà," chị ấy nói và bỗng dưng một niềm hạnh phúc khó tả dâng trào trong tôi. Chị cầm cái túi lên. “Tôi sẽ sinh trước - nên tôi sẽ thông báo cho cô."
“Em sẽ đến thăm chị," tôi đề nghị.
“OK- cô nhớ đến thăm tôi nhé - chúng tôi chứ," Jenny cười và bất ngờ hơn, ôm hôn tôi. “Chúc cô thi may mắn nhé."
“Cám ơn chị," tôi cười nhăn nhó.
Hóa ra những bài thi của tôi trót lọt hết - tôi thậm chí còn cố gắng hứng thú với mỗi phần thi, mặc dù mỗi lần thấy đau, tôi lại phát hoảng vì sợ rằng sắp vỡ nước ối - và con tôi sẽ chào đời trong vòng chưa đầy mười ngày nữa.
Tôi quyết định không tìm một người đi cùng lúc sinh con mặc dù tôi không có Nửa Kia của mình. Tôi chẳng muốn ai nhìn thấy mình trong lúc sinh cả. Bắt một ông chồng phải nhìn thấy mình ngồi xổm trên giường và kêu rống lên như một con bò là quá đủ rồi, nói gì đến việc làm phiền một người bạn nữa. Tôi cảm thấy sung sướng chỉ với một hai bà mụ - tôi quen khá nhiều người trong thời gian trước khi sinh - và một ít nhạc Mozart. Gói gém đồ dùng trước khi vào viện, tôi tự bảo mình thư giãn và phó mặc số phận cho Mẹ Tự nhiên. Thế nhưng hóa ra Mẹ Tự nhiên cũng hoàn toàn kiệt sức.
Vào buổi sáng Chủ nhật sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, tôi thức dậy với một cơn đau đầu kinh khủng và có cảm giác như có tiếng vo ve kỳ lạ ở phần trên cơ thể mình, như thể có một đàn ong đang bay loạn xạ trong ngực tôi vậy. Tôi cố đợi cho cảm giác đó lắng xuống nhưng không được. Lê bước vào phòng tắm, tôi cảm thấy mệt lả. Biết có chuyện chẳng lành tôi gọi một chiếc taxi vào bệnh viện. Các cô hộ sinh nói rằng huyết áp của tôi quá cao.
“Cao bao nhiêu?" tôi hỏi người y tá khi ngồi trong phòng hồi sức. “Có cao như ngọn đồi Primrose hay đỉnh Everest không?" Tôi cảm thấy chóng mặt, khó thở và đầu đau buốt.
“140 trên 100. Và những ghi chú của cô cho thấy nó khá ổn định ở mức 110 trên 70 trong suốt thời gian mang thai," cô y tá trả lời.
“Thế có nghĩa là gì?"
“Có vẻ là chứng tiền sản giật. Chân và tay của cô bình thường có phù như thế này không?"
“Không." Có vẻ như ai đó đã thổi căng chúng lên bằng một cái bơm xe đạp. Tôi co rúm người lại khi cô y tá thọc một cái ống tiêm nhỏ vào mu bàn tay phải của mình.
“Chúng tôi có thể làm hạ huyết áp của cô bằng loại thuốc liều cao này," cô ta nói tiếp khi treo cái bịch thuốc lên. “Vì vậy đừng lo lắng gì cả."
“Nếu nó không giảm thì sao?" một lúc sau tôi hỏi.
“Thì hôm nay chúng ta phải lấy đứa bé ra."
Tôi bỗng thấy sợ. “Mổ đẻ à?" Tôi ghét bị mổ.
“Đúng thế," cô y tá đáp. “Như thế mới nhanh được. Thế chồng hay bạn trai cô đâu? " vừa hỏi cô y tá vừa quấn một cái băng điện tử quanh bụng tôi để đo nhịp tim của thai nhi.
“Tôi chẳng có ai." Nước mắt tôi tuôn trào. “Anh ta không muốn tôi sinh đứa bé. Giờ thì anh ta đang ở Indonesia rồi."
“Thế à..." sự thương hại thoáng qua trên mặt cô y tá. “Không sao, đừng buồn nhé," cô ta nói và xoa tay tôi. “Thôi đừng buồn nhé." Tấm thẻ trên ngực ghi “Amity" - một cái tên có vẻ hợp với cô y tá. “Nghe này, cô sẽ không sao đâu, cả đứa bé cũng vậy." Cô ta vặn cái nút để tôi có thể nghe thấy tiếng tim của thai nhi đập đều đều. “Nhưng cô nên gọi cho một ai đó - trong trường hợp có chuyện gì xảy ra. Gia đình cô thì sao?" cô ta hỏi thêm.
“Chẳng có hy vọng gì," tôi lắc đầu. Cassie đang đi nghỉ cuối tuần ở một spa tận bên Áo và tôi không muốn ba tôi lo lắng trước khi mọi việc ổn thỏa.
“Có phải đầu cô vẫn đau không?"
“Đau dữ dội."
Sau đó bác sĩ phụ sản trong ca trực đến, tự giới thiệu, kiểm tra các phản xạ và huyết áp của tôi rồi bỏ đi. Mười lăm phút sau cô ta quay lại, kiểm tra chúng lần nữa, lần này nét mặt tăm tối hơn.
“Giờ sao rồi ạ?" tôi hỏi người bác sĩ khi cái băng tay đo huyết áp xì hết hơi.
“Không tốt lắm. 150 trên 110." Cô ta đáp và đưa tay ra. “Cô nhìn có rõ không, Anna?"
“Tôi không rõ lắm." Tôi đã khóc suốt và mắt mờ đi. “Nhưng đầu tôi..." tôi thổn thức. “Đầu tôi đau như búa bổ."
“Được rồi, cô sẽ cảm thấy khá hơn, nhanh thôi."
“Bằng cách nào? Cô sẽ chặt phứt đầu tôi đi à?"
“Không đâu." Cô ta cười dịu dàng và kéo một chiếc ghế đến cạnh tôi. “Chúng tôi sẽ lấy đứa bé ra."
Tôi bỗng thấy lo sợ. “Lúc nào?"
“Tôi có thể nói bây giờ là tốt nhất."
“Vậy à, tôi biết rồi." Tôi thều thào.
“Cô bị chứng tiền sản giật," người bác sĩ giải thích. Tôi càng hoảng hốt hơn. “Và cách tốt nhất để tránh hậu quả là mổ đẻ. Nhưng trước hết cô phải mặc cái áo choàng này vào và nằm xuống cái bàn với những chiếc đèn xanh ở trong phòng mổ kia, được chứ?"
Tôi gật đầu chán nản. Tôi chưa từng cảm thấy cô đơn như bây giờ. Amity bắt đầu giúp tôi cởi quần áo và sắp cởi chiếc sơ mi thì tôi nghe chuông điện thoại kêu. Cô ta đưa cái túi cho tôi và tôi khó nhọc lôi cái điện thoại ra.
“Anna, chào em! Chị gọi hỏi xem các bài thi của em thế nào."
“Ồ, ổn cả, cám ơn chị, chị Sue, em cho là thế. Thật lòng thì em không thể nhớ rõ... Cái gì cũng mờ mờ, em..." giọng tôi như rơi vào không trung.
“Anna - em không sao đấy chứ?"
“Không hẳn thế. Thực ra thì em... sắp sinh." Tôi giải thích những gì xảy ra.
“Có ai ở bên cạnh em không?"
“Không chị ạ, em ở một mình." Tôi cảm thấy cổ họng đắng ngắt.
“Em có muốn chị đến không? Chị đã sinh hai lần rồi - vả lại chị cũng thấy có một phần trách nhiệm về việc em có thai - ít nhất đó là điều chị có thể làm."
Tôi nhìn đồng hồ. Đã hơn bốn giờ mười lăm. “Vâng, thế thì tốt quá..." tôi trả lời. “Có một người bạn ở bên em - nhưng chắc chị không đến kịp được."
Tôi nghe tiếng bước chân của chị Sue chạy trên nền gạch. “Chị không ở nhà. Chị đang ở phòng tranh Tate Britain..." tiếng chị thở hổn hển. “Với em gái chị. Nhưng chị sẽ đến...bệnh viện... ngay bây giờ. Có phải viện Chelsea và Westminster không? Chị sẽ bắt taxi. Chị sẽ gọi lại cho em, Lisa," tôi nghe thấy tiếng chị nói ở đầu kia. “Anna sắp sinh cháu." Rồi tôi nghe thấy tiếng chị Sue chạy xuống bậc cầu thang. “Em đang ở... khoa nào vậy?" tiếng chị hét lên trên nền tiếng ồn ào của xe cộ ở đường Embankment. “Taxi! Cho chị hai mươi phút, tối đa. Chị sẽ đến đó."
Tôi phải lấy tay che mắt trước ánh sáng chói chang của những chiếc đèn khi được đưa vào trong phòng mổ trên cái xe lăn. Khi tôi ngồi lên chiếc bàn mổ, bác sĩ gây mê giải thích rằng sẽ dùng gây mê ngoài màng cứng nên tôi phải ngồi im không nhúc nhích. Khi đang theo dõi anh ta rút thuốc tê vào cái xi ranh, tôi chợt nghe tiếng chị Sue.
“Chị đây rồi, Anna!" tôi nghe tiếng Sue gọi. “Chị đang thay đồ nhưng chị sẽ ở bên em sau chỉ hai giây nữa thôi, được chưa?" Rồi cánh cửa mở ra và chị Sue xuất hiện trong cái áo choàng và đội chiếc mũ màu xanh cùng đôi ủng màu trắng. Chị vuốt vai tôi. “Em sẽ ổn cả thôi. Đây là ngày hạnh phúc nhất của đời em rồi..."
Tôi gật đầu với chị, rồi một giọt nước mắt dài rơi xuống đùi tôi, để lại một vệt xanh mờ như sắp chuyển sang màu đen. Bên cạnh, bác sĩ phụ sản trong bộ đồ mổ và chiếc khẩu trang đang thảo luận với các y tá khi họ chuẩn bị dụng cụ.
Chị Sue nắm tay tôi khi cái kim tiêm thuốc tê chọc vào bên dưới lưng tôi.
“Cô không được cử động nhé," bác sĩ gây tê nói khẽ. Tôi tập trung chú ý vào cái đồng hồ treo trên tường, theo dõi chiếc kim giây nhích đúng mười lăm lần. “Tốt rồi," tiếng người bác sĩ vang lên.
“Giờ thì xem thuốc đã ngấm chưa nào." Anh ta nói sau khoảng năm phút. “Cô có thấy lạnh không?" Tôi thấy anh ta phun một thứ gì đó lên cẳng chân của mình.
“Không, tôi không cảm thấy gì." Tôi đáp.
“Thế còn bây giờ?" Anh ta phun tiếp lên đùi tôi.
“Cũng không."
“Chỗ này nữa?" anh ta tiếp tục phun lên cổ tôi.
“Hoàn toàn chẳng thấy gì."
“Thế thì bắt đầu được rồi. Cô nằm lên nhé."
Một người y tá nâng đôi chân tôi đặt lên giường và một tấm vải xanh được kéo ra một nửa che kín phần dưới của tôi. Chị Sue ngồi ngay phía trên đầu tôi khi dao mổ được đưa vào. Chị nắm tay tôi và kể về cuộc triển lãm mà chị vừa đi xem, như thể chúng tôi đang ngồi uống cà phê chứ không phải chị đang nhìn tôi bị banh da xẻ thịt.
“Những bức tranh màu nước tuyệt đẹp," chị kể. “Tranh tĩnh vật và phong cảnh... và nhiều tranh hoa lá đẹp không kém..." Vừa kể chị vừa lo lắng nhìn vào mặt sau của cái màn hình. “Chắc em sẽ thích lắm, Anna à."
“Mọi việc đều rất tốt," bác sĩ mổ nói. “Giờ cô sẽ thấy hơi khó chịu một chút..."
Tôi bỗng có cảm giác rất lạ khi cô ta lục lọi bên trong người tôi như kiểu đang rửa bát đĩa. “Một chút nữa..." Tôi có cảm giác như một phần cơ thể đang bị lôi tuột ra khỏi người mình. Tôi ngước lên nhìn cái màn hình đang được hạ xuống và thấy đôi tay đeo găng của bác sĩ nâng lên... một sinh vật sống, phần thân thể của nó có màu của lá gan, phần đầu có màu xanh trắng, hai tay buông thõng xuống, những ngón tay bé tẹo xòe ra còn đôi mắt mơ màng liếc nhìn mấy cái đèn.
“Con của em đấy," chị Sue nói đầy háo hức.
“Đây, nó đây." Tôi nghe thấy tiếng bác sĩ nói.
“Là con gái...?" tôi cảm thấy như không còn đau đớn gì nữa.
“Một cô bé xinh tuyệt vời," Sue nói. “Nó rất đáng yêu, Anna ạ." Rồi chị siết chặt tay tôi.
Những giọt nước mắt lăn dài trên má tôi. Đứa bé mở miệng và khóc ré lên; rồi nó được đưa sang một bên và lau rửa, cân và đặt nhẹ nhàng vào trong một cái lồng ấp.
Tôi liếc nhìn đồng hồ. Đã sáu giờ năm rồi. Ngày bao nhiêu nhỉ? Tất nhiên là ngày mùng Tám tháng Sáu rồi.
“Tôi có cảm giác kỳ lạ là số tôi hôm nay được gặp anh."
Hôm đó chính là tròn một năm ngày mẹ tôi qua đời.
Tác giả :
Isabel Wolff