Vang Bóng Một Thời
Chương 1: Bữa rượu máu
Phía tây thành B. trên một nền đất rộng đổ sát vào chân thành cho lầu gạch ngoài thành được thêm vững chãi, lũ cây chuối mật tha hồ mặc sức mà mọc. Nó um tùm, tàu lá rộng và không bị gió đánh rách, che kín cả bóng mặt trời. Trên áng cỏ bốn mùa ẩm ướt, loài nấm dại sinh nở hết sức bừa bộn.
Khoảng đất ấy ở phía sau kho lúa xây trong thành quanh năm không có vết chân người.
Mỗi buổi chiều mặt trời lặn, mấy con chim không tổ mỏi cánh định tìm vào vườn chuối âm u này để ngủ. Nhưng thân chuối cao vút và tàu lá chuối trống trải không đủ là nơi làm tổ, loài chim kêu mấy tiếng thưa thớt rồi lại bay qua ngọn thành. Vào tiết mưa dầm, những trận mưa Ngân đổ lên vườn chuối một khúc nhạc suông nghe buồn thỉu buồn thiu.
Vườn chuối phía tây thành sớm nay quang đãng khác mọi ngày. Trên mặt cỏ ngổn ngang nhựa thẫm màu. Nhựa ấy bị không khí làm se lại, kết nên thành những khối keo quyện chặt lấy bùi cỏ gà.
Cùng một buổi chiều ấy, mấy người vợ lính cơ đứng trong luống bãi dâu trồng ở dưới chân thành, sát ngay với bờ hào được nghe tiếng người hát trên ngọn thành, ở trên đầu họ, đúng ngay chỗ vườn chuối im lìm của mọi ngày.
Tiếng người trên mặt ngọn thành cũ hát rằng:
" Trời nổi cơn lốc
" Cảnh càng u sầu
" Tiếng loa vừa dậy
" Hồi chiêng mớm mau
" Ta hoa thanh quất
" Cỏ xanh đổi màu
" Sống không thù nhau
" Chết không oán nhau
" Thừa chịu lệnh cả
" Dám nghĩ thế nào
" Người ngồi cho vững
" Cho ngọt nhát dao
" Hỡi hồn!
" Hỡi quỷ không đầu! "
Người ở trên mặt thành hát đến đâu thì tiếng những thân cây chuối đổ xuống mặt đấy tường thành lại kêu roạt roạt đến đấy. Bọn người đàn bà hái dâu ngừng tay bứt lá, nghiêng đầu lắng nghe kỹ. Cái bài hát năm mươi tư chữ nghe như bài sai của thầy phù thủy, đã hát đi hát lại đến mấy lần. Cứ xong mỗi câu thì lại có một tiếng roạt. Chỉ có cây chuối bị chặt mạnh mình lìa hẳn gốc, đổ vật xuống mặt đất thì mới kêu roạt roạt như vậy thôi. Nhưng mà ai chặt chuối? Không phải hẳn là cấm địa, nhưng góc thành sau kho lúa kia cũng là một miếng đất cấm, ai dám vượt phép quan vào đấy mà hát, mà phá vườn. Có chăng là làm loạn.
Những người vợ lính cơ, quen sống trong không khí loạn lìa, chiều nay và đêm nay bàn tán mãi về cái tiếng hát trên vườn chuối mặt tường thành. Chồng họ cũng lấy làm lạ và tự nhủ ngày mai vào trại sẽ hỏi chuyện cho rõ.
Buổi sáng hôm sau, bọn vợ lính cơ, thêm được ít người tò mò nữa kéo đến vườn dâu ngoài thành, vẫn nghe rõ người ta chặt chuối trên mặt thành, với những câu hát rõ mồn một:
" Ta hoa thanh quất
" Cỏ xanh đổi màu
" Sống không thù nhau
" Chết không oán nhau...
Khi nghỉ ngơi, lúc họ mang chuyện đó về nhà thì những người lính cơ đều ra vẻ cảm động sợ hãi và cắt nghĩa:
- Ông Bát Lê sắp làm việc đấy.
-???
- Ông lớn sắp đem mười mấy người ra chém. Và tiếng người hát trên mặt thành là tiếng ông Bát Lê đang tập múa thanh quất ở vườn chuối đấy.
- Múa thanh quất? Ở vườn chuối? Sao lại hát những câu ghê thế? Và ông Bát Lê vốn chém người đã nổi tiếng, còn phải tập với tành gì nữa?
- U mày không hiểu. Lâu nay ông Bát không phải khai đao vì Ông Lớn thấy già yếu muốn cho nghỉ tay. Mỗi lần có án trảm, ông Bát chỉ phải ra pháp trường cho có mặt thôi. Còn công việc thì đã có người khác đỡ tay. Nhưng vẫn cứ được tiền thưởng. Ðã đến gần một năm nay ông Bát không cầu đến thanh quất. Không hiểu tại sao, lần này Ông Lớn lại cho gọi ông Bát ra cho kỳ được và xem chừng như ngài săn sóc đến cái vụ xử trảm này nhiều lắm.
Lui vào tư thất, quan Tổng đốc sung chức Ðổng lý Quân vụ, nhác thấy lão Lê đang co tay úp lên mang tai nhìn vào đám vàng son lộng lẫy nhà riêng mình, ngài liền quở:
-Ê! bữa nay, chú đi đâu? Ta cho thằng Cửu nó sang gọi mấy lần đều thấy đóng cửa.
- Bẩm lạy Ông lớn, ít lâu nay con về nhà quê. Giá như ngày trước, có khi nào con dám đi xa, sớm tối lúc nào cũng phải ở trong nội thành, phòng những lúc Ông Lớn bất thần gọi đến. Nhưng từ hồi gần đây. Ông Lớn thương phận già nua cho con được nghỉ tay đao, con có mạn phép về thăm nhà. Ðược tin Ông Lớn cho đòi, con vội vã vào hầu, xin Ông Lớn tha tội. Con chờ lệnh Ông Lớn truyền xuống.
- Thôi, cho đứng dậy.
Quan Đổng lý Quân vụ ngả mình trên ghế bành vàng và son, hất hàm hỏi tên bát phẩm đầy tớ già đang co ro người bên chiếc cột:
- Liệu bây giờ chém còn mát tay nữa không?
- Dạ.
- Dạ sao? Chú có biết ta sắp cho xuống cái lệnh chi không?
- Dạ.
- Có mười hai tên tử tù sắp phải hành hình. Quan Công sứ muốn được thị kiến lúc bọn hắm chịu án trảm. Ngươi chém thế nào cho gọn thì chém, hễ chém một đầu đến hai nhát thì không những ta truất tiền thưởng mà người còn bị quở nữa. Chém cho thực ngọt.
- Dạ.
- Tiền thưởng này chính của Quan Công sứ cho. Ta muốn giữ phần cho người nên ta cho gọi vào mà lĩnh lấy việc này, gọi là kiếm một chút bổng để dưỡng tuổi già. Chú phải biết khi nhận lấy muời hai tên tử tù là chú phải làm việc cho đầy đủ. Chớ để phiền đến ta. Ta đã trót khoe khoang cái tài chém "treo ngành" của chú với quan Công sứ. Chú nghĩ thế nào?
- Dạ, bẩm Ông Lớn đã thương đến phận tôi tớ chúng con xin hết sức tuân theo. Nhưng bây giờ con già yếu lắm, không biết có còn làm được việc như hồi xưa nữa không. Vả chăng gần một năm nay không cầm đến mã tấu con e có điều hơi lạc mất đường đao.
- Ta đã nghĩ đến chuyện đó rồi. Chú còn đủ thời giờ để tập lại lối chém treo ngành. Nếu cái nghề chém đặc biệt của chú không thể truyền lại cho một ngườii nào được thì một lần cuối cùng này nữa, chú cũng nên cho một vị quan Tây ở đây thấy rõ cái cách chém của một người đầy tớ hầu cận ta là như thế nào.
- Dạ, bẩm Ông lớn...
- Chú đừng nhiều lời. Ðây này, ta cho chú mượn thanh quất của ta mà làm việc. Sẵn có vườn chuối ở sau kho lúa, cho phép chú lên đó mà tập. Có ai ngăn cản, cứ đưa cái tín bài này ra cho họ nom rõ.
Quan Ðổng lý Quân vụ rút khỏi ống bút trên bàn một lá thẻ đỏ, viết mấy chữ thảo vào mặt thẻ sơn trắng, trao cho Bát Lê.
Thế là từ hôm ấy Bát Lê lĩnh thanh quất của quan Tổng đốc leo lên tường thành, xông xáo trong vườn chuối, hết sức tự do, hết sức tàn nhẫn, chém ngang thân loài thực vật, trước khi chém vào cổ mười hai tên tù đang nằm đợi ngày cuối cùng.
Vườn chuối trên mặt thành vốn mọc không có hàng lối nhất định. Ông Bát phẩm Lê phải chọn lựa mãi mới được mấy dẫy chuối mọc theo hàng lối thẳng thắn. Y soạc cẳng, lấy bước chân đo những quãng trống từ một gốc chuối này đến một gốc chuối khác. Tiến lên, lùi xuống, đo ngang, đo dọc tự cho là tạm tạm được, y bèn nhẹ nhàng phát hết những tàu lá chuối rườm rà. Ðấy là cái khu dọn dẹp sẵn để nhân lấy sự thí nghiệm sau hết của một thanh quất bị bỏ quên đã lâu ngày.
Trước khi hoa thanh quất trong mấy hàng chuối được chọn lựa kỹ càng kia, Bát Lê đã múa đao chém lia lịa vào thân mọi cây chuối khác, chém không tiếc tay, chém như một người hết sức tự vệ trong một cuộc huyết chiến để mở lấy một con đường máu lúc phá vòng vây. Một buổi sớm, y nhảy nhót trong vườn chuối, đưa lưỡi gươm qua bên phải lại múa lưỡi gươm qua bên trái, thanh gươm hai lưỡi gọn gàng, nhanh nhẹn phạt qua thân mấy trăm cây tươi còn nặng trĩu lớp sương đêm. Mảnh khăn vuông vải trắng bịt tóc Bát Lê đã đẫm ướt và nhựa chuối chát thấm vào đất, gặp ánh nắng sớm, đã xuống màu dần dần.
Trên đống thân cây trơn ướt, Bát Lê vẫn làm việc, nhẩy nhót như một kẻ điên cuồng. Cứ mỗi một cây chuối gẫy gục xuống cỏ đánh roạt một cái thì Bát Lê lại cất tiếng hát:
" Sống không thù nhau
" Chết không oán nhau
Câu hát được những tiếng cây chuối đổ chấm câu cho và đã vẳng từ trên mặt thành xuống mặt một bãi dâu ở chân thành...
Tập như thế cho thuần tay hết một buổi sớm và một buổi chiều. Bát Lê sớm ngày hôm sau lại trở lại vười chuối đã rầu cả lá, đã khô cả vết thương. Y hồi hộp chống gươm xuống mặt đất ẩm ngổn ngang sự tàn phá, như một võ sinh sắp trổ tài ở võ trường với sự phân vân, lo ngại của phút biểu diễn. Rồi Bát Lê trịnh trọng tiến vào cái khu vườn chuối đã dọn từ hôm trước để nhận lấy lưỡi gươm thí nghiệm cuối cùng của một cuộc tập chém. Y đứng vào giữa hai dãy chuối, tay phải cầm ngang thanh quất.
Y lùi lại ba bước, lấy hơi thở cho đều, vừa hát to câu:
" Tiếng loa vừa dậy "
vừa tiến mạnh lên, thuận tay chém vào cây chuối đầu tiên dãy bên phải. Ðà gươm mạnh từ cao soải xuống theo một chiều chếch, tưởng gặp đến gỗ cứng cũng lướt qua. Thế mà thanh quất chỉ ngập vào chiều sâu thân cây độ chín phần mười. Lưỡi thanh quất bị ngừng ở cái cữ ấy, rồi lại được lấy ra khỏi thân cây chảy mủ. Vừa giật lưỡi thanh quất khỏi thân cây đang từ từ gục xuống, vừa hát một câu nữa:
" Hồi chiêng mớm mau "
Bát Lę lại tiến thęm ba bước đến ngang tầm cây chuối hàng đầu dãy bên trái. Bái Lê thuận đà thanh quất, lại chém xuống đấy một nhát thứ hai. Một thân cây thứ hai gục xuống nữa như một thân hình người quỳ chịu tội. Thế rồi vừa hát, vừa chém bên trái, vừa chém bên phải. Bát Lê đã hát hết mười bốn câu, và đánh gục mười bốn cây chuối. Bát Lê quay mình lại, ngắm các công trình phá hoại của mình. Thì ở mười bốn cây chuối chịu tội kia, thân trên bị chém vẫy còn dính vào phần gốc bởi một lần bẹ giập nát.
Bát Lê mỉm cười, gỡ cái khăn chùm trên đầu, lau lưỡi gươm vào đấy, vuông vải lại dẫm thêm chất nhựa xám.
Thế là xong một cuộc tập chém lối treo ngành. Và Bát Lê cũng vui vẻ trong lòng đợi ngày nhật tù. Ði từ bề cao nền cỏ xuống chân thành, qua những bậc cấp thúc vào lòng đất. Bát Lê chốc chốc lại dừng bước lại và ưỡn mình về phía sau, ngắm cánh tay khẳng kheo mình đang lăm lăm cầm lưỡi gươm.
Nội cỏ trước dinh quan Đổng lý Quân vụ một buổi chiều thu quyết đã đổi màu. Mọi khi, ở đấy chỉ có bê, bò được thả lỏng cúi cổ ngốn áng cỏ tươi bên cạnh một tốp lính hiền lành, tay cầm lưỡi liềm cắt cỏ về cho ngựa quan ăn. Bây giờ ở đấy, người dựng lên một cái nhà rạp cỏ tàn, cỏ quạt, cỏ cờ ngũ hành. Trước nhà rạp người ta chôn sẵn mười hai cái cọc tre bị vồ gỗ đập mạnh xuống toét cả đầu. Và đánh đai lấy khu nhà rạp rộng độ một mẫu, mấy trăm lính mặc áo có dấu, có nẹp đã tề chỉnh tuốt gươm trần để thị uy.
Trời chiều có một vẻ dữ dội. Mặt đấy thì sáng hơn là nền trời. Nền trời vẩn những đám mây tím đỏ vẽ đủ mọi hình quái lạ. Những bức tranh mây chó màu thẫm hạ thấp thêm và đè nặng xuống pháp trường oi bức và sáng gắt.
Mọi người chờ đợi một cái gì.
Từ phía nhà ngục, mười hai con người chậm chạp tiến tới giữa hai tốp lính áp giải. Bãi cỏ im lìm đến nỗi tiếng gông lũ tù giây va vào nhau theo một nhịp bước rụt dè nghe cứ rõ mồn một như tiếng sênh người chấp hiệu định liệu bước đi cho cỗ đòn đám.
Không biết từ đâu ra, ông Bát Lê đứng sẵn chỗ cọc tre và trong một lát đã buộc xong bọn người đợi chết vào cọc. Lũ tử tù bị trói giật cánh khuỷu, quỳ gối trên mặt đất, khom khom lưng, xếp theo hai hàng chênh chếch nhau, chầu mặt vào rạp. Những người giữ phần việc ở bãi đoạn đầu đang bóp hông, nắn xương cổ và tuốt cho mềm sống lưng lũ tử tù. Họ cần om thế nào cho tội nhân lúc quỳ phải để được gót chân ngửa đúng vào cái mẩu xương cụt nơi hậu môn. Như thế, tử tù sẽ phải rướn mình lên mà nhận lấy lưỡi đao thả mạng xuống cái cổ căng thẳng. Họ lạnh người dần dần. Sinh khí chừng như đã thoát hết khỏi người họ. Trông xa, họ có cái cứng thản nhiên của những tượng đá tạc hình người Chiêm thành quỳ trước sân đền thờ vua Lý.
Tiếng nhạc bát âm thổi bài Lưu thủy trường gần mãi lại. Rồi trong một giây phút mọi người lắng rő tiếng sênh tiền. Ai nấy nín thở. Trông ra cờ quạt kín cả nền trời và lính tráng kín cả mặt cỏ. Bụi cát bay mů như lúc có cuộc hŕnh quân. quan Công sứ mặc đồ binh phục trắng có ngù kim tuyến đi ngang hàng cùng quan Tổng đốc. Hai quan đầu tỉnh - một người đi ghệt, một người đi ủng - đều gò bước đi cho nó ăn nhập với cái long trọng của pháp trường. Những tên lính tỉnh gầy ốm che sát vào người hai Ông Lớn mọi thứ tàn vàng, tán lía, lọng xanh.
Cái đầu chúng không dám phạm thượng cúi gầm xuống mặt đất, nhìn cánh cỏ may chọc thủng ống quần mình.
Trong nhà rạp, các quan an vị. Ông thông ngôn người Nam kỳ đứng khoanh tay đằng sau quan Lưu trú Pháp. Quan Tổng đốc nói trước:
- Những người sắp bị hành hình kia là dư đảng giặc Bãi Sậy. Ty chức rất mong rằng đấy là những kẻ phiến loạn cuối cùng. Và nhờ hồng phúc của Quan Lớn, cuộc trị an ở xứ này chóng định.
Bát Lę cầm gươm tiến đến trước nhà rạp, vòng tay thu lưỡi gươm lại, vài một vái, cúi mặt đứng im. Quan Tổng đốc nhớm mình khỏi mặt ghế bành:
- Xin phép Quan Lớn cho ty chức được trình với Quan Lớn một tên đầy tớ trung thành. Hắn là đao phủ thủ tại pháp trường hôm nay.
- Có phải cái người mà Quan Lớn nói là có tŕi chém đầu người chỉ một nhát mà đầu vẫn dính vào cổ bằng lằn da cổ đó không?
- Dạ. Mấy hôm nay hắn hạ thủ trong một hơi những mười hai cái đầu. Bây giờ để xin ra lệnh khai đao.
Quan Công sứ gật. Viên giám trảm và Bát Lê đều lùi ra ngoài rất mau.
Một tiếng loa. Một tiếng trống. Ba tiếng chiêng. Rứt mỗi hồi chiêng mớm, thì một tấm linh hồn lại lìa khỏi một thể xác. Tùng! Bi li! Bi li!
Bát Lê bắt đầu hoa không thanh quất mấy vòng. Rồi y hát những câu tẩy oan với hồn con tội. Trong nhà rạp các quan chỉ nghe thấy cái âm lơ lớ rờn rợn. Quan Công sứ chăm chú nhìn Bát Lê múa lượn giữa hai hàng tử tù và múa hát đến đâu thì những cái đầu tội nhân bị quỳ kia chẻ gục đến đấy. Những tia máu phun kêu phì phì, vọt cao lên nền trời chiều. Trên áng cỏ hoen ố, không một chếc thủ cấp nào rụng xuống.
Bát Lê làm xong công việc, không nghỉ ngơi chạy tuốt vào đứng trước nhà rạp. Bấy giờ quan Công sứ mới nhìn kỹ. Y mặc áo dài trắng, một dải giây lưng điều thắt chẽn ngang bụng. Thấy trên quần áo trắng của y không có một giọt máu phun tới, quan Công sứ gật gù hỏi quan Tổng đốc để nhớ lấy tên họ một người đao phủ có lối chém treo ngành rất ngọt. Ngài thưởng cho Bát Lê mấy cọc bạc đồng bà lão.
Lúc quan Lưu trú gần cầm mũ cáo từ về tòa Sứ, quan Tổng lý quân vụ còn ân cần buộc ông thông ngôn Nam kỳ dịch cho đủ câu này:
- Bẩm Quan Lớn, chém treo ngành như thế này là phải lựa vào những lúc việc quân quốc thanh thản, số tử tù ít ít thôi. Vào những lúc nhộn nhạo quá, tử tù đông quá, thì ty chức đã có cách khác. Là chỗ đôi cây tre đực dài ra, cặp vào cổ tử tù xếp hàng và nối đuôi quỳ hướng về một chiều. Ðại để nó cũng như là cái lối cặp gắp chả chim mà nướng ấy. Rồi Bát Lê sẽ cầm gươm mà róc ngang như người ta róc mắt mía.
Lúc quan Công sứ ra về, khi lướt qua mười hai cái đầu lâu còn dính vào cổ người chết quỳ kia, giữa sân pháp trường sắp giải tán, nổi lên một trận gió lốc xoáy rất mạnh. Thường những lúc xuất quân bất lợi, tưởng cơn gió lốc cuốn gẫy ngọn cờ súy, cũng chỉ mạnh được thế thôi. Trận gió soắn hút cát, bụi lên, xoay vòng quanh đám tử thi.
Bấy giờ vào khoảng giữa giờ Thân.
Khoảng đất ấy ở phía sau kho lúa xây trong thành quanh năm không có vết chân người.
Mỗi buổi chiều mặt trời lặn, mấy con chim không tổ mỏi cánh định tìm vào vườn chuối âm u này để ngủ. Nhưng thân chuối cao vút và tàu lá chuối trống trải không đủ là nơi làm tổ, loài chim kêu mấy tiếng thưa thớt rồi lại bay qua ngọn thành. Vào tiết mưa dầm, những trận mưa Ngân đổ lên vườn chuối một khúc nhạc suông nghe buồn thỉu buồn thiu.
Vườn chuối phía tây thành sớm nay quang đãng khác mọi ngày. Trên mặt cỏ ngổn ngang nhựa thẫm màu. Nhựa ấy bị không khí làm se lại, kết nên thành những khối keo quyện chặt lấy bùi cỏ gà.
Cùng một buổi chiều ấy, mấy người vợ lính cơ đứng trong luống bãi dâu trồng ở dưới chân thành, sát ngay với bờ hào được nghe tiếng người hát trên ngọn thành, ở trên đầu họ, đúng ngay chỗ vườn chuối im lìm của mọi ngày.
Tiếng người trên mặt ngọn thành cũ hát rằng:
" Trời nổi cơn lốc
" Cảnh càng u sầu
" Tiếng loa vừa dậy
" Hồi chiêng mớm mau
" Ta hoa thanh quất
" Cỏ xanh đổi màu
" Sống không thù nhau
" Chết không oán nhau
" Thừa chịu lệnh cả
" Dám nghĩ thế nào
" Người ngồi cho vững
" Cho ngọt nhát dao
" Hỡi hồn!
" Hỡi quỷ không đầu! "
Người ở trên mặt thành hát đến đâu thì tiếng những thân cây chuối đổ xuống mặt đấy tường thành lại kêu roạt roạt đến đấy. Bọn người đàn bà hái dâu ngừng tay bứt lá, nghiêng đầu lắng nghe kỹ. Cái bài hát năm mươi tư chữ nghe như bài sai của thầy phù thủy, đã hát đi hát lại đến mấy lần. Cứ xong mỗi câu thì lại có một tiếng roạt. Chỉ có cây chuối bị chặt mạnh mình lìa hẳn gốc, đổ vật xuống mặt đất thì mới kêu roạt roạt như vậy thôi. Nhưng mà ai chặt chuối? Không phải hẳn là cấm địa, nhưng góc thành sau kho lúa kia cũng là một miếng đất cấm, ai dám vượt phép quan vào đấy mà hát, mà phá vườn. Có chăng là làm loạn.
Những người vợ lính cơ, quen sống trong không khí loạn lìa, chiều nay và đêm nay bàn tán mãi về cái tiếng hát trên vườn chuối mặt tường thành. Chồng họ cũng lấy làm lạ và tự nhủ ngày mai vào trại sẽ hỏi chuyện cho rõ.
Buổi sáng hôm sau, bọn vợ lính cơ, thêm được ít người tò mò nữa kéo đến vườn dâu ngoài thành, vẫn nghe rõ người ta chặt chuối trên mặt thành, với những câu hát rõ mồn một:
" Ta hoa thanh quất
" Cỏ xanh đổi màu
" Sống không thù nhau
" Chết không oán nhau...
Khi nghỉ ngơi, lúc họ mang chuyện đó về nhà thì những người lính cơ đều ra vẻ cảm động sợ hãi và cắt nghĩa:
- Ông Bát Lê sắp làm việc đấy.
-???
- Ông lớn sắp đem mười mấy người ra chém. Và tiếng người hát trên mặt thành là tiếng ông Bát Lê đang tập múa thanh quất ở vườn chuối đấy.
- Múa thanh quất? Ở vườn chuối? Sao lại hát những câu ghê thế? Và ông Bát Lê vốn chém người đã nổi tiếng, còn phải tập với tành gì nữa?
- U mày không hiểu. Lâu nay ông Bát không phải khai đao vì Ông Lớn thấy già yếu muốn cho nghỉ tay. Mỗi lần có án trảm, ông Bát chỉ phải ra pháp trường cho có mặt thôi. Còn công việc thì đã có người khác đỡ tay. Nhưng vẫn cứ được tiền thưởng. Ðã đến gần một năm nay ông Bát không cầu đến thanh quất. Không hiểu tại sao, lần này Ông Lớn lại cho gọi ông Bát ra cho kỳ được và xem chừng như ngài săn sóc đến cái vụ xử trảm này nhiều lắm.
Lui vào tư thất, quan Tổng đốc sung chức Ðổng lý Quân vụ, nhác thấy lão Lê đang co tay úp lên mang tai nhìn vào đám vàng son lộng lẫy nhà riêng mình, ngài liền quở:
-Ê! bữa nay, chú đi đâu? Ta cho thằng Cửu nó sang gọi mấy lần đều thấy đóng cửa.
- Bẩm lạy Ông lớn, ít lâu nay con về nhà quê. Giá như ngày trước, có khi nào con dám đi xa, sớm tối lúc nào cũng phải ở trong nội thành, phòng những lúc Ông Lớn bất thần gọi đến. Nhưng từ hồi gần đây. Ông Lớn thương phận già nua cho con được nghỉ tay đao, con có mạn phép về thăm nhà. Ðược tin Ông Lớn cho đòi, con vội vã vào hầu, xin Ông Lớn tha tội. Con chờ lệnh Ông Lớn truyền xuống.
- Thôi, cho đứng dậy.
Quan Đổng lý Quân vụ ngả mình trên ghế bành vàng và son, hất hàm hỏi tên bát phẩm đầy tớ già đang co ro người bên chiếc cột:
- Liệu bây giờ chém còn mát tay nữa không?
- Dạ.
- Dạ sao? Chú có biết ta sắp cho xuống cái lệnh chi không?
- Dạ.
- Có mười hai tên tử tù sắp phải hành hình. Quan Công sứ muốn được thị kiến lúc bọn hắm chịu án trảm. Ngươi chém thế nào cho gọn thì chém, hễ chém một đầu đến hai nhát thì không những ta truất tiền thưởng mà người còn bị quở nữa. Chém cho thực ngọt.
- Dạ.
- Tiền thưởng này chính của Quan Công sứ cho. Ta muốn giữ phần cho người nên ta cho gọi vào mà lĩnh lấy việc này, gọi là kiếm một chút bổng để dưỡng tuổi già. Chú phải biết khi nhận lấy muời hai tên tử tù là chú phải làm việc cho đầy đủ. Chớ để phiền đến ta. Ta đã trót khoe khoang cái tài chém "treo ngành" của chú với quan Công sứ. Chú nghĩ thế nào?
- Dạ, bẩm Ông Lớn đã thương đến phận tôi tớ chúng con xin hết sức tuân theo. Nhưng bây giờ con già yếu lắm, không biết có còn làm được việc như hồi xưa nữa không. Vả chăng gần một năm nay không cầm đến mã tấu con e có điều hơi lạc mất đường đao.
- Ta đã nghĩ đến chuyện đó rồi. Chú còn đủ thời giờ để tập lại lối chém treo ngành. Nếu cái nghề chém đặc biệt của chú không thể truyền lại cho một ngườii nào được thì một lần cuối cùng này nữa, chú cũng nên cho một vị quan Tây ở đây thấy rõ cái cách chém của một người đầy tớ hầu cận ta là như thế nào.
- Dạ, bẩm Ông lớn...
- Chú đừng nhiều lời. Ðây này, ta cho chú mượn thanh quất của ta mà làm việc. Sẵn có vườn chuối ở sau kho lúa, cho phép chú lên đó mà tập. Có ai ngăn cản, cứ đưa cái tín bài này ra cho họ nom rõ.
Quan Ðổng lý Quân vụ rút khỏi ống bút trên bàn một lá thẻ đỏ, viết mấy chữ thảo vào mặt thẻ sơn trắng, trao cho Bát Lê.
Thế là từ hôm ấy Bát Lê lĩnh thanh quất của quan Tổng đốc leo lên tường thành, xông xáo trong vườn chuối, hết sức tự do, hết sức tàn nhẫn, chém ngang thân loài thực vật, trước khi chém vào cổ mười hai tên tù đang nằm đợi ngày cuối cùng.
Vườn chuối trên mặt thành vốn mọc không có hàng lối nhất định. Ông Bát phẩm Lê phải chọn lựa mãi mới được mấy dẫy chuối mọc theo hàng lối thẳng thắn. Y soạc cẳng, lấy bước chân đo những quãng trống từ một gốc chuối này đến một gốc chuối khác. Tiến lên, lùi xuống, đo ngang, đo dọc tự cho là tạm tạm được, y bèn nhẹ nhàng phát hết những tàu lá chuối rườm rà. Ðấy là cái khu dọn dẹp sẵn để nhân lấy sự thí nghiệm sau hết của một thanh quất bị bỏ quên đã lâu ngày.
Trước khi hoa thanh quất trong mấy hàng chuối được chọn lựa kỹ càng kia, Bát Lê đã múa đao chém lia lịa vào thân mọi cây chuối khác, chém không tiếc tay, chém như một người hết sức tự vệ trong một cuộc huyết chiến để mở lấy một con đường máu lúc phá vòng vây. Một buổi sớm, y nhảy nhót trong vườn chuối, đưa lưỡi gươm qua bên phải lại múa lưỡi gươm qua bên trái, thanh gươm hai lưỡi gọn gàng, nhanh nhẹn phạt qua thân mấy trăm cây tươi còn nặng trĩu lớp sương đêm. Mảnh khăn vuông vải trắng bịt tóc Bát Lê đã đẫm ướt và nhựa chuối chát thấm vào đất, gặp ánh nắng sớm, đã xuống màu dần dần.
Trên đống thân cây trơn ướt, Bát Lê vẫn làm việc, nhẩy nhót như một kẻ điên cuồng. Cứ mỗi một cây chuối gẫy gục xuống cỏ đánh roạt một cái thì Bát Lê lại cất tiếng hát:
" Sống không thù nhau
" Chết không oán nhau
Câu hát được những tiếng cây chuối đổ chấm câu cho và đã vẳng từ trên mặt thành xuống mặt một bãi dâu ở chân thành...
Tập như thế cho thuần tay hết một buổi sớm và một buổi chiều. Bát Lê sớm ngày hôm sau lại trở lại vười chuối đã rầu cả lá, đã khô cả vết thương. Y hồi hộp chống gươm xuống mặt đất ẩm ngổn ngang sự tàn phá, như một võ sinh sắp trổ tài ở võ trường với sự phân vân, lo ngại của phút biểu diễn. Rồi Bát Lê trịnh trọng tiến vào cái khu vườn chuối đã dọn từ hôm trước để nhận lấy lưỡi gươm thí nghiệm cuối cùng của một cuộc tập chém. Y đứng vào giữa hai dãy chuối, tay phải cầm ngang thanh quất.
Y lùi lại ba bước, lấy hơi thở cho đều, vừa hát to câu:
" Tiếng loa vừa dậy "
vừa tiến mạnh lên, thuận tay chém vào cây chuối đầu tiên dãy bên phải. Ðà gươm mạnh từ cao soải xuống theo một chiều chếch, tưởng gặp đến gỗ cứng cũng lướt qua. Thế mà thanh quất chỉ ngập vào chiều sâu thân cây độ chín phần mười. Lưỡi thanh quất bị ngừng ở cái cữ ấy, rồi lại được lấy ra khỏi thân cây chảy mủ. Vừa giật lưỡi thanh quất khỏi thân cây đang từ từ gục xuống, vừa hát một câu nữa:
" Hồi chiêng mớm mau "
Bát Lę lại tiến thęm ba bước đến ngang tầm cây chuối hàng đầu dãy bên trái. Bái Lê thuận đà thanh quất, lại chém xuống đấy một nhát thứ hai. Một thân cây thứ hai gục xuống nữa như một thân hình người quỳ chịu tội. Thế rồi vừa hát, vừa chém bên trái, vừa chém bên phải. Bát Lê đã hát hết mười bốn câu, và đánh gục mười bốn cây chuối. Bát Lê quay mình lại, ngắm các công trình phá hoại của mình. Thì ở mười bốn cây chuối chịu tội kia, thân trên bị chém vẫy còn dính vào phần gốc bởi một lần bẹ giập nát.
Bát Lê mỉm cười, gỡ cái khăn chùm trên đầu, lau lưỡi gươm vào đấy, vuông vải lại dẫm thêm chất nhựa xám.
Thế là xong một cuộc tập chém lối treo ngành. Và Bát Lê cũng vui vẻ trong lòng đợi ngày nhật tù. Ði từ bề cao nền cỏ xuống chân thành, qua những bậc cấp thúc vào lòng đất. Bát Lê chốc chốc lại dừng bước lại và ưỡn mình về phía sau, ngắm cánh tay khẳng kheo mình đang lăm lăm cầm lưỡi gươm.
Nội cỏ trước dinh quan Đổng lý Quân vụ một buổi chiều thu quyết đã đổi màu. Mọi khi, ở đấy chỉ có bê, bò được thả lỏng cúi cổ ngốn áng cỏ tươi bên cạnh một tốp lính hiền lành, tay cầm lưỡi liềm cắt cỏ về cho ngựa quan ăn. Bây giờ ở đấy, người dựng lên một cái nhà rạp cỏ tàn, cỏ quạt, cỏ cờ ngũ hành. Trước nhà rạp người ta chôn sẵn mười hai cái cọc tre bị vồ gỗ đập mạnh xuống toét cả đầu. Và đánh đai lấy khu nhà rạp rộng độ một mẫu, mấy trăm lính mặc áo có dấu, có nẹp đã tề chỉnh tuốt gươm trần để thị uy.
Trời chiều có một vẻ dữ dội. Mặt đấy thì sáng hơn là nền trời. Nền trời vẩn những đám mây tím đỏ vẽ đủ mọi hình quái lạ. Những bức tranh mây chó màu thẫm hạ thấp thêm và đè nặng xuống pháp trường oi bức và sáng gắt.
Mọi người chờ đợi một cái gì.
Từ phía nhà ngục, mười hai con người chậm chạp tiến tới giữa hai tốp lính áp giải. Bãi cỏ im lìm đến nỗi tiếng gông lũ tù giây va vào nhau theo một nhịp bước rụt dè nghe cứ rõ mồn một như tiếng sênh người chấp hiệu định liệu bước đi cho cỗ đòn đám.
Không biết từ đâu ra, ông Bát Lê đứng sẵn chỗ cọc tre và trong một lát đã buộc xong bọn người đợi chết vào cọc. Lũ tử tù bị trói giật cánh khuỷu, quỳ gối trên mặt đất, khom khom lưng, xếp theo hai hàng chênh chếch nhau, chầu mặt vào rạp. Những người giữ phần việc ở bãi đoạn đầu đang bóp hông, nắn xương cổ và tuốt cho mềm sống lưng lũ tử tù. Họ cần om thế nào cho tội nhân lúc quỳ phải để được gót chân ngửa đúng vào cái mẩu xương cụt nơi hậu môn. Như thế, tử tù sẽ phải rướn mình lên mà nhận lấy lưỡi đao thả mạng xuống cái cổ căng thẳng. Họ lạnh người dần dần. Sinh khí chừng như đã thoát hết khỏi người họ. Trông xa, họ có cái cứng thản nhiên của những tượng đá tạc hình người Chiêm thành quỳ trước sân đền thờ vua Lý.
Tiếng nhạc bát âm thổi bài Lưu thủy trường gần mãi lại. Rồi trong một giây phút mọi người lắng rő tiếng sênh tiền. Ai nấy nín thở. Trông ra cờ quạt kín cả nền trời và lính tráng kín cả mặt cỏ. Bụi cát bay mů như lúc có cuộc hŕnh quân. quan Công sứ mặc đồ binh phục trắng có ngù kim tuyến đi ngang hàng cùng quan Tổng đốc. Hai quan đầu tỉnh - một người đi ghệt, một người đi ủng - đều gò bước đi cho nó ăn nhập với cái long trọng của pháp trường. Những tên lính tỉnh gầy ốm che sát vào người hai Ông Lớn mọi thứ tàn vàng, tán lía, lọng xanh.
Cái đầu chúng không dám phạm thượng cúi gầm xuống mặt đất, nhìn cánh cỏ may chọc thủng ống quần mình.
Trong nhà rạp, các quan an vị. Ông thông ngôn người Nam kỳ đứng khoanh tay đằng sau quan Lưu trú Pháp. Quan Tổng đốc nói trước:
- Những người sắp bị hành hình kia là dư đảng giặc Bãi Sậy. Ty chức rất mong rằng đấy là những kẻ phiến loạn cuối cùng. Và nhờ hồng phúc của Quan Lớn, cuộc trị an ở xứ này chóng định.
Bát Lę cầm gươm tiến đến trước nhà rạp, vòng tay thu lưỡi gươm lại, vài một vái, cúi mặt đứng im. Quan Tổng đốc nhớm mình khỏi mặt ghế bành:
- Xin phép Quan Lớn cho ty chức được trình với Quan Lớn một tên đầy tớ trung thành. Hắn là đao phủ thủ tại pháp trường hôm nay.
- Có phải cái người mà Quan Lớn nói là có tŕi chém đầu người chỉ một nhát mà đầu vẫn dính vào cổ bằng lằn da cổ đó không?
- Dạ. Mấy hôm nay hắn hạ thủ trong một hơi những mười hai cái đầu. Bây giờ để xin ra lệnh khai đao.
Quan Công sứ gật. Viên giám trảm và Bát Lê đều lùi ra ngoài rất mau.
Một tiếng loa. Một tiếng trống. Ba tiếng chiêng. Rứt mỗi hồi chiêng mớm, thì một tấm linh hồn lại lìa khỏi một thể xác. Tùng! Bi li! Bi li!
Bát Lê bắt đầu hoa không thanh quất mấy vòng. Rồi y hát những câu tẩy oan với hồn con tội. Trong nhà rạp các quan chỉ nghe thấy cái âm lơ lớ rờn rợn. Quan Công sứ chăm chú nhìn Bát Lê múa lượn giữa hai hàng tử tù và múa hát đến đâu thì những cái đầu tội nhân bị quỳ kia chẻ gục đến đấy. Những tia máu phun kêu phì phì, vọt cao lên nền trời chiều. Trên áng cỏ hoen ố, không một chếc thủ cấp nào rụng xuống.
Bát Lê làm xong công việc, không nghỉ ngơi chạy tuốt vào đứng trước nhà rạp. Bấy giờ quan Công sứ mới nhìn kỹ. Y mặc áo dài trắng, một dải giây lưng điều thắt chẽn ngang bụng. Thấy trên quần áo trắng của y không có một giọt máu phun tới, quan Công sứ gật gù hỏi quan Tổng đốc để nhớ lấy tên họ một người đao phủ có lối chém treo ngành rất ngọt. Ngài thưởng cho Bát Lê mấy cọc bạc đồng bà lão.
Lúc quan Lưu trú gần cầm mũ cáo từ về tòa Sứ, quan Tổng lý quân vụ còn ân cần buộc ông thông ngôn Nam kỳ dịch cho đủ câu này:
- Bẩm Quan Lớn, chém treo ngành như thế này là phải lựa vào những lúc việc quân quốc thanh thản, số tử tù ít ít thôi. Vào những lúc nhộn nhạo quá, tử tù đông quá, thì ty chức đã có cách khác. Là chỗ đôi cây tre đực dài ra, cặp vào cổ tử tù xếp hàng và nối đuôi quỳ hướng về một chiều. Ðại để nó cũng như là cái lối cặp gắp chả chim mà nướng ấy. Rồi Bát Lê sẽ cầm gươm mà róc ngang như người ta róc mắt mía.
Lúc quan Công sứ ra về, khi lướt qua mười hai cái đầu lâu còn dính vào cổ người chết quỳ kia, giữa sân pháp trường sắp giải tán, nổi lên một trận gió lốc xoáy rất mạnh. Thường những lúc xuất quân bất lợi, tưởng cơn gió lốc cuốn gẫy ngọn cờ súy, cũng chỉ mạnh được thế thôi. Trận gió soắn hút cát, bụi lên, xoay vòng quanh đám tử thi.
Bấy giờ vào khoảng giữa giờ Thân.
Tác giả :
Nguyễn Tuân