Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh
Đề bài 4: Phong cách văn chính luận của Tuyên ngôn Độc lâp

Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh

Đề bài 4: Phong cách văn chính luận của Tuyên ngôn Độc lâp

Tuyên ngôn Độc lâp thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn. Hãy làm sáng tỏ điều  đó

Thân bài:

* Giải thích 

- Phong cách nghệ thuật là những nét riêng, độc đáo, tương đối ổn định trong sáng tác 

của một nhà văn, một trào lưu hay một thời đại... Phong cách nghệ thuật được thể 

hiện qua hai khía cạnh: nội dung và hình thức nghệ thuật.

- Văn chính luận là một bộ phận của sự nghiệp sáng tác văn học của Bác (văn chính luận, truyện và kí, thơ ca). Đó là thể văn dùng để trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định. 

- Nhận định trên nêu bật những khía cạnh cơ bản của văn chính luận Hồ Chí Minh về lập luận, lí lẽ và ngôn ngữ. 

* Bình luận

 - Nhận định trên đã nêu bật được nét cơ bản trong phong cách nghệ thuật văn chính luận của Hồ Chí Minh. Bởi mục đích quan trọng nhất của văn chính luận là dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm, ý kiến của mình. Chính vì thế, người viết phải đảm bảo được tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, đồng thời ngôn ngữ phải có tính truyền cảm và thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. 

-Trước khi đặt bút, Bác luôn đặt ra bốn câu hỏi: Viết cho ai? (đối tượng); Viết để làm gì? (mục đích); rồi mới đến Viết cái gì? (nội dung) và Viết như thế nào? (hình thức). Chính vì thế, những áng văn chính luận mà Người viết ra với tư cách là nhà văn - chiến sĩ đã thực sự như những bản luận chiến đanh thép, sắc sảo, những bài hịch có sức lay động, cổ vũ lòng người.

* Chứng minh 

- Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, để từ đó xác định đối tượng hướng tới của bản

Tuyên ngôn Độc lập với những mục đích khác nhau (bản luận chiến vạch trần, tố cáo thực dân Pháp; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của thế giới; cổ vũ, kích thích ý chí độc lập tự chủ của nhân dân ta...). Trong khi phân tích, cần chú ý chỉ ra: 

+ Sự chặt chẽ về lập luận của Bác, chủ yếu hướng về thực dân Pháp, khiến chúng

không thể chối cãi được. Để có được điều ấy, Bác đã sử dụng lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, hùng hồn. 

+ Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính truyền cảm, vừa hùng hồn, vừa thiết tha. Ngôn ngữ ấy được cất lên từ một trái tim lớn, tha thiết với độc lập tự do, với những quyền cơ bản của con người, căm phẫn uất hận với tội ác của bè lũ xâm lược, tình yêu nồng

cháy với Tổ quốc và nhân dân... 

Tất cả điều trên đã tạo nên một áng văn có sức thuyết phục mạnh mẽ cả về lí và tình.

- Phần mở đầu: Trọng tâm của phần này là sự trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ (có 3 ý nghĩa cơ bản) và phần suy rộng ra (từ quyền cá nhân, quyền con người chung chung đến quyền dân tộc). Giá trị chủ yếu của phần này chính là nghệ thuật lập luận (viện dẫn những chân lí bất hủ được mặc nhiên thừa nhận, chiến thuật dùng gậy ông đập lưng ông, niềm tự hào dân tộc kín đáo,...). Điều này là cơ sở chính nghĩa vững chắc cho bản Tuyên ngôn mà “không ai có thể chối cãi được". 

- Phần nội dung: Phần này có hai nhiệm vụ trung tâm: 

+ Tố cáo, vạch trần tội ác xâm lược và luận điệu xảo trá của thực dân Pháp nhằm quay lại Việt Nam. Chú ý những dẫn chứng tiêu biểu được Bác sử dụng nhằm làm tăng sức thuyết phục cho lập luận. Nghệ thuật liệt kê; điệp từ “chúng"; nhiều hình ảnh giàu sức biểu cảm (thẳng tay khủng bố, tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu, cướp không, nhẫn tâm giết nốt, quỳ gối đầu hàng...) tạo nên giọng điệu thống thiết, bị phẫn. Xét về mặt pháp lí: Bác chỉ rõ Pháp đã “bán nước ta hai lần cho Nhật", đã đi ngược lại với những quyền cơ bản nhất của con người. Xét về mặt đạo lí, Bác đã chỉ rõ sự dã man, hèn hạ của chúng (quỳ gối trước bè lũ pháp xít, gây ra nạn đói 1945, giết tù chính trị khi thua chạy). Từ điều đó, Bác tuyên bố “thoát li hẳn", “xoá bỏ hết" mọi quan hệ thực dân với Pháp.

 + Khẳng định tư thế chính nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam, đứng đầu là Việt Minh bằng những sự thật hùng hồn của lịch sử theo trình tự thời gian. Về   pháp lí, những bản tuyên ngôn nói trên là những văn kiện mà cả thế giới vừa công nhận thông qua hai hội nghị gần đó. Về đạo lí, hành động chính nghĩa của Việt Minh khi đứng về phía loài người tiến bộ để chống lại thảm họa phát xít, sự khoan hồng và nhân đạo của ta đối với người Pháp và đặc biệt là sự “gan góc" chống ách nô lệ của Pháp, Nhật và sự áp bức của phong kiến để thực thi những quyền cơ bản nhất của con người. Về ngôn ngữ, chú ý điệp ngữ “sự thật là", cấu trúc câu trùng điệp, cầu cảm thán tạo âm hưởng thiết tha hùng hồn: “Dân ta đã đánh đổ... Dân ta lại đánh đổ..", “Một dân tộc đã gan góc... Dân tộc đó phải được độc lập!", những từ ngữ có sức khẳng định mạnh mẽ, tuyệt đối “thoát li hẳn", “xóa bỏ hết", “xoá bỏ tất cả"... 

- Phần kết luận: Chú ý niềm vui tràn trề sau những chữ “tự do độc lập". 

Sự khẳng định về quyền độc lập tự do, lời kêu gọi toàn dân cũng là lời cảnh tỉnh với bọn thực dân Pháp.

 C. Kết bài: Khẳng định lại sự đúng đắn của ý kiến. 




Tác giả : Hồ Chí Minh
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 1 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại