Việt Hùng Diễn Nghĩa
Chương 42 42 Đồng Bào 7
“Triệu MÀN TRÙUU!!!"
Một giọng nữ vang rền át tiếng sóng cả biển đông.
Thanh sắc lạnh lẽo kết hợp với ánh mắt sắc nét tựa như muốn hóa thành lưỡi gươm.
Hơi khí cao ngân liên hồi tựa như muốn đem nội lực uẫn tích lâu ngày bộc phát hết thảy.
“Triệu Màn Trù chính là ta ta ta,
Không có ở đâu xa xa xa,
La la la lớn vậy làm gì?!"
Một âm giọng khinh khỉnh nửa trêu nửa trả lời ngân nga một loại lai thơ lai ca nhạc, tưởng chim hạc lại giống thiên nga, ngỡ ba ba hóa ra là cha hà mã.
Thanh niên cao lớn vạm vỡ nằm vắt vẽo trên mạn thuyền, nghẹo đầu sang nhìn cô nàng đang hằm hằm bước đến.
Ngực nàng ưỡn cao, lưng dương thẳng tắp, eo buộc uy nghi, bước chân oai dũng.
Mắt nàng sâu sắc, mũi thẳng thanh thoát, tóc buộc anh tư, miệng …
‘Haizz! Miệng nhỏ chúm chím môi hồng.
Không ổn, quá dài.
Miệng môi đỏ hồng.
Không ổn, thô t.ục.
Miệng nở hoa sen.
Nghe thấy ghê ghê.
Miệng …’
Triệu Màn Trù bổng nhiên không rét mà run.
Dòng suy nghĩ thơ văn ca nhạc của chàng thi sĩ miền sơn cước cũng bị khựng lại.
Đó là bởi bóng hồng, hay nói cho đúng là bóng tối trước mặt đã che đi hết phân nửa ánh sưởi của ông trời.
Đặc biệt là hai mắt sắc liệm lạnh lẽo như thanh gươm bén được mài trong sương giá và gió buốt, chuyên dùng để cắt đôi không thấy máu.
‘Rất là tiện lợi, đỡ phải lau gươm’ Triệu Màn Trù rất nhanh xua đi cơn rét run bằng một ý nghĩa không đâu vào đâu như thế.
Cô gái giơ lên một tấm gỗ được mài dũa vuông vức xinh đẹp, trạm trỗ tinh xảo, hoa văn tao nhã đậm nét thi nghệ, thể hiện ra sự khéo léo công phu và tâm hồn bay bổng cao vút của người nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm, đè xuống mặt Triệu Màn Trù.
“Cái gì đây???"
Triệu Màn Trù giơ lên tấm gỗ ấy, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, giữ nhẹ sợ rơi, chạm mạnh sợ trầy, bởi vì đó là kết tinh trí tuệ và công sức mấy ngày nay của chàng.
Khuôn mặt góc cạnh chữ điền của chàng thi sĩ chất phác toát lên một nét cười ôn nhu ngây ngô, tựa như một bác nông dân hiền lành đang nhìn con gái rượu của mình, nói mấy chữ chẵng ra đầu ra đuôi:
“Nghe ai chỉ vậy"
Cô gái đơ cả mặt chớp chớp mắt vuốt vuốt mũi như muốn sắp xếp lại mạch chuyện nãy giờ, một hồi sau vẫn chẵng hiểu tên ‘ngố lãng’ trước mặt đang nói cái gì.
Nàng nhiếu mày trầm giọng chất vấn:
“Nói nhãm cái gì đó?
Bổn cô nương hỏi cái tấm gỗ này là cái gì đây???"
“Thơ! Tên của nàng thơ ấy là ‘Nghe Ai Chỉ Vậy’"
Triệu Thị Thục giật mình dường như cũng đã hiểu, nàng lẩm nhẫm lại bài thơ được chạm khắc trên tấm gỗ, rồi bực mình hỏi:
“Ai bày ngươi?
Ai bày ngươi làm cái trò này?"
Triệu Màn Trù mỉm cười chính trực trả lời:
“Không ai bày cả.
Đó là từ tận đáy lòng của một người yêu thơ"
Triệu Thị Thục trừng to mắt.
Triệu Màn Trù gượng cười chống đỡ:
“Ta đã hứa là sẽ không bán đứng anh em mình"
Triệu Thị Thục thu lại sát khí, quăng lại một nụ cười khinh bỉ rồi rời đi, bước chân đi xa nhưng giọng còn vọng lại oanh oanh yến yến vào tai chàng thi sĩ ngây thơ:
“Ngố Lãng!
Lần sau cấm không đem những thứ vớ vẫn ném vào phòng bổn cô nương nữa.
Nhớ đấy!!!"
- ----------
Mặt trời nhô hẵn ra khỏi mặt nước, sóng biển vỗ mạn thuyền rì rào.
Nằm vắt chân trên mạn thuyền, thân thể Triệu Mạn Trù chẵng hề va vượt mà dường như dính chặt vào thành tàu, hóa thành một phần của nó, lên lên xuống xuống nhịp nhàng theo từng con sóng chẵng hề nao núng gì.
Kỳ thật không phải vậy, thân thuyền đang liên tục lay động, cơ thể của chàng cũng luôn luôn có những biến hóa vi dịu để giữ thăng bằng cho mình.
“Màn Trù ca! Vẫn còn luyện công à?"
“Lão Bảy đó hả?
Thục nhi có tìm ngươi không?
Có bị sao không?"
“Màn Trù ca!
Ta nói làm sao mới thức dậy thì chị ấy liền chặn cửa.
Hóa ra là ngươi bán đứng ta"
“Ta không có nói.
Ta thề!
Là Thục nhi quá thông minh"
“Vậy sao"
Khóe môi Nguyễn Bảy kéo lên một nét cười gian xảo rồi vụt tắt.
Sau đó hắn vào thế đi quyền, gia nhập vào hội luyện công buổi sang.
Một lát sau,
“Thần Toán Tử.
Sao bữa nay dậy trễ vậy.
Sáng muốn bảnh mắt ra rồi.
Lại lười phải hông.
Còn trẻ mà lười như vậy sao mà luyện thành một thân dũng mạnh được"
- Tiếng nói của Nguyễn Bảy đem Triệu Màn Trù kéo khỏi tư thế luyện công.
Hắn ngước đầu lên thì thấy một thanh niên chầm chậm lất thất bước tới, xem chừng sắc mặt không tốt, nhưng vẫn ráng nở một nụ cười thân thiện chào:
“Buổi sáng tốt lành, hai vị ca ca!"
Rồi thanh niên cũng bắt đầu luyện công, lưng quay về phía hai người kia, như để che giấu điều gì.
Triệu Màn Tru thầm nghi hoặc trong lòng:
‘Hai mắt thâm đen như vậy! Thức khuya quá sao?
Haizz! Xem ra phải chú ý Toán Tử hơn.
Phá hoại sức khỏe như vậy’
— QUẢNG CÁO —
Hắn không biết là Nguyễn Bảy vừa mới nhếch lên môi cười trộm.
Sự việc phải nói đến thật lâu mấy năm trước.
Khi ấy Triệu Thị Thục và Triệu Màn Trù lần đầu gặp nhau trong lễ giổ tổ.
Khác với ngày lễ vừa rồi, bởi vì Chu Phù tìm mọi cách bắt bẻ hạn chế nên những năm trước đây đi giỗ tổ không được mấy người.
Cho nên trong hầu hết các trò lễ hội thi đấu cũng chỉ có loe ngoe vài đội.
Hai vĩ nữ kiệt nam hùng có thể nói là đối thủ truyền kiếp.
Có câu nói là ‘không đánh không quen biết’.
Lại có câu nói là ‘duyên trời định, ném cũng chẵng đi’.
Hai người dưỡng thành thói khắc khẩu với nhau, vừa gặp là cải, cải đến nổi dính nhau như sam, đến bây giờ lại lên chung một thuyền ra khơi thám hiểm vạn dặm xa, không biết sẽ lênh đênh trên biển cùng nhau bao nhiêu tháng ngày.
‘Trong cuộc tối, ngoài cuộc tỏ’, Nguyễn Bảy vừa nhìn là biết cặp này có vấn đề gì, thế là hắn đá mông ông Tơ đi chổ khác, cướp cuộn chỉ hồng trong tay bà Nguyệt, tự mình làm thay chuyện mối mai.
Tơ-Nguyệt làm việc có đôi, Nguyễn Bảy cũng không làm một mình.
Hắn trước tiên bắt nhịp với hội ‘đi bụi’, bởi vì Triệu Thị Thục cũng là nữ anh nhà võ, vừa gặp Diana và Danokoye thì đã thân, tựa như chị em tỉ muội đồng môn vậy.
Sau đó hắn lại cưỡng bách Võ Toán tham dự vào, cốt là để làm bia đỡ đạn.
Khá giống với Triệu Màn Trù, chàng trai Võ Toán cũng là một con người có trí tuệ sáng suốt nhưng bị tính cách chất phác thật thà che phủ, chèn ép.
Võ Toán là học trò trong Bạch Vân Am, mồ côi từ nhỏ, được Nguyễn Bỉnh Khiêm nuôi lớn, quen biết Nguyễn Bảy từ hồi còn lột trần tắm mưa, ôm nhau ho sặc sụa, lấy phân trâu ném vào mặt nhau rồi cười hà hà.
Đáng tiếc, Nguyễn Bảy tới tuổi thiếu niên thì liền đi Trường Sa, sau đó bị một đứa bé ‘hắc ám như con của quỷ’ nào đó luyện thành thói ma lanh, gian xảo.
Còn Võ Toán thì được Nguyễn Bỉnh Khiêm hết lòng dạy bảo như bao học trò khác, trưởng thành một thanh niên giỏi giang khôi ngô, văn võ toàn tài, nhưng vẫn giữ lấy tính cách chân chất thật thà trời sinh, à không, phải gọi là đất sinh, vì hắn hiền như cục đất.
Chính vì vậy mà Võ Toán, hay Thần Toán Tử, đã trở thành ‘cái khiên’ cho Nguyễn Bảy mỗi khi có vấn đề xảy ra.
Ví dụ như vừa rồi,
Đám người bàn nhau khuyên Triệu Màn Trù làm thơ tặng cho Triệu Thị Thục.
Triệu Màn Trù vốn tính thật thà, lại bị Nguyễn Bảy ‘rù quến’ hồi lâu, sớm đã biết ‘chơn ái trong tim’, hiểu được mình muốn gì, quyết chí tự cường, bỏ đi thói xấu khắc mỏ, cục mịch, chủ động theo đuổi ‘nàng thơ’.
Thế nhưng tên này vẫn giữ lại một tính xấu.
Đó là quá tự tin vào tài văn nghệ của mình.
Cho nên khi tác phẩm hoàn thành giao cho hội ‘mai mối’ thẩm định thì:
“Nghe nói Sông Nhiều con sư tử
Ai bảo Chín Núi mẹ sư vương
Chỉ mong Đổng Biên yêu sư chúa
Vậy thì trời Nam triệu năm an"
- Võ Toán đọc xong bốn câu thơ của Triệu Màn Trù mà toát cả mồ hôi hột, hắn chỉ chất phác chứ không ngốc, ngược lại, nếu đem so đấu thì tài văn thơ của hắn còn vượt qua phần lớn cử nhân ‘hiếu liêm’ ở Lạc Dương.
Hội ‘đi bụi’ cũng sinh hoạt với người Việt một thời gian không ngắn, đã bắt đầu nói được bập bẹ ngôn ngữ Việt rồi, họ vốn là những khách du lịch đây đó, tiếp xúc nhiều nên học ngôn ngữ văn hóa mới khá nhanh, đặc biệt là Marco Polo.
Sau khi nghe Marco Polo diễn giải rõ hơn ý nghĩa của bài thơ thì bộ mặt của 6 người còn lại cũng chuyển cấp độ xạm đen bình thường sang cấp độ đưa đám cả nhà.
Triệu Màn Trù dường như không nhận ra biểu hiện khác lạ của mọi người, vẫn ưỡn ngực dõng dạc khoe:
“Bài thơ này ta làm từ cách đây 5 năm, đó là lần đầu tiên ta gặp nàng.
Lần đó ta thức cả đêm mới hoàn thiện được phần dàn ý.
Sau đó lại mất 5 năm chỉnh sửa.
Đúng vậy!
Các vị nghe không sai!
Ta chỉ mới hoàn thành nó vào hôm qua thôi, sửa lại một chút ở câu cuối"
Nói rồi vỗ vai Nguyễn Bảy cười chân thành:
“Cảm ơn lão Bảy.
Nhờ đệ mà ta biết được nó chính là kết tinh của tình cảm chân thành.
Lúc đầu ta còn tưởng là ta làm bài thơ này để châm chọc nàng đó chứ"
‘Đúng vậy! Ngươi làm bài thơ này chính là để cạy khóe nàng!
Không! Ngươi làm bài thơ này là để tự sát!
Chúc mừng thi sĩ Ngố Lãng!
Ngươi vừa thành công phát minh ra một phương pháp tự sát rất thơ thẫn thẫn thơ’
Đương nhiên là Nguyễn Bảy không có đem những suy nghĩ ấy nói ra miệng, bởi vì hắn đánh không lại Triệu Màn Trù, và hắn cũng biết là tên này cực gàn và cố chấp trong vấn đề thơ ca văn nghệ.
Thế là Nguyễn Bảy lái cuộc họp sang giai đoạn bàn bạc cách đưa tặng vật này cho Nguyễn Thị Thục.
Marco Polo đề xuất:
[Trao tặng tận tay cho Nguyễn Thị Thục dưới ánh trăng lãng mạn chỉ có hai người]
Phủ quyết!
Nếu là một bài thơ hay thì không nói làm gì, chứ cái bài của Triệu Màn Trù thì đến trăng cũng phải xạm mặt chứ đừng nói là Nguyễn Thị Thục.
Diana ngõ ý:
[Chân thành đưa tặng trong sự chứng kiến của mọi người]
Phủ quyết!
Chân thành là tốt, nhưng cái bài thơ này mà trao tặng trước mặt đông người là thành châm biếm bêu rếu con gái người ta giữa chốn công cộng chứ chân thành gì.
Và hiển nhiên là ý tưởng ngáo ngơ của Colleen Duffy cũng bị phủ quyết:
[Tạo bất ngờ bằng cách giấu trong đồ ăn]
‘Nghĩ sao mà đem giấu nguyên tấm gỗ to bằng cái mặt người trong đồ ăn của chị Thục?’
Nguyễn Bảy lắc đầu nhìn cái tô cơm to bằng đầu con trâu của Colleen Duffy, có chút choáng váng.
Hắn xoa trán một hồi trong sự thúc giục của Triệu Màn Trù, tên này vẫn chưa biết mình sắp xông vào chốn nguy hiểm nghìn trùng, quả không hổ là kẻ từng phá đảo đầm thiêng Nhất Dạ hoang vu khi còn là thiếu niên choai choai.
Thở hắt một hơi, tống hết những hối hận vì mạo muội te te giành ghế của ông Tơ:
“Được rồi!
Đệ cảm thấy chị Thục cũng bắt đầu có những biểu hiện để ý đến Màn Trù ca"
Nói rồi quay sang Diana và Danokoye và được sự gật đầu công nhận của hai người.
Thế là Nguyễn Bảy nói tiếp:
“Nam mang tình, nữ có ý.
Vậy thì khỏi phải bày vẽ gì cho rách việc.
Trực tiếp luồn khe cửa đặt trong phòng của chỉ là được"
— QUẢNG CÁO —
Triệu Màn Trù lúc này lại tỏ ra ngại ngùng kiểu kỳ là:
“Nếu mà đưa tặng trước mặt thì ta làm được.
Chứ mà lén lén lút lút như vậy ta thấy kỳ kỳ sao á"
Bởi vì sự giở chứng bất tử của Triệu Màn Trù và sự đẩy đưa đưa đẩy của những kẻ lõi đời,
Cuối cùng thì nửa đêm hôm đó,
Chàng trai Võ Toán anh dũng mang theo bài thơ thần sầu lên đường đi ‘đặt bom hẹn giờ’.
- ----------------
Để giữ cho tinh thần mọi người khỏe mạnh, nhà du hành chuyên nghiệp Marco Polo đã đề xuất với Nguyễn Bảy chế tạo ra hết trò phá phách này tới trò cảm giác mạnh khác như thế.
Chỉ mong mỗi ngày trên biển cả vô ngần đều là một ngày ‘ngọt ngào dịu êm’ và nhí nhảnh như vậy.
Đứng tại mũi thuyền, Nguyễn Thị Thục đã sớm thu lại nụ cười thầm ngốc nghếch.
Nàng dang ra hai tay cố bấu víu lấy một cơn gió nhẹ thổi qua, nhưng chỉ cảm nhận được sự an bình tĩnh lặng đến bất thường của biển cả.
Hướng tầm mắt ra xa, một dãi lụa bảy sắc mờ nhạt ẩn hiện trong ánh mù, như chiếc cầu nối liền biển xanh thăm thẳm với những vầng mây nhuộm màu đỏ hồng tuyệt mỹ cuối chân trời.
Khung cảnh ấy như hiện lên từ trong chuyện cổ tích.
Có lẽ đã từng có những nhà thám hiểm lãng mạn đem nơi ấy coi là cửa thiên đường.
Tất cả họ hẵn là đã làm mồi cho cá!
“Bão sắp tới!
Thông báo các thuyền khác!
Bão sắp tới!"
- Nguyễn Thị Thục hét to.
Nàng có lẽ không đi nhiều như hội ‘đi bụi’, kinh nghiệm đi biển của nàng cũng chưa chắc nhiều như Marco Polo, người đã vòng mấy vòng Địa Trung Hải và biển Ba Tư.
Nhưng để truy tìm dấu vết ngày xưa của tổ tiên Mai An Tiêm thì Triệu Thị Thục đã có không ít lần căng buồm ra biển tử khi còn là một thiếu nữ.
Nàng quá hiểu vùng biển Đông của quê hương mình!
Và nàng cũng đủ quả đoán khi quyết định thuyết phục mọi người căng buồm quạt chèo, dùng hết tất cả mọi cách để tăng tốc đoàn tàu.
Không phải để né qua cơn bão.
Triệu Thị Thục không kiêu ngạo đến vậy.
Mà là …
Sau 3 canh giờ, lúc này mới sắp tới giữa buổi chiều (15h kém).
Phương đông bắt đầu hiện lên sắc màu u ám, ngọn sóng bắt đầu thở mạnh phì phò, con mãnh thú thời hồng hoang đang tiến tới gần.
Đoàn thuyền vẫn đang lao vun vút, các thuyền viên vẫn đang đánh máu gà, một nhóm lại một nhóm thay phiên nhau, ai làm việc nấy, phối hợp cũng xem như thuận lợi, không có sơ xót gì đáng kể.
Đó là nhờ sự sắp xếp chu toàn từ trước khi lên thuyền, đem phân phối mỗi chiếc thuyền đều có đủ người già dày dặn kinh nghiệm và người mới ra biển lần đầu, giao nhiệm vụ cho họ làm việc cùng nhau, ban thưởng khuyến khích họ chỉ dạy lẫn nhau.
Dùng kẻ ‘đi trước’ giáo người ‘đi sau’, dùng kẻ giỏi dang dẫn đám chưa bằng.
Trãi qua hơn nửa tháng lênh đênh trên biển thì đám người đã luyện thành một khối sắt vững chắc.
Trận bão hôm nay nếu không thể đem họ đánh bại thì có lẽ sẽ trở thành hòn đá mài, đem những góc cạnh khiếm khuyết của khối sắt ấy chà nhẵn phần nào.
Nếu chuyến hành trình này thành công thuận lợi, thì khi trở về bến Vân Đồn vào một ngày nào đó, đoàn thuyền này sẽ là những khối huyền thiết ngàn năm bóng loáng màu ngọc trai đen.
Gió bắt đầu nổi lên nhanh chóng dũng mãnh, đem buồm thổi căng đét, đẩy mạnh tốc độ của thuyền nhưng đồng thời cũng dấy lên một mối nguy hiểm khôn cùng.
“Phải hạ buồm khẩn cấp nếu không thì rách buồm mất!"
Mấy lão thuyền viên kỳ cựu la lên.
Nhưng Triệu Thị Thục còn hô to hơn, như muốn át cả tiếng gió:
“Sắp tới rồi!!! Cố gắng giữ vững thêm một chút nữa!!!"
Nhìn thái độ vô cùng quả quyết và tự tin của Triệu Thị Thục, các thuyền viên như được tiếp thêm động lực, ai lại vào việc nấy, càng cẩn thận, càng nhiệt huyết, nhưng đồng thời cũng càng thư thái, thoải mái nên cũng ít xảy ra lỗi lầm hơn khi phối hợp với nhau và khi ứng phó bất ngờ.
Có thể làm được như vậy không phải do Triệu Thị Thục là trưởng đoàn tàu.
Mà là vì nàng đã sớm đã lập nên uy vọng của mình từ những ngày tập dợt trước khi lên đường, lại thêm nàng chính là người đầu tiên phát hiện ra dấu hiệu của cơn bão, nhờ đó mà bọn họ có thể chuẫn bị sớm và bỏ chạy được một đoạn đường dài đến như vậy.
Chỉ duy có Nguyễn Bảy là phát hiện lạ thường, khuôn mặt hắn vô cùng ngưng trọng.
Nguyễn Bảy là một trong những người tích cực hỗ trợ Nguyễn Thị Thục giành được chức trưởng đoàn trong kỳ tập huấn, và cũng là một trong những kẻ gần gũi nhất nhì với nàng suốt thời gian vừa qua vì tật tài lanh giành việc ông Tơ.
Bởi vậy Nguyễn Bảy có thể phát hiện ra sâu trong khóe mắt của Nguyễn Thị Thục cũng đã bắt đầu hiển hiện lên cảm giác gấp gáp.
Cũng may, hoặc nói là
Trời không phụ người xứng đáng …
“Tới rồi.
Tới rồi!!!"
“Aaaaa! Hahaha!"
Một người reo rồi trăm người hò, đoàn thuyền phấn khởi hướng về phía xa xa.
Nơi ấy nhô lên trên mặt biển một dãi cát vàng dài hàng dặm.
“Rầm!!!"
Một tiếng sấm vang dội ngàn dặm tựa như tiếng gầm rú của con mãnh thú sắp để vụt mất con mồi.
- ----------
Họ neo đậu tàu thuyền trong một vịnh bãi ‘an toàn’, có lẽ vậy, khó mà nói được chắc chắn vì chẵng biết cơn bão này sẽ cuồng bạo đến mức nào.
Một số vật tư thiết yếu được mang lên đảo để ngừa tình huống xấu nhất.
Vài người quay đầu ngoảnh lại thì chỉ thấy mặt biển như đang rung lắc dữ đội.
Từng ngọn sóng trắng xanh vút cao như những chiếc răng nanh của thuồng luồng khổng lồ.
Và trong hương vị sắc lẹm của giông gió là một mùi sát phạt của hồng hoang dã thú.
‘Nó’ không chấp nhận thả chạy con mồi!
‘Nó’ muốn đem cả hòn đảo cát vàng nuốt trọn!
Ai cũng biết vậy, những chẵng ai lo sợ gì cho cam.
Bởi vì hòn đảo cát vàng ấy đã trở thành phòng tuyến cuối cùng của họ, chỉ có thể tin tưởng, không thể khuất phục, không thể lùi bước, càng không có ai cho phép mình đầu hàng.
Chẵng mấy chốc, toàn bộ thời không đã hoàn toàn phủ lên bức màn chiến trận.
— QUẢNG CÁO —
Nước mưa ào ào cuồng mãnh như đổ xuống từ sông ngân hà, mang theo mười vạn thiên binh thiên tướng, không ngừng không nghỉ công thành.
Nhưng
Dẫu cho sóng đánh như trăm ngàn chiến xa xung trận,
Dẫu cho gió rít như ngàn vạn mũi tên lao nhanh,
Dẫu cho sấm giật như thiên thần tự mình nổi trống trợ uy,
Thì hòn đảo cát vàng vẫn vững chãi như thành đồng vách sắt chẵng hề suy suyển.
- -----------
“Nếu như tự nhiên có linh hồn, thì nàng tất nhiên là một người mẹ nhân từ và yêu quý sinh mệnh.
Bởi nếu không phải như vậy, thì đã chẵng có lấy một sinh linh nào hiện lên trong trần thế này ngay từ thuở ban đầu.
Có lẽ đôi lúc, để cho thế giới vẫn chuyển nhịp nhàng vì một tương lai phồn vinh xa hơn, nàng buột phải làm mưa làm bão, nổi giông nổi gió.
Nhưng chỉ cần những sinh linh nhỏ bé có thể vượt qua được thì phần thưởng của họ sẽ là vô hạn …"
Những nét chữ ngoáy của nhà lữ hành hiện lên thoăn thoắt trên mặt sách giấy trắng, một thứ bảo vật vô giá, món quà của một người bạn nhỏ bác tuệ nhân ái mà nhà lữ hành đã gặp được trên chặng đường khám phá của mình.
“Là gì vậy Marco?"
- Nguyễn Bảy láo liên săm soi người đồng đội đồng chí.
Mặc dù bị nhìn lén khi đang cởi tr.ần viết lách nhật ký nhưng Marco Polo cũng không dè chừng khó chịu mà nở một nụ cười lung lay rau quai nón:
“Đồng đội, đoàn kết, dũng cảm, kiên trì, kinh nghiệm, tri thức, kỹ thuật, …"
Nghe Marco Polo liệt kê ra hàng loạt các đức tính, Nguyễn Bảy cũng phì cười gật đầu:
“Quả là những món quà vô hạn của tạo hóa"
Những tia nắng ấm áp rãi năng lượng đất trời lên bờ cát vàng kim, ánh vào những múi cơ bóng lưỡng của những nam thanh đang phơi áo hong người.
Khung cảnh ấy hẵn sẽ đi vào ký ức của những con người trên hòn đảo này như là một màu vàng lãng mạn của một thời hoàng kim.
Lấy Marco Polo và Nguyễn Bảy làm ví dụ,
Quan hệ của họ đã thân hơn bao giờ hết.
Có lẽ ở một khía cạnh nào đó thì còn thân hơn cả với Hoàng Hùng, người không chỉ là chúa công của Nguyễn Bảy mà cũng là người bạn thân đã trao cho Marco Polo những quyển vở giấy trắng mới sản xuất đợt đầu trước khi đoàn thám hiểm lên đường.
Mối quan hệ ấy là mối quan hệ giữa những con người chia sẽ với nhau một chí hướng yêu thích chung, và cùng sát cánh bên nhau vượt qua gian nguy để hướng tới ước mơ chung ấy.
Đồng đội, đồng chí!
Một niềm khát khao khám phá không có tận cùng, một cuộc hành trình sóng gió chẵng bao giờ lùi!
Người, thuyền, và đảo nắm chặt tay nhau kiên trì giữ vững phòng tuyến cuối cùng suốt hai ngày đêm.
Rồi giông tố cũng tan, và biển cả lại trở về làm một mặt gương hiền hòa phản chiếu bầu trời trong xanh như nước mắt Mị Châu.
Nhiều năm về sau, khi con của Marco Polo mở ra cuốn nhật ký của cha mình, hắn đã sinh lòng yêu thích với cái tên ‘tàu ngọc trai đen’ từ đó.
Nhưng đó là chuyện rất lâu rất lâu về sau.
Còn bây giờ thì chuyến hành trình sẽ lại phải tiếp tục.
Mục đích của họ không nhiều:
Vẽ hải đồ biển Đông và cắm cờ trên tất cả những hòn đảo trãi qua để đánh dấu cho sự hiểu biết của người Việt đối với biển cả quê hương.
Nếu chẵng phải vì thế thì đoàn thuyền hoàn toàn có thể đi gần bờ, dọc theo đường biển Nhật Nam hướng về Chân Lạp, chứ đâu cần mạo hiểm chơi trò rượt bắt với thiên tai.
Nói thì đơn giản như vậy, thậm chí khi mới nghe thì rất nhiều người tham dự vào buổi đàm luận thành lập đoàn thám hiểm đều không đồng tình.
Cũng may là vợ chồng Lạc-Hoàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lạc Lương và cả Triệu Thị Thục đều đứng về phía Hoàng Hùng.
Đúng vậy!
Việc rời khỏi bờ biển, chọn một chuyến hành trình gian nguy như vậy là ý tưởng của Hoàng Hùng.
Nhưng hắn không điên!.
Truyện Việt Nam
Nếu hắn điên thì đã không có nhiều trí giả ủng hộ hắn như vậy!
Việc này phải nói lên từ việc thành lập đoàn thám hiểm.
Nói cho cùng thì đầu to vẫn thuộc về khối Giang Nam, nếu cứ theo cái chiều hướng phát triển bình thường thì Giang Nam sẽ cầm trịch công việc mậu dịch này, thậm chí có thể dần dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào mảnh đất Âu Lạc nhỏ bé.
Bởi vì Giang Nam có tiền, có kỹ thuật, thiên thời và nhân hòa phối hợp tốt thì đủ để vòng qua địa lợi nếu như địa lợi không quá đầy đủ.
Đó là một mối nguy!
Bởi vì mặc dù khối Giang Nam hiện giờ vẫn tính là phe ta nhưng rất khó nói thành người nhà bởi một khi lá cờ phản Hán dấy lên thì chỉ sợ rằng rất nhiều thành phần trong khối Giang Nam sẽ đung đưa không ngừng.
Dự biến xấu nhất là Trường Giang thất thủ phải lui về Ngũ Lĩnh.
Nếu việc đó xảy ra thì không còn trông chờ gì được vào khối Giang Nam nữa cả.
Cho nên muốn độc lập thì phải đủ mạnh, đủ sức để đứng riêng một mình.
“Vậy nên nhiệm vụ của đoàn thám hiểm không phải chỉ đơn thuần là phát triển mậu dịch làm giàu nhất thời,
Mà còn phải mở ra kỷ nguyên hàng hải cho người Việt,
Tạo tiền đề cho dân tộc ta tiến tới kiểm soát biển Đông, thu được lợi ích tự chủ dài lâu.
Một ngày cờ nước Việt rợp biển Đông, thì cũng là lúc dân giàu nước mạnh chẵng còn sợ những kẻ thù xâm lăng hèn kém nữa.
Độc lập cần tự cường, tự cường mới độc lập!"
- Hoàng Hùng đã nói như thế, và đó cũng là câu chốt khiến cho số cánh tay ủng hộ kế hoạch này áp đảo phe phản đối.
Lâu lâu quăng quote cuối chương, ai nhớ quợt hôn?
Thiệt ra thì lúc đầu quất bài La Mer trong Mr.
Bean’s Holiday ở đầu á.
Cái làm đến cuối nghĩ nghĩ lại đổi.
“Nơi anh đến là biển xa
Nơi anh tới ngoài đảo xa
Từ mảnh đất quê ta
Giữa đại dương
Mang tình thương quê nhà.