Vũ Điệu Của Thần Chết
Chương 4
Chuyển từ giường xuống ngồi vào chiếc xe lăn Storm Arrow[26]. Giờ là lúc Rhyme có thể tự xoay sở, miệng ngậm chặt chiếc ống hút bằng nhựa đóng vai trò như thiết bị điều khiển mút-và-hút, anh lái xe lăn vào chiếc thang máy bé tí–vốn là một cái tủ để đồ cũ được cải tạo lại. Đó là cách đơn giản và nhanh chóng nhất để đưa anh xuống tầng một của ngôi nhà.
Hồi những năm 1890, khi toà nhà mới được xây dựng, căn phòng mà Lyncoln Rhyme đang lăn xe vào lúc này vốn là phòng khách nằm bên ngoài phòng ăn chính. Kết cấu trát thạch cao và ốp gỗ chân tường, những gờ chỉ trần mang phong cách của các cung điện hoàng gia Pháp, những hốc tuờng hình cửa tò vò làm nơi đặt ảnh và tượng, sàn nhà lát gỗ sồi chắc chắn ăn khít với nhau như những tấm thép được hàn lại. Mặc dù vậy, một kiến trúc sư hẳn sẽ phải lấy làm kinh hoàng khi nhận ra rằng Rhyme đã cho phá bỏ bức tường cũ chia đôi hai phòng và đục những lổ rộng hoác trên những búc tường còn lại lấy chỗ luồn dây điện bổ sung. Hai căn phòng thông nhau giờ đây trở thành một khoảng không gian bừa bộn mà trong đó không có những tấm kính mờ của Tiffany hoặc những bức tranh phong cảnh đầy tâm trạng của George Innes mà chất đầy các hiện vật hoàn toàn khác: những ống nghiệm phân tích tỷ trọng vật chất, máy vi tính, kính hiển vi phức hợp, kính hiển vi đối chiếu, một chiếc máy sắc ký/phổ kế khối lượng, một đèn chiếu ánh sáng thay thế chuyên dụng PoliLight, máy in và phóng to vân tay. Chễm chệ trong góc phòng là một chiếc kính hiển vi quét bằng hạt electron đắt tiền gắn kèm với một tổ hợp thiết bị chụp X-quang năng lượng phân tán. Đây cũng là nơi tập trung những dụng cụ và trang thiết bị trần tục nhất cần thiết cho công việc của một nhà hình sự học: kính bảo hộ, găng tay cao su và găng tay chống trầy xước, ống nghiệm, tuốc nơ vít và kìm, thìa cong chuyên dụng dùng trong giám định pháp y, panh kẹp, dao mổ, thanh đè lưỡi, gạc bông, bình lọ, túi nhựa, khay kiểm tra, que thăm dò. Ngoài ra còn hơn một chục đôi đũa ăn bình thường (Rhyme ra lệnh cho các phụ tá của mình phải gắp những mẩu bằng chứng như thể họ đang gắp miếng sủi cảo tại quán ăn Trung Quốc Ming Wa vậy.).
Rhyme điều khiển chiếc xe lăn Storm Arrow chắc chắn, sơn màu đỏ lựng như táo chín, vào vị trí cạnh chiếc bàn làm việc. Thom đeo một chiếc mic lên tai ông chủ của mình và khởi động máy tính.
Một lát sau Sellitto và Banks hiện ra ở ngưỡng cửa, đi cùng họ còn có một người đàn ông khác vừa mới tới nơi. Đó là một tay cao kều, chân tay lòng khòng, da đen bóng như lốp xe. Anh ta mặc một bộ vest màu xanh, bên trong là một chiếc áo sơ mi màu vàng trông thật lố lăng.
“Chào anh, Fred."
“Lincoln."
“Xin chào." Sachs gật đầu với Fred Dellray khi cô bước vào phòng. Cô đã tha thứ cho anh ta tội bắt giữ cô cách đây chưa lâu – sau một vụ lộn xộn trong hiệp đồng giữa các cơ quan an ninh – và giờ đây họ đã có một sự đồng cảm rất lạ lùng, giữa cô cảnh sát xinh đẹp, cao ráo và tay đặc vụ tinh quái, cao lều nghều. Rhyme đã rút ra kết luận dứt khoát rằng, cả hai đều là những cảnh sát con người (trong khi anh tự coi mình là cảnh sát bằng chứng). Dellray tin tưởng vào khoa học hình sự cũng ít như Rhyme tin vào các lời khai của các nhân chứng. Mặc dù vậy, đối với một người từng là sĩ quan tuần tra thiên về hành động như Sachs, Rhyme cũng chẳng thể làm được gì để thay đổi những khuynh hướng bẩm sinh của cô, nhưng anh quyết địng rằng cô cần phải gác lại những phẩm chất đó qua một bên để trở thành nhà hình sự học giỏi nhất New York, nếu không muốn nói là nhất nước Mỹ. Một mục tiêu quá dễ dàng trong khả năng của cô, cho dù chính bản thân cô cũng không ý thức được điều đó.
Dellray rảo bước ngang qua phòng, rồi dừng lại bên khung cửa sổ, hai cánh tay dài ngoằng khoanh lại trước ngực. Không một ai – ngay cả Rhyme – thực sự hiểu được con người của tay đặc vụ. Anh ta sống độc thân trong một căm hộ nhỏ ở khu Brooklyn, thích nghiền ngẫm các tác phẩm văn học và triết học, thậm chí còn thích chơi bi a trong những quán rượu rẻ tiền. Một thời từng là viên kim cương trên vương miện giới đặc vụ ngầm FBI, giờ đây thỉnh thoảng Fred Dellray vẫn được nhắc đến bằng biệt danh quen thuộc khi anh còn đang hoạt động: “Kỳ nhông". Anh từng là một kẻ nổi loạn, tất cả mọi người đều biết thế, nhưng những người lãnh đạo Dellray trong Cục luôn để anh tự do hành động theo ý mình; Dellray có công lớn trong hơn một nghìn vụ bắt giữ. Nhưng thời gian anh hoạt động ngầm đã quá lâu và bất chấp kỹ năng gần như hoàn hảo trong việc khoác lên mình những vỏ bọc khác nhau, dần dần anh cũng trở nên “nhẵn mặt", như bất kỳ đặc vụ ngầm nào trong Cục. Sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi anh bị lộ tẩy và bị thủ tiêu, vì vậy cuối cùng Dellray đành miễn cuỡng chấp nhận một công việc hành chính là chỉ đạo các đặc vụ ngầm khác cùng mạng lưới những CI – cơ sở mật.
“Vậy đấy, các chàng trai của tôi cho biết là chúng ta đang đối mặt với chính tên Vũ công", viên đặc vụ nói nhấm nhẳng, bằng giọng mũi đặc trưng của dân Mỹ gốc Phi, nghe rất… Dellray. Vốn từ vựng và cú pháp của anh ta, cũng giống như chính cuộc đời của anh ta, đã được biến tấu đi rất nhiều.
“Có tin gì về Tony không?", Rhyme hỏi.
“Anh chàng bị mất tích ấy à", Dellray hỏi, mặt anh ta méo xệch đi vì giận dữ. “Không gì sất."
Tony Panelli, người đặc vụ mất tích ngay trước cửa Toà nhà Liên bang trước đó vài ngày, đã để lại một người vợ ở nhà, một chiếc Ford màu xám động cơ vẫn đang chạy và những hạt cát bí hiểm đến bực mình – những thiên thể cuốn hút hứa hẹn mang đến câu trả lời, vậy mà từ đầu đến giờ mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ.
“Khi chúng ta tóm được tên Vũ công", Rhyme nói, “chúng tôi sẽ quay lại vụ kia, Amelia và tôi. Tập trung toàn bộ thời gian. Tôi hứa".
Dellray cáu kỉnh gõ gõ đầu lọc của một điếu thuốc lá chưa châm kẹp đằng sau vành tai bên trái của mình. “Vũ công… Chó chết. Tốt nhất là lần này phải cho nó tiêu luôn. Chó chết."
“Thế còn vụ ra tay của hắn thì sao?", Sachs hỏi. “Vụ nổ đêm qua ấy. Đã có manh mối gì chưa?"
Sellitto đọc lướt qua một tập bản fax và một số trang ghi chép tay của mình. Anh ngẩng lên nhìn mọi người. “Ed Carney cất cánh từ sân bayMamaroneckkhoảng bảy giờ mười lăm phút tối qua. Hudson Air là công ty bay dịch vụ tư nhân. Họ chuyên chở hàng cho các công ty có nhu cầu, như chúng ta biết. Cho thuê máy bay. Họ cũng vừa nhận được một hợp đồng bay mới – nói thế nào nhỉ – vận chuyển các bộ phận cơ thể cần cấy ghép tới các bệnh viện thuộc miền Trung Tây và dải bờ biển miền Đông. Nghe nói ngày nay đây là một ngành kinh doanh phải cạnh tranh rất ghê."
“Cắt cổ", Banks nhận xét, và là người duy nhất mỉm cười với câu nói đùa của chính mình.
Sellitto nói tiếp. “Khách hàng là Tập đoàn U.S. Medical. Đặt trụ sở tại Somers. Đây là một trong những hệ thống bệnh viện hoạt động vì lợi nhuận. Carney có một lịch trình bay rất căng. Theo kế hoạch anh ta phải bay tới Chicago, Saint Louis, Memphis, Lexington, Cleverland rồi dừng lại ở Erie, Pennsylvania. Đến sáng nay thì quay về."
“Có hành khách nào không?", Rhyme hỏi.
“Hành khách nguyên vẹn thì không" Sellitto càu nhàu. “Chỉ có hàng thôi. Chuyến bay khởi đầu rất suôn sẻ. Thế rồi cách O’Hare khoảng mười phút, một quả bom phát nổ. Làm máy bay tan tành. Cả Carney và người phi công phụ của anh ta đều thiệt mạng. Bốn người dưới mặt đất cũng bị thương. Tiện đây cũng nói luôn là lẽ ra đêm qua vợ anh ta sẽ cùng bay nhưng sau đó cô ta bị ốm và phải hủy kế hoạch bay."
“Đã có báo cáo của NTSB[27] chưa", Rhyme hỏi và tự trả lời. “Không, tất nhiên là không. Không thể có được. Chắc là chưa."
“Chắc phải đến hai ba ngày nữa mới có báo cáo."
“Hừ, chúng ta không thể đợi hai hoặc ba ngày được!", Rhyme hét ầm lên. “Tôi cần nó ngay bây giờ!"
Trên cổ anh vẫn còn vết sẹo hồng hồng của ống thông khí quản trước kia. Nhưng Rhyme đã đoạn tuyệt được những lá phổi giả và anh hoàn toàn có thể tự thở như một người bình thường. Lincoln Rhyme là một người tàn tật tứ chi bất toại nhưng vẫn có thể thở dài, ho hắng và quát tháo không khác gì một thủy thủ. “Tôi phải biết tất cả những gì có thể liên quan đến quả bom."
“Tôi sẽ gọi cho một người bạn ở Windy City[28]", Dellray lên tiếng. “Hắn còn mắc nợ tôi. Sẽ cho hắn biết chuyện vụ nổ và yêu cầu hắn chuyển ngay cho chúng ta bất kỳ thứ gì có thể."
Rhyme gật đầu với tay đặc vụ, rồi xem xét lại những gì Sellitto vừa cho anh biết. “Được rồi, vậy là chúng ta có hai hiện trường. Hiện trường vụ nổ ở Chicago. Chỗ đó thì quá muộn cho cô rồi, Sachs. Chắc hẳn là đã bị làm lộn tung lên. Chúng ta đành phải hy vọng là mấy tay ở Chicago làm ăn không đến nỗi cẩu thả quá. Hiện trường còn lại là sân bay Mamaroneck– nơi tên Vũ công cài quả bom lên máy bay."
“Làm sao chúng ta biết hắn đã làm như vậy ở sân bay?" Sachs hỏi. Cô đang vấn mái tóc đỏ rực của mình lại và buộc thành một búi ở trên đầu. Những sợi tóc nổi bật như thế này có thể gây khó khăn tại các hiện trường vụ án: chúng có nguy cơ làm xáo trộn những bằng chứng nguyên bản. Sachs luôn bắt tay thực hiện nhiệm vụ của mình với vũ khí là một khẩu Glock 9 ly và cả tá những chiếc kẹp ghim cho mái tóc.
“Thông minh lắm, Sachs." Anh thích thấy cô tỏ ra tinh quái hơn mình. “Chúng ta không biết và chúng ta sẽ không thể biết cho đến khi chúng ta tìm thấy nơi hắn cài quả bom. Có thể nó được cài trong khoang chứa hàng, trong một chiếc túi xách đựng đồ bay, thậm chí là một bình cà phê cũng nên."
Hoặc có thể là một thùng rác, anh rầu rĩ tự nhủ, và bất giác lại hình dung ra vụ nổ ở phố Wall.
“Tôi muốn có tất cả những mẩu vụn của quả bom đó tại đây càng sớm càng tốt. Chúng ta bắt buộc phải có", Rhyme nói.
“E hèm, Lincoln", Sellitto chậm rãi lên tiếng, “máy bay phát nổ khi cách mặt đất hơn một dặm. Những mảnh vụn chết tiệt bắn tung tóe khắp cả một khu vực rộng lớn".
“Tôi không quan tâm", Rhyme nói, những cơ bắp ở cổ anh căng cứng, đau nhức. “Họ vẫn đang tìm kiếm đấy chứ?"
Các nhân viên cứu hộ địa phương chịu trách nhiệm rà soát hiện trường những vụ tai nạn nhưng trách nhiệm điều tra thuộc về các cơ quan an ninh liên bang do vậy chính Fred Dellray là người gọi điện cho một đặc vụ FBI đang có mặt tại hiện trường.
“Bảo anh ta là chúng ta cần tất cả những mẩu vụn của vụ nổ có phản ứng dương tính với thuốc nổ. Ý tôi là chỉ cần một nanogam cũng đủ. Tôi muốn tìm quả bom đó."
Dellray truyền đạt lại mệnh lệnh này. Rồi anh ngước lên và lắc đầu. “Hiện trường đã được giải phóng."
“Gì cơ?, Rhyme hét lên. “Sau có mười giờ sao? Thật lố bịch. Không thể chấp nhận được."
“Họ phải cho khai thông các đường phố. Anh ta nói…"
“Xe cứu hoả!", Rhyme lại hét tướng lên.
“Cái gì?"
“Mọi xe cứu hoả, xe cứu thương, xe cảnh sát... tất cả những phương tiện ứng cứu khẩn cấp sau khi xảy ra vụ nổ. Tôi muốn cho người cạo lốp những chiếc xe này."
Dellray quay cả khuôn mặt dài và đen bóng của mình lại, chằm chằm nhìn anh. “Anh muốn nhắc lại câu đó chứ? Cho ông bạn cũ tốt bụng của tôi đây?". viên đặc vụ ấn chiếc điện thoại vào người anh.
Rhyme phớt lờ chiếc điện thoại và nói với Dellray. “Lốp của những chiếc xe cấp cứu, cả cứu hoả lẫn cứu thương, là một trong những nguồn lưu trữ bằng chứng tốt nhất tại tại các hiện trường vụ án bị xáo trộn. Chúng là các phương tiện đầu tiên có mặt tại hiện trường, và cũng thường đuợc trang bị lốp mới tinh với những rãnh ma sát còn sâu, hơn nữa chúng cũng không phải đi lại bất kỳ chỗ nào ngoài chỗ tập trung và hiện trường vụ nổ. Tôi muốn người của các anh cạo toàn bộ lốp xe và gửi các mẫu bằng chứng tới đây."
Dellray cố lắm mới thuyết phục được đầu mối của mình ở Chicago cam kết sẽ tiến hành cho cạo lốp của số xe cấp cứu trong vụ nổ đêm qua, càng nhiều càng tốt.
“Không phải là càng nhiều càng tốt", Rhyme quát chen vào. “Tất cả số lốp xe."
Dellray nhướng mắt lên nhưng rồi cũng truyền đạt thông tin đó và gác máy.
Bất thình lình Rhyme gào ầm lên, “Thom! Thom, cậu đâu rồi?".
Một lát sau anh chàng trợ lý mẫn cán xuất hiện ở ngưỡng cửa. “Ở phòng giặt đồ chứ còn ở đâu được nữa."
“Quên chuyện giặt giũ đi. Chúng ta cần có một biểu đồ thời gian. Cậu viết đi, viết đi…"
“Viết gì cơ, Lincoln?"
“Thì viết lên tấm bảng đó, đằng kia kìa. Cái bảng to ấy." Rhyme quay sang nhìn Sellitto. “Khi nào thì bồi thẩm đoàm được triệu tập?"
“Chín giờ sáng thứ Hai."
“Công tố viên muốn các nhân chứng có mặt ở đó trước khoảng vài tiếng – sẽ có xe tới đón họ lúc khoảng sáu, bảy giờ sáng". Anh ngước nhìn đồng hồ treo tường. Bây giờ là mười giờ sáng thứ Bảy.
“Chúng ta có chính xác là bốn mươi lăm tiếng đồng hồ nữa, Thom viết đi, “Giờ thứ 1 của 45"."
Anh chàng trợ lý lưỡng lự.
“Viết ngay!"
Chàng thanh niên làm theo.
Rhyme liếc nhìn những người còn lại trong phòng. Anh nhận thấy ánh mắt của họ đang thể hiện nỗi băn khoăn, khó hiểu, một cái cau mày hoài nghi trên khuôn mặt Sachs. Bất giác cô đưa tay lên đầu và gãi mạnh.
“Nghĩ là tôi đang nghiêm trọng hóa sự việc sao?", anh hỏi. “Nghĩ là chúng ta không cần gì để tự nhắc nhở mình sao?"
Thoạt đầu không ai nói năng gì. Cuối cùng Sellitto lên tiếng. “Chậc, Linc à, ý tôi là, từ giờ tới lúc đó chưa chắc đã có chuyện gì đâu."
“Ồ, có đấy, chắc chắn có chuyện sắp xảy ra", Rhyme nói, mắt nhìn con chim ưng đực đúng lúc con chim vạm vỡ đang nhẹ nhàng tung mình lên không trung bên trên Công viên Trung tâm. “Đến bảy giờ sáng thưa Hai, hoặc là chúng ta sẽ tóm được tên Vũ công, hoặc là cả hai nhân chứng chúng ta sẽ chết. Không thể có lựa chọn khác đâu."
Thom lưỡng lự trong giây lát rồi cầm viên phấn lên và bắt đầu viết.
Sự im lặng ngột ngạt trong phòng bị phá vỡ bởi tiếng chuông khe khẽ phát ra từ điện thoại di động của Banks. Anh ta chăm chú nghe khoảng một phút, rồi ngẩng lên. “Có chuyện rồi đây", anh ta nói.
“Gì vậy?", Rhyme hỏi.
“Mấy cảnh sát bảo vệ Clay và nhân chứng còn lại, Britton Hale thì phải?"
“Họ làm sao?"
“Họ đang ở nhà cô ta. Một trong những cảnh sát đó vừa gọi tới. Hình như Clay cho biết mấy hôm trước có một chiếc xe thùng màu đen mà cô ta chưa thấy bao giờ đã đậu ở con phố ngay bên ngoài ngôi nhà. Mang biển số của một bang khác thì phải."
“Cô ấy có nhớ biển số xe hay biết của bang nào không?"
“Không", Banks trả lời. “Cô ấy cho biết chiếc xe biến mất một lát vào đêm qua, sau khi chồng cô ta rời nhà tới sân bay."
Sellitto chăm chú nhìn anh ta.
Rhyme cũng căng thẳng ngẩng đầu lên. “Và?"
“Cô ta nói là sáng nay nó lại xuất hiện một lúc. Bây giờ thì lại biến mất rồi. Cô ấy đang…"
“Ôi, lạy Chúa", Rhyme thì thầm.
“Sao thế?" Banks hỏi.
“Khu Trung tâm!", nhà hình sự học gào lên. “Cho phong toả khu Trung tâm. Ngay lập tức!"
Một chiếc taxi đỗ xịch ngay trước cửa nhà của Người vợ.
Một bà già bước xuống và lập cập bước về phía cửa.
Stephen đang theo dõi, cảnh giác.
Quân nhân, đây có phải là một phát bắn dễ dàng không?
Thưa ngài, một xạ thủ không bao giờ coi bất kỳ phát súng nào là dễ dàng cả. Mỗi phát súng đều đòi hỏi nỗ lực và khả năng tập trung tối đa. Nhưng, thưa ngài, tôi có thể thực hiện phát súng này và tạo ra những vết thương chí mạng, thưa ngài. Tôi có thể biến những mục tiêu của mình thành cám, thưa ngài.
Bà già bước lên bậc thềm và biến mất vào sảnh trước. Một lát sau Stephen thấy bà ta xuất hiện trong phòng khách của Người vợ. Một bóng vải trắng thoáng lướt qua – vẫn là áo của Người vợ. Hai người ôm choàng lấy nhau. Một bóng người nữa bước vào phòng. Một người đàn ông. Cớm chăng? Người đàn ông quay lại. Không, đó chính là Người bạn.
Cả hai mục tiêu, Stephen phấn khích nghĩ, chỉ cách chỗ hắn chưa đầy 30 thước[29].
Người phụ nữ cao tuổi – mẹ đẻ hoặc mẹ chồng – vẫn đứng phía trước Người vợ khi hai người nói chuyện, hai mái đầu cùng cúi xuống.
Khẩu Model 40 ưa thích của Stephen lại nằm trong thùng xe. Nhưng với khoảng cách này hắn cũng không cần đến khẩu súng trường bắn tỉa, chỉ khẩu Beretta nòng dài là đủ. Đó là một khẩu súng tuyệt cú mèo. Cũ rích, sứt sẹo và thô mộc. Khác với nhiều tên lính đánh thuê hoặc sát thủ chuyên nghiệp khác, Stephen không bao giờ tôn sùng vũ khí của mình đến mù quáng. Nếu như hòn đá là cách hiệu quả nhất để thủ tiêu một nạn nhân nào đó, hắn sẽ dùng hòn đá.
Hắn đánh giá khoảng cách đến mục tiêu, ước lượng góc tới của đường đạn, khả năng khúc xạ ánh sáng và làm biến dạng hình ảnh thật của kính cửa sổ. Người phụ nữ cao tuổi tách ra khỏi Người vợ và đứng ngay trước cửa kính.
Quân nhân, chiến thuật của anh là gì?
Hắn sẽ bắn xuyên qua cửa kính và bắn trúng đầu bà già. Bà ta sẽ ngã gục ngay. Theo bản năng Người vợ sẽ lao tới bên bà già và cúi người xuống, tự biến mình thành một mục tiêu rất ngon ăn. Người bạn sẽ chạy vào trong phòng và cũng sẽ phơi mình ra trước nòng súng.
Thế còn lũ cớm thì sao?
Kể ra cũng hơi liều lĩnh. Nhưng mấy tên cớm mặc sắc phục tuần tra thường bắn rất tệ và thậm chí có khi chúng còn chưa bao giờ phải nổ súng thực sự trong suốt cả sự nghiệp của mình. Chắc chắn chúng sẽ hoảng sợ.
Sảnh trước của ngôi nhà vẫn trống trơn.
Stephen gạt cần búa của khẩu súng về phía sau để lên đạn và cho phép hắn kiểm soát tay cò chặt chẽ hơn khi chuyển sang sử dụng chế độ bắn từng phát một. Hắn đẩy khẽ cho cánh cửa mở hé ra, thò một bàn chân vào chặn nó lại, quan sát trước và sau con phố.
Không có ai.
Hít sâu vào, quân nhân. Hít, thở. Hít, thở.
Hắn hạ thấp khẩu súng xuống lòng bàn tay, báng súng tì hẳn vào bàn tay đi găng. Hắn bắt đầu nhẹ nhàng gia tăng áp lực lên cò súng.
Hít, thở. Hít, thở.
Hắn căng mắt nhìn người phụ nữ cao tuổi và hoàn toàn quên bẵng việc kéo cò, quên cả việc ngắm bắn, quên cả khoản tiền mà hắn kiếm được trong vụ này, quên đi tất cả mọi sự trên đời. Hắn chỉ cần giữ khẩu súng vững vàng như một hòn đá trên bàn tay thả lỏng và mềm dẻo của mình, chờ đến khi khẩu súng tự phát hỏa.
Chú thích:
[26]Storm Arrow: Mũi tên bão táp.
[27]NTSB (viết tắt của National Transportation Safety Board) : Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia (Mỹ).
[28]Thành phố Gió : Tên gọi khác của Chcago.
[29]Yard: Đơn vị đo độ dài ở Anh, Mỹ, tương đương 0,914 mét.
Hồi những năm 1890, khi toà nhà mới được xây dựng, căn phòng mà Lyncoln Rhyme đang lăn xe vào lúc này vốn là phòng khách nằm bên ngoài phòng ăn chính. Kết cấu trát thạch cao và ốp gỗ chân tường, những gờ chỉ trần mang phong cách của các cung điện hoàng gia Pháp, những hốc tuờng hình cửa tò vò làm nơi đặt ảnh và tượng, sàn nhà lát gỗ sồi chắc chắn ăn khít với nhau như những tấm thép được hàn lại. Mặc dù vậy, một kiến trúc sư hẳn sẽ phải lấy làm kinh hoàng khi nhận ra rằng Rhyme đã cho phá bỏ bức tường cũ chia đôi hai phòng và đục những lổ rộng hoác trên những búc tường còn lại lấy chỗ luồn dây điện bổ sung. Hai căn phòng thông nhau giờ đây trở thành một khoảng không gian bừa bộn mà trong đó không có những tấm kính mờ của Tiffany hoặc những bức tranh phong cảnh đầy tâm trạng của George Innes mà chất đầy các hiện vật hoàn toàn khác: những ống nghiệm phân tích tỷ trọng vật chất, máy vi tính, kính hiển vi phức hợp, kính hiển vi đối chiếu, một chiếc máy sắc ký/phổ kế khối lượng, một đèn chiếu ánh sáng thay thế chuyên dụng PoliLight, máy in và phóng to vân tay. Chễm chệ trong góc phòng là một chiếc kính hiển vi quét bằng hạt electron đắt tiền gắn kèm với một tổ hợp thiết bị chụp X-quang năng lượng phân tán. Đây cũng là nơi tập trung những dụng cụ và trang thiết bị trần tục nhất cần thiết cho công việc của một nhà hình sự học: kính bảo hộ, găng tay cao su và găng tay chống trầy xước, ống nghiệm, tuốc nơ vít và kìm, thìa cong chuyên dụng dùng trong giám định pháp y, panh kẹp, dao mổ, thanh đè lưỡi, gạc bông, bình lọ, túi nhựa, khay kiểm tra, que thăm dò. Ngoài ra còn hơn một chục đôi đũa ăn bình thường (Rhyme ra lệnh cho các phụ tá của mình phải gắp những mẩu bằng chứng như thể họ đang gắp miếng sủi cảo tại quán ăn Trung Quốc Ming Wa vậy.).
Rhyme điều khiển chiếc xe lăn Storm Arrow chắc chắn, sơn màu đỏ lựng như táo chín, vào vị trí cạnh chiếc bàn làm việc. Thom đeo một chiếc mic lên tai ông chủ của mình và khởi động máy tính.
Một lát sau Sellitto và Banks hiện ra ở ngưỡng cửa, đi cùng họ còn có một người đàn ông khác vừa mới tới nơi. Đó là một tay cao kều, chân tay lòng khòng, da đen bóng như lốp xe. Anh ta mặc một bộ vest màu xanh, bên trong là một chiếc áo sơ mi màu vàng trông thật lố lăng.
“Chào anh, Fred."
“Lincoln."
“Xin chào." Sachs gật đầu với Fred Dellray khi cô bước vào phòng. Cô đã tha thứ cho anh ta tội bắt giữ cô cách đây chưa lâu – sau một vụ lộn xộn trong hiệp đồng giữa các cơ quan an ninh – và giờ đây họ đã có một sự đồng cảm rất lạ lùng, giữa cô cảnh sát xinh đẹp, cao ráo và tay đặc vụ tinh quái, cao lều nghều. Rhyme đã rút ra kết luận dứt khoát rằng, cả hai đều là những cảnh sát con người (trong khi anh tự coi mình là cảnh sát bằng chứng). Dellray tin tưởng vào khoa học hình sự cũng ít như Rhyme tin vào các lời khai của các nhân chứng. Mặc dù vậy, đối với một người từng là sĩ quan tuần tra thiên về hành động như Sachs, Rhyme cũng chẳng thể làm được gì để thay đổi những khuynh hướng bẩm sinh của cô, nhưng anh quyết địng rằng cô cần phải gác lại những phẩm chất đó qua một bên để trở thành nhà hình sự học giỏi nhất New York, nếu không muốn nói là nhất nước Mỹ. Một mục tiêu quá dễ dàng trong khả năng của cô, cho dù chính bản thân cô cũng không ý thức được điều đó.
Dellray rảo bước ngang qua phòng, rồi dừng lại bên khung cửa sổ, hai cánh tay dài ngoằng khoanh lại trước ngực. Không một ai – ngay cả Rhyme – thực sự hiểu được con người của tay đặc vụ. Anh ta sống độc thân trong một căm hộ nhỏ ở khu Brooklyn, thích nghiền ngẫm các tác phẩm văn học và triết học, thậm chí còn thích chơi bi a trong những quán rượu rẻ tiền. Một thời từng là viên kim cương trên vương miện giới đặc vụ ngầm FBI, giờ đây thỉnh thoảng Fred Dellray vẫn được nhắc đến bằng biệt danh quen thuộc khi anh còn đang hoạt động: “Kỳ nhông". Anh từng là một kẻ nổi loạn, tất cả mọi người đều biết thế, nhưng những người lãnh đạo Dellray trong Cục luôn để anh tự do hành động theo ý mình; Dellray có công lớn trong hơn một nghìn vụ bắt giữ. Nhưng thời gian anh hoạt động ngầm đã quá lâu và bất chấp kỹ năng gần như hoàn hảo trong việc khoác lên mình những vỏ bọc khác nhau, dần dần anh cũng trở nên “nhẵn mặt", như bất kỳ đặc vụ ngầm nào trong Cục. Sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi anh bị lộ tẩy và bị thủ tiêu, vì vậy cuối cùng Dellray đành miễn cuỡng chấp nhận một công việc hành chính là chỉ đạo các đặc vụ ngầm khác cùng mạng lưới những CI – cơ sở mật.
“Vậy đấy, các chàng trai của tôi cho biết là chúng ta đang đối mặt với chính tên Vũ công", viên đặc vụ nói nhấm nhẳng, bằng giọng mũi đặc trưng của dân Mỹ gốc Phi, nghe rất… Dellray. Vốn từ vựng và cú pháp của anh ta, cũng giống như chính cuộc đời của anh ta, đã được biến tấu đi rất nhiều.
“Có tin gì về Tony không?", Rhyme hỏi.
“Anh chàng bị mất tích ấy à", Dellray hỏi, mặt anh ta méo xệch đi vì giận dữ. “Không gì sất."
Tony Panelli, người đặc vụ mất tích ngay trước cửa Toà nhà Liên bang trước đó vài ngày, đã để lại một người vợ ở nhà, một chiếc Ford màu xám động cơ vẫn đang chạy và những hạt cát bí hiểm đến bực mình – những thiên thể cuốn hút hứa hẹn mang đến câu trả lời, vậy mà từ đầu đến giờ mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ.
“Khi chúng ta tóm được tên Vũ công", Rhyme nói, “chúng tôi sẽ quay lại vụ kia, Amelia và tôi. Tập trung toàn bộ thời gian. Tôi hứa".
Dellray cáu kỉnh gõ gõ đầu lọc của một điếu thuốc lá chưa châm kẹp đằng sau vành tai bên trái của mình. “Vũ công… Chó chết. Tốt nhất là lần này phải cho nó tiêu luôn. Chó chết."
“Thế còn vụ ra tay của hắn thì sao?", Sachs hỏi. “Vụ nổ đêm qua ấy. Đã có manh mối gì chưa?"
Sellitto đọc lướt qua một tập bản fax và một số trang ghi chép tay của mình. Anh ngẩng lên nhìn mọi người. “Ed Carney cất cánh từ sân bayMamaroneckkhoảng bảy giờ mười lăm phút tối qua. Hudson Air là công ty bay dịch vụ tư nhân. Họ chuyên chở hàng cho các công ty có nhu cầu, như chúng ta biết. Cho thuê máy bay. Họ cũng vừa nhận được một hợp đồng bay mới – nói thế nào nhỉ – vận chuyển các bộ phận cơ thể cần cấy ghép tới các bệnh viện thuộc miền Trung Tây và dải bờ biển miền Đông. Nghe nói ngày nay đây là một ngành kinh doanh phải cạnh tranh rất ghê."
“Cắt cổ", Banks nhận xét, và là người duy nhất mỉm cười với câu nói đùa của chính mình.
Sellitto nói tiếp. “Khách hàng là Tập đoàn U.S. Medical. Đặt trụ sở tại Somers. Đây là một trong những hệ thống bệnh viện hoạt động vì lợi nhuận. Carney có một lịch trình bay rất căng. Theo kế hoạch anh ta phải bay tới Chicago, Saint Louis, Memphis, Lexington, Cleverland rồi dừng lại ở Erie, Pennsylvania. Đến sáng nay thì quay về."
“Có hành khách nào không?", Rhyme hỏi.
“Hành khách nguyên vẹn thì không" Sellitto càu nhàu. “Chỉ có hàng thôi. Chuyến bay khởi đầu rất suôn sẻ. Thế rồi cách O’Hare khoảng mười phút, một quả bom phát nổ. Làm máy bay tan tành. Cả Carney và người phi công phụ của anh ta đều thiệt mạng. Bốn người dưới mặt đất cũng bị thương. Tiện đây cũng nói luôn là lẽ ra đêm qua vợ anh ta sẽ cùng bay nhưng sau đó cô ta bị ốm và phải hủy kế hoạch bay."
“Đã có báo cáo của NTSB[27] chưa", Rhyme hỏi và tự trả lời. “Không, tất nhiên là không. Không thể có được. Chắc là chưa."
“Chắc phải đến hai ba ngày nữa mới có báo cáo."
“Hừ, chúng ta không thể đợi hai hoặc ba ngày được!", Rhyme hét ầm lên. “Tôi cần nó ngay bây giờ!"
Trên cổ anh vẫn còn vết sẹo hồng hồng của ống thông khí quản trước kia. Nhưng Rhyme đã đoạn tuyệt được những lá phổi giả và anh hoàn toàn có thể tự thở như một người bình thường. Lincoln Rhyme là một người tàn tật tứ chi bất toại nhưng vẫn có thể thở dài, ho hắng và quát tháo không khác gì một thủy thủ. “Tôi phải biết tất cả những gì có thể liên quan đến quả bom."
“Tôi sẽ gọi cho một người bạn ở Windy City[28]", Dellray lên tiếng. “Hắn còn mắc nợ tôi. Sẽ cho hắn biết chuyện vụ nổ và yêu cầu hắn chuyển ngay cho chúng ta bất kỳ thứ gì có thể."
Rhyme gật đầu với tay đặc vụ, rồi xem xét lại những gì Sellitto vừa cho anh biết. “Được rồi, vậy là chúng ta có hai hiện trường. Hiện trường vụ nổ ở Chicago. Chỗ đó thì quá muộn cho cô rồi, Sachs. Chắc hẳn là đã bị làm lộn tung lên. Chúng ta đành phải hy vọng là mấy tay ở Chicago làm ăn không đến nỗi cẩu thả quá. Hiện trường còn lại là sân bay Mamaroneck– nơi tên Vũ công cài quả bom lên máy bay."
“Làm sao chúng ta biết hắn đã làm như vậy ở sân bay?" Sachs hỏi. Cô đang vấn mái tóc đỏ rực của mình lại và buộc thành một búi ở trên đầu. Những sợi tóc nổi bật như thế này có thể gây khó khăn tại các hiện trường vụ án: chúng có nguy cơ làm xáo trộn những bằng chứng nguyên bản. Sachs luôn bắt tay thực hiện nhiệm vụ của mình với vũ khí là một khẩu Glock 9 ly và cả tá những chiếc kẹp ghim cho mái tóc.
“Thông minh lắm, Sachs." Anh thích thấy cô tỏ ra tinh quái hơn mình. “Chúng ta không biết và chúng ta sẽ không thể biết cho đến khi chúng ta tìm thấy nơi hắn cài quả bom. Có thể nó được cài trong khoang chứa hàng, trong một chiếc túi xách đựng đồ bay, thậm chí là một bình cà phê cũng nên."
Hoặc có thể là một thùng rác, anh rầu rĩ tự nhủ, và bất giác lại hình dung ra vụ nổ ở phố Wall.
“Tôi muốn có tất cả những mẩu vụn của quả bom đó tại đây càng sớm càng tốt. Chúng ta bắt buộc phải có", Rhyme nói.
“E hèm, Lincoln", Sellitto chậm rãi lên tiếng, “máy bay phát nổ khi cách mặt đất hơn một dặm. Những mảnh vụn chết tiệt bắn tung tóe khắp cả một khu vực rộng lớn".
“Tôi không quan tâm", Rhyme nói, những cơ bắp ở cổ anh căng cứng, đau nhức. “Họ vẫn đang tìm kiếm đấy chứ?"
Các nhân viên cứu hộ địa phương chịu trách nhiệm rà soát hiện trường những vụ tai nạn nhưng trách nhiệm điều tra thuộc về các cơ quan an ninh liên bang do vậy chính Fred Dellray là người gọi điện cho một đặc vụ FBI đang có mặt tại hiện trường.
“Bảo anh ta là chúng ta cần tất cả những mẩu vụn của vụ nổ có phản ứng dương tính với thuốc nổ. Ý tôi là chỉ cần một nanogam cũng đủ. Tôi muốn tìm quả bom đó."
Dellray truyền đạt lại mệnh lệnh này. Rồi anh ngước lên và lắc đầu. “Hiện trường đã được giải phóng."
“Gì cơ?, Rhyme hét lên. “Sau có mười giờ sao? Thật lố bịch. Không thể chấp nhận được."
“Họ phải cho khai thông các đường phố. Anh ta nói…"
“Xe cứu hoả!", Rhyme lại hét tướng lên.
“Cái gì?"
“Mọi xe cứu hoả, xe cứu thương, xe cảnh sát... tất cả những phương tiện ứng cứu khẩn cấp sau khi xảy ra vụ nổ. Tôi muốn cho người cạo lốp những chiếc xe này."
Dellray quay cả khuôn mặt dài và đen bóng của mình lại, chằm chằm nhìn anh. “Anh muốn nhắc lại câu đó chứ? Cho ông bạn cũ tốt bụng của tôi đây?". viên đặc vụ ấn chiếc điện thoại vào người anh.
Rhyme phớt lờ chiếc điện thoại và nói với Dellray. “Lốp của những chiếc xe cấp cứu, cả cứu hoả lẫn cứu thương, là một trong những nguồn lưu trữ bằng chứng tốt nhất tại tại các hiện trường vụ án bị xáo trộn. Chúng là các phương tiện đầu tiên có mặt tại hiện trường, và cũng thường đuợc trang bị lốp mới tinh với những rãnh ma sát còn sâu, hơn nữa chúng cũng không phải đi lại bất kỳ chỗ nào ngoài chỗ tập trung và hiện trường vụ nổ. Tôi muốn người của các anh cạo toàn bộ lốp xe và gửi các mẫu bằng chứng tới đây."
Dellray cố lắm mới thuyết phục được đầu mối của mình ở Chicago cam kết sẽ tiến hành cho cạo lốp của số xe cấp cứu trong vụ nổ đêm qua, càng nhiều càng tốt.
“Không phải là càng nhiều càng tốt", Rhyme quát chen vào. “Tất cả số lốp xe."
Dellray nhướng mắt lên nhưng rồi cũng truyền đạt thông tin đó và gác máy.
Bất thình lình Rhyme gào ầm lên, “Thom! Thom, cậu đâu rồi?".
Một lát sau anh chàng trợ lý mẫn cán xuất hiện ở ngưỡng cửa. “Ở phòng giặt đồ chứ còn ở đâu được nữa."
“Quên chuyện giặt giũ đi. Chúng ta cần có một biểu đồ thời gian. Cậu viết đi, viết đi…"
“Viết gì cơ, Lincoln?"
“Thì viết lên tấm bảng đó, đằng kia kìa. Cái bảng to ấy." Rhyme quay sang nhìn Sellitto. “Khi nào thì bồi thẩm đoàm được triệu tập?"
“Chín giờ sáng thứ Hai."
“Công tố viên muốn các nhân chứng có mặt ở đó trước khoảng vài tiếng – sẽ có xe tới đón họ lúc khoảng sáu, bảy giờ sáng". Anh ngước nhìn đồng hồ treo tường. Bây giờ là mười giờ sáng thứ Bảy.
“Chúng ta có chính xác là bốn mươi lăm tiếng đồng hồ nữa, Thom viết đi, “Giờ thứ 1 của 45"."
Anh chàng trợ lý lưỡng lự.
“Viết ngay!"
Chàng thanh niên làm theo.
Rhyme liếc nhìn những người còn lại trong phòng. Anh nhận thấy ánh mắt của họ đang thể hiện nỗi băn khoăn, khó hiểu, một cái cau mày hoài nghi trên khuôn mặt Sachs. Bất giác cô đưa tay lên đầu và gãi mạnh.
“Nghĩ là tôi đang nghiêm trọng hóa sự việc sao?", anh hỏi. “Nghĩ là chúng ta không cần gì để tự nhắc nhở mình sao?"
Thoạt đầu không ai nói năng gì. Cuối cùng Sellitto lên tiếng. “Chậc, Linc à, ý tôi là, từ giờ tới lúc đó chưa chắc đã có chuyện gì đâu."
“Ồ, có đấy, chắc chắn có chuyện sắp xảy ra", Rhyme nói, mắt nhìn con chim ưng đực đúng lúc con chim vạm vỡ đang nhẹ nhàng tung mình lên không trung bên trên Công viên Trung tâm. “Đến bảy giờ sáng thưa Hai, hoặc là chúng ta sẽ tóm được tên Vũ công, hoặc là cả hai nhân chứng chúng ta sẽ chết. Không thể có lựa chọn khác đâu."
Thom lưỡng lự trong giây lát rồi cầm viên phấn lên và bắt đầu viết.
Sự im lặng ngột ngạt trong phòng bị phá vỡ bởi tiếng chuông khe khẽ phát ra từ điện thoại di động của Banks. Anh ta chăm chú nghe khoảng một phút, rồi ngẩng lên. “Có chuyện rồi đây", anh ta nói.
“Gì vậy?", Rhyme hỏi.
“Mấy cảnh sát bảo vệ Clay và nhân chứng còn lại, Britton Hale thì phải?"
“Họ làm sao?"
“Họ đang ở nhà cô ta. Một trong những cảnh sát đó vừa gọi tới. Hình như Clay cho biết mấy hôm trước có một chiếc xe thùng màu đen mà cô ta chưa thấy bao giờ đã đậu ở con phố ngay bên ngoài ngôi nhà. Mang biển số của một bang khác thì phải."
“Cô ấy có nhớ biển số xe hay biết của bang nào không?"
“Không", Banks trả lời. “Cô ấy cho biết chiếc xe biến mất một lát vào đêm qua, sau khi chồng cô ta rời nhà tới sân bay."
Sellitto chăm chú nhìn anh ta.
Rhyme cũng căng thẳng ngẩng đầu lên. “Và?"
“Cô ta nói là sáng nay nó lại xuất hiện một lúc. Bây giờ thì lại biến mất rồi. Cô ấy đang…"
“Ôi, lạy Chúa", Rhyme thì thầm.
“Sao thế?" Banks hỏi.
“Khu Trung tâm!", nhà hình sự học gào lên. “Cho phong toả khu Trung tâm. Ngay lập tức!"
Một chiếc taxi đỗ xịch ngay trước cửa nhà của Người vợ.
Một bà già bước xuống và lập cập bước về phía cửa.
Stephen đang theo dõi, cảnh giác.
Quân nhân, đây có phải là một phát bắn dễ dàng không?
Thưa ngài, một xạ thủ không bao giờ coi bất kỳ phát súng nào là dễ dàng cả. Mỗi phát súng đều đòi hỏi nỗ lực và khả năng tập trung tối đa. Nhưng, thưa ngài, tôi có thể thực hiện phát súng này và tạo ra những vết thương chí mạng, thưa ngài. Tôi có thể biến những mục tiêu của mình thành cám, thưa ngài.
Bà già bước lên bậc thềm và biến mất vào sảnh trước. Một lát sau Stephen thấy bà ta xuất hiện trong phòng khách của Người vợ. Một bóng vải trắng thoáng lướt qua – vẫn là áo của Người vợ. Hai người ôm choàng lấy nhau. Một bóng người nữa bước vào phòng. Một người đàn ông. Cớm chăng? Người đàn ông quay lại. Không, đó chính là Người bạn.
Cả hai mục tiêu, Stephen phấn khích nghĩ, chỉ cách chỗ hắn chưa đầy 30 thước[29].
Người phụ nữ cao tuổi – mẹ đẻ hoặc mẹ chồng – vẫn đứng phía trước Người vợ khi hai người nói chuyện, hai mái đầu cùng cúi xuống.
Khẩu Model 40 ưa thích của Stephen lại nằm trong thùng xe. Nhưng với khoảng cách này hắn cũng không cần đến khẩu súng trường bắn tỉa, chỉ khẩu Beretta nòng dài là đủ. Đó là một khẩu súng tuyệt cú mèo. Cũ rích, sứt sẹo và thô mộc. Khác với nhiều tên lính đánh thuê hoặc sát thủ chuyên nghiệp khác, Stephen không bao giờ tôn sùng vũ khí của mình đến mù quáng. Nếu như hòn đá là cách hiệu quả nhất để thủ tiêu một nạn nhân nào đó, hắn sẽ dùng hòn đá.
Hắn đánh giá khoảng cách đến mục tiêu, ước lượng góc tới của đường đạn, khả năng khúc xạ ánh sáng và làm biến dạng hình ảnh thật của kính cửa sổ. Người phụ nữ cao tuổi tách ra khỏi Người vợ và đứng ngay trước cửa kính.
Quân nhân, chiến thuật của anh là gì?
Hắn sẽ bắn xuyên qua cửa kính và bắn trúng đầu bà già. Bà ta sẽ ngã gục ngay. Theo bản năng Người vợ sẽ lao tới bên bà già và cúi người xuống, tự biến mình thành một mục tiêu rất ngon ăn. Người bạn sẽ chạy vào trong phòng và cũng sẽ phơi mình ra trước nòng súng.
Thế còn lũ cớm thì sao?
Kể ra cũng hơi liều lĩnh. Nhưng mấy tên cớm mặc sắc phục tuần tra thường bắn rất tệ và thậm chí có khi chúng còn chưa bao giờ phải nổ súng thực sự trong suốt cả sự nghiệp của mình. Chắc chắn chúng sẽ hoảng sợ.
Sảnh trước của ngôi nhà vẫn trống trơn.
Stephen gạt cần búa của khẩu súng về phía sau để lên đạn và cho phép hắn kiểm soát tay cò chặt chẽ hơn khi chuyển sang sử dụng chế độ bắn từng phát một. Hắn đẩy khẽ cho cánh cửa mở hé ra, thò một bàn chân vào chặn nó lại, quan sát trước và sau con phố.
Không có ai.
Hít sâu vào, quân nhân. Hít, thở. Hít, thở.
Hắn hạ thấp khẩu súng xuống lòng bàn tay, báng súng tì hẳn vào bàn tay đi găng. Hắn bắt đầu nhẹ nhàng gia tăng áp lực lên cò súng.
Hít, thở. Hít, thở.
Hắn căng mắt nhìn người phụ nữ cao tuổi và hoàn toàn quên bẵng việc kéo cò, quên cả việc ngắm bắn, quên cả khoản tiền mà hắn kiếm được trong vụ này, quên đi tất cả mọi sự trên đời. Hắn chỉ cần giữ khẩu súng vững vàng như một hòn đá trên bàn tay thả lỏng và mềm dẻo của mình, chờ đến khi khẩu súng tự phát hỏa.
Chú thích:
[26]Storm Arrow: Mũi tên bão táp.
[27]NTSB (viết tắt của National Transportation Safety Board) : Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia (Mỹ).
[28]Thành phố Gió : Tên gọi khác của Chcago.
[29]Yard: Đơn vị đo độ dài ở Anh, Mỹ, tương đương 0,914 mét.
Tác giả :
Jeffery Deaver