Vô Địch Gian Thương
Chương 44: Vấn đề phát sinh
p/s: Nay ta bận quá ko gõ nhiều được. Tạm vậy đã!
“Cường, Cường, dậy đi"
Cường đang nằm choèo khoeo trên giường ngủ nướng thì có tiếng của thím Phương, vợ chú ba gọi thúc.
Nhăn nhó mở mắt ra, Cường ngáp dài rồi hỏi:
“Có gì mà mới sáng sớm thím làm um xùm lên thế?"
“Trời đất, cái thằng này. Mặt trời lên cả cây sào rồi còn kêu sớm. Lười quá đấy cháu!"
Cường liếc nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy đúng là nắng rọi chói chang, hắn cười trừ:
“Tối qua nhậu với mấy ông ở bến, cháu hơi quá chén"
“Hừ, mày lại giống chú Sơn rồi đấy, tí tuổi đã bày đặt rượu chè"
“Ha ha, đâu có đâu thím. Hôm qua mấy anh ở bến quăng lưới trên sông bắt được con cá lớn, nhân tiện công ty tổng kết cuối tháng làm bữa lẩu cho vui thôi"
“Ăn thì ăn lại còn bày đặt uống. Chú mày tối qua còn không thấy vác xác được về nhà đây"
“Chắc chú ngủ luôn ở bến rồi. À, mà thím gọi cháu gì gấp thế?"
Thím Phương nghe Cường hỏi mới nhớ ra mục đích chạy tới đây theo đó liền đáp:
“Đó, mải nói chuyện quên mất. Chú Lâm bảo mày chạy lên ủy ban xã làm cái gì ấy. Chú ấy đi trước rồi, giờ chắc đang đợi mày ở đó"
“Ủy ban xã? Chuyện gì đây?" Cường nhíu nhíu mày thầm nhủ.
“Thôi, mày dậy nhanh đi, thím phải về phụ mẹ mày cơm nước cho người làm"
Thím Phương nói xong thì cũng liền quay người tất tả rời đi.
Còn lại một mình, Cường xoa xoa thái dương cho bớt đau nhức sau đó bước xuống giường đi ra giếng đánh răng, rửa mặt.
............................
Văn phòng UBND xã Đông Khánh, gần hai mươi phút sau
Lâm thấy vẻ mặt của vị chủ tịch xã hơi trầm ngâm thì chủ động lên tiếng:
“Bác Đào, rốt cục mấy xã kia định xử lý thế nào?"
Đỗ Bá Đào đặt xuống chén nước rồi trầm giọng đáp:
“Dân chúng có đơn thư khiếu kiện, chính quyền đương nhiên phải xem xét"
Cường ngồi bên nghe xong thắc mắc:
“Xem xét gì chứ? Đường không phải là để đi sao? Cấm công nông thì chẳng lẽ chỉ để cho xe máy với xe đạp chạy thôi à?"
Đỗ Bá Đào lắc đầu:
“Theo phản ánh của mấy vị chủ tịch các xã quanh đây thì thời gian vừa rồi xe cơ giới chạy nhiều khiến mặt đường liên xã có dấu hiệu hư hỏng cục bộ, thêm vào đó vật liệu như cát sỏi rơi vãi khiến người dân lưu thông gặp khó khăn. Nghe đâu tại các xã Đông Khê, Đông Mỹ đều có trẻ nhỏ bị ngã trên đường đi học vậy nên người làng bên đó mới hò nhau làm đơn thư lên chính quyền hạn chế không cho xe cơ giới chạy qua địa phận"
“Hừ, đâu lại có chuyện vô lý như thế. Trước tới giờ, xe vẫn chạy ào ào lấy hàng trên huyện sao không thấy ai kêu than đường hỏng với nguy hiểm cái gì?"
“Có thể là do lưu lượng xe các huyện khác cũng sang đây nhập hàng hơi nhiều mới gây ra tình trạng như vậy", Lâm phỏng đoán.
Cường nhíu nhíu mày sau đó nhìn vị chủ tịch xã hỏi:
“Bác Đào, theo bác các xã liệu có ngăn chặn xe cơ giới không?"
Đỗ Bá Đào nghĩ ngợi giây lát rồi đáp:
“Về nguyên tắc thì chính quyền các địa phương không có thẩm quyền giới hạn các phương tiện lưu thông. Vấn đề cho phép loại phương tiện nào được đi qua cung đường thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông nên việc xã có thể làm là báo cáo chuyện này lên cơ quan chức năng chờ xử lý. Có điều theo bác thấy, trước tới nay gần như chưa có tiền lệ về việc Sở can dự gì vào giao thông các tuyến đường cơ sở cấp xã. Theo đó, đợi được trên tỉnh có phản ứng thì cũng không biết tới ngày tháng nào"
Cường nghe xong thì nét mặt hơi giãn ra:
“À, nếu vậy thì có gì phải ngại chứ. Việc ta ta làm thôi"
“Nói thì là vậy nhưng bác thấy cũng không xem nhẹ được đâu. Lệnh vua thua lệ làng, nếu người dân ở đó thấy bức xúc vì đơn thư không được giải quyết, họ tự ý kéo ra ngăn đường thì cũng dở", Đỗ Bá Đào trầm giọng.
“Hừ, miễn không phải chính quyền ra mặt thì những chuyện đó không khó giải quyết", Cường nhếch miệng cười nhạt.
Đỗ Bá Đào không rõ Cường nói vậy là có ý gì nhưng vẻ mặt của hắn lại khiến ông ta cảm thấy một tia nguy hiểm.
“Này, bác dặn trước, mày đừng có hồ đồ làm ra chuyện lớn mật gì đấy"
“Ha ha, bác nhạy cảm quá, cháu trời sinh gan bé tí mà", Cường vừa ngả lưng ra ghế vừa cười lớn phủ nhận.
Cứ việc không đoán ra Cường đang tính toán cái gì, bằng trực giác Đỗ Bá Đào vẫn biết thằng nhóc này không có hiền lành như mặt ngoài thể hiện. Theo đó ông ta liền quay sang Lâm căn dặn:
“Muốn làm ăn lâu dài thì phải có cái đầu lạnh để giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải. Hấp tấp nóng vội chỉ đem đến rắc rối. Tôi nói điều này để chú cháu hai người lưu ý"
Lâm hiểu vị chủ tịch xã là đang ngầm ám chỉ mình coi sóc Cường cẩn thận, tránh để thằng lõi này xốc nổi gây rối. Bất quá, người ngoài đúng là thật không biết, xét về tuổi đời Lâm đúng là già dặn hơn Cường nhưng nói về bản lĩnh cùng tâm cơ, hắn thật không có tự tin đứng ngang hàng với thằng cháu ruột tinh quái bên cạnh.
“Bác Đào, mong bác yên tâm, bọn em sẽ tự có chừng mực, nhất quyết không để xảy ra chuyện gì đâu", Lâm cười trừ đáp.
“Uhm... không riêng gì xã ta mà cả huyện này hiếm hoi lắm mới có một điểm sáng kinh tế như công ty vật liệu xây dựng, tôi không muốn thấy các chú gặp phải rắc rối"
“Dạ, em biết. Cảm ơn bác đã nhắc nhở"
“Vậy được rồi, gọi hai người tới trao đổi là để sớm biết được tình hình mà có biện pháp chuẩn bị ứng phó cho phù hợp. Giờ tôi có việc phải đi, chú cháu chú về đi"
“Vâng, thế em xin phép. Chào bác"
“Cường, Cường, dậy đi"
Cường đang nằm choèo khoeo trên giường ngủ nướng thì có tiếng của thím Phương, vợ chú ba gọi thúc.
Nhăn nhó mở mắt ra, Cường ngáp dài rồi hỏi:
“Có gì mà mới sáng sớm thím làm um xùm lên thế?"
“Trời đất, cái thằng này. Mặt trời lên cả cây sào rồi còn kêu sớm. Lười quá đấy cháu!"
Cường liếc nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy đúng là nắng rọi chói chang, hắn cười trừ:
“Tối qua nhậu với mấy ông ở bến, cháu hơi quá chén"
“Hừ, mày lại giống chú Sơn rồi đấy, tí tuổi đã bày đặt rượu chè"
“Ha ha, đâu có đâu thím. Hôm qua mấy anh ở bến quăng lưới trên sông bắt được con cá lớn, nhân tiện công ty tổng kết cuối tháng làm bữa lẩu cho vui thôi"
“Ăn thì ăn lại còn bày đặt uống. Chú mày tối qua còn không thấy vác xác được về nhà đây"
“Chắc chú ngủ luôn ở bến rồi. À, mà thím gọi cháu gì gấp thế?"
Thím Phương nghe Cường hỏi mới nhớ ra mục đích chạy tới đây theo đó liền đáp:
“Đó, mải nói chuyện quên mất. Chú Lâm bảo mày chạy lên ủy ban xã làm cái gì ấy. Chú ấy đi trước rồi, giờ chắc đang đợi mày ở đó"
“Ủy ban xã? Chuyện gì đây?" Cường nhíu nhíu mày thầm nhủ.
“Thôi, mày dậy nhanh đi, thím phải về phụ mẹ mày cơm nước cho người làm"
Thím Phương nói xong thì cũng liền quay người tất tả rời đi.
Còn lại một mình, Cường xoa xoa thái dương cho bớt đau nhức sau đó bước xuống giường đi ra giếng đánh răng, rửa mặt.
............................
Văn phòng UBND xã Đông Khánh, gần hai mươi phút sau
Lâm thấy vẻ mặt của vị chủ tịch xã hơi trầm ngâm thì chủ động lên tiếng:
“Bác Đào, rốt cục mấy xã kia định xử lý thế nào?"
Đỗ Bá Đào đặt xuống chén nước rồi trầm giọng đáp:
“Dân chúng có đơn thư khiếu kiện, chính quyền đương nhiên phải xem xét"
Cường ngồi bên nghe xong thắc mắc:
“Xem xét gì chứ? Đường không phải là để đi sao? Cấm công nông thì chẳng lẽ chỉ để cho xe máy với xe đạp chạy thôi à?"
Đỗ Bá Đào lắc đầu:
“Theo phản ánh của mấy vị chủ tịch các xã quanh đây thì thời gian vừa rồi xe cơ giới chạy nhiều khiến mặt đường liên xã có dấu hiệu hư hỏng cục bộ, thêm vào đó vật liệu như cát sỏi rơi vãi khiến người dân lưu thông gặp khó khăn. Nghe đâu tại các xã Đông Khê, Đông Mỹ đều có trẻ nhỏ bị ngã trên đường đi học vậy nên người làng bên đó mới hò nhau làm đơn thư lên chính quyền hạn chế không cho xe cơ giới chạy qua địa phận"
“Hừ, đâu lại có chuyện vô lý như thế. Trước tới giờ, xe vẫn chạy ào ào lấy hàng trên huyện sao không thấy ai kêu than đường hỏng với nguy hiểm cái gì?"
“Có thể là do lưu lượng xe các huyện khác cũng sang đây nhập hàng hơi nhiều mới gây ra tình trạng như vậy", Lâm phỏng đoán.
Cường nhíu nhíu mày sau đó nhìn vị chủ tịch xã hỏi:
“Bác Đào, theo bác các xã liệu có ngăn chặn xe cơ giới không?"
Đỗ Bá Đào nghĩ ngợi giây lát rồi đáp:
“Về nguyên tắc thì chính quyền các địa phương không có thẩm quyền giới hạn các phương tiện lưu thông. Vấn đề cho phép loại phương tiện nào được đi qua cung đường thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông nên việc xã có thể làm là báo cáo chuyện này lên cơ quan chức năng chờ xử lý. Có điều theo bác thấy, trước tới nay gần như chưa có tiền lệ về việc Sở can dự gì vào giao thông các tuyến đường cơ sở cấp xã. Theo đó, đợi được trên tỉnh có phản ứng thì cũng không biết tới ngày tháng nào"
Cường nghe xong thì nét mặt hơi giãn ra:
“À, nếu vậy thì có gì phải ngại chứ. Việc ta ta làm thôi"
“Nói thì là vậy nhưng bác thấy cũng không xem nhẹ được đâu. Lệnh vua thua lệ làng, nếu người dân ở đó thấy bức xúc vì đơn thư không được giải quyết, họ tự ý kéo ra ngăn đường thì cũng dở", Đỗ Bá Đào trầm giọng.
“Hừ, miễn không phải chính quyền ra mặt thì những chuyện đó không khó giải quyết", Cường nhếch miệng cười nhạt.
Đỗ Bá Đào không rõ Cường nói vậy là có ý gì nhưng vẻ mặt của hắn lại khiến ông ta cảm thấy một tia nguy hiểm.
“Này, bác dặn trước, mày đừng có hồ đồ làm ra chuyện lớn mật gì đấy"
“Ha ha, bác nhạy cảm quá, cháu trời sinh gan bé tí mà", Cường vừa ngả lưng ra ghế vừa cười lớn phủ nhận.
Cứ việc không đoán ra Cường đang tính toán cái gì, bằng trực giác Đỗ Bá Đào vẫn biết thằng nhóc này không có hiền lành như mặt ngoài thể hiện. Theo đó ông ta liền quay sang Lâm căn dặn:
“Muốn làm ăn lâu dài thì phải có cái đầu lạnh để giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải. Hấp tấp nóng vội chỉ đem đến rắc rối. Tôi nói điều này để chú cháu hai người lưu ý"
Lâm hiểu vị chủ tịch xã là đang ngầm ám chỉ mình coi sóc Cường cẩn thận, tránh để thằng lõi này xốc nổi gây rối. Bất quá, người ngoài đúng là thật không biết, xét về tuổi đời Lâm đúng là già dặn hơn Cường nhưng nói về bản lĩnh cùng tâm cơ, hắn thật không có tự tin đứng ngang hàng với thằng cháu ruột tinh quái bên cạnh.
“Bác Đào, mong bác yên tâm, bọn em sẽ tự có chừng mực, nhất quyết không để xảy ra chuyện gì đâu", Lâm cười trừ đáp.
“Uhm... không riêng gì xã ta mà cả huyện này hiếm hoi lắm mới có một điểm sáng kinh tế như công ty vật liệu xây dựng, tôi không muốn thấy các chú gặp phải rắc rối"
“Dạ, em biết. Cảm ơn bác đã nhắc nhở"
“Vậy được rồi, gọi hai người tới trao đổi là để sớm biết được tình hình mà có biện pháp chuẩn bị ứng phó cho phù hợp. Giờ tôi có việc phải đi, chú cháu chú về đi"
“Vâng, thế em xin phép. Chào bác"
Tác giả :
DongHo