Vợ Chồng A Phủ - Tô Hoài
Đề bài 11: So sánh nhân vật Tnú với A Phủ
Có ý kiến cho rằng: | Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhân đường như nhân vật A Phủ. Câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại. | Anh/ chị hãy so sánh nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu" (Nguyễn Trung Thành) với A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) để thấy được những phẩm chất mới mẻ ở nhân vật Tnú.
Mở bài
+ Giới thiệu truyện ngắn “Rừng xà nu" (Nguyễn Trung Thành) và truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài)
+ Giới thiệu nhân vật Thủ và A Phủ và ý kiến nhận định về những phẩm chất mới mẻ ở nhân vật Tnú: Ở Tnú không có vấn để tìm đường, nhân đường như nhân vật A Phủ. Câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chủ A Phủ dân khép lại.
Ví dụ: Tô Hoài và Nguyễn Trung Thành đều là những cây bút văn xuôi tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam sau năm 1954. Nếu tấm lòng của Tô Hoài gắn bó với những điệu khèn, tiếng sáo và tâm hồn của người dân nơi mảnh đất Tây | Bắc xa xôi của Tổ quốc thì hồn văn của Nguyễn Trung Thành lại đậu xuống | miền đất đỏ ba-dan lấp lánh hạt bụi vàng và tiếng cồng chiêng âm vang. Nói đến Tô Hoài không thể quên truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ" - một tác phẩm xuất sắc viết về đề tài miền núi cũng như nhắc đến Nguyễn Trung Thành không thể không nhắc đến “Rừng xà nu" - một “Đất nước đứng lên" của thời kì đánh Mĩ. | Đặt nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu" cạnh A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ"bên cạnh những điểm tương đồng ta sẽ thấy những phẩm chất mới mẻ ở nhân vật này, đúng như lời nhận định: Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ. Câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại.
- Thân bài
(1) Tiền để phân tích:
+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của từng tác phẩm (phần này học sinh tham khảo trong tiểu dẫn SGK).
+ Nêu nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu của từng tác phẩm (phần này học sinh tham khảo trong ghi nhớ SGK).
5m + Giải thích nhận định trong đề bài như sau:
• Tìm đường, nhận đường là vấn đề nhận thức về lý tưởng - mục đích cao nhất của cuộc sống.
• Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại. Có nghĩa Thú là hệ nối tiếp, đi sau sẽ có những bước phát triển và phẩm chất mới mẻ hơn so với nhân vật đàn anh A Phủ. Nhân vật A Phủ của Tô Hoài được coi là nhân vật đang trên đường đi tìm lý tưởng và nhận thức lý tưởng. Nhân vật Tnú đã có lý tưởng ngay khi anh còn nhỏ.
(2) Điểm gặp gỡ của hai nhân vật:
+ A Phủ và Tnú được xây dựng trong hai tác phẩm ở hai thời điểm khác nhau, hai địa danh khác nhau nhưng đều là những người con của núi rừng. Họ sinh ra từ những vùng cao xa xôi, hẻo lánh:
• A Phủ là chàng trai người Mèo tại vùng núi Tây Bắc nên thơ. Tnú là người con của dân tộc Strá ở vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ. Họ mang dáng dấp của những đứa con côi trong cổ tích, nguồn gốc của họ giống với sự ra đời của những người anh hùng trong sử thi thần thoại. Họ là con chung của cộng đồng bởi cả hai đều mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Cha mẹ A Phủ mất trong dịch đậu mùa khi đó cậu chừng mười tuổi. Tnú cũng mồ côi từ nhỏ được dân làng XôMan nuôi dưỡng, đời Tnú khổ nhưng bụng sạch như nước suối làng.
• Họ lớn lên đều mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, đều sống dạn dày, gan góc vì sớm làm quen với thử thách. A Phủ là mầm sống hiếm hoi sau đại dịch. Mới mười tuổi mà gan bướng, phóng khoáng, ham thích tự do không chịu cánh đồng thấp mà tìm cách trốn lên núi cao. Đi làm cho nhà người, khỏe mạnh, con gái trong làng nhiều người mê, nhiều người nói “Đứa nào có được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà" A Phủ dám đánh cả con quan vì không chịu được bất bình để rồi kiên gan chịu đựng những trận đòn khủng khiếp mà vẫn chỉ “im như cái tượng đá" Tnú thuở ấu thơ đã dám ra rừng đeo gạo nuôi cán bộ, làm liên lạc giữa lúc địch khủng bố gắt gao, giết nhiều người để thị uy. Bị bắt, bị chém dọc ngang trên bụng, trên lưng Tú vẫn không hề hé răng khai báo. Bị đốt mười đầu ngón tay, rằng anh đã cắn nát môi anh rồi nhưng vẫn không thèm kêu van. Tnú được ví như cây xà nu cường tráng bất chấp đạn bom. Ho cũng như bao người dân dưới ách áp bức thống trị của thực dân, đế quốc, chịu đựng nhục nhằn, tù đày, tra tấn nhưng sức chịu đựng thì vô cùng bền bỉ, kiên cường.
+ Cả hai đều có phẩm chất dũng mãnh, căm thù cái ác, sự bất công và đi theo cách mạng, hướng về cách mạng:
• A Phủ không sợ cường quyền dám chống lại A Sử - con quan khi hắn phá cuộc chơi. Bản tính đó khiến A Phủ sau khi được Mị cắt dây cởi trói đã đủ sức mạnh lao khỏi bóng tối ở Hồng Ngài, chạy hàng tháng trời vượt núi, vượt - đến vùng đất cách mạng Phiềng Sa, được cán bộ A Châu giác ngộ, anh đã là để trưởng du kích hoạt động rất tích cực.
• Thủ gan góc quả cảm ngay từ nhỏ (nuôi giấu cán bộ, nuốt thư khi bị bắt). Tnú bắt gặp lí tưởng cách mạng từ khi còn nhỏ, lí tưởng đó được truyền từ anh Quyết, cán bộ của Đảng hoạt động bí mật tại Xô-Man. Tnú như cây xà nu ham ánh sáng mặt trời để không ngừng vươn tỏa tới bầu trời tự do. Khi trưởng thành anh chỉ huy dân làng mài vũ khí, chuẩn bị lực lượng chiến đấu. Mặc dù chịu nhiều đau thương: Vợ con mất, bàn tay bị đốt nhưng anh vẫn đi lực lượng cầm vũ khí chiến đấu.
• Hai nhân vật ở hai vùng đất khác nhau thuộc hai tộc người khác nhau nhưng ta vẫn thấy ở họ có nét tương đồng nào đó trong tính cách. Ngoài sự cứng cỏi trong tính cách A Phủ và Tnú đều là những con người của hành động, lặng lẽ và ít nói, chịu đựng nhọc nhằn, đau đớn về thể xác và tinh thần để vùng lên tranh đấu mạnh mẽ. Đó là cách nhà văn tô đậm khí chất bên trong của nhân vật - những người anh hùng trong thời đại cách mạng tiến công.
(3) Sự khác biệt ở hai nhân vật từ đó thấy được phẩm chất mới mẻ ở nhân vật Tnú:
+ A Phủ: A Phủ có cảnh ngộ rất đáng thương mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ nhưng A Phủ vẫn mang trong mình những phẩm chất đáng quý, những nét đẹp tiêu biểu của chàng trai vùng núi cao: lao động giỏi, tâm hồn phóng khoáng, tự do, bản tính cương trực, mạnh mẽ. Không trói buộc bởi mặc cảm nghèo hèn, chàng trai vẫn hòa mình vào những cuộc hẹn, những đám chơi trong đêm tình mùa xuân. Dám đánh cả con quan mà phải chịu đựng biết bao đau khổ. Không chỉ những trận đòn báo thù độc ác suốt chiều, suốt đêm mà quyền tự do cũng bị thống lí Pá Tra tước đoạt. Pá Tra sử dụng thủ đoạn quen thuộc: buộc A Phủ vay tiền để nộp phạt, dùng những đồng tiền nợ để trói buộc số phận người lao động. Giống như nhiều người lao động miền núi thời đấy A Phủ trở thành nạn nhân của những tập tục phong kiến lạc hậu, chịu kiếp sống nô lệ, ngựa trầu cho nhà thống lí. Với sự hỗ trợ của thần quyền, cường quyền nhà thống lí đã tước đoạt hoàn toàn ý thức về sự tự do của con người. Cũng như cô Mị “sống lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi A Phủ sống kiếp con ở trừ nợ mà không hề có ý định bỏ trốn, dù đó là việc nằm trong tầm tay vì quanh A Phủ vẫn rong ruổi ngoài gò, ngoài rừng bẫy nhím và chăn bò cho thống 1. Dường như có một sợi dây trói vô hình xiết chặt, khiến A Phủ chấp nhận số Nhân mình như một lẽ đương nhiên. Đến khi sơ ý để hổ bắt mất bò A Phủ vẫn nghe lời thống lí tự đi lấy cọc, đóng cọc, lấy dây để hắn trói mình. Hành động trừng phạt A Phủ không chỉ cho thấy bộ mặt tàn bạo của kẻ thống trị mà quan trong hơn, nó thể hiện sâu sắc bi kịch của những con người bị áp bức. Đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi thống khổ về tinh thần. Sợi dây trói và thái độ của A Phủ có tính chất như một biểu tượng: sợi dây vật chất có thể cắt đứt bằng dao nhưng sợi dây trói tinh thần thì vô cùng bền chặt. Nó chỉ có thể bị chặt đứt bằng sự giác ngộ về quyền làm người của mỗi cá nhân. Chỉ cho đến khi tuyệt vọng, khi quyền được sống bị xâm phạm, thì A Phủ mới tỉnh ra. Được Mị cứu, A Phủ mới vùng chạy khỏi nhà thống lí, chạy khỏi Hồng Ngài. Thái độ của A Phủ những ngày ở nhà thống lí đã làm rõ thói quen cam chịu, cam phận của người nông dân trên các vùng núi cao, khi ánh sáng của Đảng chưa vươn tới. Họ sống như trong đêm tối không biết đường ra, không ai chỉ đường vạch lối. Đến khi cái chết cận kề, họ mới biết dựa vào nhau để giành giật lấy sự sống Tô Hoài rất biện chứng khi từ hai mặt đối lập của nhân vật và chỉ ra cho người đọc thấy đó là bước tìm đường, nhận đường của A Phủ để sau này sang Phiềng Sa gặp A Châu (cán bộ Đảng), anh được giác ngộ và sẵn sàng cầm súng trở thành du kích quay về giải phóng quê hương đất nước.
+ Tnú: Khác với A Phủ, câu chuyện về cuộc đời của Tnú được mở ra từ - chính câu chuyện về A Phủ được khép lại. Tnú được nhà văn tô đậm ở hai nét
tính cách cơ bản: sự gan góc, dũng cảm và đời sống tình cảm sâu sắc. Tnú mồ côi nhưng được sống trong vòng tay yêu thương đùm bọc của dân làng XôMan, được gần cán bộ cách mạng là anh Quyết, được dạy chữ để sau này tiếp nối làm cán bộ, lãnh đạo phong trào cách mạng ở quê hương. Sinh ra trong chiếc nôi cách mạng, truyền thống cách mạng của dân làng Xô-Man, Tnú ngay từ nhỏ đã tham gia cách mạng và tỏ ra gan góc đến liều lĩnh, không gì có thể khiến anh run sợ. Chính điều này đã khiến phẩm chất dũng cảm vô song ở Thú trưởng thành. Bị bắt, rồi vượt ngục trở về Tnú thực hiện hai điều anh Quyết | dặn trước khi hi sinh: thay anh làm cán bộ cách mạng lãnh đạo phong trào và | chuẩn bị vũ khí để đánh giặc. Tnú đã vượt qua những bi kịch của cá nhân: nỗi đau tận mắt chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù giết hại, nỗi đau bản thân bị tra tấn để giữ vững dũng khí của một người làm cách mạng và trung thành đi th. con đường cách mạng. Đau thương chỉ khiến anh thêm quật cường. Tnú lên đường đi tham gia lực lượng, dù bị thương tật, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt. anh vẫn cầm súng, vẫn có thể giết chết được rất nhiều thằng Dục chỉ bằng hai bàn tay tật nguyền ấy. Gan góc mạnh mẽ là vậy nhưng Tnú lại là người gắn bó với gia đình, quê hương. Ở Tnú tình cảm riêng tư hòa quyện đẹp đẽ với tình yêu quê hương. Tnú đã lao vào giữa bọn giặc để bảo vệ mẹ con Mai. Tnú đi chiến đấu ở xa vẫn xin về dù chỉ một đêm để thăm làng, để được nhìn thấy những khuôn mặt thân yêu. Tình cảm với gia đình quê hương là lời lí giải cho hành động cầm súng của Tnú.
+ Như vậy cả cuộc đời Tnú làm cách mạng và ngày càng trưởng thành trong đấu tranh cách mạng. Tnú trở thành người anh hùng đại diện cho 50 phân và những phẩm chất đẹp đẽ của cộng đồng. Ở anh có những điều đá mà các nhân vật anh hùng miền sơn cước trước đó chưa có, hay chỉ có khi đa trải qua vô vàn đau khổ, gian truân. Bên cạnh những phẩm chất thật đáng quy anh may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Nup và A Phủ vì không phải sống kiếp tôi đòi cam phận, cam chịu lại được thừa nuong phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, được giao ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ. Vì thế, ở Tnú không còn là nhân vật tìm đường nữa, anh đã có những điều kiện thuận lợi và phẩm chất mới mẻ, vượt xa với A Phủ. Trải qua những đau thương giúp A Phủ tìm thấy con đường cách mạng, gặp được ánh sáng của lí tưởng. Trường hợp của A Phủ làm sáng tỏ quy luật có áp bức có đấu tranh". Còn ở Tnú đau thương và những gian truân trên chặng đường hoạt động cách mạng gắn liền với số phận chung của cả cộng đồng và những đau thương đó giúp anh ngày càng trưởng thành, vững vàng hơn trong chiến đấu. Nó cũng là môi trường thử thách lòng trung thành tuyệt đối với lí tưởng cách mạng của Đảng như lời cụ Mết nói “Đảng còn núi nước này còn? Trường hợp của Tnú đã làm sáng tỏ bài học của thời đại đánh Mĩ phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng? Độc giả nhìn thấy ở Tnú bóng dáng của Đăm Săn, Xinh Nhã, của A Phủ, của anh hùng Núp nhưng độc giả cũng nhìn thấy những phẩm chất mới mẻ ở nhân vật này , đúng như lời nhận định: Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường khi nhân vật A Phủ. Câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần
khép lại.
Kết bài
+ Lớp cha trước, lớp con sau đã thành đồng chí chung câu quân hành" Phủ, Tnú đều là những người con ưu tú của núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, mang trong mình chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam. Họ kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc từ những thế hệ đi trước và họ mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ tiếp nối.
+ Bài học nhận thức và hành động cho thế hệ trẻ trong cuộc sống, xã hội mới.