Vị Vương Công Cuối Cùng
Chương 51: Đào nguyên (1)
Ngôi làng Minh Nguyệt đến dạy tên là Mục Lãng, cư dân có khoảng hai trăm hộ, ngoại trừ một vài hộ nông dân người Trung đã sống mấy đời ở đây ra thì chín mươi phần trăm đều là nông dân Nhật Bản từ Quan Tây di dân đến. Cư dân không nhiều lắm vậy nhưng khoảng cách giữa các nhà cách nhau rất xa, ruộng đồng nhà cửa của các hộ đều được xây dọc theo một con sông, hình dạng của ngôi làng giống như một sợi dây lưng hẹp dài. Trường học được xây ở đầu đông của ngôi làng nhỏ.
Bốn năm trước, Hội Liên hiệp Nhật kiều đã tài trợ phần lớn số tiền xây dựng trường học, còn dư lại là do các hộ trong làng góp vốn. Đó là một tòa nhà một tầng gạch đỏ kiểu Nhật sáng sủa rộng rãi, cửa sổ vừa cao vừa hẹp, trong phòng học có một mặt tường là tường ấm để sưởi, bọn trẻ xếp chỗ ngồi theo tuổi, lớn hơn ngồi bên trái, nhỏ hơn ngồi bên phải. Giáo viên giảng xong bài cho một bên thì giao bài tập rồi sang bên kia dạy dọc.
Trước khi Minh Nguyệt tới, ở đây đã có một cô giáo người Nhật hơn ba mươi tuổi, tên là Mukai, cô theo người chồng làm nông tới đây, lúc trước ở Nhật Bản cũng là giáo viên tiểu học trong thôn quê. Minh Nguyệt đến, ngoài việc phải dạy nói viết tiếng Trung cho bọn trẻ thì còn phải chia nhau dạy các tiết âm nhạc và mỹ thuật cùng cô Mukai.
Chương trình học chủ yếu đều xếp vào buổi sáng vì buổi trưa sau khi tan học, có một vài đứa trẻ lớn tuổi hơn còn phải về nhà đỡ đần việc đồng áng. Có một cậu bé mười một tuổi tên là Asano Taro, mỗi ngày đến lớp học dưới chân đều đi một đôi giày vải rất sạch sẽ. Không lâu sau Minh Nguyệt phát hiện ra đến trưa, nàng vừa nói “Tan học", động tác đầu tiên của Asano Taro sẽ là cởi giày, sau đó bỏ đôi giày vào cặp sách may bằng vải bố, bản thân thì đi chân đất về nhà ở đầu tây làng – đôi giày kia cậu chỉ có thể đi lúc vào lớp, khi đi đường và chạy bộ tuyệt đối không thể đi. Khi đi chân trần, lần nào thi chạy cậu bé cũng về nhất, ấy vậy mà cứ đi giày vào chạy là y như rằng sẽ ngã sấp mặt.
Em trai cậu Jiro mới khoảng sáu tuổi, mỗi ngày đều mang một nắm bột ngô tới trường, đó là bữa trưa của nó. Sau khi ăn nắm bột ngô cùng nước nóng xong, buổi chiều Jiro sẽ đọc sách tập viết trong phòng học, rất chăm chỉ. Minh Nguyệt trò chuyện với nó, biết hai đứa còn có một em trai nữa tên là Saburo, sau khi ra đời không lâu, mẹ ra đồng làm việc, đặt đứa bé trong giỏ để trên bờ ruộng, cấy mạ một hồi quay lại đã không thấy con mình đâu.
Chuyện này nếu đặt trong quá khứ, Minh Nguyệt nghe xong hẳn sẽ cảm thấy buồn bã thương cảm, nước mắt ngắn nước mắt dài một trận. Giờ nhìn lại, cũng chẳng có gì lớn, thậm chí còn có thể mỉm cười. Giày của Taro và Saburo bị đánh cắp kỳ thực đều là cảnh ngộ và cuộc sống muôn hình vạn trạng, nhìn ở góc độ này thấy chúng thật nghèo khổ và đáng buồn, nhìn theo góc độ khác, người có như ý hay không khó mà xác định được trong nhất thời, lúc này ở bụng sóng lúc sau có thể là đỉnh sóng, cũng có thể sẽ từ từ trượt dốc xuống thâm cốc.
Uông Minh Nguyệt hai mươi ba tuổi đã không còn cơm ngon áo đẹp, không ở đình đài hiên tạ, nhưng lại dần trở nên bình tĩnh khoáng đạt hơn.
Hôm đó nàng đang chép bài thơ cổ lên bảng đen, chợt nghe sau lưng “rầm" một tiếng, gần như đồng thời, tiếng bọn nhỏ la gọi cất lên: Cô giáo! Cô giáo! Asano Jiro ngất xỉu! Minh Nguyệt chạy xuống bục giảng, bế đứa bé kia lên, rờ tay lên trán nó thăm dò, nóng rẫy. Taro ngồi gần tường ấm bên kia đã chạy tới, cuống đến giậm chân: Đêm qua đã phát sốt, bảo nó đừng tới, nó lại không nghe. Minh Nguyệt nghĩ nửa sau buổi học còn hai tiết của cô Mukai, không thể để Taro chăm chỉ hiếu học phải nghỉ được, bèn quyết định tự mình đưa Jiro về nhà.
Nàng dùng bao vải bọc đồ buộc đứa nhỏ lên lưng, đặt đầu nó tựa vào vai mình rồi lên đường, vừa đón gió vội vàng rảo bước, vừa thỉnh thoảng quay đầu lại gọi tên Jiro, còn nói chuyện với nó. Hơi thở nóng hổi của đứa trẻ phả lên mặt nàng, trong lòng nàng còn nghĩ có khi nào là mắc bệnh truyền nhiễm hay không, lúc sau lại nghĩ Jiro phát sốt thế này, hẳn là bị cảm chứ không phải bệnh truyền nhiễm, chắc sẽ không có vấn đề gì. Nhưng cùng lúc đó, trong phòng học, một đứa trẻ khác cũng cảm thấy cổ họng ngưa ngứa, bắt đầu ho khan…
Minh Nguyệt sau đó bị ốm cũng không phải lây từ Asano Jiro. Jiro cũng không phải đứa bé đầu tiên bị bệnh. Vi-rút cảm cúm sinh sôi từ một con mèo lây cho chủ nhân nhỏ của nó, chủ nhân nhỏ này mang theo vi-rút tới trường, những đứa trẻ thể chất yếu phát bệnh trước rồi sau đó nhiều đứa khác cũng bắt đầu ốm sốt ho khan. Đến ngày thứ ba, mười hai đứa trẻ bị bệnh nằm liệt giường không dậy nổi, không thể tới đi học. Cô Mukai quyết định cho cả trường nghỉ học, trưởng làng vội vã đánh xe la mời một thầy lang biết châm cứu kê đơn từ thôn lớn cách đó vài chục dặm tới. Minh Nguyệt cùng thầy lang không biết nói tiếng Nhật đi xem bệnh cho từng đứa trẻ, đêm khuya, nàng trở lại chỗ ở của mình bên cạnh trường học, chỉ cảm thấy lưng vai mỏi nhừ, đến cả mặt cũng không buồn rửa, cứ thế chui vào trong tấm chăn lạnh băng, run cầm cập đi ngủ.
Tháng Tư rét nàng Bân, mây trĩu xuống nặng trịch, sắc trời tối âm u, khoảng tám, chín giờ bắt đầu đổ tuyết lớn, tuyết rơi như lông ngỗng. Cha Asano Taro từ ruộng trở về, ngồi ở nhà vừa sửa chữa các loại nông cụ lớn nhỏ, vừa nói với vợ đang sắc thuốc cho Jiro, một mùa đông chỉ đổ hai trận tuyết dài, trận này tới rất đúng lúc, vừa vặn che phủ lúa mạch non trong ruộng. Vợ y nói, hi vọng trận tuyết này có thể mang bệnh tật của con mình đi.
Họ đang trò chuyện thì cửa nhà vang lên tiếng gõ. Asano ra mở cửa, gió tuyết tấp vào mặt, người đứng ở ngoài là một chàng trai trông mặt lạ hoắc, vóc người rất cao, mặc ba-đờ-xuy màu đen, mặt cóng đến đỏ bừng, là một người Nhật nói giọng Kyoto: “Làm phiền rồi, cho hỏi đây có phải là làng Mục Lãng không ạ?"
“Đúng vậy."
“Có vị tiểu thư nào tên là Uông Minh Nguyệt không? Người Trung Quốc, tới từ Phụng Thiên."
Asano còn chưa kịp trả lời, con y Taro đã từ trong nhà chạy ra: “Có. Uông tiểu thư là cô giáo cháu."
“Tôi là bạn cô ấy, muốn đến tìm cô ấy."
Thằng bé mặc áo bông cũ nát và áo tơi đi tuyết vào: “Cháu dẫn chú đi." Cậu chuẩn bị xong xuôi rồi mới nhớ ra: “Xin hỏi chú là ai?"
“Tôi là Azuma Shuji, cũng đến từ Phụng Thiên."
Tuyết lớn đã rơi được nửa ngày, ngập rất dày, hai người bước cao bước thấp đi thẳng đến trường tiểu học của làng Mục Lãng, Taro chỉ vào một gian nhà nhỏ bên cạnh phòng học, nói: “Uông tiểu thư ở đây."
Shuji nhìn mái nhà, ống khói không có khói, cửa nhà đóng chặt, bèn hỏi Taro: “Cô ấy vẫn luôn ở nhà à?"
“Tối qua còn dẫn bác sĩ đến nhà cháu xem bệnh cho em cháu."
Shuji cởi găng tay ra gõ cửa, không có ai đáp tiếng, đẩy một cái, phát hiện ra đã khóa trong, lập tức cảm thấy không ổn, đập cửa mạnh hơn, vừa đập vừa gọi: “Minh Nguyệt tiểu thư! Uông Minh Nguyệt! Mở cửa! Tôi là Azuma Shuji! Mở cửa!"
Minh Nguyệt nằm trên giường cảm giác như nghe thấy có ai đó gọi mình, gắng sức hồi lâu vẫn không mở mắt ra được, bèn mặc kệ. Nàng đang nằm mơ, mơ thấy mình đứng lẫn trong đám đông xem cha múa lọng, nhịp chân cha vững vàng, eo lưng vững chắc, lọng càng múa càng hăng, giành được một tiếng hay vang dội. Sau nữa, cha cõng nàng lên vai, nàng cúi đầu nhìn cặp chân nhỏ bé của mình xỏ trong đôi giày đầu phượng, vẫn là dáng vẻ bụ bẫm thuở thơ bé.
Đang ấm áp vui đùa, bỗng gió lạnh thổi tới, Minh Nguyệt vẫn nhắm mắt, nhận ra mình được ôm lấy, bên tai nghe tiếng người nọ gọi tên nàng từng tiếng, vận hết sức lực cuối cùng cũng mở được mắt ra, ồ, người trước mặt này nàng quen. Là Azuma-kun sưu tập từng mảnh cánh bướm cất trong kẹp tài liệu, nhiệt tình giới thiệu quán ăn cho nàng, là Azuma-kun có đôi mắt với rèm mi dài xinh đẹp khi nhìn nàng luôn hàm chứa nụ cười dịu dàng, nhận lời mọi yêu cầu của nàng cho dù là vô lý nguy hiểm nhất, là Azuma-kun khiến nàng không sao ứng lời nổi, lúc này đang ôm chặt lấy nàng, dùng cả cơ thể che chở cho nàng, cằm áp lên vầng trán nóng bỏng của nàng, cuống quít lo lắng hỏi: “Sao vậy? Minh Nguyệt, em sao vậy?"
Giọng nàng khản đặc, cả người đau nhức, không nói nổi một chữ, chỉ yếu ớt vươn tay, nắm lấy tay anh, còn chưa nắm chặt đã mê mang thiếp đi.
Shuji buông Minh Nguyệt ra, đem hết chăn mền và cả áo khoác của mình ra đắp thật dày lên người Minh Nguyệt. Anh cùng Asano Taro vào trong sân trường lượm rơm củi, đốt giường đất và lò sưởi, nhiệt độ trong phòng nhanh chóng ấm lên. Anh đun một siêu nước lớn, tìm được đường đỏ trong tủ, pha một cốc, đợi bớt nóng rồi đỡ Minh Nguyệt dậy, từng ngụm từng ngụm bón cho nàng. Trong khoảng thời gian ấy Taro chạy về nhà, lấy hai thang thuốc cha mẹ chuẩn bị cho em trai đem sang, Shuji dùng nồi nhỏ sắc thuốc rồi lại bón cho Minh Nguyệt. Nàng chê đắng, lắc đầu tránh. Shuji một tay cầm bát thuốc, một tay đỡ sau lưng nàng, không sao cố định đầu nàng được, đành dùng trán giữ cho nàng ngồi yên, khẽ giọng khẩn cầu: “Phiền em, há miệng ra nào, có được không? Một ngụm nữa, một ngụm nữa thôi…"
Bón xong bát thuốc, Minh Nguyệt nhanh chóng đổ mồ hôi, Shuji rờ tay thăm dò, nhiệt độ cơ thể chừng như đã giảm xuống. Sắc trời đã tối, Shuji bảo Taro về nhà, anh có thể một mình ở đây chăm sóc được. Anh sửa lại then cửa ban nãy bị xô hỏng rồi xem Minh Nguyệt trong chăn có phải bị nóng không, kéo tay chân nàng ra ngoài.
Ai ngờ đến đêm, nhiệt độ cơ thể Minh Nguyệt lại tăng cao, lần này còn dữ dội hơn khi trước. Trán nàng nóng hầm hập, môi nứt nẻ, hai mắt nhắm nghiền, khớp hàm cắn chặt, cuộn người run rẩy, bát thuốc căn bản là không bón được vào. Tuyết vẫn đang rơi, không thể mang nàng đi tìm bác sĩ. Shuji nhớ tới nội dung tiết học cấp cứu hồi đại học, phương pháp trực tiếp nhất chữa trị cho bệnh nhân sốt cao là giảm nhiệt. Anh cầm chậu ra ngoài lấy tuyết mang vào nhà, dùng nước tuyết tan thấm ướt khăn mặt đắp lên trán nàng, lại lấy khăn mùi soa nhúng nước lạnh lặp đi lặp lại lau tay chân cho nàng. Nhưng vẫn vô dụng. Cả người nàng vẫn nóng rẫy như than lửa.
Phải làm sao đây? Phải làm sao đây?
Shuji nhìn Minh Nguyệt mê man bất tỉnh một hồi lâu, bắt đầu vươn tay ra cởi từng lớp từng lớp ba-đờ-xuy của mình và chăn mền ra rồi cởi đến áo bông và áo bào của nàng, bên trong chỉ để lại một lớp áo mỏng làm áo lót. Áo lót màu trắng, trên áo có vài chấm tròn nhỏ màu xanh nhạt, nói theo kiểu Nhật thì là “thủy ngọc", chất vải bông vừa mịn vừa mỏng, mơ hồ làm lộ ra đường nét cơ thể nàng, bầu ngực mềm mại mượt mà, xương chậu nhỏ hẹp, cặp chân thon dài cân đối, trên người nàng có hỗn hợp mùi mồ hôi và thảo dược, làn da láng mịn vì phát sốt mà nổi lên màu đỏ mơ màng, hệt như một đứa bé xinh đẹp. Anh quay mặt sang chỗ khác, cởi cả áo lót của nàng ra. Anh xoay người nàng lại, để nàng đưa lưng về phía mình, bắt đầu dùng mùi soa thấm nước lạnh chà lau từng tấc da thịt cơ thể nàng, mang hơi nóng đáng sợ kia đi, để nàng tỉnh lại, trở về bên anh.
Chỉ cần như vậy là đủ.
Nếu nàng trách anh vô lễ, anh sẽ kể cho nàng nghe một câu chuyện.
Bốn năm trước, Hội Liên hiệp Nhật kiều đã tài trợ phần lớn số tiền xây dựng trường học, còn dư lại là do các hộ trong làng góp vốn. Đó là một tòa nhà một tầng gạch đỏ kiểu Nhật sáng sủa rộng rãi, cửa sổ vừa cao vừa hẹp, trong phòng học có một mặt tường là tường ấm để sưởi, bọn trẻ xếp chỗ ngồi theo tuổi, lớn hơn ngồi bên trái, nhỏ hơn ngồi bên phải. Giáo viên giảng xong bài cho một bên thì giao bài tập rồi sang bên kia dạy dọc.
Trước khi Minh Nguyệt tới, ở đây đã có một cô giáo người Nhật hơn ba mươi tuổi, tên là Mukai, cô theo người chồng làm nông tới đây, lúc trước ở Nhật Bản cũng là giáo viên tiểu học trong thôn quê. Minh Nguyệt đến, ngoài việc phải dạy nói viết tiếng Trung cho bọn trẻ thì còn phải chia nhau dạy các tiết âm nhạc và mỹ thuật cùng cô Mukai.
Chương trình học chủ yếu đều xếp vào buổi sáng vì buổi trưa sau khi tan học, có một vài đứa trẻ lớn tuổi hơn còn phải về nhà đỡ đần việc đồng áng. Có một cậu bé mười một tuổi tên là Asano Taro, mỗi ngày đến lớp học dưới chân đều đi một đôi giày vải rất sạch sẽ. Không lâu sau Minh Nguyệt phát hiện ra đến trưa, nàng vừa nói “Tan học", động tác đầu tiên của Asano Taro sẽ là cởi giày, sau đó bỏ đôi giày vào cặp sách may bằng vải bố, bản thân thì đi chân đất về nhà ở đầu tây làng – đôi giày kia cậu chỉ có thể đi lúc vào lớp, khi đi đường và chạy bộ tuyệt đối không thể đi. Khi đi chân trần, lần nào thi chạy cậu bé cũng về nhất, ấy vậy mà cứ đi giày vào chạy là y như rằng sẽ ngã sấp mặt.
Em trai cậu Jiro mới khoảng sáu tuổi, mỗi ngày đều mang một nắm bột ngô tới trường, đó là bữa trưa của nó. Sau khi ăn nắm bột ngô cùng nước nóng xong, buổi chiều Jiro sẽ đọc sách tập viết trong phòng học, rất chăm chỉ. Minh Nguyệt trò chuyện với nó, biết hai đứa còn có một em trai nữa tên là Saburo, sau khi ra đời không lâu, mẹ ra đồng làm việc, đặt đứa bé trong giỏ để trên bờ ruộng, cấy mạ một hồi quay lại đã không thấy con mình đâu.
Chuyện này nếu đặt trong quá khứ, Minh Nguyệt nghe xong hẳn sẽ cảm thấy buồn bã thương cảm, nước mắt ngắn nước mắt dài một trận. Giờ nhìn lại, cũng chẳng có gì lớn, thậm chí còn có thể mỉm cười. Giày của Taro và Saburo bị đánh cắp kỳ thực đều là cảnh ngộ và cuộc sống muôn hình vạn trạng, nhìn ở góc độ này thấy chúng thật nghèo khổ và đáng buồn, nhìn theo góc độ khác, người có như ý hay không khó mà xác định được trong nhất thời, lúc này ở bụng sóng lúc sau có thể là đỉnh sóng, cũng có thể sẽ từ từ trượt dốc xuống thâm cốc.
Uông Minh Nguyệt hai mươi ba tuổi đã không còn cơm ngon áo đẹp, không ở đình đài hiên tạ, nhưng lại dần trở nên bình tĩnh khoáng đạt hơn.
Hôm đó nàng đang chép bài thơ cổ lên bảng đen, chợt nghe sau lưng “rầm" một tiếng, gần như đồng thời, tiếng bọn nhỏ la gọi cất lên: Cô giáo! Cô giáo! Asano Jiro ngất xỉu! Minh Nguyệt chạy xuống bục giảng, bế đứa bé kia lên, rờ tay lên trán nó thăm dò, nóng rẫy. Taro ngồi gần tường ấm bên kia đã chạy tới, cuống đến giậm chân: Đêm qua đã phát sốt, bảo nó đừng tới, nó lại không nghe. Minh Nguyệt nghĩ nửa sau buổi học còn hai tiết của cô Mukai, không thể để Taro chăm chỉ hiếu học phải nghỉ được, bèn quyết định tự mình đưa Jiro về nhà.
Nàng dùng bao vải bọc đồ buộc đứa nhỏ lên lưng, đặt đầu nó tựa vào vai mình rồi lên đường, vừa đón gió vội vàng rảo bước, vừa thỉnh thoảng quay đầu lại gọi tên Jiro, còn nói chuyện với nó. Hơi thở nóng hổi của đứa trẻ phả lên mặt nàng, trong lòng nàng còn nghĩ có khi nào là mắc bệnh truyền nhiễm hay không, lúc sau lại nghĩ Jiro phát sốt thế này, hẳn là bị cảm chứ không phải bệnh truyền nhiễm, chắc sẽ không có vấn đề gì. Nhưng cùng lúc đó, trong phòng học, một đứa trẻ khác cũng cảm thấy cổ họng ngưa ngứa, bắt đầu ho khan…
Minh Nguyệt sau đó bị ốm cũng không phải lây từ Asano Jiro. Jiro cũng không phải đứa bé đầu tiên bị bệnh. Vi-rút cảm cúm sinh sôi từ một con mèo lây cho chủ nhân nhỏ của nó, chủ nhân nhỏ này mang theo vi-rút tới trường, những đứa trẻ thể chất yếu phát bệnh trước rồi sau đó nhiều đứa khác cũng bắt đầu ốm sốt ho khan. Đến ngày thứ ba, mười hai đứa trẻ bị bệnh nằm liệt giường không dậy nổi, không thể tới đi học. Cô Mukai quyết định cho cả trường nghỉ học, trưởng làng vội vã đánh xe la mời một thầy lang biết châm cứu kê đơn từ thôn lớn cách đó vài chục dặm tới. Minh Nguyệt cùng thầy lang không biết nói tiếng Nhật đi xem bệnh cho từng đứa trẻ, đêm khuya, nàng trở lại chỗ ở của mình bên cạnh trường học, chỉ cảm thấy lưng vai mỏi nhừ, đến cả mặt cũng không buồn rửa, cứ thế chui vào trong tấm chăn lạnh băng, run cầm cập đi ngủ.
Tháng Tư rét nàng Bân, mây trĩu xuống nặng trịch, sắc trời tối âm u, khoảng tám, chín giờ bắt đầu đổ tuyết lớn, tuyết rơi như lông ngỗng. Cha Asano Taro từ ruộng trở về, ngồi ở nhà vừa sửa chữa các loại nông cụ lớn nhỏ, vừa nói với vợ đang sắc thuốc cho Jiro, một mùa đông chỉ đổ hai trận tuyết dài, trận này tới rất đúng lúc, vừa vặn che phủ lúa mạch non trong ruộng. Vợ y nói, hi vọng trận tuyết này có thể mang bệnh tật của con mình đi.
Họ đang trò chuyện thì cửa nhà vang lên tiếng gõ. Asano ra mở cửa, gió tuyết tấp vào mặt, người đứng ở ngoài là một chàng trai trông mặt lạ hoắc, vóc người rất cao, mặc ba-đờ-xuy màu đen, mặt cóng đến đỏ bừng, là một người Nhật nói giọng Kyoto: “Làm phiền rồi, cho hỏi đây có phải là làng Mục Lãng không ạ?"
“Đúng vậy."
“Có vị tiểu thư nào tên là Uông Minh Nguyệt không? Người Trung Quốc, tới từ Phụng Thiên."
Asano còn chưa kịp trả lời, con y Taro đã từ trong nhà chạy ra: “Có. Uông tiểu thư là cô giáo cháu."
“Tôi là bạn cô ấy, muốn đến tìm cô ấy."
Thằng bé mặc áo bông cũ nát và áo tơi đi tuyết vào: “Cháu dẫn chú đi." Cậu chuẩn bị xong xuôi rồi mới nhớ ra: “Xin hỏi chú là ai?"
“Tôi là Azuma Shuji, cũng đến từ Phụng Thiên."
Tuyết lớn đã rơi được nửa ngày, ngập rất dày, hai người bước cao bước thấp đi thẳng đến trường tiểu học của làng Mục Lãng, Taro chỉ vào một gian nhà nhỏ bên cạnh phòng học, nói: “Uông tiểu thư ở đây."
Shuji nhìn mái nhà, ống khói không có khói, cửa nhà đóng chặt, bèn hỏi Taro: “Cô ấy vẫn luôn ở nhà à?"
“Tối qua còn dẫn bác sĩ đến nhà cháu xem bệnh cho em cháu."
Shuji cởi găng tay ra gõ cửa, không có ai đáp tiếng, đẩy một cái, phát hiện ra đã khóa trong, lập tức cảm thấy không ổn, đập cửa mạnh hơn, vừa đập vừa gọi: “Minh Nguyệt tiểu thư! Uông Minh Nguyệt! Mở cửa! Tôi là Azuma Shuji! Mở cửa!"
Minh Nguyệt nằm trên giường cảm giác như nghe thấy có ai đó gọi mình, gắng sức hồi lâu vẫn không mở mắt ra được, bèn mặc kệ. Nàng đang nằm mơ, mơ thấy mình đứng lẫn trong đám đông xem cha múa lọng, nhịp chân cha vững vàng, eo lưng vững chắc, lọng càng múa càng hăng, giành được một tiếng hay vang dội. Sau nữa, cha cõng nàng lên vai, nàng cúi đầu nhìn cặp chân nhỏ bé của mình xỏ trong đôi giày đầu phượng, vẫn là dáng vẻ bụ bẫm thuở thơ bé.
Đang ấm áp vui đùa, bỗng gió lạnh thổi tới, Minh Nguyệt vẫn nhắm mắt, nhận ra mình được ôm lấy, bên tai nghe tiếng người nọ gọi tên nàng từng tiếng, vận hết sức lực cuối cùng cũng mở được mắt ra, ồ, người trước mặt này nàng quen. Là Azuma-kun sưu tập từng mảnh cánh bướm cất trong kẹp tài liệu, nhiệt tình giới thiệu quán ăn cho nàng, là Azuma-kun có đôi mắt với rèm mi dài xinh đẹp khi nhìn nàng luôn hàm chứa nụ cười dịu dàng, nhận lời mọi yêu cầu của nàng cho dù là vô lý nguy hiểm nhất, là Azuma-kun khiến nàng không sao ứng lời nổi, lúc này đang ôm chặt lấy nàng, dùng cả cơ thể che chở cho nàng, cằm áp lên vầng trán nóng bỏng của nàng, cuống quít lo lắng hỏi: “Sao vậy? Minh Nguyệt, em sao vậy?"
Giọng nàng khản đặc, cả người đau nhức, không nói nổi một chữ, chỉ yếu ớt vươn tay, nắm lấy tay anh, còn chưa nắm chặt đã mê mang thiếp đi.
Shuji buông Minh Nguyệt ra, đem hết chăn mền và cả áo khoác của mình ra đắp thật dày lên người Minh Nguyệt. Anh cùng Asano Taro vào trong sân trường lượm rơm củi, đốt giường đất và lò sưởi, nhiệt độ trong phòng nhanh chóng ấm lên. Anh đun một siêu nước lớn, tìm được đường đỏ trong tủ, pha một cốc, đợi bớt nóng rồi đỡ Minh Nguyệt dậy, từng ngụm từng ngụm bón cho nàng. Trong khoảng thời gian ấy Taro chạy về nhà, lấy hai thang thuốc cha mẹ chuẩn bị cho em trai đem sang, Shuji dùng nồi nhỏ sắc thuốc rồi lại bón cho Minh Nguyệt. Nàng chê đắng, lắc đầu tránh. Shuji một tay cầm bát thuốc, một tay đỡ sau lưng nàng, không sao cố định đầu nàng được, đành dùng trán giữ cho nàng ngồi yên, khẽ giọng khẩn cầu: “Phiền em, há miệng ra nào, có được không? Một ngụm nữa, một ngụm nữa thôi…"
Bón xong bát thuốc, Minh Nguyệt nhanh chóng đổ mồ hôi, Shuji rờ tay thăm dò, nhiệt độ cơ thể chừng như đã giảm xuống. Sắc trời đã tối, Shuji bảo Taro về nhà, anh có thể một mình ở đây chăm sóc được. Anh sửa lại then cửa ban nãy bị xô hỏng rồi xem Minh Nguyệt trong chăn có phải bị nóng không, kéo tay chân nàng ra ngoài.
Ai ngờ đến đêm, nhiệt độ cơ thể Minh Nguyệt lại tăng cao, lần này còn dữ dội hơn khi trước. Trán nàng nóng hầm hập, môi nứt nẻ, hai mắt nhắm nghiền, khớp hàm cắn chặt, cuộn người run rẩy, bát thuốc căn bản là không bón được vào. Tuyết vẫn đang rơi, không thể mang nàng đi tìm bác sĩ. Shuji nhớ tới nội dung tiết học cấp cứu hồi đại học, phương pháp trực tiếp nhất chữa trị cho bệnh nhân sốt cao là giảm nhiệt. Anh cầm chậu ra ngoài lấy tuyết mang vào nhà, dùng nước tuyết tan thấm ướt khăn mặt đắp lên trán nàng, lại lấy khăn mùi soa nhúng nước lạnh lặp đi lặp lại lau tay chân cho nàng. Nhưng vẫn vô dụng. Cả người nàng vẫn nóng rẫy như than lửa.
Phải làm sao đây? Phải làm sao đây?
Shuji nhìn Minh Nguyệt mê man bất tỉnh một hồi lâu, bắt đầu vươn tay ra cởi từng lớp từng lớp ba-đờ-xuy của mình và chăn mền ra rồi cởi đến áo bông và áo bào của nàng, bên trong chỉ để lại một lớp áo mỏng làm áo lót. Áo lót màu trắng, trên áo có vài chấm tròn nhỏ màu xanh nhạt, nói theo kiểu Nhật thì là “thủy ngọc", chất vải bông vừa mịn vừa mỏng, mơ hồ làm lộ ra đường nét cơ thể nàng, bầu ngực mềm mại mượt mà, xương chậu nhỏ hẹp, cặp chân thon dài cân đối, trên người nàng có hỗn hợp mùi mồ hôi và thảo dược, làn da láng mịn vì phát sốt mà nổi lên màu đỏ mơ màng, hệt như một đứa bé xinh đẹp. Anh quay mặt sang chỗ khác, cởi cả áo lót của nàng ra. Anh xoay người nàng lại, để nàng đưa lưng về phía mình, bắt đầu dùng mùi soa thấm nước lạnh chà lau từng tấc da thịt cơ thể nàng, mang hơi nóng đáng sợ kia đi, để nàng tỉnh lại, trở về bên anh.
Chỉ cần như vậy là đủ.
Nếu nàng trách anh vô lễ, anh sẽ kể cho nàng nghe một câu chuyện.
Tác giả :
Tg Mậu Quyên