Tướng Quân Lấy Chồng - Nhiễu Lương Tam Nhật
Chương 22
Sáng sớm ngày thứ hai rời giường, Hoắc Thời Anh không tới chỗ lão phu nhân để thỉnh an nữa, từ ẩn ý trong lời của Cung thị, thì rõ ràng nàng cũng không nhất thiết phải làm việc đó, nàng đi đến tiểu viện của Hoắc Thời Gia, kết quả Hoắc Thời Gia vẫn còn đang ngủ, Cung thị trông nom chồng suốt cả một đêm đến nỗi hai mắt đỏ kè, sắc mặt xám xịt, tinh thần không được tốt lắm, Hoắc Thời Anh cũng không tiện làm phiền, đành quay về Khuynh Hoa viện, đợi đến giờ Mão bèn gọi người hầu vào giúp mình thay quan phục để vào hoàng cung.
Vào cung, đưa thiệp xong xuôi, liền có một thái giám trung niên đi từ bên trong ra dẫn Hoắc Thời Anh vào, thẳng tiến đến thư phòng, Hoắc Thời Anh cúi đầu thu lại ánh mắt không dám nhìn ngó lung tung, vị thái giám đưa Hoắc Thời Anh đến một gian phòng nhỏ, nói với nàng: “Xin tướng quân chờ ở đây một lát, Hoàng thượng vừa mới bãi triều sáng đang nghị sự với Vương đại nhân, đợi bên đó bàn chuyện xong tự khắc sẽ truyền gọi tướng quân."
Hoắc Thời Anh cúi người nói: “Làm phiền công công rồi."
Vị thái giám vội vàng tránh đi, luôn miệng nói: “Không dám. Tướng quân đợi một lát, tiểu nhân còn có việc phải làm xin cáo lui trước."
Hoắc Thời Anh đưa tay: “Xin mời." Vị thái giám khom lưng lui ra ngoài, sau đó đóng cửa lại, một lát sau lại có một tiểu thái giám khác vào dâng trà, cũng không dám tùy tiện hỏi chuyện Hoắc Thời Anh, mang trà lên xong cũng cẩn thận lui đi.
Ở bên kia vị thái giám trung niên đi ra sau đó bước vào phòng chính, có một tiểu thái giám vén rèm cho ông ta, bước chân đi vào của ông ta rất nhẹ, giẫm xuống sàn nhà không hề gây ra tiếng động, rẽ sang gian phòng đã được vén rèm sẵn sải bước đi vào, chỉ nghe thấy người ngồi sau thư án bằng ngọc nói: “Hàn Đường này vẫn là một người rất hữu dụng, nhưng lại không quản thúc tốt người bên cạnh, thêm vào đó lại không biết bo bo giữ mình, có cơ hội Vương khanh phải nói bóng gió xa xôi với ông ta đấy." Người nói ngẩng đầu lên vừa hay nhìn thấy vị thái giám trung niên đi vào, vị thái giám hơi hơi gật đầu, rồi cúi mắt xuống, cung kính khom lưng đi tới đứng sau lưng hắn, lúc ấy người này mới mở miệng nói tiếp: “Nếu trẫm dùng ông ta, nhất định sẽ có một ngày ông ta bất hòa với Hàn Lâm Hiên, đến lúc đó anh họ của ông ta đã để lại cho ông ta vô số cái đuôi để cho người khác nắm thóp rồi."
Một người đàn ông trung tuổi mặc quan phục nhất phẩm màu đỏ thẫm đứng ở trước thư án, phần tóc mai của ông ta đã nhuốm màu hoa râm, khóe mắt ngang dọc đầy những nếp nhăn, khuôn mặt tuy mang vẻ phong sương, nhưng thần sắc vững vàng mạnh mẽ, đôi mắt sáng như ánh nến, ông ta mở miệng đáp: “Chuyện của Hàn đại nhân thần cũng có nghe qua, hắn là người rất có tài, hiềm một nỗi bản thân hắn lại quá thanh bần, nếu là vì ân tình lúc sa cơ lỡ vận mà quản giáo không nghiêm, khiến người đời chỉ trích thì đúng là đáng tiếc, nếu không vượt qua được cửa ải này, thì thành tựu của hắn cũng sẽ chỉ đến đây thôi, thần sẽ tìm cơ hội nhắc nhở hắn."
“Ừ." Người ngồi trên ghế gật gù nói: “Trẫm không giữ khanh lại nữa, buổi chiều khanh lại đến đây, trẫm sẽ để khanh gặp một người."
“Vâng, thần xin cáo từ."
Người đó cúi đầu cầm lấy một bản tấu, không nói tiếng nào, Vương đại nhân nói xong khom lưng lui ra ngoài.
Khi bóng lưng Vương đại nhân vừa khuất sau cánh cửa phòng chính, vị Hoàng thượng đang ngồi trên ghế mới hỏi: “Nàng ấy đến rồi à?".
Vị thái giám sau lưng khom người đáp: “Vâng, đang chờ ở gian nhà phụ bên ngoài, Hoàng thượng giờ có muốn tuyên kiến không ạ?".
Hoàng thượng vung bút đề chữ, vừa phê duyệt tấu chương vừa dửng dưng nói: “Không cần, đợi thêm lúc nữa." Vị thái giam liền lặng lẽ lùi lại phía sau nửa bước không nói năng gì thêm.
Gian phòng nhỏ nơi Hoắc Thời Anh đang chờ hầu, nhìn qua thì có lẽ nơi này bình thường chuyên dùng cho các vị đại thần chờ hầu triệu kiến, gian phòng rất nhỏ, chỉ có hai chiếc ghế thái sư và một cái bàn con con, phía dưới cửa sổ kê một cái sập không lớn lắm, và một cái giá sách, bên trên xếp khá nhiều sách, có lẽ là để cho người chờ ở đây đọc giết thời gian.
Hoắc Thời Anh ngồi trên ghế thái sự, chờ đến tận giữa trưa, sau khi thái giám đi vào thay đến ba lượt trà, nàng liền dứt khoát nhắm mắt lại ngồi đó như đang thiền định, bất động như núi đá.
Buổi trưa ở ngự thư phòng, lò sưởi được đốt ngầm dưới đất khiến căn phòng ấm áp như đang ở giữa mùa xuân, vị thái giám trung niên khẽ khàng đi vào cúi người hỏi Hoàng thượng vẫn đang mải mê phê duyệt tấu chương: “Hoàng thượng, đã trưa rồi, có cần dặn người dọn cơm không ạ?".
Hoàng thượng đang ngồi sau thư án bằng ngọc đầu cũng không hề ngẩng lên hỏi: “Phúc Khang, sáng nay nàng ấy thế nào?".
Phúc Khang khom lưng nói: “Bẩm Hoàng thượng, trong sáng nay Hoắc tướng quân thay ba lần trà, sau đó nhằm mắt ngồi im, không làm bất cứ việc gì cả."
Hoàng thượng ngẩng đầu lên: “Không làm bất cứ một việc gì hết?".
“Vâng, không hề đi lại, cũng không hề lật xem sách trên giá."
Khuôn mặt của Hoàng thượng lập tức trở nên thả lỏng, trong thần sắc lộ ra một loại thích thú, cuối cùng hắn bỏ cây bút trong tay xuống, dặn dò Phúc Khang: “Cho truyền nàng ấy vào."
Hoắc Thời Anh đoán chừng giờ có lẽ đã đến giữa trưa, cuối cùng cánh cửa đã được đẩy ra một lần nữa, vị thái giám trung niên lúc sáng đi vào: “Mời tướng quân đi theo tiểu nhân, Hoàng thượng tuyên tướng quân vào yết kiến."
Hoắc Thời Anh đứng dậy khom người hành một lễ nói: “Làm phiền công công dẫn đường." Phúc Khang không nói gì thêm nữa, nghiêng người dẫn Hoắc Thời Anh ra ngoài.
Đi đến phòng chính, Phúc Khang lại dẫn nàng rẽ vào một căn phòng phụ khác, rèm vừa vén lên, Hoắc Thời Anh nhìn vào trong, liền thấy một người đang ngồi sau thư án bằng ngọc, làn da trắng trẻo mịn màng, đôi con ngươi u tối như màn đêm, mái tóc đen bóng, lưng dựa vào ghế rồng, khuỷu tay chống lên tay vịn nghiêng nghiêng người nhìn nàng đi vào, khuôn mặt không chút cảm xúc, tự phụ và lạnh lùng giống hệt như hôm qua, chỉ là hôm nay quần áo hắn mặc là long bào màu vàng rực rỡ thêu hoa văn rồng chín vuốt.
Hoắc Thời Anh bước lên phía trước, tung vạt áo về hướng thư án ngọc quỳ xuống hành lễ: “Mạt tướng, Hoắc Thời Anh tham kiến Hoàng thượng vạn tuế."
Ở phía trên nơi mà Hoắc Thời Anh không thể nhìn thấy được, Hoàng thượng nhìn nàng bước tới gần tung vạt áo quỳ xuống tựa như nước chảy mây trôi, trong đôi con ngươi đen thăm thẳm lóe lên một tia lửa u ám.
Vị Hoàng thượng cứ nhìn Hoắc Thời Anh chăm chú không hề động đậy, thái giám Phúc Khang đứng bên cạnh cũng không hề mở miệng, cả căn phòng im lặng đến độ nghe được cả tiếng kim rơi.
Sau đó Hoắc Thời Anh nghe thấy giọng nói vang lên bảo nàng đứng dậy, rồi một đôi giày bằng lụa bóng màu vàng rực rỡ xuất hiện trên sàn nhà ngay trước mặt nàng, thanh âm từ phía trên đầu nhẹ nhàng chậm rãi truyền xuống: “Hoắc Thời Anh, nàng có tên hồi nhỏ không?".
Hoắc Thời Anh đáp: “Có ạ, tên hồi nhỏ của mạt tướng là An Sinh."
“Là Hoắc lão tướng quân đặt cho đúng không?".
“Phải ạ."
Thật ra tên hồi nhỏ của con gái không thể tùy tiện để người khác biết, trừ phi là chồng của mình hoặc các bậc trưởng bối, nhưng Hoắc Thời Anh cũng hiểu rằng giờ không phải là lúc nàng tỏ ra cao giá, vì thể trả lời rất thoải mái.
“An Sinh." Hoàng thượng chắp tay sau lưng xoay người lại lẩm bẩm hai chữ này. Sau đó hắn lại quay đầu lại dặn dò Phúc Khang: “Dọn thức ăn lên." Rồi tiếp tục quay qua nói với Hoắc Thời Anh: “Nàng đứng dậy đi."
Hoắc Thời Anh tuân lệnh đáp: “Tạ ơn Hoàng thượng." Nói đoạn đứng dậy hai tay thõng xuống đứng sang một bên.
Hoàng thượng lại xoay người lại hỏi nàng: “Hôm nay khẩu vị của nàng có tốt không?".
Hoắc Thời Anh thả tay xuống thưa: “Vẫn chưa ăn gì, nên không biết có tốt hay không?".
Hoàng thượng liền cười bảo: “Vậy thì cùng dùng bữa với ta, nàng sẽ biết khẩu vị của mình có tốt hay không?".
Hoắc Thời Anh lại đáp: “Tạ ơn Hoàng thượng ban yến."
Đám thái giám rồng rắn kéo vào bày biện đồ ăn lên bàn, màu sắc những món ăn của Giang Nam chú trọng sự tinh tế, huống hồ đây lại là hoàng cung nên lại càng coi trọng điều đó, từng món từng món một đều được trang trí chăm chút tỉ mỉ giống như chuyên để cho người ta ngắm chứ không phải để ăn vậy.
Hoắc Thời Anh phát hiện ra kỳ thực việc ăn uống của Hoàng thượng cũng không phải quá xa hoa, cũng chỉ có bốn món lạnh, tám món nóng, hai loại canh, Hoàng thượng có lẽ thường xuyên dùng bữa trong ngự thư phòng, nên giờ bộ bàn ghế bát tiên bằng gỗ hoàng lê được mang ra trưng dụng, xung quanh là bốn cái ghế, Hoàng thượng ngồi vào bàn trước, sau đó ngoái đầu lại hỏi nàng: “Còn chờ ta mời nàng nữa sao?".
Hoắc Thời Anh vội đáp: “Không dám ạ." Nói đoạn đi tới ngồi xuống đối diện Hoàng thượng.
Đến lúc ấy Hoắc Thời Anh chợt nhận ra bản thân trái lại phải rất thoải mái, vị quân vương thủ đoạn cao thâm thế kia, nàng có giãy dụa thế nào cũng vô dụng.
Nghĩ thông rồi Hoắc Thời Anh cũng không muốn giả vờ giả vịt thêm nữa, bảo nàng ăn thì nàng ăn thôi, tuy rằng tướng ăn lịch sự nhã nhặn nhưng lại ăn liền tù tì đến năm bát cơm, biểu cảm của vị thái giám xới cơm cho nàng rất bình tĩnh, chứng tỏ được dạy dỗ cực tốt.
Phía đối diện là vị Hoàng thượng thủy chung không nói câu nào, cũng không thể hiện cảm xúc gì, thậm chí còn rất hiếm khi ngẩng đầu lên, tư thế lúc ăn cơm thật sự là vừa cao quý lại văn nhã, cũng chỉ có Khang Phúc hầu hạ bên cạnh là nhận ra hôm nay Hoàng thượng ăn nhiều hơn một bát cơm so với thường ngày.
Dùng bữa trưa xong, các thái giám dọn bàn đi còn Hoàng thượng thì di giá đến chiếc sập bên cạnh giường ngồi xuống, lại gọi cả Hoắc Thời Anh qua đó, Hoắc Thời Anh đi tới gần, Hoàng thượng lại chỉ vào cái ghế con ở trước mặt nói: “Ngồi đi."
Vì thế Hoắc Thời Anh ngồi đối diện với Hoàng thượng, thái giám bưng trà lên, Hoàng thượng bèn nói: “Trà tước thiệt của mùa thu năm nay đấy, nàng nếm thử xem."
(Trà tước thiệt là một loại trà nổi tiếng, nó còn có tên là trà lưỡi chim sẻ, đây là loại trà búp, sau khi chế biến xong những lá trà khô quăn lại thanh nhỏ như lưỡi chim sẻ, mang có mùi thơm độc đáo và nồng đượm.)
Hoắc Thời Anh bưng chén trà lên, bắt chước hớt hớt bọt và lá trà, thổi một hơi sau đó uống một ngụm nói: “Cũng được, uống rất ngon."
Thật ra Hoắc Thời Anh căn bản không hiểu về trà, từ dáng vẻ của nàng sao Hoàng thượng lại không nhìn ra chứ, hắn cười hỏi nàng: “Chưa từng có ai dạy nàng nên phẩm trà như thế nào sao?".
Hoắc Thời Anh chỉ đành ngoan ngoãn thành thực cúi đầu trả lời: “Vâng."
Hoắc Thời Anh cảm thấy rất quẫn bách, nàng cảm giác như vị hoàng đế trẻ tuổi đang ngồi trước mặt mình đây giống như người đi trước, hắn có thể nhìn ra được ngay sai sót của nàng, nhưng cũng lại dễ dàng bao dung cho những lỗi sai ấy.
Hoàng thượng không nói gì nữa, quay đầu lại dặn dò Phúc Khang đang ở bên cạnh, “Mang mấy bản tấu kia lại đây."
Phúc Khang bê một chồng tấu sớ từ trên thư án bằng ngọc tới đặt xuống một cái bàn chân ngắn, Hoàng thượng chỉ chỉ đống tấu chương rồi nói với Hoắc Thời Anh: “Nàng xem thử đi."
Hoắc Thời Anh nghi ngờ ngước lên nhìn hắn, rồi sau đó cầm một bản tấu lên lật ra xem, toàn bộ tấu chương đều là của Ngự sử đài vạch tội Hoắc Chân, không thể không nói văn phong của đám quan văn này đúng là rất hay, lời lẽ mắng người lại được bọn họ viết sinh động như thật, kể lể dài dòng, dù là tu từ, chân thật hay sắc nhọn thì đều liệt kê ra mấy tội lớn của Hoắc Chân như sau: không đánh mà lui, chiếm đoạt tài sản của dân, lợi dụng việc nắm trọng binh để củng cố thế lực riêng, thông đồng với địch bán nước, có ý đồ tạo phản.
Hoắc Thời Anh đọc số tấu chương đó mất khoảng hai tuần trà, tốc độ đọc rất nhanh, bản tấu này nối tiếp bản tấu kia, Hoàng thượng vẫn ngồi lặng lẽ bên cạnh quan sát nàng. Cuối cùng Hoắc Thời Anh cũng đọc xong, ngẩng đầu lên chuẩn bị nói. Nhưng Hoàng thượng lại giơ tay lên chặn nàng lại: “Nàng muốn nói gì đợi lát nữa hẵng nói, ta ăn cơm xong thường có thói quen đi dạo vài vòng, nàng đi cùng với ta."
Hoàng thượng bãi giá đi ra ngoài, Hoắc Thời Anh đành phải đi theo. Bước ra khỏi ngự thư phòng, xuyên qua hai tiểu viện, Hoắc Thời Anh cũng không biết sẽ đi tới đâu, cuối cùng trước mặt xuất hiện một cái hồ nước rất to, lúc ấy nàng mới hiểu thì ra đây chính là hồ Thái Dịch nổi tiếng.
Hoàng thượng đã bảo nàng đi theo, vậy thì nàng cũng chỉ có thể đi bên cạnh hắn mà thôi, phía sau là một đống thái giám và thị vệ đông đúc rầm rộ theo hầu.
Thời tiết hôm nay không được tốt lắm, bầu trời không có nắng, cứ âm u sầm sì suốt, không khí vừa ẩm ướt lại lạnh giá, hoa sen trong hồ Thái Dịch đã héo tàn từ lâu, kết thành một lớp băng mỏng, những cây liễu rủ trên bờ cũng chỉ còn trơ lại cành trụi thùi lụi, cảnh sắc kỳ thực cũng chẳng có gì đẹp.
Hoàng thượng khoác áo choàng rộng, bước đi chậm rãi, còn Hoắc Thời Anh mặc quan phục màu đỏ tươi đi bên cạnh hắn trông có phần đơn bạc.
“Con người Hoắc lão tướng quân……" Hoàng thượng cúi đầu nhìn đất đột nhiên mở miệng nói: “Nhìn khắp lượt văn võ bá quan trong triều ông ấy là người có năng lực, có tâm cơ, có nhân nghĩa và lòng trung thành cũng không hề thiếu, nhân vật độc nhất như Hoắc lão tướng quân, bình sinh ta hiếm thấy."
Hoắc Thời Anh cho rằng cứ phải tiếp tục đi như thế này thì đột nhiên nghe thấy Hoàng thượng mở miệng nói một câu ấy, theo bản năng nàng liền liên hệ đến những tấu chương vừa xem lúc nãy. Nàng tưởng Hoàng thượng đang gợi chuyện, tiếp sau đó sẽ nói đến Hoắc Chân, nào ngờ câu tiếp theo của Hoàng thượng lại là: “Rất nhiều năm trước, lúc Hoắc lão tướng quân hồi kinh báo cáo công tác, đã từng gặp riêng ta một lần, lúc ấy ta đã vô cùng hiếu kỳ hỏi ông ấy, con cháu Hoắc gia đông như vậy tại sao lại chọn một cô bé để tiến hành bồi dưỡng, khi đó khắp kinh thành đều tưởng rằng đó quyết định hoang đường của Hoắc nguyên soái, nhưng không ngờ Hoắc lão tướng quân lại nói với ta rằng, lúc trước người chọn nàng chính là lão nhân gia người."
Khuôn mặt trấn tĩnh của Hoắc Thời Anh tuyệt không lộ ra chút gì kinh ngạc, Hoắc Thời Anh không hề biết gì về chuyện này, nàng cũng giống như rất nhiều người khác đều cho rằng hành động dắt theo đứa con gái còn nhỏ tuổi của mình tới quân doanh, sống cho tới tận khi trưởng thành hoàn toàn là hành động tùy hứng, đầy hoang đường của Hoắc Chân ngày trước, giọng nói của nàng có hơi khô sạn: “Người biết tại sao hồi đầu tổ phụ lại chọn mạt tướng sao?".
Hoàng thượng xoay người lại cười với Hoắc Thời Anh, một nụ cười vô cùng ấm áp, rồi lại xoay người về sải bước vừa đi vừa nói: “Mười hai năm trước, Hoắc lão tướng quân trở về nhà nhìn thấy người thừa kế của mình không hề có chút tiền đồ nào thì vô cùng thất vọng, ông ấy muốn chọn ra từ một trong số những đứa cháu của mình để bồi dưỡng, khoan nói đến chuyện rạng danh tổ tông thì chí ít cũng đừng để thế hệ con cháu đời sau bôi nhọ gia phong, kết quả sau khi cẩn thận quan sát đánh giá tất cả những đứa cháu của mình ông ấy chẳng vừa ý một ai, ngay cả hai đứa cháu đích tôn theo quan điểm của ông cũng chỉ là loanh quanh cố thủ được thôi, thành người thì dễ, nhưng thành tài thì khó.
Mãi cho đến một hôm sau bữa cơm trưa ông ấy đi tản bộ ngang qua một chái viện, lúc ấy đang là giữa hè, ánh mặt trời gay gắt khiến ngay cả người hầu cũng phải tìm một chỗ nào đó để né việc, nhưng lại thấy một đứa bé đang ngồi xổm dưới bóng cây chơi với kiến, lão tướng quân đi qua đó xem thử thì thấy đứa bé một tay cầm điểm tâm một tay cầm một cái que, lúc thì dẫn dụ khi thì lèo lái đàn kiến xếp thành đội hình, cả đàn kiến để mặc cho đứa bé sai khiến điều khiển tùy thích, biến đổi thành rất nhiều phương án, lão tướng quân cảm thấy rất ngạc nhiên, cũng ngồi xổm xuống cẩn thận quan sát đứa bé.
Đứa bé này tuy tuổi còn nhỏ, nhưng rất nhẫn nại tập trung, dù biết có người ngồi xổm xuống bên cạnh nhưng vẫn không hề có chút phản ứng, thậm chí không hề đưa mắt nhìn thử, lão tướng quân lập tức thấy hứng thú, bèn bẻ một cái que cố ý phá đám đứa bé, đứa bé dẫn đàn kiến bò sang hướng Đông, ông liền bẻ cành cây chặn đường, đứa bé lại dắt đàn kiến bò sang hướng Tây, ông lại cố ý đào một cái hố nông thay đổi đường đi của chúng, cuối cùng sau hai lần đứa bé liền ngẩng đầu lên nhìn ông một cái, sau đó chia đôi đàn kiến thành hai nhóm, dùng gậy xua một nửa đi, ý là nhường cho ông một nửa, trong lòng lão tướng quân vô cùng sung sướng, thò tay ra chọc loạn cả tổ kiến lên, kết quả đứa bé bị chọc tức, gào toáng lên, xông tới vung tay tát cho lão tướng quân một cái nổ đom đóm mắt.
Nghe nói tiếng gào của đứa bé năm đó rất lớn, truyền đi khắp nửa vương phủ, giống như tiếng hổ gầm, cái tát ấy cũng vô cùng lẫm liệt, khi ấy lão tướng quân ôm đứa bé vào lòng cười ha hả không dứt, coi như thân già này đã được an ủi rồi.
Lão tướng quân nói: Đứa bé này có trí tuệ, nhẫn nại, lại dũng cảm, tương lai chắc chắn sẽ làm nên nghiệp lớn."
Lúc Hoàng thượng nói xong quay đầu lại nhìn Hoắc Thời Anh thấy mắt nàng ửng đỏ, Hoắc Thời Anh rất yêu tổ phụ của nàng, trong mắt của nàng tổ phụ chính là tổ phụ, mấy thứ như năng lực, tráng trí, phong phạm của bậc quân tử đó, trước giờ nàng chưa từng đánh giá ông qua những ưu điểm ấy, ông là người thương yêu nàng nhất, nhưng xưa nay nàng không hề biết rằng thì ra bọn họ lại có duyên phận như vậy.
Sau khi Hoàng thượng đột nhiên kể cho Hoắc Thời Anh nghe câu chuyện xưa cũ đó, bọn họ không ai nói gì thêm nữa, đi thêm một đoạn thật xa, thì thật sự giống như đang đi tản bộ, bầu không khí bình tĩnh mà trầm mặc, về sau Hoắc Thời Anh nói với Hoàng thượng: “Đa tạ người, Hoàng thượng." Đa tạ người đã kể câu chuyện năm ấy cho mạt tướng biết.
Hoàng thượng dừng bước, quay người lại nhìn Hoắc Thời Anh, gió lạnh khiến mũi nàng đông cứng đỏ ửng, mấy sợi tóc cũng hơi rối, nhưng dù trong gió lạnh tư thế vẫn thẳng tắp như một cây lao, Hoàng thượng nói: “Hoắc Thời Anh, nàng có phong thái của tổ phụ mình, nhưng vẫn thiếu mất cái tài của ông ấy, nhưng nàng vẫn còn trẻ, được như bây giờ đã là hiếm có lắm rồi."
Hoắc Thời Anh khom người đáp: “Đa tạ Hoàng thượng khen ngợi, Thời Anh không dám so sánh với tổ phụ."
Hoàng thượng nhìn người đang cong lưng trước mặt mình, rất lâu sau cũng không nói gì, trong mắt xẹt qua một thoáng khó xử, sau đó hắn nói một câu cực khẽ: “Quay về thôi."
Quay về ngự thư phòng, luồng gió ấm áp tạt vào mặt, thái giám lại bưng trà nóng lên, thân thể từ từ ấm hẳn, Hoàng thượng lại ngồi trở lại cái sập vừa nãy, chỉ tay bảo Hoắc Thời Anh ngồi bên cạnh, hắn chậm rãi uống mấy ngụm trà sau đó hỏi nàng: “Giờ nàng có thể nói được rồi, nàng có ý kiến gì về đống tấu chương này không?".
Ở một vị trí Hoàng thượng không nhìn thấy được, ngón áp út và ngón út tay phải của nàng thoáng run lên, trong lòng thầm kinh sợ, Hoàng thượng bảo nàng đọc tấu chương, nhưng không cho nàng phát biểu ngay mà lại cùng nàng ra ngoài đi dạo một vòng, sau đó lại nhắc đến tổ phụ, ảnh hưởng của tổ phụ đối với nàng cực lớn, nên khó tránh khỏi việc tâm tình bi thương, cho dù nàng có tâm cơ đến đâu, những lời thoái thác đã chuẩn bị sẵn ngay từ đầu nhất thời sẽ bị xúc động khó lòng lấy lại được, thiết nghĩ dù có nói dối bao nhiêu đi nữa cũng sẽ lộ sơ hở, loại thủ đoạn này, loại năng lực khống chế cục diện này, khiến Hoắc Thời Anh không dám nghĩ sâu thêm nữa, cũng may nàng cũng không có ý định nói dối, nàng không nói ngay mà mỉm cười rồi mới đáp: “Người cha này của mạt tướng, nếu nói ông ấy muốn tạo phản thì cũng không có người theo đâu."
“Ồ?" Hoàng thượng có lẽ cũng không ngờ Hoắc Thời Anh sẽ thốt ra một câu như vậy, không mặt đầy vẻ ngạc nhiên.
Hoắc Thời Anh lại cười tiếp rồi nói: “Con người ông ấy rất thiếu đạo đức, những người bên cạnh ngoài trừ vài phụ tá của riêng ông ấy ra, thì các lão tướng trong quân đều là người của tổ phụ để lại cho, nghiêm túc đánh giặc thì người ta còn nghe ông ấy, chứ tạo phản, thì không ai theo đâu."
Hoàng thượng nghe xong thật sự bật cười, lắc lắc đầu: “Con ngươi Hoắc nguyên soái……"
Dường như Hoàng thượng rất hài lòng với câu trả lời của Hoắc Thời Anh, cũng không lằng nhằng thêm về vấn đề này nữa, còn hỏi ngược lại nàng: “Có phải mối quan hệ giữa nàng và phụ thân mình không tốt đúng không?".
Thời đại này toàn thiên hạ đều lấy nhân hiếu làm đầu, ai dám nói mối quan hệ của mình với phụ thân không tốt, Hoàng thượng hỏi như vậy rõ ràng là vừa đường đột lại vừa thân thiết, Hoắc Thời Anh không tiện trả lời đành đáp: “Phụ thân cũng có thể coi là một người cha hiền từ." So sánh với các huynh đệ tỉ muội trong nhà, thậm chí là Đại ca và Nhị ca thì Hoắc Chân đối với nàng đúng là một người cha hiền từ, Hoắc Thời Anh cảm thấy bản thân không thể làm trái lương tâm được.
Hoàng thượng không có ý định hỏi tiếp, chỉ tủm tỉm cười đi trước dẫn đường, sau đó hắn ngoái đầu nhìn thái giám đang đứng chầu bên cạnh: “Phúc Khang, giờ là giờ gì rồi?".
Phúc Khang nhìn đồng hồ cát rồi thưa: “Bẩm Hoàng thượng đã là giờ Mùi ba khắc rồi." Hoàng thượng lập tức dặn dò ông ta: “Đi mời Vương đại nhân đến đây."
Phúc Khang vừa khuất bóng Hoàng thượng lại quay đầu qua nói với Hoắc Thời Anh: “Đợi lát nữa để nàng gặp một người, ông ta là người đầu tiên đề xuất việc bỏ lệnh cấm biển với ta đấy, những lời nàng nói ngày hôm qua ông ấy mà nghe được chắc sẽ thấy rất hứng thú."
Hoàng thượng cũng không nói sẽ để Hoắc Thời Anh gặp ai, Hoắc Thời Anh khom lưng nói: “Vâng." Nàng cũng không dám nghĩ nhiều, chỉ cảm thấy chuyến này vào cung của mình thật sự là khắp nơi đâu đâu cũng ngoài dự liệu của nàng.
Hoàng thượng nói xong đứng lên lại bảo nàng: “Ta thấy nàng đọc mấy thứ này rất nhanh, tranh thủ còn chút ít thời gian nàng giúp ta phân loại số tấu chương này đi."
Hoắc Thời Anh vội vàng đứng lên, nuốt cái cảm giác kinh ngạc đang tăng vọt trong lòng xuống, không dám trả lời, số tấu chương đó ai cũng có thể tùy tiện đọc được sao? Hoàng thượng thấy nàng còn ngần ngại phá lên cười, bảo: “Nàng sợ gì chứ? Đó không phải là những bản tấu quan trọng, cái đống đó tuy linh tinh vặt vãnh nhưng không thể không đọc, quá vụn vặt, nàng chỉ cần phân loại riêng chúng ra là được rồi."
Hoắc Thời Anh nhủ thầm: “Đây không phải là công việc của đám thái giám làm sao?" Nghĩ thế nhưng nàng cũng không dám nói ra miệng, đành cúi người đáp: “Vâng."
Hoàng thượng lại quay trở lại phía sau thư án, Hoắc Thời Anh đứng ở bên cạnh, một tên thái giám bê đống tấu chương đến đặt ngay trước mặt nàng, nàng đành phải cầm lên lật xem, xem được hai trang thì thấy yên tâm hẳn, đúng là không phải những tấu chương hệ trọng gì, đa phần đều là những chuyện như tường trong cung cần được gia cố lại, hoặc nơi nào đó dâng tấu xin sửa sang lại đền thờ công đức, nhưng quốc sự không phải chuyện nhỏ, nàng vừa xem vừa thấp thỏm bất an.
Ước chừng qua nửa canh giờ, Phúc Khang đi vào bẩm: “Vương đại nhân tới rồi ạ, đang ở bên ngoài chờ yết kiến."
Hoàng thượng buông bút xuống, quay đầu lại nói với Hoắc Thời Anh: “Tả tướng Vương Thọ Đình, Vương đại nhân, tài năng xuất chúng, suốt nửa đời chìm nổi, kiến thức uyên bác, là người nàng nên bái kiến."
Cái tên Vương Thọ Đình vừa lọt vào tai, trong lòng Hoắc Thời Anh như dâng trào một cơn kích động, vội vàng cúi người đáp: “Vâng."
Vào cung, đưa thiệp xong xuôi, liền có một thái giám trung niên đi từ bên trong ra dẫn Hoắc Thời Anh vào, thẳng tiến đến thư phòng, Hoắc Thời Anh cúi đầu thu lại ánh mắt không dám nhìn ngó lung tung, vị thái giám đưa Hoắc Thời Anh đến một gian phòng nhỏ, nói với nàng: “Xin tướng quân chờ ở đây một lát, Hoàng thượng vừa mới bãi triều sáng đang nghị sự với Vương đại nhân, đợi bên đó bàn chuyện xong tự khắc sẽ truyền gọi tướng quân."
Hoắc Thời Anh cúi người nói: “Làm phiền công công rồi."
Vị thái giám vội vàng tránh đi, luôn miệng nói: “Không dám. Tướng quân đợi một lát, tiểu nhân còn có việc phải làm xin cáo lui trước."
Hoắc Thời Anh đưa tay: “Xin mời." Vị thái giám khom lưng lui ra ngoài, sau đó đóng cửa lại, một lát sau lại có một tiểu thái giám khác vào dâng trà, cũng không dám tùy tiện hỏi chuyện Hoắc Thời Anh, mang trà lên xong cũng cẩn thận lui đi.
Ở bên kia vị thái giám trung niên đi ra sau đó bước vào phòng chính, có một tiểu thái giám vén rèm cho ông ta, bước chân đi vào của ông ta rất nhẹ, giẫm xuống sàn nhà không hề gây ra tiếng động, rẽ sang gian phòng đã được vén rèm sẵn sải bước đi vào, chỉ nghe thấy người ngồi sau thư án bằng ngọc nói: “Hàn Đường này vẫn là một người rất hữu dụng, nhưng lại không quản thúc tốt người bên cạnh, thêm vào đó lại không biết bo bo giữ mình, có cơ hội Vương khanh phải nói bóng gió xa xôi với ông ta đấy." Người nói ngẩng đầu lên vừa hay nhìn thấy vị thái giám trung niên đi vào, vị thái giám hơi hơi gật đầu, rồi cúi mắt xuống, cung kính khom lưng đi tới đứng sau lưng hắn, lúc ấy người này mới mở miệng nói tiếp: “Nếu trẫm dùng ông ta, nhất định sẽ có một ngày ông ta bất hòa với Hàn Lâm Hiên, đến lúc đó anh họ của ông ta đã để lại cho ông ta vô số cái đuôi để cho người khác nắm thóp rồi."
Một người đàn ông trung tuổi mặc quan phục nhất phẩm màu đỏ thẫm đứng ở trước thư án, phần tóc mai của ông ta đã nhuốm màu hoa râm, khóe mắt ngang dọc đầy những nếp nhăn, khuôn mặt tuy mang vẻ phong sương, nhưng thần sắc vững vàng mạnh mẽ, đôi mắt sáng như ánh nến, ông ta mở miệng đáp: “Chuyện của Hàn đại nhân thần cũng có nghe qua, hắn là người rất có tài, hiềm một nỗi bản thân hắn lại quá thanh bần, nếu là vì ân tình lúc sa cơ lỡ vận mà quản giáo không nghiêm, khiến người đời chỉ trích thì đúng là đáng tiếc, nếu không vượt qua được cửa ải này, thì thành tựu của hắn cũng sẽ chỉ đến đây thôi, thần sẽ tìm cơ hội nhắc nhở hắn."
“Ừ." Người ngồi trên ghế gật gù nói: “Trẫm không giữ khanh lại nữa, buổi chiều khanh lại đến đây, trẫm sẽ để khanh gặp một người."
“Vâng, thần xin cáo từ."
Người đó cúi đầu cầm lấy một bản tấu, không nói tiếng nào, Vương đại nhân nói xong khom lưng lui ra ngoài.
Khi bóng lưng Vương đại nhân vừa khuất sau cánh cửa phòng chính, vị Hoàng thượng đang ngồi trên ghế mới hỏi: “Nàng ấy đến rồi à?".
Vị thái giám sau lưng khom người đáp: “Vâng, đang chờ ở gian nhà phụ bên ngoài, Hoàng thượng giờ có muốn tuyên kiến không ạ?".
Hoàng thượng vung bút đề chữ, vừa phê duyệt tấu chương vừa dửng dưng nói: “Không cần, đợi thêm lúc nữa." Vị thái giam liền lặng lẽ lùi lại phía sau nửa bước không nói năng gì thêm.
Gian phòng nhỏ nơi Hoắc Thời Anh đang chờ hầu, nhìn qua thì có lẽ nơi này bình thường chuyên dùng cho các vị đại thần chờ hầu triệu kiến, gian phòng rất nhỏ, chỉ có hai chiếc ghế thái sư và một cái bàn con con, phía dưới cửa sổ kê một cái sập không lớn lắm, và một cái giá sách, bên trên xếp khá nhiều sách, có lẽ là để cho người chờ ở đây đọc giết thời gian.
Hoắc Thời Anh ngồi trên ghế thái sự, chờ đến tận giữa trưa, sau khi thái giám đi vào thay đến ba lượt trà, nàng liền dứt khoát nhắm mắt lại ngồi đó như đang thiền định, bất động như núi đá.
Buổi trưa ở ngự thư phòng, lò sưởi được đốt ngầm dưới đất khiến căn phòng ấm áp như đang ở giữa mùa xuân, vị thái giám trung niên khẽ khàng đi vào cúi người hỏi Hoàng thượng vẫn đang mải mê phê duyệt tấu chương: “Hoàng thượng, đã trưa rồi, có cần dặn người dọn cơm không ạ?".
Hoàng thượng đang ngồi sau thư án bằng ngọc đầu cũng không hề ngẩng lên hỏi: “Phúc Khang, sáng nay nàng ấy thế nào?".
Phúc Khang khom lưng nói: “Bẩm Hoàng thượng, trong sáng nay Hoắc tướng quân thay ba lần trà, sau đó nhằm mắt ngồi im, không làm bất cứ việc gì cả."
Hoàng thượng ngẩng đầu lên: “Không làm bất cứ một việc gì hết?".
“Vâng, không hề đi lại, cũng không hề lật xem sách trên giá."
Khuôn mặt của Hoàng thượng lập tức trở nên thả lỏng, trong thần sắc lộ ra một loại thích thú, cuối cùng hắn bỏ cây bút trong tay xuống, dặn dò Phúc Khang: “Cho truyền nàng ấy vào."
Hoắc Thời Anh đoán chừng giờ có lẽ đã đến giữa trưa, cuối cùng cánh cửa đã được đẩy ra một lần nữa, vị thái giám trung niên lúc sáng đi vào: “Mời tướng quân đi theo tiểu nhân, Hoàng thượng tuyên tướng quân vào yết kiến."
Hoắc Thời Anh đứng dậy khom người hành một lễ nói: “Làm phiền công công dẫn đường." Phúc Khang không nói gì thêm nữa, nghiêng người dẫn Hoắc Thời Anh ra ngoài.
Đi đến phòng chính, Phúc Khang lại dẫn nàng rẽ vào một căn phòng phụ khác, rèm vừa vén lên, Hoắc Thời Anh nhìn vào trong, liền thấy một người đang ngồi sau thư án bằng ngọc, làn da trắng trẻo mịn màng, đôi con ngươi u tối như màn đêm, mái tóc đen bóng, lưng dựa vào ghế rồng, khuỷu tay chống lên tay vịn nghiêng nghiêng người nhìn nàng đi vào, khuôn mặt không chút cảm xúc, tự phụ và lạnh lùng giống hệt như hôm qua, chỉ là hôm nay quần áo hắn mặc là long bào màu vàng rực rỡ thêu hoa văn rồng chín vuốt.
Hoắc Thời Anh bước lên phía trước, tung vạt áo về hướng thư án ngọc quỳ xuống hành lễ: “Mạt tướng, Hoắc Thời Anh tham kiến Hoàng thượng vạn tuế."
Ở phía trên nơi mà Hoắc Thời Anh không thể nhìn thấy được, Hoàng thượng nhìn nàng bước tới gần tung vạt áo quỳ xuống tựa như nước chảy mây trôi, trong đôi con ngươi đen thăm thẳm lóe lên một tia lửa u ám.
Vị Hoàng thượng cứ nhìn Hoắc Thời Anh chăm chú không hề động đậy, thái giám Phúc Khang đứng bên cạnh cũng không hề mở miệng, cả căn phòng im lặng đến độ nghe được cả tiếng kim rơi.
Sau đó Hoắc Thời Anh nghe thấy giọng nói vang lên bảo nàng đứng dậy, rồi một đôi giày bằng lụa bóng màu vàng rực rỡ xuất hiện trên sàn nhà ngay trước mặt nàng, thanh âm từ phía trên đầu nhẹ nhàng chậm rãi truyền xuống: “Hoắc Thời Anh, nàng có tên hồi nhỏ không?".
Hoắc Thời Anh đáp: “Có ạ, tên hồi nhỏ của mạt tướng là An Sinh."
“Là Hoắc lão tướng quân đặt cho đúng không?".
“Phải ạ."
Thật ra tên hồi nhỏ của con gái không thể tùy tiện để người khác biết, trừ phi là chồng của mình hoặc các bậc trưởng bối, nhưng Hoắc Thời Anh cũng hiểu rằng giờ không phải là lúc nàng tỏ ra cao giá, vì thể trả lời rất thoải mái.
“An Sinh." Hoàng thượng chắp tay sau lưng xoay người lại lẩm bẩm hai chữ này. Sau đó hắn lại quay đầu lại dặn dò Phúc Khang: “Dọn thức ăn lên." Rồi tiếp tục quay qua nói với Hoắc Thời Anh: “Nàng đứng dậy đi."
Hoắc Thời Anh tuân lệnh đáp: “Tạ ơn Hoàng thượng." Nói đoạn đứng dậy hai tay thõng xuống đứng sang một bên.
Hoàng thượng lại xoay người lại hỏi nàng: “Hôm nay khẩu vị của nàng có tốt không?".
Hoắc Thời Anh thả tay xuống thưa: “Vẫn chưa ăn gì, nên không biết có tốt hay không?".
Hoàng thượng liền cười bảo: “Vậy thì cùng dùng bữa với ta, nàng sẽ biết khẩu vị của mình có tốt hay không?".
Hoắc Thời Anh lại đáp: “Tạ ơn Hoàng thượng ban yến."
Đám thái giám rồng rắn kéo vào bày biện đồ ăn lên bàn, màu sắc những món ăn của Giang Nam chú trọng sự tinh tế, huống hồ đây lại là hoàng cung nên lại càng coi trọng điều đó, từng món từng món một đều được trang trí chăm chút tỉ mỉ giống như chuyên để cho người ta ngắm chứ không phải để ăn vậy.
Hoắc Thời Anh phát hiện ra kỳ thực việc ăn uống của Hoàng thượng cũng không phải quá xa hoa, cũng chỉ có bốn món lạnh, tám món nóng, hai loại canh, Hoàng thượng có lẽ thường xuyên dùng bữa trong ngự thư phòng, nên giờ bộ bàn ghế bát tiên bằng gỗ hoàng lê được mang ra trưng dụng, xung quanh là bốn cái ghế, Hoàng thượng ngồi vào bàn trước, sau đó ngoái đầu lại hỏi nàng: “Còn chờ ta mời nàng nữa sao?".
Hoắc Thời Anh vội đáp: “Không dám ạ." Nói đoạn đi tới ngồi xuống đối diện Hoàng thượng.
Đến lúc ấy Hoắc Thời Anh chợt nhận ra bản thân trái lại phải rất thoải mái, vị quân vương thủ đoạn cao thâm thế kia, nàng có giãy dụa thế nào cũng vô dụng.
Nghĩ thông rồi Hoắc Thời Anh cũng không muốn giả vờ giả vịt thêm nữa, bảo nàng ăn thì nàng ăn thôi, tuy rằng tướng ăn lịch sự nhã nhặn nhưng lại ăn liền tù tì đến năm bát cơm, biểu cảm của vị thái giám xới cơm cho nàng rất bình tĩnh, chứng tỏ được dạy dỗ cực tốt.
Phía đối diện là vị Hoàng thượng thủy chung không nói câu nào, cũng không thể hiện cảm xúc gì, thậm chí còn rất hiếm khi ngẩng đầu lên, tư thế lúc ăn cơm thật sự là vừa cao quý lại văn nhã, cũng chỉ có Khang Phúc hầu hạ bên cạnh là nhận ra hôm nay Hoàng thượng ăn nhiều hơn một bát cơm so với thường ngày.
Dùng bữa trưa xong, các thái giám dọn bàn đi còn Hoàng thượng thì di giá đến chiếc sập bên cạnh giường ngồi xuống, lại gọi cả Hoắc Thời Anh qua đó, Hoắc Thời Anh đi tới gần, Hoàng thượng lại chỉ vào cái ghế con ở trước mặt nói: “Ngồi đi."
Vì thế Hoắc Thời Anh ngồi đối diện với Hoàng thượng, thái giám bưng trà lên, Hoàng thượng bèn nói: “Trà tước thiệt của mùa thu năm nay đấy, nàng nếm thử xem."
(Trà tước thiệt là một loại trà nổi tiếng, nó còn có tên là trà lưỡi chim sẻ, đây là loại trà búp, sau khi chế biến xong những lá trà khô quăn lại thanh nhỏ như lưỡi chim sẻ, mang có mùi thơm độc đáo và nồng đượm.)
Hoắc Thời Anh bưng chén trà lên, bắt chước hớt hớt bọt và lá trà, thổi một hơi sau đó uống một ngụm nói: “Cũng được, uống rất ngon."
Thật ra Hoắc Thời Anh căn bản không hiểu về trà, từ dáng vẻ của nàng sao Hoàng thượng lại không nhìn ra chứ, hắn cười hỏi nàng: “Chưa từng có ai dạy nàng nên phẩm trà như thế nào sao?".
Hoắc Thời Anh chỉ đành ngoan ngoãn thành thực cúi đầu trả lời: “Vâng."
Hoắc Thời Anh cảm thấy rất quẫn bách, nàng cảm giác như vị hoàng đế trẻ tuổi đang ngồi trước mặt mình đây giống như người đi trước, hắn có thể nhìn ra được ngay sai sót của nàng, nhưng cũng lại dễ dàng bao dung cho những lỗi sai ấy.
Hoàng thượng không nói gì nữa, quay đầu lại dặn dò Phúc Khang đang ở bên cạnh, “Mang mấy bản tấu kia lại đây."
Phúc Khang bê một chồng tấu sớ từ trên thư án bằng ngọc tới đặt xuống một cái bàn chân ngắn, Hoàng thượng chỉ chỉ đống tấu chương rồi nói với Hoắc Thời Anh: “Nàng xem thử đi."
Hoắc Thời Anh nghi ngờ ngước lên nhìn hắn, rồi sau đó cầm một bản tấu lên lật ra xem, toàn bộ tấu chương đều là của Ngự sử đài vạch tội Hoắc Chân, không thể không nói văn phong của đám quan văn này đúng là rất hay, lời lẽ mắng người lại được bọn họ viết sinh động như thật, kể lể dài dòng, dù là tu từ, chân thật hay sắc nhọn thì đều liệt kê ra mấy tội lớn của Hoắc Chân như sau: không đánh mà lui, chiếm đoạt tài sản của dân, lợi dụng việc nắm trọng binh để củng cố thế lực riêng, thông đồng với địch bán nước, có ý đồ tạo phản.
Hoắc Thời Anh đọc số tấu chương đó mất khoảng hai tuần trà, tốc độ đọc rất nhanh, bản tấu này nối tiếp bản tấu kia, Hoàng thượng vẫn ngồi lặng lẽ bên cạnh quan sát nàng. Cuối cùng Hoắc Thời Anh cũng đọc xong, ngẩng đầu lên chuẩn bị nói. Nhưng Hoàng thượng lại giơ tay lên chặn nàng lại: “Nàng muốn nói gì đợi lát nữa hẵng nói, ta ăn cơm xong thường có thói quen đi dạo vài vòng, nàng đi cùng với ta."
Hoàng thượng bãi giá đi ra ngoài, Hoắc Thời Anh đành phải đi theo. Bước ra khỏi ngự thư phòng, xuyên qua hai tiểu viện, Hoắc Thời Anh cũng không biết sẽ đi tới đâu, cuối cùng trước mặt xuất hiện một cái hồ nước rất to, lúc ấy nàng mới hiểu thì ra đây chính là hồ Thái Dịch nổi tiếng.
Hoàng thượng đã bảo nàng đi theo, vậy thì nàng cũng chỉ có thể đi bên cạnh hắn mà thôi, phía sau là một đống thái giám và thị vệ đông đúc rầm rộ theo hầu.
Thời tiết hôm nay không được tốt lắm, bầu trời không có nắng, cứ âm u sầm sì suốt, không khí vừa ẩm ướt lại lạnh giá, hoa sen trong hồ Thái Dịch đã héo tàn từ lâu, kết thành một lớp băng mỏng, những cây liễu rủ trên bờ cũng chỉ còn trơ lại cành trụi thùi lụi, cảnh sắc kỳ thực cũng chẳng có gì đẹp.
Hoàng thượng khoác áo choàng rộng, bước đi chậm rãi, còn Hoắc Thời Anh mặc quan phục màu đỏ tươi đi bên cạnh hắn trông có phần đơn bạc.
“Con người Hoắc lão tướng quân……" Hoàng thượng cúi đầu nhìn đất đột nhiên mở miệng nói: “Nhìn khắp lượt văn võ bá quan trong triều ông ấy là người có năng lực, có tâm cơ, có nhân nghĩa và lòng trung thành cũng không hề thiếu, nhân vật độc nhất như Hoắc lão tướng quân, bình sinh ta hiếm thấy."
Hoắc Thời Anh cho rằng cứ phải tiếp tục đi như thế này thì đột nhiên nghe thấy Hoàng thượng mở miệng nói một câu ấy, theo bản năng nàng liền liên hệ đến những tấu chương vừa xem lúc nãy. Nàng tưởng Hoàng thượng đang gợi chuyện, tiếp sau đó sẽ nói đến Hoắc Chân, nào ngờ câu tiếp theo của Hoàng thượng lại là: “Rất nhiều năm trước, lúc Hoắc lão tướng quân hồi kinh báo cáo công tác, đã từng gặp riêng ta một lần, lúc ấy ta đã vô cùng hiếu kỳ hỏi ông ấy, con cháu Hoắc gia đông như vậy tại sao lại chọn một cô bé để tiến hành bồi dưỡng, khi đó khắp kinh thành đều tưởng rằng đó quyết định hoang đường của Hoắc nguyên soái, nhưng không ngờ Hoắc lão tướng quân lại nói với ta rằng, lúc trước người chọn nàng chính là lão nhân gia người."
Khuôn mặt trấn tĩnh của Hoắc Thời Anh tuyệt không lộ ra chút gì kinh ngạc, Hoắc Thời Anh không hề biết gì về chuyện này, nàng cũng giống như rất nhiều người khác đều cho rằng hành động dắt theo đứa con gái còn nhỏ tuổi của mình tới quân doanh, sống cho tới tận khi trưởng thành hoàn toàn là hành động tùy hứng, đầy hoang đường của Hoắc Chân ngày trước, giọng nói của nàng có hơi khô sạn: “Người biết tại sao hồi đầu tổ phụ lại chọn mạt tướng sao?".
Hoàng thượng xoay người lại cười với Hoắc Thời Anh, một nụ cười vô cùng ấm áp, rồi lại xoay người về sải bước vừa đi vừa nói: “Mười hai năm trước, Hoắc lão tướng quân trở về nhà nhìn thấy người thừa kế của mình không hề có chút tiền đồ nào thì vô cùng thất vọng, ông ấy muốn chọn ra từ một trong số những đứa cháu của mình để bồi dưỡng, khoan nói đến chuyện rạng danh tổ tông thì chí ít cũng đừng để thế hệ con cháu đời sau bôi nhọ gia phong, kết quả sau khi cẩn thận quan sát đánh giá tất cả những đứa cháu của mình ông ấy chẳng vừa ý một ai, ngay cả hai đứa cháu đích tôn theo quan điểm của ông cũng chỉ là loanh quanh cố thủ được thôi, thành người thì dễ, nhưng thành tài thì khó.
Mãi cho đến một hôm sau bữa cơm trưa ông ấy đi tản bộ ngang qua một chái viện, lúc ấy đang là giữa hè, ánh mặt trời gay gắt khiến ngay cả người hầu cũng phải tìm một chỗ nào đó để né việc, nhưng lại thấy một đứa bé đang ngồi xổm dưới bóng cây chơi với kiến, lão tướng quân đi qua đó xem thử thì thấy đứa bé một tay cầm điểm tâm một tay cầm một cái que, lúc thì dẫn dụ khi thì lèo lái đàn kiến xếp thành đội hình, cả đàn kiến để mặc cho đứa bé sai khiến điều khiển tùy thích, biến đổi thành rất nhiều phương án, lão tướng quân cảm thấy rất ngạc nhiên, cũng ngồi xổm xuống cẩn thận quan sát đứa bé.
Đứa bé này tuy tuổi còn nhỏ, nhưng rất nhẫn nại tập trung, dù biết có người ngồi xổm xuống bên cạnh nhưng vẫn không hề có chút phản ứng, thậm chí không hề đưa mắt nhìn thử, lão tướng quân lập tức thấy hứng thú, bèn bẻ một cái que cố ý phá đám đứa bé, đứa bé dẫn đàn kiến bò sang hướng Đông, ông liền bẻ cành cây chặn đường, đứa bé lại dắt đàn kiến bò sang hướng Tây, ông lại cố ý đào một cái hố nông thay đổi đường đi của chúng, cuối cùng sau hai lần đứa bé liền ngẩng đầu lên nhìn ông một cái, sau đó chia đôi đàn kiến thành hai nhóm, dùng gậy xua một nửa đi, ý là nhường cho ông một nửa, trong lòng lão tướng quân vô cùng sung sướng, thò tay ra chọc loạn cả tổ kiến lên, kết quả đứa bé bị chọc tức, gào toáng lên, xông tới vung tay tát cho lão tướng quân một cái nổ đom đóm mắt.
Nghe nói tiếng gào của đứa bé năm đó rất lớn, truyền đi khắp nửa vương phủ, giống như tiếng hổ gầm, cái tát ấy cũng vô cùng lẫm liệt, khi ấy lão tướng quân ôm đứa bé vào lòng cười ha hả không dứt, coi như thân già này đã được an ủi rồi.
Lão tướng quân nói: Đứa bé này có trí tuệ, nhẫn nại, lại dũng cảm, tương lai chắc chắn sẽ làm nên nghiệp lớn."
Lúc Hoàng thượng nói xong quay đầu lại nhìn Hoắc Thời Anh thấy mắt nàng ửng đỏ, Hoắc Thời Anh rất yêu tổ phụ của nàng, trong mắt của nàng tổ phụ chính là tổ phụ, mấy thứ như năng lực, tráng trí, phong phạm của bậc quân tử đó, trước giờ nàng chưa từng đánh giá ông qua những ưu điểm ấy, ông là người thương yêu nàng nhất, nhưng xưa nay nàng không hề biết rằng thì ra bọn họ lại có duyên phận như vậy.
Sau khi Hoàng thượng đột nhiên kể cho Hoắc Thời Anh nghe câu chuyện xưa cũ đó, bọn họ không ai nói gì thêm nữa, đi thêm một đoạn thật xa, thì thật sự giống như đang đi tản bộ, bầu không khí bình tĩnh mà trầm mặc, về sau Hoắc Thời Anh nói với Hoàng thượng: “Đa tạ người, Hoàng thượng." Đa tạ người đã kể câu chuyện năm ấy cho mạt tướng biết.
Hoàng thượng dừng bước, quay người lại nhìn Hoắc Thời Anh, gió lạnh khiến mũi nàng đông cứng đỏ ửng, mấy sợi tóc cũng hơi rối, nhưng dù trong gió lạnh tư thế vẫn thẳng tắp như một cây lao, Hoàng thượng nói: “Hoắc Thời Anh, nàng có phong thái của tổ phụ mình, nhưng vẫn thiếu mất cái tài của ông ấy, nhưng nàng vẫn còn trẻ, được như bây giờ đã là hiếm có lắm rồi."
Hoắc Thời Anh khom người đáp: “Đa tạ Hoàng thượng khen ngợi, Thời Anh không dám so sánh với tổ phụ."
Hoàng thượng nhìn người đang cong lưng trước mặt mình, rất lâu sau cũng không nói gì, trong mắt xẹt qua một thoáng khó xử, sau đó hắn nói một câu cực khẽ: “Quay về thôi."
Quay về ngự thư phòng, luồng gió ấm áp tạt vào mặt, thái giám lại bưng trà nóng lên, thân thể từ từ ấm hẳn, Hoàng thượng lại ngồi trở lại cái sập vừa nãy, chỉ tay bảo Hoắc Thời Anh ngồi bên cạnh, hắn chậm rãi uống mấy ngụm trà sau đó hỏi nàng: “Giờ nàng có thể nói được rồi, nàng có ý kiến gì về đống tấu chương này không?".
Ở một vị trí Hoàng thượng không nhìn thấy được, ngón áp út và ngón út tay phải của nàng thoáng run lên, trong lòng thầm kinh sợ, Hoàng thượng bảo nàng đọc tấu chương, nhưng không cho nàng phát biểu ngay mà lại cùng nàng ra ngoài đi dạo một vòng, sau đó lại nhắc đến tổ phụ, ảnh hưởng của tổ phụ đối với nàng cực lớn, nên khó tránh khỏi việc tâm tình bi thương, cho dù nàng có tâm cơ đến đâu, những lời thoái thác đã chuẩn bị sẵn ngay từ đầu nhất thời sẽ bị xúc động khó lòng lấy lại được, thiết nghĩ dù có nói dối bao nhiêu đi nữa cũng sẽ lộ sơ hở, loại thủ đoạn này, loại năng lực khống chế cục diện này, khiến Hoắc Thời Anh không dám nghĩ sâu thêm nữa, cũng may nàng cũng không có ý định nói dối, nàng không nói ngay mà mỉm cười rồi mới đáp: “Người cha này của mạt tướng, nếu nói ông ấy muốn tạo phản thì cũng không có người theo đâu."
“Ồ?" Hoàng thượng có lẽ cũng không ngờ Hoắc Thời Anh sẽ thốt ra một câu như vậy, không mặt đầy vẻ ngạc nhiên.
Hoắc Thời Anh lại cười tiếp rồi nói: “Con người ông ấy rất thiếu đạo đức, những người bên cạnh ngoài trừ vài phụ tá của riêng ông ấy ra, thì các lão tướng trong quân đều là người của tổ phụ để lại cho, nghiêm túc đánh giặc thì người ta còn nghe ông ấy, chứ tạo phản, thì không ai theo đâu."
Hoàng thượng nghe xong thật sự bật cười, lắc lắc đầu: “Con ngươi Hoắc nguyên soái……"
Dường như Hoàng thượng rất hài lòng với câu trả lời của Hoắc Thời Anh, cũng không lằng nhằng thêm về vấn đề này nữa, còn hỏi ngược lại nàng: “Có phải mối quan hệ giữa nàng và phụ thân mình không tốt đúng không?".
Thời đại này toàn thiên hạ đều lấy nhân hiếu làm đầu, ai dám nói mối quan hệ của mình với phụ thân không tốt, Hoàng thượng hỏi như vậy rõ ràng là vừa đường đột lại vừa thân thiết, Hoắc Thời Anh không tiện trả lời đành đáp: “Phụ thân cũng có thể coi là một người cha hiền từ." So sánh với các huynh đệ tỉ muội trong nhà, thậm chí là Đại ca và Nhị ca thì Hoắc Chân đối với nàng đúng là một người cha hiền từ, Hoắc Thời Anh cảm thấy bản thân không thể làm trái lương tâm được.
Hoàng thượng không có ý định hỏi tiếp, chỉ tủm tỉm cười đi trước dẫn đường, sau đó hắn ngoái đầu nhìn thái giám đang đứng chầu bên cạnh: “Phúc Khang, giờ là giờ gì rồi?".
Phúc Khang nhìn đồng hồ cát rồi thưa: “Bẩm Hoàng thượng đã là giờ Mùi ba khắc rồi." Hoàng thượng lập tức dặn dò ông ta: “Đi mời Vương đại nhân đến đây."
Phúc Khang vừa khuất bóng Hoàng thượng lại quay đầu qua nói với Hoắc Thời Anh: “Đợi lát nữa để nàng gặp một người, ông ta là người đầu tiên đề xuất việc bỏ lệnh cấm biển với ta đấy, những lời nàng nói ngày hôm qua ông ấy mà nghe được chắc sẽ thấy rất hứng thú."
Hoàng thượng cũng không nói sẽ để Hoắc Thời Anh gặp ai, Hoắc Thời Anh khom lưng nói: “Vâng." Nàng cũng không dám nghĩ nhiều, chỉ cảm thấy chuyến này vào cung của mình thật sự là khắp nơi đâu đâu cũng ngoài dự liệu của nàng.
Hoàng thượng nói xong đứng lên lại bảo nàng: “Ta thấy nàng đọc mấy thứ này rất nhanh, tranh thủ còn chút ít thời gian nàng giúp ta phân loại số tấu chương này đi."
Hoắc Thời Anh vội vàng đứng lên, nuốt cái cảm giác kinh ngạc đang tăng vọt trong lòng xuống, không dám trả lời, số tấu chương đó ai cũng có thể tùy tiện đọc được sao? Hoàng thượng thấy nàng còn ngần ngại phá lên cười, bảo: “Nàng sợ gì chứ? Đó không phải là những bản tấu quan trọng, cái đống đó tuy linh tinh vặt vãnh nhưng không thể không đọc, quá vụn vặt, nàng chỉ cần phân loại riêng chúng ra là được rồi."
Hoắc Thời Anh nhủ thầm: “Đây không phải là công việc của đám thái giám làm sao?" Nghĩ thế nhưng nàng cũng không dám nói ra miệng, đành cúi người đáp: “Vâng."
Hoàng thượng lại quay trở lại phía sau thư án, Hoắc Thời Anh đứng ở bên cạnh, một tên thái giám bê đống tấu chương đến đặt ngay trước mặt nàng, nàng đành phải cầm lên lật xem, xem được hai trang thì thấy yên tâm hẳn, đúng là không phải những tấu chương hệ trọng gì, đa phần đều là những chuyện như tường trong cung cần được gia cố lại, hoặc nơi nào đó dâng tấu xin sửa sang lại đền thờ công đức, nhưng quốc sự không phải chuyện nhỏ, nàng vừa xem vừa thấp thỏm bất an.
Ước chừng qua nửa canh giờ, Phúc Khang đi vào bẩm: “Vương đại nhân tới rồi ạ, đang ở bên ngoài chờ yết kiến."
Hoàng thượng buông bút xuống, quay đầu lại nói với Hoắc Thời Anh: “Tả tướng Vương Thọ Đình, Vương đại nhân, tài năng xuất chúng, suốt nửa đời chìm nổi, kiến thức uyên bác, là người nàng nên bái kiến."
Cái tên Vương Thọ Đình vừa lọt vào tai, trong lòng Hoắc Thời Anh như dâng trào một cơn kích động, vội vàng cúi người đáp: “Vâng."
Tác giả :
Nhiễu Lương Tam Nhật