Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 89 89 Ký Châu 1


Mặc dù đều hô hào xưng mình là Đại Hán chính thống,
Nhưng bởi vì đã mất đi gần như toàn bộ quyền kiểm soát đối với Tây Vực, thảo nguyên, Âu Lạc, Nam Trung (Vân, Quý), và mới đây là Triều Tiên,
Khiến cho diện tích lãnh thổ còn nằm dưới sự cai trị của Lạc Dương nhỏ hơn nhiều so với Trường An ngày trước.

Đất dai thu hẹp, tài nguyên hiếm thiếu, thậm chí thiên tai nhân họa liên miên không được giải quyết hợp lý,
Dẫn đến một hiện tượng vô cùng quái dị là …
Tốc độ tăng trưởng dân số suốt nhiều năm liền gần như bằng 0, mặc dù không hề có kế hoạch hóa gia đình hay các chính sách hạn chế gia tăng dân số, thậm chí mỗi cặp vợ chồng đều thường thường sinh 5 đẻ 7, làm 3 nuôi 10.

Những số liệu cụ thể nếu được đem bày ra trước mặt, hẵn sẽ gây khó dễ cho phần lớn mọi người, bất kể tầng lớp nào, từ nông dân cày bừa đến hoàng đế Lưu Hoành.

Thế nhưng cũng sẽ có một ngoại lệ là thế gia.

Bởi vì thế gia đều tồn tại từ xưa lắc xưa lơ, xưa hơn nhiều so thời điểm xuất hiện của tông phả hoàng tộc Lưu thị,
Họ không những nắm trong tay sách vở tri thức, mà còn từng nhiều lần tận mắt chứng kiến lịch sử thăng trầm,
Cho nên đối với hiện tượng tỉ số sinh / tử tương đương 1:1 này thì bọn họ cũng đã sớm có được những đúc kết xương máu cho riêng mình, đó là …
Mạt vận đã tới, triều đại cũng đã đến hồi chung kết!
Dân thường ít học bữa nay ăn không no đã phải lo bữa mai,
Đối với họ thì tận thế đơn giãn là hết gạo, hết lương, hết đồ ăn, hết cả rễ cỏ vỏ cây,
Bởi vì sau nhiều lần chứng kiến nạn đói thì họ biết rằng phần lớn họ sẽ có một ngày đói đến hóa điên, bới xác người mà ăn, sau đó đánh mất đi phần người bên trong mình, hóa thành lệ quỷ.

Đối với phần đông trí thức Hàn Môn,
Những kẻ có tài trí lại thiếu thốn nguồn tri thức, bị tư tưởng cổ hủ gò bó, bị thế gia nhồi nhét vào đầu những tài liệu ngu học,
Thì sẽ cho rằng triều đình hết số là khi quân vương thất đức hại dân, khi có những kẻ xiểm nịnh, yêu nghiệt lộng hành nơi triều cương.

Đối với Lưu thị,
Một gia tộc xuất thân bần hàn chỉ bắt đầu quật khởi từ đời anh đình trưởng trốn việc tạo phản tên là Lưu Bang, cũng chỉ mới trãi qua 1 lần rưỡi mạt thế, chưa có kinh nghiệm nhiều,
Thì mạt thế là khi thế gia mạnh hơn hoàng tộc, cường thần lấn át hoàng quyền, bách quan coi hoàng đế như hình nộm bù nhìn,
Trong suy nghĩ non cơ của Lưu Hoành thì đó là lúc cần có một vị vua trung hưng như Lưu Tú hay chính hắn.

Nhưng tất cả những điều này chỉ là thiển cận và dối trá, thể hiện sự thành công của thế gia trong việc ngu hóa tất cả những tầng lớp khác, từ bình dân áo vá chân không cho đến kẻ đội hoàng miện ngồi trên ngai vàng,
Bởi vì dấu hiệu thực sự của mạt thế không phải thiên tai, không phải nhân họa, mà chính là cái tỉ lệ sinh và tử bằng nhau,
Nó thể hiện tài nguyên trời ban đã không đủ dùng, năng lực sản xuất đã không chống đỡ nổi tiêu hao, miệng ăn lỡ núi nên mới có động đất lũ quét, bụng uống cạn hồ nên mới có hạn hán bão cát, đất đai hoang tàn, xác chết như rạ, ôn dịch lan tràn, châu chấu hoành hành, thiên tai nối tiếp thiên tai,
Tất cả thiên tai đều không phải nguyền rủa của ông trời, mặc dù thế gia thường dùng chiêu này để công kích đối thủ chính trị, như lần Thái Ung bị đày đi Hà Sóc, hay như những lần Tam Công lên xuống,
Hơn bất cứ tầng lớp nào, bao gồm cả hoàng tộc Lưu thị,
Các thế gia biết rằng thiên tai chỉ là cách mà tự nhiên vận hành để ứng đối với ngưỡng dân số tới hạn mà thôi, nhằm kiềm chế lại sự gia tăng miệng ăn, gia tăng bụng uống, gia tăng sự tiêu hao đối với tự nhiên.

Đây cũng là lý do của câu ‘thịnh cực thì suy’, tức phát triễn đến đỉnh điểm thì sẽ suy vong.

Câu này không phải thế gia đúc kết cho đời sau học hỏi, mà là dùng để mê hoặc thế nhân, khiến những con cừu non nghĩ rằng suy vong là điều tất nhiên.

Suy vong là điều tất nhiên sao?
Hoàn toàn không!
Tài nguyên thiên nhiên mặc dù hữu hạn, nhưng trí tuệ và sức sáng tạo của con người lại gần như không có bến bờ.

Vòng luẫn quẫn thịnh-suy mặc dù có nguyên nhân trực tiếp từ sự gia tăng dân số nhưng nó còn có một nguyên nhân gián tiếp là sự thờ ơ bỏ mặc của những thế gia mục nát tham lam.

Thế gia Trung Nguyên dù nắm giữ tri thức và phần lớn tài nguyên trong tay nhưng không biết đầu tư vào phát triễn mà chỉ biết đầu cơ trục lợi,
Thay vì cải tiến công cụ sản xuất, thì lại áp đặt chế độ nô lệ, cưỡng ép nông dân làm công cho mình, coi họ như trâu bò xúc vật.

Thay vì cải tiến hình thức canh tác, thì lại dùng chiêu trò giam lương bán giá cao hòng ép trung nông vào cảnh bần cùng, rồi cướp đoạt ruộng đất.

Thay vì tự lực khai hoang, thì lại hưng binh gây chiến với các dân tộc xung quanh, cướp đoạt đất đai của họ, rồi còn ngông cuồng dối trá lấy danh nghĩa khai hóa để che đậy sự ti tiện của mình.


Thay vì đoàn kết trí tuệ muôn người, mưu cầu tiến hóa phát triển, xây dựng một nền văn mình phồn thịnh và ổn định hơn, thì thế gia lại quả quyết dùng chiến tranh để giải quyết vấn đề dân số, lấy mạng người để vơ vét càng nhiều tài nguyên của các dân tộc xung quanh Trung Nguyên, cũng tiện thể giảm bớt dân số.

Hành vi man di mọi rợ như dã thú, tham tàn độc ác như ma quỷ, lại còn ngậm máu phun người, tự cao tự đại, tìm cách diệt tuyệt văn hóa tiến bộ của dân tộc khác để cho nền văn hóa kém cỏi của mình lên ngôi.

Tội lỗi ấy trúc tre sách vở nào ghi cho hết?
Tanh hôi ấy đã sớm hun đen trời này, thiên cung nếu có thật, cũng đã sớm di cư!
Vì sao hầu hết thế gia không chịu tích cực thay đổi?
Bọn họ thiếu khuyết tri thức sao?
Không hề!
Họ là tầng lớp nắm giữ lượng tri thức nhiều nhất, nếu tính đơn lẽ thì hơn xa cả những học giả Hy Lạp, La Mã bởi vì phương Tây không có học giả truyền đời, mà thế gia Trung Nguyên thì vơ vét sách vở đã trăm ngàn năm.

Bọn họ ngu sao, cổ hủ sao?
Cũng không phải.

Thực ra thế gia cực kỳ thông minh, bọn họ lựa chọn không thay đổi bởi vì thay đổi sẽ sản sinh ra biến số, mà biến số thì sẽ tiềm tàng nguy hại …
Đó có thể là sự trỗi dậy của đám bần nông, hoặc đám thương nhân, hoặc đám học giả, hoặc một đám nào đó không phải thế gia, làm lung lay địa vị ngàn thu bất hủ của thế gia.

Cho nên bất kể một ai dám nêu ra ý tưởng cách mạng, ý tưởng sáng tạo có tầm ảnh hưởng lớn,
Thì sẽ bị thế gia làm thịt ngay lập tức, bất kể đó là học giả, hoàng đế hay một số sĩ phu thế gia thuộc dạng lạc loài.

Có lẽ thế gia sớm đã nhận rõ bản chất của hưng suy, cũng đã sớm có phương hướng trì hoãn, thậm chí giải quyết triệt để, bởi vì bách gia chư tử nói cho cùng cũng đã từng là thế gia, chứng minh rằng thế gia cũng từng hăng say nghiên cứu tự nhiên, tăng gia sản xuất.

Nhưng rồi hầu hết thế gia đều lựa chọn từ bỏ, đem công, nông, y, thương, những lưu phái thực dụng đuổi ra ngoài, sau đó dùng học thuyết thuần chính trị, mị dân tâm, ngu dân trí là Nho giáo cộng ‘Thiên Mệnh’ bao trùm Trung Nguyên và lan sang các dân tộc thuộc địa, vừa chém cách mạng lại bảo vệ thế gia.

Vậy nên có thể nói rằng
Mặc dù sự ‘suy vong’ không phải định luật tất yếu của tự nhiên,
Nhưng lại là lựa chọn mà thế gia cho rằng tất yếu để bảo vệ sự độc tôn vĩnh hằng của tầng lớp mình!
Lưu Hoành cho rằng thế gia chỉ mới manh nha muốn phản từ mấy chục năm nay là cùng.

Nhưng hắn hoàn toàn nhầm, một sự nhầm lẫn to hơn trời, đủ đề đè nát, chôn vùi hắn!
Lưu Hoành vốn nung nấu ý tưởng xây dựng quân đội riêng từ khi vừa lên cầm quyền, bởi vậy hắn mới không ngừng bán quan bán tước, thậm chí liều mạng dùng hình tượng hôn quân để tham gia vơ vét, tranh giành tài nguyên với thế gia.

Thế nhưng hắn nào biết được rằng cho dù hắn bắt đầu xây dựng Tây Viên từ lúc còn trong bụng mẹ cũng không kịp!
Bởi vì ngay từ khi Hán triều vừa lập thì những ‘khai quốc công thần’ mang danh thế gia này đã bắt đầu chuẫn bị cho sự kết thúc của vòng luân hồi sinh-diệt rồi.

Các thế gia lớn đã sớm đầu cơ tích trữ từ thời Lưu Tú, hay nói cho đúng là vẫn luôn luôn sẵn sàng cho sự suy vong của một triều đại, bất kể đó là Hán, Tần, hay Chu, Thương.

Bởi vì ở trong mắt họ thì vương quyền, hoàng quyền chỉ là thanh gươm, còn vương tộc, hoàng tộc chỉ là lính hầu, đều chỉ là công cụ giúp thế gia vơ vét tài nguyên.

Một khi không dùng được nữa thì đổi đi thay kẻ khác vào, tiếp tục nhiệm vụ giữ vững vị thế cho tầng lớp thế gia.

Trăm năm hoàng triều, ngàn đời thế gia!
Viên phủ,
Viên Phùng nâng chén trà ấm đưa lại gần mũi, khoan khoái tận hưởng nhiệt khí ấm áp nồng hương vị cao thâm thoát tục của loại đồ uống quý hơn cả muối này.

Viên Thiệu vừa diễn xong vỡ ‘con trai hiếu thuận mời trà cha’, hiện tại đang chắp tay giảng giải cho Viên Phùng về tình hình xây dựng quân đội của thế gia tại Ký Châu, hòng bóp ch.ết khăn vàng từ ngay khi vừa thoát kén:
“Phụ thân!
Các nhà hiện tại tập hợp được 25 vạn quân.

Danh sách cụ thể là bla blô blao …
Những quân đội này đều đã được bí mật di chuyển tới Ký Châu bằng cách giả trang làm giáo đồ Thái Bình đạo, hoặc lưu dân chạy nạn,
Phân bố binh lực hiện tại là ABCXYZ …
Về phần khí giới thì thông qua giặc cướp và thương buôn dưới quyền vận chuyển tới.


Lương thảo sẽ do Ký Châu Thứ Sử Vương Phần cung cấp.

Có lẽ đến giờ Lưu Hoành vẫn còn nghĩ hắn là phái bảo hoàng, thật là đáng thương!
Hàn Môn trong thiên hạ nào có kẻ không bám đùi chúng ta mà vươn lên được?!"
Nói đến đây, nhìn thấy lão cha già vẫn im ắng thưởng thức trà, hoàn toàn không có ý định nêu ý kiến gì, Viên Thiệu lại bồi thêm:
“Theo hài nhi thấy, Trương Giác không có một cơ hội nhỏ nào!"
Viên Phùng lúc này vừa nhấp một ngụm trà, từ từ đặt xuống bàn, mở miệng lạnh nhạt:
“Còn chưa đủ!
Thiếu rất nhiều!"
Viên Thiệu giật mình nghi hoặc:
“Là hai nhi sơ xót, xin phụ thân dạy bảo"
Viên Phùng lắc đầu:
“Không phải nói con.

Ta nói đám cáo già kia.

25 vạn người còn quá ít.

Chí ít phải 40-50 vạn mới thỏa đáng"
Viên Thiệu càng nghi hoặc hỏi:
“Cần nhiều người như vậy sao?
Mặc dù tư binh của các nhà chưa chắc so bì được với quân đội chính quy nhưng tuyệt đối hơn xa đám nông dân ti tiện dưới trướng Trương Giác.

25 vạn tư binh đủ để quét ngang 50-60 vạn quân Thái Bình"
Viên Phùng chớp mắt hỏi lại:
“Thiệu,
Ngươi chẵng lẽ chỉ đơn thuần muốn làm gia chủ nhà ta sao?
Chẵng lẽ không muốn ngồi vào vị trí chí tôn hay sao?"
Bầu không khí trong vòng bổng chốc trở nên vi dịu, vừa ngột ngạt lại thăng hoa, Viên Thiệu như bị một tia sét đánh qua người, đứng yên không nhúc nhích một lúc, hai mắt trân trân sáng quắc nhìn chăm chú Viên Phùng,
Mà Viên Phùng cũng nghiêm túc nhìn kẻ mình lựa chọn, vừa trông mong, vừa khảo sát rèn luyện.

“Phụ thân,
Viên gia thật có năng lực này sao?"
- Viên Thiệu không còn non nớt cao ngạo thông minh vặt như trước,
Hắn đã trưởng thành sau mấy năm cọ sát, biết rõ rằng muốn lên ngai chí tôn thì kẻ địch lớn nhất không phải Lưu thị, không phải Thái Bình, mà là thế gia, là những kẻ giống như Viên gia hắn.

Viên Phùng không đáp thẳng mà nói bâng quơ:
“Sự đều do người làm"
Hắn nâng lên chén trà của mình, uống cạn rồi ra hiệu Viên Thiệu pha thêm cho hắn.

Đợi chén trà mới pha xong đúng ý, Viên Phùng cười nói:
“Thiệu nhi,
Ngươi có biết vì sao ta lựa chọn ngươi mà không phải Thuật nhi sao?"
Viên Thiệu lạnh toát mồ hôi, nhíu mày lắc đầu:
“Hài nhi chỉ là con thứ, có tài cán gì so bì với Thuật đệ"
Viên Phùng gật đầu cười mỉm:
“Ngươi không cần phải giả vờ.

Ta biết ngươi lâu nay đều chỉ nhẫn nhịn trước mặt, sau lưng thì khác hoàn toàn"

“Oan …"
Viên Thiệu đang định cãi lại thì Viên Phùng phất bàn tay ngăn lại:
“Để ta nói hết!
Cũng thu lại sát khí của ngươi đi.

Bất kể ngươi có lấp liếm được hay không thì chỉ cần ta chết, người có hại nhất chính là ngươi"
Viên Thiệu nghe vậy sợ run, sau lưng nước tuôn như thác.

Viên Phùng lại tiếp tục:
“Thời thế lại lặp lại, Hán triều đã đến hồi diệt vong, tông thân của Lưu thị hiện giờ đều là bùn nhão, không có một kẻ so được với Lưu Tú hồi xưa,
Thiên hạ này tương lai tất sẽ rơi vào tay họ khác!
Ta tự ngạo mình thiếu niên thông tuệ, trấn áp đương thời, đem nhà ta vượt mặt Dương thị, bỏ xa hết thảy các thế gia khác, có hy vọng độc chiếm thiên hạ!
Chỉ đáng tiếc sinh không gặp thời,
Tà già rồi!
Bây giờ cưỡng ép bước thêm, chỉ sẽ đạp vào vết xe đổ của Vương Mãng ngày trước.

Thế nhưng cơ nghiệp này xây nên không dễ, công sức của cả đời ta, tích lũy của nhiều đời tiên tổ, chẵng lẽ chỉ đơn thuần để kéo dài truyền thừa của Viên thị hay sao?
Trăm năm vương triều, ngàn đời thế gia!
Hahahaha!
Thiệu nhi, ngươi biết thế gia trong câu này có ý nghĩa gì không?
Là Viên thị sao? Dương thị sao? Hay là Vương thị, Hoàng thị, Lưu thị?
Không!
Không phải đơn lẽ một thế gia nào!
Hai chữ ‘thế gia’ trong câu ấy là để chỉ toàn bộ thế gia!
Thế gia diệt vong ít sao? Rất nhiều!
Gần đây có Đậu thị, Tống thị!
Đời trước có Chân thị, Đổng thị!
Xuân thu chiến quốc cũng có hàng trăm hàng ngàn thế gia suy vong, tàn lụi, thấm chí hóa thành dân hèn, nô lệ của thế gia khác!
Thế nhưng thế gia về chỉnh thể thì không hề suy yếu, vẫn luôn ngự trị bên trên hoàng quyền, bên trên học thuyết,
Bất kể là thánh vương như Chu Văn, Chu Vũ, đại trí như bách gia chư tử, hùng cường như Tần Hoàng, Hán Vũ, đều không thể lay chuyển được sự thực ấy!
Điều này tốt sao?
Rất tốt cho thế gia nói chung.

Nhưng với riêng Viên thị ta thì chưa chắc!
Ai có thể đảm bảo rằng Viên thị sẽ mãi mãi là thế gia, sẽ không đi vào vết xe đổ của Đậu thị, Chân thị?
Con cháu Viên thị ta trăm ngàn đời sau liệu có năng lực gánh vác trách nhiệm mà ta đã từng gánh?"
Nói đến đây, Viên Phùng đứng dậy, bước đến gần vỗ vai Viên Thiệu nói:
“Con ta!
Ngươi rất giống ta!
Kỳ thực Thuật nhi so với ngươi và ta càng giống một gia chủ thế gia.

Nếu như ta chỉ muốn Viên thị tiếp tục làm thế gia thì ta sẽ không lựa chọn ngươi.

Điều cần thiết để bảo tồn một thế gia là sự hòa đồng với những thế gia khác, điểm này Thuật nhi làm rất tốt,
Ta xưa nay không ngại hắn tiêu pha quá trớn chính là vì như vậy.

Có Thuật nhi dẫn dắt, thì Viên thị chí ít có thể kéo dài thêm, sống qua thời loạn thế này, tiếp tục an ổn làm một thế gia ở triều đại sau.

Cho nên con ta à,
Hãy trả lời ta bằng tất cả lòng chân thành ít ỏi còn lại của ngươi.

Ngươi muốn làm gia chủ Viên thị, hay muốn làm chí tôn thiên hạ?"
Viên Thiệu run run nuốt nước bọt, sau đó lấy hết dũng khí hít sâu một hơi chuẫn bị mở miệng đáp ứng, chỉ là không hiểu sao trong đầu hắn bổng lóe lên một sợi do dự, thành ra rặn mãi chẵng phóng được chữ nào khỏi mồm, lưỡi cứ tréo tréo thế nào.

Viên Phùng thấy vậy thì giả bộ nhíu mày thở dài, chuẫn bị lắc đầu quay người thì Viên Thiệu bổng mở miệng:
“Hài nhi không hề biết phụ thân hiểu lầm ta sâu đến vậy!
Nếu như hài nhi làm ra sai xót gì để phụ thân phật lòng, xin ngài chỉ bảo cho hài nhi biết.

Thuật đệ là đích tôn của nhà ta, tương lai bất kể là gia chủ hay hoàng vị, đều nên nhường cho hắn.

Hài nhi sao dám cậy lớn, cậy sủng mà làm càn!
Phụ thân có nhiệm vụ gì cần hài nhi gánh vác, xin cứ mở miệng nói thẳng.


Hài nhi ngu dốt không đoán được ý ngài, nhưng nguyện lên núi đao, xuống biển lửa, cúc cung tận tụy phò tá Thuật đệ!"
Viên Thiệu vừa nói vừa khóc lã chã, sau đó cúi gập người, quỳ xuống bài Viên Phùng.

Cũng phải thôi, trước mặt hắn là cái lưng già hơi còng xấu xí, có cái quái gì đâu mà dòm ngó.

Hắn không biết rằng ngay lúc này, ở mặt trước, một nụ cười mãn nguyện treo trên miệng Viên Phùng.

Không một ai ngoài chính lão Tư Đồ biết rằng tâm trạng của hắn đang dâng trào một ngọn sóng cao sánh mây trời:
“Thiệu nhi,
Ngươi vượt qua kiểm tra.

Đế vương tâm thuật.

Ta có, ngươi có.

Rất tốt!
Đã vậy thì ta phải dốc cạn sức mình, quét đãng hết chướng ngại cho ngươi!
Thái Bình đạo, Lưu thị, anh hùng thiên hạ, và đặc biệt là thế gia.

Thuật nhi!
Đừng trách ta, Thiệu nhi so với ngươi càng thích hợp!"
Viên Phùng quay về chỗ ngồi, tặng cho Viên Thiệu một quả mặt lạnh, mãi đến khi thưởng thức xong trà rồi lão mới nói:
“Quỳ đã rồi thì đứng lên đi.

Sau này thiên hạ không còn có ai có thể để ngươi quỳ, bao gồm cả ta"
Viên Thiệu giữ lấy bộ mặt ‘ngu ngơ’, đứng dậy cảm ơn Viên Phùng, trong bụng thì cười nổ trời.

Hắn biết việc lớn đã thành rồi, tự nhũ may mà mình đột nhiên cảm ứng, một giây do dự để không phải hối tiếc cả đời.

Kỳ thực đều là hắn suy nghĩ nhiều, Viên Phùng đã sớm chọn hắn, những kiểm tra hôm nay chỉ là biểu hiện cho thói do dự bất quyết của tuổi già mà thôi.

Bất kể Viên Thiệu biểu hiện ra sao thì Viên Phùng cũng sẽ tìm cớ biện bạch cho thằng con để tự an lòng mình.

Viên Thiệu đáp ứng luôn thì Viên Phùng sẽ nói đó là quyết đoán, Viên Thiệu im lặng suy tính Viên Phùng sẽ lấp liếm rằng đó là cẩn thận khôn ngoan.

- ---------
“Is that we lived in a failed system?
Capitalism does not permit an even flow of economic resources.

With this system, a small privileged few are rich beyond conscience and almost all others are doomed to be poor at some level.

That’s the way the system works.

And since we know that the system will not change the rules,
We’re going to have to change the system"
- Harry Belafonte’s memoir about last meeting with Martin Luther King, published in the book [My Song: A Memoir of Art, Race & Defiance] (2011) of Belafonte.

“Có phải là tôi và anh đang sống dưới một chế độ sai lầm?
Chủ nghĩa tư bản không để cho tài nguyên kinh tế luân chuyển công bằng.

Với hệ thống này, một nhóm nhỏ đặc quyền giàu hơn cả tưởng tượng, còn hầu như tất cả những tầng lớp khác thì đều bị dồn vào cảnh nghèo nàn ở một mức độ nào đó.

Đấy là cách mà chế độ này vận hành.

Và bởi vì tôi cũng như anh đều biết rằng hệ thống này sẽ không tự thay đổi,
Nên chúng ta sẽ chủ động thay đổi nó"
- Danh ca Harry Belafonte nhớ lại những lời của Martin Luther King trong cuộc gặp cuối cùng giữa hai người tại căn hộ của Belafonte ở New York vào ngày 27 tháng 3, 1968, chỉ 1 tuần trước khi Martin Luther King bị ám sát và đáp lại đức tin của mình ở Memphis.

.

Tác giả : Tiểu Lão Nhân
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi

Truyện cùng thể loại