Túy Tử Đương Đồ
Chương 37: Túy tử Đương Đồ (Thượng)
Lời cô nàng nói thực sự như sét đánh giữa trời quang, nhưng tôi nghĩ cẩn thận lại, đột nhiên nhận ra cũng không phải chuyện không thể. Lúc đó quay chương trình tôi quá thờ ơ, mỗi lần quay “X-girl" là một lần bọn họ liếc mắt đưa tình, da thịt thân mật, dường như cũng để lại vết tích.
Sau đó tôi phải đối mặt trước những lựa chọn. Khi bạn đứng trước rất nhiều ngã rẽ lựa chọn, đó sẽ là một việc vô cùng khó khăn, theo tôi biết, rất nhiều nhân vật tầm cỡ trong lịch sử chỉ vì lựa chọn sai lầm mà ôm hận ngàn năm. Lựa chọn đúng nhưng sai thời điểm không được, ví dụ như Hồng Thừa Trù, nhưng đúng thời điểm mà lựa chọn sai lầm cũng chẳng ổn, điển hình như Ngô Tam Quế. Hai người họ đến chết cũng không yên, cuối cùng đều mất hết khí tiết.
Nhưng nếu nói chuyện khí tiết trong giới showbiz này chỉ tổ bị người ta cười chê. Tôi sắp hai bảy rồi, không đến mức đơn thuần như thế, suy cho cùng người thua thiệt trong chuyện này không phải tôi, lúc này, lựa chọn tốt nhất là không quản, không hỏi chuyện này nữa, tiếp tục quay bộ phim mình đã ký, chuẩn bị cho bài nhảy “Túy tử Đương Đồ" của mình, ngoài mặt cười cợt pha trò cùng Cố Cù, chỉ cần giữ vững lương tri, đạo đức, cũng không tính là mất khí tiết.
Thế nhưng tôi lại nghĩ tới lão Viên đang nằm trên giường bệnh. Cả đời này của lão Viên, ngoài tháng ngày hồ đồ không nhịn được đái ỉa ra, còn lại vẫn rất đúng mực. Nhớ tới người cha ngay cả chút phí đỗ xe cũng không chịu cúi nhường mà đấu tranh tới cùng, một chút chuyện con cỏn cũng không bỏ qua, tôi lại thấy hổ thẹn. Cho nên xoắn xuýt mãi, tôi vẫn quyết định như con thiêu thân lao vào mồi lửa.
Tôi tới trụ sở đoàn phim mới tìm Cố Dao, lúc đối mặt tôi chất vấn anh ta bằng thái độ ấu trĩ, mà anh ta cũng chẳng gây gổ, thoải mái nói, cậu đã ký hợp đồng rồi, giai đoạn tuyên truyền đầu tiên của “Đại vũ công" cũng có tên cậu, giờ mà hủy hợp đồng, phí bồi thường sẽ là một con số rất lớn. Không chỉ có vậy anh ta còn nói, tất cả hoạt động thương nghiệp tôi tham gia đều phải có sự cho phép của công ty, không được anh ta đồng ý, “Túy tử Đương Đồ" đừng hòng được lên sân khấu.
Sau đó anh ta như huynh trưởng mà vỗ vỗ vai tôi, vừa kiên trì bảo ban tôi nhẫn nhịn một chút, vừa tiễn tôi ra ngoài cửa.
Cố Dao không hổ là ảnh đế theo trường phái thực lực, từng cái giơ tay nhấc chân cũng mang theo diễn xuất, nhìn trái như Nghiêu như Thuấn, chói lọi xán lạn, nhìn phải như cẩu như trư, phân liệt thể như hai con người khác hẳn nhau. Lần đầu tiên tôi cảm thấy hắn như vậy so ra còn kém cả Lê Kiều. Đến cả một sợi tóc gáy cũng không bằng.
Cái tên Cố Dao này rất tinh khôn, có thể nhìn thấy rõ nhân tâm, hẳn anh ta nhìn thấu tôi đang nghĩ gì, từ từ liếc mắt nhìn tôi nói, không phải cậu từng hỏi vì sao anh lại muốn ký hợp đồng với cậu sao?
Tôi đoán dáng vẻ anh ta lúc này đây là muốn nói thật, vì vậy không cắt lời, chăm chú lắng nghe.
Dường như Cố Dao đoán tôi không dám sinh sự ở đây, còn nhìn tôi cười đến là anh tuấn: “Vợ tôi gửi một con chó ở chỗ Lê Kiều, nên tôi cũng muốn dắt con chó của hắn tới."
Tôi quay đầu đi luôn, nhưng được hai bước thì quay lại, đấm thẳng một phát vào giữa cằm Cố Dao.
Cú đấm này tôi dùng hết sức, có lẽ ít nhất đồng chí ảnh đế cũng phải rơi một cái răng. Tôi muốn học lại bài giảng của Trương To Gan, trước khi đám người xung quanh tiến lên thì đấm anh ta ngã xuống.
Có người bắt đầu tát vào miệng tôi, so với Lê Kiều đánh còn mạnh tay hơn, nhân lúc tôi đang choáng váng, lại có người tiến lên giáng đòn xuống.
Mắt thấy sắp bị một đám người đánh điên cuồng, tôi quyết định dùng chút sức lực cuối cùng mà hô lớn: “Mẹ nhà mày muốn đánh tao thì đánh chết luôn đi, nếu không tao đây sẽ nói với đám nhà báo, nói Cố ảnh đế đạo mạo trang nghiêm như thế mà không chuyện xấu nào là không làm, nếu mày sợ không ai tin, thì trong tay tao còn có ảnh của mày với Tiểu Ly đây!!"
Câu cuối kia tôi dọa Cố Dao, chắc anh ta cũng chẳng tin đâu. Nhưng anh ta cũng không dám đánh tôi chết thật, thế là đám người kia thả tôi ra.
Tuy rằng bị đánh nhưng tôi cũng đánh lại được anh ta, đánh tên cặn bã như thế rất sảng khoái, mà sướng xong rồi thì tôi lại phải đối mặt với câu hỏi vô cùng nghiêm trọng, rốt cuộc nên đi con đường nào đây?
Cơn gió se thổi tới, mang theo mưa lành lạnh, thể như muốn tuyên bố rằng thu mỗi lúc một gần. Tôi ngước mặt lên trời đón từng hạt mưa rơi, một giây trước còn cảm khái thế gian này vạn vật không tránh khỏi quy luật ‘xuân phát thu tàng’, một giây sau đã lại cảm thấy cơ thể trở nên nhẹ bỗng, giống như hồn lìa khỏi xác. Không sợ hãi cũng chẳng hối hận, ngược lại còn thấy rất nhẹ nhõm, dù sao thì đó giờ tôi cũng không muốn làm diễn viên, tôi chỉ là một vũ công.
Điện thoại trong túi rung lên, tôi lấy ra nhìn, hơn chục cuộc gọi lỡ từ y tá trong viện. Tôi biết có chuyện bất ổn, vội chạy về phía bệnh viện.
Nếu vì đánh tên súc sinh kia mà bỏ lỡ tiễn bố tôi đi nốt đoạn đường cuối, thì đây sẽ là nỗi tiếc nuối đeo đuổi tôi cả cuộc đời. Cũng may mà lão Viên nhà tôi rất kiên trì, trước khi tôi chạy tới bệnh viện, vẫn không chịu trút hơi thở cuối cùng. Lúc này yết hầu lão Viên bị mổ ra, các bác sĩ cố gắng tới cùng, đồng thời cũng khâm phục sự ngoan cường của lão Viên, gương mặt ông sưng phồng lên, đổi sang màu gan lợn, thở từng nhịp hổn hển nghe như tiếng nước sôi sùng sục.
Bác sĩ nói với tôi, trước khi lão Viên hấp hối có hồi quang phản chiếu, thế mà lại có thể nói có thể cử động, chỉ thiếu điều ngồi dậy xuống giường. Ông đòi người ta uống rượu, đòi ăn thịt, rượu phải là rượu trắng 2,5 đồng một chai, thịt phải là thịt ít mỡ nhiều, chân giò hoa quế với tỏi, thiếu một thứ cũng không được, ông còn đòi con trai, ông muốn tôi mau chóng tới trước mặt, nói muốn được tôi cõng về nhà.
Lúc lão Viên tỉnh táo tai đã không thính, cho nên nói chuyện với ông gần như phải gào lên. Tôi tiến lên trước, nắm chặt tay lão Viên, nói to: “Con ở đây, bố cũng ở đây, nhà hai chúng ta ở đây, đây không phải nhà sao?"
Ở nơi đây, vào tình cảnh này, nghe thật có chút buồn cười.
Đáng lý ra lão Viên không thể nghe thấy gì, nhưng kì quái là dường như ông nghe thấy được lời tôi —— lão Viên không nói tiếng nào (Ông đã không nói được từ lâu), bàn tay trái quắt queo nắm chặt lấy tay tôi, nắm đến mức xương tôi kêu răng rắc, sau đó ông nhắm mắt lại.
Lão Viên đi, mang theo chút lưu luyến với nhân gian cuối cùng của mình —— sự lưu luyến dành cho tôi.
Sau đó tôi phải lo hậu sự cho lão Viên. Chuyện này lúc ông còn tỉnh táo tôi từng thảo luận qua. Truyền thống người Trung là an táng xuống mộ, nhưng lão Viên nằng nặc đòi hải táng, ông nói hải táng tốt lắm, bảo vệ môi trường, còn nói hải táng không tốn tiền chính phủ, không tốn tiền của tôi, ông nói lúc ông còn sống đã gây phiền hà cho tôi nhiều rồi, không muốn sau khi qua đời lại gây thêm phiền toái cho tôi nữa.
Đưa hồn cha về biển rộng hay không, vấn đề này tôi không quyết định. Nhưng đài hóa thân cách nhà tôi không bao xa, để ông hỏa táng ở đó cũng không phải quyết định gì đó quá khó khăn.
Tôi gọi không ít người lên, bạn bè gần xa bà con cuối phố cùng họ hàng, lão Viên vốn là người sĩ diện hão, không thể để bố tôi quạnh quẽ dưới suối vàng. Tôi còn mời giám đốc trong đơn vị lão Viên tới đọc điếu văn tưởng niệm, bởi vì đó là những năm tháng vẻ vang mà bố tôi khó quên nhất, ngồi ghế hưởng công ăn việc làm béo bở, một mình uống ba lít rượu để chuốc gục khách hàng, nổi danh trong ngoài xưởng.
Lão giám đốc cũng đã đến độ gần đất xa trời, khác với cái lần lạnh lùng giao lão Viên cho cảnh sát, lần này ông ta vui vẻ đồng ý, xem ra câu “Lấy người mất làm trọng" rất có lý, người Trung Quốc lúc nào cũng đối tốt với người đã khuất hơn người hiền lương. Ngày nhập liệm, lão giám đốc ăn mặc gọn gàng danh giá, đứng trước mặt mọi người run run lấy tờ giấy ra, ông nói lúc còn sống lão Viên cần cù cẩn trọng, nỗ lực không ngừng, sống một cuộc đời không hối không thẹn.
Tôi nghĩ lão giám đốc thật tài hoa, thành ngữ trôi chảy, hơn nữa còn dạt dào tình cảm, giọng đọc điếu văn trầm trầm bổng bổng, nhất vịnh tam thán, chỉ sợ mới nghe qua còn tưởng muốn phong lão Viên làm liệt sĩ. Không chỉ có vậy, lão ấy còn biểu dương tôi.
Rất nhiều người đã khóc.
Một bàn tay tôi đút trong túi quần, nắm chặt một mảnh xương đã lén lấy được trong hũ tro của lão Viên. Tôi không khóc. Thứ nhất vì lão Viên là một người vĩ đại như vậy, thứ hai vì khác với mọi người, chúng tôi chỉ là một trong số ngàn ngàn vạn vạn cặp cha con trên thế gian này, khi còn bé cha từng dạy tôi, khi ông già tôi bầu bạn cùng ông, thứ tình cảm này không thể hời hợt quy kết bằng hai chữ “huyết thống", cũng không cần dùng nước mắt thấm ướt.
Sau khi lão Viên đi, nửa tháng liền tôi mơ thấy ông, nhưng giấc mộng của tôi rất mơ hồ, thường là lão Viên đã già như những bóng cổ thụ ở chốn Bắc Kinh xưa cũ, mà tôi vẫn là một đứa trẻ mười một mười hai, có khi người đàn ông với gương mặt già nua, chân què, miệng méo kia sẽ cách xa tôi một con đường, mỗi khi tôi cười toe chạy về phía cha, sẽ lại bị dòng người không biết từ đâu tới tách ra.
Hình ảnh dừng lại rồi tan biến ở cái năm chúng tôi bắt đầu nương tựa lẫn nhau. Lần nào nhìn bóng người cũng thét gào trong mộng, rồi mỗi lần tỉnh lại là một lần lau khô nước mắt. Thể như được khai thông, mỗi khi tỉnh lại tôi sẽ nghĩ rất nhiều suy nghĩ lạ lùng, tôi nào nhặn những nghĩ suy kia thành điệu múa, rồi đưa nó vào “Túy tử Đương Đồ."
Lần đầu tiên tôi biên đạo trong căn nhà cũ dột xong bài múa, “Khiển Đường" công diễn lần đầu thành công trong trung tâm nghệ thuật. Trước khi Lê Kiều bắt đầu đi công diễn toàn quốc, hắn tới căn nhà cũ nát này tìm tôi.
Giữ khoảng cách hai mét, Lê Kiều nhìn tôi, ánh mắt hắn chưa bao giờ dịu dàng và khắc chế như thế, ánh mắt ấy triền miên vây quanh tôi, như gió nhẹ mưa thưa. Hắn không tới gần, tôi cũng không ra đón, chúng tôi cứ như vậy mà nhìn nhau, một mắt hai mắt ba mắt bốn mắt, thể như đã xa cách ngàn vạn năm.
Hắn hỏi vì sao cậu không nói cho tôi biết bố cậu đã mất?
“Nói thì sao, người cũng đã đi rồi. Không sao cả, đi không lần lữa, bớt đau khổ." Lúc này tôi đã gạt hết thái độ đối địch với hắn, được gặp lại Lê Kiều tôi thật sự rất vui, chỉ là gió thu có chút lạnh, xua đi phần nào xúc cảm vui mừng trên gương mặt tôi.
“Có thể giúp gì cho cậu không?"
“Em có thể mượn sân khấu trong trung tâm nghệ thuật không? Giờ em đang thiếu một nơi để múa, cũng thiếu… một nhà hát."
“Không sao. Hai tháng tới chỉ có hai buổi biểu diễn lớn, chỉ cần không trùng thời gian đó, cả trung tâm nghệ thuật cậu cứ thoải mái dùng." Lê Kiều sảng khoái đồng ý, lại hỏi, “Còn gì nữa không?"
“Không còn, mọi chuyện đều ổn cả." Hiếm khi có thể bình tĩnh ôn hòa nói chuyện như vậy, tôi không muốn nói tới số nợ khổng lồ với Cố Dao. Tôi dang đôi cánh tay, cười nói với hắn, “Em đọc tin thấy “Khiển Đường" sắp công diễn khắp cả nước, chúc mừng anh mã đáo thành công, ôm một cái đi."
Lê Kiều liền đi tới. Hắn chiếm ưu thế cao hơn tôi, dang cánh tay ra đã đủ ôm trọn tôi vào lòng.
Có lẽ là mấy cái tát mất khống chế lần trước cũng khiến hắn nghĩ lại mà thấy sợ, mới đầu hắn dè dè dặt dặt ôm lấy tôi, sau đó dần dần dùng hết sức mình, tôi bị hắn ôm chặt tới không thở nổi, phải mất một lúc trái tim mới từ từ bình tĩnh trở lại.
Mãi đến khi Lê Kiều đi, chúng tôi cũng không nói thêm câu nào. Suốt khoảng thời gian qua tôi đã nghe rất nhiều những câu “Xin nén bi thương mọi chuyện sẽ tốt lên thôi", đâu cần phải an ủi nhiều tới vậy, tôi rất hưởng thụ những giây phút lặng im này.
“Khiển Đường" đương nhiên sẽ thành công, mà “Túy tử Đương Đồ", tám phần mười sẽ thất bại.
Sau đó tôi phải đối mặt trước những lựa chọn. Khi bạn đứng trước rất nhiều ngã rẽ lựa chọn, đó sẽ là một việc vô cùng khó khăn, theo tôi biết, rất nhiều nhân vật tầm cỡ trong lịch sử chỉ vì lựa chọn sai lầm mà ôm hận ngàn năm. Lựa chọn đúng nhưng sai thời điểm không được, ví dụ như Hồng Thừa Trù, nhưng đúng thời điểm mà lựa chọn sai lầm cũng chẳng ổn, điển hình như Ngô Tam Quế. Hai người họ đến chết cũng không yên, cuối cùng đều mất hết khí tiết.
Nhưng nếu nói chuyện khí tiết trong giới showbiz này chỉ tổ bị người ta cười chê. Tôi sắp hai bảy rồi, không đến mức đơn thuần như thế, suy cho cùng người thua thiệt trong chuyện này không phải tôi, lúc này, lựa chọn tốt nhất là không quản, không hỏi chuyện này nữa, tiếp tục quay bộ phim mình đã ký, chuẩn bị cho bài nhảy “Túy tử Đương Đồ" của mình, ngoài mặt cười cợt pha trò cùng Cố Cù, chỉ cần giữ vững lương tri, đạo đức, cũng không tính là mất khí tiết.
Thế nhưng tôi lại nghĩ tới lão Viên đang nằm trên giường bệnh. Cả đời này của lão Viên, ngoài tháng ngày hồ đồ không nhịn được đái ỉa ra, còn lại vẫn rất đúng mực. Nhớ tới người cha ngay cả chút phí đỗ xe cũng không chịu cúi nhường mà đấu tranh tới cùng, một chút chuyện con cỏn cũng không bỏ qua, tôi lại thấy hổ thẹn. Cho nên xoắn xuýt mãi, tôi vẫn quyết định như con thiêu thân lao vào mồi lửa.
Tôi tới trụ sở đoàn phim mới tìm Cố Dao, lúc đối mặt tôi chất vấn anh ta bằng thái độ ấu trĩ, mà anh ta cũng chẳng gây gổ, thoải mái nói, cậu đã ký hợp đồng rồi, giai đoạn tuyên truyền đầu tiên của “Đại vũ công" cũng có tên cậu, giờ mà hủy hợp đồng, phí bồi thường sẽ là một con số rất lớn. Không chỉ có vậy anh ta còn nói, tất cả hoạt động thương nghiệp tôi tham gia đều phải có sự cho phép của công ty, không được anh ta đồng ý, “Túy tử Đương Đồ" đừng hòng được lên sân khấu.
Sau đó anh ta như huynh trưởng mà vỗ vỗ vai tôi, vừa kiên trì bảo ban tôi nhẫn nhịn một chút, vừa tiễn tôi ra ngoài cửa.
Cố Dao không hổ là ảnh đế theo trường phái thực lực, từng cái giơ tay nhấc chân cũng mang theo diễn xuất, nhìn trái như Nghiêu như Thuấn, chói lọi xán lạn, nhìn phải như cẩu như trư, phân liệt thể như hai con người khác hẳn nhau. Lần đầu tiên tôi cảm thấy hắn như vậy so ra còn kém cả Lê Kiều. Đến cả một sợi tóc gáy cũng không bằng.
Cái tên Cố Dao này rất tinh khôn, có thể nhìn thấy rõ nhân tâm, hẳn anh ta nhìn thấu tôi đang nghĩ gì, từ từ liếc mắt nhìn tôi nói, không phải cậu từng hỏi vì sao anh lại muốn ký hợp đồng với cậu sao?
Tôi đoán dáng vẻ anh ta lúc này đây là muốn nói thật, vì vậy không cắt lời, chăm chú lắng nghe.
Dường như Cố Dao đoán tôi không dám sinh sự ở đây, còn nhìn tôi cười đến là anh tuấn: “Vợ tôi gửi một con chó ở chỗ Lê Kiều, nên tôi cũng muốn dắt con chó của hắn tới."
Tôi quay đầu đi luôn, nhưng được hai bước thì quay lại, đấm thẳng một phát vào giữa cằm Cố Dao.
Cú đấm này tôi dùng hết sức, có lẽ ít nhất đồng chí ảnh đế cũng phải rơi một cái răng. Tôi muốn học lại bài giảng của Trương To Gan, trước khi đám người xung quanh tiến lên thì đấm anh ta ngã xuống.
Có người bắt đầu tát vào miệng tôi, so với Lê Kiều đánh còn mạnh tay hơn, nhân lúc tôi đang choáng váng, lại có người tiến lên giáng đòn xuống.
Mắt thấy sắp bị một đám người đánh điên cuồng, tôi quyết định dùng chút sức lực cuối cùng mà hô lớn: “Mẹ nhà mày muốn đánh tao thì đánh chết luôn đi, nếu không tao đây sẽ nói với đám nhà báo, nói Cố ảnh đế đạo mạo trang nghiêm như thế mà không chuyện xấu nào là không làm, nếu mày sợ không ai tin, thì trong tay tao còn có ảnh của mày với Tiểu Ly đây!!"
Câu cuối kia tôi dọa Cố Dao, chắc anh ta cũng chẳng tin đâu. Nhưng anh ta cũng không dám đánh tôi chết thật, thế là đám người kia thả tôi ra.
Tuy rằng bị đánh nhưng tôi cũng đánh lại được anh ta, đánh tên cặn bã như thế rất sảng khoái, mà sướng xong rồi thì tôi lại phải đối mặt với câu hỏi vô cùng nghiêm trọng, rốt cuộc nên đi con đường nào đây?
Cơn gió se thổi tới, mang theo mưa lành lạnh, thể như muốn tuyên bố rằng thu mỗi lúc một gần. Tôi ngước mặt lên trời đón từng hạt mưa rơi, một giây trước còn cảm khái thế gian này vạn vật không tránh khỏi quy luật ‘xuân phát thu tàng’, một giây sau đã lại cảm thấy cơ thể trở nên nhẹ bỗng, giống như hồn lìa khỏi xác. Không sợ hãi cũng chẳng hối hận, ngược lại còn thấy rất nhẹ nhõm, dù sao thì đó giờ tôi cũng không muốn làm diễn viên, tôi chỉ là một vũ công.
Điện thoại trong túi rung lên, tôi lấy ra nhìn, hơn chục cuộc gọi lỡ từ y tá trong viện. Tôi biết có chuyện bất ổn, vội chạy về phía bệnh viện.
Nếu vì đánh tên súc sinh kia mà bỏ lỡ tiễn bố tôi đi nốt đoạn đường cuối, thì đây sẽ là nỗi tiếc nuối đeo đuổi tôi cả cuộc đời. Cũng may mà lão Viên nhà tôi rất kiên trì, trước khi tôi chạy tới bệnh viện, vẫn không chịu trút hơi thở cuối cùng. Lúc này yết hầu lão Viên bị mổ ra, các bác sĩ cố gắng tới cùng, đồng thời cũng khâm phục sự ngoan cường của lão Viên, gương mặt ông sưng phồng lên, đổi sang màu gan lợn, thở từng nhịp hổn hển nghe như tiếng nước sôi sùng sục.
Bác sĩ nói với tôi, trước khi lão Viên hấp hối có hồi quang phản chiếu, thế mà lại có thể nói có thể cử động, chỉ thiếu điều ngồi dậy xuống giường. Ông đòi người ta uống rượu, đòi ăn thịt, rượu phải là rượu trắng 2,5 đồng một chai, thịt phải là thịt ít mỡ nhiều, chân giò hoa quế với tỏi, thiếu một thứ cũng không được, ông còn đòi con trai, ông muốn tôi mau chóng tới trước mặt, nói muốn được tôi cõng về nhà.
Lúc lão Viên tỉnh táo tai đã không thính, cho nên nói chuyện với ông gần như phải gào lên. Tôi tiến lên trước, nắm chặt tay lão Viên, nói to: “Con ở đây, bố cũng ở đây, nhà hai chúng ta ở đây, đây không phải nhà sao?"
Ở nơi đây, vào tình cảnh này, nghe thật có chút buồn cười.
Đáng lý ra lão Viên không thể nghe thấy gì, nhưng kì quái là dường như ông nghe thấy được lời tôi —— lão Viên không nói tiếng nào (Ông đã không nói được từ lâu), bàn tay trái quắt queo nắm chặt lấy tay tôi, nắm đến mức xương tôi kêu răng rắc, sau đó ông nhắm mắt lại.
Lão Viên đi, mang theo chút lưu luyến với nhân gian cuối cùng của mình —— sự lưu luyến dành cho tôi.
Sau đó tôi phải lo hậu sự cho lão Viên. Chuyện này lúc ông còn tỉnh táo tôi từng thảo luận qua. Truyền thống người Trung là an táng xuống mộ, nhưng lão Viên nằng nặc đòi hải táng, ông nói hải táng tốt lắm, bảo vệ môi trường, còn nói hải táng không tốn tiền chính phủ, không tốn tiền của tôi, ông nói lúc ông còn sống đã gây phiền hà cho tôi nhiều rồi, không muốn sau khi qua đời lại gây thêm phiền toái cho tôi nữa.
Đưa hồn cha về biển rộng hay không, vấn đề này tôi không quyết định. Nhưng đài hóa thân cách nhà tôi không bao xa, để ông hỏa táng ở đó cũng không phải quyết định gì đó quá khó khăn.
Tôi gọi không ít người lên, bạn bè gần xa bà con cuối phố cùng họ hàng, lão Viên vốn là người sĩ diện hão, không thể để bố tôi quạnh quẽ dưới suối vàng. Tôi còn mời giám đốc trong đơn vị lão Viên tới đọc điếu văn tưởng niệm, bởi vì đó là những năm tháng vẻ vang mà bố tôi khó quên nhất, ngồi ghế hưởng công ăn việc làm béo bở, một mình uống ba lít rượu để chuốc gục khách hàng, nổi danh trong ngoài xưởng.
Lão giám đốc cũng đã đến độ gần đất xa trời, khác với cái lần lạnh lùng giao lão Viên cho cảnh sát, lần này ông ta vui vẻ đồng ý, xem ra câu “Lấy người mất làm trọng" rất có lý, người Trung Quốc lúc nào cũng đối tốt với người đã khuất hơn người hiền lương. Ngày nhập liệm, lão giám đốc ăn mặc gọn gàng danh giá, đứng trước mặt mọi người run run lấy tờ giấy ra, ông nói lúc còn sống lão Viên cần cù cẩn trọng, nỗ lực không ngừng, sống một cuộc đời không hối không thẹn.
Tôi nghĩ lão giám đốc thật tài hoa, thành ngữ trôi chảy, hơn nữa còn dạt dào tình cảm, giọng đọc điếu văn trầm trầm bổng bổng, nhất vịnh tam thán, chỉ sợ mới nghe qua còn tưởng muốn phong lão Viên làm liệt sĩ. Không chỉ có vậy, lão ấy còn biểu dương tôi.
Rất nhiều người đã khóc.
Một bàn tay tôi đút trong túi quần, nắm chặt một mảnh xương đã lén lấy được trong hũ tro của lão Viên. Tôi không khóc. Thứ nhất vì lão Viên là một người vĩ đại như vậy, thứ hai vì khác với mọi người, chúng tôi chỉ là một trong số ngàn ngàn vạn vạn cặp cha con trên thế gian này, khi còn bé cha từng dạy tôi, khi ông già tôi bầu bạn cùng ông, thứ tình cảm này không thể hời hợt quy kết bằng hai chữ “huyết thống", cũng không cần dùng nước mắt thấm ướt.
Sau khi lão Viên đi, nửa tháng liền tôi mơ thấy ông, nhưng giấc mộng của tôi rất mơ hồ, thường là lão Viên đã già như những bóng cổ thụ ở chốn Bắc Kinh xưa cũ, mà tôi vẫn là một đứa trẻ mười một mười hai, có khi người đàn ông với gương mặt già nua, chân què, miệng méo kia sẽ cách xa tôi một con đường, mỗi khi tôi cười toe chạy về phía cha, sẽ lại bị dòng người không biết từ đâu tới tách ra.
Hình ảnh dừng lại rồi tan biến ở cái năm chúng tôi bắt đầu nương tựa lẫn nhau. Lần nào nhìn bóng người cũng thét gào trong mộng, rồi mỗi lần tỉnh lại là một lần lau khô nước mắt. Thể như được khai thông, mỗi khi tỉnh lại tôi sẽ nghĩ rất nhiều suy nghĩ lạ lùng, tôi nào nhặn những nghĩ suy kia thành điệu múa, rồi đưa nó vào “Túy tử Đương Đồ."
Lần đầu tiên tôi biên đạo trong căn nhà cũ dột xong bài múa, “Khiển Đường" công diễn lần đầu thành công trong trung tâm nghệ thuật. Trước khi Lê Kiều bắt đầu đi công diễn toàn quốc, hắn tới căn nhà cũ nát này tìm tôi.
Giữ khoảng cách hai mét, Lê Kiều nhìn tôi, ánh mắt hắn chưa bao giờ dịu dàng và khắc chế như thế, ánh mắt ấy triền miên vây quanh tôi, như gió nhẹ mưa thưa. Hắn không tới gần, tôi cũng không ra đón, chúng tôi cứ như vậy mà nhìn nhau, một mắt hai mắt ba mắt bốn mắt, thể như đã xa cách ngàn vạn năm.
Hắn hỏi vì sao cậu không nói cho tôi biết bố cậu đã mất?
“Nói thì sao, người cũng đã đi rồi. Không sao cả, đi không lần lữa, bớt đau khổ." Lúc này tôi đã gạt hết thái độ đối địch với hắn, được gặp lại Lê Kiều tôi thật sự rất vui, chỉ là gió thu có chút lạnh, xua đi phần nào xúc cảm vui mừng trên gương mặt tôi.
“Có thể giúp gì cho cậu không?"
“Em có thể mượn sân khấu trong trung tâm nghệ thuật không? Giờ em đang thiếu một nơi để múa, cũng thiếu… một nhà hát."
“Không sao. Hai tháng tới chỉ có hai buổi biểu diễn lớn, chỉ cần không trùng thời gian đó, cả trung tâm nghệ thuật cậu cứ thoải mái dùng." Lê Kiều sảng khoái đồng ý, lại hỏi, “Còn gì nữa không?"
“Không còn, mọi chuyện đều ổn cả." Hiếm khi có thể bình tĩnh ôn hòa nói chuyện như vậy, tôi không muốn nói tới số nợ khổng lồ với Cố Dao. Tôi dang đôi cánh tay, cười nói với hắn, “Em đọc tin thấy “Khiển Đường" sắp công diễn khắp cả nước, chúc mừng anh mã đáo thành công, ôm một cái đi."
Lê Kiều liền đi tới. Hắn chiếm ưu thế cao hơn tôi, dang cánh tay ra đã đủ ôm trọn tôi vào lòng.
Có lẽ là mấy cái tát mất khống chế lần trước cũng khiến hắn nghĩ lại mà thấy sợ, mới đầu hắn dè dè dặt dặt ôm lấy tôi, sau đó dần dần dùng hết sức mình, tôi bị hắn ôm chặt tới không thở nổi, phải mất một lúc trái tim mới từ từ bình tĩnh trở lại.
Mãi đến khi Lê Kiều đi, chúng tôi cũng không nói thêm câu nào. Suốt khoảng thời gian qua tôi đã nghe rất nhiều những câu “Xin nén bi thương mọi chuyện sẽ tốt lên thôi", đâu cần phải an ủi nhiều tới vậy, tôi rất hưởng thụ những giây phút lặng im này.
“Khiển Đường" đương nhiên sẽ thành công, mà “Túy tử Đương Đồ", tám phần mười sẽ thất bại.
Tác giả :
Wei Norah