Vinh Hoa Phú Quý - Phủ Thiên
Chương 333
Lại Bộ Thượng thư Hạ Thủ Nghĩa kiêm chức Chiêm sự của Chiêm Sự Phủ, đồng thời là Thiếu phó cho Thái Tử.
Hộ Bộ Thượng thư Trương Tiết là Thiếu bảo cho Thái Tử.
Tuân theo hai ý chỉ này, từng đám người được điền vào những vị trí trong Đông Cung Chiêm Sự Phủ bỏ trống đã lâu. Hữu Thiêm Đô Ngự sử Vương Tá kiêm nhiệm Thiếu Chiêm sự, Hàn Lâm Viện Chưởng viện học sĩ Lưu Kham đảm nhiệm chức Tả Xuân phường Đại học sĩ; ngoài ra các vị trí Tả Hữu Thứ tử, Tả Hữu Dục đức, Tả Hữu Công chính, Tả Hữu Tán thiện đều được bổ nhiệm đủ loại người. Trong số những người này, Tống Nghi tuy là lập công trong trận đại thắng ở Khai Bình, nhưng so với tên tuổi của vài vị đại lão thần thì ngay cả một cái bọt nước cũng chưa nổi lên.
Chỉ có Hoàng đế Trần Vĩnh tự hiểu rõ nhất, quan thuộc Đông Cung rốt cuộc có thể định ra, không nhờ ai khác mà chính là công lao khuyên can của Hoàng hậu Phó thị. Hoàng hậu khuyên với lý do thật sự khiến ông không thể nào bác bỏ, vẫn chỉ bốn chữ "Danh chính ngôn thuận"! Rốt cuộc, ông không còn là một Thiên Tử phía trên có Thái Thượng Hoàng đè nặng, nên dự bị cho nhi tử một ít người ông đánh giá là trung thành! Lấy danh nghĩa sau khi Thái Thượng Hoàng băng hà mới thêm ân cho bá quan văn võ, đặc xá một loạt người thời trước, mặc dù đây là di mệnh của Thái Thượng Hoàng, nhưng tất cả chỗ tốt của việc thu nạp nhân tâm bực này dĩ nhiên đều quy về trên người ông. Nếu đã ban phát nhân tình, ông bèn hào phóng thêm một ít, ví dụ như thưởng chức Chỉ huy Thiêm sự cho ấu tử của Lục An Hầu Thái phu nhân Thôi thị, ngoài ra còn ân xá cho không ít huân thần năm đó bị án tử của Hàn Quốc Công Thư Toàn liên lụy. Tuy nhiên, ngoại trừ Uy Ninh Hầu thì mấy nhà bị đình tập tước vẫn chưa được trả lại tước vị.
Nếu gia đình của những lão huân quý đều khôi phục sức sống, hậu duệ của họ trở nên vững chắc thì rất bất lợi trong việc phá cũ xây mới!
Hiện giờ phía Bắc tuy đánh thắng trận nhưng trước mắt chiến tuyến vẫn còn căng thẳng, Vệ Quốc Công Cố Trường Phong và Định Quốc Công Vương Thành vẫn một người trấn thủ Liêu Đông, một người trấn thủ Ninh Hạ. So sánh với họ, những bộ hạ cũ của Trần Vĩnh vừa được phong tước cũng có không ít người lĩnh mệnh ra riêng trấn thủ. Từ Chí Hoa theo Trần Thiện Gia đến Bắc Bình, Chu Phùng Xuân và Trương Minh ở kinh thành. Dư lại những người được phong Bá đều phụng mệnh trấn thủ những địa phương quan trọng từ Cam Túc Đại Đồng Tuyên phủ đến Đại Ninh. Còn Đại Vương trước đây bị tổn thương nghiêm trọng trong cuộc nổi loạn của Tần phiên thì hiện giờ cũng bị Hoàng đế thuận tay thọc cho một đao -- -- thu hồi đội hộ vệ của Đại Vương, chỉ cho giữ lại đội Nghi vệ của vương phủ.
Trong một tháng này có lẽ mấy nhà vui mấy nhà sầu, nhưng đối với Trần Thiện Chiêu và Chương Hàm, mặc dù đau buồn vì Thái tổ Hoàng đế ly thế, nhưng đây vẫn coi như thời khắc nhẹ nhàng nhất sau khi sách phong Đông Cung. Biết phủ Tuy Dương Bá đóng cửa từ chối tiếp khách, buổi lễ trăm ngày của tôn tử chỉ chuẩn bị bàn tiệc ăn mừng nho nhỏ với những người chí thân, Chương Hàm đang giữ tang không thể trở về ăn mừng, chỉ sai Thu Vận mang quà lễ bốn màu và khóa trường mệnh chế tạo trong cung, gộp chung với những đồ ban thưởng của Hoàng hậu Hiền phi và ba vị Thái phi đưa về bá phủ. Sau khi biết được tin tức Lữ thị được đại xá đã khởi hành từ Liêu Đông về lại kinh thành, cả người Thu Vận đều phấn chấn gấp ba lần khi xưa, dĩ nhiên hăng hái nhận nhiệm vụ chuyển giao quà lễ.
Mặc dù hiện giờ chỉ có tông thất hoàng tộc vẫn còn giữ tang, quần thần đều xả tang, nhưng những gia đình cẩn thận vẫn chưa dám tổ chức gả cưới, mấy yến hội sinh nhật đầy tháng hay trăm ngày đều làm đơn giản thầm lặng. Chương gia vốn dĩ cũng dự định làm như vậy, nhưng bắt đầu từ sáng sớm thì người đại điện cho những nhà huân quý kéo đến tặng lễ không dứt, trong đó có người như Cố gia với quan hệ thân thiết từ xưa, hoặc là người như Chu Phùng Xuân được xưng là đồng liêu trong quân. Ngay cả những nhà với quan hệ quăng tám sào không tới cũng nhân ngày vui này đưa quà tới cửa, nếu không nhận thì có vẻ "bất cận nhân tình", nhưng lại không thể quà của ai cũng nhận. Quản sự vừa được bổ nhiệm không đủ kinh nghiệm để ứng phó vụ này, rốt cuộc Chương Sưởng phải đích thân canh chừng ở cổng lớn. Khi Thu Vận ngồi xe tới trước cửa Chương gia đã chứng kiến bộ dáng sẵn sàng ứng phó với mọi người của vị tiểu công tử nhà Tuy Dương Bá.
“Tiểu thiếu gia."
Chương Sưởng vừa từ chối khéo tiễn đi mấy võ quan góp tiền tặng quà, nghe thế lập tức quay đầu, thấy một chiếc xe ngựa mui trơn sơn đen trông rất bình thường ngừng trước cửa. Nhận ra người vén rèm là Thu Vận, cậu ta vội vàng xoay người bước nhanh đến mỉm cười chào hỏi: “Thu Vận tỷ tỷ từ trong cung tới?"
“Thái Tử phi điện hạ tự mình làm mũ cho bé, ngoài ra có quá lễ bốn màu và khóa trường mệnh sai nô tỳ đưa tới. Thêm vào đó là ngọc bội do Hoàng hậu nương nương ban thưởng, một đôi giày đầu hổ từ Hiền phi nương nương, cùng một vài món quà nho nhỏ do ba vị Thái phi hợp nhau ban tặng."
“Thật là làm chư vị nương nương và Thái Tử phi điện hạ lo lắng." Chương Sưởng cười híp đôi mắt thành hình trăng non, vội vàng hô: “Bên ngoài người nhiều, ta bảo người mở cửa chính mời Thu Vận tỷ tỷ vào."
Khi phủ Tuy Dương Bá mở cửa chính, ai cũng biết trong cung ban quà tới, không ít người dừng xe dọc theo vách tường ngõ nhỏ đều nhìn nhìn thăm dò. Trong số đó, xa phu của một chiếc xe ngựa ánh mắt sáng quắc nhìn chăm chú Thu Vận vừa lộ mặt nói chuyện. Mãi đến khi cửa chính dần dần đóng lại, không còn nhìn thấy bóng dáng chiếc xe ngựa, y mới nhẹ nhàng thở hắt ra một hơi, ngồi thẳng người kéo sụp mũ xuống, lúc này cũng không quay đầu lại nói với người sau lưng: “Đi, đến chờ trên đoạn đường hồi cung!"
Bữa tiệc trăm ngày của Chương gia tổ chức thật đơn giản. Chương Sưởng xin nghỉ phép, cộng thêm Lưu thị và Tống Thanh Doanh, còn có Thu Vận từ trong cung tới đưa quà ban thưởng, tính tổng cộng chỉ có bốn lớn một nhỏ, Tống Nghi thì đang nhận nhiệm vụ đọc giảng binh thư cho Thái Tử chưa về. Thu Vận dĩ nhiên không dám ngồi cùng bàn tiệc với người Chương gia. Lưu thị biết lúc trước nếu không nhờ Thu Vận lấy thân làm mồi thì nữ nhi không thể trốn thoát, vì thế cương quyết ấn người ngồi xuống bên cạnh. Bà biết hiện giờ Thu Vận xem như người trong cung nên không dám mời rượu, chỉ liên tục gắp thức ăn bỏ đầy chén, Thu Vận không lay chuyển được ý tốt bèn ăn vài món. Đợi nhũ mẫu ôm đứa bé ra, Thu Vận sán lại ngắm nghía một hồi, thấy cậu nhóc vô cùng bụ bẫm mặt mày linh động, được sự đồng ý của Chương gia bèn thích thú bế không rời tay.
“Đã đặt tên cho bé chưa ạ?"
“Hiện giờ mới có nhũ danh kêu Bảo ca nhi, đại danh vẫn còn chưa đặt. Gia gia và cha nó đều không phải người học cao, ta nhờ Tống tiên sinh đặt tên, Tống tiên sinh lại cười nói không thể bao biện làm thay, vì thế chúng ta suốt ngày cứ kêu Bảo ca nhi mà thôi. Chi bằng nhờ Thu Vận cô nương trở về nói với Thái Tử điện hạ và Thái Tử phi điện hạ, ban cho thằng bé đại danh dễ nghe."
Loại chuyện này Thu Vận dĩ nhiên đáp ứng, ngồi thêm một lát thấy không còn sớm bèn đứng dậy cáo từ. Xe ngựa ra khỏi phủ Tuy Dương Bá, Thu Vận đang nghĩ hiện giờ Chương gia thăng chức thật nhanh, bất giác nhớ tới Lữ gia. Năm xưa Lữ gia leo được lên cửa phủ Lục An Hầu họ Vương, khi đó cũng là một nhà danh giá ở kinh thành. Thế mà nhà họ Vương vừa bị đổ thì Lữ gia đã tránh như rắn rết, không những chẳng quan tâm tới Lục An Hầu phu nhân Lữ thị, hơn nữa còn đuổi hết gia phó liên quan đến các nàng ra khỏi phủ. Người tuyệt tình tuyệt nghĩa như thế nhất định không sống tốt, hiện giờ Lữ gia đã sớm suy tàn đến mức vô danh. Nhìn lại so sánh cách người Chương gia yêu thương nữ nhi Chương Hàm dù bị gởi nuôi ở Trương gia, cao thấp thấy ngay, đủ có thể chứng tỏ ông trời vẫn có mắt!
“Ối chao!"
Nghe tiếng hô thất thanh bên ngoài, cả người Thu Vận bỗng chúi về phía trước, suýt nữa cụng đầu vào cửa xe. Đợi xe ngựa dừng lại, Thu Vận kinh ngạc vội vàng mở cửa, thấy xa phu đã nhảy xuống xe luống cuống tay chân nâng một bà lão té ngã, mấy hộ vệ theo xe cũng tiến đến xem xét. Nghe mọi người đều nói bà lão đột nhiên té ngã, may mà xe ngựa dừng kịp suýt nữa đụng phải, Thu Vận thấy bà lão dường như không bị thương nên an tâm hơn chút, còn chưa ngồi lại thì đột nhiên thấy trong đám người bên cạnh có một thanh niên đội đấu lạp.
Khi mình và Phi Hoa dưỡng thương bên ngoài nhớ rõ đã gặp qua người này, những hạ phó đều kêu y là Thất công tử!
Thư Điềm thấy Thu Vận nhận ra mình bèn bất động thanh sắc di động vài bước trong đám người. Chờ đến sắp tới gần xe ngựa, chân y loạng choạng làm bộ vấp ngã, đầu đập vào thành xe. Lợi dụng một thoáng nháy mắt này, y nhanh chóng ném một phong thơ vào thùng xe, sau đó lồm cồm bò dậy lập tức quay người lẩn vào đám đông. Thu Vận cũng hành động cực nhanh, đơn giản đóng cửa xe để mặc xa phu và đám hộ vệ xử trí chuyện phía trước, chính mình thì nhặt lá thư nhét vào trong lòng. Thu Vận cân nhắc một hồi, cuối cùng quyết định mang phong thư vào cung giao cho Thái Tử phi xử trí.
Khi Chương Hàm nhận được phong thư đã sau giờ Ngọ. Nghe Thu Vận kể rõ ngọn nguồn, nàng ý thức được thư này đến từ người nào, lập tức mở ra. Giấy viết thư tràn ngập nét chữ khẳng khiu, mở đầu là "Kính gởi Thái Tử phi", sau đó không hề quanh co lòng vòng, đi thẳng vào vấn đề nói ra thân phận lai lịch của y. Đúng như nàng suy đoán, đây chính là thiếu niên suýt bị người đánh chết ở trạm dịch mà nàng sai Phương Thảo và Bích Nhân cứu giúp, cũng là Thất công tử của Thư gia tên Thư Điềm. Trong thư, vị Thất công tử thẳng thắn thề nguyện làm thân trâu ngựa, không cầu tước vị vinh hoa, chỉ cầu tộc nhân Thư gia có thể an cư ngay tại chỗ lưu đày không còn bị quản thúc, cho dù vĩnh viễn không thể ra làm quan cũng cam tâm tình nguyện. Cuối cùng còn chứng minh thành ý bằng hai tin tức không nhỏ chút nào.
- - -- Thứ nhất, Chỉ huy sứ Kim Ngô vệ Đỗ Trung bố trí tai mắt khắp châu huyện, chắc hẳn là phụng ý chỉ Thiên Tử giám sát quan viên và quân dân bá tánh, đã phái một nhóm người đi Quy Đức phủ!
Chương Hàm cầm chặt tờ thư nheo mắt lại, nhớ tới vụ án náo động lớn nhưng cuối cùng kết thúc ngoài dự đoán của mọi người, cùng với sự phản chiến bất ngờ của Trương Xương Ung, nàng cũng không kinh hoàng lắm với tin tức này, chỉ cười khẩy một tiếng. Ngược lại tin thứ hai khiến nàng phải rùng mình.
- - -- Thứ hai, Đỗ Trung xếp người vào phủ Tuy Dương Bá, đầu tiên để giám sát Chương gia, sau đó là tra xét lai lịch của Tống Nghi, nhạc phụ của Đại ca Chương Thịnh!
“Thu Vận." Chương Hàm thấy Thu Vận lập tức tiến lên hành lễ, nàng bèn phân phó: “Qua mấy ngày nữa ngươi đi thăm Phi Hoa, tiện thể mang theo lời nhắn của ta."
Nàng sẽ bàn bạc với Trần Thiện Chiêu, gã Đỗ Trung này chẳng khác gì con rắn độc, không thể chỉ dựa vào phòng bị chính diện. Mặc dù mạo hiểm, đám người Thư Điềm cũng có thể đắc dụng! Người khác liên lạc không đáng tin, chỉ có Phi Hoa là người đã từng vào sinh ra tử, có võ công và cũng có chút kết giao với Thư Điềm, làm người liên lạc mới thích hợp nhất!
Trong thư phòng ở Xuân Hòa điện của Đông Cung, khi Tống Nghi kết thúc buổi giảng dạy binh thư quân lược địa lý dài dòng, Trần Thiện Chiêu mới giơ tay ý mời ông ngồi xuống, lại xua tay ra hiệu Lộ Khoan ra ngoài canh chừng, sau đó nhìn Tống Nghi cười như không cười hỏi: “Ta có một chuyện muốn thỉnh giáo Tống tiên sinh... Không biết Tống tiên sinh có quen biết vị Tâm Nghi chân nhân nổi tiếng khắp vùng Giang Tả hơn hai mươi năm trước?"
Hộ Bộ Thượng thư Trương Tiết là Thiếu bảo cho Thái Tử.
Tuân theo hai ý chỉ này, từng đám người được điền vào những vị trí trong Đông Cung Chiêm Sự Phủ bỏ trống đã lâu. Hữu Thiêm Đô Ngự sử Vương Tá kiêm nhiệm Thiếu Chiêm sự, Hàn Lâm Viện Chưởng viện học sĩ Lưu Kham đảm nhiệm chức Tả Xuân phường Đại học sĩ; ngoài ra các vị trí Tả Hữu Thứ tử, Tả Hữu Dục đức, Tả Hữu Công chính, Tả Hữu Tán thiện đều được bổ nhiệm đủ loại người. Trong số những người này, Tống Nghi tuy là lập công trong trận đại thắng ở Khai Bình, nhưng so với tên tuổi của vài vị đại lão thần thì ngay cả một cái bọt nước cũng chưa nổi lên.
Chỉ có Hoàng đế Trần Vĩnh tự hiểu rõ nhất, quan thuộc Đông Cung rốt cuộc có thể định ra, không nhờ ai khác mà chính là công lao khuyên can của Hoàng hậu Phó thị. Hoàng hậu khuyên với lý do thật sự khiến ông không thể nào bác bỏ, vẫn chỉ bốn chữ "Danh chính ngôn thuận"! Rốt cuộc, ông không còn là một Thiên Tử phía trên có Thái Thượng Hoàng đè nặng, nên dự bị cho nhi tử một ít người ông đánh giá là trung thành! Lấy danh nghĩa sau khi Thái Thượng Hoàng băng hà mới thêm ân cho bá quan văn võ, đặc xá một loạt người thời trước, mặc dù đây là di mệnh của Thái Thượng Hoàng, nhưng tất cả chỗ tốt của việc thu nạp nhân tâm bực này dĩ nhiên đều quy về trên người ông. Nếu đã ban phát nhân tình, ông bèn hào phóng thêm một ít, ví dụ như thưởng chức Chỉ huy Thiêm sự cho ấu tử của Lục An Hầu Thái phu nhân Thôi thị, ngoài ra còn ân xá cho không ít huân thần năm đó bị án tử của Hàn Quốc Công Thư Toàn liên lụy. Tuy nhiên, ngoại trừ Uy Ninh Hầu thì mấy nhà bị đình tập tước vẫn chưa được trả lại tước vị.
Nếu gia đình của những lão huân quý đều khôi phục sức sống, hậu duệ của họ trở nên vững chắc thì rất bất lợi trong việc phá cũ xây mới!
Hiện giờ phía Bắc tuy đánh thắng trận nhưng trước mắt chiến tuyến vẫn còn căng thẳng, Vệ Quốc Công Cố Trường Phong và Định Quốc Công Vương Thành vẫn một người trấn thủ Liêu Đông, một người trấn thủ Ninh Hạ. So sánh với họ, những bộ hạ cũ của Trần Vĩnh vừa được phong tước cũng có không ít người lĩnh mệnh ra riêng trấn thủ. Từ Chí Hoa theo Trần Thiện Gia đến Bắc Bình, Chu Phùng Xuân và Trương Minh ở kinh thành. Dư lại những người được phong Bá đều phụng mệnh trấn thủ những địa phương quan trọng từ Cam Túc Đại Đồng Tuyên phủ đến Đại Ninh. Còn Đại Vương trước đây bị tổn thương nghiêm trọng trong cuộc nổi loạn của Tần phiên thì hiện giờ cũng bị Hoàng đế thuận tay thọc cho một đao -- -- thu hồi đội hộ vệ của Đại Vương, chỉ cho giữ lại đội Nghi vệ của vương phủ.
Trong một tháng này có lẽ mấy nhà vui mấy nhà sầu, nhưng đối với Trần Thiện Chiêu và Chương Hàm, mặc dù đau buồn vì Thái tổ Hoàng đế ly thế, nhưng đây vẫn coi như thời khắc nhẹ nhàng nhất sau khi sách phong Đông Cung. Biết phủ Tuy Dương Bá đóng cửa từ chối tiếp khách, buổi lễ trăm ngày của tôn tử chỉ chuẩn bị bàn tiệc ăn mừng nho nhỏ với những người chí thân, Chương Hàm đang giữ tang không thể trở về ăn mừng, chỉ sai Thu Vận mang quà lễ bốn màu và khóa trường mệnh chế tạo trong cung, gộp chung với những đồ ban thưởng của Hoàng hậu Hiền phi và ba vị Thái phi đưa về bá phủ. Sau khi biết được tin tức Lữ thị được đại xá đã khởi hành từ Liêu Đông về lại kinh thành, cả người Thu Vận đều phấn chấn gấp ba lần khi xưa, dĩ nhiên hăng hái nhận nhiệm vụ chuyển giao quà lễ.
Mặc dù hiện giờ chỉ có tông thất hoàng tộc vẫn còn giữ tang, quần thần đều xả tang, nhưng những gia đình cẩn thận vẫn chưa dám tổ chức gả cưới, mấy yến hội sinh nhật đầy tháng hay trăm ngày đều làm đơn giản thầm lặng. Chương gia vốn dĩ cũng dự định làm như vậy, nhưng bắt đầu từ sáng sớm thì người đại điện cho những nhà huân quý kéo đến tặng lễ không dứt, trong đó có người như Cố gia với quan hệ thân thiết từ xưa, hoặc là người như Chu Phùng Xuân được xưng là đồng liêu trong quân. Ngay cả những nhà với quan hệ quăng tám sào không tới cũng nhân ngày vui này đưa quà tới cửa, nếu không nhận thì có vẻ "bất cận nhân tình", nhưng lại không thể quà của ai cũng nhận. Quản sự vừa được bổ nhiệm không đủ kinh nghiệm để ứng phó vụ này, rốt cuộc Chương Sưởng phải đích thân canh chừng ở cổng lớn. Khi Thu Vận ngồi xe tới trước cửa Chương gia đã chứng kiến bộ dáng sẵn sàng ứng phó với mọi người của vị tiểu công tử nhà Tuy Dương Bá.
“Tiểu thiếu gia."
Chương Sưởng vừa từ chối khéo tiễn đi mấy võ quan góp tiền tặng quà, nghe thế lập tức quay đầu, thấy một chiếc xe ngựa mui trơn sơn đen trông rất bình thường ngừng trước cửa. Nhận ra người vén rèm là Thu Vận, cậu ta vội vàng xoay người bước nhanh đến mỉm cười chào hỏi: “Thu Vận tỷ tỷ từ trong cung tới?"
“Thái Tử phi điện hạ tự mình làm mũ cho bé, ngoài ra có quá lễ bốn màu và khóa trường mệnh sai nô tỳ đưa tới. Thêm vào đó là ngọc bội do Hoàng hậu nương nương ban thưởng, một đôi giày đầu hổ từ Hiền phi nương nương, cùng một vài món quà nho nhỏ do ba vị Thái phi hợp nhau ban tặng."
“Thật là làm chư vị nương nương và Thái Tử phi điện hạ lo lắng." Chương Sưởng cười híp đôi mắt thành hình trăng non, vội vàng hô: “Bên ngoài người nhiều, ta bảo người mở cửa chính mời Thu Vận tỷ tỷ vào."
Khi phủ Tuy Dương Bá mở cửa chính, ai cũng biết trong cung ban quà tới, không ít người dừng xe dọc theo vách tường ngõ nhỏ đều nhìn nhìn thăm dò. Trong số đó, xa phu của một chiếc xe ngựa ánh mắt sáng quắc nhìn chăm chú Thu Vận vừa lộ mặt nói chuyện. Mãi đến khi cửa chính dần dần đóng lại, không còn nhìn thấy bóng dáng chiếc xe ngựa, y mới nhẹ nhàng thở hắt ra một hơi, ngồi thẳng người kéo sụp mũ xuống, lúc này cũng không quay đầu lại nói với người sau lưng: “Đi, đến chờ trên đoạn đường hồi cung!"
Bữa tiệc trăm ngày của Chương gia tổ chức thật đơn giản. Chương Sưởng xin nghỉ phép, cộng thêm Lưu thị và Tống Thanh Doanh, còn có Thu Vận từ trong cung tới đưa quà ban thưởng, tính tổng cộng chỉ có bốn lớn một nhỏ, Tống Nghi thì đang nhận nhiệm vụ đọc giảng binh thư cho Thái Tử chưa về. Thu Vận dĩ nhiên không dám ngồi cùng bàn tiệc với người Chương gia. Lưu thị biết lúc trước nếu không nhờ Thu Vận lấy thân làm mồi thì nữ nhi không thể trốn thoát, vì thế cương quyết ấn người ngồi xuống bên cạnh. Bà biết hiện giờ Thu Vận xem như người trong cung nên không dám mời rượu, chỉ liên tục gắp thức ăn bỏ đầy chén, Thu Vận không lay chuyển được ý tốt bèn ăn vài món. Đợi nhũ mẫu ôm đứa bé ra, Thu Vận sán lại ngắm nghía một hồi, thấy cậu nhóc vô cùng bụ bẫm mặt mày linh động, được sự đồng ý của Chương gia bèn thích thú bế không rời tay.
“Đã đặt tên cho bé chưa ạ?"
“Hiện giờ mới có nhũ danh kêu Bảo ca nhi, đại danh vẫn còn chưa đặt. Gia gia và cha nó đều không phải người học cao, ta nhờ Tống tiên sinh đặt tên, Tống tiên sinh lại cười nói không thể bao biện làm thay, vì thế chúng ta suốt ngày cứ kêu Bảo ca nhi mà thôi. Chi bằng nhờ Thu Vận cô nương trở về nói với Thái Tử điện hạ và Thái Tử phi điện hạ, ban cho thằng bé đại danh dễ nghe."
Loại chuyện này Thu Vận dĩ nhiên đáp ứng, ngồi thêm một lát thấy không còn sớm bèn đứng dậy cáo từ. Xe ngựa ra khỏi phủ Tuy Dương Bá, Thu Vận đang nghĩ hiện giờ Chương gia thăng chức thật nhanh, bất giác nhớ tới Lữ gia. Năm xưa Lữ gia leo được lên cửa phủ Lục An Hầu họ Vương, khi đó cũng là một nhà danh giá ở kinh thành. Thế mà nhà họ Vương vừa bị đổ thì Lữ gia đã tránh như rắn rết, không những chẳng quan tâm tới Lục An Hầu phu nhân Lữ thị, hơn nữa còn đuổi hết gia phó liên quan đến các nàng ra khỏi phủ. Người tuyệt tình tuyệt nghĩa như thế nhất định không sống tốt, hiện giờ Lữ gia đã sớm suy tàn đến mức vô danh. Nhìn lại so sánh cách người Chương gia yêu thương nữ nhi Chương Hàm dù bị gởi nuôi ở Trương gia, cao thấp thấy ngay, đủ có thể chứng tỏ ông trời vẫn có mắt!
“Ối chao!"
Nghe tiếng hô thất thanh bên ngoài, cả người Thu Vận bỗng chúi về phía trước, suýt nữa cụng đầu vào cửa xe. Đợi xe ngựa dừng lại, Thu Vận kinh ngạc vội vàng mở cửa, thấy xa phu đã nhảy xuống xe luống cuống tay chân nâng một bà lão té ngã, mấy hộ vệ theo xe cũng tiến đến xem xét. Nghe mọi người đều nói bà lão đột nhiên té ngã, may mà xe ngựa dừng kịp suýt nữa đụng phải, Thu Vận thấy bà lão dường như không bị thương nên an tâm hơn chút, còn chưa ngồi lại thì đột nhiên thấy trong đám người bên cạnh có một thanh niên đội đấu lạp.
Khi mình và Phi Hoa dưỡng thương bên ngoài nhớ rõ đã gặp qua người này, những hạ phó đều kêu y là Thất công tử!
Thư Điềm thấy Thu Vận nhận ra mình bèn bất động thanh sắc di động vài bước trong đám người. Chờ đến sắp tới gần xe ngựa, chân y loạng choạng làm bộ vấp ngã, đầu đập vào thành xe. Lợi dụng một thoáng nháy mắt này, y nhanh chóng ném một phong thơ vào thùng xe, sau đó lồm cồm bò dậy lập tức quay người lẩn vào đám đông. Thu Vận cũng hành động cực nhanh, đơn giản đóng cửa xe để mặc xa phu và đám hộ vệ xử trí chuyện phía trước, chính mình thì nhặt lá thư nhét vào trong lòng. Thu Vận cân nhắc một hồi, cuối cùng quyết định mang phong thư vào cung giao cho Thái Tử phi xử trí.
Khi Chương Hàm nhận được phong thư đã sau giờ Ngọ. Nghe Thu Vận kể rõ ngọn nguồn, nàng ý thức được thư này đến từ người nào, lập tức mở ra. Giấy viết thư tràn ngập nét chữ khẳng khiu, mở đầu là "Kính gởi Thái Tử phi", sau đó không hề quanh co lòng vòng, đi thẳng vào vấn đề nói ra thân phận lai lịch của y. Đúng như nàng suy đoán, đây chính là thiếu niên suýt bị người đánh chết ở trạm dịch mà nàng sai Phương Thảo và Bích Nhân cứu giúp, cũng là Thất công tử của Thư gia tên Thư Điềm. Trong thư, vị Thất công tử thẳng thắn thề nguyện làm thân trâu ngựa, không cầu tước vị vinh hoa, chỉ cầu tộc nhân Thư gia có thể an cư ngay tại chỗ lưu đày không còn bị quản thúc, cho dù vĩnh viễn không thể ra làm quan cũng cam tâm tình nguyện. Cuối cùng còn chứng minh thành ý bằng hai tin tức không nhỏ chút nào.
- - -- Thứ nhất, Chỉ huy sứ Kim Ngô vệ Đỗ Trung bố trí tai mắt khắp châu huyện, chắc hẳn là phụng ý chỉ Thiên Tử giám sát quan viên và quân dân bá tánh, đã phái một nhóm người đi Quy Đức phủ!
Chương Hàm cầm chặt tờ thư nheo mắt lại, nhớ tới vụ án náo động lớn nhưng cuối cùng kết thúc ngoài dự đoán của mọi người, cùng với sự phản chiến bất ngờ của Trương Xương Ung, nàng cũng không kinh hoàng lắm với tin tức này, chỉ cười khẩy một tiếng. Ngược lại tin thứ hai khiến nàng phải rùng mình.
- - -- Thứ hai, Đỗ Trung xếp người vào phủ Tuy Dương Bá, đầu tiên để giám sát Chương gia, sau đó là tra xét lai lịch của Tống Nghi, nhạc phụ của Đại ca Chương Thịnh!
“Thu Vận." Chương Hàm thấy Thu Vận lập tức tiến lên hành lễ, nàng bèn phân phó: “Qua mấy ngày nữa ngươi đi thăm Phi Hoa, tiện thể mang theo lời nhắn của ta."
Nàng sẽ bàn bạc với Trần Thiện Chiêu, gã Đỗ Trung này chẳng khác gì con rắn độc, không thể chỉ dựa vào phòng bị chính diện. Mặc dù mạo hiểm, đám người Thư Điềm cũng có thể đắc dụng! Người khác liên lạc không đáng tin, chỉ có Phi Hoa là người đã từng vào sinh ra tử, có võ công và cũng có chút kết giao với Thư Điềm, làm người liên lạc mới thích hợp nhất!
Trong thư phòng ở Xuân Hòa điện của Đông Cung, khi Tống Nghi kết thúc buổi giảng dạy binh thư quân lược địa lý dài dòng, Trần Thiện Chiêu mới giơ tay ý mời ông ngồi xuống, lại xua tay ra hiệu Lộ Khoan ra ngoài canh chừng, sau đó nhìn Tống Nghi cười như không cười hỏi: “Ta có một chuyện muốn thỉnh giáo Tống tiên sinh... Không biết Tống tiên sinh có quen biết vị Tâm Nghi chân nhân nổi tiếng khắp vùng Giang Tả hơn hai mươi năm trước?"
Tác giả :
Phủ Thiên