Tương Ngộ Chi Duyên
Chương 16
Trời còn chưa sáng, Lăng Nguyệt đã thức giấc. Nàng vỗ vỗ đầu cho tỉnh táo lại, nhẩm tính xem hôm nay nên làm gì.
Việc cần làm có lẽ phải hoãn lại một thời gian, người cần tìm đã chết, lại là bị giết, theo như lời Phong nói thì chắc là đã đưa đến sự chú ý. Chết trong Khai Phong thành không phải là chuyện tốt, sẽ bị người của Khai Phong Phủ điều tra, nếu người của mình động tới rất có thể khiến họ phát hiện ra. Nàng nghĩ ngợi xong, thấy có lẽ cần nhắc nhở Phong Vũ thu liễm lại, để sau làm cũng được, đẩy mấy việc ở xa lên trước.
Không biết có phải là chủ tớ tâm linh tương thông hay không, nàng vừa có ý định này, của phòng đã có người gõ:
- Tiểu thư, Người dậy chưa? – Thanh âm sảng khoái của Phong vang lên. Nàng nhíu nhíu mày: Cái tên này, chắc đêm qua lăn qua lăn lại Vũ tốt lắm nên hí hửng đây...
- Ta dậy rồi. Có chuyện gì sao?
Phong im lặng một chút, rồi nói:
- Tiểu thư, hôm nay Người có muốn làm chuyện gì quan trọng không? - Giọng hắn dò hỏi. Đây là điều thường thấy, nếu như hôm nào hai người họ bận việc đi xa, không ở cạnh phụng bồi nàng được thì sẽ hỏi như vậy. Nàng nói ‘có’, họ sẽ hoãn công việc lại, giúp nàng hoàn thành xong mới lo đến mình, còn nếu nàng trả lời ‘không’, họ sẽ xin phép nàng đi, dặn dò những người dưới trướng phục vụ nàng.
Nàng trả lời ngay:
- Không, hôm nay ta sẽ xuống phố mua ít đồ. Các ngươi cứ lo việc riêng đi, để Hiền Nhi đi cùng ta là được.
Phong vâng dạ nhận mệnh, chạy đi báo cho Hiền Nhi. Lăng Nguyệt nghe tiếng bước chân của Phong, có chút buồn bực - Tại sao lúc nãy mình không phát hiện ra hắn đến nhỉ?
Chẳng bao lâu, tiếng bước chân nhẹ nhàng đặc trưng của những người luyện võ đã đến trước cửa. Hiền Nhi thò đầu vào, ngáp một cái:
- Tiểu thư, Người muốn ăn gì để tôi bảo người làm?
- Chúng ta ra ngoài ăn. – Nàng với tay lấy y phục trên tủ đầu giường mặc vào, xỏ giày bước xuống. Hiền Nhi nhanh nhảu chạy ra giếng lấy nước, nhỏ mấy giọt bạc hà chuyên dụng khử mùi rồi đưa cho nàng, sau đó giặt khăn thật sạch. Lăng Nguyệt súc miệng, nhận khăn lau mặt, cảm thấy thanh tỉnh không ít:
- Ngươi dùng bạc hà khử mùi mua ở đâu vậy? Dược tốt đấy. – Nàng vò khăn sau khi lau xong, đưa cô bé vắt lên dây phơi.
Cô bé cầm cây lược gỗ, cười cười:
- Tiểu thư, để tôi chải tóc cho Người. - Vừa chải, cô bé vừa nói - Dược đó là Trà Trà tỷ tỷ ở Lạc Lâm sơn trang hồi trước cho tôi, nói là khử mùi rất tốt, ngoài ra còn chống phong hàn, là đặc chế của tỷ ấy, nói tôi hết thì lại đến lấy.
Nàng cầm cây trâm ngọc, lơ đãng quay quay:
- Các ngươi thường ngày rất thân sao?
- Vâng. Khi tôi vào làm việc trong trang, tỷ ấy là người hướng dẫn cho tôi. Tỷ ấy nói tỷ ấy phục vụ trong trang đã hơn mười năm, nhiệm vụ không có nhiều, những lúc rảnh rỗi hay nghiên cứu sách thuốc, phối chế mấy loại dược dưỡng da hoặc cường thân kiện thể. - Hiền Nhi nhận cây trâm trên tay nàng, gài vào búi tóc, buộc thêm một dải lụa tím cố định lại - Tiểu thư, thấy tay nghề của tôi thế nào?
Lăng Nguyệt nhìn mình trong gương: Khuôn mặt trái xoan trắng mịn không son phấn, làn da không có chút tỳ vết, ánh mắt đen sâu không thấy đáy, đôi môi đỏ hồng quyến rũ nhếch lên lại mang vẻ lãnh ngạo, búi tóc cao đơn giản, một vài lọn tóc rủ xuống ngang vai cùng với dải lụa tím phất phơ làm nổi bật lên vẻ lạnh lùng trang nhã mà không kém phần thần tiên phiêu dật. Từ từ đứng lên, nàng xoa đầu Hiền Nhi:
- Tốt lắm. Chúng ta đi thôi. Ngươi nhớ mang đủ bạc đó, ta muốn mua một cây đàn tốt.
Cô bé cười, tay vỗ vỗ túi tiền bên hông làm các thỏi bạc va vào nhau lạch cạch:
- Tiểu thư, tôi có mang đủ tiền mà. Ngoài bạc còn có cả ngân phiếu nữa. Lạc thiếu nói tôi cứ mang cho nhiều vào, nếu Người muốn thì dù nửa Khai Phong thành này cũng có thể mua.
Lăng Nguyệt bất đắc dĩ lắc đầu: Thuộc hạ chiều mình thành thói quen rồi... Mà kể cũng lạ, thuộc hạ nhà ngươi ta thì răm rắp nghe lời, dặn gì làm nấy, thuộc hạ nhà mình lại tự lo liệu mọi việc, không cần phải ra lệnh hay nhắc nhở gì, quái dị hơn là cái thói chiều chuộng chủ nhân nữa, không biết là học ở đâu. Mất mặt quá đi thôi...
Ra khỏi phủ, hai người lang thang trên đường phố. Lăng Nguyệt không muốn gây sự chú ý đâu nhưng vì nàng đẹp đến không thể tưởng tượng được nên trên đường có rất nhiều người quay lại nhìn, còn xì xào với nhau, cái gì mà “tiên nữ", “không tin được lại có người đẹp như vậy", “có khi sánh được với Bàng Phi"... Hiền Nhi đi bên cạnh cứ rúc rích cười, thì thầm:
- Tiểu thư, tôi không cố ý đâu, nhưng nghe mọi người nói thật sự là...
Lăng Nguyệt chớp mắt, nhìn rất vô tội. Hiền Nhi có ảo giác rằng nàng đang muốn nói: Đẹp đâu phải là lỗi của ta? Là mọi người bàn tán đó chứ...
Hiền Nhi không biết nói gì, kéo nàng đi tìm của hàng bán đàn. Đi đến đường chính của thành Đông, cuối cùng họ cũng thấy một cầm quán ghi bảng hiệu “Bách Cầm Lâu". Hiền Nhi quay lại hỏi Lăng Nguyệt:
- Tiểu thư, ta vào đây chứ?
Nàng ngẩng lên nhìn biển hiệu, tâm trí bay về thời điểm hai trăm năm trước, khi người kia lần đầu tiên đưa nàng đi dạo phố, hai người cũng đã vào một cầm quán ở Minh Nguyệt Thành. Hắn vung tiền như rác, chọn cho nàng cây đàn tranh tốt nhất - một cây đàn bằng gỗ tử đàn cổ thụ, âm thanh rất vang, tang thương mà lôi cuốn. Dù nàng đã nói không cần, nhưng hắn bảo từ lúc quen nhau hắn chưa có dịp nào tặng quà cho nàng, nên nàng cũng mặc kệ mà nhận đàn. Giờ này, chẳng biết cây đàn đó đang nằm trong xó xỉnh nào của Hoàng cung rồi đây?
-...Tiểu thư? Tiểu thư? - Tiếng Hiền Nhi vang lên bên tai. Nàng nhìn sang, thấy cô bé khá lo lắng gọi mình - Người không sao chứ? Sao nhìn tấm bảng hiệu mà ngẩn người vậy?
- Ta không sao. – Lăng Nguyệt lắc đầu, mỉm cười nhìn cô bé – Đi thôi, mua một cây đàn, phải là cây tốt nhất.
- Vâng. - Hiền Nhi tươi cười, bước chân vào của hiệu – Chưởng quỹ, cho chúng ta xem những cây đàn tốt nhất!
Một người đàn ông tầm gần bốn mươi chạy ra:
- Cô nương, cô cần loại đàn gì? Đàn tranh, tỳ bà, cổ cầm (một loại đàn có 7 dây chứ không phải là đàn cổ), hồ cầm, nguyệt cầm, hay là loại khác?
Hiền Nhi nhìn nàng, cô bé có hiểu gì về cầm kỳ thi họa đâu, chỉ có thể là người dẫn đường và hỏi han giá cả thôi...
- Cho ta xem đàn tranh. – Lăng Nguyệt lướt một vòng cửa hiệu, thấy trưng bày khá nhiều loại đàn. Nàng nâng lên một cây tỳ bà có thân vàng nhạt, gõ nhẹ mấy cái, than thở - Đàn tốt. Chưởng quỹ, chỗ ngươi thật sự rất có tâm với khách hàng.
- Đương nhiên rồi cô nương. Sống ở kinh đô, dưới chân thiên tử, ta phải kinh doanh cẩn thận. Lỡ một cái là có thể bị tịch thu gia sản ngay, đến khi đó còn mẹ già con nhỏ làm thế nào?
Lăng Nguyệt gật đầu lơ đãng. Nàng biết, thương nhân là loại người vô cùng gian xảo, nhưng luôn luôn lo cho mình đầu tiên. Sinh sống ở kinh đô, dù là quốc gia nào thì họ vẫn cần thành thật đôi chút, vì con mắt của triều đình có thể lia đến bất kỳ lúc nào.
Chưởng quỹ đem lên cho nàng hai cây đàn tranh - một cây làm bằng gỗ tử đàn, một cây làm bằng gỗ lim đỏ. Lăng Nguyệt nhìn hai cây đàn, rồi nhận lấy cây đàn bằng gỗ tử đàn, ngồi xuống thử đàn.
Tiếng đàn âm vang trong không trung, một bản nhạc bi tráng mà trầm lặng được nàng gảy một cách trôi chảy. Tiếng đàn vừa dứt, có người bước vào cầm quán, vỗ tay:
- Đàn hay, đàn hay... Không biết cô nương là người phương nào?
Nàng ngẩng đầu nhìn ra. Bước vào cầm quán là hai người, một người ăn mặc sang trọng, ra vẻ công tử nhà giàu, một người vóc dáng thư sinh, đều là thiếu niên mười sáu mười bảy, còn chưa hết vẻ trẻ con. Theo sau là Thiên Tôn và Ân Hậu đã gặp ở Thái Bạch Cư lần trước.
Lăng Nguyệt đứng lên, tay ôm cây đàn, cười nhạt nói:
- Cũng chỉ là chút tài mọn, không đáng nói. Vị công tử đây cũng am hiểu đàn sao?
Hai thiếu niên chưa kịp nói gì thì chưởng quỹ đã đi ra chào hỏi:
- Đây chẳng phải là Tiểu Hầu gia và Bao công tử sao? Còn có hai vị lão gia tử, sao hôm nay lại đến tiểu quán của ta vậy? Rồng đến nhà tôm a...
Thiên Tôn gật đầu chào hỏi, nói với hắn:
- Chỗ ngươi có cây tỳ bà nào tốt không? Ta muốn mua một cây.
Chưởng quỹ chạy ngay đi tìm. Ân Hậu nhìn Lăng Nguyệt, nhíu mày hỏi:
- Tiểu cô nương này, chúng ta có phải đã gặp nhau trước của Thái Bạch Cư vài ngày trước không?
Nàng liếc mắt qua hắn, gật đầu:
- Lão gia tử quả nhiên trí nhớ rất tốt. Chúng ta đã có duyên gặp mặt ở Thái Bạch Cư, chẳng qua là chưa kịp nói với nhau câu gì.
Việc cần làm có lẽ phải hoãn lại một thời gian, người cần tìm đã chết, lại là bị giết, theo như lời Phong nói thì chắc là đã đưa đến sự chú ý. Chết trong Khai Phong thành không phải là chuyện tốt, sẽ bị người của Khai Phong Phủ điều tra, nếu người của mình động tới rất có thể khiến họ phát hiện ra. Nàng nghĩ ngợi xong, thấy có lẽ cần nhắc nhở Phong Vũ thu liễm lại, để sau làm cũng được, đẩy mấy việc ở xa lên trước.
Không biết có phải là chủ tớ tâm linh tương thông hay không, nàng vừa có ý định này, của phòng đã có người gõ:
- Tiểu thư, Người dậy chưa? – Thanh âm sảng khoái của Phong vang lên. Nàng nhíu nhíu mày: Cái tên này, chắc đêm qua lăn qua lăn lại Vũ tốt lắm nên hí hửng đây...
- Ta dậy rồi. Có chuyện gì sao?
Phong im lặng một chút, rồi nói:
- Tiểu thư, hôm nay Người có muốn làm chuyện gì quan trọng không? - Giọng hắn dò hỏi. Đây là điều thường thấy, nếu như hôm nào hai người họ bận việc đi xa, không ở cạnh phụng bồi nàng được thì sẽ hỏi như vậy. Nàng nói ‘có’, họ sẽ hoãn công việc lại, giúp nàng hoàn thành xong mới lo đến mình, còn nếu nàng trả lời ‘không’, họ sẽ xin phép nàng đi, dặn dò những người dưới trướng phục vụ nàng.
Nàng trả lời ngay:
- Không, hôm nay ta sẽ xuống phố mua ít đồ. Các ngươi cứ lo việc riêng đi, để Hiền Nhi đi cùng ta là được.
Phong vâng dạ nhận mệnh, chạy đi báo cho Hiền Nhi. Lăng Nguyệt nghe tiếng bước chân của Phong, có chút buồn bực - Tại sao lúc nãy mình không phát hiện ra hắn đến nhỉ?
Chẳng bao lâu, tiếng bước chân nhẹ nhàng đặc trưng của những người luyện võ đã đến trước cửa. Hiền Nhi thò đầu vào, ngáp một cái:
- Tiểu thư, Người muốn ăn gì để tôi bảo người làm?
- Chúng ta ra ngoài ăn. – Nàng với tay lấy y phục trên tủ đầu giường mặc vào, xỏ giày bước xuống. Hiền Nhi nhanh nhảu chạy ra giếng lấy nước, nhỏ mấy giọt bạc hà chuyên dụng khử mùi rồi đưa cho nàng, sau đó giặt khăn thật sạch. Lăng Nguyệt súc miệng, nhận khăn lau mặt, cảm thấy thanh tỉnh không ít:
- Ngươi dùng bạc hà khử mùi mua ở đâu vậy? Dược tốt đấy. – Nàng vò khăn sau khi lau xong, đưa cô bé vắt lên dây phơi.
Cô bé cầm cây lược gỗ, cười cười:
- Tiểu thư, để tôi chải tóc cho Người. - Vừa chải, cô bé vừa nói - Dược đó là Trà Trà tỷ tỷ ở Lạc Lâm sơn trang hồi trước cho tôi, nói là khử mùi rất tốt, ngoài ra còn chống phong hàn, là đặc chế của tỷ ấy, nói tôi hết thì lại đến lấy.
Nàng cầm cây trâm ngọc, lơ đãng quay quay:
- Các ngươi thường ngày rất thân sao?
- Vâng. Khi tôi vào làm việc trong trang, tỷ ấy là người hướng dẫn cho tôi. Tỷ ấy nói tỷ ấy phục vụ trong trang đã hơn mười năm, nhiệm vụ không có nhiều, những lúc rảnh rỗi hay nghiên cứu sách thuốc, phối chế mấy loại dược dưỡng da hoặc cường thân kiện thể. - Hiền Nhi nhận cây trâm trên tay nàng, gài vào búi tóc, buộc thêm một dải lụa tím cố định lại - Tiểu thư, thấy tay nghề của tôi thế nào?
Lăng Nguyệt nhìn mình trong gương: Khuôn mặt trái xoan trắng mịn không son phấn, làn da không có chút tỳ vết, ánh mắt đen sâu không thấy đáy, đôi môi đỏ hồng quyến rũ nhếch lên lại mang vẻ lãnh ngạo, búi tóc cao đơn giản, một vài lọn tóc rủ xuống ngang vai cùng với dải lụa tím phất phơ làm nổi bật lên vẻ lạnh lùng trang nhã mà không kém phần thần tiên phiêu dật. Từ từ đứng lên, nàng xoa đầu Hiền Nhi:
- Tốt lắm. Chúng ta đi thôi. Ngươi nhớ mang đủ bạc đó, ta muốn mua một cây đàn tốt.
Cô bé cười, tay vỗ vỗ túi tiền bên hông làm các thỏi bạc va vào nhau lạch cạch:
- Tiểu thư, tôi có mang đủ tiền mà. Ngoài bạc còn có cả ngân phiếu nữa. Lạc thiếu nói tôi cứ mang cho nhiều vào, nếu Người muốn thì dù nửa Khai Phong thành này cũng có thể mua.
Lăng Nguyệt bất đắc dĩ lắc đầu: Thuộc hạ chiều mình thành thói quen rồi... Mà kể cũng lạ, thuộc hạ nhà ngươi ta thì răm rắp nghe lời, dặn gì làm nấy, thuộc hạ nhà mình lại tự lo liệu mọi việc, không cần phải ra lệnh hay nhắc nhở gì, quái dị hơn là cái thói chiều chuộng chủ nhân nữa, không biết là học ở đâu. Mất mặt quá đi thôi...
Ra khỏi phủ, hai người lang thang trên đường phố. Lăng Nguyệt không muốn gây sự chú ý đâu nhưng vì nàng đẹp đến không thể tưởng tượng được nên trên đường có rất nhiều người quay lại nhìn, còn xì xào với nhau, cái gì mà “tiên nữ", “không tin được lại có người đẹp như vậy", “có khi sánh được với Bàng Phi"... Hiền Nhi đi bên cạnh cứ rúc rích cười, thì thầm:
- Tiểu thư, tôi không cố ý đâu, nhưng nghe mọi người nói thật sự là...
Lăng Nguyệt chớp mắt, nhìn rất vô tội. Hiền Nhi có ảo giác rằng nàng đang muốn nói: Đẹp đâu phải là lỗi của ta? Là mọi người bàn tán đó chứ...
Hiền Nhi không biết nói gì, kéo nàng đi tìm của hàng bán đàn. Đi đến đường chính của thành Đông, cuối cùng họ cũng thấy một cầm quán ghi bảng hiệu “Bách Cầm Lâu". Hiền Nhi quay lại hỏi Lăng Nguyệt:
- Tiểu thư, ta vào đây chứ?
Nàng ngẩng lên nhìn biển hiệu, tâm trí bay về thời điểm hai trăm năm trước, khi người kia lần đầu tiên đưa nàng đi dạo phố, hai người cũng đã vào một cầm quán ở Minh Nguyệt Thành. Hắn vung tiền như rác, chọn cho nàng cây đàn tranh tốt nhất - một cây đàn bằng gỗ tử đàn cổ thụ, âm thanh rất vang, tang thương mà lôi cuốn. Dù nàng đã nói không cần, nhưng hắn bảo từ lúc quen nhau hắn chưa có dịp nào tặng quà cho nàng, nên nàng cũng mặc kệ mà nhận đàn. Giờ này, chẳng biết cây đàn đó đang nằm trong xó xỉnh nào của Hoàng cung rồi đây?
-...Tiểu thư? Tiểu thư? - Tiếng Hiền Nhi vang lên bên tai. Nàng nhìn sang, thấy cô bé khá lo lắng gọi mình - Người không sao chứ? Sao nhìn tấm bảng hiệu mà ngẩn người vậy?
- Ta không sao. – Lăng Nguyệt lắc đầu, mỉm cười nhìn cô bé – Đi thôi, mua một cây đàn, phải là cây tốt nhất.
- Vâng. - Hiền Nhi tươi cười, bước chân vào của hiệu – Chưởng quỹ, cho chúng ta xem những cây đàn tốt nhất!
Một người đàn ông tầm gần bốn mươi chạy ra:
- Cô nương, cô cần loại đàn gì? Đàn tranh, tỳ bà, cổ cầm (một loại đàn có 7 dây chứ không phải là đàn cổ), hồ cầm, nguyệt cầm, hay là loại khác?
Hiền Nhi nhìn nàng, cô bé có hiểu gì về cầm kỳ thi họa đâu, chỉ có thể là người dẫn đường và hỏi han giá cả thôi...
- Cho ta xem đàn tranh. – Lăng Nguyệt lướt một vòng cửa hiệu, thấy trưng bày khá nhiều loại đàn. Nàng nâng lên một cây tỳ bà có thân vàng nhạt, gõ nhẹ mấy cái, than thở - Đàn tốt. Chưởng quỹ, chỗ ngươi thật sự rất có tâm với khách hàng.
- Đương nhiên rồi cô nương. Sống ở kinh đô, dưới chân thiên tử, ta phải kinh doanh cẩn thận. Lỡ một cái là có thể bị tịch thu gia sản ngay, đến khi đó còn mẹ già con nhỏ làm thế nào?
Lăng Nguyệt gật đầu lơ đãng. Nàng biết, thương nhân là loại người vô cùng gian xảo, nhưng luôn luôn lo cho mình đầu tiên. Sinh sống ở kinh đô, dù là quốc gia nào thì họ vẫn cần thành thật đôi chút, vì con mắt của triều đình có thể lia đến bất kỳ lúc nào.
Chưởng quỹ đem lên cho nàng hai cây đàn tranh - một cây làm bằng gỗ tử đàn, một cây làm bằng gỗ lim đỏ. Lăng Nguyệt nhìn hai cây đàn, rồi nhận lấy cây đàn bằng gỗ tử đàn, ngồi xuống thử đàn.
Tiếng đàn âm vang trong không trung, một bản nhạc bi tráng mà trầm lặng được nàng gảy một cách trôi chảy. Tiếng đàn vừa dứt, có người bước vào cầm quán, vỗ tay:
- Đàn hay, đàn hay... Không biết cô nương là người phương nào?
Nàng ngẩng đầu nhìn ra. Bước vào cầm quán là hai người, một người ăn mặc sang trọng, ra vẻ công tử nhà giàu, một người vóc dáng thư sinh, đều là thiếu niên mười sáu mười bảy, còn chưa hết vẻ trẻ con. Theo sau là Thiên Tôn và Ân Hậu đã gặp ở Thái Bạch Cư lần trước.
Lăng Nguyệt đứng lên, tay ôm cây đàn, cười nhạt nói:
- Cũng chỉ là chút tài mọn, không đáng nói. Vị công tử đây cũng am hiểu đàn sao?
Hai thiếu niên chưa kịp nói gì thì chưởng quỹ đã đi ra chào hỏi:
- Đây chẳng phải là Tiểu Hầu gia và Bao công tử sao? Còn có hai vị lão gia tử, sao hôm nay lại đến tiểu quán của ta vậy? Rồng đến nhà tôm a...
Thiên Tôn gật đầu chào hỏi, nói với hắn:
- Chỗ ngươi có cây tỳ bà nào tốt không? Ta muốn mua một cây.
Chưởng quỹ chạy ngay đi tìm. Ân Hậu nhìn Lăng Nguyệt, nhíu mày hỏi:
- Tiểu cô nương này, chúng ta có phải đã gặp nhau trước của Thái Bạch Cư vài ngày trước không?
Nàng liếc mắt qua hắn, gật đầu:
- Lão gia tử quả nhiên trí nhớ rất tốt. Chúng ta đã có duyên gặp mặt ở Thái Bạch Cư, chẳng qua là chưa kịp nói với nhau câu gì.
Tác giả :
Thiên Đế Ngọc