Vợ Có Thuật Của Vợ
Chương 12: Đối với tình yêu, phụ nữ có thể phân thành nhiều loại, nhưng đàn ông thì chỉ chia thành một loại
Lưu Tranh Tranh tiếp tục thì thầm: “Tôi sớm đã muốn nói với cô điều này, nhưng trước kia cô và Lê Bằng là một cặp, tôi sợ nói điều này ra sẽ làm ảnh hưởng tới quan hệ của hai người. Giờ thì hai người đã chia tay, coi như tôi múa mép khua môi, cô đừng nghĩ ngợi nhiều, chia tay rồi, cả hai đều lập gia đình thì chẳng còn liên quan gì đến nhau nữa".
Vì những lời đó của Lưu Tranh Tranh, tôi bắt đầu để ý đến Trương Mai, chú ý đến lời nói, cử chỉ và thái độ làm việc của cô ta, luôn dùng ánh mắt soi mói và phê phán để “bới móc" những khuyết điểm của cô ta. Tôi phát hiện ra, con người một khi đã ghét ai đó, thì mọi hành động của người đó đều không vừa mắt, ngay cả khi cô ta nói một lời hay, hoặc làm một việc tốt, nhưng trong mắt tôi nó trở nên vô cùng xấu xa, nó cho thấy cô ta đang có ý đồ khác. Đây chính là thành kiến.
Lúc sắp hết giờ làm, Trương Mai đi ngang qua chỗ tôi đến trước cửa phòng làm việc của Lê Bằng, gõ cửa bước vào, đặt một xấp tài liệu lên bàn.
Tôi không chớp mắt dõi theo những cử chỉ giao tiếp giữa hai người họ, tôi thấy Lê Bằng lật giở tập tài liệu, trong đó không hề có hoa hồng, tôi còn nhìn thấy Trương Mai nở nụ cười ngọt ngào với anh, mặc dù trong mắt người khác nụ cười đó có lẽ chỉ là một nụ cười xã giao thông thường.
Sau khi Trương Mai ra ngoài, cô ta đứng nói chuyện phiếm với một đồng nghiệp ngồi cách tôi không xa.
Cô ta nói, Giám đốc Lê mới mua một chiếc xe, còn mời cô ta ngồi thử nhưng bị cô ta khéo léo từ chối. Cô ta còn nói, phụ nữ cần phải học được cách rụt rè, không nên hơi một tí là sán lại.
Lúc cô ta nói những câu này, tôi cảm nhận được rõ rệt cô ta đang nhằm vào tôi.
Ngọn lửa vô danh trong lòng tôi thổi bùng lên, không vì cái gì khác, chỉ vì hai chữ “ngồi thử".
Vừa đến năm rưỡi, tôi là người đầu tiên ra khỏi công ty.
Tôi cần phải bình tĩnh, tôi không muốn nhìn thấy Lê Bằng lúc này, tôi sợ mình sẽ không nhịn được mà chất vấn anh, cho dù trong lòng tôi biết, những lời Trương Mai nói không phải sự thật.
Đi được ba trạm tàu điện ngầm, tin nhắn của Lê Bằng gửi đến, nội dung bảo tôi đợi anh ở cửa ra vào của ga tàu sáng nay anh thả tôi xuống, anh sẽ lái xe đến đón tôi về nhà.
Tôi trả lời: “Vâng", không giống như mọi ngày còn thêm từ “ông xã".
Biểu hiện trực tiếp của tâm trạng buồn bực và xuống thấp đó là tranh cãi và không tha thứ, tôi thật sự đã cảm nhận được triết lý đó rất nhanh.
Lúc bước ra khỏi ga tàu điện ngầm, một làn gió lạnh ập đến, tôi lại đưa tay dụi mắt theo thói quen, mãi đến khi nước mắt chảy ra, mới cảm thấy dễ chịu một chút. Nhưng rất nhanh, nước mắt bị gió lạnh thổi khô, cảm giác cồm cộm ngứa ngáy khiến tôi vô cùng khó chịu.
Tôi đành phải mua một chai nước khoáng ở quầy bán báo, rồi quay trở lại một góc không người qua lại ở gần cửa ra, lưng quay về hướng gió, tháo kính áp tròng bỏ vào chai nước khoáng.
Vừa đậy chặt nắp bình thì Lê Bằng gọi điện đến, anh nói sẽ đến chậm vài phút, khoảng ba phút.
Tôi nhìn đồng hồ, tính đúng ba phút mới bước ra ngoài, đứng bên vệ đường.
Trời đã tối hẳn, phóng tầm mắt nhìn đèn pha nhấp nháy, phía trước lấp lánh ánh đèn, những thứ nhìn thấy đều mờ ảo và hoa lệ, cùng với tiếng gió bắc vù vù, cả thế giới tràn đầy màu sắc lãng mạn.
Vài phút nữa lại trôi qua, Lê Bằng vẫn chưa tới.
Lúc này tôi chợt nhớ ra, tôi đã quên mất biển số của Tiểu Hắc, chỉ nhớ đó là một chiếc xe màu đen, một chiếc xe cũ nhưng rất bắt mắt.
Bên đường vọng lại tiếng còi xe dồn dập.
Mới đầu, tôi tưởng chủ xe thể hiện thái độ với việc tắc đường, sau đó mới lờ mờ nhìn thấy cửa kính xe hạ xuống, một cái đầu ngó ra, người đó còn gọi to: “Nhược Nhược! Lên xe!".
Tôi không nói câu nào nhanh chóng chạy qua bên đó, kéo cửa xe, đặt mông xuống, tiếp đó nói: “Đi thôi!".
“Cô định đi đâu? Về nhà à?"
Động tác thắt dây an toàn của tôi khựng lại giữa chừng, tôi nhìn về phía người đàn ông vừa nói, mờ mờ ảo ảo, nhìn không rõ ràng.
Tôi dè dặt hỏi: “Trương tổng?".
Người đàn ông đó quả nhiên là Trương tổng, điều này còn bất ngờ hơn cả khi người khác nói với tôi rằng Lê Bằng là con gái.
Trương tổng nói: “Hay vẫn đưa cô tới chỗ lần trước?".
Lúc này, đầu óc tôi giống như đang bị tiêm kích thích tố, vận hành cực nhanh. Trước tiên tôi nghĩ đến Lê Bằng, tôi không dám nhìn ra bên ngoài vì sợ sẽ nhìn thấy Tiểu Hắc, tiếp đó tôi lại nghĩ đến Trương tổng, tôi phải dùng cớ gì để xuống xe đây. Sau khi xuống xe rồi, ngộ nhỡ gặp phải Lê Bằng, tôi có nên lên xe của anh ngay trước mặt Trương tổng?
Tôi ấp a ấp úng nhìn Trương tổng, nói: “Trương tổng, chuyện là thế này, tôi còn có chút việc, chưa về nhà ngay được, tôi muốn đi xem phim trước…".
Tôi vốn định nói, tôi muốn xem phim thoải mái một chút, phiền Trương tổng cho tôi xuống ở rạp chiếu phim gần nhất. Nhưng không ngờ, Trương tổng còn nhanh hơn tốc độ nói chuyện của tôi, không biết anh ta lấy từ đâu ra hai tấm vé xem phim, đưa ra trước mặt tôi, thành công ngắt lời tôi, anh ta nói: “Tôi có vé đây, suất bảy giờ tối nay, bây giờ vẫn còn thời gian đi ăn tối".
Tôi cầm vé, nheo mắt nhìn ngày tháng in trên đó, đúng là suất chiếu tối nay.
Tôi mừng rỡ, vừa nhét hai tấm vé đó vào túi áo, vừa móc tiền trả anh ta, đồng thời nói: “Cảm ơn Trương tổng, tôi đang định đi xem phim, hết bao nhiêu tiền, tôi trả anh".
Trương tổng sửng sốt ra mặt. Mặc dù không nhìn rõ biểu hiện trên nét mặt, nhưng tôi cảm nhận được rõ ràng sự kinh ngạc của anh ta.
Anh ta hỏi lại tôi: “Cô lấy cả hai vé à?".
Anh ta cho rằng tôi muốn ăn quỵt sao?
Tôi dùng ngón tay xòe tấm vé xem phim ra, chính xác là hai tờ, rồi nói: “Đúng vậy, tôi sẽ trả anh tiền hai tấm vé".
“Một mình cô dùng cả hai tấm vé?"
“Tôi có thể tìm người cùng xem với mình mà."
“Muộn thế này rồi, giờ này cô mới hẹn người ta, có lẽ người đó sẽ không kịp sắp xếp để đi cùng cô."
Tôi gật đầu, liệt kê danh sách tên người cùng đi trong đầu, Miumiu đang trong giai đoạn yêu đương nồng nhiệt, chắc chắn sẽ vì tình mà quên bạn, Lưu Tranh Tranh trước khi tan ca còn nói với tôi sẽ đi xem trượt băng nghệ thuật, chắc chắn cũng sẽ không bỏ buổi biểu diễn đó vì tôi. Nghĩ đi nghĩ lại chỉ còn có Lê Bằng.
Tôi nói: “Để tôi thử xem sao, tôi đoán là tôi có thể tìm được người cùng đi. Nếu như không tìm được tôi sẽ dùng một vé, vé còn lại để đựng đồ".
Trương tổng rơi vào trạng thái im lặng khá lâu, sau đó anh ta khởi động xe nói: “Thôi được rồi, tôi sẽ đưa cô đến rạp chiếu phim, không cần trả tôi tiền, vé này là người khác tặng cho tôi".
Xe của Trương tổng mới chạy được khoảng hơn mười mét thì gặp tắc đường, kẹt lại giữa đám xe cộ từ bốn phương tám hướng ập tới, không ai chịu nhường ai, giống như tranh giành địa bàn là nhiệm vụ cấp bách nhất hiện thời của họ.
Trương tổng bóp còi, những chiếc xe xung quanh cũng thi nhau bóp còi, tôi bịt tai lại nheo mắt nhìn tình hình giao thông trước mắt.
Trương tổng chửi thề một câu, nói: “Đây là tố chất của người Trung Quốc! Không tắc đường mới là chuyện lạ!".
“Trương tổng, anh du học ở nước ngoài về à?"
Anh ta trả lời đúng vậy, còn nói rằng ở các nước phương Tây những chuyện như thế này không bao giờ xảy ra. Nhưng khi về đến Trung Quốc thì giao thông mỗi ngày đều như hiện trường một vụ tai nạn.
Tôi nói: “Người Trung Quốc thích sự ồn ào mà".
“Người Trung Quốc không biết khiêm nhường."
“Vậy thì anh nhường người Trung Quốc đi, tôi không vội."
Trương tổng lại rơi vào trạng thái im lặng khá lâu, tôi cảm thấy anh rất tức giận, còn nguyên nhân thì chẳng liên quan gì tới tôi.
Lúc này, chiếc xe bên cạnh dịch chuyển được vài mét, tạo ra khoảng trống, xe của Trương tổng lập tức lách vào, chiếm được vị trí có lợi, ngay sau đó, xe phía sau cũng phát ra tiếng còi còn đinh tai hơn, còn vọng đến tiếng chửi đổng của một người đàn ông.
Nghe thôi cũng có thể nhận ra anh ta rất tức giận, nguyên nhân của sự phẫn nộ đó là do Trương tổng đột nhiên chắn đường.
Tôi nói: “Trương tổng, xem ra anh đúng là người Trung Quốc đấy chứ!".
“Bởi tôi cũng không khiêm nhường sao?"
“Không, tôi thấy anh nhập gia tùy tục rất nhanh."
Anh ta không nói gì, tôi nói tiếp: “Nhưng chúng ta cũng đâu có tiến được lên phía trước, có lẽ anh nói đúng, phải khiêm nhường một chút mới là chính xác".
Lời nói sắc bén của tôi khiến Trương tổng lại rơi vào im lặng, tôi nghĩ anh ta bắt đầu hối hận vì đã mời tôi lên xe.
Tôi cúi đầu mở khóa điện thoại, không có bất kỳ cuộc gọi nhỡ hay tin nhắn nào, tôi đoán chắc Lê Bằng cũng đang bị tắc ở một góc nào đó.
Tôi gửi một tin nhắn cho Lê Bằng: “Anh đang ở đâu hay là chúng ta gặp nhau ở rạp chiếu phim nhé, em đang có hai tấm vé trong tay".
Trương tổng đột nhiên nói: “Tôi kể cho cô nghe một câu chuyện nhé".
Tôi ngạc nhiên, không hiểu trong hoàn cảnh phức tạp thế này, anh ta lấy đâu ra hứng thú kể chuyện.
Anh ta đâu cần để ý xem tôi có muốn nghe hay không, tự mình bắt đầu câu chuyện. Anh ta nói, năm xưa khi anh ta ở nước ngoài vừa đi học vừa làm thêm ở một trạm xăng đã quen với một cô gái, cô ấy cũng vừa học vừa làm. Cô ấy là người Trung Quốc, rất hiếu học, thế nên chẳng bao lâu sau họ có cảm tình với nhau, hễ có cơ hội lại cùng nhau luyện tiếng, đồng thời quy ước với nhau rằng sẽ không nói tiếng Trung, ai nói sẽ bị phạt tiền, mỗi lần một đô la Mỹ – cô gái đó chính là vợ trước của anh ta.
Tôi nói xen vào: “Trương tổng, lúc đó anh đã có ý khác với cô ấy chưa?".
Anh ta hỏi tôi ý như thế nào là ý khác.
Tôi nói: “Chính là cảm giác yêu đương mà đàn ông dành cho phụ nữ, đương nhiên vẫn có những người đàn ông cũng có ý định kiểu như vậy với người đàn ông khác, loại ý nghĩ này không phân biệt giới tính và quốc gia. Thế nhưng một khi đã hình thành, thì đó là dấu hiệu báo trước của tình yêu".
Anh nói: “Có phải cô định hỏi lúc đó tôi đã yêu cô ấy hay chưa đúng không? Đúng là tôi đã yêu cô ấy".
Trong lòng tôi cũng như phần lớn phụ nữ Trung Quốc khác luôn kính trọng hai loại người, một loại là những kỳ nữ kiên trinh bất khuất, bởi chúng tôi đều không thể trở thành kỳ nữ, nên chỉ còn cách kính nể họ. Còn một loại là kỳ nam – tức những người đàn ông si tình không bao giờ hối hận. Bởi chúng tôi đều tin rằng quạ trên đời này đều đen như nhau, nếu có con quạ nào không đen thì rất đáng để khâm phục. Tất nhiên, nếu như kỳ nữ và kỳ nam lại là mỹ nữ và mỹ nam thì lại càng đáng để kính nể hơn.
Tôi không dám nói Trương tổng là người si tình, nhưng theo như cách nói của Miumiu, nếu một người đàn ông lúc nào cũng có thể nhắc về một người phụ nữ thì đó là sự kết hợp giữa tình yêu và tình cảm. Nếu người phụ nữ đó là vợ của người khác, thì người đàn ông này là loại hiếm có. Miumiu còn nói, bộ mặt thật của phụ nữ chỉ được phát hiện khi trực tiếp nói chuyện với nhau, còn bộ mặt thật của đàn ông chỉ có thể phát hiện sau khi đã chia tay.
Tôi nghĩ, nếu như vợ trước của Trương tổng biết mình được một người đàn ông luôn khắc ghi trong lòng, chắc chắn cô ấy sẽ quay trở về, bởi bất kỳ người phụ nữ nào cũng không muốn để hạnh phúc vụt mất.
Tôi nói: “Vợ trước của anh là người phụ nữ hạnh phúc nhất".
Trương tổng hỏi tôi tại sao lại nói như vậy.
Tôi nói: “Vợ trước của anh vừa được người chồng hiện tại yêu thương, lại được anh nhớ nhung, cô ấy chiếm được tình yêu của hai người, thật giàu có, không, phải nói là cô ấy thật xa xỉ!".
“Thế này gọi là xa xỉ sao?"
“Tất nhiên rồi, nhiều người đi gieo rắc tình yêu ở khắp nơi, nhưng không nhận được hồi đáp, những người như vậy là nghèo khổ nhất, vợ trước của anh thì ngược lại. À đúng rồi, người mà cô ấy tái giá cũng là một kỳ nam đúng không?"
“Cô ấy đã lấy người bạn thân nhất của tôi."
Không biết phải dùng tính từ nào mới có thể thể hiện tâm trạng của tôi lúc này, đại để cảm thấy giống như nhìn thấy người ngoài hành tinh đang lõa thể chạy rông.
Tôi không tìm được từ nào nói tiếp trong một khoảng thời gian dài.
Trương tổng dường như đoán trước được phản ứng của tôi, anh ta nói: “Sau khi bố mẹ tôi biết được tin này, cũng có phản ứng giống hệt như cô. Họ không thể hiểu được, ngay cả bản thân tôi cũng không thể chấp nhận điều này".
“Anh không thể chấp nhận được chuyện cô ấy yêu người bạn thân nhất của anh, không thể chấp nhận chuyện người bạn thân nhất của anh cũng yêu cô ấy, không thể tiếp nhận chuyện họ bắt tay với nhau đùa giỡn anh, hay không thể chấp nhận việc anh đã thua người bạn này?"
Trương tổng nhìn tôi một cái, rồi nói: “Tất cả đều đúng".
Anh ta thật thẳng thắn.
Tôi ý thức được lời nói của mình quá sắc bén và trực tiếp, tôi muốn an ủi anh ta. Nhưng tiếc là tôi không có kinh nghiệm trong mặt này, thế nên sự an ủi của tôi tỏ ra rất kém tinh tế và thô lỗ.
“Chúng ta không nên kỳ thị sự lựa chọn của một người, cho dù là người như thế nào khi đứng trước tình yêu, họ đều có quyền bình đẳng, đều đáng được tôn trọng."
Trương tổng cười nói: “Tuy tôi vẫn không thể chấp nhận, nhưng tôi đã tha thứ cho họ".
“Ồ, vậy thì tốt rồi, thực ra cô ấy quyết định như vậy cũng không dễ dàng, kẻ thù của cô ấy chính là sự tự trách, có lẽ cô ấy chỉ có được sự thư thái sau khi đã mất đi trí nhớ."
“Đúng vậy, đến bây giờ bố mẹ cô ấy vẫn không thông cảm với điều này."
“Đổi lại là tôi ở vào vị trí đó, tôi cũng khó thông cảm."
“Nhưng cô ấy không để ý đến điều đó, cô ấy nói rằng cuộc đời cô ấy phải được bùng cháy một lần, bùng cháy vì bản thân."
“Vậy hãy để cho cô ấy bùng cháy, Trương tổng, anh phải vui mừng mới đúng."
Trương tổng hỏi tôi tại sao anh ta phải vui mừng.
Tôi nói: “Anh nghĩ thử xem, cô ấy thích bạn của anh, nếu không phải là người bạn này thì cũng có thể là người bạn khác, tóm lại người cô ấy thích không phải là anh. Đây không phải là lỗi của anh".
“Đúng thế, tôi không thể suốt ngày phân định ranh giới với tất cả bạn bè của mình được."
Hầu hết đàn ông đều cho rằng anh em như thủ túc, phụ nữ chỉ giống như quần áo, phụ nữ bị bạn bè cướp mất, tình bạn vẫn có thể duy trì, nhưng nếu như trường hợp này xảy ra với phụ nữ, họ sẽ tuyệt giao với nhau.
Về điểm này, phụ nữ càng biết cách yêu ghét rõ ràng hơn.
Tôi nói: “Vì vậy, với tư cách là một người bạn, anh vẫn nên quan tâm tới cô ấy".
Anh ta tiếp tục nói: “Đúng thế, tôi thường đi thăm bố mẹ cô ấy thay cô ấy. Trong chuyện này họ còn khó tha thứ cho con gái mình hơn tôi".
Tôi nói: “Trương tổng, anh là một người tốt, người tốt sẽ được báo đáp".
Không khí trong xe trở nên hòa hợp hơn bao giờ hết, bên ngoài xe cộ vẫn như nêm, trong lúc nói chuyện với nhau, xe chúng tôi cũng nhích được về phía trước hơn hai mươi mét, tiếp đó lại dừng lại, không tiến thêm được.
Tôi nhìn vào tín hiệu đèn xanh đèn đỏ cách xe mấy chục mét, nghi ngờ không biết có phải nó bị hỏng không, bởi vì phải đến mười phút rồi nhưng không thấy nó thay đổi gì.
Trương tổng thở dài nói: “Nơi nào có cảnh sát giao thông là nơi đó có tắc đường".
Anh ta đã nói đúng điều mà rất nhiều người muốn nói, tôi đang định tiếp lời thì bị tiếng chuông điện thoại cắt ngang.
Là Lê Bằng gọi tới.
Tôi bắt máy, hướng về phía cửa, kéo cửa kính xuống, hy vọng những tạp âm vọng lại từ bên ngoài có thể phần nào lấp liếm được cuộc trò chuyện.
Lê Bằng hỏi tôi đang ở đâu, anh còn nói rằng trước cửa ga tàu điện ngầm không được dừng đỗ lâu, anh không thấy tôi, đành phải cho xe chạy về phía trước, tìm một chỗ dừng lại, và bảo tôi đi bộ một đoạn, men theo đường để tìm Tiểu Hắc.
Tôi hỏi: “Anh có đọc được tin nhắn của em không?".
Anh nói: “Đọc rồi. Nếu em đang ở gần đây thì lên xe, chúng ta cùng đến đó".
Tôi nhìn tình hình đường xá trước mắt, bèn nói dối một câu: “Không, em không ở gần đó, anh đến rạp chiếu phim trước đi".
Lê Bằng ở đầu dây bên kia trả lời một câu, tôi nghe không rõ, nguyên nhân là do đầu dây bên đó vọng lại nhiều tạp âm chói tai, cùng lúc đó, tôi cảm giác xe của Trương tổng bị đâm mạnh.
Giờ thì phía đầu dây bên kia chỉ còn âm báo bận.
Tôi và Trương tổng quay ra nhìn nhau, anh ta là người phản ứng trước, kéo kính cửa xe xuống nhìn ra sau, rồi mở cửa xe bước xuống.
Từ kính chiếu hậu tôi nhìn thấy chủ chiếc xe đó cũng xuống xe, bước tới trước mặt Trương tổng, hai người bắt đầu nói chuyện với nhau.
Hai chiếc xe va chạm khiến giao thông càng thêm ùn tắc, tôi có dự cảm mình không thể đến rạp chiếu phim đúng giờ, vì vậy tranh thủ lúc này gọi điện cho Lê Bằng.
Điện thoại reo rất lâu nhưng đầu dây bên kia Lê Bằng không nhấc máy, tôi có chút sốt ruột, rồi lại nhìn Trương tổng từ gương chiếu hậu.
Tôi bước tới trước mặt Trương tổng vội vã nói: “Trương tổng, tôi có chút việc gấp, tôi xin phép đi trước…".
Nói đến đây, ánh mắt của tôi liếc sang nhìn chủ xe bên cạnh, bởi linh cảm nhắc nhở tôi người này rất quen.
Trong khoảnh khắc nhìn qua đó, tôi đã không thể cất lên lời.
Tôi chớp mắt liên tục, hơn nữa không ngừng trấn an trong lòng: “Tôi bị lóa mắt, tôi cận thị, tôi bị ảo giác, người này không phải Lê Bằng, anh ta là một con lợn, một con lợn, một con lợn, không phải người, không phải người, không phải người!".
Những lời nguyền rủa để tự lừa gạt mình nhanh chóng bị giọng nói của đối phương phá vỡ.
“Vi Nhược, trùng hợp quá nhỉ?" Từng lời của Lê Bằng như được rít qua kẽ răng, nhuốm một ngọn lửa bực tức vô cớ.
Tôi có cảm giác, ngày mai tôi sẽ lên trang nhất tin tức xã hội.
Nghe thấy giọng nói này, tôi xác định trăm phần trăm, anh là Lê Bằng, chồng của tôi.
Giọng tôi căng thẳng, vội vàng nói: “Tình cờ quá! Cái gì nhỉ… vừa rồi tôi gặp Trương tổng, nên đi nhờ xe".
Tôi nắm chặt bàn tay lại rồi nói: “Giám đốc Lê, anh mua xe thật rồi à? Lúc nãy, nghe Trương Mai nhắc đến chuyện này, tôi còn tưởng là mình nghe nhầm".
Ngồi thử, ngồi thử, chuyện này tôi không quên được đâu.
Lê Bằng không thèm để ý đến câu hỏi của tôi, giải thích với Trương tổng rằng, anh lái xe vẫn chưa quen, không cẩn thận nên đâm phải xe của Trương tổng, anh sẵn sàng bồi thường mọi chi phí sửa chữa.
Trương tổng cũng nói, xe anh ta có bảo hiểm, chi phí sửa chữa không cần Lê Bằng trả, sau đó tự chế nhạo mình rằng không ngờ xe vừa sửa xong lúc trưa, đến tối lại xảy ra chuyện.
Sau đó cả hai người đều nhìn về phía tôi, Trương tổng nói: “Vi Nhược, nếu cô vội thì đi trước đi".
Đi? Đi đâu bây giờ? Lê Bằng đang mắc kẹt tại đây, ai sẽ đi xem phim cùng tôi, ai về nhà sưởi ấm chăn cho tôi? Lần này mà đi, chưa biết chừng về nhà sẽ cãi nhau.
Tôi nói: “Không sao, không sao. Tôi cũng không vội, có cần tôi giúp gì không?".
Trương tổng nhìn đồng hồ rồi nói: “Dù sao cú đâm cũng không quá nghiêm trọng, chúng ta không cần ở lại đây để giao thông thêm ùn tắc, tôi sẽ đưa cô đến rạp chiếu phim trước. À đúng rồi, cô hẹn được ai chưa?".
Tôi vội vã nói đã hẹn rồi.
Tôi quay trở lại xe Trương tổng, cảm nhận rõ rệt hai luồng sát khí của Lê Bằng bám theo sau lưng.
Tôi nhắn tin cho Lê Bằng vì vừa rồi tôi thấy anh không nói câu gì: “Em đến rạp chiếu phim trước đợi anh".
Lê Bằng không trả lời.
Đến trước cổng rạp chiếu phim, Trương tổng cười nói với tôi: “Sau khi xem xong hãy kể cho tôi nghe những điều cô cảm nhận được, tôi vốn cũng định xem bộ phim này".
Tôi sửng sốt, lập tức nói: “Ồ, vậy lần sau tôi sẽ mua vé tặng lại anh?".
Anh ta nói không cần.
Tôi nói: “Cần chứ! Cần chứ!".
Trương tổng đột nhiên nói: “Cô hẹn bạn trai hay bạn gái vậy?".
Tôi nói: “Bạn trai".
Anh ta lại hỏi: “Bạn trai cô à?".
Tôi vui vẻ, khoát tay, rồi xuống xe, lại nghe thấy phía sau có người gọi giật lại: “Vi Nhược!".
Tôi quay đầu lại nhìn, Trương tổng đang vẫy tay về phía tôi nói: “Ngày mai gặp lại!".
Bước vào rạp chiếu phim đột nhiên tôi nhớ ra nguyên nhân khiến mọi việc xảy ra.
Hình như lúc đó Trương tổng không gọi tôi là “Vi Nhược", mà là “Nhược Nhược". Tôi nghe thấy tiếng gọi đã quay đầu lại, mơ hồ nhìn thấy một chiếc xe màu đen, trong lòng lại đang nghĩ rằng Lê Bằng đến đón mình, thế nên vừa nghe thấy “Nhược Nhược" mới lên xe tự nhiên như vậy.
Khi Lê Bằng đến được rạp chiếu phim, tôi đã chuẩn bị sẵn những lời giải thích, đại loại là như thế này: “Em tháo kính áp tròng nên nhìn không rõ, khi thấy chiếc xe màu đen ở bên đường, lại nghe thấy có người gọi, em cứ tưởng là anh. Lúc lên xe rồi mới phát hiện là nhầm, nhưng lại không dám xuống xe, vì sợ Trương tổng phát hiện ra quan hệ của hai chúng ta. Chẳng phải là anh đã nói chúng ta cần phải bí mật, phải giữ khoảng cách, làm bộ như quan hệ của chúng ta không thuận buồm xuôi gió sao?".
Nhưng không ngờ, tôi vẫn chưa nói được những lời này ra, thì Lê Bằng đã cất lời nói trước, anh hỏi: “Chúng ta xem phim gì vậy?".
Tôi chỉ chỉ, là một bộ phim tình cảm.
Lê Bằng nói: “Sắp chiếu rồi", nói hết câu anh đi mua bỏng ngô và cô ca.
Tôi tưởng rằng, tất cả đã bình thường trở lại, nhưng không ngờ, đây mới là lúc sóng gió bắt đầu.
Trên đường về nhà, ngồi trong xe, tôi và Lê Bằng thảo luận với nhau về nội dung bộ phim.
Anh nói, chỉ vì một bộ phim mà tôi khóc thút thít, có đến mức thế không.
Tôi nói, phụ nữ đều là động vật cảm tính, chúng tôi có thể khóc vì một chú mèo hoang bên đường, cũng có khi khóc chỉ vì một vài câu nói.
Anh nói, phụ nữ đều làm từ nước.
Tôi nói, đàn ông đều là những kẻ lòng gang dạ sắt.
Anh không trả lời, đột nhiên hỏi tôi: “Vé xem phim ở đâu ra vậy?".
“Có người tặng cho Trương tổng, anh ta không đi xem nên tặng cho em."
“Tại sao sát giờ chiếu anh ta mới tặng em, không sợ em không tìm được người đi cùng sao?"
“Anh ta nói rằng anh ta vốn định xem bộ phim này, nhưng không hiểu tại sao lại tặ nó cho em. Em nghĩ chắc tại anh ta không có bạn bè, lại không muốn lãng phí nên mới tặng cho em."
Lê Bằng dừng lại trong giây lát nói: “Anh ta nói anh ta cũng muốn xem? Xem bộ phim tình cảm này?".
“Đúng thế, phim tình cảm thì sao, phim tình cảm cũng có thị trường dành cho đàn ông đấy chứ!"
Rất lâu sau đó, Lê Bằng không nói gì.
Về đến nhà, tôi vào nhà vệ sinh rửa tay như thường lệ, rồi gọi lớn: “Đại Mao, đi rửa tay đi!".
Lê Bằng không để ý đến tôi.
Tôi bước ra khỏi nhà vệ sinh, thấy anh đang ngồi ngẩn người trên sofa.
Tôi tiến lại gần, nói: “Em bảo anh đi rửa tay, anh có nghe thấy không, anh đang nghĩ gì thế".
Anh ngẩng đầu nhìn tôi một cái, không đáp mà hỏi lại tôi: “Anh hỏi em, hôm nay tại sao em không đợi anh, mà lại lên xe của Trương tổng?".
Tôi khựng lại, vội vã lật lại trí nhớ, ấp a ấp úng đọc thuộc những lời đã chuẩn bị trước đó, nhưng bởi đã quá lâu, nên có vài chi tiết bị rối loạn: “Ừm, em tháo kính áp tròng nên nhìn không rõ mọi thứ, khi nhìn thấy chiếc xe màu đen ở bên đường, lại nghe thấy có người gọi “Nhược Nhược", em cứ tưởng là anh. Sau khi leo lên xe mới phát hiện ra là Trương tổng. Em…".
Lê Bằng vung tay ngắt lời tôi, nói: “Anh ta gọi em là gì?".
Tim tôi đập thình thịch, sao tôi lại nói ra điều không nên nói nhất thế này.
Anh nói tiếp: “Lúc riêng tư anh ta gọi em là Nhược Nhược à?".
Tôi vội vã xua tay nói: “Không phải, đây là lần đầu tiên, lần đầu tiên!".
Dường như anh không nghe thấy lời tôi nói, tự mình phân tích: “Anh ta gọi em là Nhược Nhược, sau đó mời em cùng đi xem phim tình cảm".
Tôi lo lắng, lập tức kêu lên: “Gì vậy chứ, tại không có ai đi cùng anh ta, anh ta lại không muốn lãng phí tấm vé, nên…".
Anh tỏ ra rất lắng nghe những điều tôi kể, tiếp lời: “Thế nên anh ta mới mời em đi xem".
Tôi im lặng, bị buộc im lặng hoàn toàn, vì Lê Bằng nói rất có lý, thậm chí nói đúng tiếng lòng của tôi lúc này. Tôi mất tự tin cúi đầu lặng lẽ, nghĩ ngợi một lúc rồi mới nói: “Cho dù điều anh nói là sự thật, nhưng em không có ý đó".
Lê Bằng không để ý tới lời tôi nói, đứng dậy đi vào nhà vệ sinh rửa tay.
Tôi đi theo đến cửa nhà vệ sinh, nói: “Quả thật em không có ý đó, là anh ta hiểu lầm!".
Anh vẫn không nói gì, mặt lạnh lùng chăm chú rửa tay.
Tôi phát hiện, thời gian anh rửa tay lâu hơn bình thường, còn rửa rất cẩn thận. Bình thường, lúc nào có thể lười là anh lười ngay, chỉ cần tôi không để ý là anh chỉ xối nước không rồi xoa vội hai tay vào nhau. Nhưng hôm nay thì khác, anh không những dùng đến nước rửa tay, mà còn dùng cả xà phòng thơm, rửa bằng nước lạnh một lần, rồi rửa thêm lần nữa bằng nước ấm, đến mức sắp tróc hết da tay.
Tôi biết, anh đang thể hiện sự bất mãn với tôi.
Tôi phải giải thích rất lâu, cuối cùng không còn kiên nhẫn nói: “Tùy anh thích tin thì tin, tóm lại là em không làm gì hổ thẹn với lòng mình. Hơn nữa, em nói với anh ta là em đã có bạn trai, có lẽ anh ta cũng đã hiểu, anh giận dỗi với em thế này thì có ích gì? Đừng làm như em có lỗi với anh vậy!".
Anh nhìn tôi qua gương một cái, rồi lại cúi xuống, cầm khăn mặt lau khô tay, sau đó quay người lại nói với tôi: “Lúc anh ta tặng vé cho em, em không cảm thấy có vấn đề?".
Tôi lắc đầu nói: “Có vấn đề gì? Lúc đó quả thật em không thấy có vấn đề, vấn đề hiện tại cũng là giả thiết của anh, có khi người ta cũng không hề có ý định đó, anh đừng có gây sự vô lý nữa đi".
Sau đó, tôi lại nghĩ tới Trương Mai và nói: “Em còn chưa hỏi anh, chuyện giữa anh và Trương Mai là như thế nào?".
Lê Bằng cau mày nói: “Anh và Trương Mai? Giữa anh và cô ta có chuyện gì?".
Tôi cười lạnh lùng nói: “Em chỉ bắt gặp được hai lần cô ta tặng hoa cho anh, còn bao nhiêu lần em không bắt gặp? Còn nữa, anh mua xe, cả công ty đều không biết, vậy tại sao mình Trương Mai biết? Cô ta còn nói, anh mời cô ta lên xe ngồi thử. Ngồi thử ư, quan hệ của hai người gần gũi quá! Em bên này ngồi còn chưa nóng mông, vậy mà bên kia đã có người xếp hàng muốn ngồi thử rồi!".
Lê Bằng không biện hộ cho mình, ngược lại còn nói một cách châm chọc: “Em ngồi chưa nóng mông là bởi em còn phải ngồi lên xe của người đàn ông khác!".
Tôi như sững người lại, im lặng đúng ba giây, dường như đã bị chọc tức đến u mê.
Tôi hét lên: “Lê Bằng, anh thật quá đáng! Em đã nói là hiểu lầm, hiểu lầm mà!".
Lê Bằng hắng giọng nói: “Ở đâu ra mà lắm chuyện hiểu lầm thế cơ chứ", rồi ra khỏi nhà vệ sinh.
Tôi cũng lẽo đẽo theo sau anh: “Lê Bằng! Sao anh vô lý vậy! Em chỉ lên xe của Trương tổng chứ có phải lên giưòng của anh ta rồi bị anh bắt gặp đâu, vậy mà anh cứ gây sự từ khi về đến giờ! Em nói cho anh biết, từ khi em kết hôn với anh đến nay, em một lòng một dạ với anh! Anh chàng Trương tổng đó trong lòng cũng chỉ có vợ trước của anh ta thôi, làm sao mà để mắt đến em được, chẳng lẽ đàn ông các anh trong lòng cùng lúc có thể vương vấn đến mấy cô sao!".
Lê Bằng quay người lại, ánh mắt như lưỡi dao nhằm thẳng vào người tôi, nói: “Trong lòng anh ta chỉ có vợ cũ? Tại sao em biết điều đó?".
Tôi nói: “Một người đàn ông đã ly hôn nhưng luôn nhớ về những điều tốt của vợ, đó chẳng là chứng cứ thì là gì!".
Anh cười lạnh lùng nói: “Anh không định hỏi em điều này, cái mà anh muốn hỏi là, làm sao em lại biết anh ta đã ly hôn, cả công ty này có ai biết đâu. Lại là anh ta nói với em à? Còn kể cả chuyện anh ta nhớ vợ cũ như thế nào nữa? Thế mà em còn dám nói em và anh ta không có gì?" .
Ánh mắt của anh tràn đầy sự nghi ngờ và khinh thường, trong chốc lát đã nhìn thấu tôi.
Tôi sững sờ, một luồng khí lạnh từ lòng bàn chân xông lên đến đỉnh đầu.
Tôi nghĩ, Lê Bằng, anh đúng là kẻ vô lý, là đồ đàn ông ích kỷ, một ông chồng ghen tuông vô lối, anh đã úp lên người em cả một bô phân không thể gột rửa, những lời giải thích của em trong mắt anh lúc này đều trở thành những cái cớ làm ngứa tai anh!
Tôi nói: “Lê Bằng, anh vu oan cho em. Hằng ngày hết giờ làm em đều về thẳng nhà, lao luôn vào bếp. Những ngày anh nấu cơm, anh cho quá nhiều muối hay quá nhiều dầu, dù ăn không quen, nhưng em vẫn ủng hộ anh ăn cho bằng hết. Lúc anh rửa bát, thì em giặt quần áo, anh xem tin tức, em đi thu dọn giường ngủ. Trước khi anh vào giường ngủ, em đã ủ chỗ cho thật ấm. Buổi sáng bao giờ cũng phải dậy trước anh, chuẩn bị sẵn bữa sáng, chỉ còn thiếu nước bưng đến trước mặt anh, mời anh ăn. Nếu trong lúc ăn anh nhăn mặt, em đều tự hỏi có phải đồ ăn làm không được ngon như trước, lại phải vắt óc nghĩ ngợi thay đổi thực đơn. Anh ăn những gì, không ăn gì đều phải ghi nhớ, vì sợ sẽ ảnh hưởng tới khẩu vị của anh. Sáng nay anh đuổi em xuống xe, bắt em đi tàu điện ngầm, em không oán thán nửa câu. Anh có biết tàu điện ngầm đông tới mức nào không, anh có biết đôi giày em mới mua bị giẫm thành ra thế nào không? Nhưng em không kêu ca câu nào với anh cả. Thế còn anh, anh ngồi trong xe nghe đài phát thanh, ngâm nga hát, trong đầu thì nghi ngờ em và Trương tổng có quan hệ với nhau. Vừa về đến nhà, chưa có thời gian để uống nước anh đã bắt đầu chất vấn em, giống như thẩm vấn phạm nhân vậy, không hề tin tưởng em! Em hỏi anh, rốt cuộc em là vợ anh hay là nô lệ, quản gia, bảo mẫu của anh!".
Anh hỏi lại tôi: “Em đừng lôi chuyện cũ ra nói được không, chúng ta đang nói chuyện của em và Trương tổng, chứ không phải những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống! Hôm nay em hẹn anh ở cửa ga tàu điện ngầm, nhưng cuối cùng em lại leo lên xe của Trương Lập, em nói đi, anh phải nghĩ về em như thế nào?".
“Lê Bằng, anh úp chụp cho em một tội danh không hề có, vu oan cho em, anh muốn ép em phải cúi đầu nhận tội mới buông tha đúng không!"
“Anh chỉ muốn nói với em, em cần phải cảnh giác và cẩn thận hơn, đừng để chuyện xảy ra rồi mới ý thức được vấn đề! Cho dù em không làm gì có lỗi, không thể bảo đảm người khác cũng như vậy. Không tin, em có thể kể chuyện hôm nay cho người khác nghe, mười người thì có đến chín người sẽ hiểu sai!"
Tôi bị Lê Bằng hăm dọa, ép đến bờ vực của sự sụp đổ, hét lớn: “Em sai rồi, em sai rồi, được chưa! Em cũng có ý đồ với anh ta, anh vừa lòng chưa! Em nói cho anh biết, cho dù em và anh ta đều có tình ý với nhau, anh làm được gì nào! Anh hy vọng nhìn thấy bọn em làm điều gì đó thì mới cam tâm à! Em đã gả cho anh rồi, thì sẽ sống với anh cả đời, tại sao anh lại nghĩ em xấu xa đến vậy!".
Tôi vừa hét xong, lập tức cảm giác khí thế của mình tăng lên gấp bội. Để làm tăng thêm khí thế của mình,lập tức vớ lấy áo khoác trên sofa, chạy ra phía cửa, không kịp thay giày đi thẳng ra ngoài.
Tôi đếm từng bậc thang, dò dẫm từng bước đi xuống, vì sợ động tác Lê Bằng chậm trễ sẽ không đuổi kịp tôi.
Thế nhưng, khi tôi đi ra khỏi cửa tòa chung cư, Lê Bằng vẫn không đuổi theo.
Tôi nghĩ, thôi thế là xong, thế là xong, anh không đuổi theo, vậy thì tôi sẽ thu dọn chuyện này thế nào đây, không thể tự mình quay về được, về nhà tôi biết nói gì? Chẳng lẽ nói rằng không khí bên ngoài thật tuyệt, em ra ngoài để hít thở một lúc?
Tôi ngồi xổm ở cửa ra vào chung cư một lúc lâu, cho đến khi gối mỏi, chân tê, lúc này mới sờ vào túi áo, phát hiện ra không đem theo chìa khóa nhà. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu tôi quay trở về, sẽ phải gõ cửa hoặc bấm chuông, đợi Lê Bằng mở cửa nhà cho tôi.
Đây đúng là tình huống mất mặt nhất!
Trong túi chỉ còn hai mươi lăm đồng tám hào, đến tìm một nhà nghỉ nhỏ để ngủ lại một đêm cũng không đủ. Nên tôi đã ngẩng đầu bắt một chiếc xe, đọc địa chỉ nhà mẹ đẻ, ủ rũ về nhà mẹ.
Mẹ mở cửa cho tôi, vừa nhìn thấy tôi bà đã hỏi: “Muộn thế này rồi sao con còn đến đây…". Sau đó, bà nhìn tôi dò xét một lượt, nhường đường nói: “Vào đi".
Tôi vào trong, mẹ nhanh chóng rót cho tôi một cốc nước nóng, rồi bắt đầu hỏi han: “Con cãi nhau với Lê Bằng à, lần này là vì chuyện gì? Vì nó quên mất không đậy nắp bồn cầu, tất bốc mùi lại vứt linh tinh hay Lê Bằng lại lấy tạp chí của con để lót bàn ăn?".
Tôi ngồi trên ghế ngoài hành lang, cúi đầu, bị hơi nước từ cốc bốc lên làm cho cay mắt, đôi mắt ngân ngấn lệ, nhưng không chịu rơi xuống.
Mẹ nhìn thấy tôi trong bộ dạng này, thở dài, đến ngồi cạnh, vỗ vai tôi nói: “Con chịu ấm ức gì à?".
Tôi chớp mắt, mở miệng nói: “Tại sao đàn ông lại ích kỷ đến vậy, chỉ vì một chuyện nhỏ mà cứ truy xét đến cùng, hơi một tí là đẩy hết trách nhiệm cho phụ nữ, chẳng nhẽ họ không bao giờ tự vấn lại mình sao!".
Mẹ hỏi tôi: “Thế còn con, con đã tự vấn lại mình chưa?".
Tôi nói: “Tại sao con phải tự vấn, con có làm gì sai đâu!".
Mẹ tôi thở dài nói: “Nghe ý con thì Lê Bằng cho rằng cậu ấy không sai, con cũng nói là con đúng, vậy thì ai sai cơ chứ, là mẹ à? Vợ chồng trẻ có vấn đề, phải kiên nhẫn giải quyết, hễ xảy ra chuyện là cãi nhau, tình cảm chẳng mấy mà sứt mẻ! Như vậy sao vượt qua những ngày tháng sau này được? Đừng có hơi một tí là tức giận, động một xíu lại chạy về nhà với mẹ, chuyện này mà lan ra ngoài người ta cười cho!".
Tôi không nói gì.
Mẹ tôi gọi điện cho Lê Bằng, hai người giấu tôi nói chuyện một lúc khá lâu.
Lúc tôi hỏi mẹ, bà nói không có gì, chỉ là hàn huyên thôi.
Tôi nói: “Mẹ đừng giả bộ nữa, con biết chắc chắn mẹ lại trách móc con trước mặt anh ấy".
“Làm gì có, con là con gái mẹ, mẹ có thể không ủng hộ con được sao. Mẹ đang nói cậu ấy không hiểu chuyện, thấy vợ bỏ đi mà cũng không lo lắng, còn không biết cách đuổi theo dỗ dành, khiến con phải bỏ về nhà mẹ đẻ nhờ mẹ can thiệp."
Sau đó, tôi hỏi: “Vậy Lê Bằng nói những gì?".
“Nó à, nó vốn định đuổi theo con, nhưng đúng lúc bắt đầu đuổi theo thì cẳng chân va vào bàn uống trà, đau đến mức không đứng được dậy, giờ đi lại còn bị khập khiễng."
Tôi hoảng hốt, lập tức nói: “Chắc không gãy xương chứ, đã đến viện khám chưa?".
Mẹ tôi an ủi: “Không sao đâu, chỉ bị bầm tím thôi, vài ngày nữa sẽ khỏi. Sao nào? Bây giờ con lại biết quan tâm đến cậu ấy rồi à? Vừa rồi ai cứ bám lấy mẹ không buông, kể lể hết mọi ấm ức từ khi kết hôn cho mẹ nghe thế? Lúc nhỏ còn đi học con có chăm chỉ thế đâu".
Tôi lườm mẹ một cái, lầu bầu: “Dù sao thì mỗi lần than phiền cùng mẹ, mẹ đều bênh anh ấy".
Mẹ tôi “hừ" một tiếng nói: “Thì đúng thế còn gì, mẹ vợ ngắm con rể, càng ngắm càng thấy ưng. Con gái mẹ, mẹ đã đi guốc trong bụng, hai đứa con cãi nhau phần lớn trách nhiệm thuộc về con. Lê Bằng cậu ấy là người rộng lượng, điều này mẹ rất rõ!".
Tôi lại không nói gì.
Buổi tối, tôi đuổi bố tôi ra ngủ ở sofa ngoài phòng khách, để tôi được ôm mẹ hàn huyên tâm sự. Từ khi tôi lấy chồng, phòng của tôi đã bị trưng dụng thành nhà kho, tôi có về nhà cũng không còn chỗ ngủ, đây không phải là nhà tôi sao?
Mẹ tôi nói, con gái đã gả đi, rễ cắm ở nhà chồng, nhà đẻ phá giường của con gái vì sợ rằng có ngày con gái sẽ thường xuyên về nhà ở, điều này là không tốt.
Tôi nói, các bà mẹ trong thiên hạ tàn nhẫn như nhau, nếu sau này tôi làm mẹ, chắc chắn sẽ để dành cho con gái chiếc giường, để tránh những lúc nó gặp phải ấm ức không có nơi để về.
Mẹ tôi nói, đợi sau này khi tôi làm mẹ sẽ không nghĩ vậy nữa.
Tôi không tin, tôi nghĩ, con cái đều là máu thịt của cha mẹ, mặc dù ngoài miệng mẹ giúp Lê Bằng, nhưng trong lòng chắc chắn hướng về phía tôi.
“Mẹ, kết hôn chẳng hay ho tẹo nào, kết hôn là biến con từ con gái biến thành một người mẹ. Trước kia, mẹ là người làm việc con hưởng thụ, bây giờ con phải là người làm việc còn anh ấy ngồi hưởng thụ. Làm đàn ông thật sung sướng, trước khi kết hôn họ là con trai bé bỏng, sau khi kết hôn rồi vẫn là con trai bé bỏng. Lấy vợ, lấy vợ, có mà lấy về một bà mẹ thì có."
Mẹ tôi nói: “Con lại bắt đầu cằn nhằn rồi. Con không nghĩ thử xem với cái tính khí này của con, trừ mẹ và bố con ra ai là người có thể chịu được? Lê Bằng là đứa hiếm thấy, nó rất biết chăm sóc con, rất chu đáo, mẹ đều nhìn thấy cả, chỉ có mỗi con là vong ân phụ nghĩa. Nuôi thế nào cũng không trưởng thành, chỉ cần không thuận theo ý con, là con bỏ nhà đi. Trước kia khi con còn ở nhà lúc giận dỗi cũng bỏ đi, còn bắt bố con đi lôi con về, giờ gả cho người ta rồi, vẫn chưa chán trò này à, con sắp ba mươi rồi đây, không thấy xấu hổ à!".
Tôi kêu lên: “Ai sắp ba mươi! Con mới hai mươi lăm, hai mươi lăm tuổi thôi! Sao đến tuổi tác mà mẹ cũng có thể nói quá lên thế!".
Mẹ cười nói: “Ồ, thế con cũng biết là mình hai mươi lăm tuổi rồi à? Bụng có gì chưa? Khi bằng tuổi con bây giờ mẹ đã làm mẹ rồi đấy".
Tôi liếc mẹ một cái, tỏ vẻ coi thường: “Lại bắt đầu rồi đấy, đừng có lừa gạt con, mẹ hai mươi chín tuổi mới mang thai con. Ở thời đại của mẹ chính phủ đâu có cho kết hôn và sinh con sớm, hai mươi lăm tuổi mẹ còn chưa kết hôn thì làm gì có con?".
Mẹ không để ý đến những chứng cứ tôi nói, bà tiếp tục với suy nghĩ của mình: “Lê Bằng biết kiếm tiền, lại đối xử tốt với con, nhà mình và nhà Lê Bằng đều chỉ sinh có một đứa, tất cả tiền của, nhà cửa sau này chẳng cho hai đứa con thì cho ai? Con ấy à, tranh thủ lúc còn trẻ mau mau sinh con, mẹ chăm cháu cho, con cũng nhàn, đỡ lo lắng. Không thì vài năm nữa con thành sản phụ lớn tuổi, lúc đó chỉ mình con mệt thôi. Tinh lực của đàn ông ở vào giai đoạn này cũng là tốt nhất, vài năm nữa đều là phế phẩm bị đào thải, làm sao đủ điều kiện để sinh con khỏe mạnh!".
Những lời mẹ nói câu nào cũng có lý, nhưng vừa vào trong đầu tôi, tất cả đều chuyển hóa thành: Hiện tại tôi và Lê Bằng đang trong thời kỳ sung sức, chứ đợi thêm vài năm nữa mới để những tàn binh yếu ớt của chúng tôi kết hợp với nhau, có sinh con đẻ cái cũng đều là thứ phẩm, giống như việc ăn bớt nguyên vật liệu trong xây dựng, dùng nguyên vật liệu của bảy tầng để xây một tòa nhà mười tầng, bên ngoài có vẻ hoành tráng nhưng bên trong thì chất lượng không đảm bảo.
Tôi nói: “Mẹ nói khéo quá, đẻ con thì dễ, nuôi con mới khó. Nghèo gì thì nghèo chứ không thể nghèo giáo dục được. Với thu nhập hiện tại của con và Lê Bằng chắc chỉ đủ nuôi một con lợn. Dù sao thì con của con, cái gì cũng cần phải tốt nhất, nếu không thể cho nó thứ tốt nhất, con thà không đem nó đến với thế giới này để nó khỏi phải chịu khổ. Hơn nữa, Lê Bằng càng ngày càng lười, bây giờ việc nhà đều là con làm, nếu con mang thai, có thể trông cậy vào anh ấy sao? Ngay như chuyện vừa rồi, anh ấy gây sự với con chỉ vì một chuyện nhỏ, làm con tức đến nỗi phải tìm đến đây, vậy sau này có con, chẳng phải sẽ khiến cả hai mẹ con con đều tức đến nỗi phải bỏ về đây sao? Anh ấy ngang ngược như vậy, con không chịu đựng được, con của con cũng không chịu được!".
Tôi vừa dứt lời, liền bị mẹ bấm vào huyệt thái dương.
Mẹ nói: “Cái con bé này sao lại ích kỷ thế, ai dạy con tính toán chi li như thế! Mẹ thấy con đừng có sinh đẻ gì nữa hết, sinh ra cũng chỉ thêm một đứa vong ân phụ nghĩa thôi".
Tôi nói: “Ai dạy, mẹ không biết ai dạy sao, còn hỏi người khác?".
Mẹ tôi nói: “Nói tóm lại, ngày mai con phải về nhà, Lê Bằng ngã bị thương, con là vợ nó thì cho dù có thù oán lớn thế nào cũng phải gác sang một bên mà về xem sao, tình cảm vợ chồng không nhân lúc này vun đắp còn chờ đến khi nào? Cái tính khí đấy của con phải kiềm chế lại".
Vừa nghe mẹ nhắc đến chân của Lê Bằng tôi trở nên trầm ngâm.
Cổ nhân nói rất đúng, vợ chồng khi tốt với nhau thì không gì bằng, nhưng khi đã trở mặt thì còn dửng dưng hơn người xa lạ. Vợ chồng cãi nhau quay lưng thành kẻ thù hễ gặp nhau là đỏ vằn đôi mắt, nhưng vừa xa nhau là bắt đầu cảm thấy nhớ nhung.
Tôi hỏi mẹ: “Chân anh ấy không sao chứ?".
Mẹ hỏi lại tôi: “Thế nào, bây giờ biết lo lắng rồi chứ?".
Tôi nói: “Con chỉ hỏi thế thôi, mẹ không thích nói thì thôi".
Mẹ tôi nói: “Ngày mai con tự về xem sẽ biết".
Buổi trưa hôm sau, đem theo những lời căn dặn của mẹ, tôi quay trở về căn hộ của tôi và Lê Bằng, lúc đến cửa nhà tôi còn suy nghĩ không biết giây phút gặp lại nên nói câu gì đầu tiên:
“Ừm, đã lâu không gặp."
“Mẹ em nói anh bị ngã tím chân."
“Lớn thế này rồi sao anh lại không cẩn thận vậy?"
Tôi đã suy nghĩ rất kỹ, chuyện cãi vã nhỏ nhặt giữa vợ chồng với nhau là thứ khủng khiếp nhất, cho nên nếu đã hạ quyết tâm sẽ sống với nhau cả đời, thì cần gì phải lãng phí thời gian vào mấy thứ vụn vặt ấy, chi bằng gặp mặt hãy nở một nụ cười thật tươi, một nụ cười có thể xóa đi mọi thù hận. Tôi mang theo tâm tư này trong lòng đi tới bấm chuông cửa, cố nặn ra nụ cười tươi nhất, còn tưởng chắc phải đợi một lúc mới nhìn thấy Lê Bằng khập khiễng ra mở cửa, không ngờ cửa mở ngay lập tức, người đứng trong cửa cũng không phải là Lê Bằng mà là mẹ anh.
Nụ cười của tôi lập tức biến thành nét ngượng ngùng xấu hổ, nhưng mẹ anh lại cười rất ấm áp, đón tôi vào nhà, hỏi tôi đã ăn cơm chưa, có uống nước không, có mệt không, có cần ngủ một lúc không… làm tôi có cảm giác như mình là khách và được đón tiếp rất chu đáo.
Mặc dù tôi rất muốn nói với bà rằng, đây là nhà tôi.
Tôi đi vào phòng ngủ, nhìn thấy Lê Bằng đang nằm trên giường, mặt mũi trắng bệch, tôi tiến lại gần, ngồi xuống giường, vốn dĩ tôi muốn nặn ra vẻ mặt đau khổ giống những nữ diễn viên chính trong phim truyền hình, vuốt ve tóc mái anh và nói rằng: “Em về rồi".
Nhưng khi tôi vừa mới tạo được chút cảm xúc, thì mẹ anh bước vào, gọi tôi ra ngoài phòng ngủ.
Mẹ anh múc một bát canh cho tôi, và bảo tôi tranh thủ ăn lúc còn nóng. Nhưng khi tôi mới uống được ngụm đầu tiên, bà đã đi thẳng vào vấn đề, tôi đành phải dừng việc ăn canh lại, tập trung nhìn vào đôi mắt bà, thể hiện dáng vẻ lễ phép mà người nghe nên có.
Mẹ anh nói: “Nhược Nhược à, con và Đại Mao đều là người lớn rồi, tính khí trẻ con cần bỏ đi. Người ta vẫn nói thành gia lập nghiệp là tốt, đó là vì gì cơ chứ, chẳng phải là vì muốn cho đối phương có một mái ấm sao? Con nói thử xem, chỉ vì những cãi vã nhỏ nhặt của hai vợ chồng trẻ mà suốt đêm con không về nhà, chồng con sẽ nghĩ sao? Con đã bước vào nhà chúng ta, thì thành người nhà chúng ta, nhưng mẹ đã bao giờ yêu cầu ở con điều gì chưa. Mẹ và cả bố con nữa, không kỳ vọng ở các con điều gì cả, chỉ mong hai đứa con có một cuộc sống hạnh phúc, đó cũng là sự báo đáp lớn nhất đối với mẹ".
Tôi suy nghĩ mãi câu nói: “Mẹ đã bao giờ yêu cầu ở con điều gì chưa", trong lòng thầm nghĩ, mẹ anh đang oán trách tôi, hay chỉ là một câu nói vô tâm?
Mẹ anh nói tiếp: “Hai vợ chồng con sống riêng cũng tốt, một là vì nhà chúng ta không rộng, không đủ cho bốn người cùng sống, hai là giới trẻ các con luôn đề cao việc phải có không gian riêng, coi trọng sự riêng tư. Mẹ và bố con đều là những người thấu tình đạt lý, cũng hiểu thế nào là tôn trọng, thế nên chỉ cần hai đứa sống vui vẻ với nhau, người làm cha mẹ chúng ta cũng cảm thấy yên lòng. Nhưng Nhược Nhược à, có một điểm mẹ phải nói với con… Con nhìn cái bếp thử xem, rồi nhìn phòng khách nữa, con nhìn mà không thấy khó chịu à? Sáng nay mẹ đã lau dọn sạch rồi, sau này con phải tự làm lấy. Làm vợ người khác rồi, cần phải thật tỉ mỉ, bền bỉ, đừng để mất thời gian vào mấy việc giận dỗi bỏ nhà ra đi, phải quan tâm nhiều hơn đến nhà cửa, mỗi người lùi một bước, rồi xem lại cái khó của đối phương, cũng tự xem lại những khiếm khuyết của mình, như vậy sẽ tránh được cãi nhau".
Tôi đã nghe hiểu, mẹ anh đang đánh phủ đầu tôi.
Trước khi kết hôn tôi từng nghe Lê Bằng nói về những việc làm vĩ đại của mẹ anh, lúc đó tôi hỏi Lê Bằng, nếu như anh không thích tôi thì phải làm sao, tôi không thể đấu lại được với bà. Lê Bằng còn an ủi tôi rằng, không có chuyện đó, em đã bước qua cửa nhà anh thì là người nhà anh, mẹ anh sẽ yêu thương em như con gái bà.
Tôi đem theo nỗi hoài nghi trong lòng cố làm ra vẻ hiền thục nhất, ngoan ngoãn ngồi trên sofa không dám nhúc nhích, coi như không hề hay biết bà đang “phun mưa", can tâm lĩnh hội.
Mẹ anh nói: “Mấy tuần trước, Đại Mao đều về một mình nhà thăm bố mẹ. Mẹ đã nghĩ, có phải do công việc của con quá bận không, hay là quá chuyên tâm vào việc nhà? Bố và mẹ cũng biết, phụ nữ phải ra ngoài lăn lộn với công việc là chuyện không dễ dàng, áp lực lớn hơn đàn ông rất nhiều, thế nên chúng ta đều hiểu cho con".
Lại thế rồi, mẹ anh như đang đọc thuộc bản thảo đã soạn sẵn, đem tất cả những chuyện bất mãn trước kia trút hết lên đầu tôi.
Tôi rất muốn nói với bà rằng, là một người vợ, việc phải thể hiện hiếu kính với bố mẹ tất nhiên quan trọng, ngoài ra còn phải biết quan tâm, chăm sóc. Ai cũng nói rằng, kết hôn không phải chuyện của hai người, mà là chuyện của hai gia đình. Tôi cũng đã nhìn và nghe thấy rất nhiều chuyện có thể xảy ra giữa hai gia đình, bác cả nằm viện, cậu hai thiếu tiền, dì ba tìm đến vay tiền, thím tư đến báo tang, việc gì cũng cần đến tiền cả. Cái gọi là mối quan hệ xã hội và mối quan hệ gia đình, nói một cách gần gũi thì đó là tình cảm và tình người, nói một cách lạnh nhạt thì tất cả chúng đều phải dựa vào tiền làm điều kiện tiên quyết.
Mặc dù tôi không dám nói nhà mình có của ăn của để, của hồi môn nhiều, nhưng từ khi kết hôn đến nay, tôi cũng chưa hề hỏi xin Lê Bằng nửa xu chu cấp. Tôi hy vọng, kinh tế của chúng tôi có thể độc lập, ít nhất thì độc lập về đối ngoại, không xin tiền nhà chồng hay nhà vợ. Nhưng với vai trò là một người vợ, tiền sinh hoạt mỗi tháng tôi cũng phải biếu bố mẹ hai bên một ít. Nếu so sánh với những bạn bè xung quanh khác, chúng tôi không cần cha mẹ của hai bên phải hỗ trợ đã là một cách thể hiện lòng hiếu thuận rồi. Nhưng người già thường coi trọng sự thể hiện bên ngoài hơn là âm thầm quan tâm, đây cũng là chuyện không thể tránh khỏi.
Tất nhiên, không phải tôi đang thể hiện nỗi tức giận âm thầm, bởi làm dâu mỗi nhà, mỗi hộ gia đình đều có những nỗi khổ riêng, và ai cũng đang cố vun vén hạnh phúc gia đình theo cách của mình. Cả mẹ tôi và mẹ anh không chỉ một lần kể cho tôi nghe những chiến tích lớn lao của họ khi còn phải làm dâu, cho dù cuối cùng mỗi lần cả hai đều nói rằng, thôi, hảo hán không nhắc lại chuyện xưa, thế nhưng vẫn giáo huấn tôi hết lần này đến lần khác.
Mẹ anh nắm lấy tay tôi, nói: “Tuần trước, Đại Mao mang năm trăm đồng về nhà, nó không nói, nhưng chúng ta biết đó là ý của con, mẹ và bố con đều khắc ghi điều này trong lòng. Con là một đứa hiểu biết, dù miệng không nói nhưng trong lòng con luôn nhớ về chúng ta, điều này tốt hơn rất nhiều những cô gái chỉ biết nịnh nọt".
Trong lòng tôi chợt run lên, nắm lại tay mẹ anh, nói: “Mẹ, nói gì vậy, người một nhà không nên phân chia rạch ròi như vậy. Mẹ nói người thường nịnh nọt mẹ kia là ai vậy?".
Mẹ anh kể cho tôi nghe một câu chuyện.
Nữ nhân vật chính trong câu chuyện này là bạn gái trước trước nữa của Lê Bằng. Là cô trước thứ bao nhiêu, mẹ anh cũng không còn nhớ. Điều này khiến tôi rất tức giận, đến xếp hàng thứ bao nhiêu cũng không nhớ được, thì có thể thấy đội ngũ bạn gái cũ của Lê Bằng hùng hậu đến mức nào.
Khi đó, cô bạn gái cũ tên Cần Cần đó cuối tuần nào cũng tìm đến nhà anh, làm hết các việc nhà, ăn nói rất ngọt ngào, nhưng cô ta có một khuyết điểm đó là rất keo kiệt. Ăn cơm xong còn gói gém hết thức ăn mang về, nói là đem về cho anh chị em họ. Trong khoảng thời gian đó, tủ lạnh của nhà Lê Bằng không bao giờ thấy đồ ăn hay cơm thừa.
Sau một thời gian tìm hiểu, mọi người mới biết Cần Cần xuất thân từ một đại gia đình, còn có bệnh tim di truyền. Bà cô ta chết vì bệnh tim, bố cô ta cũng mắc bệnh tim, thậm chí chính cô ta nhiều lúc tim đập cũng không đều nhịp. Lại nghe nói, nhà cô ta đông người nhưng rất ít phòng, sau khi ông bà mất đi, nhà cũ bị di dời, năm người con trai trở mặt với nhau chỉ vì căn nhà rộng hơn hai chục mét vuông, không ai để sót một viên gạch vỡ nào. Về phía nhà mẹ của Cần Cần cũng phải đối mặt với tình huống tương tự. Khi ông bà còn sống, thế hệ trẻ đã bắt đầu đấu tranh ngầm với nhau, khiến cả gia đình rối loạn, người già chỉ còn biết thở dài ngao ngán. Chỉ cần nhìn vào gia cảnh phức tạp của Cần Cần, thì cho dù hằng ngày cô ta có được lòng người khác đến đâu, thì trong lòng mẹ Lê Bằng cũng đã ngầm phản đối cuộc hôn nhân này.
Thế hệ trước chọn con dâu với mục đích chính là yên tâm và yên lòng, có thể yên tâm hoàn toàn là đã tránh được rất nhiều chuyện, thế nên gặp phải nàng dâu như Cần Cần bố mẹ chồng đều không nhìn vào tài năng của cô ta mà chỉ nhìn vào những rắc rối trong cuộc sống của cô ta để đánh giá.
Nghe xong những lời mẹ anh kể, tôi mới hiểu được hôn nhân giữa tôi và Lê Bằng tại sao lại thuận lợi như vậy.
Mẹ tôi thường nói, đó là vì người nhà Lê Bằng khoan dung, không xét nét việc bố mẹ con đang ly thân.
Lúc này tôi mới hiểu, việc ba mẹ tôi ly thân nếu đem so sánh với gia thế phức tạp của Cần Cần, hay thói giao du kết bạn bát nháo của Lâm Nhược thì chẳng thấm vào đâu. Đem ra so sánh thì đúng tôi là một nàng dâu tốt, có xách đèn lồng đi tìm cũng khó mà tìm được.
Hãy để cho tôi tự khen như vậy, bởi tôi hiểu được rằng phải biết thỏa mãn với những gì mình có thì cuộc sống mới có thể vui vẻ.
Sau khi mẹ anh ra về, tôi ngồi trong phòng khách một lúc, rồi gọi cho Miumiu.
Miumiu tỏ ra khinh bỉ với chuyện tôi bỏ nhà đi rồi lại tự quay về. Cô ấy nói: “Nếu cậu đã có dũng khí bước ra khỏi cánh cửa đó, thì phải mang theo quyết tâm nếu Đại Mao nhà cậu không đến đón thì không về! Cậu bước đi dứt khoát như vậy, vậy mà kết quả lại tự mình dẫn xác về, lại còn bị mẹ anh ta lôi ra giáo huấn? Cậu thử nói xem, nếu lần sau các cậu cãi nhau, cậu nên làm thế nào? Lại bỏ nhà ra đi lần nữa à? Tớ nói c
Vì những lời đó của Lưu Tranh Tranh, tôi bắt đầu để ý đến Trương Mai, chú ý đến lời nói, cử chỉ và thái độ làm việc của cô ta, luôn dùng ánh mắt soi mói và phê phán để “bới móc" những khuyết điểm của cô ta. Tôi phát hiện ra, con người một khi đã ghét ai đó, thì mọi hành động của người đó đều không vừa mắt, ngay cả khi cô ta nói một lời hay, hoặc làm một việc tốt, nhưng trong mắt tôi nó trở nên vô cùng xấu xa, nó cho thấy cô ta đang có ý đồ khác. Đây chính là thành kiến.
Lúc sắp hết giờ làm, Trương Mai đi ngang qua chỗ tôi đến trước cửa phòng làm việc của Lê Bằng, gõ cửa bước vào, đặt một xấp tài liệu lên bàn.
Tôi không chớp mắt dõi theo những cử chỉ giao tiếp giữa hai người họ, tôi thấy Lê Bằng lật giở tập tài liệu, trong đó không hề có hoa hồng, tôi còn nhìn thấy Trương Mai nở nụ cười ngọt ngào với anh, mặc dù trong mắt người khác nụ cười đó có lẽ chỉ là một nụ cười xã giao thông thường.
Sau khi Trương Mai ra ngoài, cô ta đứng nói chuyện phiếm với một đồng nghiệp ngồi cách tôi không xa.
Cô ta nói, Giám đốc Lê mới mua một chiếc xe, còn mời cô ta ngồi thử nhưng bị cô ta khéo léo từ chối. Cô ta còn nói, phụ nữ cần phải học được cách rụt rè, không nên hơi một tí là sán lại.
Lúc cô ta nói những câu này, tôi cảm nhận được rõ rệt cô ta đang nhằm vào tôi.
Ngọn lửa vô danh trong lòng tôi thổi bùng lên, không vì cái gì khác, chỉ vì hai chữ “ngồi thử".
Vừa đến năm rưỡi, tôi là người đầu tiên ra khỏi công ty.
Tôi cần phải bình tĩnh, tôi không muốn nhìn thấy Lê Bằng lúc này, tôi sợ mình sẽ không nhịn được mà chất vấn anh, cho dù trong lòng tôi biết, những lời Trương Mai nói không phải sự thật.
Đi được ba trạm tàu điện ngầm, tin nhắn của Lê Bằng gửi đến, nội dung bảo tôi đợi anh ở cửa ra vào của ga tàu sáng nay anh thả tôi xuống, anh sẽ lái xe đến đón tôi về nhà.
Tôi trả lời: “Vâng", không giống như mọi ngày còn thêm từ “ông xã".
Biểu hiện trực tiếp của tâm trạng buồn bực và xuống thấp đó là tranh cãi và không tha thứ, tôi thật sự đã cảm nhận được triết lý đó rất nhanh.
Lúc bước ra khỏi ga tàu điện ngầm, một làn gió lạnh ập đến, tôi lại đưa tay dụi mắt theo thói quen, mãi đến khi nước mắt chảy ra, mới cảm thấy dễ chịu một chút. Nhưng rất nhanh, nước mắt bị gió lạnh thổi khô, cảm giác cồm cộm ngứa ngáy khiến tôi vô cùng khó chịu.
Tôi đành phải mua một chai nước khoáng ở quầy bán báo, rồi quay trở lại một góc không người qua lại ở gần cửa ra, lưng quay về hướng gió, tháo kính áp tròng bỏ vào chai nước khoáng.
Vừa đậy chặt nắp bình thì Lê Bằng gọi điện đến, anh nói sẽ đến chậm vài phút, khoảng ba phút.
Tôi nhìn đồng hồ, tính đúng ba phút mới bước ra ngoài, đứng bên vệ đường.
Trời đã tối hẳn, phóng tầm mắt nhìn đèn pha nhấp nháy, phía trước lấp lánh ánh đèn, những thứ nhìn thấy đều mờ ảo và hoa lệ, cùng với tiếng gió bắc vù vù, cả thế giới tràn đầy màu sắc lãng mạn.
Vài phút nữa lại trôi qua, Lê Bằng vẫn chưa tới.
Lúc này tôi chợt nhớ ra, tôi đã quên mất biển số của Tiểu Hắc, chỉ nhớ đó là một chiếc xe màu đen, một chiếc xe cũ nhưng rất bắt mắt.
Bên đường vọng lại tiếng còi xe dồn dập.
Mới đầu, tôi tưởng chủ xe thể hiện thái độ với việc tắc đường, sau đó mới lờ mờ nhìn thấy cửa kính xe hạ xuống, một cái đầu ngó ra, người đó còn gọi to: “Nhược Nhược! Lên xe!".
Tôi không nói câu nào nhanh chóng chạy qua bên đó, kéo cửa xe, đặt mông xuống, tiếp đó nói: “Đi thôi!".
“Cô định đi đâu? Về nhà à?"
Động tác thắt dây an toàn của tôi khựng lại giữa chừng, tôi nhìn về phía người đàn ông vừa nói, mờ mờ ảo ảo, nhìn không rõ ràng.
Tôi dè dặt hỏi: “Trương tổng?".
Người đàn ông đó quả nhiên là Trương tổng, điều này còn bất ngờ hơn cả khi người khác nói với tôi rằng Lê Bằng là con gái.
Trương tổng nói: “Hay vẫn đưa cô tới chỗ lần trước?".
Lúc này, đầu óc tôi giống như đang bị tiêm kích thích tố, vận hành cực nhanh. Trước tiên tôi nghĩ đến Lê Bằng, tôi không dám nhìn ra bên ngoài vì sợ sẽ nhìn thấy Tiểu Hắc, tiếp đó tôi lại nghĩ đến Trương tổng, tôi phải dùng cớ gì để xuống xe đây. Sau khi xuống xe rồi, ngộ nhỡ gặp phải Lê Bằng, tôi có nên lên xe của anh ngay trước mặt Trương tổng?
Tôi ấp a ấp úng nhìn Trương tổng, nói: “Trương tổng, chuyện là thế này, tôi còn có chút việc, chưa về nhà ngay được, tôi muốn đi xem phim trước…".
Tôi vốn định nói, tôi muốn xem phim thoải mái một chút, phiền Trương tổng cho tôi xuống ở rạp chiếu phim gần nhất. Nhưng không ngờ, Trương tổng còn nhanh hơn tốc độ nói chuyện của tôi, không biết anh ta lấy từ đâu ra hai tấm vé xem phim, đưa ra trước mặt tôi, thành công ngắt lời tôi, anh ta nói: “Tôi có vé đây, suất bảy giờ tối nay, bây giờ vẫn còn thời gian đi ăn tối".
Tôi cầm vé, nheo mắt nhìn ngày tháng in trên đó, đúng là suất chiếu tối nay.
Tôi mừng rỡ, vừa nhét hai tấm vé đó vào túi áo, vừa móc tiền trả anh ta, đồng thời nói: “Cảm ơn Trương tổng, tôi đang định đi xem phim, hết bao nhiêu tiền, tôi trả anh".
Trương tổng sửng sốt ra mặt. Mặc dù không nhìn rõ biểu hiện trên nét mặt, nhưng tôi cảm nhận được rõ ràng sự kinh ngạc của anh ta.
Anh ta hỏi lại tôi: “Cô lấy cả hai vé à?".
Anh ta cho rằng tôi muốn ăn quỵt sao?
Tôi dùng ngón tay xòe tấm vé xem phim ra, chính xác là hai tờ, rồi nói: “Đúng vậy, tôi sẽ trả anh tiền hai tấm vé".
“Một mình cô dùng cả hai tấm vé?"
“Tôi có thể tìm người cùng xem với mình mà."
“Muộn thế này rồi, giờ này cô mới hẹn người ta, có lẽ người đó sẽ không kịp sắp xếp để đi cùng cô."
Tôi gật đầu, liệt kê danh sách tên người cùng đi trong đầu, Miumiu đang trong giai đoạn yêu đương nồng nhiệt, chắc chắn sẽ vì tình mà quên bạn, Lưu Tranh Tranh trước khi tan ca còn nói với tôi sẽ đi xem trượt băng nghệ thuật, chắc chắn cũng sẽ không bỏ buổi biểu diễn đó vì tôi. Nghĩ đi nghĩ lại chỉ còn có Lê Bằng.
Tôi nói: “Để tôi thử xem sao, tôi đoán là tôi có thể tìm được người cùng đi. Nếu như không tìm được tôi sẽ dùng một vé, vé còn lại để đựng đồ".
Trương tổng rơi vào trạng thái im lặng khá lâu, sau đó anh ta khởi động xe nói: “Thôi được rồi, tôi sẽ đưa cô đến rạp chiếu phim, không cần trả tôi tiền, vé này là người khác tặng cho tôi".
Xe của Trương tổng mới chạy được khoảng hơn mười mét thì gặp tắc đường, kẹt lại giữa đám xe cộ từ bốn phương tám hướng ập tới, không ai chịu nhường ai, giống như tranh giành địa bàn là nhiệm vụ cấp bách nhất hiện thời của họ.
Trương tổng bóp còi, những chiếc xe xung quanh cũng thi nhau bóp còi, tôi bịt tai lại nheo mắt nhìn tình hình giao thông trước mắt.
Trương tổng chửi thề một câu, nói: “Đây là tố chất của người Trung Quốc! Không tắc đường mới là chuyện lạ!".
“Trương tổng, anh du học ở nước ngoài về à?"
Anh ta trả lời đúng vậy, còn nói rằng ở các nước phương Tây những chuyện như thế này không bao giờ xảy ra. Nhưng khi về đến Trung Quốc thì giao thông mỗi ngày đều như hiện trường một vụ tai nạn.
Tôi nói: “Người Trung Quốc thích sự ồn ào mà".
“Người Trung Quốc không biết khiêm nhường."
“Vậy thì anh nhường người Trung Quốc đi, tôi không vội."
Trương tổng lại rơi vào trạng thái im lặng khá lâu, tôi cảm thấy anh rất tức giận, còn nguyên nhân thì chẳng liên quan gì tới tôi.
Lúc này, chiếc xe bên cạnh dịch chuyển được vài mét, tạo ra khoảng trống, xe của Trương tổng lập tức lách vào, chiếm được vị trí có lợi, ngay sau đó, xe phía sau cũng phát ra tiếng còi còn đinh tai hơn, còn vọng đến tiếng chửi đổng của một người đàn ông.
Nghe thôi cũng có thể nhận ra anh ta rất tức giận, nguyên nhân của sự phẫn nộ đó là do Trương tổng đột nhiên chắn đường.
Tôi nói: “Trương tổng, xem ra anh đúng là người Trung Quốc đấy chứ!".
“Bởi tôi cũng không khiêm nhường sao?"
“Không, tôi thấy anh nhập gia tùy tục rất nhanh."
Anh ta không nói gì, tôi nói tiếp: “Nhưng chúng ta cũng đâu có tiến được lên phía trước, có lẽ anh nói đúng, phải khiêm nhường một chút mới là chính xác".
Lời nói sắc bén của tôi khiến Trương tổng lại rơi vào im lặng, tôi nghĩ anh ta bắt đầu hối hận vì đã mời tôi lên xe.
Tôi cúi đầu mở khóa điện thoại, không có bất kỳ cuộc gọi nhỡ hay tin nhắn nào, tôi đoán chắc Lê Bằng cũng đang bị tắc ở một góc nào đó.
Tôi gửi một tin nhắn cho Lê Bằng: “Anh đang ở đâu hay là chúng ta gặp nhau ở rạp chiếu phim nhé, em đang có hai tấm vé trong tay".
Trương tổng đột nhiên nói: “Tôi kể cho cô nghe một câu chuyện nhé".
Tôi ngạc nhiên, không hiểu trong hoàn cảnh phức tạp thế này, anh ta lấy đâu ra hứng thú kể chuyện.
Anh ta đâu cần để ý xem tôi có muốn nghe hay không, tự mình bắt đầu câu chuyện. Anh ta nói, năm xưa khi anh ta ở nước ngoài vừa đi học vừa làm thêm ở một trạm xăng đã quen với một cô gái, cô ấy cũng vừa học vừa làm. Cô ấy là người Trung Quốc, rất hiếu học, thế nên chẳng bao lâu sau họ có cảm tình với nhau, hễ có cơ hội lại cùng nhau luyện tiếng, đồng thời quy ước với nhau rằng sẽ không nói tiếng Trung, ai nói sẽ bị phạt tiền, mỗi lần một đô la Mỹ – cô gái đó chính là vợ trước của anh ta.
Tôi nói xen vào: “Trương tổng, lúc đó anh đã có ý khác với cô ấy chưa?".
Anh ta hỏi tôi ý như thế nào là ý khác.
Tôi nói: “Chính là cảm giác yêu đương mà đàn ông dành cho phụ nữ, đương nhiên vẫn có những người đàn ông cũng có ý định kiểu như vậy với người đàn ông khác, loại ý nghĩ này không phân biệt giới tính và quốc gia. Thế nhưng một khi đã hình thành, thì đó là dấu hiệu báo trước của tình yêu".
Anh nói: “Có phải cô định hỏi lúc đó tôi đã yêu cô ấy hay chưa đúng không? Đúng là tôi đã yêu cô ấy".
Trong lòng tôi cũng như phần lớn phụ nữ Trung Quốc khác luôn kính trọng hai loại người, một loại là những kỳ nữ kiên trinh bất khuất, bởi chúng tôi đều không thể trở thành kỳ nữ, nên chỉ còn cách kính nể họ. Còn một loại là kỳ nam – tức những người đàn ông si tình không bao giờ hối hận. Bởi chúng tôi đều tin rằng quạ trên đời này đều đen như nhau, nếu có con quạ nào không đen thì rất đáng để khâm phục. Tất nhiên, nếu như kỳ nữ và kỳ nam lại là mỹ nữ và mỹ nam thì lại càng đáng để kính nể hơn.
Tôi không dám nói Trương tổng là người si tình, nhưng theo như cách nói của Miumiu, nếu một người đàn ông lúc nào cũng có thể nhắc về một người phụ nữ thì đó là sự kết hợp giữa tình yêu và tình cảm. Nếu người phụ nữ đó là vợ của người khác, thì người đàn ông này là loại hiếm có. Miumiu còn nói, bộ mặt thật của phụ nữ chỉ được phát hiện khi trực tiếp nói chuyện với nhau, còn bộ mặt thật của đàn ông chỉ có thể phát hiện sau khi đã chia tay.
Tôi nghĩ, nếu như vợ trước của Trương tổng biết mình được một người đàn ông luôn khắc ghi trong lòng, chắc chắn cô ấy sẽ quay trở về, bởi bất kỳ người phụ nữ nào cũng không muốn để hạnh phúc vụt mất.
Tôi nói: “Vợ trước của anh là người phụ nữ hạnh phúc nhất".
Trương tổng hỏi tôi tại sao lại nói như vậy.
Tôi nói: “Vợ trước của anh vừa được người chồng hiện tại yêu thương, lại được anh nhớ nhung, cô ấy chiếm được tình yêu của hai người, thật giàu có, không, phải nói là cô ấy thật xa xỉ!".
“Thế này gọi là xa xỉ sao?"
“Tất nhiên rồi, nhiều người đi gieo rắc tình yêu ở khắp nơi, nhưng không nhận được hồi đáp, những người như vậy là nghèo khổ nhất, vợ trước của anh thì ngược lại. À đúng rồi, người mà cô ấy tái giá cũng là một kỳ nam đúng không?"
“Cô ấy đã lấy người bạn thân nhất của tôi."
Không biết phải dùng tính từ nào mới có thể thể hiện tâm trạng của tôi lúc này, đại để cảm thấy giống như nhìn thấy người ngoài hành tinh đang lõa thể chạy rông.
Tôi không tìm được từ nào nói tiếp trong một khoảng thời gian dài.
Trương tổng dường như đoán trước được phản ứng của tôi, anh ta nói: “Sau khi bố mẹ tôi biết được tin này, cũng có phản ứng giống hệt như cô. Họ không thể hiểu được, ngay cả bản thân tôi cũng không thể chấp nhận điều này".
“Anh không thể chấp nhận được chuyện cô ấy yêu người bạn thân nhất của anh, không thể chấp nhận chuyện người bạn thân nhất của anh cũng yêu cô ấy, không thể tiếp nhận chuyện họ bắt tay với nhau đùa giỡn anh, hay không thể chấp nhận việc anh đã thua người bạn này?"
Trương tổng nhìn tôi một cái, rồi nói: “Tất cả đều đúng".
Anh ta thật thẳng thắn.
Tôi ý thức được lời nói của mình quá sắc bén và trực tiếp, tôi muốn an ủi anh ta. Nhưng tiếc là tôi không có kinh nghiệm trong mặt này, thế nên sự an ủi của tôi tỏ ra rất kém tinh tế và thô lỗ.
“Chúng ta không nên kỳ thị sự lựa chọn của một người, cho dù là người như thế nào khi đứng trước tình yêu, họ đều có quyền bình đẳng, đều đáng được tôn trọng."
Trương tổng cười nói: “Tuy tôi vẫn không thể chấp nhận, nhưng tôi đã tha thứ cho họ".
“Ồ, vậy thì tốt rồi, thực ra cô ấy quyết định như vậy cũng không dễ dàng, kẻ thù của cô ấy chính là sự tự trách, có lẽ cô ấy chỉ có được sự thư thái sau khi đã mất đi trí nhớ."
“Đúng vậy, đến bây giờ bố mẹ cô ấy vẫn không thông cảm với điều này."
“Đổi lại là tôi ở vào vị trí đó, tôi cũng khó thông cảm."
“Nhưng cô ấy không để ý đến điều đó, cô ấy nói rằng cuộc đời cô ấy phải được bùng cháy một lần, bùng cháy vì bản thân."
“Vậy hãy để cho cô ấy bùng cháy, Trương tổng, anh phải vui mừng mới đúng."
Trương tổng hỏi tôi tại sao anh ta phải vui mừng.
Tôi nói: “Anh nghĩ thử xem, cô ấy thích bạn của anh, nếu không phải là người bạn này thì cũng có thể là người bạn khác, tóm lại người cô ấy thích không phải là anh. Đây không phải là lỗi của anh".
“Đúng thế, tôi không thể suốt ngày phân định ranh giới với tất cả bạn bè của mình được."
Hầu hết đàn ông đều cho rằng anh em như thủ túc, phụ nữ chỉ giống như quần áo, phụ nữ bị bạn bè cướp mất, tình bạn vẫn có thể duy trì, nhưng nếu như trường hợp này xảy ra với phụ nữ, họ sẽ tuyệt giao với nhau.
Về điểm này, phụ nữ càng biết cách yêu ghét rõ ràng hơn.
Tôi nói: “Vì vậy, với tư cách là một người bạn, anh vẫn nên quan tâm tới cô ấy".
Anh ta tiếp tục nói: “Đúng thế, tôi thường đi thăm bố mẹ cô ấy thay cô ấy. Trong chuyện này họ còn khó tha thứ cho con gái mình hơn tôi".
Tôi nói: “Trương tổng, anh là một người tốt, người tốt sẽ được báo đáp".
Không khí trong xe trở nên hòa hợp hơn bao giờ hết, bên ngoài xe cộ vẫn như nêm, trong lúc nói chuyện với nhau, xe chúng tôi cũng nhích được về phía trước hơn hai mươi mét, tiếp đó lại dừng lại, không tiến thêm được.
Tôi nhìn vào tín hiệu đèn xanh đèn đỏ cách xe mấy chục mét, nghi ngờ không biết có phải nó bị hỏng không, bởi vì phải đến mười phút rồi nhưng không thấy nó thay đổi gì.
Trương tổng thở dài nói: “Nơi nào có cảnh sát giao thông là nơi đó có tắc đường".
Anh ta đã nói đúng điều mà rất nhiều người muốn nói, tôi đang định tiếp lời thì bị tiếng chuông điện thoại cắt ngang.
Là Lê Bằng gọi tới.
Tôi bắt máy, hướng về phía cửa, kéo cửa kính xuống, hy vọng những tạp âm vọng lại từ bên ngoài có thể phần nào lấp liếm được cuộc trò chuyện.
Lê Bằng hỏi tôi đang ở đâu, anh còn nói rằng trước cửa ga tàu điện ngầm không được dừng đỗ lâu, anh không thấy tôi, đành phải cho xe chạy về phía trước, tìm một chỗ dừng lại, và bảo tôi đi bộ một đoạn, men theo đường để tìm Tiểu Hắc.
Tôi hỏi: “Anh có đọc được tin nhắn của em không?".
Anh nói: “Đọc rồi. Nếu em đang ở gần đây thì lên xe, chúng ta cùng đến đó".
Tôi nhìn tình hình đường xá trước mắt, bèn nói dối một câu: “Không, em không ở gần đó, anh đến rạp chiếu phim trước đi".
Lê Bằng ở đầu dây bên kia trả lời một câu, tôi nghe không rõ, nguyên nhân là do đầu dây bên đó vọng lại nhiều tạp âm chói tai, cùng lúc đó, tôi cảm giác xe của Trương tổng bị đâm mạnh.
Giờ thì phía đầu dây bên kia chỉ còn âm báo bận.
Tôi và Trương tổng quay ra nhìn nhau, anh ta là người phản ứng trước, kéo kính cửa xe xuống nhìn ra sau, rồi mở cửa xe bước xuống.
Từ kính chiếu hậu tôi nhìn thấy chủ chiếc xe đó cũng xuống xe, bước tới trước mặt Trương tổng, hai người bắt đầu nói chuyện với nhau.
Hai chiếc xe va chạm khiến giao thông càng thêm ùn tắc, tôi có dự cảm mình không thể đến rạp chiếu phim đúng giờ, vì vậy tranh thủ lúc này gọi điện cho Lê Bằng.
Điện thoại reo rất lâu nhưng đầu dây bên kia Lê Bằng không nhấc máy, tôi có chút sốt ruột, rồi lại nhìn Trương tổng từ gương chiếu hậu.
Tôi bước tới trước mặt Trương tổng vội vã nói: “Trương tổng, tôi có chút việc gấp, tôi xin phép đi trước…".
Nói đến đây, ánh mắt của tôi liếc sang nhìn chủ xe bên cạnh, bởi linh cảm nhắc nhở tôi người này rất quen.
Trong khoảnh khắc nhìn qua đó, tôi đã không thể cất lên lời.
Tôi chớp mắt liên tục, hơn nữa không ngừng trấn an trong lòng: “Tôi bị lóa mắt, tôi cận thị, tôi bị ảo giác, người này không phải Lê Bằng, anh ta là một con lợn, một con lợn, một con lợn, không phải người, không phải người, không phải người!".
Những lời nguyền rủa để tự lừa gạt mình nhanh chóng bị giọng nói của đối phương phá vỡ.
“Vi Nhược, trùng hợp quá nhỉ?" Từng lời của Lê Bằng như được rít qua kẽ răng, nhuốm một ngọn lửa bực tức vô cớ.
Tôi có cảm giác, ngày mai tôi sẽ lên trang nhất tin tức xã hội.
Nghe thấy giọng nói này, tôi xác định trăm phần trăm, anh là Lê Bằng, chồng của tôi.
Giọng tôi căng thẳng, vội vàng nói: “Tình cờ quá! Cái gì nhỉ… vừa rồi tôi gặp Trương tổng, nên đi nhờ xe".
Tôi nắm chặt bàn tay lại rồi nói: “Giám đốc Lê, anh mua xe thật rồi à? Lúc nãy, nghe Trương Mai nhắc đến chuyện này, tôi còn tưởng là mình nghe nhầm".
Ngồi thử, ngồi thử, chuyện này tôi không quên được đâu.
Lê Bằng không thèm để ý đến câu hỏi của tôi, giải thích với Trương tổng rằng, anh lái xe vẫn chưa quen, không cẩn thận nên đâm phải xe của Trương tổng, anh sẵn sàng bồi thường mọi chi phí sửa chữa.
Trương tổng cũng nói, xe anh ta có bảo hiểm, chi phí sửa chữa không cần Lê Bằng trả, sau đó tự chế nhạo mình rằng không ngờ xe vừa sửa xong lúc trưa, đến tối lại xảy ra chuyện.
Sau đó cả hai người đều nhìn về phía tôi, Trương tổng nói: “Vi Nhược, nếu cô vội thì đi trước đi".
Đi? Đi đâu bây giờ? Lê Bằng đang mắc kẹt tại đây, ai sẽ đi xem phim cùng tôi, ai về nhà sưởi ấm chăn cho tôi? Lần này mà đi, chưa biết chừng về nhà sẽ cãi nhau.
Tôi nói: “Không sao, không sao. Tôi cũng không vội, có cần tôi giúp gì không?".
Trương tổng nhìn đồng hồ rồi nói: “Dù sao cú đâm cũng không quá nghiêm trọng, chúng ta không cần ở lại đây để giao thông thêm ùn tắc, tôi sẽ đưa cô đến rạp chiếu phim trước. À đúng rồi, cô hẹn được ai chưa?".
Tôi vội vã nói đã hẹn rồi.
Tôi quay trở lại xe Trương tổng, cảm nhận rõ rệt hai luồng sát khí của Lê Bằng bám theo sau lưng.
Tôi nhắn tin cho Lê Bằng vì vừa rồi tôi thấy anh không nói câu gì: “Em đến rạp chiếu phim trước đợi anh".
Lê Bằng không trả lời.
Đến trước cổng rạp chiếu phim, Trương tổng cười nói với tôi: “Sau khi xem xong hãy kể cho tôi nghe những điều cô cảm nhận được, tôi vốn cũng định xem bộ phim này".
Tôi sửng sốt, lập tức nói: “Ồ, vậy lần sau tôi sẽ mua vé tặng lại anh?".
Anh ta nói không cần.
Tôi nói: “Cần chứ! Cần chứ!".
Trương tổng đột nhiên nói: “Cô hẹn bạn trai hay bạn gái vậy?".
Tôi nói: “Bạn trai".
Anh ta lại hỏi: “Bạn trai cô à?".
Tôi vui vẻ, khoát tay, rồi xuống xe, lại nghe thấy phía sau có người gọi giật lại: “Vi Nhược!".
Tôi quay đầu lại nhìn, Trương tổng đang vẫy tay về phía tôi nói: “Ngày mai gặp lại!".
Bước vào rạp chiếu phim đột nhiên tôi nhớ ra nguyên nhân khiến mọi việc xảy ra.
Hình như lúc đó Trương tổng không gọi tôi là “Vi Nhược", mà là “Nhược Nhược". Tôi nghe thấy tiếng gọi đã quay đầu lại, mơ hồ nhìn thấy một chiếc xe màu đen, trong lòng lại đang nghĩ rằng Lê Bằng đến đón mình, thế nên vừa nghe thấy “Nhược Nhược" mới lên xe tự nhiên như vậy.
Khi Lê Bằng đến được rạp chiếu phim, tôi đã chuẩn bị sẵn những lời giải thích, đại loại là như thế này: “Em tháo kính áp tròng nên nhìn không rõ, khi thấy chiếc xe màu đen ở bên đường, lại nghe thấy có người gọi, em cứ tưởng là anh. Lúc lên xe rồi mới phát hiện là nhầm, nhưng lại không dám xuống xe, vì sợ Trương tổng phát hiện ra quan hệ của hai chúng ta. Chẳng phải là anh đã nói chúng ta cần phải bí mật, phải giữ khoảng cách, làm bộ như quan hệ của chúng ta không thuận buồm xuôi gió sao?".
Nhưng không ngờ, tôi vẫn chưa nói được những lời này ra, thì Lê Bằng đã cất lời nói trước, anh hỏi: “Chúng ta xem phim gì vậy?".
Tôi chỉ chỉ, là một bộ phim tình cảm.
Lê Bằng nói: “Sắp chiếu rồi", nói hết câu anh đi mua bỏng ngô và cô ca.
Tôi tưởng rằng, tất cả đã bình thường trở lại, nhưng không ngờ, đây mới là lúc sóng gió bắt đầu.
Trên đường về nhà, ngồi trong xe, tôi và Lê Bằng thảo luận với nhau về nội dung bộ phim.
Anh nói, chỉ vì một bộ phim mà tôi khóc thút thít, có đến mức thế không.
Tôi nói, phụ nữ đều là động vật cảm tính, chúng tôi có thể khóc vì một chú mèo hoang bên đường, cũng có khi khóc chỉ vì một vài câu nói.
Anh nói, phụ nữ đều làm từ nước.
Tôi nói, đàn ông đều là những kẻ lòng gang dạ sắt.
Anh không trả lời, đột nhiên hỏi tôi: “Vé xem phim ở đâu ra vậy?".
“Có người tặng cho Trương tổng, anh ta không đi xem nên tặng cho em."
“Tại sao sát giờ chiếu anh ta mới tặng em, không sợ em không tìm được người đi cùng sao?"
“Anh ta nói rằng anh ta vốn định xem bộ phim này, nhưng không hiểu tại sao lại tặ nó cho em. Em nghĩ chắc tại anh ta không có bạn bè, lại không muốn lãng phí nên mới tặng cho em."
Lê Bằng dừng lại trong giây lát nói: “Anh ta nói anh ta cũng muốn xem? Xem bộ phim tình cảm này?".
“Đúng thế, phim tình cảm thì sao, phim tình cảm cũng có thị trường dành cho đàn ông đấy chứ!"
Rất lâu sau đó, Lê Bằng không nói gì.
Về đến nhà, tôi vào nhà vệ sinh rửa tay như thường lệ, rồi gọi lớn: “Đại Mao, đi rửa tay đi!".
Lê Bằng không để ý đến tôi.
Tôi bước ra khỏi nhà vệ sinh, thấy anh đang ngồi ngẩn người trên sofa.
Tôi tiến lại gần, nói: “Em bảo anh đi rửa tay, anh có nghe thấy không, anh đang nghĩ gì thế".
Anh ngẩng đầu nhìn tôi một cái, không đáp mà hỏi lại tôi: “Anh hỏi em, hôm nay tại sao em không đợi anh, mà lại lên xe của Trương tổng?".
Tôi khựng lại, vội vã lật lại trí nhớ, ấp a ấp úng đọc thuộc những lời đã chuẩn bị trước đó, nhưng bởi đã quá lâu, nên có vài chi tiết bị rối loạn: “Ừm, em tháo kính áp tròng nên nhìn không rõ mọi thứ, khi nhìn thấy chiếc xe màu đen ở bên đường, lại nghe thấy có người gọi “Nhược Nhược", em cứ tưởng là anh. Sau khi leo lên xe mới phát hiện ra là Trương tổng. Em…".
Lê Bằng vung tay ngắt lời tôi, nói: “Anh ta gọi em là gì?".
Tim tôi đập thình thịch, sao tôi lại nói ra điều không nên nói nhất thế này.
Anh nói tiếp: “Lúc riêng tư anh ta gọi em là Nhược Nhược à?".
Tôi vội vã xua tay nói: “Không phải, đây là lần đầu tiên, lần đầu tiên!".
Dường như anh không nghe thấy lời tôi nói, tự mình phân tích: “Anh ta gọi em là Nhược Nhược, sau đó mời em cùng đi xem phim tình cảm".
Tôi lo lắng, lập tức kêu lên: “Gì vậy chứ, tại không có ai đi cùng anh ta, anh ta lại không muốn lãng phí tấm vé, nên…".
Anh tỏ ra rất lắng nghe những điều tôi kể, tiếp lời: “Thế nên anh ta mới mời em đi xem".
Tôi im lặng, bị buộc im lặng hoàn toàn, vì Lê Bằng nói rất có lý, thậm chí nói đúng tiếng lòng của tôi lúc này. Tôi mất tự tin cúi đầu lặng lẽ, nghĩ ngợi một lúc rồi mới nói: “Cho dù điều anh nói là sự thật, nhưng em không có ý đó".
Lê Bằng không để ý tới lời tôi nói, đứng dậy đi vào nhà vệ sinh rửa tay.
Tôi đi theo đến cửa nhà vệ sinh, nói: “Quả thật em không có ý đó, là anh ta hiểu lầm!".
Anh vẫn không nói gì, mặt lạnh lùng chăm chú rửa tay.
Tôi phát hiện, thời gian anh rửa tay lâu hơn bình thường, còn rửa rất cẩn thận. Bình thường, lúc nào có thể lười là anh lười ngay, chỉ cần tôi không để ý là anh chỉ xối nước không rồi xoa vội hai tay vào nhau. Nhưng hôm nay thì khác, anh không những dùng đến nước rửa tay, mà còn dùng cả xà phòng thơm, rửa bằng nước lạnh một lần, rồi rửa thêm lần nữa bằng nước ấm, đến mức sắp tróc hết da tay.
Tôi biết, anh đang thể hiện sự bất mãn với tôi.
Tôi phải giải thích rất lâu, cuối cùng không còn kiên nhẫn nói: “Tùy anh thích tin thì tin, tóm lại là em không làm gì hổ thẹn với lòng mình. Hơn nữa, em nói với anh ta là em đã có bạn trai, có lẽ anh ta cũng đã hiểu, anh giận dỗi với em thế này thì có ích gì? Đừng làm như em có lỗi với anh vậy!".
Anh nhìn tôi qua gương một cái, rồi lại cúi xuống, cầm khăn mặt lau khô tay, sau đó quay người lại nói với tôi: “Lúc anh ta tặng vé cho em, em không cảm thấy có vấn đề?".
Tôi lắc đầu nói: “Có vấn đề gì? Lúc đó quả thật em không thấy có vấn đề, vấn đề hiện tại cũng là giả thiết của anh, có khi người ta cũng không hề có ý định đó, anh đừng có gây sự vô lý nữa đi".
Sau đó, tôi lại nghĩ tới Trương Mai và nói: “Em còn chưa hỏi anh, chuyện giữa anh và Trương Mai là như thế nào?".
Lê Bằng cau mày nói: “Anh và Trương Mai? Giữa anh và cô ta có chuyện gì?".
Tôi cười lạnh lùng nói: “Em chỉ bắt gặp được hai lần cô ta tặng hoa cho anh, còn bao nhiêu lần em không bắt gặp? Còn nữa, anh mua xe, cả công ty đều không biết, vậy tại sao mình Trương Mai biết? Cô ta còn nói, anh mời cô ta lên xe ngồi thử. Ngồi thử ư, quan hệ của hai người gần gũi quá! Em bên này ngồi còn chưa nóng mông, vậy mà bên kia đã có người xếp hàng muốn ngồi thử rồi!".
Lê Bằng không biện hộ cho mình, ngược lại còn nói một cách châm chọc: “Em ngồi chưa nóng mông là bởi em còn phải ngồi lên xe của người đàn ông khác!".
Tôi như sững người lại, im lặng đúng ba giây, dường như đã bị chọc tức đến u mê.
Tôi hét lên: “Lê Bằng, anh thật quá đáng! Em đã nói là hiểu lầm, hiểu lầm mà!".
Lê Bằng hắng giọng nói: “Ở đâu ra mà lắm chuyện hiểu lầm thế cơ chứ", rồi ra khỏi nhà vệ sinh.
Tôi cũng lẽo đẽo theo sau anh: “Lê Bằng! Sao anh vô lý vậy! Em chỉ lên xe của Trương tổng chứ có phải lên giưòng của anh ta rồi bị anh bắt gặp đâu, vậy mà anh cứ gây sự từ khi về đến giờ! Em nói cho anh biết, từ khi em kết hôn với anh đến nay, em một lòng một dạ với anh! Anh chàng Trương tổng đó trong lòng cũng chỉ có vợ trước của anh ta thôi, làm sao mà để mắt đến em được, chẳng lẽ đàn ông các anh trong lòng cùng lúc có thể vương vấn đến mấy cô sao!".
Lê Bằng quay người lại, ánh mắt như lưỡi dao nhằm thẳng vào người tôi, nói: “Trong lòng anh ta chỉ có vợ cũ? Tại sao em biết điều đó?".
Tôi nói: “Một người đàn ông đã ly hôn nhưng luôn nhớ về những điều tốt của vợ, đó chẳng là chứng cứ thì là gì!".
Anh cười lạnh lùng nói: “Anh không định hỏi em điều này, cái mà anh muốn hỏi là, làm sao em lại biết anh ta đã ly hôn, cả công ty này có ai biết đâu. Lại là anh ta nói với em à? Còn kể cả chuyện anh ta nhớ vợ cũ như thế nào nữa? Thế mà em còn dám nói em và anh ta không có gì?" .
Ánh mắt của anh tràn đầy sự nghi ngờ và khinh thường, trong chốc lát đã nhìn thấu tôi.
Tôi sững sờ, một luồng khí lạnh từ lòng bàn chân xông lên đến đỉnh đầu.
Tôi nghĩ, Lê Bằng, anh đúng là kẻ vô lý, là đồ đàn ông ích kỷ, một ông chồng ghen tuông vô lối, anh đã úp lên người em cả một bô phân không thể gột rửa, những lời giải thích của em trong mắt anh lúc này đều trở thành những cái cớ làm ngứa tai anh!
Tôi nói: “Lê Bằng, anh vu oan cho em. Hằng ngày hết giờ làm em đều về thẳng nhà, lao luôn vào bếp. Những ngày anh nấu cơm, anh cho quá nhiều muối hay quá nhiều dầu, dù ăn không quen, nhưng em vẫn ủng hộ anh ăn cho bằng hết. Lúc anh rửa bát, thì em giặt quần áo, anh xem tin tức, em đi thu dọn giường ngủ. Trước khi anh vào giường ngủ, em đã ủ chỗ cho thật ấm. Buổi sáng bao giờ cũng phải dậy trước anh, chuẩn bị sẵn bữa sáng, chỉ còn thiếu nước bưng đến trước mặt anh, mời anh ăn. Nếu trong lúc ăn anh nhăn mặt, em đều tự hỏi có phải đồ ăn làm không được ngon như trước, lại phải vắt óc nghĩ ngợi thay đổi thực đơn. Anh ăn những gì, không ăn gì đều phải ghi nhớ, vì sợ sẽ ảnh hưởng tới khẩu vị của anh. Sáng nay anh đuổi em xuống xe, bắt em đi tàu điện ngầm, em không oán thán nửa câu. Anh có biết tàu điện ngầm đông tới mức nào không, anh có biết đôi giày em mới mua bị giẫm thành ra thế nào không? Nhưng em không kêu ca câu nào với anh cả. Thế còn anh, anh ngồi trong xe nghe đài phát thanh, ngâm nga hát, trong đầu thì nghi ngờ em và Trương tổng có quan hệ với nhau. Vừa về đến nhà, chưa có thời gian để uống nước anh đã bắt đầu chất vấn em, giống như thẩm vấn phạm nhân vậy, không hề tin tưởng em! Em hỏi anh, rốt cuộc em là vợ anh hay là nô lệ, quản gia, bảo mẫu của anh!".
Anh hỏi lại tôi: “Em đừng lôi chuyện cũ ra nói được không, chúng ta đang nói chuyện của em và Trương tổng, chứ không phải những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống! Hôm nay em hẹn anh ở cửa ga tàu điện ngầm, nhưng cuối cùng em lại leo lên xe của Trương Lập, em nói đi, anh phải nghĩ về em như thế nào?".
“Lê Bằng, anh úp chụp cho em một tội danh không hề có, vu oan cho em, anh muốn ép em phải cúi đầu nhận tội mới buông tha đúng không!"
“Anh chỉ muốn nói với em, em cần phải cảnh giác và cẩn thận hơn, đừng để chuyện xảy ra rồi mới ý thức được vấn đề! Cho dù em không làm gì có lỗi, không thể bảo đảm người khác cũng như vậy. Không tin, em có thể kể chuyện hôm nay cho người khác nghe, mười người thì có đến chín người sẽ hiểu sai!"
Tôi bị Lê Bằng hăm dọa, ép đến bờ vực của sự sụp đổ, hét lớn: “Em sai rồi, em sai rồi, được chưa! Em cũng có ý đồ với anh ta, anh vừa lòng chưa! Em nói cho anh biết, cho dù em và anh ta đều có tình ý với nhau, anh làm được gì nào! Anh hy vọng nhìn thấy bọn em làm điều gì đó thì mới cam tâm à! Em đã gả cho anh rồi, thì sẽ sống với anh cả đời, tại sao anh lại nghĩ em xấu xa đến vậy!".
Tôi vừa hét xong, lập tức cảm giác khí thế của mình tăng lên gấp bội. Để làm tăng thêm khí thế của mình,lập tức vớ lấy áo khoác trên sofa, chạy ra phía cửa, không kịp thay giày đi thẳng ra ngoài.
Tôi đếm từng bậc thang, dò dẫm từng bước đi xuống, vì sợ động tác Lê Bằng chậm trễ sẽ không đuổi kịp tôi.
Thế nhưng, khi tôi đi ra khỏi cửa tòa chung cư, Lê Bằng vẫn không đuổi theo.
Tôi nghĩ, thôi thế là xong, thế là xong, anh không đuổi theo, vậy thì tôi sẽ thu dọn chuyện này thế nào đây, không thể tự mình quay về được, về nhà tôi biết nói gì? Chẳng lẽ nói rằng không khí bên ngoài thật tuyệt, em ra ngoài để hít thở một lúc?
Tôi ngồi xổm ở cửa ra vào chung cư một lúc lâu, cho đến khi gối mỏi, chân tê, lúc này mới sờ vào túi áo, phát hiện ra không đem theo chìa khóa nhà. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu tôi quay trở về, sẽ phải gõ cửa hoặc bấm chuông, đợi Lê Bằng mở cửa nhà cho tôi.
Đây đúng là tình huống mất mặt nhất!
Trong túi chỉ còn hai mươi lăm đồng tám hào, đến tìm một nhà nghỉ nhỏ để ngủ lại một đêm cũng không đủ. Nên tôi đã ngẩng đầu bắt một chiếc xe, đọc địa chỉ nhà mẹ đẻ, ủ rũ về nhà mẹ.
Mẹ mở cửa cho tôi, vừa nhìn thấy tôi bà đã hỏi: “Muộn thế này rồi sao con còn đến đây…". Sau đó, bà nhìn tôi dò xét một lượt, nhường đường nói: “Vào đi".
Tôi vào trong, mẹ nhanh chóng rót cho tôi một cốc nước nóng, rồi bắt đầu hỏi han: “Con cãi nhau với Lê Bằng à, lần này là vì chuyện gì? Vì nó quên mất không đậy nắp bồn cầu, tất bốc mùi lại vứt linh tinh hay Lê Bằng lại lấy tạp chí của con để lót bàn ăn?".
Tôi ngồi trên ghế ngoài hành lang, cúi đầu, bị hơi nước từ cốc bốc lên làm cho cay mắt, đôi mắt ngân ngấn lệ, nhưng không chịu rơi xuống.
Mẹ nhìn thấy tôi trong bộ dạng này, thở dài, đến ngồi cạnh, vỗ vai tôi nói: “Con chịu ấm ức gì à?".
Tôi chớp mắt, mở miệng nói: “Tại sao đàn ông lại ích kỷ đến vậy, chỉ vì một chuyện nhỏ mà cứ truy xét đến cùng, hơi một tí là đẩy hết trách nhiệm cho phụ nữ, chẳng nhẽ họ không bao giờ tự vấn lại mình sao!".
Mẹ hỏi tôi: “Thế còn con, con đã tự vấn lại mình chưa?".
Tôi nói: “Tại sao con phải tự vấn, con có làm gì sai đâu!".
Mẹ tôi thở dài nói: “Nghe ý con thì Lê Bằng cho rằng cậu ấy không sai, con cũng nói là con đúng, vậy thì ai sai cơ chứ, là mẹ à? Vợ chồng trẻ có vấn đề, phải kiên nhẫn giải quyết, hễ xảy ra chuyện là cãi nhau, tình cảm chẳng mấy mà sứt mẻ! Như vậy sao vượt qua những ngày tháng sau này được? Đừng có hơi một tí là tức giận, động một xíu lại chạy về nhà với mẹ, chuyện này mà lan ra ngoài người ta cười cho!".
Tôi không nói gì.
Mẹ tôi gọi điện cho Lê Bằng, hai người giấu tôi nói chuyện một lúc khá lâu.
Lúc tôi hỏi mẹ, bà nói không có gì, chỉ là hàn huyên thôi.
Tôi nói: “Mẹ đừng giả bộ nữa, con biết chắc chắn mẹ lại trách móc con trước mặt anh ấy".
“Làm gì có, con là con gái mẹ, mẹ có thể không ủng hộ con được sao. Mẹ đang nói cậu ấy không hiểu chuyện, thấy vợ bỏ đi mà cũng không lo lắng, còn không biết cách đuổi theo dỗ dành, khiến con phải bỏ về nhà mẹ đẻ nhờ mẹ can thiệp."
Sau đó, tôi hỏi: “Vậy Lê Bằng nói những gì?".
“Nó à, nó vốn định đuổi theo con, nhưng đúng lúc bắt đầu đuổi theo thì cẳng chân va vào bàn uống trà, đau đến mức không đứng được dậy, giờ đi lại còn bị khập khiễng."
Tôi hoảng hốt, lập tức nói: “Chắc không gãy xương chứ, đã đến viện khám chưa?".
Mẹ tôi an ủi: “Không sao đâu, chỉ bị bầm tím thôi, vài ngày nữa sẽ khỏi. Sao nào? Bây giờ con lại biết quan tâm đến cậu ấy rồi à? Vừa rồi ai cứ bám lấy mẹ không buông, kể lể hết mọi ấm ức từ khi kết hôn cho mẹ nghe thế? Lúc nhỏ còn đi học con có chăm chỉ thế đâu".
Tôi lườm mẹ một cái, lầu bầu: “Dù sao thì mỗi lần than phiền cùng mẹ, mẹ đều bênh anh ấy".
Mẹ tôi “hừ" một tiếng nói: “Thì đúng thế còn gì, mẹ vợ ngắm con rể, càng ngắm càng thấy ưng. Con gái mẹ, mẹ đã đi guốc trong bụng, hai đứa con cãi nhau phần lớn trách nhiệm thuộc về con. Lê Bằng cậu ấy là người rộng lượng, điều này mẹ rất rõ!".
Tôi lại không nói gì.
Buổi tối, tôi đuổi bố tôi ra ngủ ở sofa ngoài phòng khách, để tôi được ôm mẹ hàn huyên tâm sự. Từ khi tôi lấy chồng, phòng của tôi đã bị trưng dụng thành nhà kho, tôi có về nhà cũng không còn chỗ ngủ, đây không phải là nhà tôi sao?
Mẹ tôi nói, con gái đã gả đi, rễ cắm ở nhà chồng, nhà đẻ phá giường của con gái vì sợ rằng có ngày con gái sẽ thường xuyên về nhà ở, điều này là không tốt.
Tôi nói, các bà mẹ trong thiên hạ tàn nhẫn như nhau, nếu sau này tôi làm mẹ, chắc chắn sẽ để dành cho con gái chiếc giường, để tránh những lúc nó gặp phải ấm ức không có nơi để về.
Mẹ tôi nói, đợi sau này khi tôi làm mẹ sẽ không nghĩ vậy nữa.
Tôi không tin, tôi nghĩ, con cái đều là máu thịt của cha mẹ, mặc dù ngoài miệng mẹ giúp Lê Bằng, nhưng trong lòng chắc chắn hướng về phía tôi.
“Mẹ, kết hôn chẳng hay ho tẹo nào, kết hôn là biến con từ con gái biến thành một người mẹ. Trước kia, mẹ là người làm việc con hưởng thụ, bây giờ con phải là người làm việc còn anh ấy ngồi hưởng thụ. Làm đàn ông thật sung sướng, trước khi kết hôn họ là con trai bé bỏng, sau khi kết hôn rồi vẫn là con trai bé bỏng. Lấy vợ, lấy vợ, có mà lấy về một bà mẹ thì có."
Mẹ tôi nói: “Con lại bắt đầu cằn nhằn rồi. Con không nghĩ thử xem với cái tính khí này của con, trừ mẹ và bố con ra ai là người có thể chịu được? Lê Bằng là đứa hiếm thấy, nó rất biết chăm sóc con, rất chu đáo, mẹ đều nhìn thấy cả, chỉ có mỗi con là vong ân phụ nghĩa. Nuôi thế nào cũng không trưởng thành, chỉ cần không thuận theo ý con, là con bỏ nhà đi. Trước kia khi con còn ở nhà lúc giận dỗi cũng bỏ đi, còn bắt bố con đi lôi con về, giờ gả cho người ta rồi, vẫn chưa chán trò này à, con sắp ba mươi rồi đây, không thấy xấu hổ à!".
Tôi kêu lên: “Ai sắp ba mươi! Con mới hai mươi lăm, hai mươi lăm tuổi thôi! Sao đến tuổi tác mà mẹ cũng có thể nói quá lên thế!".
Mẹ cười nói: “Ồ, thế con cũng biết là mình hai mươi lăm tuổi rồi à? Bụng có gì chưa? Khi bằng tuổi con bây giờ mẹ đã làm mẹ rồi đấy".
Tôi liếc mẹ một cái, tỏ vẻ coi thường: “Lại bắt đầu rồi đấy, đừng có lừa gạt con, mẹ hai mươi chín tuổi mới mang thai con. Ở thời đại của mẹ chính phủ đâu có cho kết hôn và sinh con sớm, hai mươi lăm tuổi mẹ còn chưa kết hôn thì làm gì có con?".
Mẹ không để ý đến những chứng cứ tôi nói, bà tiếp tục với suy nghĩ của mình: “Lê Bằng biết kiếm tiền, lại đối xử tốt với con, nhà mình và nhà Lê Bằng đều chỉ sinh có một đứa, tất cả tiền của, nhà cửa sau này chẳng cho hai đứa con thì cho ai? Con ấy à, tranh thủ lúc còn trẻ mau mau sinh con, mẹ chăm cháu cho, con cũng nhàn, đỡ lo lắng. Không thì vài năm nữa con thành sản phụ lớn tuổi, lúc đó chỉ mình con mệt thôi. Tinh lực của đàn ông ở vào giai đoạn này cũng là tốt nhất, vài năm nữa đều là phế phẩm bị đào thải, làm sao đủ điều kiện để sinh con khỏe mạnh!".
Những lời mẹ nói câu nào cũng có lý, nhưng vừa vào trong đầu tôi, tất cả đều chuyển hóa thành: Hiện tại tôi và Lê Bằng đang trong thời kỳ sung sức, chứ đợi thêm vài năm nữa mới để những tàn binh yếu ớt của chúng tôi kết hợp với nhau, có sinh con đẻ cái cũng đều là thứ phẩm, giống như việc ăn bớt nguyên vật liệu trong xây dựng, dùng nguyên vật liệu của bảy tầng để xây một tòa nhà mười tầng, bên ngoài có vẻ hoành tráng nhưng bên trong thì chất lượng không đảm bảo.
Tôi nói: “Mẹ nói khéo quá, đẻ con thì dễ, nuôi con mới khó. Nghèo gì thì nghèo chứ không thể nghèo giáo dục được. Với thu nhập hiện tại của con và Lê Bằng chắc chỉ đủ nuôi một con lợn. Dù sao thì con của con, cái gì cũng cần phải tốt nhất, nếu không thể cho nó thứ tốt nhất, con thà không đem nó đến với thế giới này để nó khỏi phải chịu khổ. Hơn nữa, Lê Bằng càng ngày càng lười, bây giờ việc nhà đều là con làm, nếu con mang thai, có thể trông cậy vào anh ấy sao? Ngay như chuyện vừa rồi, anh ấy gây sự với con chỉ vì một chuyện nhỏ, làm con tức đến nỗi phải tìm đến đây, vậy sau này có con, chẳng phải sẽ khiến cả hai mẹ con con đều tức đến nỗi phải bỏ về đây sao? Anh ấy ngang ngược như vậy, con không chịu đựng được, con của con cũng không chịu được!".
Tôi vừa dứt lời, liền bị mẹ bấm vào huyệt thái dương.
Mẹ nói: “Cái con bé này sao lại ích kỷ thế, ai dạy con tính toán chi li như thế! Mẹ thấy con đừng có sinh đẻ gì nữa hết, sinh ra cũng chỉ thêm một đứa vong ân phụ nghĩa thôi".
Tôi nói: “Ai dạy, mẹ không biết ai dạy sao, còn hỏi người khác?".
Mẹ tôi nói: “Nói tóm lại, ngày mai con phải về nhà, Lê Bằng ngã bị thương, con là vợ nó thì cho dù có thù oán lớn thế nào cũng phải gác sang một bên mà về xem sao, tình cảm vợ chồng không nhân lúc này vun đắp còn chờ đến khi nào? Cái tính khí đấy của con phải kiềm chế lại".
Vừa nghe mẹ nhắc đến chân của Lê Bằng tôi trở nên trầm ngâm.
Cổ nhân nói rất đúng, vợ chồng khi tốt với nhau thì không gì bằng, nhưng khi đã trở mặt thì còn dửng dưng hơn người xa lạ. Vợ chồng cãi nhau quay lưng thành kẻ thù hễ gặp nhau là đỏ vằn đôi mắt, nhưng vừa xa nhau là bắt đầu cảm thấy nhớ nhung.
Tôi hỏi mẹ: “Chân anh ấy không sao chứ?".
Mẹ hỏi lại tôi: “Thế nào, bây giờ biết lo lắng rồi chứ?".
Tôi nói: “Con chỉ hỏi thế thôi, mẹ không thích nói thì thôi".
Mẹ tôi nói: “Ngày mai con tự về xem sẽ biết".
Buổi trưa hôm sau, đem theo những lời căn dặn của mẹ, tôi quay trở về căn hộ của tôi và Lê Bằng, lúc đến cửa nhà tôi còn suy nghĩ không biết giây phút gặp lại nên nói câu gì đầu tiên:
“Ừm, đã lâu không gặp."
“Mẹ em nói anh bị ngã tím chân."
“Lớn thế này rồi sao anh lại không cẩn thận vậy?"
Tôi đã suy nghĩ rất kỹ, chuyện cãi vã nhỏ nhặt giữa vợ chồng với nhau là thứ khủng khiếp nhất, cho nên nếu đã hạ quyết tâm sẽ sống với nhau cả đời, thì cần gì phải lãng phí thời gian vào mấy thứ vụn vặt ấy, chi bằng gặp mặt hãy nở một nụ cười thật tươi, một nụ cười có thể xóa đi mọi thù hận. Tôi mang theo tâm tư này trong lòng đi tới bấm chuông cửa, cố nặn ra nụ cười tươi nhất, còn tưởng chắc phải đợi một lúc mới nhìn thấy Lê Bằng khập khiễng ra mở cửa, không ngờ cửa mở ngay lập tức, người đứng trong cửa cũng không phải là Lê Bằng mà là mẹ anh.
Nụ cười của tôi lập tức biến thành nét ngượng ngùng xấu hổ, nhưng mẹ anh lại cười rất ấm áp, đón tôi vào nhà, hỏi tôi đã ăn cơm chưa, có uống nước không, có mệt không, có cần ngủ một lúc không… làm tôi có cảm giác như mình là khách và được đón tiếp rất chu đáo.
Mặc dù tôi rất muốn nói với bà rằng, đây là nhà tôi.
Tôi đi vào phòng ngủ, nhìn thấy Lê Bằng đang nằm trên giường, mặt mũi trắng bệch, tôi tiến lại gần, ngồi xuống giường, vốn dĩ tôi muốn nặn ra vẻ mặt đau khổ giống những nữ diễn viên chính trong phim truyền hình, vuốt ve tóc mái anh và nói rằng: “Em về rồi".
Nhưng khi tôi vừa mới tạo được chút cảm xúc, thì mẹ anh bước vào, gọi tôi ra ngoài phòng ngủ.
Mẹ anh múc một bát canh cho tôi, và bảo tôi tranh thủ ăn lúc còn nóng. Nhưng khi tôi mới uống được ngụm đầu tiên, bà đã đi thẳng vào vấn đề, tôi đành phải dừng việc ăn canh lại, tập trung nhìn vào đôi mắt bà, thể hiện dáng vẻ lễ phép mà người nghe nên có.
Mẹ anh nói: “Nhược Nhược à, con và Đại Mao đều là người lớn rồi, tính khí trẻ con cần bỏ đi. Người ta vẫn nói thành gia lập nghiệp là tốt, đó là vì gì cơ chứ, chẳng phải là vì muốn cho đối phương có một mái ấm sao? Con nói thử xem, chỉ vì những cãi vã nhỏ nhặt của hai vợ chồng trẻ mà suốt đêm con không về nhà, chồng con sẽ nghĩ sao? Con đã bước vào nhà chúng ta, thì thành người nhà chúng ta, nhưng mẹ đã bao giờ yêu cầu ở con điều gì chưa. Mẹ và cả bố con nữa, không kỳ vọng ở các con điều gì cả, chỉ mong hai đứa con có một cuộc sống hạnh phúc, đó cũng là sự báo đáp lớn nhất đối với mẹ".
Tôi suy nghĩ mãi câu nói: “Mẹ đã bao giờ yêu cầu ở con điều gì chưa", trong lòng thầm nghĩ, mẹ anh đang oán trách tôi, hay chỉ là một câu nói vô tâm?
Mẹ anh nói tiếp: “Hai vợ chồng con sống riêng cũng tốt, một là vì nhà chúng ta không rộng, không đủ cho bốn người cùng sống, hai là giới trẻ các con luôn đề cao việc phải có không gian riêng, coi trọng sự riêng tư. Mẹ và bố con đều là những người thấu tình đạt lý, cũng hiểu thế nào là tôn trọng, thế nên chỉ cần hai đứa sống vui vẻ với nhau, người làm cha mẹ chúng ta cũng cảm thấy yên lòng. Nhưng Nhược Nhược à, có một điểm mẹ phải nói với con… Con nhìn cái bếp thử xem, rồi nhìn phòng khách nữa, con nhìn mà không thấy khó chịu à? Sáng nay mẹ đã lau dọn sạch rồi, sau này con phải tự làm lấy. Làm vợ người khác rồi, cần phải thật tỉ mỉ, bền bỉ, đừng để mất thời gian vào mấy việc giận dỗi bỏ nhà ra đi, phải quan tâm nhiều hơn đến nhà cửa, mỗi người lùi một bước, rồi xem lại cái khó của đối phương, cũng tự xem lại những khiếm khuyết của mình, như vậy sẽ tránh được cãi nhau".
Tôi đã nghe hiểu, mẹ anh đang đánh phủ đầu tôi.
Trước khi kết hôn tôi từng nghe Lê Bằng nói về những việc làm vĩ đại của mẹ anh, lúc đó tôi hỏi Lê Bằng, nếu như anh không thích tôi thì phải làm sao, tôi không thể đấu lại được với bà. Lê Bằng còn an ủi tôi rằng, không có chuyện đó, em đã bước qua cửa nhà anh thì là người nhà anh, mẹ anh sẽ yêu thương em như con gái bà.
Tôi đem theo nỗi hoài nghi trong lòng cố làm ra vẻ hiền thục nhất, ngoan ngoãn ngồi trên sofa không dám nhúc nhích, coi như không hề hay biết bà đang “phun mưa", can tâm lĩnh hội.
Mẹ anh nói: “Mấy tuần trước, Đại Mao đều về một mình nhà thăm bố mẹ. Mẹ đã nghĩ, có phải do công việc của con quá bận không, hay là quá chuyên tâm vào việc nhà? Bố và mẹ cũng biết, phụ nữ phải ra ngoài lăn lộn với công việc là chuyện không dễ dàng, áp lực lớn hơn đàn ông rất nhiều, thế nên chúng ta đều hiểu cho con".
Lại thế rồi, mẹ anh như đang đọc thuộc bản thảo đã soạn sẵn, đem tất cả những chuyện bất mãn trước kia trút hết lên đầu tôi.
Tôi rất muốn nói với bà rằng, là một người vợ, việc phải thể hiện hiếu kính với bố mẹ tất nhiên quan trọng, ngoài ra còn phải biết quan tâm, chăm sóc. Ai cũng nói rằng, kết hôn không phải chuyện của hai người, mà là chuyện của hai gia đình. Tôi cũng đã nhìn và nghe thấy rất nhiều chuyện có thể xảy ra giữa hai gia đình, bác cả nằm viện, cậu hai thiếu tiền, dì ba tìm đến vay tiền, thím tư đến báo tang, việc gì cũng cần đến tiền cả. Cái gọi là mối quan hệ xã hội và mối quan hệ gia đình, nói một cách gần gũi thì đó là tình cảm và tình người, nói một cách lạnh nhạt thì tất cả chúng đều phải dựa vào tiền làm điều kiện tiên quyết.
Mặc dù tôi không dám nói nhà mình có của ăn của để, của hồi môn nhiều, nhưng từ khi kết hôn đến nay, tôi cũng chưa hề hỏi xin Lê Bằng nửa xu chu cấp. Tôi hy vọng, kinh tế của chúng tôi có thể độc lập, ít nhất thì độc lập về đối ngoại, không xin tiền nhà chồng hay nhà vợ. Nhưng với vai trò là một người vợ, tiền sinh hoạt mỗi tháng tôi cũng phải biếu bố mẹ hai bên một ít. Nếu so sánh với những bạn bè xung quanh khác, chúng tôi không cần cha mẹ của hai bên phải hỗ trợ đã là một cách thể hiện lòng hiếu thuận rồi. Nhưng người già thường coi trọng sự thể hiện bên ngoài hơn là âm thầm quan tâm, đây cũng là chuyện không thể tránh khỏi.
Tất nhiên, không phải tôi đang thể hiện nỗi tức giận âm thầm, bởi làm dâu mỗi nhà, mỗi hộ gia đình đều có những nỗi khổ riêng, và ai cũng đang cố vun vén hạnh phúc gia đình theo cách của mình. Cả mẹ tôi và mẹ anh không chỉ một lần kể cho tôi nghe những chiến tích lớn lao của họ khi còn phải làm dâu, cho dù cuối cùng mỗi lần cả hai đều nói rằng, thôi, hảo hán không nhắc lại chuyện xưa, thế nhưng vẫn giáo huấn tôi hết lần này đến lần khác.
Mẹ anh nắm lấy tay tôi, nói: “Tuần trước, Đại Mao mang năm trăm đồng về nhà, nó không nói, nhưng chúng ta biết đó là ý của con, mẹ và bố con đều khắc ghi điều này trong lòng. Con là một đứa hiểu biết, dù miệng không nói nhưng trong lòng con luôn nhớ về chúng ta, điều này tốt hơn rất nhiều những cô gái chỉ biết nịnh nọt".
Trong lòng tôi chợt run lên, nắm lại tay mẹ anh, nói: “Mẹ, nói gì vậy, người một nhà không nên phân chia rạch ròi như vậy. Mẹ nói người thường nịnh nọt mẹ kia là ai vậy?".
Mẹ anh kể cho tôi nghe một câu chuyện.
Nữ nhân vật chính trong câu chuyện này là bạn gái trước trước nữa của Lê Bằng. Là cô trước thứ bao nhiêu, mẹ anh cũng không còn nhớ. Điều này khiến tôi rất tức giận, đến xếp hàng thứ bao nhiêu cũng không nhớ được, thì có thể thấy đội ngũ bạn gái cũ của Lê Bằng hùng hậu đến mức nào.
Khi đó, cô bạn gái cũ tên Cần Cần đó cuối tuần nào cũng tìm đến nhà anh, làm hết các việc nhà, ăn nói rất ngọt ngào, nhưng cô ta có một khuyết điểm đó là rất keo kiệt. Ăn cơm xong còn gói gém hết thức ăn mang về, nói là đem về cho anh chị em họ. Trong khoảng thời gian đó, tủ lạnh của nhà Lê Bằng không bao giờ thấy đồ ăn hay cơm thừa.
Sau một thời gian tìm hiểu, mọi người mới biết Cần Cần xuất thân từ một đại gia đình, còn có bệnh tim di truyền. Bà cô ta chết vì bệnh tim, bố cô ta cũng mắc bệnh tim, thậm chí chính cô ta nhiều lúc tim đập cũng không đều nhịp. Lại nghe nói, nhà cô ta đông người nhưng rất ít phòng, sau khi ông bà mất đi, nhà cũ bị di dời, năm người con trai trở mặt với nhau chỉ vì căn nhà rộng hơn hai chục mét vuông, không ai để sót một viên gạch vỡ nào. Về phía nhà mẹ của Cần Cần cũng phải đối mặt với tình huống tương tự. Khi ông bà còn sống, thế hệ trẻ đã bắt đầu đấu tranh ngầm với nhau, khiến cả gia đình rối loạn, người già chỉ còn biết thở dài ngao ngán. Chỉ cần nhìn vào gia cảnh phức tạp của Cần Cần, thì cho dù hằng ngày cô ta có được lòng người khác đến đâu, thì trong lòng mẹ Lê Bằng cũng đã ngầm phản đối cuộc hôn nhân này.
Thế hệ trước chọn con dâu với mục đích chính là yên tâm và yên lòng, có thể yên tâm hoàn toàn là đã tránh được rất nhiều chuyện, thế nên gặp phải nàng dâu như Cần Cần bố mẹ chồng đều không nhìn vào tài năng của cô ta mà chỉ nhìn vào những rắc rối trong cuộc sống của cô ta để đánh giá.
Nghe xong những lời mẹ anh kể, tôi mới hiểu được hôn nhân giữa tôi và Lê Bằng tại sao lại thuận lợi như vậy.
Mẹ tôi thường nói, đó là vì người nhà Lê Bằng khoan dung, không xét nét việc bố mẹ con đang ly thân.
Lúc này tôi mới hiểu, việc ba mẹ tôi ly thân nếu đem so sánh với gia thế phức tạp của Cần Cần, hay thói giao du kết bạn bát nháo của Lâm Nhược thì chẳng thấm vào đâu. Đem ra so sánh thì đúng tôi là một nàng dâu tốt, có xách đèn lồng đi tìm cũng khó mà tìm được.
Hãy để cho tôi tự khen như vậy, bởi tôi hiểu được rằng phải biết thỏa mãn với những gì mình có thì cuộc sống mới có thể vui vẻ.
Sau khi mẹ anh ra về, tôi ngồi trong phòng khách một lúc, rồi gọi cho Miumiu.
Miumiu tỏ ra khinh bỉ với chuyện tôi bỏ nhà đi rồi lại tự quay về. Cô ấy nói: “Nếu cậu đã có dũng khí bước ra khỏi cánh cửa đó, thì phải mang theo quyết tâm nếu Đại Mao nhà cậu không đến đón thì không về! Cậu bước đi dứt khoát như vậy, vậy mà kết quả lại tự mình dẫn xác về, lại còn bị mẹ anh ta lôi ra giáo huấn? Cậu thử nói xem, nếu lần sau các cậu cãi nhau, cậu nên làm thế nào? Lại bỏ nhà ra đi lần nữa à? Tớ nói c
Tác giả :
Dư San San