Võ Lâm Tĩnh Hải
Quyển 1 - Chương 9: Đón khách
Chương II: Loạn Lạc
Nửa đêm tỉnh giấc ngắm trăng tàn
Túy ảnh tiêu sầu mặc thế gian
Anh hùng ôm hận tam sinh lộ
Ngàn thu danh khắc chốn Thạch Bàn
Hun Sơn, Nam Sách Phủ…
Vết thương của Xương Ngập nhờ có Kim Sang Dược hảo hạng cũng đã se miệng, nhưng do mất máu nhiều và chặng đường xa từ Cổ Loa đến Nam Sách khiến chàng vẫn mê man chưa tỉnh.
Phạm Chiêm thấy tính mạng của Thái Tử đã qua cơn nguy kịch cũng tạm yên lòng, bèn dặn dò nha đầu Ngọc Dung và mấy gia nhân thân thuộc ở lại chăm sóc, còn mình vội vã rời mê cung Hun Sơn trở về Phủ Nam Sách lo phương kế đối phó.
Về đến cửa Phủ đã thấy Phạm Man đứng chờ sẵn ở đó, vẻ mặt y có vẻ lo lắng, trên áo bào vẫn còn ướt thẫm sương đêm.Hẳn là đã thúc ngựa chạy suốt đêm qua không ngủ.
Thấy Gia Phụ về đến, Man vội ghé tai phụ thân báo tin dữ. Ngay sau khi lên đường đến Cổ Loa, Phạm Chiêm đã đoán biết thế nào Dương Tam Kha cũng cho người truy sát gia quyến của Đại Hoàng Tử, nên đã sai Phạm Man dẫn theo thủ hạ cấp tốc đến hộ giá. Thật không may khi hắn đến nơi thì phủ thái tử đã lâm cảnh tiêu điều, hắn cấp tốc dò la tung tích của hai người nhưng đều bặt vô âm tín, đành quay về Nam Sách.
Phạm Chiêm nghe xong thần tình có chút biến sắc, một thoáng suy nghĩ liền quay lại dặn dò:
- Chớ để Công Tử biết chuyện này vội!
- Hà nhi biết rồi thưa cha!-Phạm Man vâng mệnh phụ thân toan lui ra.
Bên ngoài chợt có tiếng vó ngựa dồn dập, một Thám Mã đeo kỳ hiệu phi ngựa như bay tới, miệng hô lớn:
- Quân tình khẩn cấp !
Những người đi đường đều vội tránh qua một bên nhường lối, ngựa chạy tới cổng phủ còn chưa dừng hẳn, đã phi thân xuống cấp tốc phục xuống trước mặt Phạm Chiêm báo tin:
- Khởi bẩm Lão Nhân Gia! Ngoài thành có khoảng năm nghìn binh mã, cờ hiệu Tĩnh Hải Quân, Tướng Chỉ huy là Dương Cát Lợi, đòi gặp Lão Nhân Gia.
Phạm Man vốn tính nóng như lửa, vừa nghe tai đã nóng đỏ quát:
- Hỗn xược! Để ta ra dạy cho chúng một bài học!
Phạm Chiêm ôn tồn nói:
- Ngươi đi cả đêm qua đã mệt mỏi rồi, hãy vào trong nghỉ ngơi, việc ở đây để ta lo liệu.
Phạm Gia ở Nam Sách là một gia tộc lớn, tồn tại lâu đời ở Tĩnh Hải, gia quy đều hết sức nghiêm ngặt, Phạm Man nghe phụ thân nói vậy không dám cãi lời, chỉ ấm ức rộng thương xuống nền đá mà bước vào trong.
Sáu năm trước sau khi giúp Ngô Vương đại thắng Bạch Đằng Giang, Phạm Lệnh Công xin được từ quan về ẩn cư Nam Sách, Ngô Vương tuy tiếc nuối nhưng cũng đành chiều ý, sau còn cho hai hoàng tử Xương Ngập và Xương Văn bái Phạm Chiêm làm nghĩa phụ.
Phạm Gia vốn là dòng danh môn vọng tộc, trên dưới đều là dũng tướng trên xa trường, nổi tiếng với 72 đường thương thuật gia truyền, ngoài ra còn có Bát Huyền Đại Phạm chấn danh thiên hạ. Giang hồ có câu Bắc Vân Phong – Nam Phạm Chiêm, vì thế mà các gia tộc trong Tĩnh Hải khi nói đến Phạm Gia đều kính nể mươi phần.
Thành Nam Sách được xây dựng suốt hơn 200 năm, qua đến Phạm Chiêm là đời thứ bảy, tường thành đắp bằng Cự Thạch cao 8 thước, xung quanh là thủy hào, phía trước là các lũy thủ được tạo lên băng tre mọc tự nhiên, mặt quay ra 3 phía Đông , Tây , Bắc, phía Nam dựa vào núi Hun Sơn và rừng cổ nguyên, thành tuy không lớn nhưng vô cùng vững trãi.
Trong thành nuôi chưa đầy 1000 binh sỹ nhưng hầu hết đều là tinh binh một có thể đấu mười, chỉ mới nghe qua đã khiến quân thù khiếp vía.Vì vậy mà sau nhiều cuộc binh biến trên đất Tĩnh Hải, Nam Sách vẫn đứng vững như một lũy đài bất khả xâm phạm.
Cổng thành mở rộng, một lão tướng già, râu tóc đã bạc trắng, thân hình cao lớn, cưỡi một con bạch mã thong thả tiến ra, bên ngoài cờ xí rợp cả một vùng trời, tiếng trống lệnh đang thúc vang bỗng nhiên đều im bặt. Trong đám quân binh kẻ này người kia đưa mắt nhìn nhau có chút kinh hoàng, bọn chúng đều ngỡ rằng sau cánh cổng thành là tinh binh vạn mã vó ngựa hí vang, ai dè chỉ có một lão Tiên Ông ung dung phong thái ra nghênh tiếp.
Dương Cát Lợi thấy Phạm Lệnh Công từ xa đã vội ra hiệu dừng trống thúc quân, liền xuống ngựa tiến lên vòng tay ôm quyền thi lễ:
- Phạm Lão Lệnh Công! Đã lâu không gặp lão tiền bối vẫn khỏe chứ?
Phạm Chiêm ôm quyền đáp lễ nói:
- Đa tạ Tướng Quân đã hỏi thăm! Lão Phu vẫn khỏe! Dương Tướng Quân đường xa lặn lội tới tệ phủ nhỏ bé này tìm lão phu không biết có điều gì dạy bảo chăng?
- Thật không dám!
Dương Cát Lợi có phần hổ thẹn phân trần:
- Mạt Tướng phụng mệnh Bình Vương đến Nam Sách tìm người, có điều gì mạo phạm mong Lão Lệnh Công bỏ quá cho.
- Bình Vương?- Phạm Chiêm làm vẻ ngạc nhiên hỏi.
Dương Cát Lợi hướng chính thiên giải thích:
- Lão Lệnh Công không hay biết gì sao? Chính kinh mới sảy ra đại biến, Ngô Tiên Chúa thọ mệnh băng hà, tuyên chiếu nhường ngôi cho nhị thái tử Xương Văn. Phong Dương Chủ Tướng Tam Kha làm Nhiếp Chính Bình Vương. Đại Hoàng Tử Xương Ngập vì chuyện này không phục rắc tâm làm phản mưu sát thái tử, đại kế không thành nghe nói đã chạy đến Nam Sách Phủ . Mạt tướng phụng mệnh Chủ Công đuổi theo đến đây, mong được Lão Lệnh Công giúp đỡ.
Phạm Chiêm nghe xong trong lòng có phần bức bối, chuyên mấy ngày nay tại kinh thành ông đều đã mắt thấy tai nghe, kẻ mang bốn chữ “ rắc tâm làm phản" phải dành cho Dương Tam Kha mới đúng, tuy vậy ngoài mặt vẫn làm như không có chuyện gì bèn nói:
- Tệ phủ cách xa kinh thành không hay tin dữ, quả lấy làm hổ thẹn. Tên Ngô Xương Ngập kia tội quả tày trời, chẳng phiền Dương Tướng Quân phải lặn lội tới đây, nếu Lã lão phu bắt được sẽ đích thân giải y nên kinh thành sử tội.
Dương Cát Lợi nghe Phạm Lệnh Công nói vậy lấy làm xấu hổ liền cúi xuống đáp:
- Mạt Tướng có mắt mà không thấy thái sơn!
Phạm Chiêm thản nhiên tiếp lời
Tướng Quân từ xa đến đây, lẽ ra phải tổ chức nghênh đón từ xa, hiềm một nỗi tệ phủ đơn sơ, nếu Dương Tướng Quân không chê có thể cùng tùy tùng vào phủ nghỉ chân vài bữa thì quả là vinh hạnh!
Dương Cát Lợi vui vẻ nhận lời, trước khi đến Nam Sách hắn trong lòng vô cùng lo ngại bởi danh tiếng tinh binh bách chiến bách thắng của Nam Sách, nay lại được Phạm Chiêm hẫu đãi mời vào phủ thì quả là một công đôi việc, liền quay lại sắp xếp quân binh hạ trại, còn hắn cùng Đỗ Cảnh Thạc và 200 tùy tùng khác theo vào trong thành tiện việc điều tra.
Đỗ Cảnh Thạc vẫn còn nghi ngờ liền nói nhỏ:
- Coi chừng trúng gian kế của lão!
Dương Cát Lợi gạt đi nói:
- Chuyện này ngươi khỏi lo, Phạm Lão Lệnh Công là người quang minh lỗi lạc, danh tiếng trong thiên hạ, nếu thực sự muốn hại chúng ta đâu cần dùng đến phương sách hạ nhân như vậy.
Phạm Chiêm công lực cao sâu đã nghe được hết câu chuyện, chỉ tự cười một cái rồi quay bạch mã về thành, phía sau đoàn tùy tùng của Dương Cát Lợi cũng theo vào.
Nửa đêm tỉnh giấc ngắm trăng tàn
Túy ảnh tiêu sầu mặc thế gian
Anh hùng ôm hận tam sinh lộ
Ngàn thu danh khắc chốn Thạch Bàn
Hun Sơn, Nam Sách Phủ…
Vết thương của Xương Ngập nhờ có Kim Sang Dược hảo hạng cũng đã se miệng, nhưng do mất máu nhiều và chặng đường xa từ Cổ Loa đến Nam Sách khiến chàng vẫn mê man chưa tỉnh.
Phạm Chiêm thấy tính mạng của Thái Tử đã qua cơn nguy kịch cũng tạm yên lòng, bèn dặn dò nha đầu Ngọc Dung và mấy gia nhân thân thuộc ở lại chăm sóc, còn mình vội vã rời mê cung Hun Sơn trở về Phủ Nam Sách lo phương kế đối phó.
Về đến cửa Phủ đã thấy Phạm Man đứng chờ sẵn ở đó, vẻ mặt y có vẻ lo lắng, trên áo bào vẫn còn ướt thẫm sương đêm.Hẳn là đã thúc ngựa chạy suốt đêm qua không ngủ.
Thấy Gia Phụ về đến, Man vội ghé tai phụ thân báo tin dữ. Ngay sau khi lên đường đến Cổ Loa, Phạm Chiêm đã đoán biết thế nào Dương Tam Kha cũng cho người truy sát gia quyến của Đại Hoàng Tử, nên đã sai Phạm Man dẫn theo thủ hạ cấp tốc đến hộ giá. Thật không may khi hắn đến nơi thì phủ thái tử đã lâm cảnh tiêu điều, hắn cấp tốc dò la tung tích của hai người nhưng đều bặt vô âm tín, đành quay về Nam Sách.
Phạm Chiêm nghe xong thần tình có chút biến sắc, một thoáng suy nghĩ liền quay lại dặn dò:
- Chớ để Công Tử biết chuyện này vội!
- Hà nhi biết rồi thưa cha!-Phạm Man vâng mệnh phụ thân toan lui ra.
Bên ngoài chợt có tiếng vó ngựa dồn dập, một Thám Mã đeo kỳ hiệu phi ngựa như bay tới, miệng hô lớn:
- Quân tình khẩn cấp !
Những người đi đường đều vội tránh qua một bên nhường lối, ngựa chạy tới cổng phủ còn chưa dừng hẳn, đã phi thân xuống cấp tốc phục xuống trước mặt Phạm Chiêm báo tin:
- Khởi bẩm Lão Nhân Gia! Ngoài thành có khoảng năm nghìn binh mã, cờ hiệu Tĩnh Hải Quân, Tướng Chỉ huy là Dương Cát Lợi, đòi gặp Lão Nhân Gia.
Phạm Man vốn tính nóng như lửa, vừa nghe tai đã nóng đỏ quát:
- Hỗn xược! Để ta ra dạy cho chúng một bài học!
Phạm Chiêm ôn tồn nói:
- Ngươi đi cả đêm qua đã mệt mỏi rồi, hãy vào trong nghỉ ngơi, việc ở đây để ta lo liệu.
Phạm Gia ở Nam Sách là một gia tộc lớn, tồn tại lâu đời ở Tĩnh Hải, gia quy đều hết sức nghiêm ngặt, Phạm Man nghe phụ thân nói vậy không dám cãi lời, chỉ ấm ức rộng thương xuống nền đá mà bước vào trong.
Sáu năm trước sau khi giúp Ngô Vương đại thắng Bạch Đằng Giang, Phạm Lệnh Công xin được từ quan về ẩn cư Nam Sách, Ngô Vương tuy tiếc nuối nhưng cũng đành chiều ý, sau còn cho hai hoàng tử Xương Ngập và Xương Văn bái Phạm Chiêm làm nghĩa phụ.
Phạm Gia vốn là dòng danh môn vọng tộc, trên dưới đều là dũng tướng trên xa trường, nổi tiếng với 72 đường thương thuật gia truyền, ngoài ra còn có Bát Huyền Đại Phạm chấn danh thiên hạ. Giang hồ có câu Bắc Vân Phong – Nam Phạm Chiêm, vì thế mà các gia tộc trong Tĩnh Hải khi nói đến Phạm Gia đều kính nể mươi phần.
Thành Nam Sách được xây dựng suốt hơn 200 năm, qua đến Phạm Chiêm là đời thứ bảy, tường thành đắp bằng Cự Thạch cao 8 thước, xung quanh là thủy hào, phía trước là các lũy thủ được tạo lên băng tre mọc tự nhiên, mặt quay ra 3 phía Đông , Tây , Bắc, phía Nam dựa vào núi Hun Sơn và rừng cổ nguyên, thành tuy không lớn nhưng vô cùng vững trãi.
Trong thành nuôi chưa đầy 1000 binh sỹ nhưng hầu hết đều là tinh binh một có thể đấu mười, chỉ mới nghe qua đã khiến quân thù khiếp vía.Vì vậy mà sau nhiều cuộc binh biến trên đất Tĩnh Hải, Nam Sách vẫn đứng vững như một lũy đài bất khả xâm phạm.
Cổng thành mở rộng, một lão tướng già, râu tóc đã bạc trắng, thân hình cao lớn, cưỡi một con bạch mã thong thả tiến ra, bên ngoài cờ xí rợp cả một vùng trời, tiếng trống lệnh đang thúc vang bỗng nhiên đều im bặt. Trong đám quân binh kẻ này người kia đưa mắt nhìn nhau có chút kinh hoàng, bọn chúng đều ngỡ rằng sau cánh cổng thành là tinh binh vạn mã vó ngựa hí vang, ai dè chỉ có một lão Tiên Ông ung dung phong thái ra nghênh tiếp.
Dương Cát Lợi thấy Phạm Lệnh Công từ xa đã vội ra hiệu dừng trống thúc quân, liền xuống ngựa tiến lên vòng tay ôm quyền thi lễ:
- Phạm Lão Lệnh Công! Đã lâu không gặp lão tiền bối vẫn khỏe chứ?
Phạm Chiêm ôm quyền đáp lễ nói:
- Đa tạ Tướng Quân đã hỏi thăm! Lão Phu vẫn khỏe! Dương Tướng Quân đường xa lặn lội tới tệ phủ nhỏ bé này tìm lão phu không biết có điều gì dạy bảo chăng?
- Thật không dám!
Dương Cát Lợi có phần hổ thẹn phân trần:
- Mạt Tướng phụng mệnh Bình Vương đến Nam Sách tìm người, có điều gì mạo phạm mong Lão Lệnh Công bỏ quá cho.
- Bình Vương?- Phạm Chiêm làm vẻ ngạc nhiên hỏi.
Dương Cát Lợi hướng chính thiên giải thích:
- Lão Lệnh Công không hay biết gì sao? Chính kinh mới sảy ra đại biến, Ngô Tiên Chúa thọ mệnh băng hà, tuyên chiếu nhường ngôi cho nhị thái tử Xương Văn. Phong Dương Chủ Tướng Tam Kha làm Nhiếp Chính Bình Vương. Đại Hoàng Tử Xương Ngập vì chuyện này không phục rắc tâm làm phản mưu sát thái tử, đại kế không thành nghe nói đã chạy đến Nam Sách Phủ . Mạt tướng phụng mệnh Chủ Công đuổi theo đến đây, mong được Lão Lệnh Công giúp đỡ.
Phạm Chiêm nghe xong trong lòng có phần bức bối, chuyên mấy ngày nay tại kinh thành ông đều đã mắt thấy tai nghe, kẻ mang bốn chữ “ rắc tâm làm phản" phải dành cho Dương Tam Kha mới đúng, tuy vậy ngoài mặt vẫn làm như không có chuyện gì bèn nói:
- Tệ phủ cách xa kinh thành không hay tin dữ, quả lấy làm hổ thẹn. Tên Ngô Xương Ngập kia tội quả tày trời, chẳng phiền Dương Tướng Quân phải lặn lội tới đây, nếu Lã lão phu bắt được sẽ đích thân giải y nên kinh thành sử tội.
Dương Cát Lợi nghe Phạm Lệnh Công nói vậy lấy làm xấu hổ liền cúi xuống đáp:
- Mạt Tướng có mắt mà không thấy thái sơn!
Phạm Chiêm thản nhiên tiếp lời
Tướng Quân từ xa đến đây, lẽ ra phải tổ chức nghênh đón từ xa, hiềm một nỗi tệ phủ đơn sơ, nếu Dương Tướng Quân không chê có thể cùng tùy tùng vào phủ nghỉ chân vài bữa thì quả là vinh hạnh!
Dương Cát Lợi vui vẻ nhận lời, trước khi đến Nam Sách hắn trong lòng vô cùng lo ngại bởi danh tiếng tinh binh bách chiến bách thắng của Nam Sách, nay lại được Phạm Chiêm hẫu đãi mời vào phủ thì quả là một công đôi việc, liền quay lại sắp xếp quân binh hạ trại, còn hắn cùng Đỗ Cảnh Thạc và 200 tùy tùng khác theo vào trong thành tiện việc điều tra.
Đỗ Cảnh Thạc vẫn còn nghi ngờ liền nói nhỏ:
- Coi chừng trúng gian kế của lão!
Dương Cát Lợi gạt đi nói:
- Chuyện này ngươi khỏi lo, Phạm Lão Lệnh Công là người quang minh lỗi lạc, danh tiếng trong thiên hạ, nếu thực sự muốn hại chúng ta đâu cần dùng đến phương sách hạ nhân như vậy.
Phạm Chiêm công lực cao sâu đã nghe được hết câu chuyện, chỉ tự cười một cái rồi quay bạch mã về thành, phía sau đoàn tùy tùng của Dương Cát Lợi cũng theo vào.
Tác giả :
Phong Nhi