Vượt Lên Hàng Đầu

Chương 19

Khi quan trưởng ấn đệ trình bản ngân khố nhà nước vào tháng 11 – 1976, một quá trình dài cho bản dự luật tài chính với các cách áp dụng mới đã được đề nghị chấp nhận đang tràn ngập Nghị viện. Charles cho dù không phải là thành viên ghế đầu ban Tài chính, vẫn thường xuyên dẫn đầu các thành viên ghế sau trong những điều khoản mà anh có kiến thức chuyên môn.

Anh và Clive Reynolds nghiên cứu Dự luật Tài chính kỹ lưỡng và họ đã chọn ra được bảy điều khoản có thể gây hiệu quả cho ngân hàng. Reynolds hướng dẫn Charles từng điều khoản đề nghị những sửa đổi, diễn đạt lại và trong một vài trường hợp đề nghị những cuộc tranh luận để loại bỏ trong mọi phần của dự thảo. Charles hiểu nhanh và bổ sung thêm ý kiến riêng của mình vào một hoặc hai ý kiến đã làm cho ngay cả Clive Reynolds cũng phải cân nhắc lại. Sau khi Charles đã trình bản sửa đổi ba điều khoản lên Nghị viện, cả hai dãy ghế hàng trên đều có sự chăm chú một cách đáng kính trọng. Một buổi sáng, sau thất bại của chính phủ về điều khoản có liên quan đến những khoản vay của ngân hàng, anh nhận được một tờ chúc mừng của bà Margaret Thatcher.

Điều khoản mà Charles muốn thấy nhất được trích dẫn từ Dự luật liên quan đến quyền riêng tư của khách hàng khi có công việc với nhà băng Thương mại. Quan Chưởng ấn Nội các nhận thấy kiến thức nghề nghiệp của Charles về vấn đề này đã mời anh phát biểu về điều khoản thứ 110 từ hàng ghế trên. Charles nhận thức được rằng nếu như anh bảo vệ được trước Chính phủ điều khoản này, anh có thể được mời tham gia vào ban Tài chính của Chính phủ Nội các.

Ông Trưởng ban xác định rằng điều khoản 110 về quyền riêng tư ở ngân hàng sẽ được xét đến vào khoảng trưa ngày thứ Năm, Charles tập trước với Clive Reynolds về cuộc tranh luận và Clive chỉ có một hoặc hai sửa đổi nhỏ thêm vào trước khi Charles đến Nghị viện. Khi anh đến nơi, trên tấm bảng có gắn mẩu giấy nhắn tin đề nghị anh gọi điện ngay cho ngài Quan Chưởng ấn Nội các.

- Chính phủ chuẩn bị chấp nhận sửa đổi của đảng Tự do được đệ trình tối qua. – Quan Chưởng ấn Nội các nói với anh.

- Tại sao? – Charles hỏi.

- Sự thay đổi nhỏ nhất là điều sau này thực sự là gì, nhưng nó rút họ ra khỏi lưỡi móc và giữ cho cuộc bầu cử của phái Tự do nguyên vẹn. Điều chính là không có thay đổi gì trong sự việc, nhưng anh cần phải nghiên cứu lời lẽ cẩn thận. Tôi có thể đi để anh nắm vững vấn đề.

- Nhất định rồi. – Charles nói và hài lòng với trách nhiện mà họ đã tin tưởng vào anh.

Anh đi dọc hành lang đến phòng bầu cử và chọn ra những tờ điều khoản 110 và những đề nghị sửa đổi của đảng Tự do. Anh đọc cả hai văn bản đến sáu lần trước khi viết những lời nhận xét. Ban luật sư của Nghị viện, với kinh nghiệm thường ngày của mình đã tạo ra một bản bổ sung sửa đổi tài tình. Charles nhảy bổ vào phòng điện thoại bên cạnh và gọi về cho Clive Reynolds ở ngân hàng. Charles đọc bản sửa đổi qua điện thoại cho anh và im lặng trong khi Reynolds xem xét các ngụ ý của nó.

- Một tập hợp của sự thông minh, sắc xảo. Đó là một công việc trang điểm, nhưng nó sẽ không thay đổi sức mạnh đầu tư của nó trong Chính phủ một tí nào. Anh có nghĩ là quay về ngân hàng chưa. Tôi sẽ có thời gian thêm để nghĩ về nó.

- Chưa, - Charles hỏi tiếp – anh có rỗi, chúng ta đi ăn trưa?

Clive Reynolds xem lại lịch làm việc. Chủ ngân hàng người Bỉ sẽ ăn trưa ở phòng hội đồng nhưng đã có các đồng sự của anh làm việc đó. "Được, tôi rỗi".

- Tốt quá, - Charles nói, - tại sao anh lại không gặp tôi cạnh Nhà Trắng vào khoảng một giờ nhỉ?

- Cảm ơn, - Reynolds đồng ý – Đến lúc đó tôi cũng có đủ thời gian cho những thay đổi to lớn rồi.

Charles dùng thời gian còn lại của buổi sáng để viết lại bài diễn văn của mình. Anh hy vọng với nó, anh có thể chống lại những lý lẽ của đảng Lao động và làm cho họ phải xem xét lại vị trí của họ. Nếu nó được tác thành của Reynolds, hôm đó sẽ là ngày của anh. Anh đọc lại điều khoản lần nữa, tin chắc rằng anh đã tìm được cách có thể qua được kẽ hở mà các nhân viên dân sự không thể bịt lại. Anh cất bài diễn văn và bản sửa đổi vào túi trong, đi xuống mở cửa ra vào của các nghị sĩ và nhẩy vào một chiếc taxi đang đợi khách.

Khi chiếc xe đưa anh đi dọc St. Jame, Charles nghĩ rằng anh vừa nhìn thấy vợ mình đi ở phía bên kia đường. Anh vặn cửa sổ thấp xuống để nhìn cho chắc chắn, nhưng cô đã biến vào nhà hàng Prunie. Anh băn khoăn, không biết cô cùng ăn cơm với cô bạn gái nào. Chiếc xe đi qua St. Jame và đến chỗ dừng xe ngoài Nhà Trắng.

Charles thấy rằng anh đã đến sớm vài phút và anh quyết định đi bộ đến nhà hàng Prunie để hỏi Fiona xem cô có muốn sau bữa trưa đến Nghị viện và nghe anh trình bày điều luật tài chính không. Đã đến nhà hàng, anh liếc nhìn qua cửa sổ và cứng người lại. Fiona đang nói chuyện tại quầy bar với một người đàn ông ngồi quay lưng về phía anh, nhưng anh nghĩ rằng anh nhận ra được là ai. Charles nhận ra vợ mình mặc một chiếc váy mà anh chưa bao giờ nhìn thấy. Anh không động đậy vì thấy người phục vụ chỉ cho họ chiếc bàn ở góc, nơi họ không bị ánh sáng ảnh hưởng. Bản năng đầu tiên của Charles là đến thẳng đối diện họ, nhưng rồi anh tự kiềm mình lại.

Anh đứng yên một mình vì điều đã thấy, không chắc điều gì sẽ phải làm tiếp. Cuối cùng anh quay lại góc đường St. Jame và đứng ở phía ngoài trước cửa Tòa nhà Kinh tế để vạch ra một vài kế hoạch, và đi đến quyết định cuối cùng là không làm gì ngoài việc phải đợi. Anh đứng ở đó quá giận dữ và quá cô đơn đến mức quên cả bữa trưa đã hẹn với Clive Reynolds chỉ cách có vài trăm yard cùng con đường.

Một tiếng hai mươi phút sau, người đàn ông ra khỏi Prunie một mình và hướng tới St. Jame. Charles thấy cảm giác nhẹ bớt khi thấy anh ta quay vào quảng trường St. Jame. Vài phút sau, Fiona bước ra và bước theo chân người đàn ông. Charles băng qua đường làm cho một chiếc ô tô đột ngột phải đổi hướng, trong khi đó một chiếc mô tô khác phải trượt phanh dài. Anh theo sát bóng vợ, cố gắng giữ một khoảng cách an toàn. Khi đi tới góc phố, anh nhìn thấy Fiona vào khách sạn Stafford, cô đẩy chiếc cửa xoay và bước vào thang máy trống.

Charles bước vội đến chiếc cửa xoay và cố nhìn thấy những con số nhỏ phía trên phòng thang máy nhấp nháy chiếu sáng trong quá trình vận hành cho đến khi chúng dừng lại ở con số bốn. Anh bước vội qua chiếc cửa xoay và đến thẳng bàn tiếp tân.

- Tôi có thể giúp gì ngài được? – người nhân viên hỏi.

- Vâng, - có phòng ăn trong khách sạn này ở tầng bốn chứ? – Charles hỏi.

- Không, thưa ngài – nhân viên lễ tân trả lời, ngạc nhiên – nhà ăn có tại tầng trệt phía tay trái ngài. – Anh giơ tay chỉ hướng – Chỉ có các phòng ngủ ở tầng bốn thôi.

- Cám ơn anh. – Charles nói và đi ra ngoài.

Anh quay trở lại tòa nhà Kinh tế và đi lại lên xuống St. Jame gần hai tiếng cho đến khi người đàn ông đó hiện ra từ khách sạn Stafford: Alexander Daghlish gọi taxi và biến về phía Piccadi.

Fiona rời khách sạn khoảng 20 phút sau đó và đi theo con đường nhỏ qua công viên trước khi đi vào quảng trường Eaton.

Trong vài ba lần Charles phải lùi lại không để cho Fiona nhận thấy, có lần anh đã ở sát cô đến nỗi anh nhìn thấy nụ cười mãn nguyện trên khuôn mặt cô.

Anh tiếp tục theo dõi vợ suốt dọc con đường qua công viên St. Jame bỗng đột nhiên sực nhớ lại. Anh xem đồng hồ, lao trở về con đường chính, vậy gọi taxi và hét lên: "Đến tòa nhà Nghị viện, càng nhanh càng tốt". Chiếc xe chỉ mất có bảy phút đi và Charles dúi cho anh tài tờ hai bảng trước khi chạy vội qua hành lang các Nghị viện xuyên qua gian phòng không kịp thở. Anh dừng lại cạnh người phục vụ tại ghế.

Từ chiếc bàn nơi anh ngồi, ông Chủ tịch đứng đối diện với các Nghị viên đông nghẹt và đọc:

Đồng ý bên cánh hữu: 294

Phản đối bên cánh tả: 293

Phe đồng ý thắng, phe đồng ý đã thắng.

Những hàng ghế của phe Chính phủ thì vui mừng còn những hàng ghế của phe Bảo thủ thì trông thật rầu rĩ. "Họ đang bảo vệ điều khoản nào vậy?" – Charles vẫn còn chưa thở được hỏi người phục vụ ghế.

- Điều khoản 110 thưa ngài Hampton.

Simon đang là khách của trường Thương mại ở Manchester thì nhận được tin nhắn gọi điện thoại cho Elizabeth. Điều này không bình thường đối với Elizabeth khi cô gọi điện giữa ban ngày và Simon cảm thấy một điều xấu. Điều gì đó có thể xảy ra với bọn trẻ. Ông hiệu trưởng của trường Thương mại đưa Simon tới phòng làm việc riêng của mình và để anh lại một mình.

Bà bác sĩ Kerslake không có ở bệnh viện, điều người ta nói càng làm anh thêm lo lắng. Anh quay về số điện tại phố Beaufort.

Elizabeth nhấc ngay ống nghe chứng tỏ cô đã ngồi chỉ để chờ nghe anh gọi.

- Em đã bị mất việc – Cô báo tin.

- Cái gì? – Simon nói, chưa hiểu được vấn đề.

- Em nằm trong số dư thừa, phải chăng đội ngũ những người tiên tiến có nghĩa làm giảm giá trị của tai họa đi? Những người lãnh đạo bệnh viện được chỉ dẫn của bộ Sức khỏe và bảo vệ xã hội đã thực hiện giảm biên chế và chúng em, ba người từ phòng Phụ khoa đã mất việc. Em phải ra đi vào cuối tháng này.

- Anh xin lỗi, em yêu – Anh nói và biết rằng những lời nói của mình không phù hợp.

- Em không muốn làm phiền anh nhưng em chỉ muốn nói với một ai đó thôi, - Elizabeth đáp – bất kì người nào cũng sẽ phàn nàn với nghị sĩ của mình, vì thế em cho rằng đã đến lượt em.

- Thường trong những trường hợp này điều anh làm là đẩy sai lầm cho đảng Lao động – Simon trả lời và cảm thấy mừng khi nghe tiếng cười của Elizabeth.

- Cám ơn anh yêu vì đã gọi điện cho em nhanh như vậy. Hẹn gặp anh ngày mai. – Cô nói và đặt ống nghe xuống.

Simon quay trở lại nhóm của mình và giải thích rằng anh phải rời London ngay lập tức. Anh gọi taxi đến sân bay và đáp chuyến tàu tốc hành đến Healthrow. Anh có mặt tại phố Beaufort trong vòng ba giờ.

- Em không muốn anh quay về - Elizabeth nói một cách hối hận khi nhìn thấy anh ở ngưỡng cửa.

- Anh trở về để ăn mừng – Simon nói – chúng ta hãy mở chai Champage mà Ronnie biếu khi anh ấy kết thúc việc của Morgan Grenfell.

- Sao vậy?

Vì Ronnie nói với anh một điều. Em sẽ phải luôn luôn ăn mừng những tai họa mà không phải thắng lợi.

Simon treo áo khoác và đi lấy chai Champage. Khi anh quay lại với cái chai và hai cái cốc, Elizabeth hỏi: "Sự bội chi của anh hôm nay như thế nào rồi?".

- Hạ xuống 16 nghìn bảng cho hoặc lấy một bảng.

- Tốt rồi, khi đó lại là vấn đề khác. Em sẽ không đưa ra một bảng nào trong tương lai nữa mà chỉ lấy vào thôi.

Simon ôm vai vợ. "Đừng ngốc nghếch thế. Sẽ có người nào đó chộp lấy em đấy".

- Điều đó sẽ không dễ dàng như thế - Elizabeth đáp.

- Tại sao lại không? – Simon cố hỏi vợ một cách vui vẻ.

- Bởi vì em luôn được báo trước về điều liệu em có muốn làm vợ của một nhà chính trị hay là một bác sĩ.

Simon thật sửng sốt "Anh không còn suy nghĩ được gì nữa. Anh rất xin lỗi".

- Đấy là sự lựa chọn của em, anh thân yêu ạ. Nhưng em cũng sẽ thực hiện một hoặc hai quyết định nếu em muốn ở lại trong ngành Y, đặc biệt nếu anh sẽ trở thành Bộ trưởng.

- Em không thể cho phép mình không làm bác sĩ. Điều này cũng quan trọng như mong ước trở thành Bộ trưởng. Anh có thể nói với Gery Vaughan là Bộ trưởng chỉ định của Bộ Y tế. Ông ấy có thể…

- Nhất định là không, Simon ạ. Nếu như em nhận một việc làm khác, nó sẽ là một việc không ai phải giúp đỡ cho cả anh và em

Chuyến đi đầu tiên của Raymond đến Mỹ theo nhiệm vụ của Bộ trưởng bộ Thương mại. Anh được đề nghị trình bày định mức thuế suất – nhập khẩu của nước mình tới Quỹ tiền tệ quốc tế và tiếp theo là món nợ của nước Anh tháng Mười một trước. Các nhân viên dân sự của anh đã kiểm tra bài diễn văn được chuẩn bị sẵn cùng với anh vài lần, họ nhấn mạnh Bộ trưởng về trách nhiệm được đặt lên vai anh.

Bài diễn văn của Raymond được ấn định vào sáng thứ Tư. Anh bay tới Washington vào Chủ nhật và để cả ngày thứ hai và thứ ba nghe những vấn đề của các Bộ trưởng bộ Thương mại các nước khác trình bày cùng lúc cố làm quen với tai nghe và lời của cô phiên dịch.

Buổi tối trước khi đọc bài diễn văn, Raymond không ngủ được. Anh tiếp tục tập lại những câu mấu chốt và nhắc lại những điểm chủ yếu cần nhấn mạnh cho tới khi hầu như đã thuộc lòng. Lúc 3 giờ sáng, anh bỏ bài diễn văn xuống sàn nhà cạnh giường và gọi điện tán gẫu với Kate trước khi cô đi làm.

- Em rất thích nghe bài phát biểu của anh tại hội nghị. – Cô nói với anh – dù em không cho rằng nó sẽ khác nhiều với lần thứ ba mươi mà em đã nghe nó ở phòng ngủ.

Tất cả các công việc và sự chuẩn bị đã chứng minh trên toàn thế giới, khi anh giở tới trang cuối, Raymond không thể chắc chắn rằng trường hợp của anh được ủng hộ đến đâu nhưng anh biết rằng đó là bài diễn văn hay nhất mà anh đã từngđọc. Khi anh nhìn lên, những nụ cười xung quanh chiếc bàn oval càng làm anh tin rằng bài diễn văn của anh đã giành được thắng lợi.

Vào cuối buổi trưa của kỳ họp, Raymond bước ra ngoài không khí trong lành củaWashington và quyếtđịnh đi bộ về Đại sứ quán. Anh vui vẻ với ưu thế công việc của mình tại Hội nghị quốc tế và bước nhanh hơn. Ngày bế mạc đã đến gần một bữa tiệc đặc biệt và anh có thể trở về vào cuối tuần.

Khi Raymond về tới Đại sứ quán, người lính gác đã làm một cuộc kiểm tra đúp, anh ta không quen với những ngài Bộ trưởng đi bộ và không có người bảo vệ. Raymond tiếp tục được phép đi theo con đường dẫn đến tòa nhà Lutyens. Anh nhìn lên và thấy quốc kỳ nước Anh được treo rủ ở giữa chừng cột cờ và tự hỏi có một vị người Mỹ lỗi lạc nào đã chết đây.

- Ai đã chết đấy? – Anh hỏi người lính mở cửa cho anh.

- Một người đồng bào của chúng ta, thưa ngài. Tôi rất lấy làm tiếc phải nói đó là ngài Bộ trưởng bộ Ngoại giao.

- Anthony Crosland? Nhưng tôi mớiăn trưa với ông ấy tuần trước mà. Raymond ngạc nhiên nói và vội vàng đi vào trong Đại sứ quán tìm tin tức từ đống điện tín và thư từ.

Anh ngồi một mình trong phòng khoảng vài giờ rồi với sự kinh hoàng của đội ngũ bảo vệ, anh đã chuồn đi ăn tối một mình tại khách sạn Mayflower. Raymond quay trở lại bàn hội nghị vào 9 giờ sáng hôm sau để nghe bài diễn văn bế mạc. Anh đang dễ chịu với ý nghĩ về buổi tiệc đặc biệt được tổ chức tại Nhà trắng chiều hôm đó, thì ngài Peter Ramsbotham ra hiệu muốn có điều nói riêng với anh.

- Thủ tướng muốn anh trở về ngay trên chuyến Concorde trưa nay – ông nói với anh – nó sẽ khởi hành một giờ nữa, và anh sẽ đến thẳng Downing".

- Tất cả điều đó có nghĩa là gì?

- Tôi không có một khái niệm nào cả - Tất cả là sự chỉ định tôi nhận được từ số 10 – ngàiĐại sứ khẳngđịnh.

Raymond quay về bàn hội nghị và xin lỗi ngài Chủ tịch, anh rời khỏi phòng và được đưa thẳng đến chiếc máy bay đang đợi. "Hành lý của ông sẽ được đưa theo, thưa ông" - người ta hứa chắc với anh điều này.

Anh đã đặt chân lên đất Anh sau 3 giờ 41 phút. Người phụ trách sân bay tin rằng anh là người đầu tiên hạ cánh. Một chiếc xe đã đợi sẵn bên lề máy bay đưa anh về ngay Downing. Anh đến nơi ngay khi Thủ tướng chuẩn bị đi ăn tối cùng một chính khách châu Phi luống tuổi.

- Chào mừng đã về đến nhà, Ray - Thủ tướng rời khỏi người lãnh tụ châu Phi để nói với anh – tôi cũng muốn đề nghị anh đi cùng với chúng tôi nhưng như anh thấy tôi đã quá bận ở đây. Chúng ta hãy nói chuyện trong phòng làm việc của tôi.

Raymond ngồi đối diện với Thủ tướng, ngài Callagan không để phí thời gian: "Do cái chết bi thảm của Tony tôi phải thực hiện một vài thay đổi bao gồm cả việc thay đổi Bộ trưởng bộ Thương mại. Tôi hy vọng anh cũng muốn thay chỗ của ông ấy".

Raymond ngồi thẳng lên trả lời: "Tôi rất lấy làm vinh dự, thưa Thủ tướng".

- Rất tốt, anh đã nhận được sự đề bạt. Tôi cũng nghe thấy anh đã làm chúng ta được tự hào ở Mỹ, rất tốt Raymond ạ.

- Cám ơn ngài.

- Anh sẽ được chỉ định tới Hội đồng cơ mật Hoàng gia Anh ngay vào buổi họp nội các đầu tiên của anh vào 10 giờ sáng mai. Còn bây giờ xin thứ lỗi, tôi cần phải đuổi kịp Dr. Banda.

Raymond đứng lại trong đại sảnh.

Anh bảo người tài xế đưa mình trở về căn hộ. Trên đường trở về, anh cảm thấy hài lòng với điều đầu tiên mình đã đạt được là được chỉ định làm Bộ trưởng Nội các. Điều anh muốn nhất lúc này là được kể cho Kate về tin mới. Khi về tới nhà, căn hộ trống rỗng, sau đó anh nhớ ra rằng cô không đợi anh về cho đến ngày hôm sau. Anh gọi điện về nhà cô nhưng sau hai mươi lần chuông réo anh đành phải chấp nhận rằng cô đã đi vắng.

- Thật quái quỷ - anh nói to và sau khi đi vòng vòng, anh gọi điện cho Joyce để báo cho cô biết về tin này nhưng lại lần nữa không ai trả lời.

Raymond đi vào bếp và kiểm tra xem còn lại gì ở trong tủ lạnh: một mẩu thịt xông khói, nửa miếng pho-mát Brie và ba quả trứng. Anh không thể không nghĩ tới bữa tiệc vừa bị trượt ở Nhà Trắng.

Ngài Raymond Gould QC, MP đáng kính, Bộ trưởng chỉ định bộ Thương mại của nước Anh, ngồi trên chiếc ghế nhà bếp mở hộp đậu và ngấu nghiến chúng bằng một chiếc đĩa.

PHẦN BỐN

Nội các đảng Lao động (1977 – 1978)
Tác giả : Jeffrey Archer
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại