Tướng Quân Lấy Chồng - Nhiễu Lương Tam Nhật
Chương 40
Ngày Hoắc Chân vào thành, toàn bộ hoàng thành rúng động, cảnh tượng không lạnh lẽo như hôm Hoàng đế đi tuần phương Bắc xong trở về kinh, mà trái lại suốt dọc con phổ dài mười dặm tiếng người cười nói huyên náo ầm ĩ, các hàng quán tửu lầu giăng đèn kết hoa, bách tính từ trong các con hẻm đổ ra hoan nghênh, toàn thành nô nức chúc mừng. Hoàng đế đích thân dẫn theo văn võ bá quan ra tận ngọ môn chờ đón, từ khi khai quốc tới nay, được hưởng lễ tiếp đón như vậy chỉ có duy nhất một mình Hoắc Chân.
Gần đến buổi trưa, ba tiếng pháo đại bác vang lên ở cửa phía Đông, Hoắc Chân trên người mặc áo giáp vàng vảy cá, cưỡi trên một con tuấn mã, dẫn đội thân vệ xếp theo hàng đi vào thành, dân chúng sung sướng hoa chân múa tay, người chạy qua kẻ chạy lại thông báo, cảnh tượng nhộn nhịp chưa từng có.
Những trang nam tử người mặc áo giáp quàng khăn đỏ, nghiêm trang mà kính cẩn, xếp hàng nối đuôi nhau bước vào thành, đẹp như thể vầng thái dương rạng rỡ đầy sức sống lúc sớm mai, đây là cảnh tượng huy hoàng rực rỡ nhất trong cuộc đời họ, trong khi đó người có tư cách nhất vốn dĩ nên đứng trong hàng ngũ cùng bọn họ, lại không có ở đây.
Tiêu Các lão nói với Hoắc Thời Anh: “Người phải biết nhẫn nại, biết ẩn mình, đời người có lẽ chỉ có thể rực rỡ một lần như vậy thôi, nhưng huy hoàng của ngươi không nằm ở đó, có lẽ cũng không nằm ở khoảnh khắc người đường đường chính chính đứng ở trên Kim Loan điện đâu." Thần sắc trong ánh mắt của ông lão lúc trời ngả dần về chiều muộn thâm trầm quá đỗi.
Khi ấy cả hai đang ngồi trên một dãy hành lang gấp khúc, trên chiếu bày biện một mâm rượu thịt đơn giản, Hoắc Thời Anh nhìn ông lão mỉm cười không đáp, ánh mắt nhìn những bông hoa đào đang khoe sắc trong đình trở nên xa xăm, trong lòng suy nghĩ vẩn vơ.
Hôm Hoắc Chân vào thành Hoắc Thời Anh được nghỉ già nửa ngày, đến giờ Tỵ thì rời khỏi nhà Tiêu Các lão, dẫn theo Tiểu Lục đến khu chợ phía Đông, đây là nơi tập trung của những người buôn bán nhỏ lẻ, khá sầm uất, mỗi ngày cứ đến giờ Dần là nơi đây lại bắt đầu trở nên náo nhiệt, bán rau quả, bán gà vịt, bán thịt thà, bán các loại hải sản tươi ngon như tôm cua cá, những người bán hàng rong tụ tập khá đông ở đây, ngay gần đó có một con sông, trên sông bắc một cây cầu, gọi là cầu Bạch Định, hai bên dưới cầu là hai con phố thông nhau, phía Đông cầu là những tiểu thương bán đủ các loại mặt hàng như tương dầu mắm muối, các mặt hàng rang, các cửa hàng son phấn cũng tề tựu về đây, phía Tây cầu, đường đi nhỏ hẹp, vì toàn bày bán những loại động vật tươi sống, nên mặt đường quanh năm nhầy nhụa bẩn thỉu, từ sáng sớm đã thấy nơi đây khói bay nghi ngút, là khu vực tập trung nhiều khói lửa nhất nhân gian.
Nhưng hôm nay nơi này không biết sao lại trở nên lạnh lẽo hơn hẳn bình thường, người dân tụ tập ở đây so với ngày xưa thì đúng là vắng vẻ đi nhiều, mọi người đều đi xem Đại nguyên soái ca khúc khải hoàn vào thành cả rồi, chủ những sạp hàng cũng chẳng có mấy người màng đến chuyện trông coi quán xá, đâu đâu cũng có thể thấy những hàng quán không bóng người, lồng gà để bừa bộn, những con cá vảy bóng loáng béo mập nhảy hẳn ra khỏi những chậu nước to, giãy đành đạch miệng ngáp ngáp trên nền đất cũng chẳng thấy có ai tới nhặt. Không thể nhìn ra được đây là nơi nhộn nhịp xô bô nhưng đầy sức sống ngày nào.
Hoắc Thời Anh dẫn Tiểu Lục thả bước thong dong, biểu cảm bình thản, trên khuôn mặt là vẻ an yên trước giờ chưa từng thấy, đi tới đi lui, nhìn ngắm xung quanh, rồi lại dừng lại, cuối cùng tìm thấy một quán vằn thắn gần bờ sông, chủ quán đã già, nghĩ rằng bản thân không chen lấn được với đám người trẻ tuổi, vì thế cũng không đi xem náo nhiệt.
Trên người Hoắc Thời Anh mặc bộ quần áo vải, dẫn theo Tiểu Lục, nên không mấy thu hút sự chú ý của người khác, ngồi trong quán nhỏ ở đầu phố ven sông, gọi hai bát vằn thắn, quán không còn vị khách nào nữa, nên hai bát vằn thắn được bưng lên rất nhanh, hai cái bát sành to được chan ngập nước, tuy vỏ vằn thắn có hơi dày nhưng nhân lại nhiều, bên trên nước dùng nóng hôi hổi bốc hơi nghi ngút là vài con tôm khô bé tí, điểm thêm chút hành lá xanh mướt, không phải là món gì quá cầu kỳ tinh tế, nhưng rất thiết thực.
Chủ quán râu tóc bạc trắng nhưng giọng nói vẫn sang sảng: “Hai vị tiểu ca cứ từ từ dùng bữa, trên bàn có giấm và tương đấy mọi người tự nêm nếm cho vừa, ăn ngon miệng nhé."
Hoắc Thời Anh nghĩ thầm có lẽ thính lực của ông lão không tốt, nên tăng âm lượng lên để trả lời: “Cám ơn cụ, vất vả cho cụ rồi."
“Khách khí, khách khí quá." Ông lão miệng trả lời tay cầm theo một cái khăn, đi sang lau chiếc bàn kê bên cạnh.
Cách đó hai con phố là con đường dài đến mười dặm đón Hoắc Chân vào thành, tiếng đại bác, tiếng trống vui vẻ vang lên từ đằng xa, đám đông ồn ào huyên náo, cách từ xa cũng có thể nghe thấy, dựa vào thính lực của Hoắc Thời Anh thì thậm chí còn có thể nghe thấy tiếng vó ngựa gõ nhịp đều tăm tắp, tiếng giáp sắt leng keng giòn tan, hễ nhắm mắt lại là dường như cảnh tượng kích động bừng bừng hưng phấn ấy lại hiện ra rõ mồn một ngay trước mặt. Hoắc Thời Anh thật sự nhắm mắt lại gác tay lên lan can bằng đá nghiêng đầu lắng nghe, rồi đột nhiên nàng mở bừng mắt ra, đáy mắt tuyệt nhiên không có một gợn sóng, cúi đầu múc từng thìa từng thìa ăn hết bát vằn thắn.
Ăn uống xong xuôi, Hoắc Thời Anh lại dẫn Tiểu Lục đi tới phía Đông cầu, vào một cửa hàng bán đồ khô, mua một túi hạt dưa, một túi lạc rang, sau đó lại vào một quán trà, hai người gọi một ấm trà hoa nhài hết sáu xu, rồi uống trà cắn hạt dưa, ăn lạc rang, ngồi trong sảnh chính ngay gần cửa sổ, từ đây có thể nhìn ngắm được đường phố, lắng nghe những câu chuyện phiếm của mọi người, trên con phố phía trước nghi thức Hoắc Chân vào thành, tham kiến Hoàng thượng, hiến phu hoàn thành xong xuôi, mọi người lục tục quay về, khách trong quán trà hưng phấn kể lại khung cảnh náo nhiệt trên phố, Hoắc Thời Anh cười tủm tỉm lắng nghe, sau đó lại có người gọi một người kể chuyện tới, thế là hai người lại ngồi ở nghe một đoạn, ung dung nhàn nhã suốt một buổi chiều.
(Hiến phu là một nghi thức sau khi quân đội chiến thắng trở về sẽ đem tù binh bắt được trong trận chiến dâng lên tông miếu để hiển thị chiến công.)
Mãi cho đến khi màn đêm buông xuống phố xá sáng đèn, hàng quán đóng cửa, những người qua đường về muộn từ đằng xa đã nghe thấy tiếng hát ngân nga trầm bổng của đào hát trong những nhà hát nổi tiếng vang lên, Hoắc Thời Anh mới đứng dậy, rũ sạch vỏ hạt dưa và lạc trên người mình đi, quay qua nói với Tiểu Lục: “Đi thôi, về nhà nào."
Hoàng hôn bao phủ phía chân trời, trong khung cảnh khói mờ bảng lảng, trên đường người qua kẻ lại ồn ào huyên náo, nhà cửa phố xá san sát, Hoắc Thời Anh đi cực chậm, thả bộ thong dong từng bước quay về vương phủ, thậm chí ngay cả Tiểu Lục đi đằng sau cũng nhìn ra được trong mỗi bước chân của nàng đều mang theo đôi phần lưu luyến, bóng lưng ấy nếu như có thể nói chuyện được thì đang diễn tả một loại trầm mặc nào đó, Tiểu Lục nhìn không hiểu cũng không làm thế nào hiểu nổi chủ tử của mình đang nghĩ gì, thật ra sẽ không có một ai biết được rằng, điều mà nửa đời Hoắc Thời Anh muốn tận hưởng nhất chính là một buổi chiều thế này, thứ nàng suốt đời theo đuổi chính là một cuộc sống đơn giản nhất, thực tế nhất với người qua kẻ lại ồn ào huyên náo, nhà cửa phố xá san sát trước mắt đây. Không một ai hiểu nàng, và nàng cũng chưa từng bộc lộ điều đó với ai.
Lúc về tới vương phủ thì sắc trời cũng đã tối mịt, toàn bộ ba gian cửa lớn gắn đầu thú trước phủ đều mở toang, đèn đuốc trong ngoài sáng rực rỡ, ba mươi hai chiếc đèn lồng lụa đỏ cực lớn được treo khắp nơi trải một lớp ánh sáng đỏ tươi từ cửa lớn vào đến tận bên trong phủ Dụ vương, Hoắc Thời Gia và Chu Thông đứng ở trước thềm, phía sau là một nhóm nô bộc, người nào người đấy đều háo hức mong chờ.
Hoắc Thời Anh lặng lẽ đi đến trước cửa, mọi người thấy nàng đều tỏ ra vô cùng sửng sốt, duy chỉ có mình Hoắc Thời Gia là sầm mặt gầm lên: “Đi đâu vậy hả? Tìm muội suốt cả một buổi chiều, còn không mau qua đây đứng cho tử tế!".
Hoắc Thời Anh sờ sờ mũi bước lên thềm đứng ngay bên cạnh Hoắc Thời Gia, gió đêm những ngày đầu hạ mát mẻ thoải mái, nhiệt độ lúc này đang là dễ chịu nhất, nhưng Hoắc Thời Gia vẫn khoác một cái áo choàng, thỉnh thoảng có cơn gió nào thổi qua là lại bật ho khụ khụ mấy tiếng, Hoắc Thời Anh quay đầu sang nhìn chàng, vừa hay Hoắc Thời Gia cũng xoay đầu sang nhìn em gái, đột nhiên lông mày cau chặt sau đó vỗ đập lung tung lên khắp người nàng, phủi sạch sẽ những mảnh vụn thức ăn giắt ở vạt áo thắt lưng giúp nàng.
Hoắc Thời Anh hỏi chàng: “Có thư không? Bao giờ thì về đến?".
“Vừa nãy có thân binh tới báo, đã ra khỏi cửa cung rồi, chắc tầm nửa khắc nữa là về thôi."
“Buổi tối trong cung không thiết yến à?".
Hoắc Thời Gia ngẩng đầu lườm nàng một cái: “Giờ Tuất ngày mai sẽ thiết đại yến, ngay cả hậu cung cũng mở tiệc, nội mệnh phụ cũng phải tham gia, muội cũng có phần đấy, chỉ là không biết muội sẽ phải đi với thân phận nào thôi." Giọng điệu của Hoắc Thời Gia mang theo ý trêu đùa, chọc ghẹo Hoắc Thời Anh.
Hoắc Thời Anh cau mày, không tiếp lời mà hỏi ngược lại: “Có tin tức gì truyền ra không?".
Hoắc Thời Gia quay hẳn người sang, hai người sóng vai nhau đứng trước khe ngách hẹp trước cửa phủ, chàng chỉnh chỉnh lại cổ tay áo, xong xuôi mới nói: “Phụ thân, đã trao trả ấn soái ở ngọ môn rồi."
Hoắc Thời Anh gật gật đầu: “Vốn dĩ nên như vậy, hồi đầu Đại nguyên soái chỉ là một phong hào nhận lệnh lúc chiến trận nguy cấp mà thôi, đánh trận xong rồi thì phải trả lại, nếu không ngược lại sẽ rơi vào cảnh bị nghi ngờ là dùng quân đội để củng cố quyền lực cho bản thân."
Hoắc Thời Gia xoay đầu sang liếc nhìn nàng lại nói tiếp: “Ông ấy cũng từ chối luôn chức Tổng đốc binh mã Lương Châu rồi."
“Ồ?" Hoắc Thời Anh nhướng mày lên có vẻ hơi ngạc nhiên, cũng xoay đầu sang nhìn Hoắc Thời Gia hỏi: “Ông ấy nói sao?".
Hoắc Thời Gia lồng hai tay vào trong ống tay áo, nhàn nhã nói: “Ông ấy nói ở lâu ngoài biên quan nên chân bị thấp khớp."
Hoắc Thời Anh phì cười, thấy vậy Hoắc Thời Gia lườm em mình một cái: “Ông ấy bị thương."
Nụ cười trên khuôn mặt Hoắc Thời Anh đông cứng, liếc nhìn Hoắc Thời Gia bằng ánh mắt đầy nghi ngờ.
“Không phải giả vờ đâu, là thật đấy, trúng một tên ở ngực, lúc xuống ngựa tham kiến cũng là được người ta đỡ xuống." Hoắc Thời Gia dừng lại một thoáng rồi nói tiếp: “Hai tháng trước, ông ấy đích thân dẫn binh ra khỏi cửa khẩu đánh một trận, chém giết hơn mười mấy bộ lạc trên thảo nguyên Hà Sáo, ép cho toàn bộ vương đình của tộc người Khương phải di dời đến tận cực Bắc Mạc Hà. Nhưng đến nửa tháng trước tin này mới truyền về tới bộ Quân, gần đây chẳng ngày nào muội có ở nhà cả, nên ta cũng không kể với muội, có lẽ là bị thương trong lúc đó."
Hoắc Thời Anh sững sờ hồi lâu, tặc tặc lưỡi: “Lần này coi như ông ấy được như ý nguyện rồi, bị ông ấy đánh cho một trận như vậy, chí ít trong vòng năm mươi năm Tây Bắc sẽ không còn chiến sự nữa, triều đình ở đời này của ông ấy và đời sau của muội sẽ không phải động binh nữa rồi."
Hai anh em trầm mặc hồi lâu, đột nhiên Hoắc Thời Anh chợt nhớ ra hỏi: “Ấy, người Khương không phái ai tới đây để đàm phán à."
“Phái rồi, người ta vốn dĩ đại bại ở phủ Dĩnh Xương, tân vương vừa lên kế vị liền phái sứ giả tới nghị hòa, nhưng bị ông ấy giết chết rồi, sau đó dẫn theo người chém giết ra tới tận cửa khẩu, cũng vì chuyện này mà ông ấy bị người ta vạch tội."
Hoắc Thời Anh chậm rãi nói: “Phải đánh thôi, phải đánh ngã bọn chúng triệt để thì chúng ta mới dễ dàng ra điều kiện, lần này sứ giả bên ta có về cùng không?".
“Không, về sau, nghe đâu là phải nửa tháng nữa mới vào kinh."
“Có biết ai vạch tội ông ấy không?".
“Ngự sự đài Đồng Chi Chu, hồi đầu từng làm Đạo đài ở Dương Châu, và người giữ chức Thái thú ở Dương Châu, Hàn Lâm Hiên, hai người họ đã làm việc cùng nhau hơn mười mấy năm nay rồi."
(Đạo đại là trưởng quan địa phương giữa tỉnh (Tuần phủ, Tổng đốc) và phủ (Tri phủ).)
Hoắc Thời Gia nhắc đến đây, Hoắc Thời Anh liền cúi đầu xuống lông mày cau chặt, rất lâu sau cũng không lên tiếng, Hoắc Thời Gia liếc nhìn em một lúc lại hỏi: “Có lý do nào không?".
Hoắc Thời Anh nhìn anh không trả lời mà hỏi ngược lại: “Hoàng thượng có nói gì về việc xin cáo quan của ông ấy không?".
“Không nói gì cả, chỉ bảo đợi sau này sẽ bàn tiếp, ngay cả một câu giữ lại cũng không có."
Hoắc Thời Anh trầm ngâm: “Sau này sẽ bàn tiếp sợ là sẽ đồng ý thôi, như vậy cũng tốt, gần đây Vương Thọ Đình đang đưa người đến phủ Dĩnh Xương lần này muốn nhân cơ hội sắp xếp cho nạn dân, từ đó chỉnh sửa hộ tịch lại cho hợp lý một lần nữa, sau đó sẽ bắt đầu tiến hành chế độ địa đinh hợp nhất của mình, xem ra ý là muốn tiến hành ở ba châu trước, sau đó lan ra cả nước, Tiêu Các lão nói thời cơ ông ta làm chuyện này tuy chuẩn, nhưng để thành công được lại rất khó. Trên dưới trong triều đều được trận đại thắng này che giấu hộ, ngoài mặt thì vui mừng hân hoan, nhưng thực ra bên trong thì sóng ngầm cuồn cuộn, Hoắc gia quân công hiển hách, có mối quan hệ rắc rối mật thiết với quân đội, lại có đến mười hai vạn lính biên quan Lương Châu, nên Hoàng đế không thể động vào nhà chúng ta, nhưng trước khi khai chiến ông đã cướp lương thực của ba châu, rồi che giấu tình hình quân đội, tự ý ra khỏi biên quan chém giết, đây đều là những việc bị người ta nắm được đằng chuôi, sẽ có người mang ông ra làm lý do để ép Hoàng thượng phải dừng việc thực hiện chế độ địa đinh hợp nhất này lại." Hoắc Thời Anh dừng lại một thoáng rồi nói tiếp: “Nhưng ông ấy cũng đã nhìn thấy hết những điều đó rồi, nên ông đã đưa một bậc thang cho Hoàng thượng bước xuống, còn bản thân ông thì tránh xa khỏi chốn thị phi này, cũng là bảo toàn mạng sống cho chính mình, chỉ là… những ngày tháng sau này của ông sợ rằng sẽ không dễ dàng gì, gia đình chúng ta có khả năng cũng không tránh khỏi việc bị hạng người nịnh nọt bợ đỡ kẻ đắc thế, nhân cơ hội này bỏ đá xuống giếng."
Gần đến buổi trưa, ba tiếng pháo đại bác vang lên ở cửa phía Đông, Hoắc Chân trên người mặc áo giáp vàng vảy cá, cưỡi trên một con tuấn mã, dẫn đội thân vệ xếp theo hàng đi vào thành, dân chúng sung sướng hoa chân múa tay, người chạy qua kẻ chạy lại thông báo, cảnh tượng nhộn nhịp chưa từng có.
Những trang nam tử người mặc áo giáp quàng khăn đỏ, nghiêm trang mà kính cẩn, xếp hàng nối đuôi nhau bước vào thành, đẹp như thể vầng thái dương rạng rỡ đầy sức sống lúc sớm mai, đây là cảnh tượng huy hoàng rực rỡ nhất trong cuộc đời họ, trong khi đó người có tư cách nhất vốn dĩ nên đứng trong hàng ngũ cùng bọn họ, lại không có ở đây.
Tiêu Các lão nói với Hoắc Thời Anh: “Người phải biết nhẫn nại, biết ẩn mình, đời người có lẽ chỉ có thể rực rỡ một lần như vậy thôi, nhưng huy hoàng của ngươi không nằm ở đó, có lẽ cũng không nằm ở khoảnh khắc người đường đường chính chính đứng ở trên Kim Loan điện đâu." Thần sắc trong ánh mắt của ông lão lúc trời ngả dần về chiều muộn thâm trầm quá đỗi.
Khi ấy cả hai đang ngồi trên một dãy hành lang gấp khúc, trên chiếu bày biện một mâm rượu thịt đơn giản, Hoắc Thời Anh nhìn ông lão mỉm cười không đáp, ánh mắt nhìn những bông hoa đào đang khoe sắc trong đình trở nên xa xăm, trong lòng suy nghĩ vẩn vơ.
Hôm Hoắc Chân vào thành Hoắc Thời Anh được nghỉ già nửa ngày, đến giờ Tỵ thì rời khỏi nhà Tiêu Các lão, dẫn theo Tiểu Lục đến khu chợ phía Đông, đây là nơi tập trung của những người buôn bán nhỏ lẻ, khá sầm uất, mỗi ngày cứ đến giờ Dần là nơi đây lại bắt đầu trở nên náo nhiệt, bán rau quả, bán gà vịt, bán thịt thà, bán các loại hải sản tươi ngon như tôm cua cá, những người bán hàng rong tụ tập khá đông ở đây, ngay gần đó có một con sông, trên sông bắc một cây cầu, gọi là cầu Bạch Định, hai bên dưới cầu là hai con phố thông nhau, phía Đông cầu là những tiểu thương bán đủ các loại mặt hàng như tương dầu mắm muối, các mặt hàng rang, các cửa hàng son phấn cũng tề tựu về đây, phía Tây cầu, đường đi nhỏ hẹp, vì toàn bày bán những loại động vật tươi sống, nên mặt đường quanh năm nhầy nhụa bẩn thỉu, từ sáng sớm đã thấy nơi đây khói bay nghi ngút, là khu vực tập trung nhiều khói lửa nhất nhân gian.
Nhưng hôm nay nơi này không biết sao lại trở nên lạnh lẽo hơn hẳn bình thường, người dân tụ tập ở đây so với ngày xưa thì đúng là vắng vẻ đi nhiều, mọi người đều đi xem Đại nguyên soái ca khúc khải hoàn vào thành cả rồi, chủ những sạp hàng cũng chẳng có mấy người màng đến chuyện trông coi quán xá, đâu đâu cũng có thể thấy những hàng quán không bóng người, lồng gà để bừa bộn, những con cá vảy bóng loáng béo mập nhảy hẳn ra khỏi những chậu nước to, giãy đành đạch miệng ngáp ngáp trên nền đất cũng chẳng thấy có ai tới nhặt. Không thể nhìn ra được đây là nơi nhộn nhịp xô bô nhưng đầy sức sống ngày nào.
Hoắc Thời Anh dẫn Tiểu Lục thả bước thong dong, biểu cảm bình thản, trên khuôn mặt là vẻ an yên trước giờ chưa từng thấy, đi tới đi lui, nhìn ngắm xung quanh, rồi lại dừng lại, cuối cùng tìm thấy một quán vằn thắn gần bờ sông, chủ quán đã già, nghĩ rằng bản thân không chen lấn được với đám người trẻ tuổi, vì thế cũng không đi xem náo nhiệt.
Trên người Hoắc Thời Anh mặc bộ quần áo vải, dẫn theo Tiểu Lục, nên không mấy thu hút sự chú ý của người khác, ngồi trong quán nhỏ ở đầu phố ven sông, gọi hai bát vằn thắn, quán không còn vị khách nào nữa, nên hai bát vằn thắn được bưng lên rất nhanh, hai cái bát sành to được chan ngập nước, tuy vỏ vằn thắn có hơi dày nhưng nhân lại nhiều, bên trên nước dùng nóng hôi hổi bốc hơi nghi ngút là vài con tôm khô bé tí, điểm thêm chút hành lá xanh mướt, không phải là món gì quá cầu kỳ tinh tế, nhưng rất thiết thực.
Chủ quán râu tóc bạc trắng nhưng giọng nói vẫn sang sảng: “Hai vị tiểu ca cứ từ từ dùng bữa, trên bàn có giấm và tương đấy mọi người tự nêm nếm cho vừa, ăn ngon miệng nhé."
Hoắc Thời Anh nghĩ thầm có lẽ thính lực của ông lão không tốt, nên tăng âm lượng lên để trả lời: “Cám ơn cụ, vất vả cho cụ rồi."
“Khách khí, khách khí quá." Ông lão miệng trả lời tay cầm theo một cái khăn, đi sang lau chiếc bàn kê bên cạnh.
Cách đó hai con phố là con đường dài đến mười dặm đón Hoắc Chân vào thành, tiếng đại bác, tiếng trống vui vẻ vang lên từ đằng xa, đám đông ồn ào huyên náo, cách từ xa cũng có thể nghe thấy, dựa vào thính lực của Hoắc Thời Anh thì thậm chí còn có thể nghe thấy tiếng vó ngựa gõ nhịp đều tăm tắp, tiếng giáp sắt leng keng giòn tan, hễ nhắm mắt lại là dường như cảnh tượng kích động bừng bừng hưng phấn ấy lại hiện ra rõ mồn một ngay trước mặt. Hoắc Thời Anh thật sự nhắm mắt lại gác tay lên lan can bằng đá nghiêng đầu lắng nghe, rồi đột nhiên nàng mở bừng mắt ra, đáy mắt tuyệt nhiên không có một gợn sóng, cúi đầu múc từng thìa từng thìa ăn hết bát vằn thắn.
Ăn uống xong xuôi, Hoắc Thời Anh lại dẫn Tiểu Lục đi tới phía Đông cầu, vào một cửa hàng bán đồ khô, mua một túi hạt dưa, một túi lạc rang, sau đó lại vào một quán trà, hai người gọi một ấm trà hoa nhài hết sáu xu, rồi uống trà cắn hạt dưa, ăn lạc rang, ngồi trong sảnh chính ngay gần cửa sổ, từ đây có thể nhìn ngắm được đường phố, lắng nghe những câu chuyện phiếm của mọi người, trên con phố phía trước nghi thức Hoắc Chân vào thành, tham kiến Hoàng thượng, hiến phu hoàn thành xong xuôi, mọi người lục tục quay về, khách trong quán trà hưng phấn kể lại khung cảnh náo nhiệt trên phố, Hoắc Thời Anh cười tủm tỉm lắng nghe, sau đó lại có người gọi một người kể chuyện tới, thế là hai người lại ngồi ở nghe một đoạn, ung dung nhàn nhã suốt một buổi chiều.
(Hiến phu là một nghi thức sau khi quân đội chiến thắng trở về sẽ đem tù binh bắt được trong trận chiến dâng lên tông miếu để hiển thị chiến công.)
Mãi cho đến khi màn đêm buông xuống phố xá sáng đèn, hàng quán đóng cửa, những người qua đường về muộn từ đằng xa đã nghe thấy tiếng hát ngân nga trầm bổng của đào hát trong những nhà hát nổi tiếng vang lên, Hoắc Thời Anh mới đứng dậy, rũ sạch vỏ hạt dưa và lạc trên người mình đi, quay qua nói với Tiểu Lục: “Đi thôi, về nhà nào."
Hoàng hôn bao phủ phía chân trời, trong khung cảnh khói mờ bảng lảng, trên đường người qua kẻ lại ồn ào huyên náo, nhà cửa phố xá san sát, Hoắc Thời Anh đi cực chậm, thả bộ thong dong từng bước quay về vương phủ, thậm chí ngay cả Tiểu Lục đi đằng sau cũng nhìn ra được trong mỗi bước chân của nàng đều mang theo đôi phần lưu luyến, bóng lưng ấy nếu như có thể nói chuyện được thì đang diễn tả một loại trầm mặc nào đó, Tiểu Lục nhìn không hiểu cũng không làm thế nào hiểu nổi chủ tử của mình đang nghĩ gì, thật ra sẽ không có một ai biết được rằng, điều mà nửa đời Hoắc Thời Anh muốn tận hưởng nhất chính là một buổi chiều thế này, thứ nàng suốt đời theo đuổi chính là một cuộc sống đơn giản nhất, thực tế nhất với người qua kẻ lại ồn ào huyên náo, nhà cửa phố xá san sát trước mắt đây. Không một ai hiểu nàng, và nàng cũng chưa từng bộc lộ điều đó với ai.
Lúc về tới vương phủ thì sắc trời cũng đã tối mịt, toàn bộ ba gian cửa lớn gắn đầu thú trước phủ đều mở toang, đèn đuốc trong ngoài sáng rực rỡ, ba mươi hai chiếc đèn lồng lụa đỏ cực lớn được treo khắp nơi trải một lớp ánh sáng đỏ tươi từ cửa lớn vào đến tận bên trong phủ Dụ vương, Hoắc Thời Gia và Chu Thông đứng ở trước thềm, phía sau là một nhóm nô bộc, người nào người đấy đều háo hức mong chờ.
Hoắc Thời Anh lặng lẽ đi đến trước cửa, mọi người thấy nàng đều tỏ ra vô cùng sửng sốt, duy chỉ có mình Hoắc Thời Gia là sầm mặt gầm lên: “Đi đâu vậy hả? Tìm muội suốt cả một buổi chiều, còn không mau qua đây đứng cho tử tế!".
Hoắc Thời Anh sờ sờ mũi bước lên thềm đứng ngay bên cạnh Hoắc Thời Gia, gió đêm những ngày đầu hạ mát mẻ thoải mái, nhiệt độ lúc này đang là dễ chịu nhất, nhưng Hoắc Thời Gia vẫn khoác một cái áo choàng, thỉnh thoảng có cơn gió nào thổi qua là lại bật ho khụ khụ mấy tiếng, Hoắc Thời Anh quay đầu sang nhìn chàng, vừa hay Hoắc Thời Gia cũng xoay đầu sang nhìn em gái, đột nhiên lông mày cau chặt sau đó vỗ đập lung tung lên khắp người nàng, phủi sạch sẽ những mảnh vụn thức ăn giắt ở vạt áo thắt lưng giúp nàng.
Hoắc Thời Anh hỏi chàng: “Có thư không? Bao giờ thì về đến?".
“Vừa nãy có thân binh tới báo, đã ra khỏi cửa cung rồi, chắc tầm nửa khắc nữa là về thôi."
“Buổi tối trong cung không thiết yến à?".
Hoắc Thời Gia ngẩng đầu lườm nàng một cái: “Giờ Tuất ngày mai sẽ thiết đại yến, ngay cả hậu cung cũng mở tiệc, nội mệnh phụ cũng phải tham gia, muội cũng có phần đấy, chỉ là không biết muội sẽ phải đi với thân phận nào thôi." Giọng điệu của Hoắc Thời Gia mang theo ý trêu đùa, chọc ghẹo Hoắc Thời Anh.
Hoắc Thời Anh cau mày, không tiếp lời mà hỏi ngược lại: “Có tin tức gì truyền ra không?".
Hoắc Thời Gia quay hẳn người sang, hai người sóng vai nhau đứng trước khe ngách hẹp trước cửa phủ, chàng chỉnh chỉnh lại cổ tay áo, xong xuôi mới nói: “Phụ thân, đã trao trả ấn soái ở ngọ môn rồi."
Hoắc Thời Anh gật gật đầu: “Vốn dĩ nên như vậy, hồi đầu Đại nguyên soái chỉ là một phong hào nhận lệnh lúc chiến trận nguy cấp mà thôi, đánh trận xong rồi thì phải trả lại, nếu không ngược lại sẽ rơi vào cảnh bị nghi ngờ là dùng quân đội để củng cố quyền lực cho bản thân."
Hoắc Thời Gia xoay đầu sang liếc nhìn nàng lại nói tiếp: “Ông ấy cũng từ chối luôn chức Tổng đốc binh mã Lương Châu rồi."
“Ồ?" Hoắc Thời Anh nhướng mày lên có vẻ hơi ngạc nhiên, cũng xoay đầu sang nhìn Hoắc Thời Gia hỏi: “Ông ấy nói sao?".
Hoắc Thời Gia lồng hai tay vào trong ống tay áo, nhàn nhã nói: “Ông ấy nói ở lâu ngoài biên quan nên chân bị thấp khớp."
Hoắc Thời Anh phì cười, thấy vậy Hoắc Thời Gia lườm em mình một cái: “Ông ấy bị thương."
Nụ cười trên khuôn mặt Hoắc Thời Anh đông cứng, liếc nhìn Hoắc Thời Gia bằng ánh mắt đầy nghi ngờ.
“Không phải giả vờ đâu, là thật đấy, trúng một tên ở ngực, lúc xuống ngựa tham kiến cũng là được người ta đỡ xuống." Hoắc Thời Gia dừng lại một thoáng rồi nói tiếp: “Hai tháng trước, ông ấy đích thân dẫn binh ra khỏi cửa khẩu đánh một trận, chém giết hơn mười mấy bộ lạc trên thảo nguyên Hà Sáo, ép cho toàn bộ vương đình của tộc người Khương phải di dời đến tận cực Bắc Mạc Hà. Nhưng đến nửa tháng trước tin này mới truyền về tới bộ Quân, gần đây chẳng ngày nào muội có ở nhà cả, nên ta cũng không kể với muội, có lẽ là bị thương trong lúc đó."
Hoắc Thời Anh sững sờ hồi lâu, tặc tặc lưỡi: “Lần này coi như ông ấy được như ý nguyện rồi, bị ông ấy đánh cho một trận như vậy, chí ít trong vòng năm mươi năm Tây Bắc sẽ không còn chiến sự nữa, triều đình ở đời này của ông ấy và đời sau của muội sẽ không phải động binh nữa rồi."
Hai anh em trầm mặc hồi lâu, đột nhiên Hoắc Thời Anh chợt nhớ ra hỏi: “Ấy, người Khương không phái ai tới đây để đàm phán à."
“Phái rồi, người ta vốn dĩ đại bại ở phủ Dĩnh Xương, tân vương vừa lên kế vị liền phái sứ giả tới nghị hòa, nhưng bị ông ấy giết chết rồi, sau đó dẫn theo người chém giết ra tới tận cửa khẩu, cũng vì chuyện này mà ông ấy bị người ta vạch tội."
Hoắc Thời Anh chậm rãi nói: “Phải đánh thôi, phải đánh ngã bọn chúng triệt để thì chúng ta mới dễ dàng ra điều kiện, lần này sứ giả bên ta có về cùng không?".
“Không, về sau, nghe đâu là phải nửa tháng nữa mới vào kinh."
“Có biết ai vạch tội ông ấy không?".
“Ngự sự đài Đồng Chi Chu, hồi đầu từng làm Đạo đài ở Dương Châu, và người giữ chức Thái thú ở Dương Châu, Hàn Lâm Hiên, hai người họ đã làm việc cùng nhau hơn mười mấy năm nay rồi."
(Đạo đại là trưởng quan địa phương giữa tỉnh (Tuần phủ, Tổng đốc) và phủ (Tri phủ).)
Hoắc Thời Gia nhắc đến đây, Hoắc Thời Anh liền cúi đầu xuống lông mày cau chặt, rất lâu sau cũng không lên tiếng, Hoắc Thời Gia liếc nhìn em một lúc lại hỏi: “Có lý do nào không?".
Hoắc Thời Anh nhìn anh không trả lời mà hỏi ngược lại: “Hoàng thượng có nói gì về việc xin cáo quan của ông ấy không?".
“Không nói gì cả, chỉ bảo đợi sau này sẽ bàn tiếp, ngay cả một câu giữ lại cũng không có."
Hoắc Thời Anh trầm ngâm: “Sau này sẽ bàn tiếp sợ là sẽ đồng ý thôi, như vậy cũng tốt, gần đây Vương Thọ Đình đang đưa người đến phủ Dĩnh Xương lần này muốn nhân cơ hội sắp xếp cho nạn dân, từ đó chỉnh sửa hộ tịch lại cho hợp lý một lần nữa, sau đó sẽ bắt đầu tiến hành chế độ địa đinh hợp nhất của mình, xem ra ý là muốn tiến hành ở ba châu trước, sau đó lan ra cả nước, Tiêu Các lão nói thời cơ ông ta làm chuyện này tuy chuẩn, nhưng để thành công được lại rất khó. Trên dưới trong triều đều được trận đại thắng này che giấu hộ, ngoài mặt thì vui mừng hân hoan, nhưng thực ra bên trong thì sóng ngầm cuồn cuộn, Hoắc gia quân công hiển hách, có mối quan hệ rắc rối mật thiết với quân đội, lại có đến mười hai vạn lính biên quan Lương Châu, nên Hoàng đế không thể động vào nhà chúng ta, nhưng trước khi khai chiến ông đã cướp lương thực của ba châu, rồi che giấu tình hình quân đội, tự ý ra khỏi biên quan chém giết, đây đều là những việc bị người ta nắm được đằng chuôi, sẽ có người mang ông ra làm lý do để ép Hoàng thượng phải dừng việc thực hiện chế độ địa đinh hợp nhất này lại." Hoắc Thời Anh dừng lại một thoáng rồi nói tiếp: “Nhưng ông ấy cũng đã nhìn thấy hết những điều đó rồi, nên ông đã đưa một bậc thang cho Hoàng thượng bước xuống, còn bản thân ông thì tránh xa khỏi chốn thị phi này, cũng là bảo toàn mạng sống cho chính mình, chỉ là… những ngày tháng sau này của ông sợ rằng sẽ không dễ dàng gì, gia đình chúng ta có khả năng cũng không tránh khỏi việc bị hạng người nịnh nọt bợ đỡ kẻ đắc thế, nhân cơ hội này bỏ đá xuống giếng."
Tác giả :
Nhiễu Lương Tam Nhật