Việt Bắc - Tố Hữu
Đề bài 1: Phân tích thơ của Tố Hữu gắn liền với cách mạng Việt Nam
Trình bày ngắn gọn nội dung các tập thơ của Tố Hữu gắn liền với những chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam.
Bài làm
Cuộc đời Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đời đấu tranh cách mạng nên các chặng đường thơ của ông cũng song hành với những giai đoạn đấu tranh ấy, đồng thời thế hiện sự vận động trong tư tưởng và phát triển trong nghệ thuật của nhà thơ.
Tố Hữu đã có rất nhiều những tập thơ đi cùng năm tháng, dõi theo từng bước đấu tranh giành độc lập và phát triển của đất nước. Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng". Tập thơ “Từ ấy" là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu, gồm có ba phần "Máu lửa", "Xiềng xích" và "Giải phóng", tương ứng với ba chặng đường trong mười năm hoạt động cách mạng của nhà thơ
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim"
“Máu lửa" là tiếng ca hớn hở của một tâm hồn được giác ngộ lý tưởng. Nhà thơ đã nhận ra sự áp bức, bất công của xã hội và thân phận của con người lao khổ. Ông hướng tâm hồn mình đến cảm thông với những Em bé mồ côi, Lão đầy tớ, Cô gái giang hồ, Em bé đi ở.. và khơi dậy ở họ lòng căm thù, ý chí chiến đấu và niềm tin Thánh liệt ở tương lai, “Phần Xiềng" xích gồm 30 bài sáng tác trong thời gian tác giả bị giam tại nhà và đế quốc từ tháng 4 năm 1939 đến tháng ba năm 1942. Phần này như một bản quyết tâm thư của người chiến sĩ trẻ tuổi tự nhủ với lòng mình không khuất phục trước súng đạn và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, không nản chí trước mọi khó khăn.
Còn đó những cuộc tuyệt thực trong nhà lao, những cuộc chiến đấu gay gà với bán thân để vượt qua những cám dỗ thấp hèn (“Con cá chột nưa", “Tranh đấu"); là TỬ BỊ U trả ng tối của bạn tin gửi lại khi ra pháp trường (Trăng trối); là xúc cảm sao động trước tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài qua sông cửa nhà tù (“Một tiếng Tao động. Nhớ người", "Nhớ đông y, là ý chí hướng về những tấm gương hi sinh của đồng bào và chiến sĩ trong Khởi nghĩa Nam Kỳ (Bà má Hậu Giang), là tiếng nói đấu tranh góp phần với phong trào đấu tranh bên ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết (Dậy mà đi, Dậy lên thanh niên).
Nếu như xiềng xích là bản quyết tâm thư của người chiến sĩ cách mạng xác định lập trường kiên định quyết không chịu đầu hàng, khuất phục trước uy lực của kẻ thù, luôn tha thiết yêu đời khát khao tự do và hành động thì “Giải phóng" lại là sự ngợi ca nồng nhiệt tháng lợi của nhân dân, ngợi ca nền độc lốp, ngây ngất trong niềm vui “bất tuyệt" với cảm hứng dâng trào trước cuộc đời vĩ đại vĩ đại của nhân dân, dân tộc. Sau tập thơ “Từ ấy", Tố Hữu đã viết tập “Việt Bắc" như một bản hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng và những con người bình dị mà anh dũng, quả cảm đã góp phần làm nên chiến thắng, đó là các em thiếu nhi, các anh bộ đội, những người phụ nữ. Tập thơ còn ca ngợi những tình cảm điển hình của những con người kháng chiến điển hình như tình yêu nước, tình đồng bào, tình quân dân, tình cảm miền ngược với miền xuôi, lòng yêu thiên nhiên, kính yêu Đảng và Bác Hồ và niềm tin ở ngày mai tươi sáng. Vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Pháp với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hoà bình lặp lại, một nửa đất nước được giải phóng đã chắp cánh cho hồn thơ Tố Hữu bay bổng với cảm hứng sử thi mang hào khí thời đại
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên cành hoa đỏ, nên thiên sử vàng"
Và tập thơ “Việt Bắc" đã trở thành một trong những thành tựu xuất sắc nhất của văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đem lại hoà bình cho toàn miền Bắc, đất nước ta từ đây lại có thêm nhiệm vụ mới – vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất nước nhà .
“Rộn ràng thay cảnh quê hương
Nửa công trường, nửa chiến trường xôn xao"
Tố Hữu đã bám sát nhiệm vụ chính trị đó, tập thơ “Gió lộng" (1955-1961) vừa thể hiện niềm vui, tự hào và tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc, vừa bày tỏ tình cảm thiết tha với miền Nam và ý chí thống nhất nước nhà, tình cảm quốc tế rộng lớn. Thế nhưng, không phải trong niềm vui với cuộc sống hiện tại, Tố Hữu không quên nghĩ về quá khứ để bày tỏ tình cảm biết ơn ông cha và những người đi trước mở đường. Và từ đó, ta càng thấm thía hơn ân tình Cách Mạng. C - Nếu như tập thơ “Gió lộng" tiếp tục phát triển cảm hứng sử thi và khuynh hướng khái quát với một cái tôi trữ tình đa dạng hơn và một nghệ thuật biểu hiện già dặn và nhuần nhị hơn thì hai tập thơ “Ra trận" (1962-1971) và “Máu và Hoa" (1972-1977) là những chặng đường thơ của Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của dân tộc cho đến tận ngày toàn thắng. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng cả dân tộc “khắp thành thị đến nông thôn vùng lên quyết “đập tan đầu Mỹ, Nguy". Tập thơ “Ra Trận" cũng là tập thơ mà nhà thơ Tố Hữu dùng để bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn của mình đối với Bác trên chặng đường lịch sử của hơn nửa thế kỷ
“Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày
Bác Hồ từ giã cõi hôm nay
Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng
Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh bay."
Thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước luôn mang đậm tính chính luận và chất sử thi, nhiều chỗ vươn tới âm hưởng anh hùng ca như tập “Máu và hoa" – tập thơ là những suy ngẫm của nhà thơ về những hi sinh to lớn của dân tộc để tạo nên những chiến công chói lọi của lịch sử thông qua hình tượng “Máu và Hoa".
“Phải bao máu thấm trong lòng đất
Mới ánh hồng lên sắc tự hào"
Từ năm 1978, thơ Tố Hữu được tập hợp trong hai tập “Một tiếng đàn" (1992) và “Ta với ta" (1999). Trải qua những thay đổi, những trải nghiệm trong cuộc đời, nhà thơ đã bày tỏ những suy tư về cuộc sống, về lẽ đời.
Thơ Tố Hữu là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và nghệ thuật, con đường thơ của ông là con đường tìm tòi sự kết hợp hài hoà, dân tộc và cách mạng trở nên thật hài hoà trong thơ ông. Tố Hữu xứng đáng là “lá cờ đầu của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam".