Vị Khách Lúc Nửa Đêm
Chương 29
Tông Anh dời mắt khỏi quyển sổ rồi ngẩng đầu lên, trước mắt cô là kệ tủ đầy bày di vật.
Năm ấy Nghiêm Mạn đột ngột qua đời, mọi người đã tìm thấy số lượng lớn thuốc chống trầm cảm trong phòng làm việc của bà, cộng với biểu hiện buồn phiền không vui của bà một thời gian trước, ai nấy đều cho rằng bà bị ảnh hưởng bởi thuốc nên mới đưa ra lựa chọn không sáng suốt.
Hiện trường vụ án là cao ốc văn phòng mới xây của Tân Hi, lúc ấy chưa kịp lắp lan can hình tròn trên nóc toà nhà, hiển nhiên không ai làm việc ở đó cả, vì thế lúc chuyện này xảy ra, không một ai chứng kiến.
Khoảng thời gian ấy, cuộc hôn nhân của Nghiêm Mạn đầy dẫy nguy cơ, cuộc sống không ngừng bị các loại áp lực bủa vây, hơn nữa, kết quả khám nghiệm hiện trường sự cố cho thấy không có dấu hiệu mưu sát, báo chí nghiêng về giả thiết tự sát.
Tông Anh khép lại quyển sổ, đặt nó về chỗ cũ.
Mọi chuyện đã trôi qua hơn chục năm, dấu vết để lại đã bị năm tháng dài đằng đẵng bào mòn gần hết, rất khó quay lại tìm ra sự thật, nhưng có một điều Tông Anh hoàn toàn chắc chắn, nguyên nhân Nghiêm Mạn qua đời không phải tự sát.
Bà luôn bền bỉ nỗ lực, có trách nhiệm với học thuật, công việc và con cái, một người như vậy sẽ không đột ngột rời khỏi thế gian mà không nói một lời.
Năm đó, những lời chỉ trích về bà như “lãng phí bản thân, không chịu trách nhiệm", những sự thương hại vờ vĩnh và tiếc nuối vô nghĩa, nét mặt của những kẻ tranh đoạt tài sản sau khi bà mất, đều in hằn trong thời niên thiếu của Tông Anh.
Khi đó, Tông Anh uể oải lại chán trường, nhưng cô không đủ sức rời đi.
Bà ngoại chịu đả kích nặng nề, bệnh lên bệnh xuống, đi theo cậu út xuất ngoại tĩnh dưỡng, mà cô chỉ có thể ở lại đây, thân cô thế cô vượt qua từng ngày từng tháng, nghiêm túc kiệm lời sống đến tận bây giờ, Tông Anh thậm chí không nhớ nổi nét mặt tươi cười của mình trước kia.
Cửa tủ thuỷ tinh lờ mờ phản chiếu khuôn mặt cô – một khuôn mặt nhạt nhẽo, không sinh động.
Cô cố gắng nhoẻn miệng để diễn tả nụ cười, nhưng không thành thạo lại cứng ngắc, cuối cùng đành bỏ cuộc.
Tông Anh cố gắng dẹp yên cơn sóng lòng đang trào dâng, giúp bà ngoại tìm quyển danh bạ mỏng trong đống di vật của mẹ.
Bà ngoại sinh ra ở thành cổ Thuần An, các anh chị em sớm xa nhà, kiếm sống mỗi người một ngả, từ đó về sau ly biệt nhiều năm không gặp, vất vả lắm mới nghe ngóng được một vài thông tin, lại đúng lúc Nghiêm Mạn qua đời nên không liên lạc với nhau nữa. Số điện thoại lưu lại hồi đó có lẽ đã sớm đổi chủ, thực ra cho dù tìm được sổ danh bạ cũng chưa chắc tìm lại được cố nhân.
Nhưng người đến tuổi xế chiều, lại sống xa xứ, dù khó khăn thế nào vẫn muốn thử một lần.
Tông Anh gần như lật tung toàn bộ giá sách, rốt cuộc tìm thấy nó trong đống sổ ghi chép.
Trang giấy mỏng manh đã trở nên dễ rách, vết mực phai nhoà đôi chút, nhưng vẫn có thể đọc được.
Tông Anh đưa tay khép tủ lại, dường như trăm mối cảm xúc đều bị niêm phong theo khoảng khắc cửa tủ đóng lại.
Bà ngoại về nước cũng cho Tông Anh một cái cớ hoàn mỹ.
Buổi tối, Tiết Tuyển Thanh đến tìm cô để hỏi về lý do xin nghỉ phép, cô dứt khoát trả lời: “Bà ngoại về nước, tôi muốn đưa bà đi tìm người thân."
Lý do đầy đủ thoả đáng, thật sự không thể bắt bẻ.
Nhưng Tiết Tuyển Thanh không định tin tưởng cô hoàn toàn, nói: “Tìm người thân quả thật rất quan trọng, nhưng lần này cậu xin nghỉ dài một cách kỳ lạ, ngoại trừ tai nạn hay nghỉ ốm, tôi không thể nghĩ ra lý do gì khác khiến cấp trên phê chuẩn cho cậu nghỉ dài như vậy. Tông Anh, tôi biết ép cậu thế này là không ổn, nhưng tôi hy vọng có thể hiểu nỗi khó xử của cậu. Có một số việc tất nhiên phải do chính bản thân chịu đựng, nhưng về mặt tình cảm, có người chia sẻ sẽ thoải mái hơn, cậu nói có đúng không?"
Tông Anh nghe vậy im lặng, cô hiểu Tiết Tuyển Thanh xuất phát từ một trăm phần trăm hảo ý, nhưng bây giờ không phải thời cơ ngả bài, vì vậy cô đáp: “Tuyển Thanh, cho tôi thêm chút thời gian, rất nhanh thôi."
Tiết Tuyển Thanh nghiêm túc suy nghĩ một lát rồi đồng ý, nhưng vẫn nói: “Cậu phải đồng ý với tôi, cho dù gặp phải chuyện gì, nhất định không được để tâm vào chuyện vụn vặt."
“Được." Cô cũng nghiêm túc đáp ứng.
Tháng Tám ở Thượng Hải, nhiệt độ vẫn chưa giảm, mỗi một hạt bụi trong không khí đều nóng cháy. Gần cuối tháng, rốt cuộc có hai cơn mưa rào liên tiếp, thành phố nắng hạn lâu ngày gặp mưa rào, sau khi nước mưa rút đi, đất trời đón chờ không khí sạch sẽ ẩm ướt.
Trong lúc đó, Tông Anh đã gặp luật sư Chương, biểu đạt ý định xử lý tài sản của mình, nhưng vì thời gian nói chuyện có hạn, hai người chưa thể bàn bạc kỹ lưỡng, luật sư Chương đành hẹn cô vào ngày khác.
Dựa theo kế hoạch ban đầu, cô cần xử lý xong toàn bộ chuyện này, lập tức vào viện phẫu thuật, nhưng chuyện bà ngoại về nước đã làm rối loạn sự bố trí của cô, vì vậy cô dứt khoát đẩy mọi chuyện ra sau.
Ngày mùng 1 tháng 9, bà ngoại về Thượng Hải, Tông Anh đến sân bay đón bà.
Cậu út bận rộn công việc, không thể dành thời gian ở lại Thượng Hải lâu dài, gần như vừa đưa bà ngoại đến liền vội vàng trở về, vì vậy nhiệm vụ tiếp đón và làm bạn với bà liền đặt lên vai Tông Anh.
Bà ngoại là một người rất vui vẻ, ngoại trừ mấy năm sau khi Nghiêm Mạn và ông ngoại liên tiếp qua đời, thời gian còn lại bà đều vô cùng lạc quan hoạt bát.
Trên đường Tông Anh lái xe đưa bà về chung cư, bà nhìn ra ngoài cửa xe cảm thán: “Là mọi thứ thay đổi hay bà đã già đến mức không nhớ nổi dáng vẻ trước kia của Thượng Hải nhỉ?"
Tông Anh nhìn ra ngoài cửa sổ, từ năm 1937 trở lại năm 2015, cô cũng từng có cảm giác tương tự, liền đáp: “Là Thượng Hải thay đổi, bà ngoại."
Mắt bà ngoại trào lên cảm xúc tang thương của người lớn tuổi: “Thay đổi đến mức bà chẳng nhận ra được nữa." Có lẽ thấy bầu không khí không thích hợp, vừa dứt lời, bà ngoại liền đổi chủ đề, áy náy nói với Tông Anh: “Hôm nay cháu xin nghỉ à? Xem ra bà đã làm trễ nải công việc của cháu."
Tông Anh nói: “Cháu gom toàn bộ ngày nghỉ trong mấy năm gần lại đây để ở cạnh bà cho vui."
“Không đi cùng bà cũng không sao, bà biết cách lên mạng đặt vé tàu, bà tự đi Hàng Châu cũng không có vấn đề gì, mấy đứa cứ nghĩ bà già đến nỗi không làm được gì, thật ra không sao đâu." Lối nói chuyện thong thả của bà ngoại khiến Tông Anh đột nhiên nhớ tới Thịnh Thanh Nhượng.
Đã lâu lắm rồi cô không gặp anh.
Nhiều ngày qua, anh chưa từng xuất hiện ở chung cư 699; tấm thẻ tín dụng cô đưa anh, sau ngày 21 tháng 8, không còn bất kỳ tin nhắn báo chi phí nào nữa.
Thịnh Thanh Nhượng tựa như bốc hơi khỏi nhân gian và biến mất.
Anh không xuất hiện là do gặp chuyện không may, hay vì lỗ hổng thời gian đã được sửa chữa nên không cần đi qua đi lại giữa hai thời đại nữa?
Cuộc chia ly đêm thất tịch, tựa như Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau một thoáng trên cầu hỉ thước rồi mỗi người một ngả, mỗi người đi về đầu bên kia dải ngân hà, từ đó không còn gặp lại.
Khác nhau ở chỗ, lần gặp gỡ tiếp theo của Ngưu Lang Chức Nữ dẫu sao cũng có thời hạn đoán trước, còn cuộc chia ly của họ thì không.
Một người ở hiện đại sắp phải tiến hành ca phẫu thuật có hệ số nguy hiểm cao; một người ở Thượng Hải những năm 30 của quá khứ, đối mặt với đủ loại nguy cơ do chiến tranh mang đến, duyên phận… có thể chấm dứt bất cứ lúc nào.
Nghĩ đến đây, mắt Tông Anh chợt loé lên vẻ ảm đảm.
Cô xác định, mình rất lo lắng cho Thịnh Thanh Nhượng, đồng thời lo cho hai đứa trẻ cô dẫn đến nhà họ Thịnh, và cả Thanh Huệ… Từ tận đáy lòng, cô cầu mong họ có thể tránh khỏi khói lửa chiến tranh, bình an vượt qua những năm tháng bất ổn dài đằng đẵng kia.
Nghĩ đến nghĩ đi, tay phải của cô khẽ run một cái.
Bà ngoại ngồi ở ghế sau chú ý đến vẻ bất an trên khuôn mặt cô.
Lúc này, bà mới quan sát cô kỹ càng. Mặc dù thông qua video hoặc điện thoại, bà có thể hiểu rõ tình hình của cô những năm gần đây, nhưng khi trực tiếp gặp mặt, nỗi lo của bà ngoại trở nên trực quan mà mãnh liệt…
Cô càng lúc càng giống Nghiêm Mạn, bất kể là vẻ ngoài hay cung cách làm việc.
Bà ngoại lo lắng nhìn bàn tay đang cầm lái của cô, cẩn thận hỏi: “A Anh, có phải cháu gặp chuyện gì không vui không?"
Mặc dù cảm thấy vấn đề này khá bất ngờ nhưng Tông Anh vẫn nhanh chóng trả lời: “Không ạ."
Bà ngoại lại hỏi: “Vậy cháu có phiền toái gì trong công việc hay trong cuộc sống không?"
Tông Anh nghiêm túc suy nghĩ một lát: “Có một ít, nhưng cháu thấy mình có thế giải quyết được."
Câu trả lời gần như giống hệt Nghiêm Mạn, nhưng khi đó, Nghiêm Mạn nói xong câu này liền nhanh chóng ra đi.
Bởi vậy, nỗi lo của bà ngoại càng sâu hơn, Nghiêm Mạn không chào mà đi khiến bà chịu đả kích rất lớn, bà không muốn thấy người khác lại đi trên lối mòn của Nghiêm Mạn, đặc biệt là Tông Anh.
Lúc hai người về chung cư 699 đã là chạng vạng, về lại căn nhà cũ, trong lòng bà ngoại không khỏi đan xen nhiều cảm xúc lẫn lộn.
Căn nhà này từng là tổ ấm đêm tân hôn của bà, là nơi bà chờ đón những đứa trẻ của mình ra đời, nơi bà đưa bọn trẻ ra cửa và đến trường, chứng kiến họ xây dựng gia đình mới, lại nhìn đứa này tiếp đứa kia rời đi, về sau chính bà cũng rời khỏi nơi này, mới xa cách mấy năm, cảnh còn nhưng người đã mất.
Bà ngoại đứng trước giá sách thật lâu, lại đi qua giá sách đến ban công, trong ánh chiều chạng vạng là một Thượng Hải mới tinh, không hề liên quan đến câu chuyện cũ kỹ thương cảm của bà. Thật ra đối với bà, vô vàn chuyện đã qua đều là niềm tiếc nuối và đau thương phải kìm nén từ nhiều năm tháng xưa cũ.
Tông Anh đứng bên cạnh, kể cho bà về tình hình liên lạc với họ hàng ở Chiết Giang những ngày gần đây.
Cô đã gọi đến những số điện thoại ghi trên danh bạ, nhưng đều không liên lạc được, đành để về sau từ từ tìm lại. Cũng may bên nhà bà dì còn có người bắt máy, nhưng được báo lại rằng hiện tại bà dì đã theo con gái di cư đến Nam Kinh. Sau đó, cô gọi đến Nam Kinh, bên kia nói bà dì cũng rất nhớ chị gái, nếu có thể gặp mặt, họ sẽ nhanh chóng sắp xếp.
Mặc dù không thể liên lạc với tất cả mọi người, nhưng đối với bà ngoại, có thể lập tức gặp mặt một người đã là niềm vui không nhỏ.
Tông Anh lại liên lạc với bên Nam Kinh, hai bà nói chuyện qua điện thoại bằng giọng quê hương hồi lâu, kìm nén giọt nước mắt xúc động rồi nhanh chóng quyết định ngày gặp mặt vào tối thứ sáu, ngày mùng 3 tháng 9.
Từ Thượng Hải đến Nam Kinh, hai bà cháu ăn trưa xong rồi xuất phát, đi đường cao tốc, khi đến nơi vừa lúc nghênh đón mặt trời lặn, lúc tiến vào nội thành gặp phải vụ tắc đường nhẹ, đây là Nam Kinh của năm 2015.
Vậy hơn bảy mươi năm trước thì sao? Thiết bị dẫn đường hiển thị còn ba km nữa là đến nơi, Tông Anh nhìn thoáng qua những toà nhà cao tầng yên bình ở xa xa, ngăn không cho mình suy nghĩ miên man.
Địa điểm gặp mặt là ở nhà bà dì, một căn nhà chung cư bình thường trong nội thành Nam Kinh.
Con gái con rể bà dì đặt đầy một bàn thức ăn chiêu đãi hai người, vô cùng nhiệt tình, giọng nói mang chất địa phương Nam Kinh, chỉ có hai chị em bà ngoại nói bằng tiếng địa phương Thuần An, hai người tạo thành một thế giới, đôi mắt đục ngầu được bao phủ bởi nước mắt và niềm vui.
Gặp lại sau thời gian dài xa cách, đa phần đều như vậy.
Gần tám giờ tối, nhà cháu trai ở Phổ Khẩu, và nhà cháu gái ở Giang Ninh cũng lục tục đến, căn nhà nhỏ hẹp phút chốc nhiều hơn mười miệng ăn, náo nhiệt như lễ mừng năm mới. Ti vi phát tin thời sự địa phương, bọn nhỏ lăn lộn trên ghế sô pha, có người vào bếp giúp một tay, có người bày bàn ăn trong phòng khách… Tông Anh đứng một bên, tay chân luống cuống.
Nhà cô không có nhiều người như vậy, cũng không có những buổi liên hoan thế này, đối với cô, cảnh tượng khói bếp trước mắt xa lạ biết bao.
Em họ thấy cô lúng túng đứng một mình, vội vàng gọi một đứa trẻ con ra mời cô ngồi xuống. Đứa bé ngẩng đầu nói: “Bác đến từ Thượng Hải ơi, bác mau ngồi đi, sắp đến giờ ăn cơm rồi!" Tông Anh chợt lấy lại tinh thần, đi về phía sô pha nhỏ ở tận cùng phía Tây, mời hai bà vào bàn ăn.
Trong bữa cơm, bà ngoại đương nhiên thành tiêu điểm chú ý, cũng có người định hỏi han tình hình về Tông Anh, nhưng cô thoạt nhìn hết sức hướng nội, họ hỏi vài câu qua loa rồi thôi.
Bữa cơm kết thúc trong vui vẻ, đã gần mười giờ tối.
Bằng giờ này mọi khi, các bà đã đi nghỉ từ sớm, nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, đến giờ này rồi nhưng hai bà vẫn chưa buồn ngủ, cả nhà quây quần bên cạnh cắt dưa hấu, chuẩn bị nước giải khát ướp lạnh xem ti vi.
Tông Anh ngồi trong góc một lúc, gió quạt điện thổi mạnh khiến cô hơi đau đầu, em họ thấy cô khẽ nhíu mày, liền hỏi: “Có phải trong này bí quá không?" Sau đó nói: “Chị có cần ra ban công hóng gió một lát không?"
Tông Anh im lặng gật đầu, cô em họ liền dẫn cô ra ban công phía Nam.
Đối phương mở cửa sổ ra, nói: “Điều hoà bật liên tục, lúc nãy nấu cơm, khói không thoát ra ngoài được, đúng là không thoải mái lắm."
Tông Anh không lên tiếng, lấy một bao thuốc lá ra, hỏi cô ấy: “Chị có thể hút thuốc không?"
“Dạ?" Cô em họ gật đầu, “Không sao, chị cứ coi nơi này như nhà của mình là được."
Tông Anh đứng bên cửa sổ châm thuốc lá, nhìn ra ngoài qua làn khói mỏng manh, đèn đuốc vạn nhà như những ánh sao sáng lên trong đêm tối.
Thật tốt đẹp, Tông Anh nghĩ.
Cô vô thức lấy di động ra xem giờ – 22:06, đã qua mười giờ tối – vẫn chưa có động tĩnh gì.
Em họ đứng bên cạnh phát hiện ra vẻ lo lắng của cô, lại thấy cô nhìn chằm chằm đồng hồ, cho rằng cô sốt ruột về Thượng Hải, liền nói: “Hôm nay hai người ở lại Nam Kinh một đêm đúng không?"
“Ừ em." Tông Anh hàm hồ trả lời, cô mở khoá màn hình, bật trang tìm kiếm, do dự một lúc, tìm bản tóm lược về trận Thượng Hải.
“Ngày 21 tháng 8, chi viện của địch đến, hai bên kịch chiến, rơi vào trạng thái giằng co.
Ngày 22 tháng 8, quân ta tiếp tục triển khai hai cánh quân tấn công ở bến tàu Hối Sơn, phía Đông tiến gần tới đường Dương Thụ Phổ, phía Tây đến cảng Yokohama.
Ngày 23 tháng 8, máy bay nhật ném bom công ty Sincere, hơn 800 người chết.
Ngày 28 tháng 8, quân ta kịch chiến với quân Nhật ở La Điếm hơn mười ngày, thương vong hơn nửa quân số, thị trấn La Điếm sa vào tay giặc.
Ngày 1 tháng 9, các sư đoàn 12, 18, 21, 22, 36 của Nhật đổ bộ vào Thượng Hải… Đại học Đồng Tế bị quân Nhật đánh bom nổ tung."
Rải rác các sự kiện trọng đại, cho thấy hướng đi của chiến tranh, nhưng không thể ghi lại vận mệnh của từng người dân bình thường trong hoàn cảnh đó.
Cô không kìm được muốn tìm kiếm ba chữ mình từng buông bỏ, “tinh tinh" một tiếng, một tin nhắn báo chi phí xuất hiện trên đầu màn hình.
Tông Anh nhanh chóng mở tin nhắn, địa điểm chi tiêu là một hiệu thuốc tên là Bách Tường ở Nam Kinh.
Tông Anh nhíu mày, một tấm biển nền trắng chữ xanh xuất hiện trong đầu cô, cô đột nhiên quay lại hỏi em họ: “Có phải bên ngoài khu nhà có một hiệu thuốc tên là Bách Tường không? Nó là cửa hàng nhiều chi nhánh hay chỉ có một nhà duy nhất?"
—
Lời tác giả:
Boy dân quốc: Ha ha!
—
Bách hoá Sincere có rất nhiều thứ hay ho, mọi người có thể tìm hiểu một chút.
Năm ấy Nghiêm Mạn đột ngột qua đời, mọi người đã tìm thấy số lượng lớn thuốc chống trầm cảm trong phòng làm việc của bà, cộng với biểu hiện buồn phiền không vui của bà một thời gian trước, ai nấy đều cho rằng bà bị ảnh hưởng bởi thuốc nên mới đưa ra lựa chọn không sáng suốt.
Hiện trường vụ án là cao ốc văn phòng mới xây của Tân Hi, lúc ấy chưa kịp lắp lan can hình tròn trên nóc toà nhà, hiển nhiên không ai làm việc ở đó cả, vì thế lúc chuyện này xảy ra, không một ai chứng kiến.
Khoảng thời gian ấy, cuộc hôn nhân của Nghiêm Mạn đầy dẫy nguy cơ, cuộc sống không ngừng bị các loại áp lực bủa vây, hơn nữa, kết quả khám nghiệm hiện trường sự cố cho thấy không có dấu hiệu mưu sát, báo chí nghiêng về giả thiết tự sát.
Tông Anh khép lại quyển sổ, đặt nó về chỗ cũ.
Mọi chuyện đã trôi qua hơn chục năm, dấu vết để lại đã bị năm tháng dài đằng đẵng bào mòn gần hết, rất khó quay lại tìm ra sự thật, nhưng có một điều Tông Anh hoàn toàn chắc chắn, nguyên nhân Nghiêm Mạn qua đời không phải tự sát.
Bà luôn bền bỉ nỗ lực, có trách nhiệm với học thuật, công việc và con cái, một người như vậy sẽ không đột ngột rời khỏi thế gian mà không nói một lời.
Năm đó, những lời chỉ trích về bà như “lãng phí bản thân, không chịu trách nhiệm", những sự thương hại vờ vĩnh và tiếc nuối vô nghĩa, nét mặt của những kẻ tranh đoạt tài sản sau khi bà mất, đều in hằn trong thời niên thiếu của Tông Anh.
Khi đó, Tông Anh uể oải lại chán trường, nhưng cô không đủ sức rời đi.
Bà ngoại chịu đả kích nặng nề, bệnh lên bệnh xuống, đi theo cậu út xuất ngoại tĩnh dưỡng, mà cô chỉ có thể ở lại đây, thân cô thế cô vượt qua từng ngày từng tháng, nghiêm túc kiệm lời sống đến tận bây giờ, Tông Anh thậm chí không nhớ nổi nét mặt tươi cười của mình trước kia.
Cửa tủ thuỷ tinh lờ mờ phản chiếu khuôn mặt cô – một khuôn mặt nhạt nhẽo, không sinh động.
Cô cố gắng nhoẻn miệng để diễn tả nụ cười, nhưng không thành thạo lại cứng ngắc, cuối cùng đành bỏ cuộc.
Tông Anh cố gắng dẹp yên cơn sóng lòng đang trào dâng, giúp bà ngoại tìm quyển danh bạ mỏng trong đống di vật của mẹ.
Bà ngoại sinh ra ở thành cổ Thuần An, các anh chị em sớm xa nhà, kiếm sống mỗi người một ngả, từ đó về sau ly biệt nhiều năm không gặp, vất vả lắm mới nghe ngóng được một vài thông tin, lại đúng lúc Nghiêm Mạn qua đời nên không liên lạc với nhau nữa. Số điện thoại lưu lại hồi đó có lẽ đã sớm đổi chủ, thực ra cho dù tìm được sổ danh bạ cũng chưa chắc tìm lại được cố nhân.
Nhưng người đến tuổi xế chiều, lại sống xa xứ, dù khó khăn thế nào vẫn muốn thử một lần.
Tông Anh gần như lật tung toàn bộ giá sách, rốt cuộc tìm thấy nó trong đống sổ ghi chép.
Trang giấy mỏng manh đã trở nên dễ rách, vết mực phai nhoà đôi chút, nhưng vẫn có thể đọc được.
Tông Anh đưa tay khép tủ lại, dường như trăm mối cảm xúc đều bị niêm phong theo khoảng khắc cửa tủ đóng lại.
Bà ngoại về nước cũng cho Tông Anh một cái cớ hoàn mỹ.
Buổi tối, Tiết Tuyển Thanh đến tìm cô để hỏi về lý do xin nghỉ phép, cô dứt khoát trả lời: “Bà ngoại về nước, tôi muốn đưa bà đi tìm người thân."
Lý do đầy đủ thoả đáng, thật sự không thể bắt bẻ.
Nhưng Tiết Tuyển Thanh không định tin tưởng cô hoàn toàn, nói: “Tìm người thân quả thật rất quan trọng, nhưng lần này cậu xin nghỉ dài một cách kỳ lạ, ngoại trừ tai nạn hay nghỉ ốm, tôi không thể nghĩ ra lý do gì khác khiến cấp trên phê chuẩn cho cậu nghỉ dài như vậy. Tông Anh, tôi biết ép cậu thế này là không ổn, nhưng tôi hy vọng có thể hiểu nỗi khó xử của cậu. Có một số việc tất nhiên phải do chính bản thân chịu đựng, nhưng về mặt tình cảm, có người chia sẻ sẽ thoải mái hơn, cậu nói có đúng không?"
Tông Anh nghe vậy im lặng, cô hiểu Tiết Tuyển Thanh xuất phát từ một trăm phần trăm hảo ý, nhưng bây giờ không phải thời cơ ngả bài, vì vậy cô đáp: “Tuyển Thanh, cho tôi thêm chút thời gian, rất nhanh thôi."
Tiết Tuyển Thanh nghiêm túc suy nghĩ một lát rồi đồng ý, nhưng vẫn nói: “Cậu phải đồng ý với tôi, cho dù gặp phải chuyện gì, nhất định không được để tâm vào chuyện vụn vặt."
“Được." Cô cũng nghiêm túc đáp ứng.
Tháng Tám ở Thượng Hải, nhiệt độ vẫn chưa giảm, mỗi một hạt bụi trong không khí đều nóng cháy. Gần cuối tháng, rốt cuộc có hai cơn mưa rào liên tiếp, thành phố nắng hạn lâu ngày gặp mưa rào, sau khi nước mưa rút đi, đất trời đón chờ không khí sạch sẽ ẩm ướt.
Trong lúc đó, Tông Anh đã gặp luật sư Chương, biểu đạt ý định xử lý tài sản của mình, nhưng vì thời gian nói chuyện có hạn, hai người chưa thể bàn bạc kỹ lưỡng, luật sư Chương đành hẹn cô vào ngày khác.
Dựa theo kế hoạch ban đầu, cô cần xử lý xong toàn bộ chuyện này, lập tức vào viện phẫu thuật, nhưng chuyện bà ngoại về nước đã làm rối loạn sự bố trí của cô, vì vậy cô dứt khoát đẩy mọi chuyện ra sau.
Ngày mùng 1 tháng 9, bà ngoại về Thượng Hải, Tông Anh đến sân bay đón bà.
Cậu út bận rộn công việc, không thể dành thời gian ở lại Thượng Hải lâu dài, gần như vừa đưa bà ngoại đến liền vội vàng trở về, vì vậy nhiệm vụ tiếp đón và làm bạn với bà liền đặt lên vai Tông Anh.
Bà ngoại là một người rất vui vẻ, ngoại trừ mấy năm sau khi Nghiêm Mạn và ông ngoại liên tiếp qua đời, thời gian còn lại bà đều vô cùng lạc quan hoạt bát.
Trên đường Tông Anh lái xe đưa bà về chung cư, bà nhìn ra ngoài cửa xe cảm thán: “Là mọi thứ thay đổi hay bà đã già đến mức không nhớ nổi dáng vẻ trước kia của Thượng Hải nhỉ?"
Tông Anh nhìn ra ngoài cửa sổ, từ năm 1937 trở lại năm 2015, cô cũng từng có cảm giác tương tự, liền đáp: “Là Thượng Hải thay đổi, bà ngoại."
Mắt bà ngoại trào lên cảm xúc tang thương của người lớn tuổi: “Thay đổi đến mức bà chẳng nhận ra được nữa." Có lẽ thấy bầu không khí không thích hợp, vừa dứt lời, bà ngoại liền đổi chủ đề, áy náy nói với Tông Anh: “Hôm nay cháu xin nghỉ à? Xem ra bà đã làm trễ nải công việc của cháu."
Tông Anh nói: “Cháu gom toàn bộ ngày nghỉ trong mấy năm gần lại đây để ở cạnh bà cho vui."
“Không đi cùng bà cũng không sao, bà biết cách lên mạng đặt vé tàu, bà tự đi Hàng Châu cũng không có vấn đề gì, mấy đứa cứ nghĩ bà già đến nỗi không làm được gì, thật ra không sao đâu." Lối nói chuyện thong thả của bà ngoại khiến Tông Anh đột nhiên nhớ tới Thịnh Thanh Nhượng.
Đã lâu lắm rồi cô không gặp anh.
Nhiều ngày qua, anh chưa từng xuất hiện ở chung cư 699; tấm thẻ tín dụng cô đưa anh, sau ngày 21 tháng 8, không còn bất kỳ tin nhắn báo chi phí nào nữa.
Thịnh Thanh Nhượng tựa như bốc hơi khỏi nhân gian và biến mất.
Anh không xuất hiện là do gặp chuyện không may, hay vì lỗ hổng thời gian đã được sửa chữa nên không cần đi qua đi lại giữa hai thời đại nữa?
Cuộc chia ly đêm thất tịch, tựa như Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau một thoáng trên cầu hỉ thước rồi mỗi người một ngả, mỗi người đi về đầu bên kia dải ngân hà, từ đó không còn gặp lại.
Khác nhau ở chỗ, lần gặp gỡ tiếp theo của Ngưu Lang Chức Nữ dẫu sao cũng có thời hạn đoán trước, còn cuộc chia ly của họ thì không.
Một người ở hiện đại sắp phải tiến hành ca phẫu thuật có hệ số nguy hiểm cao; một người ở Thượng Hải những năm 30 của quá khứ, đối mặt với đủ loại nguy cơ do chiến tranh mang đến, duyên phận… có thể chấm dứt bất cứ lúc nào.
Nghĩ đến đây, mắt Tông Anh chợt loé lên vẻ ảm đảm.
Cô xác định, mình rất lo lắng cho Thịnh Thanh Nhượng, đồng thời lo cho hai đứa trẻ cô dẫn đến nhà họ Thịnh, và cả Thanh Huệ… Từ tận đáy lòng, cô cầu mong họ có thể tránh khỏi khói lửa chiến tranh, bình an vượt qua những năm tháng bất ổn dài đằng đẵng kia.
Nghĩ đến nghĩ đi, tay phải của cô khẽ run một cái.
Bà ngoại ngồi ở ghế sau chú ý đến vẻ bất an trên khuôn mặt cô.
Lúc này, bà mới quan sát cô kỹ càng. Mặc dù thông qua video hoặc điện thoại, bà có thể hiểu rõ tình hình của cô những năm gần đây, nhưng khi trực tiếp gặp mặt, nỗi lo của bà ngoại trở nên trực quan mà mãnh liệt…
Cô càng lúc càng giống Nghiêm Mạn, bất kể là vẻ ngoài hay cung cách làm việc.
Bà ngoại lo lắng nhìn bàn tay đang cầm lái của cô, cẩn thận hỏi: “A Anh, có phải cháu gặp chuyện gì không vui không?"
Mặc dù cảm thấy vấn đề này khá bất ngờ nhưng Tông Anh vẫn nhanh chóng trả lời: “Không ạ."
Bà ngoại lại hỏi: “Vậy cháu có phiền toái gì trong công việc hay trong cuộc sống không?"
Tông Anh nghiêm túc suy nghĩ một lát: “Có một ít, nhưng cháu thấy mình có thế giải quyết được."
Câu trả lời gần như giống hệt Nghiêm Mạn, nhưng khi đó, Nghiêm Mạn nói xong câu này liền nhanh chóng ra đi.
Bởi vậy, nỗi lo của bà ngoại càng sâu hơn, Nghiêm Mạn không chào mà đi khiến bà chịu đả kích rất lớn, bà không muốn thấy người khác lại đi trên lối mòn của Nghiêm Mạn, đặc biệt là Tông Anh.
Lúc hai người về chung cư 699 đã là chạng vạng, về lại căn nhà cũ, trong lòng bà ngoại không khỏi đan xen nhiều cảm xúc lẫn lộn.
Căn nhà này từng là tổ ấm đêm tân hôn của bà, là nơi bà chờ đón những đứa trẻ của mình ra đời, nơi bà đưa bọn trẻ ra cửa và đến trường, chứng kiến họ xây dựng gia đình mới, lại nhìn đứa này tiếp đứa kia rời đi, về sau chính bà cũng rời khỏi nơi này, mới xa cách mấy năm, cảnh còn nhưng người đã mất.
Bà ngoại đứng trước giá sách thật lâu, lại đi qua giá sách đến ban công, trong ánh chiều chạng vạng là một Thượng Hải mới tinh, không hề liên quan đến câu chuyện cũ kỹ thương cảm của bà. Thật ra đối với bà, vô vàn chuyện đã qua đều là niềm tiếc nuối và đau thương phải kìm nén từ nhiều năm tháng xưa cũ.
Tông Anh đứng bên cạnh, kể cho bà về tình hình liên lạc với họ hàng ở Chiết Giang những ngày gần đây.
Cô đã gọi đến những số điện thoại ghi trên danh bạ, nhưng đều không liên lạc được, đành để về sau từ từ tìm lại. Cũng may bên nhà bà dì còn có người bắt máy, nhưng được báo lại rằng hiện tại bà dì đã theo con gái di cư đến Nam Kinh. Sau đó, cô gọi đến Nam Kinh, bên kia nói bà dì cũng rất nhớ chị gái, nếu có thể gặp mặt, họ sẽ nhanh chóng sắp xếp.
Mặc dù không thể liên lạc với tất cả mọi người, nhưng đối với bà ngoại, có thể lập tức gặp mặt một người đã là niềm vui không nhỏ.
Tông Anh lại liên lạc với bên Nam Kinh, hai bà nói chuyện qua điện thoại bằng giọng quê hương hồi lâu, kìm nén giọt nước mắt xúc động rồi nhanh chóng quyết định ngày gặp mặt vào tối thứ sáu, ngày mùng 3 tháng 9.
Từ Thượng Hải đến Nam Kinh, hai bà cháu ăn trưa xong rồi xuất phát, đi đường cao tốc, khi đến nơi vừa lúc nghênh đón mặt trời lặn, lúc tiến vào nội thành gặp phải vụ tắc đường nhẹ, đây là Nam Kinh của năm 2015.
Vậy hơn bảy mươi năm trước thì sao? Thiết bị dẫn đường hiển thị còn ba km nữa là đến nơi, Tông Anh nhìn thoáng qua những toà nhà cao tầng yên bình ở xa xa, ngăn không cho mình suy nghĩ miên man.
Địa điểm gặp mặt là ở nhà bà dì, một căn nhà chung cư bình thường trong nội thành Nam Kinh.
Con gái con rể bà dì đặt đầy một bàn thức ăn chiêu đãi hai người, vô cùng nhiệt tình, giọng nói mang chất địa phương Nam Kinh, chỉ có hai chị em bà ngoại nói bằng tiếng địa phương Thuần An, hai người tạo thành một thế giới, đôi mắt đục ngầu được bao phủ bởi nước mắt và niềm vui.
Gặp lại sau thời gian dài xa cách, đa phần đều như vậy.
Gần tám giờ tối, nhà cháu trai ở Phổ Khẩu, và nhà cháu gái ở Giang Ninh cũng lục tục đến, căn nhà nhỏ hẹp phút chốc nhiều hơn mười miệng ăn, náo nhiệt như lễ mừng năm mới. Ti vi phát tin thời sự địa phương, bọn nhỏ lăn lộn trên ghế sô pha, có người vào bếp giúp một tay, có người bày bàn ăn trong phòng khách… Tông Anh đứng một bên, tay chân luống cuống.
Nhà cô không có nhiều người như vậy, cũng không có những buổi liên hoan thế này, đối với cô, cảnh tượng khói bếp trước mắt xa lạ biết bao.
Em họ thấy cô lúng túng đứng một mình, vội vàng gọi một đứa trẻ con ra mời cô ngồi xuống. Đứa bé ngẩng đầu nói: “Bác đến từ Thượng Hải ơi, bác mau ngồi đi, sắp đến giờ ăn cơm rồi!" Tông Anh chợt lấy lại tinh thần, đi về phía sô pha nhỏ ở tận cùng phía Tây, mời hai bà vào bàn ăn.
Trong bữa cơm, bà ngoại đương nhiên thành tiêu điểm chú ý, cũng có người định hỏi han tình hình về Tông Anh, nhưng cô thoạt nhìn hết sức hướng nội, họ hỏi vài câu qua loa rồi thôi.
Bữa cơm kết thúc trong vui vẻ, đã gần mười giờ tối.
Bằng giờ này mọi khi, các bà đã đi nghỉ từ sớm, nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, đến giờ này rồi nhưng hai bà vẫn chưa buồn ngủ, cả nhà quây quần bên cạnh cắt dưa hấu, chuẩn bị nước giải khát ướp lạnh xem ti vi.
Tông Anh ngồi trong góc một lúc, gió quạt điện thổi mạnh khiến cô hơi đau đầu, em họ thấy cô khẽ nhíu mày, liền hỏi: “Có phải trong này bí quá không?" Sau đó nói: “Chị có cần ra ban công hóng gió một lát không?"
Tông Anh im lặng gật đầu, cô em họ liền dẫn cô ra ban công phía Nam.
Đối phương mở cửa sổ ra, nói: “Điều hoà bật liên tục, lúc nãy nấu cơm, khói không thoát ra ngoài được, đúng là không thoải mái lắm."
Tông Anh không lên tiếng, lấy một bao thuốc lá ra, hỏi cô ấy: “Chị có thể hút thuốc không?"
“Dạ?" Cô em họ gật đầu, “Không sao, chị cứ coi nơi này như nhà của mình là được."
Tông Anh đứng bên cửa sổ châm thuốc lá, nhìn ra ngoài qua làn khói mỏng manh, đèn đuốc vạn nhà như những ánh sao sáng lên trong đêm tối.
Thật tốt đẹp, Tông Anh nghĩ.
Cô vô thức lấy di động ra xem giờ – 22:06, đã qua mười giờ tối – vẫn chưa có động tĩnh gì.
Em họ đứng bên cạnh phát hiện ra vẻ lo lắng của cô, lại thấy cô nhìn chằm chằm đồng hồ, cho rằng cô sốt ruột về Thượng Hải, liền nói: “Hôm nay hai người ở lại Nam Kinh một đêm đúng không?"
“Ừ em." Tông Anh hàm hồ trả lời, cô mở khoá màn hình, bật trang tìm kiếm, do dự một lúc, tìm bản tóm lược về trận Thượng Hải.
“Ngày 21 tháng 8, chi viện của địch đến, hai bên kịch chiến, rơi vào trạng thái giằng co.
Ngày 22 tháng 8, quân ta tiếp tục triển khai hai cánh quân tấn công ở bến tàu Hối Sơn, phía Đông tiến gần tới đường Dương Thụ Phổ, phía Tây đến cảng Yokohama.
Ngày 23 tháng 8, máy bay nhật ném bom công ty Sincere, hơn 800 người chết.
Ngày 28 tháng 8, quân ta kịch chiến với quân Nhật ở La Điếm hơn mười ngày, thương vong hơn nửa quân số, thị trấn La Điếm sa vào tay giặc.
Ngày 1 tháng 9, các sư đoàn 12, 18, 21, 22, 36 của Nhật đổ bộ vào Thượng Hải… Đại học Đồng Tế bị quân Nhật đánh bom nổ tung."
Rải rác các sự kiện trọng đại, cho thấy hướng đi của chiến tranh, nhưng không thể ghi lại vận mệnh của từng người dân bình thường trong hoàn cảnh đó.
Cô không kìm được muốn tìm kiếm ba chữ mình từng buông bỏ, “tinh tinh" một tiếng, một tin nhắn báo chi phí xuất hiện trên đầu màn hình.
Tông Anh nhanh chóng mở tin nhắn, địa điểm chi tiêu là một hiệu thuốc tên là Bách Tường ở Nam Kinh.
Tông Anh nhíu mày, một tấm biển nền trắng chữ xanh xuất hiện trong đầu cô, cô đột nhiên quay lại hỏi em họ: “Có phải bên ngoài khu nhà có một hiệu thuốc tên là Bách Tường không? Nó là cửa hàng nhiều chi nhánh hay chỉ có một nhà duy nhất?"
—
Lời tác giả:
Boy dân quốc: Ha ha!
—
Bách hoá Sincere có rất nhiều thứ hay ho, mọi người có thể tìm hiểu một chút.
Tác giả :
Triệu Hi Chi