Tướng Quân Ở trên, Ta Ở Dưới
Chương 90: Hai khoảng thời gian trong quá khứ
Hạ Ngọc Cẩn tạm quên sự hỗn loạn đang trào lên trong tình cảm của mình, tìm một cao thủ chuyên giải mã âm môi để làm rõ sự việc này. Sau đó cầm bức thư máu vào cung, bẩm tấu Hoàng thượng.
Hoàng thượng thất kinh, sau đó tức giận tột độ, hất rơi hết giấy và nghiên mực ở trên bàn xuống đất: “Nghiệt súc, hắn lại dám như thế à?". Sau đó đột nhiên lại nảy sinh mọi sự nghi ngờ với đứa cháu không đáng tin này: “Nếu bịa đặt ra câu chuyện này, ngươi biết sẽ có kết cục gì chứ hả?".
Hạ Ngọc Cẩn im lặng lui về phía sau hai bước, tránh để nghiên mực đập vào chân: “Con và Kỳ Vương thúc không thù không oán, còn ở chỗ ông ấy kiếm không ít tiền, nếu nói ông ta sắp xếp cho con thì còn có khả năng, con sao phải khổ sở sắp xếp cho ông ta chứ? Khi hết tiền còn thiếu một con đường kiếm tiền nữa".
Hoàng thượng lại hỏi: “Ngươi chắc là không bị lừa gạt chứ?".
Hạ Ngọc Cẩn nói: “Tên câm đó đi vạn dặm để đưa thư, còn chờ đợi hơn hai tháng trời ở phủ Nam Bình Quận Vương, gần như bị đánh gãy hai chân, quyết tâm không rời, cái nghị lực kiên định đó không bị chùn bước bởi sự gian nan vất vả. Trải qua sự tra hỏi tỉ mỉ của Diệp Chiêu, hắn ta hình dung ra diện mạo của cháu gái Liễu tướng quân rất chính xác, hơn nữa Liễu cô nương bây giờ đã bị đưa đến Đông Hạ, sống chết còn không biết, sợ là lành ít dữ nhiều".
Hoàng thượng chìm sâu vào suy nghĩ, sau đó lắc lắc đầu: “Kỳ Vương đã sống hơn nửa đời, lại chỉ có hai đứa con gái, không có thế tử, sao phải mưu phản chứ?". Ngoài việc mưu phản do nông dân khởi nghĩa, đều có thể xem xét đến việc kế thừa ngàn thu vạn đại. Không có con trai thì không có người thừa kế, cho dù mạo hiểm tính mạng để gìn giữ sản nghiệp, thì có thể để lại cho ai chứ? Đây là điểm mấu chốt mà ông ta nhất quyết không nghi ngờ Kỳ Vương lắm.
Hạ Ngọc Cẩn hỏi lại: “Nếu ông ta không có ý mưu phản, tại sao phải gom tiền khắp nơi thế?"
Hai người im lặng không nói gì.
Hoàng thượng trị vì nhân hậu, nghe thấy tin người nhà mình mưu phản, càng thấy đau xót, nhưng nguy cấp tới hoàng vị chính là nguy hiểm tới tính mạng, không thể coi nhẹ. Bèn bảo Hạ Ngọc Cẩn nhất quyết không được hành động mù quáng, làm lộ tin tức mà phải chờ cho đến khi điều tra làm rõ mọi việc. Đợi sau khi cháu đi rồi, ông ta thở ngắn thở dài, Hoàng hậu hiền đức, khi bưng canh tới cũng đoán được phần nào bèn khéo léo nói: “Nghe nói khi tiên đế băng hà, Du Quý Phi tự nguyện chôn sống cùng, tình thâm nghĩa hậu, vài ngày nữa là ngày giỗ của cô ấy thì phải?".
Du Quý Phi là mẹ đẻ của Kỳ Vương, thông minh hiếu thuận, xuất thân từ một cung nữ nhỏ bé rồi leo lên vị trí cao, được sủng ái không hết.
Hoàng thượng nhớ lại chuyện cũ, bỗng nhiên tỉnh ngộ. Mặc dù đêm đã khuya vẫn đến cung Thái hậu thỉnh an, đuổi hết mọi người, kể về sự nghi ngờ Kỳ Vương mưu phản.
Hoàng thái hậu vô cùng tức giận, bà ta nghiến răng, tức đến nỗi người run lên, những móng tay dài nắm chặt lấy cây gậy bằng gỗ giáng hương, chửi rủa: “Cái con tiện tì đó, lúc sống còn không an phận, chết rồi mà cũng không yên. Cô ta hạ tiện, con trai cô ta cũng hạ tiện! Để trong hoàng gia cũng là vẩn đục huyết thống. Cũng vì tiên đế có di chỉ nên ta không đành động đến nó, cứ để đấy để đấy, hóa ra lại nuôi hổ trong nhà".
Nhớ lại những chuyện không muốn nhớ, đầu óc của bà từng đợt choáng váng.
Khi còn trẻ, được gả cho Thái tử, Thái tử tuấn tú, vợ chồng trẻ tuổi, sao không yêu cơ chứ?
Bà vui đến nỗi vái nguyệt lão vài lần, chỉ mong đầu bạc răng long, vợ chồng kính trọng lẫn nhau, cùng sống với nhau cả đời.
Nửa năm sau Thái tử đăng cơ, bà ấy là người phụ nữ được tôn quý nhất thiên hạ.
Không ngờ, phu quân lại bị con hồ ly tinh câu lấy hồn.
Du Quý Phi trước đây là a hoàn hầu hạ bên Thái tử từ nhỏ, dung mạo cũng coi là xinh đẹp, biết vài câu thơ phú, gảy vài bản nhạc, khoa môi múa mép, lại mê hoặc được tiên đế, đầu tiên là thị thiếp của Thái tử, sau khi đăng cơ sắc phong là Du Mỹ Nhân, tất cả sự sủng ái tập trung vào một mình cô ta. Thái hậu tuổi còn trẻ, tràn đầy sinh lực, muốn giữ vững thân phận, với tài năng và bản lĩnh của bà, sau khi ổn định lại thế cục, bà ba lần bốn lượt muốn chỉnh lý lại hậu cung, nhưng vì đối phương lanh lợi nên vẫn chưa nắm trong tay được. Khó khăn lắm bà mới tìm được cơ hội, lấy cớ hồ ly mê hoặc chủ, bà sai người đánh cho Du Mỹ Nhân một trận để thị uy, nhưng lại làm cho tiên đế nổi giận, suýt nữa bị phế truất ngôi vị. May mà gia tộc cũng có thế lực, liên kết với đại thần ra sức trình tấu, lại thêm sự bảo vệ của Thái hoàng và Thái hậu nên mới tránh được việc bị phế nhưng tiên đế ba năm liền không đến phòng của bà.
Thái hậu ngày ngày khóc lóc. Du Mỹ Nhân trong thời gian này lại có thai, một đứa con trai, chính là Kỳ Vương bây giờ, tiên đế lại càng thêm sủng ái, phong là Du Phi. Cuối cùng bà cũng hiểu ra, đối với đế vương gia vô tình, thì nước mắt nhất định phải chảy vì lợi ích, chứ không phải vì tình yêu. Vì thế bà thu lại cái cảm giác tuổi trẻ ương bướng, làm lạnh trái tim mình, chỉnh đốn lại tất cả, quay trở lại chiến trường.
Trong sự dày vò và đau đớn, từ một người con gái ngây thơ trong sáng bây giờ phải học cách hạ thấp mình, phải học cách suy nghĩ lanh lẹ, học cách khoan dung độ lượng, học cách độc ác và tất cả những bản lĩnh khác đủ để đảm nhận vai trò Hoàng hậu.
Bà để cho tiên đế thu nạp mỹ nhân, lùi bước nhẫn nhịn với Du Phi, không tranh đoạt ghen tuông, quan tâm chăm sóc thứ tử, bà hiếu thuận với Thái hoàng Thái hậu, nhìn gió mà chèo thuyền, làm hết tất cả mọi việc mà mình coi thường hoặc không muốn làm.
Ngày ngày, tháng tháng, năm năm.
Hồ ao khô kiệt, hoa tươi héo tàn.
Thế sự vô thường…
Lúc bà ấy dâng hiến tất cả, để yêu ông ấy, thì ông ấy lại coi thường bà.
Lúc bà ấy đeo lên khuôn mặt giả mạo, không yêu ông ấy, thì ông ấy lại bắt đầu kính trọng bà.
Cuối cùng cây xanh cũng thành bóng.
Bụng của bà động đậy, sau khi được sủng ái lại, tóm lấy cơ hội ít ỏi này, ba năm bà sinh liền hai đứa con trai.
Có chỗ dựa rồi, vị trí của Hoàng hậu trở nên vững chãi như Thái Sơn, sự sủng ái ở hậu cung không còn quan trọng nữa. Bà dồn hết tâm trí vào hai đứa con, từ nhỏ đã đem tới các loại sách, đích thân dạy bọn họ thuộc thơ, kể chuyện, dạy bọn họ biết trung hiếu nhân nghĩa, đứa lớn khoan dung, đứa nhỏ thông minh, anh em yêu thương nhau, chung sống hòa thuận, đấy là thành tích mà bà đáng tự hào nhất.
Tiên đế nhẹ dạ cả tin tiểu nhân, hành động theo cảm tính, càng già càng ngu ngốc, càng già càng tàn bạo. Nhốt vô số mỹ nhân đầy trong hậu cung, bôi son trát phấn, mỗi người một nét riêng. Du Phi diện mạo không hơn người, nhưng cô ta là con rắn độc nên vị trí của cô ta không ai dám động vào. Chỉ trước mặt Du Phi, ông ta mới bộc lộ ra một chút sự dịu dàng của người chồng.
Sau đó Du Phi lại sinh một người công chúa, phong hiệu là Trường Lạc.
Kỳ Vương là một người vụng về lóng ngóng, công chúa Trường Lạc lại xinh đẹp đáng yêu, là đứa con mà tiên đế thương yêu nhất, nhiều lần trước mặt mọi người khen là “trong sáng hiếu thuận", “giống ta nhất". Ông chê đương kim Hoàng thượng vì triều chính đại sự mà mấy lần tranh cãi với cha là bất hiếu, định bụng xem xét, muốn lập Kỳ Vương làm Thái tử. Tuy Đại Tần từ trước đến nay lập đích không lập trưởng, Thái hoàng và Thái hậu ra sức phản đối, đương kim Hoàng thượng lại không có lỗi gì quá lớn, thực sự khó mà phục tùng, đành phải phong là Kỳ Vương.
Sau đó, tiên đế chưa thông qua hậu cung, đích thân lựa chọn cháu của thái phó, Vũ Lâm hữu vệ Tôn tướng quân làm phò mã công chúa Trường Lạc, vợ chồng ân ái, tôn trọng lẫn nhau. Việc này vốn dĩ do Hoàng hậu làm chủ, khiến cho công chúa Trường Thanh và Huệ phi của Tôn tướng quân tới khóc lóc một hồi. Hoàng hậu hận Du Phi tận xương tận tủy.
Nhưng bà không có cách gì.
Bà chỉ có thể mỉm cười mà nhịn, ra sức nhịn, không những bản thân mình nhịn, mà con còn phải nhịn. Người trước người sau đều gọi Du Phi là chị em tốt, khen Kỳ Vương hiếu thuận đích mẫu, việc nào cũng khiêm tốn, việc nào cũng nhường nhịn, hiền đức ai ai cũng khen, cứ coi là làm lơi là đi sự cảnh giác của tiên đế, giữ vững ngôi hậu và ngôi vị Thái tử.
Lần nhịn này là hai mươi năm, nhịn cho đến khi tiên đế băng hà, ông ta vẫn không yên tâm về những đứa con mình thương yêu nhất, cố tình gọi đương kim Hoàng thượng và bà đến, để lại di chiếu: “Thái tử đăng cơ, phong Du Phi làm Hoàng Quý Phi, Kỳ Vương phong đất Giang Bắc, cho phép Kỳ Vương đón Hoàng Quý Phi đi phong đất…"
Hoàng Quý Phi là dưới hai người, trên vạn người.
Giang Bắc xa với kinh thành, là nơi giàu có nhất, yên ổn nhất.
Thái hậu nhìn tiên đế đổ bệnh trên giường, bỗng nhiên nhớ lại, dáng vẻ khi còn trẻ bỏ tấm khăn đỏ trùm đầu ra, hai người nhìn nhau dưới ánh nến long phượng.
Người chồng trẻ tuổi đã từng ái mộ bây giờ thành một ông lão già khụ, trong tim trong mắt ông ta, đến chết vẫn không có một chút gì nhớ đến mình.
Sự nhẫn nhịn cuối cùng, âm thầm nuốt lấy.
Bà quy thuận quỳ xuống tiếp chỉ.
Tiên đế băng hà.
Con trai lên làm Hoàng đế.
Thời gian bùng nổ uất ức, sắp tới rồi.
Sự uất hận bao nhiêu năm, cuối cùng đã có lúc được trút ra.
Bà bẩm báo Thái hoàng và Thái hậu, mang theo cung nữ thái giám, di giá đến cung Thanh Hoa, truyền ý chỉ của Thái hoàng và Thái hậu, thưởng ba tấc lụa trắng, thưởng một chén rượu độc, thưởng một con dao, rồi mỉm cười căn dặn: “Thái hậu có chỉ, Du Phi là người được Hoàng thượng yêu thương nhất, Du Phi cũng tình thân không rời với Hoàng thượng, nên theo người mới phải".
Du Phi không còn trẻ tuổi nữa, nhưng vẫn giữ được sự quyến rũ, cử chỉ hành động tư thái duyên dáng. Bà ta không có phản ứng quá ngạc nhiên trước ý chỉ này, lạnh lùng tiếp chỉ, lạnh lùng tạ ơn, rồi chỉnh sửa lại phục trang. Trước tiên chạm vào con dao, sau đó để xuống, vuốt vuốt tấm lụa trắng, suy nghĩ một lúc, vẫn đặt xuống, cuối cùng nhìn nhìn chén rượu, cẩn thận hỏi: “Tôi muốn trực tiếp đi gặp ông ấy, nên chọn cách nào?".
Thái giám đáp lới: “Rượu độc là tốt nhất".
Thái hậu mỉm cười.
Du Phi cầm cốc rượu lên, một hơi uống cạn, nhưng không biết trong thuốc độc ngoài “cưu" ra, còn có “khản cơ".
Khi độc tính phát tác thì đau đớn vạn lần, xương cốt cơ thịt toàn thân bị rút hết lại, từ từ co rúm lại thành một đống, cái chết thật thê thảm. Du Phi đập vỡ cái chén, nhìn bà ấy với ánh mắt không tin nổi, cổ họng cứng đơ không thốt ra nổi một chữ, cứ lặp đi lặp lại: “Ngươi…ngươi…".
Đợi một lúc lâu, bà đợi cho đối phương hết sức lực quằn quại, liền cúi xuống, lấy ra một chiếc gương đồng, đặt trước mặt bà ấy, để bà ấy nhìn thấy khuôn mặt kinh khủng của mình, rồi ghé sát vào tai, nói với giọng dịu dàng nhất: “Em gái thật là xinh đẹp, đối với tiên đế tình thâm ý thiết. Chị sẽ phụng mệnh phong em làm Hoàng Quý Phi, ngoan ngoãn hầu hạ tiên đế nghìn thu nhé".
Du Phi trợn mắt nhìn đi.
Thái hậu truyền lệnh, Du Phi cùng chết theo tiên đế, khi nhập quan che mặt lại, nhét kẹo vào miệng, để không còn mặt mũi nào nhìn người, có mồm nhưng khó nói.
Người trong cung tuy biết, nhưng không dám nói.
Ba mươi năm ân oán đã kết thúc.
Đương kim Hoàng thượng đăng cơ, thay đổi đổi triều chính. Phong Hoàng Thái hậu Trang Hiếu An Vinh Trinh Tĩnh là Thái Hoàng Thái hậu Trang Hiếu An Vinh Trinh Tĩnh, phong Hoàng hậu là Hoàng Thái hậu Vinh An Huệ Thuận Đoan Hi, phong Thái tử phi Hoắc Thị làm Hoàng hậu. Du Phi Lý Thị tự nguyện chôn sống có công, phong làm Hoàng Quý Phi Đoan Hòa Cung Thuận Ôn Hi.
Kỳ Vương càng an phận thủ thường, vâng vâng dạ dạ, trên mặt lúc nào cũng thể hiện sự thật thà, khiến người khác không đành xử lý.
Đương kim Hoàng thượng cố gắng phấn đấu, toàn tâm tập trung vào việc nước, giải quyết gian thần, chỉnh đốn triều cương, công việc rất nhiều, cái nào cũng quan trọng, cũng không có thời gian xử lý người anh này.
Nửa năm sau, An Vương trước đây vì lao lực mà sinh bệnh, rời xa nhân thế, để lại hai đứa con một tật nguyền một bệnh tật.
Hoàng Thái hậu xót thương con trai, thường xuyên bật tỉnh trong giấc mộng, nhớ lại những việc mờ ám đã làm trước đây và đôi mắt đầy oán hận của Du Quý Phi, có phần sợ hãi bị báo ứng, từ đó quy y cửa phật, ăn chay niệm phật, hành thiện tu thân, tích đức cho con cháu. Mở rộng trái tim, sự báo thù với Kỳ Vương cũng dần dần bỏ đi.
Kỳ Vương đứng trong Vọng Hương Các trên ngọn núi nhỏ trong hoa viên, đẩy cửa sổ nhìn ra xa, đờ đẫn nhìn về phương Nam.
Trên chiếc bàn sách trong Vọng Hương Các, bày đầy những cuộn tranh, ông ta từ từ mở ra, bên trong lộ ra một người mỹ nhân trong cung, dung mạo xinh đẹp, tay cầm quạt, đứng dưới hoa mẫu đơn, mỉm cười rất đẹp.
Đây là người mẹ mãi mãi dịu dàng thân thiết, tuân theo nguyên tắc.
Ông ta mãi mãi ghi nhớ lúc năm tuổi, trốn trong vườn hoa chơi trốn tìm với thái giám, len lén nghe trộm mẹ và cha đang nói chuyện. Cha trêu chọc, nói về việc quen biết giữa tiên đế và mẹ, trên khuôn mặt mẹ bỗng nhiên hiện lên sự thẹn thùng như một thiếu nữ, xoắn xoắn góc áo, xinh đẹp giống như một bông hoa trà bên cạnh hòn giả sơn vậy.
Cha nói: “Hôm đó mặc thường phục, chuẩn bị ra ngoài, trước khi đi nhìn thấy nàng ở nhà kho, lúc đó nàng mười hai tuổi, mặc một chiếc váy màu xanh lá cây nhạt, cài một chiếc trâm bạc nhỏ, đang cười hì hì, trên khuôn mặt tròn có hai lúm đồng tiền, đứng dưới cây trúc. Hình như không lo không nghĩ, giống như một cô nương bước ra từ trong tranh vậy. Ta hướng về nàng cười cười, nàng lại to gan, trợn mắt nhìn ta rất lâu, rồi quay đầu chạy vài bước, rồi lại quay lại nhìn một cái, bỗng nhiên mặt đỏ lên".
Mẹ cũng cười: “Người không mặc phục sức Thái tử, lại cứ nhìn chằm chằm như dán vào người khác, đờ đờ đẫn đẫn, thiếp còn nghĩ là một tên ăn chơi từ đâu đến. Lúc đó chuyển mắt, tức giận nhìn người, muốn nói cho một trận rồi đuổi đi, không ngờ người lại đỏ mặt lên, giống như một con tôm luộc vậy. Thiếp nhìn thấy người chỉ là một người thiếu niên mười hai mười ba tuổi là cùng, e thẹn đáng yêu đến thế, trong lòng cũng mềm lại, không nói với quản sự, rồi chạy đi, trên đường không kìm được quay đầu lại nhìn lần nữa, người lại cứ đờ đẫn xé từng chiếc lá trúc, bỗng nhiên cảm thấy, đôi mắt của tên ăn chơi rất đẹp".
Nàng không biết anh ta là Thái tử.
Anh ta không quan tâm nàng là a hoàn.
Không cần đến thân phận quyền quý, không cần nghiêng nước nghiêng thành, chỉ cần địa điểm thích hợp, hai người thích hợp, chỉ cần một tích tắc nhìn vào mắt nhau, liền biết ngay đây là người thích hợp nhất cả đời cả kiếp này.
Trúc mã thanh mai, tình yêu đầu tiên, nàng và anh ta, trúng phải tiếng sét ái tình.
Nha đầu không thể biết chữ, nhưng cha đích thân dạy chữ cho mẹ, mẹ lại thông minh, tài năng trời phú, mẹ vì để xứng với cha nên dốc hết sức lực, khắc khổ luyện tập, rất nhanh đã thông thuộc cầm kỳ thư họa, tất cả đều giỏi giang. Nhưng không có tác dụng, con gái ở Đại Tần quốc, xuất thân lại quyết định tất cả.
Cha lấy về một Thái tử phi.
Thái tử phi xuất thân cao quý, sắc đẹp lay động lòng người.
Mẹ xuất thân thấp kém, lui sang một bên.
Lúc đầu tưởng rằng, chỉ cần cẩn thận chăm chỉ, là có thể chung sống hòa thuận. Nhưng bà không ngờ rằng, chỉ cần trái tim của cha ngày nào còn mơ tưởng đến mình, thì Thái tử phi ngày đó sẽ không buông tha cho bà. Sau khi cha đăng cơ, đổi lại sự nhẫn nhịn là sự trách móc và cái đánh đau không phân biệt đúng sai. Cuối cùng bà đã nhận thức được, nếu mình tiếp tục ngây thơ, thì đến tính mạng của mình cũng không giữ được.
Cha trừng phạt Hoàng hậu, và thề với mẹ: “A Du, đừng sợ, ta sẽ bảo vệ nàng cả đời cả kiếp này".
Mẹ cười đồng ý, nhưng trong những cơn mơ không biết đã khóc tỉnh biết bao lần.
Bà ấy nghiến răng, học cách kiên cường, cẩn thận từng bước, nhất quyết không được bước sai một bước. Đâu đâu cũng đề phòng Hoàng hậu, cẩn thận đối phó với các phi tần khác, cuối cùng cũng sinh hạ được Hoàng tử trưởng.
Đều nói hoàng thất không có tình cảm thật, nhưng cha lại thực lòng yêu thương mình.
Năm người Hoàng tử, anh ta là đứa con duy nhất có thể ngồi trên đùi ông ấy, tận tay nắm lấy để dạy viết. Anh ta là đứa con mà ông ta đích thân đút lê cho ăn, anh ta là đứa con mà ông ta nắm tay đi dạo vườn hoa, anh ta là đứa con có thể ôm lấy ông ta mà nũng nịu. Nửa đêm tỉnh dậy, khi sợ ban đêm khóc lóc, đúng lúc ông ấy đang ở Thanh Hoa cung, biết tin đi đến, âm thầm ngồi đầu giường nói với anh ta: “Con là đứa con ngoan của Hạ gia, được ông trời phù hộ, phải có dũng khí, không được khóc". Sau đó còn dặn cung nữ nãi nương thắp thêm đèn cho anh ta.
Mẹ đứng bên cạnh, âm thầm nhìn cha, biểu hiện sao mà dịu dàng đến thế chứ?
Ánh nến soi bóng, cái hạnh phúc âm thầm này hình như có thể kéo dài mãi mãi.
Tiên đế nghe tin lời xấu, tin dùng tiểu nhân, hành động ngu ngốc, coi nhẹ việc triều chính, tính tình độc đoán, kích động dễ nổi nóng, không phải là một vị Hoàng đế tốt. Nhưng, đối với mẹ, ông ấy là một người đàn ông tốt, đối với Kỳ Vương và Trường Lạc, ông ấy là một người cha tốt.
Anh ta dùng mọi thủ đoạn, chỉ vì bảo vệ sự bình yên của mẹ anh ta.
Chỉ sợ một mực sủng ái Du Phi sẽ gây ra sự ghen tuông, ông ta bèn lấy thêm người đẹp, sủng ái Lã phi, cho phép bạt hỗ lộng quyền, xoay chuyển sự căm hận.
Ông ta chỉ sợ Hoàng hậu sau này sẽ tính sổ, rất muốn phế Thái tử.
Văn võ trong triều phản đối, Thái hoàng Thái hậu ra sức ngăn cản. Lại thêm Thái tử trung hậu, đối đãi với trăm họ ôn hòa, đối xử với huynh đệ thân thiết, không có tâm địa xấu xa, cũng không có lỗi lầm, thực sự không tìm ra được lý do để phế truất.
Cha bèn xử lý theo ý của mình.
Mẹ nghe được chuyện này, quỳ xuống khuyên nhủ, khuyên cha: “Đại Tần là Đại Tần của Hạ gia, thiếp thân nhỏ bé không đáng xem xét. Nên lấy đại cục làm trọng, đừng quên vương pháp của tổ tông".
Cha luôn nghe lời khuyên của mẹ, ông ấy thở dài thườn thượt, chuyện này cuối cùng cũng xong.
Hoàng hậu hình như không biết chuyện này, càng lúc càng từ bi thân thiết. Trong đôi mắt nhìn anh ta đều như đang cười, nếu anh ta thích ăn gì uống gì, thì đến đồ của Thái tử cũng đem đến cho anh ta, em trai vô cùng kính trọng anh ta. Để một người ngu ngốc như anh ta có ảo giác, đích mẫu là người phụ nữ tốt nhất dưới gầm trời này, Thái tử là người em lương thiện nhất dưới gầm trời này. Anh trở về cung, thậm chí còn khen Hoàng hậu hiền đức trước mặt mẹ, Thái tử chu đáo…
Mẹ chỉ cười nghe, sau khi nghe xong, nhẹ nhàng nói vài câu: “Con chim không có cánh, bay càng cao, thì ngã càng đau".
Anh ta không hiểu lắm.
Khéo miệng của mẹ xuất hiện một nụ cười đau khổ: “Con ngốc ạ…"
Bà ấy nhìn những bông hoa đang nở rực rỡ trong vườn hoa, trên khuôn mặt trẻ trung, lại có nỗi lo lắng nói không rõ tỏ không thông.
Tất cả những oán hận, tất cả những sự lo lắng, đợi cha bước tới, lại biến thành một nụ cười rạng rỡ.
Ti tiện xuất thân, không chỗ dựa, phải lòng một vầng thái dương cao quý trong tầng mây cao vời vợi.
Con chim không có cánh, chỉ vì chờ đợi ánh mặt trời của bà ấy, tự nguyện bay cao, cho đến khi bị rơi mạnh xuống.
Bà ấy không hề hối hận.
Cái lúc mà rơi từ trên mây xuống còn đến sớm hơn tưởng tượng.
Cơ thể bị trống rỗng của cha bỗng nhiên đổ sụp xuống, nhanh đến nỗi khiến người khác trở tay không kịp, nhanh đến nỗi ông ấy không kịp sắp xếp mọi việc.
Mẹ xuất thân thấp kém, vì yêu, bà ấy cũng không muốn lộng quyền, không muốn làm bất kỳ việc gì gây tổn hại đến lợi ích của tiên đế, vì thế không có sự hỗ trợ của nương gia. Anh ta tuy được cha sủng ái, nhưng vì xuất thân nên bị văn võ bá quan trong triều coi thường, nên lực lượng có thể có được quá thấp, còn lại cũng chỉ là tiểu nhân dựa dẫm vào sự sủng ái của tiên đế, cây to đã đổ thì bầy khỉ cũng tan rã.
Mẹ tìm đến anh ta, cảnh báo: “Nếu sau này nhỡ mẹ xảy ra chuyện gì, con chỉ cần bảo vệ mình, bảo vệ em gái". Anh ta bỗng thấy có gì đó không hay, bắt đầu sắp xếp, trong đầu còn mang một chút hy vọng, cứ coi là bị cách chức thành dân thường thì cũng không sao, chỉ cầu sao bảo vệ được tính mạng của mẹ và em gái.
Hoàng hậu làm sao có thể để Thái tử bị mang tội ác không tha thứ huynh đệ được, da cười nhưng thịt không cười liền từ chối.
May mà cha trước khi chết sắp xếp phong đất cho anh ta ở Giang Bắc, cách xa sự tranh đoạt ở kinh thành, ngoài ra còn gọi anh ta và công chúa Trường Lạc tới, đặc biệt dặn dò anh ta mau chóng đón mẹ đi Giang Bắc an hưởng tuổi già. Sau đó cố gắng thở một hơi cuối, nắm lấy tay anh ta, thều thào nói: “Giá như ta không sinh ra trong Hoàng đế gia, giá như con trai ta không sinh trong Vương đế gia, giá như con gái ta không sinh trong Vương đế gia…".
Thiên tử không trọng tình, mà trọng tình không là thiên tử.
Cả một đời bi kịch.
Sau đó chưa đến nửa ngày, tiên đế băng hà, trong một đám cố gắng lấy khăn tay có mùi tỏi để nặn ra nước mắt, trong một đám bá quan tông thất khóc lóc không ngừng, anh ta là người khóc thảm thiết nhất, người mà anh ta khóc không phải là Hoàng đế, mà là người cha yêu thương anh ta.
Anh ta vội vàng đi đón mẹ, nhưng lại chậm một bước.
Không hề ngờ rằng, người phụ nữ độc ác đó ra tay nhanh như thế, nhìn thấy cơ thể vẹo vọ của mẹ sau khi chết, khuôn mặt đau đớn, đôi mắt mở trừng trừng, đẩy anh ta vào hố sâu tuyệt vọng, tất cả mọi người còn giả nhân giả nghĩa nói với anh ta: “Du Quý Phi đối với tiên đế tình thâm ý trọng, không muốn cùng người đi Giang Bắc, nên nguyện chôn sống rồi".
Đương kim Hoàng thượng đăng cơ, lấy đạo hiếu trị thiên hạ, Lã thái phi bị nhốt trong cung.
Thật buồn cười, người mẹ dịu dàng lương thiện của anh ta lại chết bằng cách đau đớn nhất, còn Lã phi ngang ngược bá đạo thì lại sống tốt, Hoàng Thái hậu tâm địa ác độc lại sống tốt, hưởng thụ vinh quang cả một đời.
Anh ta lạnh lùng đứng nhìn.
Đương kim Hoàng thượng nghiêm ngặt chỉnh đốn triều chính, giết Tôn Thái Phó Lập Uy bao năm hoành hành trong và ngoài triều đình, lục soát nhà cửa chu di tam tộc, Tôn tiểu tướng quân bị ép phải chết.
Trời băng đất tuyết, công chúa Trường Lạc bụng mang dạ chửa, lòng như lửa đốt, đội tuyết quỳ ngoài cung Khởi Đức, cầu xin cho chồng.
Đương kim Hoàng thượng đỡ cô ấy dậy giả tâm giả nghĩa nói: “Quốc pháp không nghiêm, làm sao trị thiên hạ? Hoàng muội có thể chia tay với Tôn tướng quân, ở tạm phủ Công chúa, đợi sau này lại chọn cho người một phò mã tài mạo song toàn".
Cầu xin không có tác dụng, Tôn tiểu tướng quân bị ban cái chết.
Công chúa Trường Lạc yếu đuối, biết tin lâm bệnh rất nặng, chỉ vài ngày sau, cùng với đứa con chưa ra đời của mình cùng xuống nơi suối vàng.
Chỉ trong một tháng ngắn ngủi, trời đất xoay chuyển.
Những người yêu thương anh ta trên đời này nhất đều chết, tất cả những người anh ta yêu thương cũng chết.
Sự ảo tưởng về hạnh phúc bỗng chốc tan vỡ.
Anh ta kế thừa huyết thống và tính cách của cha, nhìn vào tôn vị vương đế, nhìn vào nội bộ trong cung, yêu cũng sâu sắc, mà hận thì cũng dứt khoát.
Anh ta càng khiêm tốn, càng cung kính, làm việc chăm chỉ, cho dù trước mặt bị trêu chọc chế giễu là con một tiện nô, bàn tay nắm trong tay áo thật chặt, cắm vào da thịt, đau đến tận xương, khuôn mặt cũng nở nụ cười cho qua. Về nhà không ngừng ăn uống, để giải tỏa hết nỗi đau trong lòng. Cho đến khi cơ thể ngày ngày béo lên, thì dung mạo cuối cùng cũng không còn nữa, lại kiếm tiền vô đức, uống rượu mất thể diện, chơi con trai, yêu ca kỹ, trở thành trò cười ở kinh thành, cuối cùng cũng thoát khỏi sự nghi ngờ của đương kim Hoàng thượng, đưa trở về đất phong.
Mười năm mài một thanh kiếm.
Lúc Man Kim tấn công, thấy đương kim Hoàng thượng hoảng sợ, Thái hậu sợ hãi, văn võ trong triều kinh hoàng không biết làm gì, ông ta tuy cũng ở trung tâm của cơn lốc, trong lòng lại có sự khoái chí điên cuồng. Không ngờ, Diệp Chiêu hoàng không xuất thế, ngăn cản sự tấn công của Man Kim, để cái bọn tiểu nhân này sống sót, thật là đáng tiếc. Ở Giang Bắc ngày nào cũng ca hát, hoang đường qua ngày.
Khi Đông Hạ định nhúng tay vào Trung Nguyên, tìm ông ta hợp tác, đề nghị lấy Mạc Hà làm biên giới, Nam Bắc mỗi người tự trị.
Thắng, báo được một hận lớn.
Bại, một cái đầu người.
Tuổi hơn năm mươi, con trai lại không có.
Đây là ý trời, ông trời để ông ta đi báo thù mà không hề có ràng buộc gì.
Ông ta muốn lấy lại giang sơn mà người cha tâm tâm niệm niệm muốn giao cho ông.
Đức Tông năm thứ mười một, Kỳ Vương, phản.
Hoàng thượng thất kinh, sau đó tức giận tột độ, hất rơi hết giấy và nghiên mực ở trên bàn xuống đất: “Nghiệt súc, hắn lại dám như thế à?". Sau đó đột nhiên lại nảy sinh mọi sự nghi ngờ với đứa cháu không đáng tin này: “Nếu bịa đặt ra câu chuyện này, ngươi biết sẽ có kết cục gì chứ hả?".
Hạ Ngọc Cẩn im lặng lui về phía sau hai bước, tránh để nghiên mực đập vào chân: “Con và Kỳ Vương thúc không thù không oán, còn ở chỗ ông ấy kiếm không ít tiền, nếu nói ông ta sắp xếp cho con thì còn có khả năng, con sao phải khổ sở sắp xếp cho ông ta chứ? Khi hết tiền còn thiếu một con đường kiếm tiền nữa".
Hoàng thượng lại hỏi: “Ngươi chắc là không bị lừa gạt chứ?".
Hạ Ngọc Cẩn nói: “Tên câm đó đi vạn dặm để đưa thư, còn chờ đợi hơn hai tháng trời ở phủ Nam Bình Quận Vương, gần như bị đánh gãy hai chân, quyết tâm không rời, cái nghị lực kiên định đó không bị chùn bước bởi sự gian nan vất vả. Trải qua sự tra hỏi tỉ mỉ của Diệp Chiêu, hắn ta hình dung ra diện mạo của cháu gái Liễu tướng quân rất chính xác, hơn nữa Liễu cô nương bây giờ đã bị đưa đến Đông Hạ, sống chết còn không biết, sợ là lành ít dữ nhiều".
Hoàng thượng chìm sâu vào suy nghĩ, sau đó lắc lắc đầu: “Kỳ Vương đã sống hơn nửa đời, lại chỉ có hai đứa con gái, không có thế tử, sao phải mưu phản chứ?". Ngoài việc mưu phản do nông dân khởi nghĩa, đều có thể xem xét đến việc kế thừa ngàn thu vạn đại. Không có con trai thì không có người thừa kế, cho dù mạo hiểm tính mạng để gìn giữ sản nghiệp, thì có thể để lại cho ai chứ? Đây là điểm mấu chốt mà ông ta nhất quyết không nghi ngờ Kỳ Vương lắm.
Hạ Ngọc Cẩn hỏi lại: “Nếu ông ta không có ý mưu phản, tại sao phải gom tiền khắp nơi thế?"
Hai người im lặng không nói gì.
Hoàng thượng trị vì nhân hậu, nghe thấy tin người nhà mình mưu phản, càng thấy đau xót, nhưng nguy cấp tới hoàng vị chính là nguy hiểm tới tính mạng, không thể coi nhẹ. Bèn bảo Hạ Ngọc Cẩn nhất quyết không được hành động mù quáng, làm lộ tin tức mà phải chờ cho đến khi điều tra làm rõ mọi việc. Đợi sau khi cháu đi rồi, ông ta thở ngắn thở dài, Hoàng hậu hiền đức, khi bưng canh tới cũng đoán được phần nào bèn khéo léo nói: “Nghe nói khi tiên đế băng hà, Du Quý Phi tự nguyện chôn sống cùng, tình thâm nghĩa hậu, vài ngày nữa là ngày giỗ của cô ấy thì phải?".
Du Quý Phi là mẹ đẻ của Kỳ Vương, thông minh hiếu thuận, xuất thân từ một cung nữ nhỏ bé rồi leo lên vị trí cao, được sủng ái không hết.
Hoàng thượng nhớ lại chuyện cũ, bỗng nhiên tỉnh ngộ. Mặc dù đêm đã khuya vẫn đến cung Thái hậu thỉnh an, đuổi hết mọi người, kể về sự nghi ngờ Kỳ Vương mưu phản.
Hoàng thái hậu vô cùng tức giận, bà ta nghiến răng, tức đến nỗi người run lên, những móng tay dài nắm chặt lấy cây gậy bằng gỗ giáng hương, chửi rủa: “Cái con tiện tì đó, lúc sống còn không an phận, chết rồi mà cũng không yên. Cô ta hạ tiện, con trai cô ta cũng hạ tiện! Để trong hoàng gia cũng là vẩn đục huyết thống. Cũng vì tiên đế có di chỉ nên ta không đành động đến nó, cứ để đấy để đấy, hóa ra lại nuôi hổ trong nhà".
Nhớ lại những chuyện không muốn nhớ, đầu óc của bà từng đợt choáng váng.
Khi còn trẻ, được gả cho Thái tử, Thái tử tuấn tú, vợ chồng trẻ tuổi, sao không yêu cơ chứ?
Bà vui đến nỗi vái nguyệt lão vài lần, chỉ mong đầu bạc răng long, vợ chồng kính trọng lẫn nhau, cùng sống với nhau cả đời.
Nửa năm sau Thái tử đăng cơ, bà ấy là người phụ nữ được tôn quý nhất thiên hạ.
Không ngờ, phu quân lại bị con hồ ly tinh câu lấy hồn.
Du Quý Phi trước đây là a hoàn hầu hạ bên Thái tử từ nhỏ, dung mạo cũng coi là xinh đẹp, biết vài câu thơ phú, gảy vài bản nhạc, khoa môi múa mép, lại mê hoặc được tiên đế, đầu tiên là thị thiếp của Thái tử, sau khi đăng cơ sắc phong là Du Mỹ Nhân, tất cả sự sủng ái tập trung vào một mình cô ta. Thái hậu tuổi còn trẻ, tràn đầy sinh lực, muốn giữ vững thân phận, với tài năng và bản lĩnh của bà, sau khi ổn định lại thế cục, bà ba lần bốn lượt muốn chỉnh lý lại hậu cung, nhưng vì đối phương lanh lợi nên vẫn chưa nắm trong tay được. Khó khăn lắm bà mới tìm được cơ hội, lấy cớ hồ ly mê hoặc chủ, bà sai người đánh cho Du Mỹ Nhân một trận để thị uy, nhưng lại làm cho tiên đế nổi giận, suýt nữa bị phế truất ngôi vị. May mà gia tộc cũng có thế lực, liên kết với đại thần ra sức trình tấu, lại thêm sự bảo vệ của Thái hoàng và Thái hậu nên mới tránh được việc bị phế nhưng tiên đế ba năm liền không đến phòng của bà.
Thái hậu ngày ngày khóc lóc. Du Mỹ Nhân trong thời gian này lại có thai, một đứa con trai, chính là Kỳ Vương bây giờ, tiên đế lại càng thêm sủng ái, phong là Du Phi. Cuối cùng bà cũng hiểu ra, đối với đế vương gia vô tình, thì nước mắt nhất định phải chảy vì lợi ích, chứ không phải vì tình yêu. Vì thế bà thu lại cái cảm giác tuổi trẻ ương bướng, làm lạnh trái tim mình, chỉnh đốn lại tất cả, quay trở lại chiến trường.
Trong sự dày vò và đau đớn, từ một người con gái ngây thơ trong sáng bây giờ phải học cách hạ thấp mình, phải học cách suy nghĩ lanh lẹ, học cách khoan dung độ lượng, học cách độc ác và tất cả những bản lĩnh khác đủ để đảm nhận vai trò Hoàng hậu.
Bà để cho tiên đế thu nạp mỹ nhân, lùi bước nhẫn nhịn với Du Phi, không tranh đoạt ghen tuông, quan tâm chăm sóc thứ tử, bà hiếu thuận với Thái hoàng Thái hậu, nhìn gió mà chèo thuyền, làm hết tất cả mọi việc mà mình coi thường hoặc không muốn làm.
Ngày ngày, tháng tháng, năm năm.
Hồ ao khô kiệt, hoa tươi héo tàn.
Thế sự vô thường…
Lúc bà ấy dâng hiến tất cả, để yêu ông ấy, thì ông ấy lại coi thường bà.
Lúc bà ấy đeo lên khuôn mặt giả mạo, không yêu ông ấy, thì ông ấy lại bắt đầu kính trọng bà.
Cuối cùng cây xanh cũng thành bóng.
Bụng của bà động đậy, sau khi được sủng ái lại, tóm lấy cơ hội ít ỏi này, ba năm bà sinh liền hai đứa con trai.
Có chỗ dựa rồi, vị trí của Hoàng hậu trở nên vững chãi như Thái Sơn, sự sủng ái ở hậu cung không còn quan trọng nữa. Bà dồn hết tâm trí vào hai đứa con, từ nhỏ đã đem tới các loại sách, đích thân dạy bọn họ thuộc thơ, kể chuyện, dạy bọn họ biết trung hiếu nhân nghĩa, đứa lớn khoan dung, đứa nhỏ thông minh, anh em yêu thương nhau, chung sống hòa thuận, đấy là thành tích mà bà đáng tự hào nhất.
Tiên đế nhẹ dạ cả tin tiểu nhân, hành động theo cảm tính, càng già càng ngu ngốc, càng già càng tàn bạo. Nhốt vô số mỹ nhân đầy trong hậu cung, bôi son trát phấn, mỗi người một nét riêng. Du Phi diện mạo không hơn người, nhưng cô ta là con rắn độc nên vị trí của cô ta không ai dám động vào. Chỉ trước mặt Du Phi, ông ta mới bộc lộ ra một chút sự dịu dàng của người chồng.
Sau đó Du Phi lại sinh một người công chúa, phong hiệu là Trường Lạc.
Kỳ Vương là một người vụng về lóng ngóng, công chúa Trường Lạc lại xinh đẹp đáng yêu, là đứa con mà tiên đế thương yêu nhất, nhiều lần trước mặt mọi người khen là “trong sáng hiếu thuận", “giống ta nhất". Ông chê đương kim Hoàng thượng vì triều chính đại sự mà mấy lần tranh cãi với cha là bất hiếu, định bụng xem xét, muốn lập Kỳ Vương làm Thái tử. Tuy Đại Tần từ trước đến nay lập đích không lập trưởng, Thái hoàng và Thái hậu ra sức phản đối, đương kim Hoàng thượng lại không có lỗi gì quá lớn, thực sự khó mà phục tùng, đành phải phong là Kỳ Vương.
Sau đó, tiên đế chưa thông qua hậu cung, đích thân lựa chọn cháu của thái phó, Vũ Lâm hữu vệ Tôn tướng quân làm phò mã công chúa Trường Lạc, vợ chồng ân ái, tôn trọng lẫn nhau. Việc này vốn dĩ do Hoàng hậu làm chủ, khiến cho công chúa Trường Thanh và Huệ phi của Tôn tướng quân tới khóc lóc một hồi. Hoàng hậu hận Du Phi tận xương tận tủy.
Nhưng bà không có cách gì.
Bà chỉ có thể mỉm cười mà nhịn, ra sức nhịn, không những bản thân mình nhịn, mà con còn phải nhịn. Người trước người sau đều gọi Du Phi là chị em tốt, khen Kỳ Vương hiếu thuận đích mẫu, việc nào cũng khiêm tốn, việc nào cũng nhường nhịn, hiền đức ai ai cũng khen, cứ coi là làm lơi là đi sự cảnh giác của tiên đế, giữ vững ngôi hậu và ngôi vị Thái tử.
Lần nhịn này là hai mươi năm, nhịn cho đến khi tiên đế băng hà, ông ta vẫn không yên tâm về những đứa con mình thương yêu nhất, cố tình gọi đương kim Hoàng thượng và bà đến, để lại di chiếu: “Thái tử đăng cơ, phong Du Phi làm Hoàng Quý Phi, Kỳ Vương phong đất Giang Bắc, cho phép Kỳ Vương đón Hoàng Quý Phi đi phong đất…"
Hoàng Quý Phi là dưới hai người, trên vạn người.
Giang Bắc xa với kinh thành, là nơi giàu có nhất, yên ổn nhất.
Thái hậu nhìn tiên đế đổ bệnh trên giường, bỗng nhiên nhớ lại, dáng vẻ khi còn trẻ bỏ tấm khăn đỏ trùm đầu ra, hai người nhìn nhau dưới ánh nến long phượng.
Người chồng trẻ tuổi đã từng ái mộ bây giờ thành một ông lão già khụ, trong tim trong mắt ông ta, đến chết vẫn không có một chút gì nhớ đến mình.
Sự nhẫn nhịn cuối cùng, âm thầm nuốt lấy.
Bà quy thuận quỳ xuống tiếp chỉ.
Tiên đế băng hà.
Con trai lên làm Hoàng đế.
Thời gian bùng nổ uất ức, sắp tới rồi.
Sự uất hận bao nhiêu năm, cuối cùng đã có lúc được trút ra.
Bà bẩm báo Thái hoàng và Thái hậu, mang theo cung nữ thái giám, di giá đến cung Thanh Hoa, truyền ý chỉ của Thái hoàng và Thái hậu, thưởng ba tấc lụa trắng, thưởng một chén rượu độc, thưởng một con dao, rồi mỉm cười căn dặn: “Thái hậu có chỉ, Du Phi là người được Hoàng thượng yêu thương nhất, Du Phi cũng tình thân không rời với Hoàng thượng, nên theo người mới phải".
Du Phi không còn trẻ tuổi nữa, nhưng vẫn giữ được sự quyến rũ, cử chỉ hành động tư thái duyên dáng. Bà ta không có phản ứng quá ngạc nhiên trước ý chỉ này, lạnh lùng tiếp chỉ, lạnh lùng tạ ơn, rồi chỉnh sửa lại phục trang. Trước tiên chạm vào con dao, sau đó để xuống, vuốt vuốt tấm lụa trắng, suy nghĩ một lúc, vẫn đặt xuống, cuối cùng nhìn nhìn chén rượu, cẩn thận hỏi: “Tôi muốn trực tiếp đi gặp ông ấy, nên chọn cách nào?".
Thái giám đáp lới: “Rượu độc là tốt nhất".
Thái hậu mỉm cười.
Du Phi cầm cốc rượu lên, một hơi uống cạn, nhưng không biết trong thuốc độc ngoài “cưu" ra, còn có “khản cơ".
Khi độc tính phát tác thì đau đớn vạn lần, xương cốt cơ thịt toàn thân bị rút hết lại, từ từ co rúm lại thành một đống, cái chết thật thê thảm. Du Phi đập vỡ cái chén, nhìn bà ấy với ánh mắt không tin nổi, cổ họng cứng đơ không thốt ra nổi một chữ, cứ lặp đi lặp lại: “Ngươi…ngươi…".
Đợi một lúc lâu, bà đợi cho đối phương hết sức lực quằn quại, liền cúi xuống, lấy ra một chiếc gương đồng, đặt trước mặt bà ấy, để bà ấy nhìn thấy khuôn mặt kinh khủng của mình, rồi ghé sát vào tai, nói với giọng dịu dàng nhất: “Em gái thật là xinh đẹp, đối với tiên đế tình thâm ý thiết. Chị sẽ phụng mệnh phong em làm Hoàng Quý Phi, ngoan ngoãn hầu hạ tiên đế nghìn thu nhé".
Du Phi trợn mắt nhìn đi.
Thái hậu truyền lệnh, Du Phi cùng chết theo tiên đế, khi nhập quan che mặt lại, nhét kẹo vào miệng, để không còn mặt mũi nào nhìn người, có mồm nhưng khó nói.
Người trong cung tuy biết, nhưng không dám nói.
Ba mươi năm ân oán đã kết thúc.
Đương kim Hoàng thượng đăng cơ, thay đổi đổi triều chính. Phong Hoàng Thái hậu Trang Hiếu An Vinh Trinh Tĩnh là Thái Hoàng Thái hậu Trang Hiếu An Vinh Trinh Tĩnh, phong Hoàng hậu là Hoàng Thái hậu Vinh An Huệ Thuận Đoan Hi, phong Thái tử phi Hoắc Thị làm Hoàng hậu. Du Phi Lý Thị tự nguyện chôn sống có công, phong làm Hoàng Quý Phi Đoan Hòa Cung Thuận Ôn Hi.
Kỳ Vương càng an phận thủ thường, vâng vâng dạ dạ, trên mặt lúc nào cũng thể hiện sự thật thà, khiến người khác không đành xử lý.
Đương kim Hoàng thượng cố gắng phấn đấu, toàn tâm tập trung vào việc nước, giải quyết gian thần, chỉnh đốn triều cương, công việc rất nhiều, cái nào cũng quan trọng, cũng không có thời gian xử lý người anh này.
Nửa năm sau, An Vương trước đây vì lao lực mà sinh bệnh, rời xa nhân thế, để lại hai đứa con một tật nguyền một bệnh tật.
Hoàng Thái hậu xót thương con trai, thường xuyên bật tỉnh trong giấc mộng, nhớ lại những việc mờ ám đã làm trước đây và đôi mắt đầy oán hận của Du Quý Phi, có phần sợ hãi bị báo ứng, từ đó quy y cửa phật, ăn chay niệm phật, hành thiện tu thân, tích đức cho con cháu. Mở rộng trái tim, sự báo thù với Kỳ Vương cũng dần dần bỏ đi.
Kỳ Vương đứng trong Vọng Hương Các trên ngọn núi nhỏ trong hoa viên, đẩy cửa sổ nhìn ra xa, đờ đẫn nhìn về phương Nam.
Trên chiếc bàn sách trong Vọng Hương Các, bày đầy những cuộn tranh, ông ta từ từ mở ra, bên trong lộ ra một người mỹ nhân trong cung, dung mạo xinh đẹp, tay cầm quạt, đứng dưới hoa mẫu đơn, mỉm cười rất đẹp.
Đây là người mẹ mãi mãi dịu dàng thân thiết, tuân theo nguyên tắc.
Ông ta mãi mãi ghi nhớ lúc năm tuổi, trốn trong vườn hoa chơi trốn tìm với thái giám, len lén nghe trộm mẹ và cha đang nói chuyện. Cha trêu chọc, nói về việc quen biết giữa tiên đế và mẹ, trên khuôn mặt mẹ bỗng nhiên hiện lên sự thẹn thùng như một thiếu nữ, xoắn xoắn góc áo, xinh đẹp giống như một bông hoa trà bên cạnh hòn giả sơn vậy.
Cha nói: “Hôm đó mặc thường phục, chuẩn bị ra ngoài, trước khi đi nhìn thấy nàng ở nhà kho, lúc đó nàng mười hai tuổi, mặc một chiếc váy màu xanh lá cây nhạt, cài một chiếc trâm bạc nhỏ, đang cười hì hì, trên khuôn mặt tròn có hai lúm đồng tiền, đứng dưới cây trúc. Hình như không lo không nghĩ, giống như một cô nương bước ra từ trong tranh vậy. Ta hướng về nàng cười cười, nàng lại to gan, trợn mắt nhìn ta rất lâu, rồi quay đầu chạy vài bước, rồi lại quay lại nhìn một cái, bỗng nhiên mặt đỏ lên".
Mẹ cũng cười: “Người không mặc phục sức Thái tử, lại cứ nhìn chằm chằm như dán vào người khác, đờ đờ đẫn đẫn, thiếp còn nghĩ là một tên ăn chơi từ đâu đến. Lúc đó chuyển mắt, tức giận nhìn người, muốn nói cho một trận rồi đuổi đi, không ngờ người lại đỏ mặt lên, giống như một con tôm luộc vậy. Thiếp nhìn thấy người chỉ là một người thiếu niên mười hai mười ba tuổi là cùng, e thẹn đáng yêu đến thế, trong lòng cũng mềm lại, không nói với quản sự, rồi chạy đi, trên đường không kìm được quay đầu lại nhìn lần nữa, người lại cứ đờ đẫn xé từng chiếc lá trúc, bỗng nhiên cảm thấy, đôi mắt của tên ăn chơi rất đẹp".
Nàng không biết anh ta là Thái tử.
Anh ta không quan tâm nàng là a hoàn.
Không cần đến thân phận quyền quý, không cần nghiêng nước nghiêng thành, chỉ cần địa điểm thích hợp, hai người thích hợp, chỉ cần một tích tắc nhìn vào mắt nhau, liền biết ngay đây là người thích hợp nhất cả đời cả kiếp này.
Trúc mã thanh mai, tình yêu đầu tiên, nàng và anh ta, trúng phải tiếng sét ái tình.
Nha đầu không thể biết chữ, nhưng cha đích thân dạy chữ cho mẹ, mẹ lại thông minh, tài năng trời phú, mẹ vì để xứng với cha nên dốc hết sức lực, khắc khổ luyện tập, rất nhanh đã thông thuộc cầm kỳ thư họa, tất cả đều giỏi giang. Nhưng không có tác dụng, con gái ở Đại Tần quốc, xuất thân lại quyết định tất cả.
Cha lấy về một Thái tử phi.
Thái tử phi xuất thân cao quý, sắc đẹp lay động lòng người.
Mẹ xuất thân thấp kém, lui sang một bên.
Lúc đầu tưởng rằng, chỉ cần cẩn thận chăm chỉ, là có thể chung sống hòa thuận. Nhưng bà không ngờ rằng, chỉ cần trái tim của cha ngày nào còn mơ tưởng đến mình, thì Thái tử phi ngày đó sẽ không buông tha cho bà. Sau khi cha đăng cơ, đổi lại sự nhẫn nhịn là sự trách móc và cái đánh đau không phân biệt đúng sai. Cuối cùng bà đã nhận thức được, nếu mình tiếp tục ngây thơ, thì đến tính mạng của mình cũng không giữ được.
Cha trừng phạt Hoàng hậu, và thề với mẹ: “A Du, đừng sợ, ta sẽ bảo vệ nàng cả đời cả kiếp này".
Mẹ cười đồng ý, nhưng trong những cơn mơ không biết đã khóc tỉnh biết bao lần.
Bà ấy nghiến răng, học cách kiên cường, cẩn thận từng bước, nhất quyết không được bước sai một bước. Đâu đâu cũng đề phòng Hoàng hậu, cẩn thận đối phó với các phi tần khác, cuối cùng cũng sinh hạ được Hoàng tử trưởng.
Đều nói hoàng thất không có tình cảm thật, nhưng cha lại thực lòng yêu thương mình.
Năm người Hoàng tử, anh ta là đứa con duy nhất có thể ngồi trên đùi ông ấy, tận tay nắm lấy để dạy viết. Anh ta là đứa con mà ông ta đích thân đút lê cho ăn, anh ta là đứa con mà ông ta nắm tay đi dạo vườn hoa, anh ta là đứa con có thể ôm lấy ông ta mà nũng nịu. Nửa đêm tỉnh dậy, khi sợ ban đêm khóc lóc, đúng lúc ông ấy đang ở Thanh Hoa cung, biết tin đi đến, âm thầm ngồi đầu giường nói với anh ta: “Con là đứa con ngoan của Hạ gia, được ông trời phù hộ, phải có dũng khí, không được khóc". Sau đó còn dặn cung nữ nãi nương thắp thêm đèn cho anh ta.
Mẹ đứng bên cạnh, âm thầm nhìn cha, biểu hiện sao mà dịu dàng đến thế chứ?
Ánh nến soi bóng, cái hạnh phúc âm thầm này hình như có thể kéo dài mãi mãi.
Tiên đế nghe tin lời xấu, tin dùng tiểu nhân, hành động ngu ngốc, coi nhẹ việc triều chính, tính tình độc đoán, kích động dễ nổi nóng, không phải là một vị Hoàng đế tốt. Nhưng, đối với mẹ, ông ấy là một người đàn ông tốt, đối với Kỳ Vương và Trường Lạc, ông ấy là một người cha tốt.
Anh ta dùng mọi thủ đoạn, chỉ vì bảo vệ sự bình yên của mẹ anh ta.
Chỉ sợ một mực sủng ái Du Phi sẽ gây ra sự ghen tuông, ông ta bèn lấy thêm người đẹp, sủng ái Lã phi, cho phép bạt hỗ lộng quyền, xoay chuyển sự căm hận.
Ông ta chỉ sợ Hoàng hậu sau này sẽ tính sổ, rất muốn phế Thái tử.
Văn võ trong triều phản đối, Thái hoàng Thái hậu ra sức ngăn cản. Lại thêm Thái tử trung hậu, đối đãi với trăm họ ôn hòa, đối xử với huynh đệ thân thiết, không có tâm địa xấu xa, cũng không có lỗi lầm, thực sự không tìm ra được lý do để phế truất.
Cha bèn xử lý theo ý của mình.
Mẹ nghe được chuyện này, quỳ xuống khuyên nhủ, khuyên cha: “Đại Tần là Đại Tần của Hạ gia, thiếp thân nhỏ bé không đáng xem xét. Nên lấy đại cục làm trọng, đừng quên vương pháp của tổ tông".
Cha luôn nghe lời khuyên của mẹ, ông ấy thở dài thườn thượt, chuyện này cuối cùng cũng xong.
Hoàng hậu hình như không biết chuyện này, càng lúc càng từ bi thân thiết. Trong đôi mắt nhìn anh ta đều như đang cười, nếu anh ta thích ăn gì uống gì, thì đến đồ của Thái tử cũng đem đến cho anh ta, em trai vô cùng kính trọng anh ta. Để một người ngu ngốc như anh ta có ảo giác, đích mẫu là người phụ nữ tốt nhất dưới gầm trời này, Thái tử là người em lương thiện nhất dưới gầm trời này. Anh trở về cung, thậm chí còn khen Hoàng hậu hiền đức trước mặt mẹ, Thái tử chu đáo…
Mẹ chỉ cười nghe, sau khi nghe xong, nhẹ nhàng nói vài câu: “Con chim không có cánh, bay càng cao, thì ngã càng đau".
Anh ta không hiểu lắm.
Khéo miệng của mẹ xuất hiện một nụ cười đau khổ: “Con ngốc ạ…"
Bà ấy nhìn những bông hoa đang nở rực rỡ trong vườn hoa, trên khuôn mặt trẻ trung, lại có nỗi lo lắng nói không rõ tỏ không thông.
Tất cả những oán hận, tất cả những sự lo lắng, đợi cha bước tới, lại biến thành một nụ cười rạng rỡ.
Ti tiện xuất thân, không chỗ dựa, phải lòng một vầng thái dương cao quý trong tầng mây cao vời vợi.
Con chim không có cánh, chỉ vì chờ đợi ánh mặt trời của bà ấy, tự nguyện bay cao, cho đến khi bị rơi mạnh xuống.
Bà ấy không hề hối hận.
Cái lúc mà rơi từ trên mây xuống còn đến sớm hơn tưởng tượng.
Cơ thể bị trống rỗng của cha bỗng nhiên đổ sụp xuống, nhanh đến nỗi khiến người khác trở tay không kịp, nhanh đến nỗi ông ấy không kịp sắp xếp mọi việc.
Mẹ xuất thân thấp kém, vì yêu, bà ấy cũng không muốn lộng quyền, không muốn làm bất kỳ việc gì gây tổn hại đến lợi ích của tiên đế, vì thế không có sự hỗ trợ của nương gia. Anh ta tuy được cha sủng ái, nhưng vì xuất thân nên bị văn võ bá quan trong triều coi thường, nên lực lượng có thể có được quá thấp, còn lại cũng chỉ là tiểu nhân dựa dẫm vào sự sủng ái của tiên đế, cây to đã đổ thì bầy khỉ cũng tan rã.
Mẹ tìm đến anh ta, cảnh báo: “Nếu sau này nhỡ mẹ xảy ra chuyện gì, con chỉ cần bảo vệ mình, bảo vệ em gái". Anh ta bỗng thấy có gì đó không hay, bắt đầu sắp xếp, trong đầu còn mang một chút hy vọng, cứ coi là bị cách chức thành dân thường thì cũng không sao, chỉ cầu sao bảo vệ được tính mạng của mẹ và em gái.
Hoàng hậu làm sao có thể để Thái tử bị mang tội ác không tha thứ huynh đệ được, da cười nhưng thịt không cười liền từ chối.
May mà cha trước khi chết sắp xếp phong đất cho anh ta ở Giang Bắc, cách xa sự tranh đoạt ở kinh thành, ngoài ra còn gọi anh ta và công chúa Trường Lạc tới, đặc biệt dặn dò anh ta mau chóng đón mẹ đi Giang Bắc an hưởng tuổi già. Sau đó cố gắng thở một hơi cuối, nắm lấy tay anh ta, thều thào nói: “Giá như ta không sinh ra trong Hoàng đế gia, giá như con trai ta không sinh trong Vương đế gia, giá như con gái ta không sinh trong Vương đế gia…".
Thiên tử không trọng tình, mà trọng tình không là thiên tử.
Cả một đời bi kịch.
Sau đó chưa đến nửa ngày, tiên đế băng hà, trong một đám cố gắng lấy khăn tay có mùi tỏi để nặn ra nước mắt, trong một đám bá quan tông thất khóc lóc không ngừng, anh ta là người khóc thảm thiết nhất, người mà anh ta khóc không phải là Hoàng đế, mà là người cha yêu thương anh ta.
Anh ta vội vàng đi đón mẹ, nhưng lại chậm một bước.
Không hề ngờ rằng, người phụ nữ độc ác đó ra tay nhanh như thế, nhìn thấy cơ thể vẹo vọ của mẹ sau khi chết, khuôn mặt đau đớn, đôi mắt mở trừng trừng, đẩy anh ta vào hố sâu tuyệt vọng, tất cả mọi người còn giả nhân giả nghĩa nói với anh ta: “Du Quý Phi đối với tiên đế tình thâm ý trọng, không muốn cùng người đi Giang Bắc, nên nguyện chôn sống rồi".
Đương kim Hoàng thượng đăng cơ, lấy đạo hiếu trị thiên hạ, Lã thái phi bị nhốt trong cung.
Thật buồn cười, người mẹ dịu dàng lương thiện của anh ta lại chết bằng cách đau đớn nhất, còn Lã phi ngang ngược bá đạo thì lại sống tốt, Hoàng Thái hậu tâm địa ác độc lại sống tốt, hưởng thụ vinh quang cả một đời.
Anh ta lạnh lùng đứng nhìn.
Đương kim Hoàng thượng nghiêm ngặt chỉnh đốn triều chính, giết Tôn Thái Phó Lập Uy bao năm hoành hành trong và ngoài triều đình, lục soát nhà cửa chu di tam tộc, Tôn tiểu tướng quân bị ép phải chết.
Trời băng đất tuyết, công chúa Trường Lạc bụng mang dạ chửa, lòng như lửa đốt, đội tuyết quỳ ngoài cung Khởi Đức, cầu xin cho chồng.
Đương kim Hoàng thượng đỡ cô ấy dậy giả tâm giả nghĩa nói: “Quốc pháp không nghiêm, làm sao trị thiên hạ? Hoàng muội có thể chia tay với Tôn tướng quân, ở tạm phủ Công chúa, đợi sau này lại chọn cho người một phò mã tài mạo song toàn".
Cầu xin không có tác dụng, Tôn tiểu tướng quân bị ban cái chết.
Công chúa Trường Lạc yếu đuối, biết tin lâm bệnh rất nặng, chỉ vài ngày sau, cùng với đứa con chưa ra đời của mình cùng xuống nơi suối vàng.
Chỉ trong một tháng ngắn ngủi, trời đất xoay chuyển.
Những người yêu thương anh ta trên đời này nhất đều chết, tất cả những người anh ta yêu thương cũng chết.
Sự ảo tưởng về hạnh phúc bỗng chốc tan vỡ.
Anh ta kế thừa huyết thống và tính cách của cha, nhìn vào tôn vị vương đế, nhìn vào nội bộ trong cung, yêu cũng sâu sắc, mà hận thì cũng dứt khoát.
Anh ta càng khiêm tốn, càng cung kính, làm việc chăm chỉ, cho dù trước mặt bị trêu chọc chế giễu là con một tiện nô, bàn tay nắm trong tay áo thật chặt, cắm vào da thịt, đau đến tận xương, khuôn mặt cũng nở nụ cười cho qua. Về nhà không ngừng ăn uống, để giải tỏa hết nỗi đau trong lòng. Cho đến khi cơ thể ngày ngày béo lên, thì dung mạo cuối cùng cũng không còn nữa, lại kiếm tiền vô đức, uống rượu mất thể diện, chơi con trai, yêu ca kỹ, trở thành trò cười ở kinh thành, cuối cùng cũng thoát khỏi sự nghi ngờ của đương kim Hoàng thượng, đưa trở về đất phong.
Mười năm mài một thanh kiếm.
Lúc Man Kim tấn công, thấy đương kim Hoàng thượng hoảng sợ, Thái hậu sợ hãi, văn võ trong triều kinh hoàng không biết làm gì, ông ta tuy cũng ở trung tâm của cơn lốc, trong lòng lại có sự khoái chí điên cuồng. Không ngờ, Diệp Chiêu hoàng không xuất thế, ngăn cản sự tấn công của Man Kim, để cái bọn tiểu nhân này sống sót, thật là đáng tiếc. Ở Giang Bắc ngày nào cũng ca hát, hoang đường qua ngày.
Khi Đông Hạ định nhúng tay vào Trung Nguyên, tìm ông ta hợp tác, đề nghị lấy Mạc Hà làm biên giới, Nam Bắc mỗi người tự trị.
Thắng, báo được một hận lớn.
Bại, một cái đầu người.
Tuổi hơn năm mươi, con trai lại không có.
Đây là ý trời, ông trời để ông ta đi báo thù mà không hề có ràng buộc gì.
Ông ta muốn lấy lại giang sơn mà người cha tâm tâm niệm niệm muốn giao cho ông.
Đức Tông năm thứ mười một, Kỳ Vương, phản.
Tác giả :
Quất Hoa Tán Lý