Việt Hùng Diễn Nghĩa
Chương 44 44 Đồng Bào 9
“Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi"
- Xuất Dương Lưu Biệt, Phan Bội Châu
Tạm phiên ý (nhưng không phải dịch lời):
“Làm trai đừng có sống an nhàn,
Sung chữa rụng xuống lại tiếc than.
Vì nghiệp trăm năm mà phấn đấu,
Lo gì chẵng có người theo sau.
Điêu linh trăm họ, giữ trong lòng,
Lời xuông hiền thánh, bỏ ngoài tai.
Xin làm biển Đông một ngọn sóng,
Dẫn thuyền dân tộc cùng đứng lên"
(P/s: nhắc lại, đây không phải dịch, hoàn toàn chỉ là ý hiểu của tác với bài thơ)
“Giết!" “GrừaAAA!"
Chiến trường máu vẫy, kẻ thắng làm vua, kẻ thua làm giặc, không có chữi mắng lung tung, không có nói lý giảng đạo, chỉ có ánh đao bóng kiếm, minh thương ám tiễn, toàn là giết chóc và cuồng giận.
Trời thu hiu hắt, nắng tạc đầu như lửa trời giáng trần, mưa bão năm nay ít, khí oi bức cực kỳ.
Một chút gió ẩm từ biển thỉnh thoảng nổi lên, nhưng trãi qua mấy chục dặm đường thì chúng chỉ có thể đủ để xoa dịu phần nào địa thế,
Chứ hầu như chẵng có chút tác dụng nào trong việc lắng lại sự điên cuồng của những con người đang lao vào nhau thí mạng đổi mạng.
Từ trên ngọn núi xa xa, giấu mình sau địa hình hiểm trở um tùm cây cối là 2 cặp mắt đang quan sát trận địa.
Một người phe phẩy quạt lông mở miệng khen ngợi:
“Lão huynh bảo đao chưa già.
Bố cục đã gần như hoàn mỹ.
Trận này đã thắng định.
Kẻ địch chắp cánh khó thoát.
"
Người kia ưỡn bộ ngực khỏe, vễnh bộ râu đẹp vuốt vuốt cười vang hùng hồn đáp lại:
“Vậy thì cảm ơn lời chúc của lão đệ.
Nhưng mà ta cảm thấy mình không bỏ xót cái gì.
Vì sao nói là gần như?"
Một làn thu khí mang vị nước biển đẩy qua triền đồi.
Người cầm quạt lông cười mỉm hạ quạt, nhắm mắt cảm nhận gió thu lạnh lẽo thổi qua núi lớn:
“Ở đời nào có sự hoàn mỹ.
Lang Thiên huynh có mưu trí xuất thần, kẻ địch cũng có thể tùy cơ ứng biến.
Huống hồ trận chiến hôm nay chỉ là một phần của thế cục.
Đánh thắng trận này sẽ lại có trận khác.
Mân Việt tuy thắng liền nhiều trận nhưng tiêu hao cũng nhiều, mà bổ sung thì không kịp.
Trung Nguyên tuy đã hiện lên mạt vận nhưng vẫn còn chưa tan rã, lực lượng không ngừng.
".
Truyện Kiếm Hiệp
Lang Thiên nghiêm túc lắng nghe, gật đầu học hỏi, sau đó mở giọng trầm ổn:
“Đạt đệ nói chính vào nổi lo của lòng ta.
Kẻ địch người đông thế mạnh mà phe ta lại không được đoàn kết, từng người tự chiến.
Lão Thiên ta tự nhận không sợ trời không sợ đất, chẵng kém cạnh gì Tây Vu Vương ngày trước.
Tuy không thống nhất được trong tộc, nhưng cũng liên kết được bên ngoài.
Ô Giang hội so với Nam Triệu ngày trước càng mạnh mẽ nhiều.
Chỉ là ngoại lực sao bằng nội lực, khó mà trông chờ hoàn toàn.
Nói đâu xa, năm đó Lữ Gia và Triệu Kiến Đức không có kẻ nào bội minh, dù bại thua bỏ chạy nhưng cũng thề chết chẵng hàng.
Vậy mà hiện giờ cao tầng của Ô Giang hội lại xuất hiện sâu mọt như Tôn Ngô, nửa đường quay giáo.
Thế cục trước mắt thật là nguy nan!"
Người được Lang Thiên gọi là ‘Đạt đệ’ cười lắc đầu tiếp tục phe phẩy quạt lông:
“Nhà họ Tôn và nhà họ Ngô mặc dù phản bội nhưng là phản bội Ô Giang hội, cũng không phải phản bội người Việt mình, không phải họa lớn.
Tôn Kiên tuy có dũng võ, thạo binh lược, nhưng mưu trí bình thường, tầm nhìn hạn hẹp, lại đi rời bỏ tổ tiên đồng hương để quỳ gối trước Lạc Dương, đó là điều vô phúc của Binh Thánh, nhưng lại là điều may mắn của Ô Giang hội.
Hắn lựa chọn thời cơ phản bội quá dở, nếu không nói là ngu ngốc.
Không những không thể dao động căn cơ của Ô Giang hội, lại còn bộc lộ một đàn sâu mọt, chẵng khác nào giúp Ô Giang hội chỉ rõ tai họa ngầm.
Thế cục Dương Châu trước mắt dù nguy nan nhưng chỉ cần chống qua được thì Ô Giang hội chính là một khối sắt thép vững chắc"
Lang Thiên cũng cho là như vậy, gật đầu đồng ý cười haha:
“Đúng vậy!
Binh tới thì tướng chặn, nước tới thì đất ngăn.
Từ lâu nghe nói mãnh hổ Tôn Kiên đao pháp tinh dịu, bổn Vu Vương lại ngại tiếng đồng minh, không thể tự tiện luận bàn.
Nay hắn đã đầu quân cho nhãi ranh Lưu Hoành, chính hợp ý ta, nếu trên chiến trường gặp phải, quyết chém chết hắn"
“Lang Thiên huynh tuy bảo đao chưa già nhưng sao có thể hạ mình đi đấu dũng với hạng người ấy.
Huống hồ đây là chuyện của minh hữu, tốt nhất vẫn là để Ô Giang hội tự thanh lý môn hộ mới tốt.
Lấy thân phận địa vị của huynh thì nên mưu tính chuyện xâu xa hơn.
Ví như thống nhất đoàn kết Bách Việt chúng ta chẵng hạn"
“Ồ! Xem ra lão huynh này đoán không sai.
Chẵng hay, Bạch Vân tiên sinh là muốn làm thuyết khách cho đường anh hùng nào?
Tiểu tử Lạc Lương hay là …
Cao San?"
Hai người đang xem trận địa trước mắt, bàn thế cục về sau này chính là …
Bạch Vân Tiên Sinh Nguyễn Văn Đạt và Mân Việt Vu Vương Lang Thiên.
Họ cũng không phải lần đầu tiên gặp mặt, thậm chí có thể nói là quan hệ giao hữu khá là thân thiết.
Nhiều năm về trước, Bách Việt chỉ có 5 cộng đồng lớn là Nam Việt Khuất Lão, Âu Việt rừng Gươm, Môn Việt hội đồng Môn Lang, Sơn Việt Đô Bàng Lĩnh và Thủy Việt Cát Vàng Điện.
Khi ấy các gia tộc Việt bị ép Hán hóa còn đang năm bè bảy mang,
Thậm chí có gia tộc còn chẵng biết rõ ràng tiên tổ mình là vị anh liệt nào, đóng vai trò gì trong lịch sử dân tộc, ngẫm gia phả truyền miệng của cha ông mà đem coi là huyền thoại.
Khi ấy cũng không có chức danh Mân Việt Vu Vương,
Các bộ tộc Việt tại phía Đông của Ngũ Lĩnh và Dương Châu cũng không khác mấy so với Sơn Việt hiện giờ, bị chèn ép lừa gạt trấn áp, bức thành sơn tặc thổ phỉ.
Thanh niên Nguyễn Văn Đạt và thanh niên Lang Thiên cũng giống như Hoàng Hùng hiện giờ,
Có chí nguyện thanh minh là đoàn kết dân tộc, khôi phục thái bình an vui.
Nguyễn Văn Đạt chọn đường văn, tài hoa của ông xuất chúng, trí tuệ thuyết phục các đường anh hùng, đức độ được quan tướng Giao Châu kính nễ,
Lấy sức người đảo chiều cán cân, khiến cho công cuộc đồng hóa dân bản địa của Lạc Dương bị biến thành thời cơ để Việt hóa bộ máy chính quyền đô hộ,
Khi Chu Phù vừa lên nắm quyền thì Giao Châu đã cứng chắc khó dùng, hơn phân nửa quan lại đều là dân bản địa, có chiều hướng thân thiện với người Việt, các gia tộc lớn cũng biết tổ tiên mình là ai, thường xuyên giao lưu, thông gia, liên kết với nhau thành cộng đồng Hán Việt,
Công lao của Nguyễn Văn Đạt không thể bỏ qua, lực lượng quân sự tuy không có nhưng uy vọng khắp Giao Châu, lên đến trí giả thủ lĩnh, xuống đến bình dân lính tốt, đều kính trọng ông.
Bởi thế cho nên dù Chu Phù đích thân đến Bạch Vân Am bái phỏng cũng sẽ xưng hô một tiếng Bạch Vân Tiên Sinh, hoặc Bỉnh Khiêm công, dù căm tức lại chẵng thể bắt bẻ được gì do trí tuệ thua xa.
Lang Thiên cũng từng lựa chọn con đường chính trị ôn hòa nhưng khát vọng dã tâm thì cao xa hơn nhiều so với người bạn thân Nguyễn Văn Đạt.
Ông vốn là một thiên tài xuất sắc của rừng Gươm nhưng cũng giống Lạc Long, từ nhỏ đã chẵng chịu gò bó trong tập tục khuôn phép củ.
Lang Thiên cảm thấy việc đi tìm di tích truyền thừa của Thạch Thần Cao Lỗ là hư vô mờ mịt không thể dựa vào, ngược lại, ông thường hay bỏ rừng đi bụi.
Ông giao du rộng khắp, kết bạn thân mật với các phương hào hùng, càng là cùng Nguyễn Bỉnh Khiêm xưng huynh gọi đệ, rất nhanh thì tụ tập được lực lượng mạnh mẽ cho riêng mình, hy vọng có thể dùng cách này để kế thừa chức danh Tây Âu Vu Vương, từ đó làm bàn đạp trở thành Tây Vu Vương rồi Hùng của toàn bộ Bách Việt.
Nhưng phong cách làm việc của ông lại không được tầng lớp lãnh đạo của rừng Gươm ưa thích, bởi họ vẫn luôn lựa chọn bảo thủ truyền thống,
Nhất là khi một vị anh kiệt khác, Cao San, con trai của Tây Âu Vu Vương thời ấy và cũng là Tây Âu Vu Vương hiện giờ, mang Lạc Việt Thần Điểu và sách thần Công Trình Học về bộ lạc,
Thì những trưởng lão hiếm hoi ủng hộ Lang Thiên cũng lung lay bất quyết, lựa chọn trung lập.
Thế là Lang Thiên thất bại trong việc tranh chức vị Tây Âu Vu Vương.
Nhưng không vì thế mà ông nãn chí, Lang Thiên tập hợp một nhóm huynh đệ thân bằng, thậm chí mời luôn cả Nguyễn Bỉnh Khiêm, muốn đi lên Dương Châu, thống nhất cộng đồng Mân Việt ở đây.
Tuy Nguyễn Bỉnh Khiêm khi đó đang bận bịu trên con đường mình lựa chọn những cũng thường thư từ qua lại hỏi han, thỉnh thoảng đưa ra một chút lời khuyên trợ giúp.
Lang Thiên dùng thời gian gần 10 năm đem các bộ tộc Mân Việt từ trong loạn lạc suy yếu chờ chết đi vào thống nhất cường thịnh lấn át cả quan quyền của người Hán.
Mà ông cũng từ một thanh niên đầu xanh hóa thành trung niên luống tuổi, đó là chuyện của hơn 10 năm trước, hiện giờ thì Lang Thiên đã gần 50, ở thời đại này xem như lão già, nếu chịu cưới sinh sớm thì cháu chắt đã đầy đàn.
Chỉ tiếc một đời binh đao truân trắc, lấy sự nghiệp làm trọng nên đến bây giờ cũng chỉ có duy nhất một mụn con gái trạc tuổi Hoàng Hùng, được Lang Thiên vô cùng yêu mến bởi mẹ nàng, vợ ông mất khi mới sinh.
Nguyễn Bỉnh Khiêm biết Lang Thiên vẫn căm chuyện tranh vị Tây Âu Vu Vương ngày trước nên chuẫn bị dùng chiêu ‘đường cong cứu quốc’, phe phẩy quạt nhẹ nhàng cười nói:
“Trước không nói chuyện này.
Theo ta tính toán thì Hoa nhi năm nay 12 nhỉ?"
Lang Thiên nheo mắt cười hiểm:
“Ngươi tính toán không sai.
Nếu như lão huynh này chưa già mất trí thì con trai út của Cao Sơn năm nay 18, ngoài ra còn có một đứa cháu trai 14 tuổi.
Tiểu tử Lạc Lương ngược lại là có chút không an phận, mới hơn 30 đã có một đôi thiếu nữ, năm rồi vừa sinh hạ một nam, hẵn là còn chưa tròn tuổi.
Có điều không trách được hắn, anh trai bị bắt làm phu ngựa lâu như vậy, hắn vừa phải làm Vu Vương, vừa phải mở rộng dòng tộc, nay còn phải làm Thái Thú, công việc bề bộn nha"
Nguyễn Bỉnh Khiêm cười:
“Quả không hổ là Lang Thiên huynh.
Vẫn luôn chăm lo quan sát toàn tộc.
Nói vậy chắc huynh cũng đã biết là trước khi đến đây ta đã ghé qua rừng Gươm.
Cao Sơn huynh đệ đúng là có ý kết thân với huynh, nối tình hóa hiếu, tăng thêm đoàn kết, trọn nghĩa đồng bào.
Nhưng…"
Lang Thiên nghe vậy thì cười càng thêm hiểm, khóe mắt lộ ra chút sát khí, nhưng hắn cũng không cắt lời Nguyễn Bỉnh Khiêm.
“Nhưng lần này ta đến gặp huynh cũng không phải làm thuyết khách cho bất kỳ một ai.
Cũng không phải để mai mối giùm cho con cháu của Cao Sơn huynh đệ.
Ta đến đây là để hoàn thành chí nguyện dang dở của hai người chúng ta ngày trước.
Đoàn kết thống nhất trăm tộc anh em đồng bào"
Lang Thiên nghe đến đó thì tâm trạng có chút phấn khích khó hiểu, đang định hỏi lại thì Nguyễn Bỉnh Khiêm lại bồi thêm một câu:
“Đương nhiên là nếu Lang Thiên huynh muốn gã con gái thì ta cũng có một nhân tuyển vô cùng thích hợp, so với con cháu của Tây Âu Vu Vương càng tốt hơn"
Đem 4 chữ ‘Tây Âu Vu Vương’ nhấn mạnh sắc bén, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn Lang Thiên cười thần bí.
Lang Thiên đem mấy lời vừa muốn nói nuốt lại vào họng, vuốt râu trầm tư ngẫm nghĩ ý đồ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hồi lâu không có đáp án mới mở miệng:
“Là ai?"
Nguyễn Bỉnh Khiêm không đáp mà móc trong ngực ra một đồ vật đưa cho Lang Thiên.
Lang Thiên vừa thấy vật ấy liền mở to mắt trừng trừng, cơ ngực thắt chặt như muốn đóng phổi lại, nhận lấy v.uốt ve kiểm tra cẩn thận rồi nhả khí nhìn Nguyễn Bỉnh Khiêm quát khẽ:
“Lạc Việt Thần Điểu?!!"
Nguyễn Bỉnh Khiêm gật đầu nói:
“Đây là do vị tuấn kiệt kia đưa cho ta làm tín vật minh ước.
Hắn cũng trạc tuổi Hoa nhi, năm nay sắp 13, tài mạo song toàn.
Lang Thiên huynh cảm thấy thế nào?"
Lang Thiên cười khinh bỉ đem Lạc Việt Thần Điểu ném trả cho Nguyễn Bỉnh Khiêm nói:
“Hư vô mờ mịt.
Lại một cái Cao San thứ hai mà thôi"
Nguyễn Bỉnh Khiêm thuận tay đem Lạc Việt Thần Điểu tiếp nhận, cảm nhận được trơn trơn, là mồ hôi, cười lắc đầu nói:
“Hắn cũng giống như Lang Thiên huynh, không hề tin vào chuyện quỷ thần.
Cả ngày hô hào làm việc thực tế, dùng sức đồng bào để cứu đồng bào.
Nếu không thì cũng sẽ chẵng đem thứ này đưa cho ta mang đến mảnh đất chiến loạn này"
Lang Thiên nheo mắt khó tin:
“Thật?"
Nguyễn Bỉnh Khiêm gật đầu chắc chắn:
“Không thể giả được.
Lạc Việt Thần Điểu cũng không phải thần vật duy nhất mà hắn nắm giữ.
Nhưng hắn không chỉ không đặt trọng tâm vào những thần vật trong truyền thuyết.
Mà ngay cả …"
Ngậm miệng, phe phẩy quat cười mỉm.
Lang Thiên gặp Nguyễn Bỉnh Khiêm câu giờ thì khẩu vị tò mò bắt đầu không kiềm chế được:
“Ngay cả thế nào?"
“Ngay cả chức danh Hùng cũng không phải điều hắn trông cậy vào"
Lang Thiên trừng mắt, chỉ trong giây lát mà hàng loạt cảm xúc như trăm ngàn con ngựa lao nhanh qua, có ngạc nhiên, có hiếu kỳ, có bực tức, có tán thưởng, có buồn có vui đủ cả, nhưng càng nhiều là kỳ quái, là bác bỏ.
Lạc Long và Lang Thiên y như hai bản sao, có lẽ vì vậy mà đều quen thân và bị Nguyễn Bỉnh Khiêm ‘dắt mũi’ kéo qua kéo lại.
Cả hai tuy nói là nhảy thoát, không ưa khuôn phép lễ tục, nhưng hơn ai hết, đều cố chấp với dòng máu Lạc Hồng trong tim, bảo thủ với ngôi vị Hùng linh thiêng.
Chỉ khác ở chỗ Lạc Long may mắn tìm được Lạc Việt Thần Điểu, từ đó có chút ảo tưởng.
Còn Lang Thiên thì nay đã trở thành Mân Việt Vu Vương, nhiều năm trị chính quân sự, quản cơm áo gạo tiền, để ông mất đi niềm tin vào những thần vật của tổ tiên, cho rằng chỉ có sức mạnh quân chính mới thống nhất được đồng bào, đối kháng được với người Hán.
Nhắm mắt dập tắt những cảm xúc nhất thời không nên có ở một người lãnh đạo, thở đều một vài hơi thì Lang Thiên mới mở miệng:
“Nói nghe một chút.
Ý tưởng là gì"
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nghiêm túc lên, đem kế hoạch bàn bạc từ lúc ở Bạch Vân Am nói ra, cũng đem luôn những tiến triễn đã đạt được bàn giao, hầu như không bỏ qua một chi tiết nào, đồng thời không ít lần cố ý tôn lên vai trò của Hoàng Hùng.
Không có gì phải lo sợ, bởi vì hơn ai hết, Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu Lang Thiên là người như thế nào.
Nếu như trong mắt Hoàng Hùng có đoàn bái tổ của rừng Gươm là nhẫn giả xuất sắc, hòa mình vào trăm làng ngàn xóm, tựa như người thường,
Thì Lang Thiên và Mân Việt phải gọi là nhẫn tông trong mắt Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tại Dương Châu thì công khai liên kết với Ô Giang hội, bày ra một bộ sơn tặc thổ phỉ, cá mè một lứa, để cho Lạc Dương khinh thường nhưng kỳ thật thì thế và lực của Mân Việt đã không thua gì hậu nhân của nước Ngô nước Sở, là một khối đoàn kết thống nhất chứ không hề giống như Sơn Việt dưới sự lãnh đạo chán òm của Đô Bàng Lĩnh.
Mà tại trong cộng đồng mình thì Lang Thiên có tai mắt ở mọi nơi, biến động lớn nhỏ đều khó thoát khỏi tầm hiểu biết của ông, nếu không phải Hoàng Hùng phối hợp với Nguyễn Bỉnh Khiêm ẩn giấu quá tốt, hầu như không để lại một chút danh tiếng gì thì sao có thể qua mặt Lang Thiên, phải biết rằng thân phận của Lạc Long trong Bạch Vân Am cũng bị ông mò ra, chỉ có Hoàng Dung là ổn, vì nàng từ đầu đã không phải người Giao Châu.
Có thể nói một câu là tuy xa ngoài Dương Châu nhưng ở Giao Châu có hào kiệt nào, tài năng ra sao, tính cách ưu khuyết, thì Lang Thiên đều chú ý biết được.
Hàng năm đến kỳ giổ tổ thì Mân Việt luôn biểu hiện xuất sắc nhất nhì, bất kể là tại các hội thi văn hóa văn nghệ hay là tại phần dâng hương bái tổ.
Sứ giả của Lang Thiên luôn luôn hào khí, trượng nghĩa, bên ngoài thì khoe lực khoe của nhìn như huênh hoang thô tục, nhưng bên trong thì tinh tế nhuần nhuyễn đào móc người tài, kết giao trí giả, mua chuộc dân tâm.
Không chỉ ngấm ngầm làm cường mạnh cho mình trong sự hòa hảo với các cộng đồng khác,
Mà Long Biên và Lạc Dương thì hoàn toàn bị đánh lạc hướng, chỉ cho rằng là Ô Giang hội đưa tay vào Giao Châu, muốn nhúng chàm đất Việt.
Dưới sự công lược không ngừng từ trên tình báo đến ngoài mặt sáng của Lang Thiên,
Thì đã có không ít nhân tài Giao Châu rời bỏ nơi này để đầu quân cho Mân Việt, đặc biệt là những ai lựa chọn con đường quân võ, bởi họ không tìm được điểm chung với phương thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Kỳ thực thì chính Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không ít lần nói đỡ cho Lang Thiên trước mặt các tộc khác, lấy cớ là mượn sức Mân Việt và Ô Giang hội đem Dương Châu làm thành tấm khiên cho đất Âu Lạc.
Đương nhiên cũng không tính là cớ xuông, vừa rồi Chu Phù bị đánh té tát mà Dương Châu không chút trợ giúp, thậm chí Chu Phù đều mất tích mấy tháng thì Lạc Dương mới biết chuyện.
Ngoại trừ công sức giăng lưới từ sớm của vợ chồng Lạc-Hoàng thì còn là sự phối hợp kịp thời của cuộc binh biến Hứa Chiêu ở Dương Châu, mà đứng sau chính là Ô Giang Hội và Mân Việt Vu Vương.
Cho nên Mân Việt hiện giờ hoàn toàn xứng đáng với đánh giá là thế lực mạnh nhất trong các cộng đồng Bách Việt cả về lực lẫn về uy.
Mặc dù chỉ manh nha từ không tới 20 năm trước, cũng mới thống nhất ổn định được hơn 10 năm,
Nhưng thực lực của Mân Việt đã vượt xa các cộng đồng truyền thừa bền vững trăm ngàn năm nay như Nam Việt, Môn Việt,
Chứ đừng nói là suy tàn như Sơn Việt, cô lập như Thủy Việt, và chui rúc một chổ, bảo tồn cái đã có như Âu Việt.
Nếu Lạc Lương không lên làm Thái Thú Giao Chỉ, không có thực quyền triễn vọng bảo dân cứu tộc, thì lực hiệu triệu trong toàn bộ Bách Việt chưa chắc so được với Lang Thiên.
Thậm chí ở một góc độ nào đó tới nói thì Lang Thiên đã dùng tài năng của mình để cân bằng với thiên thời - địa lợi - nhân hòa.
Khuất Lão quản hạt núi thiêng đền tổ Nghĩa Lĩnh, lại có Thái Thú Giao Chỉ Lạc Lương, lại có Nguyễn Bỉnh Khiêm và và vợ chồng Lạc-Hoàng, lại đã thành công đuổi đi kẻ gian ác Chu Phù, nâng lên người thân thiện Sĩ Nhiếp.
Mà Lang Thiên lập nghiệp ngắn ngũi tại nơi hỗn loạn, Dương Châu rồng rắn lẫn lộn, có Ô Giang hội, có Huyền Kính Ty, có quan nhà Hán, có thế gia bản địa, có các đường thủy phỉ cướp biển, có những kẻ ruồng bỏ đồng hương đầu phục Lạc Dương.
Vậy mà Lang Thiên vẫn chống lên được một mãnh trời, đem thực lực tổng hợp của Bách Việt nâng cao một bước, bù đắp cho những khiếm khuyết rơi mất ở Ngũ Lĩnh vì sự suy yếu của Sơn Việt.
Cho nên có thể nói rằng Lang Thiên là một hùng chủ thực sự, một hùng chủ hướng về dân tộc, hướng về đồng bào,
Nếu như sinh đúng thời thế thì chưa chắc không thể truy tìm dấu chân của các bậc tiền bối hào hùng, trở thành một Tây Vu Vương thậm chí một Trưng Vương khác.
Im lặng nghe xong những lời của Nguyễn Bỉnh Khiêm, suy ngẫm hồi lâu chưa kịp trả lời thì có tin báo thắng trận,
Quân phục kích của Mân Việt đã thành công xử lý gọn gẽ đoàn quân đánh lén của người Hán do Huyền Kính Ty và Ngô thị dẫn đầu, ý đồ tập kích sau lưng quân Hứa Chiêu của Ô Giang hội.
“Uhm! Báo với minh hữu của chúng ta.
Sự việc đã xong.
Sau lưng có ta lo, kế hoạch có thể tiếp tục"
Đuổi đi lính thám báo rồi Mân Việt Vu Vương lại ban ra một loạt mệnh lệnh cho đám tướng lĩnh, bảo họ cẩn thận truy tra, đề phòng, thiết lập trạm gác và hóa trang thành sơn trại thổ phỉ cẩn thận theo kế hoạch từ trước.
Sau khi sắp xếp mọi việc xong xuôi mới mời Nguyễn Bỉnh Khiêm về trướng trại để tiếp tục bàn luận.
Đêm trung thu trăng tròn vành vạnh, tựa kính trời soi tỏ lòng son.
“Tiểu tử kia đầu não kỳ quái nhưng trí tuệ cũng khá.
Nói nghe một chút xem tính cách hắn thế nào"
Nguyễn Bỉnh Khiêm cười nham hiểm đưa miệng tới gần tai Lang Thiên nói nhỏ,
vị lão Vu Vường ngót nghét 50 này cười vang khoái trá hô to:
“Hoa nhi, trà nấu xong chưa, hết trà rồi!"
“Dạ Tía!
Đến đây đến đây!
Trà bánh đủ cả"
(P/s: Tía là phương ngữ miền Nam Trường Giang nhá.
Nó bắt nguồn từ cộng đồng người Thái.
Về phần vì sao đến được Nam Bộ thì tác không chắc, có lẽ là từ văn hóa Thái-Khơ Me, cũng có lẽ là từ người Minh Hương)
“Đạt đệ, mời mời.
Bánh do nàng làm đấy, xem thử ăn được không"
Cảnh tượng ấy chưa bao giờ xuất hiện trong mắt đám hộ vệ khiến họ không hiểu ra sao, chỉ biết tự nhủ trong lòng Bạch Vân Tiên Sinh quan hệ với Vu Vương rất tốt, sau này chớ có đắc tội.
Chuyến đi của Nguyễn Bỉnh Khiêm tới gặp Mân Việt Vu Vương cũng thành công mỹ mãn, thậm chí ngon lành cành đào hơn chuyến đi tới Đô Bàng Lĩnh của Hoàng Hùng.
Bởi vì ông không chỉ được ăn chùa mấy ngày bánh nướng trà ngon, thưởng trăng xem trận, mà còn thành công đào hố cho học trò của mình.
Có thể nói là ăn sung mặc sướng, giải tỏa cả tinh thần thân thể, cứ như đi du lịch thật vậy.
Chả bù với Hoàng Hùng, trèo đèo lội non, lo lắng không ngừng, sợ Lạc Việt Thần Điểu không giúp được gì còn rước họa cho thầy,
Bởi vì trong suy nghĩ của Hoàng Hùng thì không chỉ Huyền Kính Ty mà cả Ô Giang hội và vị hùng chủ tự xưng Đông Vu Vương của cộng đồng Mân Việt cũng hẵn là rất thèm thuồng Lạc Việt Thần Điểu, hay nói cho đúng là thèm thuồng ngôi vị Hùng.
Thế mới nói, có khi bởi vì Hoàng Hùng lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử nên hắn mới bị hố, cũng không biết sẽ phải đối mặt với những gì trong tương lai.
Nghiệp vậy, nghiệp vậy!
(P/s: Đồng bào 10 là chương cuối cùng của phần này.
Tối nay sẽ ra, sau đó là đi Trung Nguyên rồi, qua phần khăn vàng mới về.
Tất cả đều là bố cục, mục đích của phần Đồng bào này là xây dựng bối cảnh Bách Việt.
Đơn sơ quá y như những sử liệu ít ỏi thì từ trên bối cảnh đã thua cho Tam Quốc rồi.
Cho nên mới vẽ ra 7 cộng đồng lớn, nhân tiện thêm vài nét chấm phá như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lang Thiên, Cao Sơn, Lạc Long, Tếu, Triệu Thị Thục, Triệu Màn Trù, 6 quái, vân vân nhiều nhiều nữa.
Và quan trọng nhất là văn hóa tính cách hướng về đoàn kết, hướng về đồng bào,
Tuy có bảo thủ, có hùng chủ, có cô lập, có một lô lốc các tính xấu vặt nhưng lại không thực sự chia tâm rẽ nhánh và suy tàn như Trung Nguyên.
Nếu không sau này phe phản diện triệu hoán ra một đống nhân vật thì còn đánh thế nào?
Thêm nữa,
Cho dù độc giả không la ó chuyện bán aqua thì tác cũng sẽ không để main đi chiêu dụ đám Ngọa Long Phụng Hiếu Tử Long Vân Trường đến phương nam.
Không phải vì không thích mà vì đây là truyện não lưu.
Mà trong não tác thì việc đám người Trung Nguyên chịu đi phương nam lập nghiệp là một điều cực điêu.
Trong lịch sử thì đông Ngô cũng toàn là người Dương Châu và Hoài Nam, một số người Trung Nguyên đều là mấy lão già đi theo Tôn Kiên từ thuở đánh khăn vàng.
Cho nên trên tinh thần là sắp tới đi Trung Nguyên chỉ để ‘mua danh chuộc tiếng’ trở thành ‘con dao’ tốt trong mắt Lưu Hoành, lợi dụng kiếm cái quan chức thôi.
.