Tướng Quân Ở trên, Ta Ở Dưới
Chương 3: Của hồi môn
Hôn sự của Hạ Ngọc Cẩn và Diệp Chiêu không cao quý bằng Hoàng thượng lấy vợ, không xa hoa bằng công chúa lớn đi lấy chồng, cũng không náo nhiệt bằng hôn yến của Khánh vương phủ, nhưng vì thân phận đặc biệt của tướng quân và thân phận hoang đường của Quận Vương, nên được sự quan tâm hơn tất cả các hôn lễ khác ở kinh thành trong vòng một trăm năm trở lại đây.
Tân nương Diệp Chiêu từ nhỏ đã không có dáng dấp của phụ nữ, chỉ say mê võ thuật và binh pháp, được trời phú nên cả hai người anh đều không phải là đối thủ của Diệp Chiêu. Vì vậy tổ phụ và phụ thân của Diệp Chiêu vô cùng đau lòng xót xa, nuôi nấng cô như một người con trai, cố gắng quên thân phận nữ nhi của cô mà thật sự coi cô là một đứa con trai. Vả lại tám năm chinh chiến ở cùng với binh lính, chẳng được học hành gì trong quân đội, ban ngày hành quân đánh trận bàn về trận pháp, ban đêm uống rượu ăn thịt bàn về phụ nữ. Cái ý thức sai lầm về giới tính đó từ lâu đã trở thành thói quen của Diệp Chiêu, ngấm vào xương tuỷ, khó mà thay đổi. Thêm nữa Diệp Chiêu lần đầu tiên tiếp quản hai mươi vạn đại quân ở kinh thành, mọi việc đều rất bận, có lúc làm đến mức không về nhà, vì vậy bản thân Diệp Chiêu ngay từ đầu đã không hề có ý thức là mình phải lấy chồng.
Trấn Quốc Công Diệp lão gia lại là một người hồ đồ, mỗi lần thấy mọi người bận rộn, bèn vui vẻ nói: “Cháu trai nhà tôi phải lấy vợ rồi". Người thân giải thích thế nào cũng vô ích, làm cho mọi người không biết nên khóc hay nên cười.
Tân lang Hạ Ngọc Cẩn vẫn bệnh liệt giường không dậy được. Cậu lén sai người đến phủ Trấn Quốc Công lan truyền những tin không hay về bản thân mình chỉ để hy vọng đối phương ghét mình mà từ hôn. Hạ Ngọc Cẩn từ trước đến nay là một miếng thịt thừa, đánh không sợ, mắng không sợ, danh tiếng bại hoại càng không sợ. Bây giờ cậu ta tỏ rõ thái độ thà chết chứ không muốn lấy người vợ này. Hoàng thượng và Thái hậu không còn cách nào đành phải cùng nhau ép buộc, thể hiện rõ nếu không tiếp tục nghe lời sẽ đánh mẹ cậu ta, nhằm ngăn chặn những hành vi kích động của Hạ Ngọc Cẩn.
Tất cả tầng lớp quý tộc lẫn bá tánh dân thường đều vươn dài cổ chờ xem câu chuyện nực cười của bọn họ. Thậm chí có sòng bạc còn lén lút cá cược đoán xem hai người họ sau khi kết hôn ngày thứ mấy sẽ làm loạn lên đòi chia tay.
“Quy tắc Đại Tần, của hồi môn do mẹ chuẩn bị".
Khi thành Mạc Bắc bị phá, phủ Trấn Quốc Công bị cướp sạch, khiến cho bao của hồi môn mà Trấn Quốc Công phu nhân để lại cho con gái đều bị cướp hết. Bây giờ Diệp Chiêu đã được phong là đại tướng quân binh mã thiên hạ, bao năm chinh chiến, thu hồi được bao nhiêu bộ lạc Man Kim, lại thêm Hoàng thượng ban thưởng, nên cũng được coi là gia tài giàu có. Nhưng bao lần lấy ra để mua đất đai cửa hiệu nên cũng không có nhu cầu hàng năm tích cóp lại những đồ thường được dùng để làm của hồi môn khi con gái đi lấy chồng như gương hay hộp nữ trang chạm khắc tinh xảo.
Lại thêm mẹ của Diệp Chiêu đã mất, mọi việc trong nhà đều do chị dâu trưởng là Hoàng Thị đã goá bụa làm chủ quản. Nhưng đối với người quyền cao chức trọng như Diệp Chiêu, chị dâu trưởng Hoàng Thị không dám tự ý quyết định. Đợi lúc Diệp Chiêu nhắc nhở khéo là cô muốn chuẩn bị của hồi môn, thì Hoàng Thị mới định thần lại, lúc này cách hôn lễ chỉ còn hơn nửa tháng nữa.
Hoàng Thị đành phải miễn cưỡng đi làm, cô nhăn mặt cau mày hỏi: “Tướng quân, nhà chúng ta tiền bạc không thiếu, nhưng đồ thì đi đâu mua được đây?" Diệp Chiêu đang trong thư phòng xem hồ sơ và danh sách tướng lĩnh dưới quyền, chẳng thèm ngẩng đầu lên nói: “Lấy đại vài cái đi, tàm tạm là được rồi"
Hoàng Thị lại hỏi: “Hay là tìm những người quen ở trong triều, mượn vài món trong của hồi môn của con gái họ, rồi sau này làm lại trả cho họ?".
Diệp Chiêu không thèm để ý nói: “Chị làm chủ đi".
Hoàng Thị lại hỏi: “Còn có áo cưới, đồ trang sức, em có thời gian thì đi chọn đi, muốn trâm cài là trân châu phượng hoàng, hay là trâm vàng đính ngọc lưu ly? Hay là một đôi trâm hồ điệp phượng hoàng bát bảo, vòng tai hoa lan khảm ngọc lam, vòng tay ngọc bích...".
Diệp Chiêu đang bận rộn gần chết, nghe chị dâu nói đến hoa mắt chóng mặt, nhịn được nửa canh giờ cuối cùng tức giận quát: “Lằng nhằng quá, ta là một đại thiếu gia, làm gì có kiên nhẫn đi chọn mấy cái đồ của bọn con gái đó?! Chị chọn vài cái rồi vứt vào đấy là được rồi".
“Đại thiếu gia?"
Hoàng Thị trợn tròn mắt kinh ngạc.
Diệp Chiêu thấy thái độ của đối phương, phải mất rất lâu sau mới hiểu ra mình vừa nói lỡ cái gì.
Hoàng Thị khóc thút tha thút thít.
“Quy tắc Đại Tần, con gái xuất giá đều phải đích thân thêu áo cưới".
Diệp Chiêu mặc một bộ trang phục màu đen, buộc chặt phần eo, bên hông đeo bảo kiếm, ngồi trong thư phòng, trong tay cầm một nắm ám khí, bộ dạng trông rất nghiêm nghị.
Chỉ thấy tay trái vút một cái nhanh như chớp, hai con ruồi không cẩn thận đã bị cây kim dài xuyên qua, dính chặt vào tường. Tay phải vút một cái, mười bảy mười tám cây kim bạc như một trận mưa hoa bay tới cắm vào sát móng vuốt của con mèo ở bên ngoài cửa sổ đang định vào ăn vụng cá, ghim chặt xuống đất, con mèo sợ đến nỗi hồn bay phách lạc, hoảng hốt chạy mất.
Các thân binh thị vệ của Diệp Chiêu cao giọng hò reo, lần lượt tán dương:
“Tôi học ám khí bao năm thế, có thể đạt được như tướng quân, thật là phúc ba đời".
“Tướng quân mười tám ban binh khí cái nào cũng tinh thông, thật là võ công cái thế!".
“Thật là anh hùng".
Diệp Chiêu lạnh lùng nói: “Đạo của võ học, quý ở cái dụng tâm".
Mọi người đều gật đầu đồng ý.
Hoàng Thị xuất hiện từ phía sau, kéo dài giọng, vừa vặn vặn khăn tay vừa nói giọng trách cứ: “Tướng quân... quý ở cái dụng tâm nhỉ..."
Mọi người im thin thít, từ từ rút lui.
Biểu hiện lạnh như núi băng của Diệp Chiêu ỉu xìu đi vài phần. Cô cúi đầu, tiếp tục chăm chú nhìn vào cái giá thêu không hợp một tí nào khi ở trong một thư phòng bày đầy binh khí và binh thư. Bên trên cái giá thêu là một chiếc áo cưới màu đỏ còn chưa có bất kỳ sự trang trí nào. Diệp Chiêu chẳng tìm đâu ra được một cái lỗ để có thể đâm kim vào bèn lấy một cái ám khí từ hộp kim ra, do dự một lúc rồi đâm loạn xạ.
“Quy tắc Đại Tần, của hồi môn phải có thêm một thứ người con gái yêu quý khi còn khuê các".
Diệp Chiêu vì làm chị dâu phiền não bạc đến ba sợi tóc, lại thêm nghe chị dâu khóc lóc kể lể về người anh đã mất liền ba canh giờ, trong lòng cũng thấy hối hận, nên chịu hành động một chút để coi như là có tinh thần hợp tác. Những thứ hồi môn còn lại thì góp đông một ít góp tây một ít, lại thêm đồ nữ trang mà Hoàng thượng và Hoàng Thái hậu ban thưởng, cũng tạm coi là đầy đủ rồi.
Ngày đưa của hồi môn, trên con phố lớn từ phủ Trấn Quốc Công đến An Vương phủ, lại một lần nữa người đông như kiến. Những người dân mở cửa hiệu hay những người làm việc thời vụ đều không thèm làm ăn, tất cả tập trung lại để xem không khí náo nhiệt, khiến những tửu lầu và quán trà trên phố doanh thu đột nhiên tăng gấp hơn hai lần. Ngay cả những hàng quán nhỏ ven đường như hàng bán bánh bao hấp hay hàng bán trà mát cũng kiếm được không ít.
An Vương phủ đã mở cửa chính từ sớm. Không phải đợi lâu, tiếng nhạc tiếng kèn đã vang lên. Những người gánh của hồi môn không phải là những người hầu hạ bình thường, mà đều là binh sĩ hổ lang trong trang phục cùng toàn một màu xanh. Tất cả lưng ưỡn thẳng, đi đứng ngay ngắn, gánh những chiếc hòm vật dụng nặng nề trông nhẹ như không, khí thế rầm rập bước đi trên phố, nét mặt trang nghiêm như đang hoàn thành nhiệm vụ hộ tống quân giới lương thảo vậy.
Từ cổ chí kim, ai có thể dùng quân đội hộ tống xuất giá chứ?
Đối diện với khí thế hừng hực như thế, mọi người đều không kìm được hò hét huyên náo.
Món hồi môn thứ nhất đi qua là Huyền Thiết Tiên do Hoàng thượng ban thưởng. Món hồi môn thứ hai là đồ trang sức cài đầu Hoàng Kim Thạch Bảo bảy màu do Hoàng Thái hậu ban thưởng, những viên ngọc lấp lánh phản chiếu ánh sáng đến nỗi chói loá không thể mở mắt ra được. Phía sau là những thứ hồi môn do Hoàng hậu, quý phi, đại thần tông thất ban thưởng gồm các bình lọ long lanh, gương trang điểm kiểu tây, tủ trang điểm bằng gỗ giáng hương. Tất cả đều tinh xảo đến nỗi ai cũng nghi ngờ bọn họ lấy lòng tướng quân là người có quyền thế nhất, nên lấy những món đồ tốt nhất của con gái mình đem đi tặng. Lại tiếp đến những món đồ thực dụng mà phủ Trấn Quốc Công tự giành được, bao gồm những đồ vật may mắn thường thấy như vật dụng mong tân lang tân nương bách niên giai lão, đông con nhiều cháu. Nguyên liệu chế tác tuy rất cầu kỳ, nhưng hình thức lại vô cùng đơn giản, không có một chút gì mang phong vị khuê các.
Một trăm hai mươi món hồi môn, từ đầu đến cuối cũng phải dài tới hàng dặm, đầu này vào, đầu kia vẫn còn chưa ra.
Hạ Ngọc Cẩn mặc một bộ áo màu đỏ hoa lệ, khuôn mặt vốn dĩ xinh đẹp đã trắng bệch như tờ giấy từ lâu, đứng ỉu xìu ở bên ngoài cửa An Vương phủ đón khách, đôi mắt hết liếc sang bên này lại nhìn sang bên kia, hình như đang quan sát để tìm đường trốn. Cả người xem ra không giống với người sắp lấy vợ, mà ngược lại giống với người chuẩn bị ra pháp trường hơn. Anh trai Hạ Ngọc Cẩn là Hạ Ngọc Khuyết phải vui vẻ ra chào đón các vị quan khách, thấy nét mặt của em trai mình trông rất ủ dột, lấy tình anh em hữu hảo ra nói mấy câu an ủi: “Chú cũng đừng quá lo lắng. Chú tốt xấu gì cũng là người họ Hạ, là cháu ruột của đương kim Hoàng thượng. Cho dù tính tình tướng quân có chuyên quyền đến thế nào, cũng phải nể vài phần thể diện, không đến nỗi quá đáng lắm đâu. Chú bây giờ đã được phong là Quận Vương, lại lấy được vợ, từ nay cũng phải tu thân dưỡng tính, sau này đừng làm càn nữa".
“Chị dâu thấu tình đạt lý, dịu dàng hiền hậu, anh đứng đó nói mà mồm không đau". Hạ Ngọc Cẩn không chịu quay đầu đi, lạnh lùng phản bác, nhưng thần sắc có phần ôn hoà hơn một chút: “Còn về Diệp Chiêu, ngoan ngoãn mà đi làm tướng quân đi, em tuyệt đối không thừa nhận cái đồ như thế là con gái đâu!".
“Cái đồ gì?". Hạ Ngọc Khuyết cau mày quở trách: “Diệp Chiêu thu phục Man Kim, uy trấn Mạc Bắc, là công thần bậc nhất của Đại Tần, lại được Thánh thượng sủng ái. Chú có hoang đường thế nào đi nữa thì cũng không nên vô lễ như thế! Chấp nhận đi! Huống hồ người ta chưa chắc đã không hiền hậu!".
Vẻ mặt khó coi của Hạ Ngọc Cẩn từ từ dịu lại. Hạ Ngọc Khuyết thừa cơ tiến đến định tiếp tục khuyên nhủ em trai. Không ngờ, cách đó không xa có một tên ăn chơi cũng trong hoàng tộc từng bị Hạ Ngọc Cẩn ức hiếp, nháy mắt với cậu và hét to: “Diệp Chiêu tướng quân anh hùng tuấn tú, Hạ Ngọc Cẩn dung mạo như hoa nguyệt, thật đúng là một đôi nữ tài trai sắc trời sinh! Sau này vợ hát chồng khen, thành giai thoại ngàn đời sau!".
Hạ Ngọc Cẩn vốn sinh ra đã xinh đẹp, điều kỵ nhất là bị người ta lấy tướng mạo của mình ra làm trò cười. Những lời nói đó từng chữ từng chữ chẳng khác nào như những nhát dao, sắc nhọn không gì bằng, bất ngờ đâm vào chỗ yếu đuối nhất trong trái tim cậu cho đến khi chảy máu.
Hạ Ngọc Khuyết vẫn cố ra sức an ủi: “Không ghê gớm thế đâu, đừng nghe bọn họ nói linh tinh. Hãy nhìn của hồi môn mà xem, vẫn rất nữ tính đấy chứ. Chiếc gương trang điểm khảm trân châu lung linh đó chế tác thật vô cùng tinh xảo, nói không chừng trong lòng tướng quân vẫn còn một chút tố chất phụ nữ. Đằng sau là những cái gì kia? Hình thù có vẻ kỳ quái, xem ra khá nặng đấy...".
Của hồi môn từng gánh từng gánh đi qua. Mỗi một món vật dụng dùng trong gia đình đi qua đều được mọi người ồ lên trầm trồ khen ngợi. Sau đó là tới các hòm xiểng, rồi cuối cùng có ba mươi gánh có vẻ bí hiểm kỳ quái được trùm kín bằng vải đỏ, cái đòn gánh cũng bị kéo xuống rất thấp.Trên trán những người lính chịu trách nhiệm vận chuyển lấm tấm mồ hôi, hình như họ phải rất cố gắng mới gánh nổi.
Mọi người đều rất tò mò, chỉ tức là không thể bỏ tấm vải đỏ đó ra để xem cho rõ cái gì.
May mà ông trời linh nghiệm, thoả mãn ước vọng của họ. Khi sắp đến An Vương phủ, một cái gánh trong số đó không chịu được sức nặng, gẫy làm đôi. Đồ ở bên trong rơi mạnh xuống đất, làm cho viên đá xanh ở dưới đất bị vỡ thành hai mảnh, sau đó lăn lăn hai vòng.
Tất cả mọi người đều mở to mắt, tạm ngừng hít thở, sững người nhìn chằm chằm vào đồ vật trên mặt đất.
Một chiếc gậy răng sói đang ánh lên những tia sáng tăm tối nằm trên con phố lát đá xanh, giữa những cái đinh răng sắc nhọn còn có những vết máu thâm thâm rửa không hết...
Im lặng như tờ...
Hai binh sĩ chịu trách nhiệm vận chuyển rất điềm tĩnh thay một cái gánh khác, rồi họ cùng nhau đặt vũ khí trở về chỗ cũ trong số của hồi môn, sau đó hô lên một tiếng, nhấc gánh lên và cùng nhau bước nhanh đi mất.
Vẫn im lặng...
Tiếp tục im lặng... Sau đó có tiếng hét:
“Mọi người đâu! Đừng để Quận Vương trèo tường trốn mất!".
Tân nương Diệp Chiêu từ nhỏ đã không có dáng dấp của phụ nữ, chỉ say mê võ thuật và binh pháp, được trời phú nên cả hai người anh đều không phải là đối thủ của Diệp Chiêu. Vì vậy tổ phụ và phụ thân của Diệp Chiêu vô cùng đau lòng xót xa, nuôi nấng cô như một người con trai, cố gắng quên thân phận nữ nhi của cô mà thật sự coi cô là một đứa con trai. Vả lại tám năm chinh chiến ở cùng với binh lính, chẳng được học hành gì trong quân đội, ban ngày hành quân đánh trận bàn về trận pháp, ban đêm uống rượu ăn thịt bàn về phụ nữ. Cái ý thức sai lầm về giới tính đó từ lâu đã trở thành thói quen của Diệp Chiêu, ngấm vào xương tuỷ, khó mà thay đổi. Thêm nữa Diệp Chiêu lần đầu tiên tiếp quản hai mươi vạn đại quân ở kinh thành, mọi việc đều rất bận, có lúc làm đến mức không về nhà, vì vậy bản thân Diệp Chiêu ngay từ đầu đã không hề có ý thức là mình phải lấy chồng.
Trấn Quốc Công Diệp lão gia lại là một người hồ đồ, mỗi lần thấy mọi người bận rộn, bèn vui vẻ nói: “Cháu trai nhà tôi phải lấy vợ rồi". Người thân giải thích thế nào cũng vô ích, làm cho mọi người không biết nên khóc hay nên cười.
Tân lang Hạ Ngọc Cẩn vẫn bệnh liệt giường không dậy được. Cậu lén sai người đến phủ Trấn Quốc Công lan truyền những tin không hay về bản thân mình chỉ để hy vọng đối phương ghét mình mà từ hôn. Hạ Ngọc Cẩn từ trước đến nay là một miếng thịt thừa, đánh không sợ, mắng không sợ, danh tiếng bại hoại càng không sợ. Bây giờ cậu ta tỏ rõ thái độ thà chết chứ không muốn lấy người vợ này. Hoàng thượng và Thái hậu không còn cách nào đành phải cùng nhau ép buộc, thể hiện rõ nếu không tiếp tục nghe lời sẽ đánh mẹ cậu ta, nhằm ngăn chặn những hành vi kích động của Hạ Ngọc Cẩn.
Tất cả tầng lớp quý tộc lẫn bá tánh dân thường đều vươn dài cổ chờ xem câu chuyện nực cười của bọn họ. Thậm chí có sòng bạc còn lén lút cá cược đoán xem hai người họ sau khi kết hôn ngày thứ mấy sẽ làm loạn lên đòi chia tay.
“Quy tắc Đại Tần, của hồi môn do mẹ chuẩn bị".
Khi thành Mạc Bắc bị phá, phủ Trấn Quốc Công bị cướp sạch, khiến cho bao của hồi môn mà Trấn Quốc Công phu nhân để lại cho con gái đều bị cướp hết. Bây giờ Diệp Chiêu đã được phong là đại tướng quân binh mã thiên hạ, bao năm chinh chiến, thu hồi được bao nhiêu bộ lạc Man Kim, lại thêm Hoàng thượng ban thưởng, nên cũng được coi là gia tài giàu có. Nhưng bao lần lấy ra để mua đất đai cửa hiệu nên cũng không có nhu cầu hàng năm tích cóp lại những đồ thường được dùng để làm của hồi môn khi con gái đi lấy chồng như gương hay hộp nữ trang chạm khắc tinh xảo.
Lại thêm mẹ của Diệp Chiêu đã mất, mọi việc trong nhà đều do chị dâu trưởng là Hoàng Thị đã goá bụa làm chủ quản. Nhưng đối với người quyền cao chức trọng như Diệp Chiêu, chị dâu trưởng Hoàng Thị không dám tự ý quyết định. Đợi lúc Diệp Chiêu nhắc nhở khéo là cô muốn chuẩn bị của hồi môn, thì Hoàng Thị mới định thần lại, lúc này cách hôn lễ chỉ còn hơn nửa tháng nữa.
Hoàng Thị đành phải miễn cưỡng đi làm, cô nhăn mặt cau mày hỏi: “Tướng quân, nhà chúng ta tiền bạc không thiếu, nhưng đồ thì đi đâu mua được đây?" Diệp Chiêu đang trong thư phòng xem hồ sơ và danh sách tướng lĩnh dưới quyền, chẳng thèm ngẩng đầu lên nói: “Lấy đại vài cái đi, tàm tạm là được rồi"
Hoàng Thị lại hỏi: “Hay là tìm những người quen ở trong triều, mượn vài món trong của hồi môn của con gái họ, rồi sau này làm lại trả cho họ?".
Diệp Chiêu không thèm để ý nói: “Chị làm chủ đi".
Hoàng Thị lại hỏi: “Còn có áo cưới, đồ trang sức, em có thời gian thì đi chọn đi, muốn trâm cài là trân châu phượng hoàng, hay là trâm vàng đính ngọc lưu ly? Hay là một đôi trâm hồ điệp phượng hoàng bát bảo, vòng tai hoa lan khảm ngọc lam, vòng tay ngọc bích...".
Diệp Chiêu đang bận rộn gần chết, nghe chị dâu nói đến hoa mắt chóng mặt, nhịn được nửa canh giờ cuối cùng tức giận quát: “Lằng nhằng quá, ta là một đại thiếu gia, làm gì có kiên nhẫn đi chọn mấy cái đồ của bọn con gái đó?! Chị chọn vài cái rồi vứt vào đấy là được rồi".
“Đại thiếu gia?"
Hoàng Thị trợn tròn mắt kinh ngạc.
Diệp Chiêu thấy thái độ của đối phương, phải mất rất lâu sau mới hiểu ra mình vừa nói lỡ cái gì.
Hoàng Thị khóc thút tha thút thít.
“Quy tắc Đại Tần, con gái xuất giá đều phải đích thân thêu áo cưới".
Diệp Chiêu mặc một bộ trang phục màu đen, buộc chặt phần eo, bên hông đeo bảo kiếm, ngồi trong thư phòng, trong tay cầm một nắm ám khí, bộ dạng trông rất nghiêm nghị.
Chỉ thấy tay trái vút một cái nhanh như chớp, hai con ruồi không cẩn thận đã bị cây kim dài xuyên qua, dính chặt vào tường. Tay phải vút một cái, mười bảy mười tám cây kim bạc như một trận mưa hoa bay tới cắm vào sát móng vuốt của con mèo ở bên ngoài cửa sổ đang định vào ăn vụng cá, ghim chặt xuống đất, con mèo sợ đến nỗi hồn bay phách lạc, hoảng hốt chạy mất.
Các thân binh thị vệ của Diệp Chiêu cao giọng hò reo, lần lượt tán dương:
“Tôi học ám khí bao năm thế, có thể đạt được như tướng quân, thật là phúc ba đời".
“Tướng quân mười tám ban binh khí cái nào cũng tinh thông, thật là võ công cái thế!".
“Thật là anh hùng".
Diệp Chiêu lạnh lùng nói: “Đạo của võ học, quý ở cái dụng tâm".
Mọi người đều gật đầu đồng ý.
Hoàng Thị xuất hiện từ phía sau, kéo dài giọng, vừa vặn vặn khăn tay vừa nói giọng trách cứ: “Tướng quân... quý ở cái dụng tâm nhỉ..."
Mọi người im thin thít, từ từ rút lui.
Biểu hiện lạnh như núi băng của Diệp Chiêu ỉu xìu đi vài phần. Cô cúi đầu, tiếp tục chăm chú nhìn vào cái giá thêu không hợp một tí nào khi ở trong một thư phòng bày đầy binh khí và binh thư. Bên trên cái giá thêu là một chiếc áo cưới màu đỏ còn chưa có bất kỳ sự trang trí nào. Diệp Chiêu chẳng tìm đâu ra được một cái lỗ để có thể đâm kim vào bèn lấy một cái ám khí từ hộp kim ra, do dự một lúc rồi đâm loạn xạ.
“Quy tắc Đại Tần, của hồi môn phải có thêm một thứ người con gái yêu quý khi còn khuê các".
Diệp Chiêu vì làm chị dâu phiền não bạc đến ba sợi tóc, lại thêm nghe chị dâu khóc lóc kể lể về người anh đã mất liền ba canh giờ, trong lòng cũng thấy hối hận, nên chịu hành động một chút để coi như là có tinh thần hợp tác. Những thứ hồi môn còn lại thì góp đông một ít góp tây một ít, lại thêm đồ nữ trang mà Hoàng thượng và Hoàng Thái hậu ban thưởng, cũng tạm coi là đầy đủ rồi.
Ngày đưa của hồi môn, trên con phố lớn từ phủ Trấn Quốc Công đến An Vương phủ, lại một lần nữa người đông như kiến. Những người dân mở cửa hiệu hay những người làm việc thời vụ đều không thèm làm ăn, tất cả tập trung lại để xem không khí náo nhiệt, khiến những tửu lầu và quán trà trên phố doanh thu đột nhiên tăng gấp hơn hai lần. Ngay cả những hàng quán nhỏ ven đường như hàng bán bánh bao hấp hay hàng bán trà mát cũng kiếm được không ít.
An Vương phủ đã mở cửa chính từ sớm. Không phải đợi lâu, tiếng nhạc tiếng kèn đã vang lên. Những người gánh của hồi môn không phải là những người hầu hạ bình thường, mà đều là binh sĩ hổ lang trong trang phục cùng toàn một màu xanh. Tất cả lưng ưỡn thẳng, đi đứng ngay ngắn, gánh những chiếc hòm vật dụng nặng nề trông nhẹ như không, khí thế rầm rập bước đi trên phố, nét mặt trang nghiêm như đang hoàn thành nhiệm vụ hộ tống quân giới lương thảo vậy.
Từ cổ chí kim, ai có thể dùng quân đội hộ tống xuất giá chứ?
Đối diện với khí thế hừng hực như thế, mọi người đều không kìm được hò hét huyên náo.
Món hồi môn thứ nhất đi qua là Huyền Thiết Tiên do Hoàng thượng ban thưởng. Món hồi môn thứ hai là đồ trang sức cài đầu Hoàng Kim Thạch Bảo bảy màu do Hoàng Thái hậu ban thưởng, những viên ngọc lấp lánh phản chiếu ánh sáng đến nỗi chói loá không thể mở mắt ra được. Phía sau là những thứ hồi môn do Hoàng hậu, quý phi, đại thần tông thất ban thưởng gồm các bình lọ long lanh, gương trang điểm kiểu tây, tủ trang điểm bằng gỗ giáng hương. Tất cả đều tinh xảo đến nỗi ai cũng nghi ngờ bọn họ lấy lòng tướng quân là người có quyền thế nhất, nên lấy những món đồ tốt nhất của con gái mình đem đi tặng. Lại tiếp đến những món đồ thực dụng mà phủ Trấn Quốc Công tự giành được, bao gồm những đồ vật may mắn thường thấy như vật dụng mong tân lang tân nương bách niên giai lão, đông con nhiều cháu. Nguyên liệu chế tác tuy rất cầu kỳ, nhưng hình thức lại vô cùng đơn giản, không có một chút gì mang phong vị khuê các.
Một trăm hai mươi món hồi môn, từ đầu đến cuối cũng phải dài tới hàng dặm, đầu này vào, đầu kia vẫn còn chưa ra.
Hạ Ngọc Cẩn mặc một bộ áo màu đỏ hoa lệ, khuôn mặt vốn dĩ xinh đẹp đã trắng bệch như tờ giấy từ lâu, đứng ỉu xìu ở bên ngoài cửa An Vương phủ đón khách, đôi mắt hết liếc sang bên này lại nhìn sang bên kia, hình như đang quan sát để tìm đường trốn. Cả người xem ra không giống với người sắp lấy vợ, mà ngược lại giống với người chuẩn bị ra pháp trường hơn. Anh trai Hạ Ngọc Cẩn là Hạ Ngọc Khuyết phải vui vẻ ra chào đón các vị quan khách, thấy nét mặt của em trai mình trông rất ủ dột, lấy tình anh em hữu hảo ra nói mấy câu an ủi: “Chú cũng đừng quá lo lắng. Chú tốt xấu gì cũng là người họ Hạ, là cháu ruột của đương kim Hoàng thượng. Cho dù tính tình tướng quân có chuyên quyền đến thế nào, cũng phải nể vài phần thể diện, không đến nỗi quá đáng lắm đâu. Chú bây giờ đã được phong là Quận Vương, lại lấy được vợ, từ nay cũng phải tu thân dưỡng tính, sau này đừng làm càn nữa".
“Chị dâu thấu tình đạt lý, dịu dàng hiền hậu, anh đứng đó nói mà mồm không đau". Hạ Ngọc Cẩn không chịu quay đầu đi, lạnh lùng phản bác, nhưng thần sắc có phần ôn hoà hơn một chút: “Còn về Diệp Chiêu, ngoan ngoãn mà đi làm tướng quân đi, em tuyệt đối không thừa nhận cái đồ như thế là con gái đâu!".
“Cái đồ gì?". Hạ Ngọc Khuyết cau mày quở trách: “Diệp Chiêu thu phục Man Kim, uy trấn Mạc Bắc, là công thần bậc nhất của Đại Tần, lại được Thánh thượng sủng ái. Chú có hoang đường thế nào đi nữa thì cũng không nên vô lễ như thế! Chấp nhận đi! Huống hồ người ta chưa chắc đã không hiền hậu!".
Vẻ mặt khó coi của Hạ Ngọc Cẩn từ từ dịu lại. Hạ Ngọc Khuyết thừa cơ tiến đến định tiếp tục khuyên nhủ em trai. Không ngờ, cách đó không xa có một tên ăn chơi cũng trong hoàng tộc từng bị Hạ Ngọc Cẩn ức hiếp, nháy mắt với cậu và hét to: “Diệp Chiêu tướng quân anh hùng tuấn tú, Hạ Ngọc Cẩn dung mạo như hoa nguyệt, thật đúng là một đôi nữ tài trai sắc trời sinh! Sau này vợ hát chồng khen, thành giai thoại ngàn đời sau!".
Hạ Ngọc Cẩn vốn sinh ra đã xinh đẹp, điều kỵ nhất là bị người ta lấy tướng mạo của mình ra làm trò cười. Những lời nói đó từng chữ từng chữ chẳng khác nào như những nhát dao, sắc nhọn không gì bằng, bất ngờ đâm vào chỗ yếu đuối nhất trong trái tim cậu cho đến khi chảy máu.
Hạ Ngọc Khuyết vẫn cố ra sức an ủi: “Không ghê gớm thế đâu, đừng nghe bọn họ nói linh tinh. Hãy nhìn của hồi môn mà xem, vẫn rất nữ tính đấy chứ. Chiếc gương trang điểm khảm trân châu lung linh đó chế tác thật vô cùng tinh xảo, nói không chừng trong lòng tướng quân vẫn còn một chút tố chất phụ nữ. Đằng sau là những cái gì kia? Hình thù có vẻ kỳ quái, xem ra khá nặng đấy...".
Của hồi môn từng gánh từng gánh đi qua. Mỗi một món vật dụng dùng trong gia đình đi qua đều được mọi người ồ lên trầm trồ khen ngợi. Sau đó là tới các hòm xiểng, rồi cuối cùng có ba mươi gánh có vẻ bí hiểm kỳ quái được trùm kín bằng vải đỏ, cái đòn gánh cũng bị kéo xuống rất thấp.Trên trán những người lính chịu trách nhiệm vận chuyển lấm tấm mồ hôi, hình như họ phải rất cố gắng mới gánh nổi.
Mọi người đều rất tò mò, chỉ tức là không thể bỏ tấm vải đỏ đó ra để xem cho rõ cái gì.
May mà ông trời linh nghiệm, thoả mãn ước vọng của họ. Khi sắp đến An Vương phủ, một cái gánh trong số đó không chịu được sức nặng, gẫy làm đôi. Đồ ở bên trong rơi mạnh xuống đất, làm cho viên đá xanh ở dưới đất bị vỡ thành hai mảnh, sau đó lăn lăn hai vòng.
Tất cả mọi người đều mở to mắt, tạm ngừng hít thở, sững người nhìn chằm chằm vào đồ vật trên mặt đất.
Một chiếc gậy răng sói đang ánh lên những tia sáng tăm tối nằm trên con phố lát đá xanh, giữa những cái đinh răng sắc nhọn còn có những vết máu thâm thâm rửa không hết...
Im lặng như tờ...
Hai binh sĩ chịu trách nhiệm vận chuyển rất điềm tĩnh thay một cái gánh khác, rồi họ cùng nhau đặt vũ khí trở về chỗ cũ trong số của hồi môn, sau đó hô lên một tiếng, nhấc gánh lên và cùng nhau bước nhanh đi mất.
Vẫn im lặng...
Tiếp tục im lặng... Sau đó có tiếng hét:
“Mọi người đâu! Đừng để Quận Vương trèo tường trốn mất!".
Tác giả :
Quất Hoa Tán Lý