Vợ Chồng A Phủ - Tô Hoài
Đề bài 8: Bàn về kết thúc của truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài
Bàn về kết thúc đoạn trích "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài (SGK Ngữ văn 12, tập 2), có ý kiến cho rằng: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.
Bằng hiểu biết về tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài, anh / chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Cảm nhận kết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài: đó là kết thúc bất ngờ, đột ngột xong tự nhiên tất yếu.
Triển khai vấn đề nghị luận: (2,5 điểm)
Mở bài. + Giới thiệu hai tác phẩm “Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.
+ Giới thiệu hai ý kiến và khẳng định vấn đề: kết thúc đoạn trích bất ngờ, đột ngột xong tự nhiên tất yếu.
( Thân bài
(1) Tiền để phân tích:
+ Nêu hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm.
| +Giải thích ý kiến thứ nhất: “hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước" Ý kiến này đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, mạch diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và
+ Giải thích ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, đi này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lôgíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người. khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng chế mình, phản ánh quy luật có áp bức, có đấu tranh
(2) Trọng tâm phân tích:
+ Phân tích, chứng minh “hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước".
+ Kể từ khi bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lí: “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi" “Mị sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" Lúc đầu Mị có ý định tự vẫn rồi dần dần Mị “không buồn chết nữa? Mị sống như một cái máy câm lặng, hoàn toàn không có tinh thần phản kháng. Tưởng như sức sống đã hoàn toàn lụi tắt trong Mị.
- Trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, Song họ không có quan hệ tình cảm gì cụ thể, thậm chí là Mị đã gần như tê liệt hoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con ngựa.
• Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gần chết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trước nỗi khổ của A Phủ. “A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng thế mà thôi". Mị hằng đêm vẫn thổi lửa hơ tay, hơ lưng cạnh chỗ A Phủ đứng. Có lần A Sử về thấy Mị, nó đạp Mị ngã bên đống lửa, hôm sau Mị vẫn trở dậy thổi lửa, chỉ còn sống với ngọn lửa mà thôi.
• Không ai có thể ngờ rằng, người con dâu bất hạnh và câm lặng ấy lại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy trốn theo anh. Đây là hành động hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ trước. Hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ cũng nằm ngoài sự chuẩn bị của Mị. Chỉ khi lé mắt trông sang, nhìn thấy dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen lại" của A Phủ thì Mị mới chợt thấy nhớ về mình, thương mình rồi thương người. Nỗi thương người lấn át cả nỗi thương mình, khiến Mị không thấy sợ khi nghĩ tới việc cứu A Phủ. Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ xong, “Mị đứng lặng trong bóng tối như vẫn còn bàng hoàng. Chi tiết này cho thấy hành động của Mị quả thực là đột ngột, không thể đoán trước..
+ Phân tích, chứng minh hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi
chạy theo A Phủ của nhân vật Mị “lại là một kết thúc tự nhiên, tất yếu".
+ Đặt trong sự phát triển tính cách của hình tượng Mị thì đây lại là một hành động tự nhiên, tất yếu.
- Trước khi về nhà thống lí Pá Tra, Mị vốn là cô gái ham sống, yêu đời, yêu tự do, khát khao hạnh phúc. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bị vùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụi tắt. Đêm tình mùa xuân là minh chứng rõ nét cho sức sống ấy.
• Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàu tình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinh cho người khác. Khi bị bắt về nhà thống lí, Mị đã có ý định tự vẫn nhưng vì thương cha, lo lắng không có ai thay cha trả nợ cho nhà thống lí mà Mị đành chấp nhận cuộc sống khổ hơn cả chết ở đấy.
• Những tưởng thói quen nô lệ đã nổ dịch tinh thần Mị nhưng đến đêm tình mùa xuân năm ấy, Mị muốn đi chơi. Dù không thực hiện được ý định của
mình nhưng hành động Mị sửa soạn đi chơi, vùng bước đi dù vẫn bị trói và biết bao cảm xúc sống động trong tâm hồn Mị là minh chứng hùng hồn cho sức sống tiềm tàng trong Mị. Sức sống đó ở dạng nội sinh, âm ỉ, chỉ chờ cơ hội là bùng phát một cách mạnh mẽ. Và sức mạnh ấy có thể làm thành một cuộc cách mạng tự phát. Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân là bước đệm để chuẩn bị cho một cuộc vượt ngục thực sự chứ không chỉ còn là về mặt tinh thần.
• Hành động Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ là kết quả tất yếu của sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫn của cha con thống lí nói riêng, tầng lớp phong kiến miền núi cao Tây Bắc nói chung đối với những người lao động nghèo. Hành động ấy chứng tỏ sức phản kháng mãnh liệt, khả năng hướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây Bắc. Nó cũng khẳng định một quy luật ở đời: “có áp bức, có đấu tranh".
(3) Khái quát lại:
Như vậy cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà Văn 10 loài. Kết thúc như vậy đã góp phần thể hiện được tư tưởng chủ đề tác phẩm: phản ánh hiện thực tăm tối và sức sống của người lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu thực dân, chúa đất áp bức, đọa đày, giam hãm trong cuộc sống tối tăm tất yếu sẽ vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Càng trân trọng hơn tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.
- Kết bài.
+ Khẳng định kết thúc truyện bất ngờ nhưng tự nhiên và tất yếu.
+ Kết thúc truyện như vậy đã khép lại những hạn chế trong kết thúc truyện của dòng văn học hiện thực phê phán trước đó, mở ra tương lai tươi sáng của nhân vật dưới ánh sáng của thời đại cách mạng tiến công.