Xin Chào, Ngày Xưa Ấy
Quyển 5 - Chương 64: Nhân sinh giống lần đầu gặp gỡ [1]
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Edit: Pi sà Nguyệt
Beta: Pi sà Nguyệt + Lâm Khiết
[1] Nhân sinh giống như lần đầu gặp gỡ: Là một câu trong bài từ Mộc lan hoa lệnh – tự cổ quyết tuyệt từ của Nạp Lan Tính Đức. Đây là một bài ‘nghĩ cổ’, dựa theo ý thơ cổ, tỏ nỗi lòng oán thán của khuê phụ sau khi chia tay nam tử lâu ngày không thấy gặp lại.
Bài thơ như sau: Nhân sinh nhược chích như sơ kiến, hà sự thu phong bi họa phiến.
Đẳng nhàn biển khước cổ nhân tâm, khước đạo cổ nhân tâm dịch biển.
Ly Sơn ngữ bãi thanh tiêu bán, dạ vũ lâm linh chung bất oán,
Hà như bạc hạnh cẩm y lang, bỉ dực liên chi đương nhật nguyên.
Dịch nghĩa: Nhân sinh nếu chỉ như lần đầu gặp gỡ, thì sao có chuyện gió thu làm chiếc quạt đau lòng
Bỗng dưng cố nhân đổi lòng, lại nói là tình người luôn dễ đổi thay.
Ly Sơn dứt lời đêm trôi quá nửa, mưa đêm chuông vẳng chết chẳng oán hận,
Đường Minh có bạc tình đến đâu, thì ngày đó vẫn còn thề làm chim liền cánh cây liền cành.
(Lục Bích dịch)
“Lầu cao gương sáng thương đầu bạc. Sớm tựa tơ xanh, chiều đã tuyết" [2]
[2] Đây là một câu được trích ra từ bài thơ Tương Tiến Tửu của Lý Bạch, nghe bảo bài thơ được làm lúc Lý Bạch say nhưng nó lại ấp ủ những cay đắng ngọt bùi của Lý Bạch trong suốt nửa cuộc đời của ông.
Nguyên bài thơ như sau: Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi!
Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ti mộ thành tuyết.
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt!
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng,
Thiêm kim tán tận hoàn phục lai.
Phanh dương tế ngưu thả vi lạc,
Hội tu nhất ẩm tam bách bôi.
Sầm phu tử,
Đan Khấu sinh.
Tương tiến tửu,
Bôi mạc đình!
Dữ quân ca nhất khúc,
Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thính:
“Chung cổ soạn ngọc bất túc quý,
Đãn nguyện trường túy bất nguyện tinh!
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
Trần Vương tích thời yến Bình Lạc,
Đấu tửu thâp thiên tứ hoan hước".
Chủ nhân hà vi ngôn thiếu tiền,
Kính tu cô thủ đối quân chước.
Ngũ hoa mã,
Thiên kim cừu,
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu,
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.
Dịch nghĩa: Sắp mời rượu,
Thấy chăng anh
Nước Hoàng Hà từ trời tuôn xuống
Chẳng băng ra biển, chẳng quay về.
Lại chẳng thấy,
Lầu cao gương sáng thương đầu bạc,
Sớm tựa tơ xanh, chiều đã tuyết.
Đời khi đắc ý hãy nên vui,
Chớ để chén vàng trơ trước nguyệt.
Trời sinh ta tài ắt phải chọn
Nghìn vàng tiêu hết rồi có thôi.
Mổ dê, giết trâu lại vui nữa
Đủ ba trăm chén một lần mờ.
Sầm phu tử,
Đan Khấu sinh,
Nào kèo rượu, chén chớ dừng!
Cùng người ca một khúc,
Xin người nghiêng tai hãy lắng nghe,
“Tiếc lớn chuông trống dạo chẳng quý,
Không được tỉnh đâu, phải say nhè
Thánh hiền từ xa xưa đà lạnh ngắt
Lưu danh thiên hạ kẻ ôm be
Trần Vương thuở trước yến Bình Lạc
Đấu rượu vạn tiền say một cuộc".
Chủ nhân xin đừng nói thiếu tiền
Mai kiếm rượu về lại cùng chuốc.
Áo cừu ngựa quý của ta đâu
Hãy sai hầu trẻ đem đổi rượu,
Cùng uống cho tan vạn cổ sầu.
(Ngô Văn Phú dịch)
“Sao lại bảo tôi né tránh không muốn chăm sóc? Tôi không bảo không đến chăm sóc, nhưng tôi cũng có việc của tôi mà? Ý anh là muốn tôi bỏ việc đi chăm phải không? Tôi đã phải chuyển ca với đồng nghiệp mấy lần rồi, bây giờ lại bảo tôi nghỉ làm, có phải muốn tôi đi làm con hầu còn mấy người thì nghỉ ngơi không hả?"
Bà ngoại nằm viện bảy ngày, mẹ lại đi nói chuyện với bác sĩ, Dư Chu Chu tự đi tới phòng viện, hành lang rất yên tĩnh, cho nên vừa tới cửa phòng đã nghe thấy tiếng mợ ở trong phòng vang lên.
Mẹ Dư Linh Linh đã xin nghỉ việc từ hồi Dư Linh Linh học cấp ba, bà tính nghỉ ở nhà để chăm sóc con gái đang chuẩn bị thi đại học, cho nên không tìm việc làm, ngược lại ba Dư Linh Linh một mình đi làm và lo tiền ăn học cho Dư Linh Linh, tuy rằng chưa trang trí nhà mà đơn vị cho ở nhưng mẹ chồng rất khỏe, cho nên có thể ở trong nhà mẹ chồng, cũng vì vậy tạm thời không cần nghĩ tới việc trang trí nhà cửa.
Nhưng bây giờ bà ngoại không còn khỏe nữa rồi.
Hai ngày trước, Dư Chu Chu nghe được tin mẹ Dư Linh Linh tìm được việc làm, làm người trông kí túc xá nơi trường mỹ thuật.
Mẹ thở dài bảo, chị dâu sợ phiền.
Sợ phải nhận việc chăm sóc mẹ chồng cho nên mới vội tìm đường tránh.
Tiền nằm viện và tiền chữa bệnh đều lấy từ tiền hưu được bà ngoại góp từng chút, còn có một phần là do trường đại học trước kia bà ngoại làm trả cho. Nhưng Dư Chu Chu vẫn cảm nhận được bầu không khí kì dị của các cậu mợ và mẹ.
Tiền là một thứ rất thần kì. Những thứ tình cảm mà bạn cho rằng không thứ gì phá vỡ được như tình bạn, tình thân, tình yêu sẽ bị nó phá vỡ tất cả. Là bởi vì lợi ích cho nên mọi người không ai thừa nhận, cũng không nói, “Tôi không quan tâm tới tiền." Sau đó dùng hết sức mà chứng minh mình có thể “nhìn thấy rõ vấn đề phẩm chất" từ tiền bạc.
Mỗi khi đến lúc phân chia cái gì trong nhà, Dư Chu Chu cảm thấy vô cùng nghi ngờ.
Dưỡng lão. Việc già yếu là việc không ai ngăn được, mong muốn con cái có thể ở bên – đây là những gì mà cha mẹ hi vọng, nhưng cũng là chuyện không dám chắc chắn.
Dư Chu Chu dùng sức gõ cửa.
Tiếng oán giận của mợ ngừng lại. Dư Chu Chu bình tĩnh bước vào cửa, nhìn vẻ mặt khó xử của cậu, còn mợ thì vội chuyển đề tài.
“Chu Chu à, hôm nay cháu không đi học à?"
“Hôm nay là thứ bảy."
Mợ cười như không cười, để lại một câu, “Mợ đi mua cơm." sau đó đi ra khỏi cửa, cậu dặn một câu, “Nhìn một chút, đợi đến khi gần hết bình thì gọi y tá tới rút."
Từ bé Dư Chu Chu đã quen với việc bà ngoại phải truyền nước, khi đó cô rất vui vẻ quan sát y tá rút kim ra. Bởi vì cô rất thích quá trình rút kim, cho nên mỗi khi bà truyền nước, cô sẽ mong ngóng nước truyền cho xong để xem quá trình rút kim.
Cậu dặn dò vài câu xong thì im bặt, lời oán giận của vợ làm cậu ở tình thế khó xử, cũng không biết làm gì với em trai em gái, nhưng ông lại không dám ngăn vợ mình lại.
Ông là một người mềm yếu, Dư Chu Chu nhớ hồi bé có lần thấy cậu và mợ dẫn Dư Linh Linh từ công viên về, trên đầu cậu mang một cái mũ lưỡi trai hình Vịt Donald, mũ hơi bị chật cho nên lỗ tai bị đè chặt, giống như một con chó nhỏ đã cụp tai lại.
Dư Đình Đình cười hì hì chỉ vào lỗ tai của cậu bảo, cậu hai, lỗ tai của cậu mềm ghê.
Dư Linh Linh nở nụ cười, Dư Chu Chu cũng thấy rất thú vị, nhưng lại không để ý tới gương mặt biến sắc của mợ và nụ cười khổ của bà ngoại.
“Cậu ra ngoài hút một điếu thuốc, Chu Chu cháu nhớ xem kĩ bình truyền nhé." Cậu nhắc lại một lần rồi cầm áo khoác đi ra ngoài.
Chu Chu ngồi lên ghế nhìn gương mặt bình tĩnh của bà ngoại đang ngủ, thở dài một hơi.
Bà ngoại, bà đừng ốm lâu quá đó, phải mau khỏe đó.
Bởi vì không có đứa con trai có hiếu nào chăm bà lâu đâu.
Dư Chu Chu mười bốn tuổi đã học được sự ấu trĩ nhưng lại cay nghiệt —-
Chuyện bà ngoại bị ốm, cô vẫn kể cho Trần Án nghe. Từ những cuộc cãi vã nhỏ đến các cuộc tranh cãi lớn, cô lựa chọn một số chuyện để kể cho anh. Có lúc cô cảm thấy ngại khi kể chuyện nhà cho ‘người ngoài’, nhưng hình ảnh gia đình vốn hòa thuận ngày tết kia lại hổng một lỗ lớn làm cho ‘người lớn’ Dư Chu Chu lo lắng vô cùng, không dám lạnh nhạt nhìn thẳng, cô chỉ có thể kể những thứ này cho Trần Án, để trút hết gánh nặng ra ngoài.
Trong thư không chỉ có mấy lời cảm thán, cô phải cố gắng kể rõ ngọn nguồn, giống như làm vậy có thể làm rõ được ai đúng ai sai.
Ví dụ như mợ ba phản đối việc thay phiên chăm sóc, kiên trì thuê một bảo mẫu hoặc hộ lý chăm sóc, mà cậu cả lại cho rằng trong nhà có con dâu con gái nhiều như thế mà phải thuê người ngoài đến chăm sóc, truyền ra ngoài sẽ rất mất mặt.
Ví dụ như mợ hai lo lắng vì Dư Kiều là cháu đích tôn duy nhất trong nhà nên nhà sẽ là của cậu bé.
Ví dụ mẹ rất phản cảm hành vi chạy trốn của mợ hai, cho rằng ba người bọn họ thường xuyên ở nhà bà ngoại, bà ngoại còn nuôi Dư Linh Linh lớn, đi ra ngoài làm việc kiếm được mấy trăm đồng tiền lương còn không bằng đừng thuê người ngoài mà mỗi người trong nhà trả tiền công cho mợ hai mỗi tháng, nhưng cậu hai lại che chở cho vợ mình, bảo việc này không giống nhau – sau đó họ cãi nhau một trận.
Ví dụ….
“Trần Án, họ lại cãi nhau rồi, em thấy em sắp tiều tụy theo luôn rồi."
Ừ, là từ này, ngay cả uể oải cũng không thể hình dung được tình trạng này. Chỉ có tiều tụy mới có thể.
Cuối cùng tình trạng của bà ngoại cũng tốt hơn, thần trí rõ ràng, chẳng qua hành động không tiện, vẫn phải nằm trên giường. Dư Chu Chu không biết tiếng cãi nhỏ của mấy người kia có truyền vào tai của bà ngoại đang ngủ mê man không, nhưng gương mặt của bà vẫn luôn bình tĩnh, bà dựa vào miếng lót ở đầu giường, sau lưng nhét một cái gối mềm, gọi con trai con gái tới trước mặt, im lặng không lên tiếng khi bọn họ cãi nhau.
“Mời một hộ lý đến đây đi, người ta chuyên nghiệp hơn, cũng đỡ làm mất thời gian của các con, mẹ không muốn làm phiền các con."
“Mẹ, chuyện này mà phiền làm phiền thế nào?" Mặt cậu cả đen lại, “Mặc dù người ngoài có chuyên nghiệp cỡ nào thì cũng không tận tâm bằng con trai con gái con dâu chăm sóc. Nếu như xảy ra chuyện bắt nạt bệnh nhân như trên báo…"
Dư Chu Chu thấy gương mặt muốn cãi lại của mợ ba, trong lòng không khỏi thở dài.
“Dù sao mẹ vẫn còn nói được, mắt cũng thấy được, không phải bà lão ngu ngốc nào, sao có thể bị bắt nạt chứ?" Bà ngoại cười với cậu cả, sau đó nói tiếp, “Còn thời gian dài trước khi chết đấy."
Câu nói cuối cùng rất nhỏ, nhưng lại làm gương mặt của mọi người trong phòng trở nên phức tạp.
“Tiền ba con để lại và tiền của mẹ, còn có tiền hưu và tiền bảo hiểm dưỡng lão có thể chịu được một thười gian dài, không cần các con bỏ tiền ra, còn không thì vẫn còn nhà đó."
Hôm đó bà ngoại không nói gì nhiều, nhưng sau khi lên tiếng giải quyết chuyện này thì lại vô cùng mệt mỏi. Bà lại nằm nghỉ, người lớn đi ra khỏi phòng, trên mặt đủ loại biểu cảm. Dư Chu Chu cảm thấy lời nói của bà có rất nhiều hàm nghĩa, nhưng cô nghe không hiểu.
“Trần Án, em cảm thấy em hiểu một chút."
“Em cảm thấy, bà ngoại đang dùng di sản để kiềm chế bọn họ."
“Em vẫn luôn sùng bái bà ngoại."
“Nhưng giờ em thấy bà ngoại rất đáng thương. Phải dùng cách này để ép cho con trai con gái mình nuôi lớn im lặng nghe lời. Nhìn qua là uy nghiêm của người lớn, nhưng thực tế lại rất bất lực. Cha mẹ là người trả giá nhiều nhất nhưng cũng bi ai nhất. Con trai con gái nợ cha mẹ mình, nhưng lại phải trả giá cho con của họ…. Cuộc đời của chúng ta giống như xoay quanh một đám nợ, cứ sinh sôi liên tục không ngừng."
“Cho nên tại sao bà ngoại lại phải nuôi mấy đứa con này? Nếu như chúng ta có thể biết rõ kết quả của con đường này, vậy tại sao vẫn phải đi tiếp?"
Dư Chu Chu ngừng bút, cô không hiểu tại sao lại thế. Có chút tức giận, một hạt giống được gieo vào nội tâm vốn bình tĩnh của cô, nó đang giãy dụa nảy mầm.
Quá trình trưởng thành chính là như vậy, mà quá trình của từ chối cũng như thế.
Cô có thể nhìn thấy bản thân từ bạn bè cùng lứa, cũng có thể tìm được tương lai của bạn thân từ Trần Án và mẹ mình, hoặc là từ chối trở thành người, nhưng cuối cùng, lại bất lực nhìn ông Cốc và bà ngoại bước chậm đến cái chết.
Mí mắt bà ngoại giật giật, tỉnh lại.
Hộ lý Lý đang gọt táo, Dư Chu Chu im lặng không làm gì, ngẩng đầu nhìn bình nước đang truyền, đem kim nhổ xuống. Lúc bé, bà ngoại bị bệnh, cô vẫn luôn ở cạnh xem y tá rút kim, lần này đã có cơ hội làm ngoài đời.
“Chu Chu đến rồi à? Bà quên hôm nay là thứ bảy. Cháu đã thi xong chưa?"
“Xong rồi ạ, chuẩn bị cho kì thi cuối kì sắp tới á bà." Dư Chu Chu nở nụ cười.
“Xem bà này, càng ngày càng hồ đồ."
Dư Chu Chu lắc đầu, “Không, thời gian thi cuối kì và giữa kì gần nhau lắm á bà, không cách mấy ngày, bà nói không sai."
Bà ngoại cười cười, đột nhiên quay đầu nhìn Dư Chu Chu với ánh mắt từ ái. Cô có thể thấy được hình bóng của mình qua đôi mắt của bà ngoại.
“Chớp mắt một cái đã lớn thế này rồi. Bà nhớ lúc cháu được y tá bế ra từ phòng sinh, bởi vì sinh non nên nhỏ như này này." Bà ngoài cố gắng giơ hai tay lên, khoảng chừng hai mươi, ba mươi centimet.
Dư Chu Chu tính toán bản thân hồi bé, bắt đầu suy nghĩ sao hồi đó mình có thể sống được.
“Từ cái nhìn đầu tiên, bà đã biết Chu Chu nhà chúng ta là một cô bé xinh đẹp rồi."
Quên đi, ai cũng bảo mấy đứa nhỏ vừa sinh ra rất giống con khỉ, cho nên mới có chuyện bị bế nhầm. Nhưng Dư Chu Chu lại không dám cười cợt.
Dư Chu Chu vĩnh viễn không biết hình ảnh bà ngoại lần đầu ôm cô như thế nào, nhưng cô vĩnh viễn nhớ được ấn tượng với từ ‘bà ngoại’ trong ngày mưa đó.
Lúc trước cũng có một vài ấn tượng mơ hồ, nhà bà ngoại, một người già, có nhiều người thân, anh chị…. Những kí ức hồi bé không có nhiều sắc thái cho lắm, giống như một cuộn phim câm đen trắng vậy.
Mẹ rất ít khi đưa cô về nhà bà ngoại. Thậm chí khi cô ba tuổi chỉ đến nhà bà ngoại vào ngày giao thừa thôi. Cho tới bây giờ, Dư Chu Chu mới hiểu sơ sơ lý do mẹ luôn chống cự với hai chữ ‘về nhà’ như vậy.
Mãi đến ngày thu trời mưa lúc bốn tuổi đó.
Mẹ con cô lại phải dọn nhà. Chuyển từ căn phòng đơn sơ đến một căn phòng khác. Cô ngồi xổm ở trên đống đồ gỗ nhìn mẹ và chú lái xe ba gác cãi nhau trả giá, giọng điệu cứng rắn của mẹ làm cô sợ, bầu trời âm u, hàng xóm và người qua đường lạnh nhạt, còn có cả những cơn gió mạnh và lạnh lẽo kia.
Trời lạnh đến rất sớm, nhưng cô chỉ mặc một cái áo lót và quần short nhỏ, đã mấy ngày không tắm rửa nên trên người rất bẩn.
Kinh khủng hơn là mẹ quên cô mất tiêu.
Ngày đó mẹ rất hốc hác, tính khí không tốt, buổi sáng Dư Chu Chu làm đổ cháo, mẹ còn mắng cô khóc. Cho nên khi mẹ cãi nhau với người lái xe ba bánh, Dư Chu Chu chỉ dám im lặng sợ haixngooif trên đống vật dụng gia đình để tới ‘nhà mới’, mẹ, thế còn con thì sao?
Cô ngồi một chỗ, không biết đợi bao lâu, chỉ nhớ lạnh đến mức cô không chịu được mà tìm chỗ khác để tránh gió, lúc đó chân đã bủn rủn tới mức không thể đứng được.
Cuối cùng mẹ mới phát hiện con mình đi đâu rồi, mẹ gọi cho cậu cả, đợi đến khi thức dậy, Dư Chu Chu ngẩng đầu thì thấy cậu cả đang đen mặt và một cậu nhóc đang ở sau lưng, Dư Kiều.
Dư Kiều đi ra ngoài chơi, cô muốn đến xem một chút, lại bị Dư Kiều đẩy ra, “Đừng làm phiền tao, ba mạng của tao sắp chết rồi."
Dư Chu Chu rất muốn nói cho hắn biết, em chỉ có một mạng, nhưng giờ em sắp chết rồi.
Khó chịu nhất là khi cô tới nhà bà ngoại, nhìn thấy một đống người xa lạ ở phòng khách. Bọn họ đang ăn cơm, đũa còn cầm trên tay, cùng nhau nhìn cô, tiếng nói chuyện im bặt, những ánh mắt đánh giá, thương hại hoặc khinh bỉ như những chiếc đèn pha chiếu thẳng vào người cô. Dư Chu Chu cúi đầu nắm chặt cái áo lót nhỏ nhăn nhúm của mình, cố gắng mặc kệ những ánh mắt đó – Từ đó về sau, cho dù là trời nóng vô cùng, cô cũng không bao giờ mặc áo lót và quần short mát mẻ mà các bạn nữ yêu thích.
Cô sợ bộ trang phục đó, không có lý do tại sao.
Nhưng bà ngoại đứng dậy, đi tới trước mặt cô, bế cô đi vào phòng bà, cứu cô ra khỏi đống đèn pha kia.
“Con khỉ nhỏ, lạnh chết rồi hả?"
“Không lạnh… Bà ngoại, cháu không lạnh." Đây là lần đầu Dư Chu Chu kêu một tiếng ‘bà ngoại’ một cách tự nguyện. Cái từ này mang ý nghĩa ấm áp vô cùng, lúc tết đến, cô luôn phải nói mấy câu “Mợ, chúc mừng năm mới" “Chị họ, chúc mừng năm mới" một cách ép buộc…
Dư Chu Chu thoát khỏi hồi ức, cô nhẹ nhàng vuốt lọn tóc bạc bên tai bà ngoại.
“Bà ngoại."
Edit: Pi sà Nguyệt
Beta: Pi sà Nguyệt + Lâm Khiết
[1] Nhân sinh giống như lần đầu gặp gỡ: Là một câu trong bài từ Mộc lan hoa lệnh – tự cổ quyết tuyệt từ của Nạp Lan Tính Đức. Đây là một bài ‘nghĩ cổ’, dựa theo ý thơ cổ, tỏ nỗi lòng oán thán của khuê phụ sau khi chia tay nam tử lâu ngày không thấy gặp lại.
Bài thơ như sau: Nhân sinh nhược chích như sơ kiến, hà sự thu phong bi họa phiến.
Đẳng nhàn biển khước cổ nhân tâm, khước đạo cổ nhân tâm dịch biển.
Ly Sơn ngữ bãi thanh tiêu bán, dạ vũ lâm linh chung bất oán,
Hà như bạc hạnh cẩm y lang, bỉ dực liên chi đương nhật nguyên.
Dịch nghĩa: Nhân sinh nếu chỉ như lần đầu gặp gỡ, thì sao có chuyện gió thu làm chiếc quạt đau lòng
Bỗng dưng cố nhân đổi lòng, lại nói là tình người luôn dễ đổi thay.
Ly Sơn dứt lời đêm trôi quá nửa, mưa đêm chuông vẳng chết chẳng oán hận,
Đường Minh có bạc tình đến đâu, thì ngày đó vẫn còn thề làm chim liền cánh cây liền cành.
(Lục Bích dịch)
“Lầu cao gương sáng thương đầu bạc. Sớm tựa tơ xanh, chiều đã tuyết" [2]
[2] Đây là một câu được trích ra từ bài thơ Tương Tiến Tửu của Lý Bạch, nghe bảo bài thơ được làm lúc Lý Bạch say nhưng nó lại ấp ủ những cay đắng ngọt bùi của Lý Bạch trong suốt nửa cuộc đời của ông.
Nguyên bài thơ như sau: Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi!
Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ti mộ thành tuyết.
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt!
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng,
Thiêm kim tán tận hoàn phục lai.
Phanh dương tế ngưu thả vi lạc,
Hội tu nhất ẩm tam bách bôi.
Sầm phu tử,
Đan Khấu sinh.
Tương tiến tửu,
Bôi mạc đình!
Dữ quân ca nhất khúc,
Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thính:
“Chung cổ soạn ngọc bất túc quý,
Đãn nguyện trường túy bất nguyện tinh!
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
Trần Vương tích thời yến Bình Lạc,
Đấu tửu thâp thiên tứ hoan hước".
Chủ nhân hà vi ngôn thiếu tiền,
Kính tu cô thủ đối quân chước.
Ngũ hoa mã,
Thiên kim cừu,
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu,
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.
Dịch nghĩa: Sắp mời rượu,
Thấy chăng anh
Nước Hoàng Hà từ trời tuôn xuống
Chẳng băng ra biển, chẳng quay về.
Lại chẳng thấy,
Lầu cao gương sáng thương đầu bạc,
Sớm tựa tơ xanh, chiều đã tuyết.
Đời khi đắc ý hãy nên vui,
Chớ để chén vàng trơ trước nguyệt.
Trời sinh ta tài ắt phải chọn
Nghìn vàng tiêu hết rồi có thôi.
Mổ dê, giết trâu lại vui nữa
Đủ ba trăm chén một lần mờ.
Sầm phu tử,
Đan Khấu sinh,
Nào kèo rượu, chén chớ dừng!
Cùng người ca một khúc,
Xin người nghiêng tai hãy lắng nghe,
“Tiếc lớn chuông trống dạo chẳng quý,
Không được tỉnh đâu, phải say nhè
Thánh hiền từ xa xưa đà lạnh ngắt
Lưu danh thiên hạ kẻ ôm be
Trần Vương thuở trước yến Bình Lạc
Đấu rượu vạn tiền say một cuộc".
Chủ nhân xin đừng nói thiếu tiền
Mai kiếm rượu về lại cùng chuốc.
Áo cừu ngựa quý của ta đâu
Hãy sai hầu trẻ đem đổi rượu,
Cùng uống cho tan vạn cổ sầu.
(Ngô Văn Phú dịch)
“Sao lại bảo tôi né tránh không muốn chăm sóc? Tôi không bảo không đến chăm sóc, nhưng tôi cũng có việc của tôi mà? Ý anh là muốn tôi bỏ việc đi chăm phải không? Tôi đã phải chuyển ca với đồng nghiệp mấy lần rồi, bây giờ lại bảo tôi nghỉ làm, có phải muốn tôi đi làm con hầu còn mấy người thì nghỉ ngơi không hả?"
Bà ngoại nằm viện bảy ngày, mẹ lại đi nói chuyện với bác sĩ, Dư Chu Chu tự đi tới phòng viện, hành lang rất yên tĩnh, cho nên vừa tới cửa phòng đã nghe thấy tiếng mợ ở trong phòng vang lên.
Mẹ Dư Linh Linh đã xin nghỉ việc từ hồi Dư Linh Linh học cấp ba, bà tính nghỉ ở nhà để chăm sóc con gái đang chuẩn bị thi đại học, cho nên không tìm việc làm, ngược lại ba Dư Linh Linh một mình đi làm và lo tiền ăn học cho Dư Linh Linh, tuy rằng chưa trang trí nhà mà đơn vị cho ở nhưng mẹ chồng rất khỏe, cho nên có thể ở trong nhà mẹ chồng, cũng vì vậy tạm thời không cần nghĩ tới việc trang trí nhà cửa.
Nhưng bây giờ bà ngoại không còn khỏe nữa rồi.
Hai ngày trước, Dư Chu Chu nghe được tin mẹ Dư Linh Linh tìm được việc làm, làm người trông kí túc xá nơi trường mỹ thuật.
Mẹ thở dài bảo, chị dâu sợ phiền.
Sợ phải nhận việc chăm sóc mẹ chồng cho nên mới vội tìm đường tránh.
Tiền nằm viện và tiền chữa bệnh đều lấy từ tiền hưu được bà ngoại góp từng chút, còn có một phần là do trường đại học trước kia bà ngoại làm trả cho. Nhưng Dư Chu Chu vẫn cảm nhận được bầu không khí kì dị của các cậu mợ và mẹ.
Tiền là một thứ rất thần kì. Những thứ tình cảm mà bạn cho rằng không thứ gì phá vỡ được như tình bạn, tình thân, tình yêu sẽ bị nó phá vỡ tất cả. Là bởi vì lợi ích cho nên mọi người không ai thừa nhận, cũng không nói, “Tôi không quan tâm tới tiền." Sau đó dùng hết sức mà chứng minh mình có thể “nhìn thấy rõ vấn đề phẩm chất" từ tiền bạc.
Mỗi khi đến lúc phân chia cái gì trong nhà, Dư Chu Chu cảm thấy vô cùng nghi ngờ.
Dưỡng lão. Việc già yếu là việc không ai ngăn được, mong muốn con cái có thể ở bên – đây là những gì mà cha mẹ hi vọng, nhưng cũng là chuyện không dám chắc chắn.
Dư Chu Chu dùng sức gõ cửa.
Tiếng oán giận của mợ ngừng lại. Dư Chu Chu bình tĩnh bước vào cửa, nhìn vẻ mặt khó xử của cậu, còn mợ thì vội chuyển đề tài.
“Chu Chu à, hôm nay cháu không đi học à?"
“Hôm nay là thứ bảy."
Mợ cười như không cười, để lại một câu, “Mợ đi mua cơm." sau đó đi ra khỏi cửa, cậu dặn một câu, “Nhìn một chút, đợi đến khi gần hết bình thì gọi y tá tới rút."
Từ bé Dư Chu Chu đã quen với việc bà ngoại phải truyền nước, khi đó cô rất vui vẻ quan sát y tá rút kim ra. Bởi vì cô rất thích quá trình rút kim, cho nên mỗi khi bà truyền nước, cô sẽ mong ngóng nước truyền cho xong để xem quá trình rút kim.
Cậu dặn dò vài câu xong thì im bặt, lời oán giận của vợ làm cậu ở tình thế khó xử, cũng không biết làm gì với em trai em gái, nhưng ông lại không dám ngăn vợ mình lại.
Ông là một người mềm yếu, Dư Chu Chu nhớ hồi bé có lần thấy cậu và mợ dẫn Dư Linh Linh từ công viên về, trên đầu cậu mang một cái mũ lưỡi trai hình Vịt Donald, mũ hơi bị chật cho nên lỗ tai bị đè chặt, giống như một con chó nhỏ đã cụp tai lại.
Dư Đình Đình cười hì hì chỉ vào lỗ tai của cậu bảo, cậu hai, lỗ tai của cậu mềm ghê.
Dư Linh Linh nở nụ cười, Dư Chu Chu cũng thấy rất thú vị, nhưng lại không để ý tới gương mặt biến sắc của mợ và nụ cười khổ của bà ngoại.
“Cậu ra ngoài hút một điếu thuốc, Chu Chu cháu nhớ xem kĩ bình truyền nhé." Cậu nhắc lại một lần rồi cầm áo khoác đi ra ngoài.
Chu Chu ngồi lên ghế nhìn gương mặt bình tĩnh của bà ngoại đang ngủ, thở dài một hơi.
Bà ngoại, bà đừng ốm lâu quá đó, phải mau khỏe đó.
Bởi vì không có đứa con trai có hiếu nào chăm bà lâu đâu.
Dư Chu Chu mười bốn tuổi đã học được sự ấu trĩ nhưng lại cay nghiệt —-
Chuyện bà ngoại bị ốm, cô vẫn kể cho Trần Án nghe. Từ những cuộc cãi vã nhỏ đến các cuộc tranh cãi lớn, cô lựa chọn một số chuyện để kể cho anh. Có lúc cô cảm thấy ngại khi kể chuyện nhà cho ‘người ngoài’, nhưng hình ảnh gia đình vốn hòa thuận ngày tết kia lại hổng một lỗ lớn làm cho ‘người lớn’ Dư Chu Chu lo lắng vô cùng, không dám lạnh nhạt nhìn thẳng, cô chỉ có thể kể những thứ này cho Trần Án, để trút hết gánh nặng ra ngoài.
Trong thư không chỉ có mấy lời cảm thán, cô phải cố gắng kể rõ ngọn nguồn, giống như làm vậy có thể làm rõ được ai đúng ai sai.
Ví dụ như mợ ba phản đối việc thay phiên chăm sóc, kiên trì thuê một bảo mẫu hoặc hộ lý chăm sóc, mà cậu cả lại cho rằng trong nhà có con dâu con gái nhiều như thế mà phải thuê người ngoài đến chăm sóc, truyền ra ngoài sẽ rất mất mặt.
Ví dụ như mợ hai lo lắng vì Dư Kiều là cháu đích tôn duy nhất trong nhà nên nhà sẽ là của cậu bé.
Ví dụ mẹ rất phản cảm hành vi chạy trốn của mợ hai, cho rằng ba người bọn họ thường xuyên ở nhà bà ngoại, bà ngoại còn nuôi Dư Linh Linh lớn, đi ra ngoài làm việc kiếm được mấy trăm đồng tiền lương còn không bằng đừng thuê người ngoài mà mỗi người trong nhà trả tiền công cho mợ hai mỗi tháng, nhưng cậu hai lại che chở cho vợ mình, bảo việc này không giống nhau – sau đó họ cãi nhau một trận.
Ví dụ….
“Trần Án, họ lại cãi nhau rồi, em thấy em sắp tiều tụy theo luôn rồi."
Ừ, là từ này, ngay cả uể oải cũng không thể hình dung được tình trạng này. Chỉ có tiều tụy mới có thể.
Cuối cùng tình trạng của bà ngoại cũng tốt hơn, thần trí rõ ràng, chẳng qua hành động không tiện, vẫn phải nằm trên giường. Dư Chu Chu không biết tiếng cãi nhỏ của mấy người kia có truyền vào tai của bà ngoại đang ngủ mê man không, nhưng gương mặt của bà vẫn luôn bình tĩnh, bà dựa vào miếng lót ở đầu giường, sau lưng nhét một cái gối mềm, gọi con trai con gái tới trước mặt, im lặng không lên tiếng khi bọn họ cãi nhau.
“Mời một hộ lý đến đây đi, người ta chuyên nghiệp hơn, cũng đỡ làm mất thời gian của các con, mẹ không muốn làm phiền các con."
“Mẹ, chuyện này mà phiền làm phiền thế nào?" Mặt cậu cả đen lại, “Mặc dù người ngoài có chuyên nghiệp cỡ nào thì cũng không tận tâm bằng con trai con gái con dâu chăm sóc. Nếu như xảy ra chuyện bắt nạt bệnh nhân như trên báo…"
Dư Chu Chu thấy gương mặt muốn cãi lại của mợ ba, trong lòng không khỏi thở dài.
“Dù sao mẹ vẫn còn nói được, mắt cũng thấy được, không phải bà lão ngu ngốc nào, sao có thể bị bắt nạt chứ?" Bà ngoại cười với cậu cả, sau đó nói tiếp, “Còn thời gian dài trước khi chết đấy."
Câu nói cuối cùng rất nhỏ, nhưng lại làm gương mặt của mọi người trong phòng trở nên phức tạp.
“Tiền ba con để lại và tiền của mẹ, còn có tiền hưu và tiền bảo hiểm dưỡng lão có thể chịu được một thười gian dài, không cần các con bỏ tiền ra, còn không thì vẫn còn nhà đó."
Hôm đó bà ngoại không nói gì nhiều, nhưng sau khi lên tiếng giải quyết chuyện này thì lại vô cùng mệt mỏi. Bà lại nằm nghỉ, người lớn đi ra khỏi phòng, trên mặt đủ loại biểu cảm. Dư Chu Chu cảm thấy lời nói của bà có rất nhiều hàm nghĩa, nhưng cô nghe không hiểu.
“Trần Án, em cảm thấy em hiểu một chút."
“Em cảm thấy, bà ngoại đang dùng di sản để kiềm chế bọn họ."
“Em vẫn luôn sùng bái bà ngoại."
“Nhưng giờ em thấy bà ngoại rất đáng thương. Phải dùng cách này để ép cho con trai con gái mình nuôi lớn im lặng nghe lời. Nhìn qua là uy nghiêm của người lớn, nhưng thực tế lại rất bất lực. Cha mẹ là người trả giá nhiều nhất nhưng cũng bi ai nhất. Con trai con gái nợ cha mẹ mình, nhưng lại phải trả giá cho con của họ…. Cuộc đời của chúng ta giống như xoay quanh một đám nợ, cứ sinh sôi liên tục không ngừng."
“Cho nên tại sao bà ngoại lại phải nuôi mấy đứa con này? Nếu như chúng ta có thể biết rõ kết quả của con đường này, vậy tại sao vẫn phải đi tiếp?"
Dư Chu Chu ngừng bút, cô không hiểu tại sao lại thế. Có chút tức giận, một hạt giống được gieo vào nội tâm vốn bình tĩnh của cô, nó đang giãy dụa nảy mầm.
Quá trình trưởng thành chính là như vậy, mà quá trình của từ chối cũng như thế.
Cô có thể nhìn thấy bản thân từ bạn bè cùng lứa, cũng có thể tìm được tương lai của bạn thân từ Trần Án và mẹ mình, hoặc là từ chối trở thành người, nhưng cuối cùng, lại bất lực nhìn ông Cốc và bà ngoại bước chậm đến cái chết.
Mí mắt bà ngoại giật giật, tỉnh lại.
Hộ lý Lý đang gọt táo, Dư Chu Chu im lặng không làm gì, ngẩng đầu nhìn bình nước đang truyền, đem kim nhổ xuống. Lúc bé, bà ngoại bị bệnh, cô vẫn luôn ở cạnh xem y tá rút kim, lần này đã có cơ hội làm ngoài đời.
“Chu Chu đến rồi à? Bà quên hôm nay là thứ bảy. Cháu đã thi xong chưa?"
“Xong rồi ạ, chuẩn bị cho kì thi cuối kì sắp tới á bà." Dư Chu Chu nở nụ cười.
“Xem bà này, càng ngày càng hồ đồ."
Dư Chu Chu lắc đầu, “Không, thời gian thi cuối kì và giữa kì gần nhau lắm á bà, không cách mấy ngày, bà nói không sai."
Bà ngoại cười cười, đột nhiên quay đầu nhìn Dư Chu Chu với ánh mắt từ ái. Cô có thể thấy được hình bóng của mình qua đôi mắt của bà ngoại.
“Chớp mắt một cái đã lớn thế này rồi. Bà nhớ lúc cháu được y tá bế ra từ phòng sinh, bởi vì sinh non nên nhỏ như này này." Bà ngoài cố gắng giơ hai tay lên, khoảng chừng hai mươi, ba mươi centimet.
Dư Chu Chu tính toán bản thân hồi bé, bắt đầu suy nghĩ sao hồi đó mình có thể sống được.
“Từ cái nhìn đầu tiên, bà đã biết Chu Chu nhà chúng ta là một cô bé xinh đẹp rồi."
Quên đi, ai cũng bảo mấy đứa nhỏ vừa sinh ra rất giống con khỉ, cho nên mới có chuyện bị bế nhầm. Nhưng Dư Chu Chu lại không dám cười cợt.
Dư Chu Chu vĩnh viễn không biết hình ảnh bà ngoại lần đầu ôm cô như thế nào, nhưng cô vĩnh viễn nhớ được ấn tượng với từ ‘bà ngoại’ trong ngày mưa đó.
Lúc trước cũng có một vài ấn tượng mơ hồ, nhà bà ngoại, một người già, có nhiều người thân, anh chị…. Những kí ức hồi bé không có nhiều sắc thái cho lắm, giống như một cuộn phim câm đen trắng vậy.
Mẹ rất ít khi đưa cô về nhà bà ngoại. Thậm chí khi cô ba tuổi chỉ đến nhà bà ngoại vào ngày giao thừa thôi. Cho tới bây giờ, Dư Chu Chu mới hiểu sơ sơ lý do mẹ luôn chống cự với hai chữ ‘về nhà’ như vậy.
Mãi đến ngày thu trời mưa lúc bốn tuổi đó.
Mẹ con cô lại phải dọn nhà. Chuyển từ căn phòng đơn sơ đến một căn phòng khác. Cô ngồi xổm ở trên đống đồ gỗ nhìn mẹ và chú lái xe ba gác cãi nhau trả giá, giọng điệu cứng rắn của mẹ làm cô sợ, bầu trời âm u, hàng xóm và người qua đường lạnh nhạt, còn có cả những cơn gió mạnh và lạnh lẽo kia.
Trời lạnh đến rất sớm, nhưng cô chỉ mặc một cái áo lót và quần short nhỏ, đã mấy ngày không tắm rửa nên trên người rất bẩn.
Kinh khủng hơn là mẹ quên cô mất tiêu.
Ngày đó mẹ rất hốc hác, tính khí không tốt, buổi sáng Dư Chu Chu làm đổ cháo, mẹ còn mắng cô khóc. Cho nên khi mẹ cãi nhau với người lái xe ba bánh, Dư Chu Chu chỉ dám im lặng sợ haixngooif trên đống vật dụng gia đình để tới ‘nhà mới’, mẹ, thế còn con thì sao?
Cô ngồi một chỗ, không biết đợi bao lâu, chỉ nhớ lạnh đến mức cô không chịu được mà tìm chỗ khác để tránh gió, lúc đó chân đã bủn rủn tới mức không thể đứng được.
Cuối cùng mẹ mới phát hiện con mình đi đâu rồi, mẹ gọi cho cậu cả, đợi đến khi thức dậy, Dư Chu Chu ngẩng đầu thì thấy cậu cả đang đen mặt và một cậu nhóc đang ở sau lưng, Dư Kiều.
Dư Kiều đi ra ngoài chơi, cô muốn đến xem một chút, lại bị Dư Kiều đẩy ra, “Đừng làm phiền tao, ba mạng của tao sắp chết rồi."
Dư Chu Chu rất muốn nói cho hắn biết, em chỉ có một mạng, nhưng giờ em sắp chết rồi.
Khó chịu nhất là khi cô tới nhà bà ngoại, nhìn thấy một đống người xa lạ ở phòng khách. Bọn họ đang ăn cơm, đũa còn cầm trên tay, cùng nhau nhìn cô, tiếng nói chuyện im bặt, những ánh mắt đánh giá, thương hại hoặc khinh bỉ như những chiếc đèn pha chiếu thẳng vào người cô. Dư Chu Chu cúi đầu nắm chặt cái áo lót nhỏ nhăn nhúm của mình, cố gắng mặc kệ những ánh mắt đó – Từ đó về sau, cho dù là trời nóng vô cùng, cô cũng không bao giờ mặc áo lót và quần short mát mẻ mà các bạn nữ yêu thích.
Cô sợ bộ trang phục đó, không có lý do tại sao.
Nhưng bà ngoại đứng dậy, đi tới trước mặt cô, bế cô đi vào phòng bà, cứu cô ra khỏi đống đèn pha kia.
“Con khỉ nhỏ, lạnh chết rồi hả?"
“Không lạnh… Bà ngoại, cháu không lạnh." Đây là lần đầu Dư Chu Chu kêu một tiếng ‘bà ngoại’ một cách tự nguyện. Cái từ này mang ý nghĩa ấm áp vô cùng, lúc tết đến, cô luôn phải nói mấy câu “Mợ, chúc mừng năm mới" “Chị họ, chúc mừng năm mới" một cách ép buộc…
Dư Chu Chu thoát khỏi hồi ức, cô nhẹ nhàng vuốt lọn tóc bạc bên tai bà ngoại.
“Bà ngoại."
Tác giả :
Bát Nguyệt Trường An