Vợ Nhặt - Kim Lân
Đề bài 8: Phân tích Tình yêu thương giữa con người với con người thể hiện qua tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân
Văn học Việt Nam sau năm 1945 không chỉ giàu tính chiến đấu mà còn giàu tính nhân đạo. Cuộc chiến tranh hơn ba mươi năm không chỉ nhằm mục đích khẳng định con người, giải phóng con người mà còn muốn bảo vệ và yêu thương con người. Tác phẩm “Vợ nhặt" của Kim Lân đã được hoàn thành vào thời gian sau năm 1955 mang một giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc khi nói về cuộc sống nghèo khổ của bà con nông dân giai đoạn 1945 nhưng không vì thế mà mất đi tình thương giữa người với người.
Tác phẩm bắt đầu bằng việc miêu tả sự thay đổi to lớn của xóm làng khi nạn đói tràn về. Anh cu Tràng, một người vui tính, rất được lòng bọn trẻ con ở xóm nhỏ “bước những bước mệt mỏi, cái đầu trọc nhằm chúi về phía trước". Các lều chợ đầy những người đòi bồng bế, dắt díu nhau “xanh xám như những bóng ma", sáng nào cũng thấy ba bốn cái xác người chết đói nằm ngổn ngang. Nạn đói đang tràn đến, gieo róc chết chóc vào xóm làng. Làng xóm xơ xác không hề có ánh lửa. Đi qua những gốc đa đầu làng, mùi sinh khí, xác thịt bốc lên. Trên cây gạo ngoài làng, tiếng qua kêu hòa với tiếng khóc người chết. Có lẽ vào cái thời khắc ấy, không ai có thể tin là mình sẽ sống sót qua cái nạn đói này, nạn đói đã làm cho con người dân dần mất lòng tự trọng, nhân cách vốn có. Chi tiết “đắt" nhất tác phẩm có lẽ là chi tiết Tràng cưới được vợ về nhà và cuộc sống của gia đình đầm ấm, sum họp vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt.
- Cô gái với giọng nói chua ngoa, đỏng đảnh, liều lĩnh đã trở thành vợ của Tràng chỉ sau bốn bát bánh đúc. Với cái nhìn khách quan, dường như con người dần dần mất đi nhân cách, cô gái có thể trở về làm vợ anh cu Tràng chỉ sau có bốn bát bánh đúc. Thế nhưng dưới cách nhìn của nhà văn Kim Lân, với tấm lòng rất mực đôn hậu, ông nhìn thấy cả cái khát vọng sống mãnh liệt có được vợ của anh cu Tràng. Anh cũng liều lĩnh “Kệ, cứ đón cô ta về đã". - Lòng yêu thương, sự trân trọng của tác giả đối với những người bất hạnh thể hiện ở cuộc dắt díu về làng của hai người. Hạnh phúc của Tràng được thể hiện qua ngòi bút tươi vui, dí dỏm, tinh tế của nhà văn Kim Lân. Nụ cười của anh cu khi thì “phởn phơ", khi thì “tủm tỉm", khi thì bật cười. Đi bên cạnh cô gái gầy gò và quần áo rách như tổ đỉa, Tràng không hề gọn trong mình một chút gì coi thường cô gái đó, thậm chí nhờ cô gái đó, anh đã quên hết “những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa". Cô gái như một nguồn ấm áp, tỏa sáng cuộc sống u tối của nhân vật Tràng. Về phía cô gái, cô cũng không có chút mặc cảm nào về thân phận “bị nhặt" của mình. Trên đường về thì cô giễu anh “Bé lắm đấy", khi thì mắng anh “Khỉ gió!". Cô vẫn cảm thấy mình có đủ sức mạnh đối với phái mạnh như bất cứ những cô gái khác. Họ thực sự hướng về nhau, tìm thấy ở nhau những cảm xúc như những đôi tình nhân khác.
Sự kết hợp của Tràng và cô gái là một thách thức quyết liệt của khát vọng sống và khát vọng được hạnh phúc trước mọi sự tuyệt vọng về nạn đói. Nhà văn Kim Lân đã hoàn toàn đứng về phía khẳng định sự sống và ý chí sống của con người, trân trọng và yêu mến hành động liều lĩnh của họ. Nhưng nếu như nhà văn Kim Lân chỉ dừng lại ở đây, thì ý nghĩa truyện chưa thực sự đủ đầy. Phải cần đến sự gặp gỡ của vợ chồng Tràng và người mẹ, nhà văn mới khẳng định chắc chắn rằng tình yêu sẽ thắng được chết chóc, cuộc sống sẽ thay đổi. . Bà mẹ trước nạn đói cũng thất vọng và hoài nghi như mọi người: “biết có nuôi nhau sống được qua cơn đói khát này không?" Nhưng bà là mẹ, bà thấy cái sự “nhặt vợ" cũng là may, nên bà “mừng lòng", bà nuôi hi vọng cho đôi trẻ. Bà mẹ nhìn người con dâu “lòng đầy thương xót", không chút coi thường. Bà nghĩ đến việc phải có “dăm ba mâm cho phải lệ", chứng tỏ trong lòng bà không hề vương vấn ý nghĩ “nhặt" không vợ về cho con mình. Đó là tình cảm nhận đạo có tác dụng nâng cao phẩm giá cho con người. Có thể nói, nhà văn Kim Lân chọn tình huống “nhặt vợ" - tình huống con người bị đánh mất phẩm giá nhất trong mắt người ngoài để nâng niu, để trân trọng và khẳng định phẩm giá của họ. . Sau một đêm thành vợ chồng tại ngôi nhà nát, sáng hôm sau, vẫn trong cơn đói khát, nhưng một không khí tràn đầy sinh khí đã đến với mọi người. Ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng, ang đầy nước ấm, người vợ trở nên hiền hậu, đúng mực còn Tràng thì “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn đến lạ lùng", Tràng thực sự trưởng thành khi đã có bên cạnh một người vợ, một gia đình. Anh đã có những suy nghĩ chín chắn mà trước đây chưa từng có “Hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này", Gia đình, tình yêu, sự yêu thương đã đem đến cho mọi người một niềm tin mãnh liệt “Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có khấm khá hơn". “Chưa bao giờ trong nhà này, mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp đến thế". Niềm tin yêu vào cuộc sống thật sự mãnh liệt.
Tác phẩm “Vợ nhặt" của Kim Lân là một truyện ngắn chứa chan tư tưởng nhân đạo. Chọn tình huống “nhặt vợ" do nạn đói khủng khiếp gây ra, nhà văn không nhằm diễn tả sự mất giá, sa đọa của con người, trái lại, khẳng định khát vọng sống và phẩm giá của họ. Nhà văn đã miêu tả tình yêu sự sống của những con người bên bờ cái chết như một nguồn sáng, nguồn ấm áp sưởi ấm lòng người.