Xin Chào, Ngày Xưa Ấy
Quyển 7 - Chương 4: Phiên ngoại 4: Chiêm Yến Phi (1)

Xin Chào, Ngày Xưa Ấy

Quyển 7 - Chương 4: Phiên ngoại 4: Chiêm Yến Phi (1)

Chiêm Yến Phi chống cằm ngồi trên ghế dựa nhìn chằm chằm hai MC đang luyện tập nói chuyện với nhau. Những bạn học được các giáo viên chủ nhiệm gọi đến để hỗ trợ bố trí hội trường tranh thủ túm lại một nhóm nói chuyện, các chị em tốt của cô không chú ý cô tự tách khỏi nhóm, ngồi một góc, ngồi dựa người vào hàng ghế trước, tập trung tinh thần nghe ngóng – ai cũng không biết bộ dạng thật dưới lớp make-up đậm và giọng điệu kệch cỡm kia đang nói cái gì.

Chiêm Yến Phi nhếch môi nở nụ cười mà cô không hiểu.

Ba người biểu diễn tiểu phẩm lúc này, lúc đấu diễn với nhau đều đưa lưng về phía khán đài và khán giả, hoàn toàn không để lộ vẻ mặt của mình cho khán giả thấy, đấy là cấm kị.

Cô gái ở vị trí lệch bên trái đứng yên như cái cọc, ánh sáng chiếu vào kính lóe lên khó chịu, giọng nói lại run rẩy, phạm vào cấm kị.

Giọng của hai MC hơi the thé, cướp lời của nhau, bạn nam làm chuyện mờ ám rất nhiều, vuốt tóc sờ tai, tiếng thở của bạn nữ lại rất nặng nề, lúc nào cũng thêm ‘sau đó’ vào đầu câu, phải tránh phải tránh phải tránh.

Cô im lặng bình luận biểu hiện của nhóm người đang biểu diễn trong lòng, giống như cô Trịnh Bác Thanh từng dạy cô hồi mới bắt đầu vào nghề ở cung thiếu nhi vậy. Nhưng Chiêm Yến Phi chỉ quen bình luận và chỉ lỗi sai, hoàn toàn không có ý cười nhạo ai cả – những học sinh này chưa qua huấn luyện, cho nên không cần phải khắt khe quá mức, chỉ đại diện lớp mình đến tham gia buổi nghệ thuật hằng năm mà thôi, dù sao cũng tốt hơn người bị kêu tới làm cu li như cô. Hơn nữa, diễn viên và MC trên sân khấu sẽ không quá quan tâm biểu hiện của mình có đúng không, dù sao các bạn học lớp họ đều sẽ lớn giọng ủng hộ thôi.

Chiêm Yến Phi năm đó phải dùng rất nhiều thời gian mới hiểu được, biểu hiện trên sân khấu của bạn không quan trọng lắm, quan trọng nhất là bạn là ai và ai đến xem bạn biểu diễn.

Khi cô là Tiểu Yến Tử, tất cả những người không quen sẽ dựng ngón cái khen cô, ôm cô, nhìn cô với ánh mắt hâm mộ.

Khi người khác làm Tiểu Yến Tử, chỉ có ba cô luôn dựng ngón cái vì cô, ôm cô, nhìn cô với ánh mắt thỏa mãn.

Bọn họ chỉ nhìn Tiểu Yến Tử trên sân khấu, nhưng chỉ có ba nhìn thấy Chiêm Yến Phi dưới ánh đèn sân khấu.

Cô nhớ hồi lớp sáu, khi mẹ bắt cô phải chọn trường sơ trung trực thuộc đại học sư phạm dù chỉ 22 điểm toán Olympic, ba đã mang cô ra khỏi nhà, sau đó đóng cửa chống trộm, vứt bỏ câu chửi ‘Nhà họ Chiêm mấy người giống nhau thật, từ già đến trẻ, ai cũng vô dụng như nhau’ ở lại sau cánh cửa đấy.

Khi đó cô không còn là Tiểu Yến Tử, trong đài truyền hình có Hạt Đậu Rồng và Bé Thỏ Ngoan mới, một nam một nữ, khoảng năm sáu tuổi, mọi thứ đều hợp với yêu cầu. Mỗi khi đứng trước tòa nhà xám bạc nơi bờ sông mang tên đài truyền hình tỉnh này, Chiêm Yến Phi đều cảm thấy xấu hổ và sợ hãi tới mức bụng nhộn nhạo, đau đớn tới mức buồn nôn, mỗi lần đi ngang qua đều không dám ngẩng đầu nhìn.

Tốt lắm. Cô vươn vai, nhìn cặp MC rời khỏi sân khấu, tiết mục đàn accordeon tiếp theo lên sân khấu.

Cuối cùng cũng bình thản đối diện với màn diễn của buổi văn nghệ, trong năm tháng cô không để ý, những vết thương kia đã kết vảy rồi khỏi hẳn, chẳng qua khi sờ vào sẽ cảm nhận được vết nhô cũ, nhắc nhở Chiêm Yến Phi đang thỏa mãn lúc này về quá khứ trông đã nhạt nhòa nhưng lại chưa từng bằng phẳng trước kia.

————-

Sau này Chiêm Yến Phi mới biết ba cô từng là phó trưởng đoàn của đoàn múa ba-lê tỉnh, mẹ cô từng là học sinh của đoàn múa ba-lê đó. Cô không rõ nguyên nhân đoàn múa đó đóng cửa, nhưng từ khi cô có ký ức, ba đã bị bệnh lao phổi làm hỏng cơ thể, mà hình thể của mẹ lại khiến người ta không dám nghĩ đến nghề của mẹ đã từng làm. Mẹ năm đó thường xuyên oán trách ba của cô khiến Chiêm Yến Phi từ nhỏ đã biết cách chăm chú chơi búp bê trong tiếng mắng chửi kia.

Không lâu sau đó, cô Trịnh khen cô còn nhỏ nhưng lại có thể mặc kệ những lời nói quấy rầy sau lưng, Chiêm Yến Phi còn không biết cái từ ‘vì họa được phúc’.

Có thể thiên phú lúc bé của mỗi người đều bắt nguồn từ sự mua vui trong nỗi khổ của mình.

Dù sao Chiêm Yến Phi cũng không thể nhớ nổi lần đầu cô tới nhà hát là khi nào. Có lẽ là năm năm tuổi, cũng có thể là sớm hơn. Lúc ngồi trên chiếc ghế nhựa nơi hành lang bệnh viên, có một chú đi ngang qua gọi tên ba.

Có lẽ là đồng nghiệp cũ, nhưng lại có tinh thần và thân phận hơn ba nhiều. Cuộc nói chuyện của người lớn không chút hấp dẫn với đứa trẻ như cô, cô ngoan ngoãn chào chú một tiếng, sau đó tiếp tục nhìn những giọt nước đang truyền xuống.

Cho đến khi cô cảm thấy có người vỗ đầu cô, cô mới lấy tại tinh thần. Cuộc nói chuyện của hai người lớn kết thúc, chú kia híp mắt nói, “Con gái anh lớn lên đáng yêu quá, không giả tạo chút nào, đây là bộ dáng mà một đứa nhỏ nên có. Em nói anh mang cô bé đi thử xem, em cùng lão đại sẽ chào tiếng trước một chút, tuyệt đối mạnh hơn đám nhỏ nhà người ta nhiều."

Trong ký ức của Chiêm Yến Phi, câu nói của ông chú mặt mơ hồ này đã làm thay đổi tuổi thơ của cô, nhưng cô vẫn nhớ được giọng điệu tùy ý của chú ấy. Có lẽ ông ấy không nhớ rõ câu này mang nửa khách sáo nửa khuếch đại, nhưng hai tuần sau Chiêm Yến Phi xuất hiện ở sân khấu lần đầu.

“Giải đấu âm nhạc đầu tiên của Dược Khang Hoa, xin phép được bắt đầu!"

Cô lúng túng đi theo mấy đứa trẻ khác đứng cạnh MC nói mấy câu khai mạc mà mình không rõ lắm ra, tiếng vỗ tay ào ào cứ như tiếng nước chảy, kéo cô đi khỏi tuổi thơ yên tĩnh.

Sau này khi nghe bảo Dư Châu Châu tham gia cuộc thi kể chuyện của Dược Khang Hoa thay cô, Chiêm Yến Phi bảy tuổi đột nhiên cảm thấy có chút bi thương. Khi đó cô cảm kích chủ tịch của Dược Khang Hoa vô cùng – chính những giải thưởng của họ đã đẩy các cô lên sân khấu đầy ánh đèn và người yêu thích.

Sau này mới biết rằng, thật ra bọn họ đều uống nhầm thuốc.

Lúc những đứa trẻ chưa biết trên đời này có cái gọi là ‘hồi ức’ thì Chiêm Yến Phi đã bắt đầu liệt kê những vinh dự mà mình đạt được. Top ba học sinh tốt của tỉnh hàng năm, ngôi sao trường học, thành viên ưu tú của đôi thiếu niên tiền phong, ủy viên học tập toàn quốc… Từ ba giúp viết bài xin vật liệu, đến khi cô quen thuộc, mặt không đỏ tim không đập để viết mấy câu ‘Cô chăm chỉ, là tấm gương tốt của các bạn học, cô vui vẻ khi giúp người khác, là bạn tốt trong cuộc sống của các bạn học’ để nói về mình. Chiêm Yến Phi lên sân khấu rất nhiều lần, đến rất nhiều thành phố, nhận được hàng trăm ngàn lần tiếng vỗ tay mà nhiều người cả đời phấn đấu cũng không thể có, tuổi trẻ của cô xán lạn đến mức có thể chọc mù đôi mắt của cô.

Lần đầu làm MC của giải thưởng âm nhạc của Dược Khang Hoa, cô không phải là nhân vật chính, chỉ là nền đứng cạnh ba bạn nhỏ khác, phụ trách giởi thiệu các bạn nhỏ thi đấu. Rất nhiều chữ ở trên tấm thẻ cô không đọc được, cũng giả vờ cầm trên tay như người khác – cho dù tấm thẻ lớn hơn tay cô rất nhiều.

Điều thú vị là cô chưa bao giờ thấy căng thẳng, cho dù lần đầu nhìn thấy tấm màn đỏ trên sân khấu, hay tiếng ồn ào sau tấm màn sân khấu đó, hoặc là khán đài tối om. Có lẽ khi đó cô còn quá nhỏ, nhỏ đến mức không biết mặt mũi là cái gì, cho nên không sợ bị mất mặt mũi.

Đáng ra lần đấy chỉ trở thành một khúc nhạc dạo ngắn cho cuộc đời Chiêm Yến Phi, để khi lớn lên và nhớ lại, cô sẽ kinh ngạc vì mình từng làm MC trên sân khấu!

Nhưng ông trời lại ném cho cô một cành ô – liu không nên đụng vào.

Một chân cô vừa lên sân khấu nói rõ tên  đơn vị bầu cử của người biểu diễn đàn organ tiếp theo, lúc đứng dưới ánh đèn sân khấu thì nghe thấy tiếng của người khác bảo, “Không phải bảo với mấy người là có đứa nhỏ ngày hôm nay không đến sao? Đổi người khác đi, sao còn bảo con bé nói tên đó ra vậy?"

Đầu óc của Chiêm Yến Phi trống rỗng. Cô đang định quay đầu tìm người nói câu đó thì nghe thấy tiếng nói bình tĩnh ở bên hậu trường vang lên.

“Tôi chỉ nói với cháu một câu, đừng nhìn sang đây."

“Người biểu diễn organ, vườn trẻ chính phủ, Lăng Tường Xuyến."

Chiêm Yến Phi trấn tĩnh vô cùng, mắt cô nhìn về phía trước, giữ vững nụ cười của mình, dùng giọng nói non nớt để giới thiệu chương trình, “Người biểu diễn tiếp theo là Lăng Tường Xuyến đến từ vườn trẻ chính phủ, bạn ấy sẽ biểu diễn cho mọi người…."

Dừng lại một chút.

Giọng nói trong hậu trường vang lên, “Xuân giang hoa nguyệt dạ."[1]

[1] Bài đàn được lấy từ bài thơ Xuân giang hoa nguyệt dạ (Đêm hoa trăng trên sông xuân) của Trương Nhược Hư.

Hán Việt: Xuân giang triều thủy liên hải bình,

Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh.

Diễm diễm tùy ba thiên vạn lý,

Hà xứ xuân giang vô nguyệt minh.

Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện, nguyệt chiếu hoa lâm giai tự tiển.

Không lý lưu sương bất giác phi,

Đình thượng bạch sa khan bất kiến,

Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần,

Hạo hạo không trung cô nguyệt luân.

Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt?

Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân?

Nhân ính đại đại vô cùng dĩ,

Giang nguyệt niên niên chỉ tương tự.

Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân,

Đãn kiến trường giang tống lưu thủy.

Bạch vân nhất phiến khứ du du,

Thanh phong phổ biến bất thăng sầu.

Thùy gia kim dạ thiên chủ tử,

Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu?

Khả liên lâu thượng nguyệt bồi hồi,

Ưng chiếu ly nhân trang kính đài.

Ngọc hộ liêm trung quyển bất khứ,

Đảo y châm thượng phất hoàn lai.

Thử thời tượng vọng bất tương văn,

Nguyện trục nguyệt hoa lưu chiếu quân.

Hồng nhạn trường phi quang bất độ,

Ngư long tiềm dược thủy thành văn.

Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa,

Khả liên xuân bán bất hoàn gia.

Giang thủy lưu xuân khứ dục tận,

Giang đàm lạc nguyện phục tây tà.

Tà nguyệt trầm trầm tàng hải vụ,

Kiệt Thạch, Tiêu Tương vô hạn lộ.

Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân quy,

Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ.

Bản dịch của Trần Trọng Kim:

Sông liền biển, nước xuân đầy dẫy

Trăng mọc cùng triều dậy trên khơi

Trăng theo muôn dặm nước trôi

Chỗ nào có nước mà trời không trăng?

Dòng sông lượn quanh rừng thơm ngát

Trăng soi hoa trắng toát một màu

Trên không nào thấy sương đâu

Trắng phau bãi cát ngó hầu như không

Không mảy bụi trời sông một sắc

Một vầng trăng vằng vặc giữa trời

Trăng sông thấy trước là ai

Đầu tiên trăng mới soi người năm nao

Người sinh hóa kiếp nào cùng tận

Năm lại năm trăng vẫn thế hoài

Trăng sông nào biết soi ai

Dưới sông chỉ thấy nước trôi giữa dòng

Mảnh mây bạc mông lông đi mãi

Rừng phong xanh trên bãi gợi sầu

Thuyền ai lơ lững đêm thâu

Trong lầu minh nguyệt chỗ nào tương tư

Trên lầu nọ trăng như có ý

Vào đài trang trêu kẻ sinh ly

Trong rèm cuốn cũng không di

Trên chày đập áo phủi thì vẫn nguyên

Mong nhau mãi mà tin bặt mãi

Muốn theo trăng đi tới cạnh người

Nhạn bay trăng cứ đứng hoài

Cá rông nổi lặng nước trôi thấy nào

Đêm trước thấy chiêm bao hoa rụng

Thương quê người chiếc bóng nửa xuân

Nước sông trôi hết xuân dần

Trăng sông cũng lặn xế lần sang tây

Trăng xế thấp chìm ngay xuống bể

Cách núi sông xa kể dường bao

Cõi trăng về ấy người nào

Cây sông trăng lặn nao nao mối tình.

Mình có search tìm bài đàn bằng organ nhưng không có, bạn nghe hòa tấu tạm nhé: https://www.youtube.com/watch?v=fO-LtHWjCwo

“Độc tấu đàn organ, Xuân giang hoa nguyệt dạ."

Cô không biết Xuân giang hoa nguyệt dạ là cái gì, cũng không nghe rõ nhưng vẫn nói theo giọng điệu cũ, gần như không ai nghe thấy sai lầm từ câu giới thiệu cả.

Tiếng vỗ tay vang lên, cô đi về phía hậu trường, đèn trên sân khấu tắt, chỉ để lại một ánh đèn sáng, công nhân viên ôm ghế và giá để đàn organ lên trên sân khấu chuẩn bị, Chiêm Yến Phi lướt qua cô bạn biểu diễn cột tóc sừng dê kia.

Cô hồ đồ ngẩng đầu nhìn gương mặt thả lỏng và vui vẻ của mọi người, đột nhiên nghe thấy một giọng nói vang lên.

“Cô bé rất khéo léo trong giao tiếp, rất bình tĩnh. Nhưng lúc đi đừng còng lưng, bước chân đừng bước lớn như thế, phải đổi tật xấu này."

Vẫn giọng nói nghiêm khắc lạnh nhạt như thế. Chủ nhân của giọng nói này là Trịnh Bác Thanh, giáo viên ở cung thiếu nhi, 34 tuổi, chưa kết hôn, vào thời đấy, phụ nữ ở độ tuổi này chưa có chồng nghĩa là gái lỡ thì kì quái.

Gái lỡ thì nhìn cô từ trên cao xuống, kéo bím tóc đuôi ngựa của cô, “Ai cột cho bé đầu tóc này? Mẹ bé hả? Sau này lên sân khấu đừng cột thấp như thế, cột tóc sừng dê ấy, như vậy khán giả mới có thể thấy được bộ dạng hoạt bát của đứa nhỏ từ bé."

Chiêm Yến Phi ngơ ngác nhìn dì lạnh lùng đang búi tóc trước mặt.

Dì lạnh nhạt nhìn cô, một lát sau mới nở nụ cười nhạt, lộ ra nếp nhăn nơi khóe mắt.

“Tên gì?" Dì hỏi.

“Chiêm Yến Phi,"Chiêm Yến Phi nói xong, đột nhiên chèn thêm một câu, “…. Chiêm trong Chiêm Thiên Hữu, Yến trong chim én, Phi trong bay lượn."

Đây là lời dạy của ba mẹ, nếu như có người lớn hỏi tên cô thì cứ trả lời như thế, dù cô không biết Chiêm Thiên Hữu là ai.

“Chiêm Yến Phi…."

Dì hơi cau mày suy nghĩ gì đó, Chiêm Yên Phi đột nhiên sợ hãi, cô sợ mình nhớ sai lời dặn của ba mẹ?

Nhưng dì ngồi xổm xuống ngay lập tức, nhìn vào mắt cô, mặt lạnh nhạt bảo, “Vậy gọi là Tiểu Yến Tử đi."

Từ đấy, Chiêm Yến Phi trở thành Tiểu Yến Tử.
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại