Vị Khách Lúc Nửa Đêm
Chương 32
Bà ngoại nhận ra nét lo âu hiếm gặp trên khuôn mặt Tông Anh, mặc dù không rõ vì sao, nhưng sự lo âu này ít nhất có thể chứng minh quan hệ của hai người không tầm thường.Nếu Tông Anh khó tìm hiểu như tường đồng vách sắt, vậy chỉ có thể tìm điểm đột phá khác, không còn nghi ngờ gì nữa, cậu thanh niên thoạt nhìn ôn hoà lạc hậu trước mắt chính là lựa chọn tốt nhất…
Bà ngoại lập tức quay đầu lại, đưa ra kết luận, mỉm cười nói với Thịnh Thanh Nhượng: “Hoá ra hôm qua Tông Anh mua quần áo để tặng cậu, xem ra hai đứa biết nhau, tôi nhớ hình như hôm trước đã gặp cậu ở đại sảnh rồi thì phải?"
Trí nhớ của bà ngoại phi thường tốt, căn bản không dễ lừa gạt, không đợi hai người trả lời, ngay sau đó lại hỏi tiếp: “Hôm qua cậu đến đây từ mấy giờ?"
Bà ngoại biết rõ mà vẫn cố tình vạch trần, Thịnh Thanh Nhượng nóng lòng thoát thân, nhưng vẫn phải duy trì bình tĩnh, lúc anh không thể trì hoãn thêm nữa, người đứng ra lại là Tông Anh.
Trong khi Thịnh Thanh Nhượng nhanh chóng nghĩ cách trả lời bà ngoại, Tông Anh đột nhiên bước ra ngoài, tiến lên kéo anh lại, cố ra vẻ thân mật bằng cách nắm chặt tay anh, lại quay đầu nói với bà ngoại: “Cháu có chút việc muốn nói với anh ấy, bà ngoại, bà chờ một lát nhé."
Nói xong, cô không buông tay, cứ thế ôm chặt eo Thịnh Thanh Nhượng, bước nhanh về phía trước, ghé sát bên người anh, hạ giọng nói: “Không kịp rồi, anh mau đi đi. Hơn bảy mươi năm trước, đây là nơi nào?"
Thịnh Thanh Nhượng chỉ có thể cúi đầu, phối hợp với chiều cao của cô, nhanh chóng đáp: “Cũng là một khách sạn, nhưng chỉ có tầng bảy."
Tông Anh ngẩng đầu nhìn đèn chỉ thị số tầng của thang máy, thang máy dừng ở tầng 21, chậm chạp không chịu xuống, cô nhíu mày, quyết định đẩy cửa lối thoát hiểm, kéo Thịnh Thanh Nhượng chạy xuống thật nhanh…
Mãi đến khi tấm biển nền đen với ký tự “7F" màu vàng xuất hiện, cô mới dừng bước, tiếng túi giấy quẹt qua góc cầu thang đột nhiên vang lên, quần áo rơi khỏi túi.
Thịnh Thanh Nhượng đang định xoay người lại nhặt, Tông Anh nhìn đồng hồ, nói: “Anh Thịnh, không cần để ý đến nó." Cô nói, đoạn ngẩng đầu nhìn anh: “Còn năm giây thôi."
Có thể làm gì trong năm giây đây?
Cô hít thở dồn dập, Thịnh Thanh Nhượng cũng thở hổn hển, một người tim đập 10 nhịp, một người tim đập 11 nhịp, không ai kịp nói một câu hoàn chỉnh, khoảnh khắc buông tay nhau ra chính là lúc cáo biệt.
Trong hành lang chỉ còn tiếng hô hấp của mình Tông Anh, một chiếc túi giấy bị rách và một chiếc áo sơ mi được thay ra.
Tại khoảnh khắc Thịnh Thanh Nhượng biến mất, anh lại xuất hiện trên tầng thượng một khách sạn lớn ở Nam Kinh năm 1937, trước mắt không còn bóng dáng Tông Anh và hành lang mờ tối, thay vào đó là đường chân trời mờ mịt ở Nam Kinh, mây đen cuồn cuộn, trải rộng khắp trời, không khí ẩm ướt như thể vắt được ra nước.
6 giờ 01 phút, tại hai thời đại khác nhau, hai tiếng thở dài khe khẽ vang lên gần như cùng lúc.
Một người nghĩ cách rời khỏi sân thượng trước khi mưa rào ập đến, một người khom lưng nhặt chiếc áo sơ mi rơi ở góc cầu thang, ổn định nhịp thở rồi quay lại tầng 21.
Lúc Tông Anh trở về, bà ngoại đang đứng ở cửa đợi cô, mặt mũi tươi cười hỏi: “Sao cháu lại về một mình vậy? Cậu thanh niên kia đâu?"
Tông Anh đáp lấy lệ: “Anh ấy có chút việc gấp, bị bạn bè gọi đi rồi ạ."
Bà ngoại tỏ vẻ hiếu kỳ: “Cậu ấy thoạt nhìn rất được, hai đứa biết nào từ lúc nào?"
Tông Anh nói: “Được một thời gian rồi ạ."
Bà ngoại lại hỏi: “Vậy tại sao hôm qua lại giả vờ là không quen nhau?"
Tông Anh không thể lấp liếm thêm được nữa, khô khốc đáp bốn chữ: “Anh ấy mắc cỡ."
Tông Anh nói vậy lại khiến bà ngoại càng hứng thú hơn, nhưng bà biết dù có hỏi nữa cũng không được gì, liền chấm dứt tại đây, cuối cùng chỉ bổ sung một câu: “Bảo cậu ấy nếu có thời gian thì cùng ăn một bữa cơm nhé."
Tông Anh hàm hồ trả lời, quay về phòng nhét áo sơ mi bẩn vào túi đựng đồ chuẩn bị giặt, nhanh chóng viết đơn giặt quần áo, quay đầu đổi chủ đề mới, để điều tiết bầu không khí thậm chí còn cố ý đổi xưng hô: “Bà Phương, xin hỏi hôm nay bà muốn đi đâu?"
Bà ngoại ngồi xuống đeo kính lão, lấy sách du lịch ra, đột nhiên chỉ vào nhà tưởng niệm vụ đại thảm sát, nói: “Cháu dẫn bà đến đây đi, năm 37 anh cả của bà mới 6 tuổi, được bác cả dẫn đến Nam Kinh thăm người thân, nhưng một đi không trở về, cuối cùng không rõ được chôn cất ở đâu."
Bàn tay nhiều nếp nhăn thong thả vuốt ve tấm ảnh, lúc nhớ đến chuyện cũ khó tránh khỏi thương cảm.
Bầu không khí nhất thời trầm trọng hơn, Tông Anh im lặng thay quần áo, dẫn bà xuống tầng dưới ăn sáng, sau đó xuất phát đến nhà tưởng niệm cuộc đại thảm sát.
Nến thờ dưới những cái tên toả sáng trong gió sớm, trên cây thập tự giá in rõ 13/12/1937 – 1/1938.
Đối với Thịnh Thanh Nhượng, ngày 13 tháng 12 sắp đến gần. Nhưng trước khi ngày đó đến, Thượng Hải đã sa vào tay giặc…
Nhìn ngày tháng trên tường, Tông Anh nghĩ, những người mà mình biết sẽ đi trên con đường ra sao?
Cảm giác bất lực khi lịch sử bị niêm phong bỗng ập tới, vì vậy, sau khi ra khỏi nhà tưởng niệm, Tông Anh vẫn giữ dáng vẻ không phấn chấn. Bà ngoại cũng nhận ra cảm xúc Tông Anh đi xuống, liền đề nghị đến miếu phu tử đi dạo một vòng, sau cùng, giữa đám đông náo nhiệt, cô cũng tìm lại chút sức sống thuộc về nhân gian.
Hành trình ở Nam Kinh đến đây là kết thúc.
Theo kế hoạch ban đầu, mai là ngày trả phòng về Thượng Hải, nhưng Tông Anh định đưa Thịnh Thanh Nhượng về Thượng Hải vào khuya hôm nay, ngày mai đi tàu cao tốc từ sáng sớm tới đón bà ngoại.
Ăn cơm tối cùng bà ngoại xong, cô đi trả phòng cho Thịnh Thanh Nhượng, sau đó nói với bà ngoại: “Tối nay cháu có việc phải về Thượng Hải gấp, sáng mai cháu đi tàu cao tốc tới đón bà được không ạ?"
“Đã đi sao không đi cùng luôn?" Bà ngoại ngẩng đầu nhìn cô, “Đi thêm một chuyến quá phiền phức."
“Nhưng buổi tối bà cần nghỉ ngơi."
“Ngồi trong xe cũng có thể nghỉ ngơi, huống chi buổi tối cháu đi đường cao tốc một mình, bà không yên tâm."
Bà ngoại gặp chiêu phá chiêu, Tông Anh chỉ có thể đáp: “Trong xe còn có một người nữa, bà đừng lo."
Thấy cô nói vậy, bà ngoại càng không chịu chờ ở Nam Kinh một mình: “Có phải cậu thanh niên sáng nay không? Cậu ấy cũng về Thượng Hải với cháu à?"
Tông Anh biết không trốn tránh được nữa, trả lời: “Vâng ạ."
Bà ngoại lập tức đứng lên: “Vậy bà đi thu dọn hành lý ngay đây, cháu đi trả phòng đi."
Bà tỏ thái độ rất kiên quyết, Tông Anh không còn cách nào khác, chỉ nói: “Bà đi tắm trước đi, bây giờ còn sớm, phải mười giờ anh ấy mới đến."
Mặc dù cảm thấy lạ, nhưng bà ngoại không nghi ngờ quá nhiều, nghe lời Tông Anh đi tắm rửa, thong thả thu dọn hành lý, cùng Tông Anh xuống tầng dưới chờ.
Trong đại sảnh người đến người đi, đêm càng sâu người càng ít, bà ngoại nhìn chằm chằm đồng hồ treo tường của khách sạn, vừa thấy kim đồng hồ chỉ vào số mười hai, liền lo lắng hỏi: “Sao cậu thanh niên kia còn chưa đến? Cháu đã hẹn trước với cậu ấy chưa, có cần gọi điện thoại hỏi lại không?"
Tông Anh lấy di động ra, lại không biết phải gọi cho ai. Có lẽ nên đưa cho anh một chiếc di động, như vậy sẽ tiện liên lạc hơn, cô nghĩ.
Đợi đến gần mười một giờ, bà ngoại bắt đầu mệt rã rời, Tông Anh cúi đầu im lặng, ngay khi cô uể oải đứng dậy, định thuê một phòng để nghỉ tạm, Thịnh Thanh Nhượng rốt cuộc xuất hiện.
Vì thực hiện cuộc hẹn này, anh đã đi một chặng đường rất xa, toàn thân thoạt nhìn phong trần mệt mỏi.
Mặc dù thấy anh chật vật như vậy, Tông Anh vẫn thầm thở phào nhẹ nhõm, cúi người gọi bà ngoại đang ngủ gật dậy. Bà ngoại mệt mỏi mở mắt, vừa trông thấy Thịnh Thanh Nhượng, chẳng mấy chốc lại trở nên tỉnh táo: “Cuối cùng cháu cũng đến, Tông Anh chờ mấy tiếng rồi đấy."
Thịnh Thanh Nhượng luôn miệng nói xin lỗi, bà ngoại rất hài lòng với thái độ lễ phép của anh, bà nói với Tông Anh: “Mau xuất phát thôi, đừng kéo dài thời gian nữa."
Sau khi ngồi vào xe, bà mở cốc giữ nhiệt uống một ngụm nước ấm, bắt đầu đặt câu hỏi cho Thịnh Thanh Nhượng.
Đoạn đường gần ba trăm km dài dằng dặc, có rất nhiều thời gian để tìm hiểu.
“Bà vẫn chưa biết tên cháu, cháu tên gì?", “Cháu là Thịnh Thanh Nhượng."
“Nghe có vẻ quen tai, nhưng bà không nhớ rõ lắm. Cháu là người ở đâu?", “Thượng Hải ạ."
“Cũng là người Thượng Hải à, hiện tại cháu cũng sống ở Thượng Hải sao? Ở khu nào vậy?"
Thịnh Thanh Nhượng còn chưa kịp trả lời, Tông Anh liền cướp lời: “Khu Tĩnh An bà ạ."
Bà ngoại kinh ngạc nói: “Ở Tĩnh An à, vậy hai nhà cũng gần đấy chứ. Cháu làm nghề gì thế?"
Thịnh Thanh Nhượng đáp: “Cháu công tác trên phương diện pháp luật."
“Luật sư à?"
“Vâng ạ."
“Nghề này được lắm đấy." Nói xong, bà ngoại do dự một lúc, cuối cùng nhắc tới vết thương trên mặt anh: “Vết thương trên mặt cháu liên quan đến nghề nghiệp đúng không? Có phải bị người ta trả thù không?"
“Phải, bà ngoại." Tông Anh lại cướp lời.
Bà ngoại liền nói: “Phải coi chừng vào, bây giờ làm nghề gì cũng không dễ."
Tông Anh trả lời bà: “Bà ngoại, bà nghỉ ngơi một lát đi."
Đây rõ ràng là ngăn không cho bà tìm hiểu thêm, bà ngoại nhận ra ý đồ của cô, nói: “Vậy bà ngủ một lát." Sau đó lại vươn tay vỗ nhẹ lên vai trái của Thịnh Thanh Nhượng.
Thịnh Thanh Nhượng lập tức quay đầu lại, bà ngoại hạ giọng nói: “Đoạn đường này phải đi bốn tiếng, Tông Anh sẽ khá mệt, khoảng nửa đường cháu lái thay con bé, để con bé cũng nghỉ một lát."
Khuôn mặt Thịnh Thanh Nhượng lập tức hiện lên vẻ bối rối: “Cháu không biết lái xe."
Đáp án này nằm ngoài dự đoán của bà ngoại nhưng bà vẫn cố hoà giải để giảm bớt sự lúng túng của đối phương: “Bà cũng không biết lái xe, không có vấn đề gì."
Bà ngoại nói xong liền co người dựa vào ghế sau ngủ, Thịnh Thanh Nhượng quay đầu lại, xác nhận rằng trên người bà đắp chăn mỏng rồi mới ngồi thẳng dậy, nhìn về phía Tông Anh: “Thật sự làm phiền cô."
Tông Anh không để ý tới anh, gò má vẫn căng cứng, hết sức chăm chú lái xe.
Thịnh Thanh Nhượng nhìn ra ngoài cửa xe, cảnh đêm nhanh chóng lướt qua, đơn điệu lại nhàm chán, chỉ có các loại cột mốc phản quang trong bóng đêm, bình thản đến mức làm người ta lưu luyến.
Hồi lâu, ghế sau vang lên tiếng ngáy mệt mỏi của bà ngoại, khuôn mặt liên tục căng thẳng của Tông Anh lúc này mới thoáng thả lỏng, cô nhỏ giọng nói với Thịnh Thanh Nhượng: “Khoảng hơn ba tiếng nữa chúng ta sẽ đến Thượng Hải, anh muốn đến Tô Giới Pháp hay Tô Giới công cộng?"
“Tô Giới Pháp."
“Anh phải về nhà trọ sao?"
“Ừ, tôi về xem Thanh Huệ và bọn trẻ."
Tông Anh thoáng kinh ngạc.
Thịnh Thanh Nhượng giải thích: “Chị hai không đồng ý cho Thanh Huệ nhận nuôi hai đứa bé kia, con bé đành ở tạm ở nhà tôi, thời gian vừa qua tôi không ở Thượng Hải, chỉ có thể nhờ Diệp tiên sinh chiếu cố họ, không biết tình hình thế nào rồi."
Tông Anh hỏi: “Hiện tại Thượng Hải ra sao rồi?"
Thịnh Thanh Nhượng nhắm mắt trong giây lát, nhớ lại những chuyện xảy ra trong mấy ngày qua, miễn cưỡng đáp ba chữ: “Không tốt lắm."
Tông Anh nghiêng đầu, nhanh chóng nhìn anh một cái, không biết tại sao, cảm giác đối phương sắp “một đi không trở lại" phút chốc trở nên mãnh liệt hơn.
Thời gian nhích dần về phía trước, ô tô im lặng băng qua đường cao tốc yên tĩnh, dường như có thể đi mãi không dừng lại, cho dù không ai nói gì, nhưng giây phút lặng im bên nhau này cũng khiến người ta lưu luyến.
Một lát sau, di động của Tông Anh rung mạnh, màn hình sáng lên, người gọi là “Tông Khánh Lâm".
Tông Anh không bắt máy, đối phương vẫn gọi liên tục, cú này tiếp cú kia, như thể không gọi đến lúc cô bắt máy thì không dừng lại.
Tông Anh nhìn thoáng qua bảng hướng dẫn ở khu vực dịch vụ, dứt khoát lái vào khu vực dịch vụ, khi xe dừng hẳn mới bắt máy, còn chưa kịp chào hỏi gì, đối phương đã chất vấn một trận: “Có phải mày thiếu tiền nên nghĩ quẩn không? Tại sao đột nhiên bán tháo cổ phần?"
Đối mặt với lời chất vấn của cha, Tông Anh nhắm mắt lại, thầm nghiến chặt răng, bình tĩnh nói: “Không có nguyên nhân gì đặc biệt, con chỉ muốn giảm bớt lượng cổ phần của mình."
Tông Khánh Lâm hiển nhiên đang nổi nóng: “Bây giờ mày đang ở đâu? Lập tức về nhà gặp ba."
Tông Anh mở mắt ra: “Có lẽ không được, con đang đi cùng bà ngoại trên đường cao tốc."
Cô nói, đột nhiên mở cửa xe ra, gió đêm mãnh liệt ập tới, cô đi ra xa một quãng, tiếp tục nghe máy.
Trong xe, bà ngoại tỉnh dậy, mở mắt ra liền thấy ghế lái trống không, lại nhìn ra ngoài, phát hiện Tông Anh đang đứng hút thuốc cách đó bảy tám mét, điếu thuốc giữa ngón tay lúc sáng lúc tối, một tay khác đút vào túi, giữa làn khói là khuôn mặt cô độc.
Bà ngoại từ đáy lòng sinh ra một chút buồn bã cùng đau lòng, lại không thể để lộ ra ngoài, liền nói với Thịnh Thanh Nhượng: “Về sau cháu hãy khuyên nhủ Tông Anh, bảo con bé hút ít thuốc thôi."
Thịnh Thanh Nhượng nhớ rằng vị luật sư họ Chương nói cô phải xử lý chuyện lập di chúc, lại nhớ đến dáng vẻ nghiến răng nghiến lợi kìm chế vừa rồi của cô, chân mày nhíu chặt lại.
Anh vừa định xuống xe, Tông Anh đã nhanh chóng quay lại.
Cô điềm nhiên để di động lên kệ, thắt chặt dây an toàn, chuẩn bị tiếp tục lên đường.
Nhưng ô tô đột nhiên không nhúc nhích.
Bà ngoại lập tức quay đầu lại, đưa ra kết luận, mỉm cười nói với Thịnh Thanh Nhượng: “Hoá ra hôm qua Tông Anh mua quần áo để tặng cậu, xem ra hai đứa biết nhau, tôi nhớ hình như hôm trước đã gặp cậu ở đại sảnh rồi thì phải?"
Trí nhớ của bà ngoại phi thường tốt, căn bản không dễ lừa gạt, không đợi hai người trả lời, ngay sau đó lại hỏi tiếp: “Hôm qua cậu đến đây từ mấy giờ?"
Bà ngoại biết rõ mà vẫn cố tình vạch trần, Thịnh Thanh Nhượng nóng lòng thoát thân, nhưng vẫn phải duy trì bình tĩnh, lúc anh không thể trì hoãn thêm nữa, người đứng ra lại là Tông Anh.
Trong khi Thịnh Thanh Nhượng nhanh chóng nghĩ cách trả lời bà ngoại, Tông Anh đột nhiên bước ra ngoài, tiến lên kéo anh lại, cố ra vẻ thân mật bằng cách nắm chặt tay anh, lại quay đầu nói với bà ngoại: “Cháu có chút việc muốn nói với anh ấy, bà ngoại, bà chờ một lát nhé."
Nói xong, cô không buông tay, cứ thế ôm chặt eo Thịnh Thanh Nhượng, bước nhanh về phía trước, ghé sát bên người anh, hạ giọng nói: “Không kịp rồi, anh mau đi đi. Hơn bảy mươi năm trước, đây là nơi nào?"
Thịnh Thanh Nhượng chỉ có thể cúi đầu, phối hợp với chiều cao của cô, nhanh chóng đáp: “Cũng là một khách sạn, nhưng chỉ có tầng bảy."
Tông Anh ngẩng đầu nhìn đèn chỉ thị số tầng của thang máy, thang máy dừng ở tầng 21, chậm chạp không chịu xuống, cô nhíu mày, quyết định đẩy cửa lối thoát hiểm, kéo Thịnh Thanh Nhượng chạy xuống thật nhanh…
Mãi đến khi tấm biển nền đen với ký tự “7F" màu vàng xuất hiện, cô mới dừng bước, tiếng túi giấy quẹt qua góc cầu thang đột nhiên vang lên, quần áo rơi khỏi túi.
Thịnh Thanh Nhượng đang định xoay người lại nhặt, Tông Anh nhìn đồng hồ, nói: “Anh Thịnh, không cần để ý đến nó." Cô nói, đoạn ngẩng đầu nhìn anh: “Còn năm giây thôi."
Có thể làm gì trong năm giây đây?
Cô hít thở dồn dập, Thịnh Thanh Nhượng cũng thở hổn hển, một người tim đập 10 nhịp, một người tim đập 11 nhịp, không ai kịp nói một câu hoàn chỉnh, khoảnh khắc buông tay nhau ra chính là lúc cáo biệt.
Trong hành lang chỉ còn tiếng hô hấp của mình Tông Anh, một chiếc túi giấy bị rách và một chiếc áo sơ mi được thay ra.
Tại khoảnh khắc Thịnh Thanh Nhượng biến mất, anh lại xuất hiện trên tầng thượng một khách sạn lớn ở Nam Kinh năm 1937, trước mắt không còn bóng dáng Tông Anh và hành lang mờ tối, thay vào đó là đường chân trời mờ mịt ở Nam Kinh, mây đen cuồn cuộn, trải rộng khắp trời, không khí ẩm ướt như thể vắt được ra nước.
6 giờ 01 phút, tại hai thời đại khác nhau, hai tiếng thở dài khe khẽ vang lên gần như cùng lúc.
Một người nghĩ cách rời khỏi sân thượng trước khi mưa rào ập đến, một người khom lưng nhặt chiếc áo sơ mi rơi ở góc cầu thang, ổn định nhịp thở rồi quay lại tầng 21.
Lúc Tông Anh trở về, bà ngoại đang đứng ở cửa đợi cô, mặt mũi tươi cười hỏi: “Sao cháu lại về một mình vậy? Cậu thanh niên kia đâu?"
Tông Anh đáp lấy lệ: “Anh ấy có chút việc gấp, bị bạn bè gọi đi rồi ạ."
Bà ngoại tỏ vẻ hiếu kỳ: “Cậu ấy thoạt nhìn rất được, hai đứa biết nào từ lúc nào?"
Tông Anh nói: “Được một thời gian rồi ạ."
Bà ngoại lại hỏi: “Vậy tại sao hôm qua lại giả vờ là không quen nhau?"
Tông Anh không thể lấp liếm thêm được nữa, khô khốc đáp bốn chữ: “Anh ấy mắc cỡ."
Tông Anh nói vậy lại khiến bà ngoại càng hứng thú hơn, nhưng bà biết dù có hỏi nữa cũng không được gì, liền chấm dứt tại đây, cuối cùng chỉ bổ sung một câu: “Bảo cậu ấy nếu có thời gian thì cùng ăn một bữa cơm nhé."
Tông Anh hàm hồ trả lời, quay về phòng nhét áo sơ mi bẩn vào túi đựng đồ chuẩn bị giặt, nhanh chóng viết đơn giặt quần áo, quay đầu đổi chủ đề mới, để điều tiết bầu không khí thậm chí còn cố ý đổi xưng hô: “Bà Phương, xin hỏi hôm nay bà muốn đi đâu?"
Bà ngoại ngồi xuống đeo kính lão, lấy sách du lịch ra, đột nhiên chỉ vào nhà tưởng niệm vụ đại thảm sát, nói: “Cháu dẫn bà đến đây đi, năm 37 anh cả của bà mới 6 tuổi, được bác cả dẫn đến Nam Kinh thăm người thân, nhưng một đi không trở về, cuối cùng không rõ được chôn cất ở đâu."
Bàn tay nhiều nếp nhăn thong thả vuốt ve tấm ảnh, lúc nhớ đến chuyện cũ khó tránh khỏi thương cảm.
Bầu không khí nhất thời trầm trọng hơn, Tông Anh im lặng thay quần áo, dẫn bà xuống tầng dưới ăn sáng, sau đó xuất phát đến nhà tưởng niệm cuộc đại thảm sát.
Nến thờ dưới những cái tên toả sáng trong gió sớm, trên cây thập tự giá in rõ 13/12/1937 – 1/1938.
Đối với Thịnh Thanh Nhượng, ngày 13 tháng 12 sắp đến gần. Nhưng trước khi ngày đó đến, Thượng Hải đã sa vào tay giặc…
Nhìn ngày tháng trên tường, Tông Anh nghĩ, những người mà mình biết sẽ đi trên con đường ra sao?
Cảm giác bất lực khi lịch sử bị niêm phong bỗng ập tới, vì vậy, sau khi ra khỏi nhà tưởng niệm, Tông Anh vẫn giữ dáng vẻ không phấn chấn. Bà ngoại cũng nhận ra cảm xúc Tông Anh đi xuống, liền đề nghị đến miếu phu tử đi dạo một vòng, sau cùng, giữa đám đông náo nhiệt, cô cũng tìm lại chút sức sống thuộc về nhân gian.
Hành trình ở Nam Kinh đến đây là kết thúc.
Theo kế hoạch ban đầu, mai là ngày trả phòng về Thượng Hải, nhưng Tông Anh định đưa Thịnh Thanh Nhượng về Thượng Hải vào khuya hôm nay, ngày mai đi tàu cao tốc từ sáng sớm tới đón bà ngoại.
Ăn cơm tối cùng bà ngoại xong, cô đi trả phòng cho Thịnh Thanh Nhượng, sau đó nói với bà ngoại: “Tối nay cháu có việc phải về Thượng Hải gấp, sáng mai cháu đi tàu cao tốc tới đón bà được không ạ?"
“Đã đi sao không đi cùng luôn?" Bà ngoại ngẩng đầu nhìn cô, “Đi thêm một chuyến quá phiền phức."
“Nhưng buổi tối bà cần nghỉ ngơi."
“Ngồi trong xe cũng có thể nghỉ ngơi, huống chi buổi tối cháu đi đường cao tốc một mình, bà không yên tâm."
Bà ngoại gặp chiêu phá chiêu, Tông Anh chỉ có thể đáp: “Trong xe còn có một người nữa, bà đừng lo."
Thấy cô nói vậy, bà ngoại càng không chịu chờ ở Nam Kinh một mình: “Có phải cậu thanh niên sáng nay không? Cậu ấy cũng về Thượng Hải với cháu à?"
Tông Anh biết không trốn tránh được nữa, trả lời: “Vâng ạ."
Bà ngoại lập tức đứng lên: “Vậy bà đi thu dọn hành lý ngay đây, cháu đi trả phòng đi."
Bà tỏ thái độ rất kiên quyết, Tông Anh không còn cách nào khác, chỉ nói: “Bà đi tắm trước đi, bây giờ còn sớm, phải mười giờ anh ấy mới đến."
Mặc dù cảm thấy lạ, nhưng bà ngoại không nghi ngờ quá nhiều, nghe lời Tông Anh đi tắm rửa, thong thả thu dọn hành lý, cùng Tông Anh xuống tầng dưới chờ.
Trong đại sảnh người đến người đi, đêm càng sâu người càng ít, bà ngoại nhìn chằm chằm đồng hồ treo tường của khách sạn, vừa thấy kim đồng hồ chỉ vào số mười hai, liền lo lắng hỏi: “Sao cậu thanh niên kia còn chưa đến? Cháu đã hẹn trước với cậu ấy chưa, có cần gọi điện thoại hỏi lại không?"
Tông Anh lấy di động ra, lại không biết phải gọi cho ai. Có lẽ nên đưa cho anh một chiếc di động, như vậy sẽ tiện liên lạc hơn, cô nghĩ.
Đợi đến gần mười một giờ, bà ngoại bắt đầu mệt rã rời, Tông Anh cúi đầu im lặng, ngay khi cô uể oải đứng dậy, định thuê một phòng để nghỉ tạm, Thịnh Thanh Nhượng rốt cuộc xuất hiện.
Vì thực hiện cuộc hẹn này, anh đã đi một chặng đường rất xa, toàn thân thoạt nhìn phong trần mệt mỏi.
Mặc dù thấy anh chật vật như vậy, Tông Anh vẫn thầm thở phào nhẹ nhõm, cúi người gọi bà ngoại đang ngủ gật dậy. Bà ngoại mệt mỏi mở mắt, vừa trông thấy Thịnh Thanh Nhượng, chẳng mấy chốc lại trở nên tỉnh táo: “Cuối cùng cháu cũng đến, Tông Anh chờ mấy tiếng rồi đấy."
Thịnh Thanh Nhượng luôn miệng nói xin lỗi, bà ngoại rất hài lòng với thái độ lễ phép của anh, bà nói với Tông Anh: “Mau xuất phát thôi, đừng kéo dài thời gian nữa."
Sau khi ngồi vào xe, bà mở cốc giữ nhiệt uống một ngụm nước ấm, bắt đầu đặt câu hỏi cho Thịnh Thanh Nhượng.
Đoạn đường gần ba trăm km dài dằng dặc, có rất nhiều thời gian để tìm hiểu.
“Bà vẫn chưa biết tên cháu, cháu tên gì?", “Cháu là Thịnh Thanh Nhượng."
“Nghe có vẻ quen tai, nhưng bà không nhớ rõ lắm. Cháu là người ở đâu?", “Thượng Hải ạ."
“Cũng là người Thượng Hải à, hiện tại cháu cũng sống ở Thượng Hải sao? Ở khu nào vậy?"
Thịnh Thanh Nhượng còn chưa kịp trả lời, Tông Anh liền cướp lời: “Khu Tĩnh An bà ạ."
Bà ngoại kinh ngạc nói: “Ở Tĩnh An à, vậy hai nhà cũng gần đấy chứ. Cháu làm nghề gì thế?"
Thịnh Thanh Nhượng đáp: “Cháu công tác trên phương diện pháp luật."
“Luật sư à?"
“Vâng ạ."
“Nghề này được lắm đấy." Nói xong, bà ngoại do dự một lúc, cuối cùng nhắc tới vết thương trên mặt anh: “Vết thương trên mặt cháu liên quan đến nghề nghiệp đúng không? Có phải bị người ta trả thù không?"
“Phải, bà ngoại." Tông Anh lại cướp lời.
Bà ngoại liền nói: “Phải coi chừng vào, bây giờ làm nghề gì cũng không dễ."
Tông Anh trả lời bà: “Bà ngoại, bà nghỉ ngơi một lát đi."
Đây rõ ràng là ngăn không cho bà tìm hiểu thêm, bà ngoại nhận ra ý đồ của cô, nói: “Vậy bà ngủ một lát." Sau đó lại vươn tay vỗ nhẹ lên vai trái của Thịnh Thanh Nhượng.
Thịnh Thanh Nhượng lập tức quay đầu lại, bà ngoại hạ giọng nói: “Đoạn đường này phải đi bốn tiếng, Tông Anh sẽ khá mệt, khoảng nửa đường cháu lái thay con bé, để con bé cũng nghỉ một lát."
Khuôn mặt Thịnh Thanh Nhượng lập tức hiện lên vẻ bối rối: “Cháu không biết lái xe."
Đáp án này nằm ngoài dự đoán của bà ngoại nhưng bà vẫn cố hoà giải để giảm bớt sự lúng túng của đối phương: “Bà cũng không biết lái xe, không có vấn đề gì."
Bà ngoại nói xong liền co người dựa vào ghế sau ngủ, Thịnh Thanh Nhượng quay đầu lại, xác nhận rằng trên người bà đắp chăn mỏng rồi mới ngồi thẳng dậy, nhìn về phía Tông Anh: “Thật sự làm phiền cô."
Tông Anh không để ý tới anh, gò má vẫn căng cứng, hết sức chăm chú lái xe.
Thịnh Thanh Nhượng nhìn ra ngoài cửa xe, cảnh đêm nhanh chóng lướt qua, đơn điệu lại nhàm chán, chỉ có các loại cột mốc phản quang trong bóng đêm, bình thản đến mức làm người ta lưu luyến.
Hồi lâu, ghế sau vang lên tiếng ngáy mệt mỏi của bà ngoại, khuôn mặt liên tục căng thẳng của Tông Anh lúc này mới thoáng thả lỏng, cô nhỏ giọng nói với Thịnh Thanh Nhượng: “Khoảng hơn ba tiếng nữa chúng ta sẽ đến Thượng Hải, anh muốn đến Tô Giới Pháp hay Tô Giới công cộng?"
“Tô Giới Pháp."
“Anh phải về nhà trọ sao?"
“Ừ, tôi về xem Thanh Huệ và bọn trẻ."
Tông Anh thoáng kinh ngạc.
Thịnh Thanh Nhượng giải thích: “Chị hai không đồng ý cho Thanh Huệ nhận nuôi hai đứa bé kia, con bé đành ở tạm ở nhà tôi, thời gian vừa qua tôi không ở Thượng Hải, chỉ có thể nhờ Diệp tiên sinh chiếu cố họ, không biết tình hình thế nào rồi."
Tông Anh hỏi: “Hiện tại Thượng Hải ra sao rồi?"
Thịnh Thanh Nhượng nhắm mắt trong giây lát, nhớ lại những chuyện xảy ra trong mấy ngày qua, miễn cưỡng đáp ba chữ: “Không tốt lắm."
Tông Anh nghiêng đầu, nhanh chóng nhìn anh một cái, không biết tại sao, cảm giác đối phương sắp “một đi không trở lại" phút chốc trở nên mãnh liệt hơn.
Thời gian nhích dần về phía trước, ô tô im lặng băng qua đường cao tốc yên tĩnh, dường như có thể đi mãi không dừng lại, cho dù không ai nói gì, nhưng giây phút lặng im bên nhau này cũng khiến người ta lưu luyến.
Một lát sau, di động của Tông Anh rung mạnh, màn hình sáng lên, người gọi là “Tông Khánh Lâm".
Tông Anh không bắt máy, đối phương vẫn gọi liên tục, cú này tiếp cú kia, như thể không gọi đến lúc cô bắt máy thì không dừng lại.
Tông Anh nhìn thoáng qua bảng hướng dẫn ở khu vực dịch vụ, dứt khoát lái vào khu vực dịch vụ, khi xe dừng hẳn mới bắt máy, còn chưa kịp chào hỏi gì, đối phương đã chất vấn một trận: “Có phải mày thiếu tiền nên nghĩ quẩn không? Tại sao đột nhiên bán tháo cổ phần?"
Đối mặt với lời chất vấn của cha, Tông Anh nhắm mắt lại, thầm nghiến chặt răng, bình tĩnh nói: “Không có nguyên nhân gì đặc biệt, con chỉ muốn giảm bớt lượng cổ phần của mình."
Tông Khánh Lâm hiển nhiên đang nổi nóng: “Bây giờ mày đang ở đâu? Lập tức về nhà gặp ba."
Tông Anh mở mắt ra: “Có lẽ không được, con đang đi cùng bà ngoại trên đường cao tốc."
Cô nói, đột nhiên mở cửa xe ra, gió đêm mãnh liệt ập tới, cô đi ra xa một quãng, tiếp tục nghe máy.
Trong xe, bà ngoại tỉnh dậy, mở mắt ra liền thấy ghế lái trống không, lại nhìn ra ngoài, phát hiện Tông Anh đang đứng hút thuốc cách đó bảy tám mét, điếu thuốc giữa ngón tay lúc sáng lúc tối, một tay khác đút vào túi, giữa làn khói là khuôn mặt cô độc.
Bà ngoại từ đáy lòng sinh ra một chút buồn bã cùng đau lòng, lại không thể để lộ ra ngoài, liền nói với Thịnh Thanh Nhượng: “Về sau cháu hãy khuyên nhủ Tông Anh, bảo con bé hút ít thuốc thôi."
Thịnh Thanh Nhượng nhớ rằng vị luật sư họ Chương nói cô phải xử lý chuyện lập di chúc, lại nhớ đến dáng vẻ nghiến răng nghiến lợi kìm chế vừa rồi của cô, chân mày nhíu chặt lại.
Anh vừa định xuống xe, Tông Anh đã nhanh chóng quay lại.
Cô điềm nhiên để di động lên kệ, thắt chặt dây an toàn, chuẩn bị tiếp tục lên đường.
Nhưng ô tô đột nhiên không nhúc nhích.
Tác giả :
Triệu Hi Chi