Vợ Nhặt - Kim Lân
Đề bài 2: Phân tích trích trích đoạn trong tác phẩm Vợ Nhặt - Kim Lân

Vợ Nhặt - Kim Lân

Đề bài 2: Phân tích trích trích đoạn trong tác phẩm Vợ Nhặt - Kim Lân

Nói về việc sáng tác truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân tâm sự: “Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Đói. Nó vừa cay đắng vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó lại lóe lên những tia ánh sáng về đạo đức, danh dự. Truyện ngắn Vợ nhặt, khai thác các khía cạnh sau cùng của các bị kịch đó". Bằng những hiểu biết về truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên.

a. Mở bài

Kim Lân là một cây bút xuất sắc ở mảng đề tài về nông thôn Việt Nam và người lao động nghèo khổ. Vợ nhặt là câu chuyện buồn về số phận con người trong nạn đói năm 1945 nhưng đứng sau những đau thương là tấm lòng nhân hậu, trái tim tin yêu và sự trân trọng khát vọng con người của Kim Lân.

b. Thân bài 

- Khái lược về tác giả, tác phẩm và giải thích nhận định:

+ Kim Lân là nhà văn của nông thôn Việt Nam, những tác phẩm của ông tập trung nhiều vào khung cảnh làng quê trước Cách mạng. Kim Lân không miêu tả về văn hóa, phong tục, những hương âm xôi thịt ở chốn làng quê mà ông thường nói về cuộc sống bình dị, nghèo hèn vì vậy tác phẩm của ông gần gũi với người đọc.

+ Vợ nhặt có tiền thân từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư song vì kháng chiến mà bản thân đã thất lạc và rơi rớt khá nhiều. Cho nên, Kim Lân viết tác phẩm này bằng hình dung, tưởng tượng về nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà từ Quảng Trị đến Bắc Kì có hai triệu đồng bào ta chết đói.

+Vợ nhặt sau được in vào tập Con chó xấu xí (1962) và trở thành tác phẩm thành công nhất khi viết về nạn đói.

+ Nhận định trên đã chỉ ra trong tác phẩm của Kim Lân những bi kịch, bất hạnh của con người trong cái đói, đồng thời khẳng định vẻ đẹp tiềm ẩn những sáng ngời của con người bất chấp hoàn cảnh.

- Bức tranh hiện thực về nạn đói năm 1945

Bức tranh nạn đói khủng khiếp năm 1945 được miêu tả rất chi tiết, cụ thể ở cả không gian cảnh vật và đời sống con người. Bao trùm là không khí tang tóc, u ám, cảnh vật thê lương ảm đạm, con người dật dờ như những bóng ma.

+ Hiện thực cuộc sống

Bức tranh này được vẽ lên bằng ngôn từ và cảm xúc xót xa, đau đớn của tác giả, có cả màu sắc, ánh sáng, âm thanh, mùi vị,..tất cả như hòa lẫn vào cái đói.

+ Hình ảnh: nổi bật trên phông nền của Vợ nhặt là những hình ảnh gợi về cái chết mênh mông với những gốc đa, gốc gạo xù xì, những cánh quạ vân trên bầu trời như những đám mây đen, ngôi nhà của Tràng thì siêu vẹo, méo mó; phía ngoài xa dòng sông trăng uốn khúc quanh cánh đồng tôi mênh mông. Dường như mọi hình ảnh không có dấu hiệu của sự sống, tất cả đều ám chỉ cho nạn đói và sự chết chóc.

+ Con người: bóng dáng con người cũng thoi thóp, nhỏ nhoi; cả người sống và người chết đều nằm trong guồng quay của nạn đói. Bóng những người chết nằm cong queo bên đường người sống thì cũng như thoi thóp chờ lạc vào cõi chết. Những người vùng Thái Bình, Nam Định bông bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma. Bóng người sống đi lại dật dờ bên những gốc đá gốc gạo.

+Màu sắc và mùi vị: từ đầu cho đến cuối tác phẩm dường như không có màu sắc nào tươi tài chỉ là màu xám của ngã tư xóm chợ về chiều, màu tôi mênh mông của những cánh đồng, hai bên đã phố thì lụp xụp tối om và không nhà nào có đèn lửa. Những nét vẽ chi tiết đó của Kim Lân đã tái hiện lại hoàn chỉnh bức tranh nạn đói năm ấy, nó được điểm tổ với mùi vị  rất riêng. Đó là mùi ẩm mốc của rác rưởi, mùi gây gây của xác người và mùi đốt đống mùi khét lẹt, sới vị cám chát xít nơi đầu lưỡi của anh cu Tràng. Bên cạnh đó còn là những âm thanh cụ thể: tiếng quạ kêu thê thiết, tiếng hờ khóc tỉ tê của những gia đình có người chết đói, tiếng trống thúc thuế đầu làng xen lẫn vào những giọt nước mắt của bà cụ Tứ.

Có lẽ không nên gọi đây là bức tranh về cuộc sống khi cái chết đang thống trị, tràn ngập còn sự sống thì nhỏ nhoi, mờ nhòa. Đằng sau những nét vẽ của nhà văn là niềm đồng cảm xót thương cho những số kiếp con người khi họ bị đẩy vào nạn đói.

- Hiện thực về Số phận con người: Xuất hiện trên bức tranh hiện thực của tác phẩm là những con người khác nhau, mỗi người có một cảnh ngộ những hộ có chung một số phận đều là nạn nhân của cái đói, người đọc dễ dàng nhận ra điều đó Ở anh cu Tràng, cô vợ nhặt, bà cụ Tứ và người dân xóm ngụ cư.

- Cu Tràng: Cái đói với Tràng không hiện lên ở miếng cơm manh áo bởi dù sao anh ta còn sức vóc để kéo thóc thuế, thậm chí khi đứng trước cô vợ nhặt, Tràng còn tỏ ra hào phóng rất bố cụ. Nhưng từ sâu trong tâm khảm của nhân vật này, cái đói vẫn lẩn khuất và được bộc lộ trong hoàn cảnh mà Tràng phải lựa chọn: hạnh phúc hay sự sống. Vốn dĩ, anh ta không dám mơ đến việc mình có vợ vì nó quá xa xỉ thế nên khi hạnh phúc trong tầm tay, Tràng lại thấy chọn. Tràng sợ lấy vợ trong lúc này là đến gần hơn với cái chết. Ở đây, cái đói đã khiến con người không dám có ước mơ, khao khát.


Người vợ nhặt: Cái đói với thị rõ ràng hơn vì nó gắn liền với miếng ăn. Thí nghèo từ cái tên của mình, cùng với những người bạn của mình, thì ngồi vều ở xó tỉnh để nhặt hạt rơi, hạt vãi và khi bất ngờ Tràng xuất hiện với một câu hò rất mùi mẫn: Muốn ăn cơm trắng với giò, lại đây mà đẩy xe bò với anh, thị ton ton chạy lại đây xe cho Tràng nhưng anh ta đã thất hứa. Đến lần sau gặp lại, thị tức tối đứng trước Tràng mà sưng sỉa, tất cả chỉ vì miếng cơm và khi đã thỏa nguyện thị lại bám lây câu nói đùa của Tràng để theo không hắn, vì đói khát, người đàn bà này buộc phải bỏ qua danh dự và nhân phẩm của mình. Như vậy, cái đói đối với thị thê thảm và khủng khiếp hơn rất nhiều,

+Bà cụ Tứ: Là một người mẹ giàu tình yêu thương, bà đã trải qua biết bao đắng cay của cuộc sống và nạn đói năm ấy vẫn là nỗi ám ảnh không thể xóa nhòa trong tâm trí bà. Bà Tứ ngạc nhiên, bất ngờ trước việc Tràng có vợ, bà lão rơi những giọt nước mắt tủi hờn, xót xa khi con trai bà lấy vợ trong tình huống trớ trêu, ngược đời. Bà tủi thân vì không làm tròn trách nhiệm với các con, cái đói cứ vướng vật, quanh quẩn trong tâm trí bà, nó khiến cho tấm lòng người mẹ càng thêm bao dung, đôn hậu.

+Người dân xóm ngụ cư: Cái đói theo về trong cơn gió lạnh ngắt của buổi chiều. Những đứa trẻ con trong xóm thường ngày ra đón Tràng trở về nhưng hôm nay chúng ủ rũ, mệt nhọc và đói khát. Những người khác cũng vì sợ cái đói mà họ thương hại cho cu Tràng khi anh ta lấy vợ trong nạn đói, khi cái chết đang kề bên.


- Vẻ đẹp tâm hồn và những khát khao đầy nhân bản của con người, Phản ánh hiện thực khốn cùng của người lao động, điều mà Kim Lân muốn hướng đến không phải là cái đói, cái chết mà là để khẳng định sự sống của họ, khẳng định dù trong hoàn cảnh cơ cực, con người vẫn vươn lên để sống và khát khao. Kim Lân viết Vợ nhặt không chỉ bằng con mắt hiện thực sắc lạnh mà còn bằng cả trái tim chan chứa yêu thương và trân trọng con người. Qua đó, nhà văn phát hiện những tia sáng về đạo đức và danh dự, đằng sau những số phận bi kịch là vẻ đẹp tâm hồn, là những khát khạo bản năng của con người.

+ Nhân vật Tràng

++ Tấm lòng nhân hậu: cái đói và những lo lắng về cuộc sống trong nạn đói từng thống trị đầu Óc khù khờ của Tràng nhưng anh ta lại chấp nhận người vợ sau cái tặc lưỡi Chậc, kệ – một quyết định có phần liều lĩnh, bồng bột nhưng đằng sau sự bồng bột ấy là tấm lòng nhân hậu, sự cảm thông với người đồng cảnh ngộ.


- Tâm hồn hướng đến sự sống, hạnh phúc gia đình: “nhặt" được vợ, vớ phải hạnh phúc đã đem lại sự đổi thay quan trọng trong cuộc đời Tràng.

++ Tràng có những cử chỉ chín chắn thể hiện sự trân trọng, vun vén cho hạnh phúc gia đình mới mẻ của mình: mua cái thúng con và vài thứ lặt vặt, mua hai hào dầu,...

++ Từ một người vô tâm, ngờ nghệch, Tràng trở nên có trách nhiệm hơn với mình và những người xung quanh, có niềm tin vào cuộc sống: tâm trạng phơi phới trên đường về nhà, cảm giác gắn bó với ngôi nhà,...

++ Tràng bắt đầu nghĩ đến tương lai và mơ về sự đổi thay cuộc sống (chi tiết cuối tác phẩm)

Những thay đổi lớn lao trong suy nghĩ, tâm trạng nhân vật Tràng là biểu hiện rõ ràng nhất cho tâm hồn khao khát sống và tâm hồn hướng về ánh sáng.


+ Nhân vật người vợ nhặt: mặc dù rơi vào hoàn cảnh khốn cùng nhưng Kim Lân vân nhìn thấy nhân vật này những phẩm chất tốt đẹp.

+ Hành động theo không của thị dưới góc độ khác thì đây có thể coi là chi tiết hài hước chứng minh cho cái đói làm con người mất ý thức về giá trị. Nhưng dưới con mắt đầy cảm thông, trìu mến, lại cái chết. Kim Lân chỉ ra động lực đáng trân trọng của hành động này là cố gắng bám víu lấy sự sống, chống cự

++ Cũng từ cái nhìn đầy cảm thông, nhà văn phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp ở nhân vật này: cái chao chát, chỏng lỏn, thô lỗ chỉ là do hoàn cảnh xô đẩy nhưng khi có gia đình để yêu thương, chăm sóc thì thị lại trở nên dịu hiền, đảm đang, khi có một tương lai để hi vọng thì những phẩm chất tốt đẹp của người lao động lại trỗi dậy và càng bừng sáng.


+ Bà cụ Tứ:

++Tình yêu thương con, hy sinh hết mình vì con: thể hiện qua những lo lắng cho hạnh phúc của con, sự tủi hờn khi chưa làm tròn trách nhiệm với các con, qua hành động yêu thương và vun vén cho hạnh phúc mới mẻ của hai con,..

+ Tấm lòng bao dung của một người phụ nữ, một người mẹ: thể hiện qua tình cảm, cách cư xử với nàng dâu mới.

++ Niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của gia đình: thể hiện qua cuộc trò chuyện trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới.

c. Kết bài

Kim Lân viết Vợ nhặt không chỉ dừng lại bức tranh hiện thực về nạn đói năm 1945 mà cao cả hơn hết là sự yêu thương, trân trọng vẻ đẹp, khát vọng của con người. Tác phẩm không chỉ là thông điệp về sự vươn lên trong hoàn cảnh cơ cực mà còn là một bài ca về sự sống, khát vọng vươn lên của con người.


Tác giả : Kim Lân
4/5 của 3 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại